1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; giai đoạn 2020 2030

85 814 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 2,27 MB
File đính kèm Bản vẽ.rar (20 MB)

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN GIA LỘC VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ TRẤN GIA LỘC – HUYỆN GIA LỘC – TỈNH HẢI DƯƠNG 3 1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của Thị trấn Gia Lộc 3 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 5 1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 6 1.2.1. Hiện trạng quản lý và thu gom chất thải rắn sinh hoạt của thị trấn Gia Lộc 6 1.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp của thị trấn Gia Lộc 9 1.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế của thị trấn Gia Lộc 9 1.2.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn xây dựng của thị trấn Gia Lộc 10 1.3. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Thị trấn Gia Lộc 10 CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THU GOM CHẤT THẢI RẮN CHO THỊ TRẤN GIA LỘC – HUYỆN GIA LỘC – TỈNH HẢI DƯƠNG 11 2.1. Dự báo tổng lượng chất thải rắn 10 năm (2020 – 2030) 11 2.1.1. Dự báo dân số cho thị trấn Gia Lộc đến năm 2030 11 2.1.2. Dự báo tổng lượng chất thải rắn của Thị trấn Gia Lộc giai đoạn 20202030 13 2.2. Thiết kế mạng lưới thu gom CTR phương án 1: Không phân loại rác tại nguồn. 18 2.2.1. Đề xuất phương pháp thu gom chất thải rắn: 18 2.2.2. Thiết kế mạng lưới thu gom chất thải rắn: 18 2.3. Thiết kế mạng lưới thu gom CTR phương án 2: Phân loại rác tại nguồn. 22 2.3.1. Đề xuất phương pháp thu gom chất thải rắn: 22 2.3.2. Thiết kế mạng lưới thu gom chất thải rắn: 22 2.4. Khái toán kinh tế hệ thống thu gom vận chuyển CTR và lựa chọn phương án 24 2.4.1. Tính toán kinh tế cho hệ thống thu gom vận chuyển CTR phương án 1 24 2.4.2. Tính toán kinh tế cho hệ thống thu gom vận chuyển CTR phương án 2 25 2.4.3. Lựa chọn phương án thu gom và vận chuyển chất thải rắn 25 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THỊ TRẤN GIA LỘC – HUYỆN GIA LỘC – TỈNH HẢI DƯƠNG 27 3.1. Tính toán, thiết kế khu xử lý chất thải rắn theo phương án 1 27 3.1.1. Đề xuất công nghệ: 27 3.1.2. Tính toán các công trình chính trong khu xử lý chất thải rắn: 28 3.1.3. Tính toán và thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh 34 3.2. Tính toán, thiết kế khu xử lý chất thải rắn theo phương án 2 46 3.2.1. Đề xuất công nghệ: 46 3.2.2. Tính toán và thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh: 47 3.3. Khái toán kinh tế xây dựng khu xử lý chất thải rắn và lựa chọn phương án 49 3.3.1. Khái toán kinh tế xây dựng khu xử lý phương án 1 49 3.3.2. Khái toán kinh tế xây dựng khu xử lý phương án 2 51 3.3.3. Lựa chọn phương án xây dựng khu xử lý chất thải rắn 51 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 53 1. Kết luận 53 2. Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 56

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan:

Đồ án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân em, được thực hiện trên cơ

sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức đã được học Các tài liệu tham khảo hoàn toàn là tàiliệu chính thống đã được công bố Đồ án dựa trên sự hướng dẫn của ThS Phạm Đức Tiến– Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và cô Nguyễn Lan Anh – TrườngĐại học Giao thông Vận tải

Em xin cam đoan đồ án này chưa được công bố ở bất kì tài liệu nào

Một lần nữa em xin khẳng định sự trung thực về lời cam đoan trên và xin chịu hoàntoàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Bùi Duy Long

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTR Chất thải rắn

KLR Khối lượng riêng

PHSH Phân hủy sinh học

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Gia Lộc 7Bảng 1.2: Tổng hợp tình hình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Gia

Bảng 2.2: Sự tăng dân số cơ học theo sự phát triển của công nghiệp 12

Bảng 2.4: Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hộ dân phát sinh và thu gom hàng năm

14

Bảng 2.6: Thống kê tỉ lệ tang giường bệnh và lượng chất thải phát sinh của y tế 16Bảng 2.7: Khối lượng chất thải rắn y tế giai đoạn 2020-2030 17Bảng 2.8: Khối lượng chất thải rắn trường học giai đoạn 2020-2030 18Bảng 2.9: Tiêu chuẩn thải rác năm 2030 trên địa bàn thị trấn Gia Lộc 19Bảng 2.10: Các loại xe ép rác sử dụng cho các tuyến thu gom – Phương án 1 20Bảng 2.11: Tính toán chi tiết tuyến thu gom số 1 – Phương án 1 21

Bảng 2.13: Các loại xe ép rác sử dụng cho các tuyến thu gom – Phương án 2 23

Bảng 2.15: Các phương tiện sử dụng trong thu gom vận chuyển chất thải rắn – Phương án 1

24Bảng 2.16: Hệ số thay đổi đơn giá thu gom theo cự li thu gom 25Bảng 2.17: Các phương tiện sử dụng trong thu gom vận chuyển chất thải rắn – Phương án 2

25Bảng 3.1: Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1 kg CTR phân hủy nhanh trong

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ vị trí Thị trấn Gia Lộc……… 3

chậm

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS PhạmĐức Tiến – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và ThS và cô Nguyễn LanAnh – Trường Đại học Giao thông Vận tải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạtcho em những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình làm đồ án

Đồng thời, em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ của cácquý Thầy, Cô trong khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường HàNội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường Với vốn kiếnthức tiếp thu được trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình em làm đồ

án mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành có hạn nên đồ án không thểtránh khỏi những khiếm khuyết nhất định Em mong nhận được những ý kiến góp ý củacác thầy cô và các bạn đọc

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Sự phát triển của xã hội gắn liền với sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị.Hàng ngày, hàng giờ chúng ta thải ra môi trường một lượng lớn chất thải rắn từ quá trình sinhhoạt, sản xuất, làm ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và năng suấtlao động Bởi vậy xử lý chúng như thế nào để đảm bảo vệ sinh môi trường và chi phí xử lý thấpnhất được đặt ra như một vấn đề sống còn của nhân loại Với tinh thần ấy, các ngành các cấptrong cả nước đã và đang đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm và suy thoáimôi trường, trong đó đặc biệt quan tâm tới vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn

Thị trấn Gia Lộc thuộc huyện Gia Lộc của tỉnh Hải Dương, đang được đầu tư và pháttriển mạnh mẽ, có nhiều tiềm năng về kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp, du lịch Sự pháttriển của thị trấn Gia Lộc đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng đồng bộ và đáp ứng được các yêucầu trong việc bảo vệ môi trường Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng của thị trấn Gia Lộc cònthiếu đồng bộ, đặc biệt là trong việc quản lý chất thải rắn đô thị

Nhận thức được mức độ cấp thiết của vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị nói chung và khuvực xung quanh thị trấn Gia Lộc nói riêng, đồng thời nhận thấy những hạn chế, bất cập trong hệ

thống quản lý CTR của huyện, em lựa chọn đề tài nghiên cứu: ”Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; giai đoạn 2020 - 2030”,

nhằm giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu, kết hợp với tài liệu sẵn có trong các nghiên cứu gầnđây, đồ án đưa ra quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho Thị trấn Gia Lộc, đảm bảo quyhoạch chung của huyện và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Đối tượng nghiên cứu: hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn

3 Nội dung nghiên cứu

Thu thập những số liệu có sẵn về hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thị trấn GiaLộc: dân số, tốc độ phát sinh chất thải rắn, nguồn phát sinh chất thải rắn, hiện trạng thu gom vậnchuyển chất thải rắn, công nghệ xử lý chất thải rắn

Tính toán tốc độ phát sinh dân số và chất thải rắn của khu vực đến năm 2030

Trang 8

Đề xuất thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn trên địa bàn.

Tính toán công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế và chôn lấp hợp vệ sinh trên địa bàn Thịtrấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Cấu trúc đồ án tốt nghiệp:

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn và hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Thị trấn GiaLộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Chương 2: Tính toán, thiết kế mạng lưới thu gom chất thải rắn cho khu vực

Chương 3: Tính toán, thiết kế các phương án xử lý chất thải rắn

Kết luận, kiến nghị

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu, các công thức và mô hình dựatrên các tài liệu có sẵn và từ thực tế

Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn,kinh tế xã hội của Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Phương pháp tính toán: Dựa vào các số liệu có sẵn tính toán hệ thống thu gom chất thảirắn trên địa bàn và dây chuyền xử lý chất thải rắn

Phương pháp thể hiện bản vẽ kỹ thuật: Sử dụng các tài liệu có sẵn và số liệu tính toánđược thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm vẽ kỹ thuật AutoCad

Phương pháp tham vấn chuyên gia: Xin ý kiến góp ý và chỉnh sửa theo giáo viên hướngdẫn: Th.S Phạm Đức Tiến và GV Nguyễn Lan Anh

Trang 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN GIA LỘC VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ TRẤN GIA

LỘC – HUYỆN GIA LỘC – TỈNH HẢI DƯƠNG 1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của Thị trấn Gia Lộc

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 10

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Khu vực thị trấn tương đối bằng phẳng và cao

- Khu dân cư: xen kẽ nhiều ao hồ

- Khu đồng ruộng: hệ thống kênh, sông thuỷ nông, mương tưới tiêu nhiều

* Địa chất công trình:

- Thị Trấn Gia Lộc thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nên thuộc loại phù sa Sông Hồng vàSông Thái Bình.Trong các lớp đất ở độ sâu 8- 10m là các lớp đất sét, cát pha, bùn sét có cường

độ chịu tải R<1Kg/Cm2 Do vậy các công trình từ 2- 3 tầng đều phải xử lý nền móng

* Địa chất thuỷ văn:

- Nước ngầm khu vực xuất hiện ở độ sâu 0,5 - 1m, về mùa mưa là 1 - 2,0m , về mùa khômực nước mạch sâu trong tầng cuội sỏi Phixtoxen khai thác sâu có nhiều khả năng nhiễm mặn

* Đánh giá chung: Điều kiện địa hình có thuận lợi tuy nhiên nền đất yếu, các công trình xây

dựng đa số vẫn phải xử lý nền Một số khu vực còn thấp hơn mực nước thuỷ nông nên còn hiệntượng ngập úng cục bộ Nước ngầm khu vực không đảm bảo các tiêu chuẩn để xử lý đảm bảo vệsinh

Điều kiện thuỷ văn:

Thị trấn Gia Lộc chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ sông Đỉnh Đài

Sông Đỉnh Đài là sông nội đồng, một phần của hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải Mựcnước sông được điều tiết:

+ Về mùa mưa trung bình là: 2,4m ; lớn nhất: 2,85m

+ Về mùa cạn chiều sâu lớn nhất là : 2,0m ; trung bình là : 1,6m

Mực nước sông về mùa mưa còn lớn hơn một số cao độ nền của dân cư thôn Đắc Đại

Trang 11

1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số và lao động

Dân số thị trấn Gia Lộc tính từ 30/06/2009 là 12 639 người Dân số trong vùng quy hoạch mởrộng vào thị trấn là dân số của thôn Nội xã Toàn Thắng có số dân là: 1483 người.Tổng dân sốtrong vùng nghiên cứa quy hoạch 14 122 người

+ Lao động trong độ tuổi chiếm 55%

+ Lao động phi nông nghiệp chiếm 60.7%

Tình hình tăng trưởng kinh tế

- Lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch

Là ngành trong những năm gần đây phát triển mạnh chiếm tỉ lệ lớn (49.75%) trong các

cơ cấu GDP của khu vực

Dịch vụ xây dựng ngày càng tăng Hệ thống dịch vụ thông tin phát triển mạnh

- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp - TTCN

Ngày một phát triển chiếm tỉ trọng 37.91%

- Về nông nghiệp

Là thế mạnh của khu vực cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển đổi theo hướng tăngcường cây thực phẩm và cây cảnh tăng tỉ trọng chăn nuôi góp phần phát triển công nghiệp chếbiến nông sản xuất khẩu Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 303.81 ha chiếm 56.60%, tổng lượnglương thực: 71.560 tấn , tăng 2.2% so với kế hoạch

- Về chăn nuôi , thuỷ sản :

Trang 12

Giá trị sản xuất chăn nuôi thủy sản: 208,208 triệu đồng đạt 99.1% kế hoạch, tăng 5.3% Sốlượng đàn lợn giảm 4.4%; đàn gia cầm tăng 2.5% Sản lượng thịt hơi các loại 12.824 tấn, sảnlượng cá 6,674 tấn, đạt 97% kế hoạch, bằng 99% so với năm 2009

1.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải

Dương

1.2.1 Hiện trạng quản lý và thu gom chất thải rắn sinh hoạt của thị trấn Gia Lộc

Nguồn gốc phát sinh của các loại CTRSH trên địa bàn thị trấn Gia Lộc

a Rác hộ dân: Chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng do đời sống và sản xuất của người dân

ngày càng được nâng cao Bình quân lượng rác phát sinh khoảng 0,5kg/người/ngày Thành phầnrác sinh hoạt chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ chiếm 60% tổng lượng

b Nguồn dịch vụ, nhà hàng, khu chợ: Rác thải từ nguồn này có thành phần chủ yếu là chất hữu

cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, mẩu rau, củ, quả, lá cây, cành cây nhỏ…Ngoài ra, thành phần

có nguồn gốc plastic cũng chiếm tỷ lệ đáng kể Khối lượng rác từ nguồn này khá lớn, cần đượctiến hành thu gom xử lý triệt để

c Rác đường phố : Lượng chất thải rắn chủ yếu do những người tham gia giao thông và các hộ

mặt đường tạo ra Ước tính 1m2 đường tạo ra khoảng 0,01 kg chất thải rắn/ngày đêm (Nguồn:phòng tài nguyên môi trường huyện Gia Lộc) Như vậy, trung bình trung bình một ngày đêmnguồn này tạo ra khoảng 3,1 tấn/ngày.đêm chất thải rắn

d Nguồn công sở, cơ quan, trường học …Toàn thị trấn có 200 các cơ quan ban ngành của

huyện Rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ không lớn, thành phần chủ yếu là giấy báo, bao bìgiấy, bao bì plastic… Có thể thu gom, vận chuyển, tập kết chung với lượng rác thải từ cácnguồn khác để tiến hành xử lý

e Nguồn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Thị trấn Gia Lộc hiện có 1 khu công nghiệp là KCN HAVINA rộng 6ha ở phía bắc thành phố Trong đó có 3 công ty là công ty may HAVINA,

công ty PIJCO và công ty Hợp Thành chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc Trong quá trìnhsản xuất thì luôn có chất thải sinh hoạt của công nhân phát sinh và cần được xử lý

f Nguồn bệnh viện :Đối với chất thải rắn Y tế: thị trấn Gia Lộc có 1 bệnh viện Đa khoa với diện

tích 17038 m2 có 110 giường bệnh Chất thải rắn y tế bao gồm các loại chủ yếu sau: bệnh phẩm,kim tiêm, bông băng các loại và rắc thải sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân

Sơ bộ thì lượng chất thải rắn phát sinh tại 1 giường bệnh :1,2 kg/giường bệnh -ngđ

Trang 13

Tổng lượng chất thải y tế ước khoảng 132 kg/ngày, trong đó lượng chất thải sinh hoạt

chiếm khoảng 60%

g Nguồn nông nghiệp : Chất thải từ nguồn này chủ yếu là : rơm rạ, phân gia súc, cành, thân cây

bỏ đi, bao bì các loại, các loại thuốc bảo vệ thực vật Thông thường, chất thải nông nghiệp hầuhết được nông dân tự giải quyết bằng cách làm phân chuồng, nuôi gia súc, làm nhiên liệu… Tuynhiên, đối với một số hộ do thiếu diện tích xử lý trong gia đình, hoặc không được sử dụng cho cácmục đích trên nên vẫn được xả thải ra môi trường Do đó, khối lượng rác thải từ nguồn này chiếm

tỷ lệ cũng không nhỏ và cần được tiến hành thu gom xử lý

h Nguồn xây dựng: Cùng với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của thị xã diễn

ra với tốc độ cao Nhiều đường giao thông, trường học, trụ sở, nhà dân, cầu cống được xâydựng Chất thải rắn loại này chủ yếu gồm: gạch vỡ, bê tông, vôi vữa, đất đá…nếu không được

xử lý sẽ gây cản trở giao thông, tác dòng chảy, làm mất mỹ quan đô thị, cần phải có biện phápthu gom xử lý riêng đối với nguồn chất thải này

Tính chất của các loại CTRSH trên địa bàn thị trấn Gia Lộc

Qua thực tế khảo sát và quá trình phân tích mẫu chất thải rắn sinh hoạt cho thấy, thành phầnchất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thi trấn Gia Lộc như sau:

Bảng 1.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Gia Lộc

TT Thành phần Tỷ lệ % về khối lượng Tính chất

(Nguồn: Báo cáo phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Ủy ban nhân dân Huyện Gia Lộc)

Tỷ trọng trung bình rác thải là yếu tố khá quan trọng, có thể căn cứ vào yếu tố này để đánhgiá trữ lượng rác của một khu vực hay đánh giá mức độ phát triển kinh tế, xã hội của khu vực

đó Tỷ trọng trung bình chất thải rắn của thi trấn Gia Lộc khoảng : 0,4 – 0,5 tấn/m3

Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Gia Lộc

Thực hiện sự chỉ đạo Sở tài nguyên và môi trường Tỉnh, lãnh đạo UBND huyện, căn cứ vào

Trang 14

phấn đấu cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn sát sao hướng dẫn các thôn, khu dân

cư thực hiện tốt công tác quản lý môi trường , tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và động viên tinhthần các thành viên trong tổ thu gom rác thải, đôn đốc các xã xây dựng bãi chôn lấp rác thải, đềnghị các thôn thực hiện việc rà soát kiểm tra và qui hoạch hệ thống thoát nước, hạn chế việc sanlấp ao hồ Hằng năm vào ngày 22-23/3 UBND huyện phát động phong trào hưởng ứng tuần lễquốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế giới Ngoài nhiệm vụ thườngxuyên , nhiệm vụ được giao, phòng tài nguyên và môi trường luôn thực hiện đầy đủ, đúng ngàytheo các mẫu báo cáo về môi trường của UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt của thị trấn Gia Lộc đang là vấn đề gây bức xúc và phứctạp nhưng lại được quản lý rất đơn giản và thiếu chuyên môn

Thị trấn Gia Lộc hiện tại có 3 thôn, trong đó có 7 khu dân cư thành lập tổ thu gom rác thảisinh hoạt trên địa bàn thị trấn dưới hình thức gõ kẻng cho người dân ra đổ rác Rác thải sau khithu gom được mang tới bãi rác đã qui định sẵn của thị trấn Bãi rác của thị trấn là 1 bể được xâydựng giữa cánh đồng có thể tích 25m3 được láng ximăng để tránh ô nhiễm nguồn nước mặt Saukhi rác đầy bể sẽ được chuyển tới bãi chôn lấp rác thải trung tâm của huyện, huyện quy hoạchnhững diện tích mặt nước xa khu dân cư làm bãi rác tập trung của huyện

Trang 15

Bảng 1.2: Tổng hợp tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TT Gia Lộc

Năm

Địa bàn thôn

Lệ phí thu gom

đ/tháng/ngườ i

Tổng

số bãi rác hiện có

Thu nhập của người thu gom 1000đ

Số người thu gom

Số lần thu gom /tuần

(Nguồn: Báo cáo quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Ủy ban nhân dân Huyện Gia Lộc)

Kết luận: Trước thực trạng người dân vẫn chưa ý thức về vệ sinh môi trường thì tỷ lệ thu

gom rác thái sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Gia Lộc chỉ đạt 45%, tức là còn 55% rác thải sinhhoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn chưa được xử lý triệt để, gây ảnh hướng lớn đến môi trườngsống của khu dân cư

1.2.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp của thị trấn Gia Lộc

Thị trấn Gia Lộc hiện có 1 khu công nghiệp là KCN HAVINA rộng 6ha ở phía bắc thị trấn.Trong đó có 3 công ty là công ty may HAVINA, công ty PIJCO và công ty Hợp Thành chuyênsản xuất các mặt hàng may mặc Trong quá trình sản xuất thì luôn có chất thải công nghiệp phátsinh trong đó có phần lớn là các chất thải nguy hại cần được xử lý triệt để bằng phương pháp tốiưu

Khu công nghiệp HAVINA 1 ngày phát sinh 2.4 tấn/ngày trong đó thành phần nguy hạichiếm hơn 50% khối lượng rác thải phát sinh

Khu công nghiệp HAVINA là khu công nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, khu côngnghiệp này đã có thuê đơn vị xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất, khu CN

đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường và được sở tài nguyên và môi trường tỉnh thôngqua

1.2.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế của thị trấn Gia Lộc

Trang 16

Thị trấn Gia Lộc có 1 bệnh viện Đa khoa với diện tích 17038 m2 có 110 giường bệnh, 1trung tâm y tế thị trấn Gia Lộc với 20 giường bệnh Chất thải rắn y tế chủ yếu bao gồm: bệnhphẩm, kim tiêm, bông băng các loại và rắc thải sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà của bệnhnhân Sơ bộ thì lượng chất thải rắn phát sinh tại 1 giường bệnh trong 1 ngày đêm là: 1-2kg/giường bệnh.ngđ Tổng lượng chất thải y tế ước khoảng 200 kg/ngày, trong đó lượng chấtthải sinh hoạt chiếm khoảng 60%, chất thải nguy hại chiếm 40% Lượng chất thải nguy hại đãđược xử lý ngay tại trong bệnh viện.Còn chất thải sinh hoạt của bệnh viện được đưa đến khuchôn lấp chung của thị trấn Gia Lộc.

1.2.4 Hiện trạng quản lý chất thải rắn xây dựng của thị trấn Gia Lộc

Cùng với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của thị xã diễn ra với tốc độcao Nhiều đường giao thông, trường học, trụ sở, nhà dân, cầu cống được xây dựng Chất thảirắn loại này chủ yếu gồm: gạch vỡ, bê tông, vôi vữa, đất đá…nếu không được xử lý sẽ gây cảntrở giao thông, tác dòng chảy, làm mất mỹ quan đô thị, cần phải có biện pháp thu gom xử lýriêng đối với nguồn chất thải này

Hiện tại chất thải xây dựng phát sinh trên địa bàn thị trấn được dùng trong công tác san lấpmặt bằng nên lượng chất thải xây dựng phải thu gom không đáng kể

1.3 Đánh giá chung về hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Thị trấn Gia Lộc

- Hiện tại, Thị trấn Gia Lộc chưa có quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn hợp vệ sinhcho khu vực, lượng chất thải rắn sau thu gom được tập trung tại sân tập trung rác của thị trấn

- Chất thải chỉ mới thu gom được một lượng nhất định, phần còn lại được đưa trực tiếp vào môitrường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí xung quanh và ảnh hưởng tới sức khỏe con người

- Phương tiện thu gom còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng

Trang 17

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THU GOM CHẤT THẢI RẮN

CHO THỊ TRẤN GIA LỘC – HUYỆN GIA LỘC – TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1 Dự báo tổng lượng chất thải rắn 10 năm (2020 – 2030)

2.1.1 Dự báo dân số cho thị trấn Gia Lộc đến năm 2030

Năm 2015, dân số của toàn thị trấn Gia Lộc là 89 584 người Tỷ lệ tăng dân số tự nhiêncủa thị trấn theo bảng sau:

Bảng 2.1: Tỷ lệ tăng dân số của thị trấn

Các giai đoạn Tỷ lệ tăng dân số

(Nguồn: Thuyết minh dự án Quy hoạch Thị trấn Gia Lộc đến năm 2030)

Dự báo quy mô dân số của thị trấn được xác định theo quy hoạch phát triển kinh tế- xãhội của thị trấn

- Công thức dự báo dân số: Pđt = Ptn + Pcn

Trong đó:

• Pđt : Dán số dự báo của toàn đô thị (người);

• Ptn : Dân số gia tăng tự nhiên (người);

+ Pcn(t) : Dân số gia tăng cơ học do phát triển công nghiệp của năm thứ t, (người);

+ Pcn(t-1) : Dân số gia tăng cơ học do phát triển công nghiệp của năm thứ t-1, (người);+ S : Diện tích công nghiệp tăng trong năm thứ t, (ha);

+ Tcn : nhu cầu lao động làm việc cho công nghiệp trên 1 ha, (người/ha);

Trang 18

Theo qui hoạch phát triển của thị trấn Gia Lộc từ năm 2015 đến năm 2020 tầm nhìnđến năm 2030 của huyện thì toàn thị trấn Gia Lộc có 110 ha công nghiệp phát triển đều từnăm 2015 đến 2030.

Diện tích công nghiệp của thị trấn Gia Lộc mỗi năm tăng thêm 6,9ha, do vậy số lượng lao động nhập cư do sự phát triển của công nghiệp mỗi năm tăng khoảng 580 đến 640 người

Bảng 2.2: Sự tăng dân số cơ học theo sự phát triển của công nghiệp

Năm Diện tích CNtăng (ha) Tiêu chuẩn nguồn lao động/ha Số dân nhập cư do phát triển CN (người)

Dân số của thị trấn Gia Lộc ngoài sự gia tăng dân số tự nhiên còn có sự gia tăng dân số

cơ học, do công nghiệp của thị trấn phát triển nhanh và mạnh nên dân số nhập cư vào thị trấn

là khá cao, kéo theo lượng rác thải phát sinh tăng cao và nhiều vấn đề xã hội khác cũng gia tăng.Sau đây là bảng dự báo dân số của thị trấn Gia Lộc đến năm 2030

Bảng 2.3: Dự báo dân số của thị trấn Gia Lộc đến năm 2030

Trang 19

2.1.2 Dự báo tổng lượng chất thải rắn của Thị trấn Gia Lộc giai đoạn 2020-2030

2.1.2.1 Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh:

a Chất thải rắn sinh hoạt từ hộ dân

Khối lượng rác thải sinh hoạt được tính toán dựa theo các thông số sau:

- Quy mô dân số: theo Bảng 2.3.

- Tiêu chuẩn thải rác: Có tiêu chuẩn thải rác trung bình của thị trấn (đô thị loại V):

+ Từ năm 2015 đến năm 2020: là 0.8 kg/người.ngđ+ Từ năm 2021 đến năm 2025: là 0.8 kg/người.ngđ+ Từ năm 2026 đến năm 2030: là 0.8 kg/người.ngđ

(Nguồn: Tiêu chuẩn phát sinh rác theo phân cấp đô thị QCVN 07:2010/BXD)

- Tỉ lệ thu gom: Với dân số của khu vực đô thị loại V, có tỉ lệ thu gom theo từng giaiđoạn như sau:

+ Giai đoạn 2015 - 2020 có K thu gom = 85 %+ Giai đoạn 2021 - 2025 có K thu gom = 90 %+ Giai đoạn 2026 - 2030 có K thu gom = 100 %

(Nguồn: Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR 2149 TTG)

Ta tính đựơc lượng rác thải phát sinh hàng năm theo công thức sau:

R = N × g (kg/ngđ)

Trong đó: N: Dân số trong từng giai đoạn

g: Tiêu chuẩn thải rác (kg/người.ngđ)

Trang 20

Bảng 2.4: Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt hộ dân phát sinh và thu gom hàng năm

(người)

Tiêu chuẩn thải rác (kg/người.ngd)

Tổng rác phát sinh (tấn/năm)

Tỷ lệ thu gom rác (%)

Tổng rác thu gom (tấn/năm)

b Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động thương mại dịch vụ

Thông thường lấy lượng chất thải thương mại bằng 1 - 5% lượng chất thải sinh hoạt

Do thị trấn có tỉ lệ tăng trưởng thương mại dịch vụ cao và tỷ lệ đất xây dựng cho thươngmại lớn nên ta ước tính lượng chất thải thương mại bằng 5% lượng rác thải sinh hoạt của hộdân

(Nguồn: Khảo sát của sở Phòng Tài nguyên & môi trường huyện Gia Lộc)

Theo bảng tính toán trên trong giai đoạn 10 năm 2020 – 2030 lượng chất thải rắn sinhhoạt là: 273676.8 (tấn)

Ta có lượng rác thải thương mại thu gom trong 10 năm là:

R tm = 5% × R sh = 5% × 273676.8 = 13683.84 (tấn)

c Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động công cộng

Lượng chất thải rắn từ các công trình công cộng được tính bằng 10 - 20% lượng rácthải sinh hoạt từ các hộ dân Thị Trấn Gia Lộc là thị trấn mới được quan tâm xây dựng nên diệntích dành cho các khu vui chơi giải trí, khu công cộng, cơ quan là 24.17 ha chiếm 4.37% quĩđất nên ta sơ bộ lựa chọn lượng rác thải công cộng bằng 15% lượng rác thải sinh hoạt

Lượng rác thải công cộng thu gom:

Rcc= 15% × R sh = 15% × 273676.8 = 41051.52 (tấn)

Trang 21

2.1.2.2 Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động xây dựng:

Thị trấn Gia Lộc đang tiến hành các bước trong qui hoạch nên tỷ lệ xây dựng trong thịtrấn là khá cao khoảng 60% đến 70% nên ta dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinhtrong hoạt động xây dựng bằng 10% lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân

Lượng rác thải xây dựng thu gom:

Rxd= 10% × R sh = 10% × 273676.8 = 27367.68 (tấn)

2.1.2.3 Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh từ khu công nghiệp, làng nghề:

Thị trấn Gia Lộc hiện nay có 2 khu công nghiệp và 2 làng nghề đang hoạt động sản xuất.Tại phía nam của thị trấn cũng có 9 khu công nghiệp đi vào hoạt động từ năm 2011

Tổng diện tích các khu công nghiệp là 61.52 ha (Các khu công nghiệp này do UBND tỉnhquản lý nên ở cấp thị trấn ta chỉ xét đến lượng rác thải sinh hoạt do dân nhập cư đến để làmviệc trong những khu công nghiệp, coi thành phần chất thải rắn phát sinh từ khu công nghiệplàng nghề giống với thành phần chất thải rắn sinh hoạt)

Theo tiêu chuẩn chất thải rắn công nghiệp phát sinh theo diện tích là 0.3 - 0.5tấn/ha-ngđ

Ta lựa chọn sơ bộ lượng rác thải phát sinh trong khu công nghiệp là 0.3 tấn/ha-ngđ Lượng ráccông nghiệp phát sinh được tính theo công thức:

RCN = Sctxd × mcn tấn/ngđ

Trong đó: Sctxd : Diện tích khu công nghiệp (ha)

mcn : Lượng rác phát sinh trong khu công nghiệp (tấn/ha.ngđ)

 Lượng rác công nghiệp thu gom trong 10 năm (tỉ lệ thu gom 100%):

RCN = Sctxd × mcn = 61.52 × 0.3 × 365 × 10 = 67363.6 (tấn/ngđ)

2.1.2.4 Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh từ bệnh viện:

Thị trấn Gia Lộc hiện có 2 cơ sở y tế đang hoạt động là Bệnh viện Đa Khoa, và Trung tâm

y tế

Trang 22

Bảng 2.5: Các cơ sở y tế của thị trấn Gia Lộc

(Nguồn: Báo cáo dự án phát triển qui hoạch thị trân Gia Lộc đến năm 2030)

Ta có công thức tính lượng rác thải y tế là: Ry tế = N × (1+i) × m kg/ngđ

Trong đó:

N: số giường bệnh của cơ sở y tế theo từng năm

i: tốc độ tăng giường bệnh của cơ sớ y tế

m: lượng rác phát sinh trên 1 giường bệnh trong 1 ngày đêm (kg/giường bệnh-ngđ) Sơ bộ

thì 1 giường bệnh phát sinh 1-2 kg CTR/giường bệnh -ngđ

Tốc độ tăng giường bệnh phụ thuộc vào quy hoạch và nhu cầu của từng cơ sở y tế

Ta có bảng thống kê tỷ lệ tăng giường bệnh và tiêu chuẩn thải rác của từng cơ sở y tế tạithị trấn:

Bảng 2.6: Thống kê tỷ lệ tăng giường bệnh và lượng CTR phát sinh của y tế

Tên cơ sở y tế Tỷ lệ tăng giường bệnh

(%)

Tiêu chuẩn thải rác (kg/giường.ngđ)

(Nguồn: Báo cáo dự án phát triển qui hoạch thị trân Gia Lộc đến năm 2030)

Chất thải y tế có các thành phần nguy hại được phân loại và xử lý trực tiếp trong bệnhviện, ta chỉ xét đến lượng rác thải sinh hoạt tính theo số giường bệnh, coi thành phần chấtthải rắn phát sinh từ bệnh viện giống với thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Dự báo lượng chất thải rắn y tế trong 10 năm 2020-2030:

Trang 23

Bảng 2.7: Khối lượng chất thải rắn y tế giai đoạn 2020-2030

Tiêu chuẩn thải (kg/gi- ường.ngđ)

Khối lượng rác (tấn/năm)

Tốc độ gia tăng giường bệnh (%)

Số gi- ường bệnh

Tiêu chuẩn thải (kg/gi- ường.ngđ)

Khối lượng rác (tấn/năm)

2.1.2.5 Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh từ trường học:

Trên địa bàn thị trấn Gia Lộc hiện có 2 trường học lớn, lượng học sinh tăng thêm theonăm tương ứng với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, chọn số học sinh bằng 10% dân số ở thờiđiểm tính toán (năm 2030)

Tiêu chuẩn thải: 0.1kg/HS.ngđ

→ Lượng CTR Trường học = Số HS × Tiêu chuẩn thải rác × 365 × Tỉ lệ thugom (tấn/năm) Ta có lượng chất thải rắn trường học trong 10 năm 2020-2030:

Trang 24

Bảng 2.8: Khối lượng chất thải rắn trường học giai đoạn 2020-2030

(người)

Số học sinh (người)

Tiêu chuẩn thải rác (kg/người.ngđ)

Tổng rác phát sinh (tấn/năm)

Tỷ lệ thu gom rác (%)

Tổng rác thu gom (tấn/năm)

2.2 Thiết kế mạng lưới thu gom CTR phương án 1: Không phân loại rác tại nguồn.

2.2.1 Đề xuất phương pháp thu gom chất thải rắn:

- Thu gom sơ cấp: Sử dụng xe đẩy tay thu gom tại khu dân cư và các khu vực công cộng từ5h00 đến 6h30 hàng ngày, tập trung tại bãi tập kết CTR

- Thu gom thứ cấp: Sử dụng xe ép rác thu gom tại bãi tập kết CTR chuyển về bãi đổ từ6h30 đến 8h hàng ngày

2.2.2 Thiết kế mạng lưới thu gom chất thải rắn:

Phương pháp thu gom:

Tùy theo lượng chất thải rắn phát sinh trên thị trấn, ta lựa chọn sử dụng xe đẩy tay thu gomCTR từ các hộ gia đình tới bãi tập kết hoặc đặt các thùng với các dung tích khác nhau tại các

Trang 25

công trình công cộng, dịch vụ rồi dùng xe đẩy tay đi thu gom tại các thùng về bãi tập kết, riêngvới các khu công nghiệp tất cả lượng CTR chỉ tập trung tại một điểm thuộc khu công nghiệp;sau đó sử dụng xe ép rác thu gom tại bãi tập kết chuyển về bãi đổ (xe thùng cố định).

2.2.2.1. Các điểm tập kết rác của thị trấn:

a. Tính lượng CTR từng ô (tính cho năm 2030)

- Diện tích từng ô

- Mật độ dân số: 15167 người/km2

- Tiêu chuẩn thải rác năm 2030:

Bảng 2.9: Tiêu chuẩn thải rác năm 2030 trên địa bàn thị trấn Gia Lộc

Các đối tượng thải rác Tỉ lệ thu gom

(%) Tiêu chuẩn thải

Sử dụng xe đẩy tay đi thu gom sơ cấp: 3 loại xe đẩy tay

- Dung tích 660 lít, hệ số không đầy thùng f = 0.8

- Dung tích 500 lít, hệ số không đầy thùng f = 0.8

- Dung tích 400 lít, hệ số không đầy thùng f = 0.8

→ Số xe thu gom = Lượng CTR từng ô/(Dung tích × f)

* Số xe đẩy tay của một điểm tập kết không quá 7 xe.

Riêng với khu công nghiệp, tất cả lượng chất thải rắn chỉ tập trung về một điểm tập kết thuộc khu công nghiệp nhằm dễ kiểm soát, đảm bảo thuận tiện và chất lượng cho quá trình thu gom thứ cấp.

2.2.2.2. Tính toán chi tiết các tuyến thu gom

Các loại xe ép rác sử dụng cho các tuyến:

Trang 26

Bảng 2.10: Các loại xe ép rác sử dụng cho các tuyến thu gom – Phương án 1

Số tuyến Điểm tập kết

Lượng CTR (m 3 )

Loại xe sử dụng

Thể tích thu gom

- Độ dài toàn tuyến: 8694m

- Khoảng cách từ bãi đến điểm đầu tiên, khoảng cách giữa các điểm, khoảng cách từ điểmcuối cùng đến bãi

- Thời gian dỡ tải của 1 xe đẩy tay: 0.05h

- Thời gian bốc dỡ tại bãi: 0.1h

- Thời gian chờ đợi: 0.1h

1) Tính thời gian lấy tải:

• Điểm tập kết CTR đầu tiên:

Tương tự cho các điểm tập kết tiếp theo, ta có bảng sau:

Bảng 2.11: Tính toán chi tiết tuyến thu gom số 1 – Phương án 1

Điểm

tập kết

Lượng CTR thu gom (m 3 )

Số xe đẩy tay

Khoảng cách (từ điểm trước) (m)

Thời gian di chuyển (từ điểm trước) (h)

Trang 27

→ Thời gian lấy tải:

Tlấy tải = Số xe × Tlấy tải 1 thùng + Tdi chuyển = 47 × 0.05 + 0.62 = 2.98 (h)

2) Tính thời gian vận chuyển:

- Khoảng cách từ bãi đổ đến điểm đầu tiên (K/c 1): 2.8km

- Khoảng cách từ điểm cuối cùng về bãi đổ (K/c 2): 2.5km

- Với v = 55km → a = 0.034 ; b = 0.01802

→ Thời gian vận chuyển:

Tvận chuyển = Tbãi đổ-điểm đầu + Tđiểm cuối-bãi đổ

= 0.034 × 2 + 0.01802 × (2.8 + 2.5) = 0.16 (h)3) Tính thời gian dỡ tải tại bãi:

- Thời gian bốc dỡ tại bãi: 0.1h

- Thời gian chờ đợi: 0.1h

→ Thời gian dỡ tải: Tbãi = 0.2 (h)

4) Thời gian cần thiết cho chuyến ngắn nhất:

Tcần thiết = Tlấy tải + Tv/c + Tbãi = 2.98 + 0.16 + 0.2 = 3.34 (h)

b. Tính toán chi tiết cho các tuyến còn lại.

Tính tương tự như tuyến 1

Bảng 2.12: Chi tiết các tuyến thu gom – Phương án 1

(Chi tiết xem Mục 1 Phụ lục 1)

2.3 Thiết kế mạng lưới thu gom CTR phương án 2: Phân loại rác tại nguồn.

2.3.1 Đề xuất phương pháp thu gom chất thải rắn:

- Thu gom sơ cấp: Sử dụng xe đẩy tay chia ngăn thu gom tại khu dân cư và các khu vựccông cộng từ 5h00 đến 6h30 hàng ngày, tập trung tại bãi tập kết CTR

Trang 28

- Tại các khu dân cư: Khuyến khích sử dụng thùng rác 2 ngăn đạt tiêu chuẩn, phân chia rácthành 2 loại: CTR dễ phân hủy sinh học và CTR khó phân hủy sinh học (CTR dễ phân hủy sinhhọc chiếm khoảng 50% tổng lượng CTR) CTR dễ phân hủy sinh học bao gồm: rác thực phẩm,rác vườn…, CTR khó phân hủy sinh học bao gồm rác vô cơ (sành, gốm sứ, vải…) và rác tái chế(kim loại, giấy, cao su…)

- Thu gom thứ cấp: Sử dụng xe ép rác thu gom tại bãi tập kết CTR chuyển về bãi đổ từ6h30 đến 8h hàng ngày

2.3.2 Thiết kế mạng lưới thu gom chất thải rắn:

Phương pháp thu gom:

- Tùy theo lượng chất thải rắn phát sinh khu vực, ta lựa chọn sử dụng xe đẩy tay chiangăn thu gom CTR từ các hộ gia đình tới bãi tập kết hoặc đặt các thùng có chia ngăn với cácdung tích khác nhau rồi dùng xe đẩy tay đi thu gom tại các thùng về bãi tập kết, sau đó sử dụng

xe ép rác thu gom từng loại CTR tại bãi tập kết chuyển về bãi đổ (xe thùng cố định)

- Thu gom thứ cấp: vận chuyển riêng 2 loại chất thải rắn

2.3.2.1. Các điểm tập kết rác của thị trấn:

Dựa theo Báo cáo phân loại CTR sinh hoạt của UBND Huyện, CTR tại khu vực được thugom thành 2 loại: dễ PHSH và khó PHSH, với thành phần phần trăm khối lượng của CTR dễPHSH là 61%, CTR khó PHSH chiếm 39%

Sử dụng xe đẩy tay đi thu gom sơ cấp: 3 loại xe đẩy tay

- Dung tích 660 lít, hệ số không đầy thùng f = 0.8

- Dung tích 500 lít, hệ số không đầy thùng f = 0.8

- Dung tích 400 lít, hệ số không đầy thùng f = 0.8

Ba loại xe đẩy tay trên đều được ngăn thành 2 ngăn riêng, với tỉ lệ thể tích 61:39 ≈ 3:2, cónắp đậy riêng của mỗi ngăn, dễ cơ động, thuận tiện cho việc lấy tải khi thu gom thứ cấp

* Số xe đẩy tay của một điểm tập kết không quá 7 xe.

2.3.2.2. Tính toán chi tiết các tuyến thu gom

Các loại xe ép rác sử dụng cho các tuyến:

Bảng 2.13: Các loại xe ép rác sử dụng cho các tuyến thu gom – Phương án 2

Tuyế

n Loại CTR thu gom

Lượng CTR (m 3 ) Loại xe sử dụng

Thể tích thu gom

1 CTR dễ PHSH 12.28 7m3, f = 1.8 12.6 m3

CTR khó PHSH 7.85 5m3, f = 1.8 9 m3

Trang 29

Tính toán chi tiết các tuyến tương tự như phương án 1.

Bảng 2.14: Chi tiết các tuyến thu gom – Phương án 2

(Chi tiết xem Mục 2 Phụ lục 1)

2.4 Khái toán kinh tế hệ thống thu gom vận chuyển CTR và lựa chọn phương án 2.4.1 Tính toán kinh tế cho hệ thống thu gom vận chuyển CTR phương án 1

Bảng 2.15: Các phương tiện sử dụng trong thu gom vận chuyển CTR

Xe đẩy tay Thùng cố định Số công

2.4.1.1. Tính toán chi phí đầu tư thiết bị thu gom vận chuyển chất thải rắn:

- Chi phí đầu tư các thiết bị cá nhân (1 công nhân/năm) là 1.588 (triệu đồng)

→ Tổng chi phí đầu tư thiết bị cá nhân = 1.588 × 35 = 55.58 (triệu đồng)

- Tổng chi phí đầu tư thiết bị thu gom vận chuyển CTR = 8109.48 (triệu đồng)

(Chi tiết xem Mục 3 Phụ lục 1)

2.4.1.2. Tính toán chi phí chi trả cho công nhân thu gom

Chi phí chi trả cho công nhân thu gom trong 1 tháng là 5.000 (triệu đồng)

→ Tổng lương cho công nhân (1 tháng) = 5.000 × 35 = 175.0 (triệu đồng)

Trang 30

2.4.1.3. Tính toán chi phí thu gom và vận chuyển CTR đến khu xử lý

Theo Quyết định số 2519/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương:

- Chi phí cho công tác thu gom sơ cấp: 207 249 đồng/1 tấn CTR

- Chi phí cho công tác thu gom thứ cấp và vận chuyển CTR (với cự ly trung bình 25km): 272 479đồng/1 tấn CTR

Khi cự ly thu gom và vận chuyển bình quân thay đổi thì chi phí thay đổi theo hệ số trongbảng sau:

Bảng 2.16: Hệ số thay đổi đơn giá thu gom CTR theo cự ly thu gom

Hệ số (K) 0.70 0.80 0.90 0.95 1.00 1.11 1.22 1.30 1.38 1.45

- Chi phí thu gom và vận chuyển CTR cho 1 ngày là 29.5 (triệu đồng)

→ Tổng chi phí thu gom và vận chuyển CTR = 885 (triệu đồng/tháng)

(Chi tiết xem Mục 3 Phụ lục 1)

2.4.2 Tính toán kinh tế cho hệ thống thu gom vận chuyển CTR phương án 2

Bảng 2.17: Các phương tiện sử dụng trong thu gom vận chuyển CTR

Xe đẩy tay Thùng cố định Số công

- Chi phí đầu tư các thiết bị cá nhân (1 công nhân/năm) là 1.588 (triệu đồng)

→ Tổng chi phí đầu tư thiết bị cá nhân = 1.588 × 38 = 60.34 (triệu đồng)

- Tổng chi phí đầu tư thiết bị thu gom vận chuyển CTR = 6480.19 (triệu đồng)

(Chi tiết xem Mục 4 Phụ lục 1)

2.4.2.2. Tính toán chi phí chi trả cho công nhân thu gom

Chi phí chi trả cho công nhân thu gom trong 1 tháng là 5.000 (triệu đồng)

→ Tổng lương cho công nhân (1 tháng) = 5.000 × 38 = 190.0 (triệu đồng)2.4.2.3. Tính toán chi phí thu gom và vận chuyển CTR đến khu xử lý

- Chi phí thu gom và vận chuyển CTR cho 1 ngày là 34.52 (triệu đồng)

→ Tổng chi phí thu gom và vận chuyển CTR = 1035.6 (triệu đồng/năm)

Trang 31

(Chi tiết xem Mục 4 Phụ lục 1)

2.4.3 Lựa chọn phương án thu gom và vận chuyển chất thải rắn

Cả 2 phương án thu gom và vận chuyển CTR đều có ưu điểm riêng, tuy nhiên, với hiệntrạng khu vực và Quy hoạch chung Xây dựng Thị trấn Gia Lộc, ta chọn phương án 1: Khôngphân loại rác tại nguồn, sử dụng xe đẩy tay đi thu gom về điểm tập kết

Giải thích: Diện tích của Thị trấn Gia Lộc khá nhỏ, lượng CTR không nhiều Nếu áp dụng

phương pháp thu gom có phân loại tại nguồn, chi phí cho phương tiện thu gom cũng như nhâncông thu gom rất lớn So với phân loại tại khu xử lý sẽ tốn kém hơn rất nhiều về kinh phí cũngnhư thời gian

Ngoài ra, Thị trấn Gia Lộc vẫn là thị trấn mới, đang trong quá trình phát triển, việc huyđộng vốn cho công tác thu gom và tuyên truyền phân loại rác tại nguồn sẽ gặp khó khăn vàkhông đạt hiệu quả cao

Trang 32

Rác khó phân hủy sinh học

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

CHO THỊ TRẤN GIA LỘC – HUYỆN GIA LỘC – TỈNH HẢI DƯƠNG

3.1 Tính toán, thiết kế khu xử lý chất thải rắn theo phương án 1

3.1.1 Đề xuất công nghệ:

Hình 3.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn

Trang 33

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

- Rác sau khi thu gom được vận chuyển đến khu xử lý CTR Các xe chuyên chở sẽ đi quatrạm cân trước khi vào nhà máy để xác định khối lượng rác sau khi trừ đi trọng lượng của xe

- Rác được đưa vào nhà phân loại được tách riêng (3 loại): rác tái chế đưa đến cơ sở táichế, rác khó phân hủy sinh học đưa ra bãi chôn lấp, rác dễ phân hủy sinh học đưa vào sàn tậpkết phun phủ chế phẩm vi sinh EM để khử mùi hôi, chống ruồi nhặng

- Rác dễ phân hủy sinh học được đem ủ phân theo phương pháp ủ hiếu khí (ủ đống thổi khícưỡng bức), ủ trong vòng 20 ngày và 10 ngày ủ chín, khi đó rác thải chuyển sang màu đất khôngcòn mùi hôi thối và không thu hút côn trùng, lúc đó quá trình ủ phân kết thúc Sau đó sản phẩmđược đưa sang khâu sàng phân loại để tách rác thải phế phẩm như sợi hữu cơ mà vi sinh vậtkhông phân hủy được để đi chôn lấp, còn lượng phân hữu cơ thu được đem nghiền nhỏ kiểm trachất lượng, phối trộn N-P-K và đóng bao thành phẩm

- Những loại rác như đất, gạch vụn, đá, thủy tinh, gốm sứ, giấy carton, giấy vụn, cao sunhựa (không tái chế được), rác thải chế phẩm (sơ, sợi hữu cơ) được đem đi chôn lấp

- Nước rỉ rác và nước thải được dồn vào bể điều hòa và đi vào hệ thống xử lý nước thảicủa khu xử lý chất thải rắn

3.1.2 Tính toán các công trình chính trong khu xử lý chất thải rắn:

Lượng rác lớn nhất mà nhà máy tiếp nhận là: 134.87 (m3/ngđ)

Vậy thể tích khu tiếp nhận: Q = 134.87 ×

3 = 404.61 (m3)Chọn chiều cao đống rác h = 1 m

Diện tích mặt bằng khu tiếp nhận:

2W

( )1

Trang 34

Ngoài ra tại đây còn có các hệ thống thu dẫn nước rò rỉ từ chất thải rắn đến bể chứa trungtâm của trạm xử lý cũng như việc phun chế phẩm khử mùi và diệt côn trùng được thực hiện liêntục trong suốt quá trình hoạt động.

3.1.2.2. Nhà đảo trộn:

Tổng lượng rác thu gom trong năm cao nhất với lượng rác là 134.87 m3/ngđ

Trong đó, thành phần dễ phân hủy sinh học chiếm 61% Vậy lượng rác đem ủ trong 2ngày: 134.87 × 2 × 61% = 164.5 (m3)

h

Chọn diện tích nhà đảo trộn là 400 m2 (xe đảo trộn, phun chế phẩm khử mùi…)

Vậy kích thước nhà đảo trộn: 20m ×

20m

3.1.2.3. Nhà ủ lên men (ủ hiếu khí):

a. Kích thước nhà ủ lên men (ủ hiếu khí)

Giả thiết, một bể ủ phân sẽ chứa được lượng rác thải trong 2 ngày đổ vào, chọn thời gian ủhiếu khí là 20 ngày Vậy cần 10 bể ủ hoạt động luôn phiên

Tổng thể tích rác hữu cơ đưa vào ủ trong 2 ngày là 205.6 (m3)Với thể tích rác ủ trong 2 ngày là 205.6 m3, ta chọn thể tích cho 1 bể ủ là: 206 m3.Chọn chiều cao rác ủ: h = 2.0 m

Vậy diện tích bể ủ là:

2

103( )2

ủ bố trí thiết bị cấp khí cho bể ủ, dưới đáy mỗi bể ủ có hệ thống cung cấp khí và hệ thống thu

Trang 35

nước rỉ rác sinh ra trong quá trình phân hủy chất thải rắn Mỗi ngăn ủ đều có cửa để dễ tháolắp và vận chuyển phân đã ủ sang nhà ủ chín Các bể ủ đều có mái che.

Diện tích khu ủ compost là:

Chiều rộng: 13m × 2 + 5m (nhà bơm) + 0.2m × 4 (tường) = 31.8 (m)

Chiều dài: 8m × 6 bể + 0.2m × 6 (tường) = 49.2 (m)

Vậy kích thước khu ủ hiếu khí là: 31.8 × 49.2 (m)

b. Hệ thống cấp khí cho nhà ủ hiếu khí:

Xác định thể tích khí:

Hệ thống đường ống ta tính cho giai đoạn thổi đầu l

Lượng oxy cần cấp cho đống ủ là d = 4 (m3O2/tấn/h) Nhu cầu tiêu thụ O2 rất lớn trongnhững ngày đầu của quá trình compost và sau đó giảm dần đi

Từ lượng oxi cần cấp cho đống ủ, tính được ra lượng không khi cần cấp cho đống ủ là (O2

chiếm 21% thể tích trong không khí):

D: Là lượng không khí cần cấp cho 1 tấn rác (m 3 /tấn/h)

Db: Là lượng không khí cần cấp cho 1 bể ủ là (m 3 /bể/h)

Gb: Khối lượng rác của một bể ủ 51 (tấn)

Trang 36

- Thời gian vận hành bể ủ hiếu khí chia thành 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Tập trung vi sinh vật ưa ấm (5 ngày)

+ Giai đoạn 2: Tập trung vi sinh vật ưa nhiệt (7 ngày)

+ Giai đoạn 3: Phân giải xenlulozaza (7 ngày)

+ Giai đoạn 4: Triệt tiêu các vi sinh vật (2 ngày)

- Thời gian cấp khí cần thiết được khoảng 200h – 250h trong suốt quá trình ủ và được phân bốnhư sau:

+ Giai đoạn 1: Khí cấp vào 100% (cửa 1) van điều tiết khí

+ Giai đoạn 2: Khí cấp vào 85% (cửa 2) van điều tiết khí

+ Giai đoạn 3: Khí cấp vào 70% (cửa 3) van điều tiết khí

+ Giai đoạn 4: Khí cấp vào 55% (cửa 4) van điều tiết khí

Vậy: Lượng khí cần cấp cho đống ủ trong giai đoạn 1 là 969(m 3 /bể/h)

Lượng khí cần cấp cho đống ủ trong giai đoạn 2 là 824 (m 3 /bể/h) Lượng khí cần cấp cho đống ủ trong giai đoạn 3 là 679 (m 3 /bể/h) Lượng khí cần cấp cho đống ủ trong giai đoạn 4 là 533 (m 3 /bể/h)

Thời gian cấp khí cho cả quá trình ủ là 200h – 250h Nên có thể mỗi ngày cho quạt hoạtđộng khoảng 10h

Hệ thống phân phối khí

Ta tính toán hệ thống cấp khí cho giai đoạn 1 thổi có lưu lượng 969 (m 3 /bể/h).

Tính toán hệ thống mương dẫn của hệ thống cấp khí:

Tổng lưu lượng của máy quạt là L = 969 (m3/h)

Chia thành 2 dãy, mỗi dãy 6 miệng thổi,Vậy lưu lượng tại một miêng thổi là

3969

60.6( / h)

2 6

×Chọn vận tốc không khí v = 5m/s

→ Diện tích ống:

260.6 5

Trang 37

c Hệ thống cấp nước tuần hoàn cho nhà ủ hiếu khí

Tính lượng nước cần bổ sung

Dựa theo nghiên cứu về dòng luân chuyển vật chất [5], ta tính lượng nước rác rỉ ra trongquá trình ủ theo công thức

Wnr = Grác ×η

× (100 -β

)/100 (m 3 /ngđ)

Trong đó:

Wnr: Là lượng nước rác rỉ ra trong quá trình ủ, (m 3 /ngđ)

Grác: Là khối lượng rác hữu cơ chứa trong một bể ủ, Grác = 51(tấn/ngđ)

Để đảm bảo chất lượng của mùn sau khi ủ, độ ẩm của đống ủ phải thường xuyên kiểm tra

và đảm bảo từ 40% - 50% phụ thuộc vào mùa

Do ảnh hưởng của quá trình nước bị rỉ và quá trình bay hơi và mất nước do bị rỉ, độ ẩm củađống ủ giảm xuống Độ ẩm thực tế của đống ủ sau khi mất nước được tính theo công thức:

Att = Aqđ -

100

bh nr qd

- Att: Độ ẩm thực tế của đống ủ sau khi mất nước (%)

- Grác: Lượng rác hữu cơ trộn với phân bùn đưa vào ủ (tấn/ngđ.bể)

- wnr: Lượng nước rác rỉ ra một ngày, wnr = 0.51 (m 3 /ngđ.bể)

- wbh: lượng nước bị bay hơi, chiếm 90% lượng nước mất đi,

×

Trang 38

Độ ẩm thực tế trung bình:

AH

tt = (0.50

-0.459 0.510,5 51

- QH: Lượng nước bổ sung (m 3 )

Vậy lượng nước cần bổ sung vào mùa hè là:

QH = (0.50 ×

51) - (0.462 ×

51) = 1.94 (m 3 )

Hệ thống tuần hoàn nước:

Nước rác từ rãnh thu nước rác được đưa đến hố tụ nước rác Khi hố tụ nước rác đầy thìphải bơm hút đi

- Sàn bể ủ được thiết kế dốc 5% xuôi xuống rãnh thu nước rác đặt ở phía sau bể, rãnh thunước chạy dọc ra hố tụ nước rác

- Nước rác 1 phần được tuần hoàn lại để bổ sung độ ẩm cho rác, phần còn lại theo rãnhchảy về hố ga thu nước rác, có kích thước 1.5m × 2m × 1.5m; khi hút để lại 0.3m so với đáy hố

để cân bằng khí trong bể

3.1.2.4. Tính toán khu ủ phân chín:

Sau công đoạn ủ hiếu khí, các chất hữu cơ giảm 30% do các vi sinh vật phân hủy thành khí

Trang 39

Vậy diện tích một ô ủ là:

2288.4

Vậy kích thước khu ủ chín là: 20 × 50 (m)

Nhà ủ chín chỉ cần có mái che, không cần xây tường để thoáng khí để máy xúc, lật có thểhoạt động một cách dễ dàng

3.1.2.5. Khu tinh chế và kho thành phẩm:

Nhà tinh chế phải có mái che Đặt một máy tinh chế có quạt thổi trong thùng kín để phânchia mùn tinh nhẹ làm phân bón, phần thô còn lại được sử dụng để cải tạo đất canh tác đây làsảm phẩm bán rẻ cho nông dân

Phân hữu cơ trong nhà tinh chế sẽ được trộn thêm các nguyên tố dinh dưỡng như N, P, K

và một số nguyên tố vi lượng khác cần thiết sau đó sẽ được đóng bao và chuyển về kho

 Kích thước khu tinh chế: L × B × H = 30m × 20m × 8mChọn hiệu suất ủ phân bằng 70% Vậy thể tích phân thành phẩm sau ủ chín là:288.4 ×

70% = 202 (m3/ô)Xây dựng kho chứa trong vòng 23 lượt ủ (3 tháng) Thể tích phân compost cần lưu giữ:

202 ×

23 = 4646 (m3)Chọn chiều cao của của đống sản phẩm khi xếp là 10m, diện tích khu:

Stp =

24646

465( )

 Kích thước kho lưu giữ sản phẩm là: L × B × H = 23m × 20m × 10m

3.1.3 Tính toán và thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh

3.1.3.1. Kích thước bãi chôn lấp:

Với các giả thuyết tính toán như sau: tính toán và thiết kế bãi chôn lấp hoạt động trongvòng 10 năm

- BCL được xây dựng theo nguyên tắc nửa nổi – nửa chìm

Trang 40

- Số lượng ô chôn lấp thiết kế là 4 ô.

- Chiều cao chôn lấp là H = 15m, với độ sâu dưới đất là 8m và độ cao nổi là 7m

- Các lớp rác dày tối đa là dr = 100cm

b. Tính toán diện tích bãi chôn lấp:

Ta có tổng lượng rác đem đi chôn lấp:

Vnén = 278192 + 69548 = 347740 (m3)

Diện tích chôn lấp là:

34774015

nen V S

Ngày đăng: 22/06/2016, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w