1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh thanh hóa

93 1,2K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 8,4 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp “Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa” thích ứng với khí hậu địa phương, thân thiện môi trường và thể hiện được

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan cuốn Luận văn trên là nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu

và dữ liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.KTS NGUYỄNĐÌNH THI, thầy đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trìnhthực hiện luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Xây Dựng, Khoa SauĐại học, Khoa Kiến trúc, Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc đã tạo điềukiện để hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới toàn thể giađình, những người thân yêu của tôi đã luôn động viên, chia sẻ với tôi về tinhthần, thời gian và công sức để tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại trongsuốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 8 năm 2015.

Nguyễn Đình Trung

Trang 3

MỤC LỤC ……… I Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ……….IV-V Danh mục các hình vẽ ……… IV-V

MỞ ĐẦU ……… 1

1 Lý do chọn đề tài ………

2 Mục tiêu nghiên cứu ………

3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ………

4 Phương pháp nghiên cứu ………

5 Nội dung nghiên cứu ………

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………

7 Cấu trúc luận văn ………

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA …… 7

1.1 Tình hình xây dựng và phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn giai đoạn đầu năm 1986……… ……… …7

1.1.1 Giai đoạn trước năm 1954 ……… 7

1.1.2 Giai đoạn 1954-1986 ………13

1.1.3 Nhận xét ……… 18

1.2 Tình hình xây dựng, phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn giai đoạn từ 1986 đến nay ……….……… …….20

1.2.1 Tình hình xây dựng, phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa ……… ……….20

1.2.2 Nhận xét, rút ra những bất cập cần nghiên cứu giải quyết ………… 26

1.3 Tiểu kết chương 1 ……… 28

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA ……… ……… 32

2.1 Một số khái niệm và đặc điểm của nhà ở nông thôn ……… 32

2.1.1 Khái niệm nhà ở nông thôn ……… 32

2.1.2 Khái niệm về tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn …… 32

2.1.3 Đặc điểm của nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa …… 33

2.2 Điều kiện tự nhiên khí hậu ……… 34

2.2.1 Điều kiện tự nhiên ………34

2.2.2 Điều kiện khí hậu ……….35

Trang 4

2.3 Cơ sở về điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa ……… 36

2.3.1 Điều kiện phát triển kinh tế ……… 36

2.3.2 Điều kiện xã hội, văn hóa ……….39

2.4 Những tác động ảnh hưởng tới nhà ở nông thôn ………40

2.4.1 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ………40

2.4.2 Ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế công nghiệp nông thôn ………44

2.4.3 Ảnh hưởng sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ……… 45

2.4.4 Tác động ảnh hưởng cấu trúc gia đình ……….46

2.4.5 Nhu cầu về nhà ở của người dân ……… 47

2.4.6 Nhu cầu sử dụng trang thiết bị tiện nghi ……… 47

2.4.7 Nhu cầu sử dụng các công cụ lao động hiện đại ……… 48

2.5 Cơ sở về công nghệ xây dựng và vật liệu ……….48

2.6 Những giá trị của kiến trúc truyền thống có thể áp dụng vào kiến trúc nhà ở nông thôn ………51

2.7 Cơ sở pháp lý ……… 54

2.7.1 Các văn bản nghị định, Thông tư của nhà nước và tỉnh Thanh Hóa về kiến trúc nhà ở nông thôn ……… 54

2.7.2 Các tiêu chuẩn quy chuẩn quy phạm về kiến trúc nhà ở nông thôn ….55 2.8 Tiểu kết chương 2 ……… 57

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA ………

3.1 Một số quan điểm và yêu cầu chung ……….

3.1.1 Một số quan điểm ………

3.1.2 Một số yêu cầu chung ………

3.2 Đề xuất mô hình tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn …

3.2.1 Đề xuất lựa chọn loại hình nhà ở ……… ………

3.2.2 Đề xuất mô hình không gian nhà ở ………… ………

3.2.2.1 Nhà ở thuần nông ……… ………

3.2.2.2 Nhà ở kết hợp đánh bắt hải sản………

3.2.2.3 Nhà ở kết hợp sản xuất thủ công nghiệp………

3.2.2.4 Nhà ở làm dịch vụ, thương mại ………

3.3 Đề xuất giải pháp công nghệ xây dựng và vật liệu ………

Trang 5

3.3.1 Giải pháp công nghệ xây dựng ……….

3.3.2 Sử dụng vật liệu ………

3.4 Đề xuất giải pháp quản lý ………

3.5 Tiểu kết chương 3 ……….

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……….

1 Kết Luận ……….

2 Kiến Nghị ………

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………

Trang 6

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT NƠNT : Nhà ở nông thôn

PGS.TS : Phó giáo sư Tiến sĩ

UBND : Ủy ban nhân dân

BTB : Bắc trung bộ

UBND : Ủy ban nhân dân

TƯ : Trung ương

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Cấu trúc làng ven biển ………Hình 1.2 Tổ chức tổng mặt bằng khuôn viên khu đất ……… Hình 1.3 Mô hình nhà ở nông thôn truyền thống ven biển tỉnh Thanh Hóa …Hình 1.4 Bộ vì kết hợp chồng rường và giá chiêng ……… Hình 1.5 Cấu trúc làng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1954-1986 ………Hình 1.6 Tuyến đê chắn sóng xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc ………

Hình 1.7 Nhà lợp mái bổi nét độc đáo nhà ở nông thôn ven biển

Ảnh chụp xã Nga Thái huyện Nga Sơn ………Hình 1.8 Hệ vì kèo kẻ truyền giá chiêng kết hợp với tường chịu lực

[Nguồn: cuốn Kiến trúc nhà ở nông thôn PGS.KTS Nguyễn Đình Thi] …….Hình 1.9 Cấu trúc làng ven biển tỉnh Thanh Hóa ……….Hình 1.10 Thực trạng kiến trúc nhà ở nông thôn xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộctỉnh Thanh Hóa ………

Hình 1.11 Thực trạng kiến trúc nhà ở nông thôn xã Minh Lộc huyện Hậu Lộc

tỉnh Thanh Hóa ……… Hình 1.12 Nhà chia lô không phù hợp với kiến trúc nông thôn ………

Trang 7

Hình 2.1 Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển ………

Hình 2.2 Tượng đài Lê Lợi-TP Thanh Hóa ………

Hình 2.3 Nhà ở nông thôn dưới tác động của đô thị hóa ………

Hình 2.4 Hình ảnh làng xã dưới tác động của đô thị hóa ………

Hình 3.1 Đề xuất mô hình nhà ở nông thôn diện tích 30x20m² ………

Hình 3.2 Đề xuất mô hình nhà ở nông thôn diện tích 20x7.5m² ………

Hình 3.3 Đề xuất mô hình nhà ở nông thôn diện tích 20x5m² ………

Hình 3.4 Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp đánh bắt hải sản diện tích 30x20m² ………

Hình 3.5 Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp đánh bắt hải sản diện tích 30x10m² ………

Hình 3.6 Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp sản xuất thủ công nghiệp diện tích 30x20m² ………

Hình 3.7 Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp sản xuất thủ công nghiệp diện tích 30x10m² ………

Hình 3.8 Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp sản xuất thủ công nghiệp diện tích 20x7.5m² ………

Hình 3.9 Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp sản xuất thủ công nghiệp diện tích 20x5m² ………

Hình 3.10 Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại diện tích 30x20m² ………

Hình 3.11 Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại diện tích 20x7.5m² ………

Hình 3.12 Đề xuất mô hình nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại diện tích 20x5m² ………

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây vấn đề xây dựng phát triển NƠNT đã đượcĐảng và Nhà nước quan tâm nhằm tìm ra hướng đi phù hợp, cụ thể hóa đượcbiểu hiện rõ nét thông qua việc ban hành tiêu chí nhà ở nông thôn quy định tạiThông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4.10.2013 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều địa phươngcòn lúng túng trong việc xác định tiêu chuẩn nhà ở nông thôn Thực hiệnQuyết định 639/QĐ-TTg ngày 5.5.2014 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thờigiải quyết các kiến nghị phản ánh của các địa phương và thực hiện tốt việclồng ghép các chương trình, chính sách của Nhà nước, Bộ Xây dựng đã banhành văn bản số 117/BXD-QHKT hướng dẫn thực tiêu chí về nhà ở nôngthôn Chính thức điều chỉnh một số chỉ tiêu và bổ sung thêm hướng dẫn thực

hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn Cụ thể: Xã được công nhận đạt tiêu chí nhà

ở dân cư khi đáp ứng đủ 2 yêu cầu: Trên địa bàn không còn hộ gia đình ởtrong nhà tạm, nhà dột nát; Đạt mức quy định tối thiểu của vùng về tỉ lệ hộgia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng Nhà tạm, nhà dột nát làloại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụngdưới 5 năm hoặc không đảm bảo ‘‘3 cứng’’ (nền cứng, khung cứng, máicứng) theo tiêu chí NƠNT đạt chuẩn Bộ Xây dựng ngoài ra thiếu diện tích ở,bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng

Về diện tích ở đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt10m2/người trở lên Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên Đối với

hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên Niên hạn sửdụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗtrợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy

Trang 9

theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗtrợ nhà ở đó Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chănnuôi ) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; Kiến trúc,mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùngmiền Trích nguồn [Báo điện tử Lao Động]

Sau 2 năm đi vào thực hiện vấn đề xây dựng và phát triển NƠNT tạonên những chuyển biến tích cực làm thay đổi bộ mặt nông thôn, để có đượcnhững thành công trên có phần đóng góp không nhỏ từ chính sách phát triểnkinh tế nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước, cụ thể thông qua việcban hành Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) Từ khi

có hiệu lực và đi vào thực tiễn, Nghị quyết đã đạt được những thành tựu đáng

kể, đã tạo ra sự phấn khởi cho nhân dân cả nước, nhất là người dân nông thôn,trở thành phong trào rộng khắp trên mọi miền đất nước Góp phần vào thànhtích chung của cả nước tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây đã nỗ lực phấnđấu Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyểnbiến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Thanh Hóa thuộc nhóm tỉnh trung bình của cả nước, đến năm 2020 ThanhHoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội được phát triển đồng bộ, hiện đại; đồng thời làmột trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao,khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, an ninh chính trị ổnđịnh, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Được tự nhiên ưu đãi Thanh Hóa

có diện tích lớn đứng thứ 5 cả nước là tỉnh có đủ 3 vùng: đồng bằng ven biển,trung du, miền núi với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản có giá trị cao, nhậnthức được điều đó trong những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa luônquan tâm đầu tư khai thác các thế mạnh của tỉnh, đặc biệt trong phát triển

Trang 10

kinh tế vùng ven biển, với đường bờ biển dài hơn 100km thuộc địa giới cáchuyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến TĩnhGia, tiềm năng và thế mạnh để Thanh Hóa phát triển toàn diện kinh tế biển;đặc biệt là phát triển vận tải biển, dịch vụ cảng biển, du lịch biển; nuôi trồng,khai thác, chế biến thủy sản và phát triển vùng ven biển trở thành vùng kinh

tế động lực với hạt nhân là Khu kinh tế Nghi Sơn

Song song với phát triển kinh tế vùng ven biển, vấn đề phát triển NƠNTtại các huyện ven biển cũng được quan tâm và đầu từ Tuy nhiên cũng chính

vì quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tếnông nghiệp nông thôn diễn ra mạnh mẽ, mang lại nhiều biến chuyển cho bộmặt nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thì cũng kéo theo nhiều bất cập,

do sự lơ là trong khâu quản lý xây dựng Xây dựng nông thôn chỉ chủ yếu làtập trung quy hoạch xây dựng cụm trung tâm xã còn việc quy hoạch điểm dân

cư nông thôn chỉ dừng ở việc chia lô đất với diện tích trung bình 100m²/lô rồibán cho tất cả nhu cầu nhà ở tại nông thôn kèm theo đó là vấn đề chia nhỏruộng đất nên khung cảnh và kiến trúc nông thôn bị biến đổi không thua kém gì

đô thị, sự biến dạng thiếu mĩ quan là nguy cơ dẫn tới sự mất cân bằng, thậm chí

là suy thoái Không gian kiến trúc NƠNT vùng ven biển hiện nay không nằmngoài thực trạng đó, kiến trúc NƠNT vùng ven biển đang phải chứng kiến sựxuất hiện ngày một nhiều các kiểu thức kiến trúc pha trộn phong cách đa dạng

cả về hình thức mặt đứng lẫn công năng sử dụng, bên cạnh vai trò làm thayđổi bộ mặt của nông thôn thì sự đa dạng này lại chính là yếu tố dẫn đến sự lộnxộn mất kiểm soát cho chính bộ mặt nông thôn Do thiếu sự định hướng đaphần NƠNT vùng ven biển hiện nay được thiết kế và xây dựng theo nguyênmẫu của kiến trúc ngoại lai kết hợp với những dạng vật liệu mới, vì vậy sựthích ứng với điều kiện khí hậu của địa phương thường là chưa được đầu tưnghiên cứu dẫn đến hệ quả là các phương án thiết kế đó không thể hiện được

Trang 11

bản sắc, không đáp ứng được các yêu cầu về khí hậu nhiệt đời gió mùa nước

ta đặc biệt là những vấn đề có tính toàn cầu như nước biển dâng do biến đổikhí hậu, tình trạng này đang diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn ven biểncủa cả nước trong đó phải kể đến nông thôn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp “Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa” thích ứng với khí hậu địa

phương, thân thiện môi trường và thể hiện được bản sắc riêng là thực sự cần

và cấp thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu các giá trị kiến trúc truyền thống NƠNT vùng ven biểntỉnh Thanh Hóa

- Tổ chức không gian kiến trúc NƠNT vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

có kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống nhằm nâng cao chấtlượng sống cho người dân và giữ gìn bản sắc kiến trúc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Không gian kiến trúc NƠNT

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

- Về thới gian: Từ nay đến 2030

4 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá, thống kê cácthông tin, văn bản và tài liệu đã được phê duyệt, ban hành của các cấp lãnhđạo về phát triển nông thôn mới

* Phương pháp so sánh, đối chiếu

* Phương pháp kế thừa

* Phương pháp khảo sát thực tế, chụp ảnh, vẽ ghi

Trang 12

5 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu về tình hình xây dựng, phát triển không gian kiến trúcNƠNT vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

- Phân tích các cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc NƠNTvùng ven biển Thanh Hóa

- Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc có kế thừa và phát huycác giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống nông thôn vùng ven biển tỉnhThanh Hóa

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Là đưa ra một số mô hình giúp các nhà quy hoạch, kiến trúc tìm racác giải pháp, các loại hình tổ chức không gian kiến trúc NƠNT vùngven biển nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng có kế thừa và phát huycác giá trị kiến trúc NƠNT truyền thống

- Là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho kiến trúc sư, sinh viên kiếntrúc, học viên cao học về lĩnh vực phát triển kiến trúc NƠNT

7 Cấu trúc luận văn

Luận văn ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu thamkhảo, mục lục Nội dung bao gồm:

- Chương I: Tình hình xây dựng và phát triển kiến trúc NƠNT vùngven biển tỉnh Thanh Hóa

- Chương II: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc NƠNT vùngven biển tỉnh Thanh Hóa

- Chương III: Đề xuất mô hình tổ chức không gian kiến trúc NƠNTvùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Trang 13

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG

VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA

áp dụng vào kiến trúc nhà ở nông thôn

Trang 14

3.1 Một số quan điểm và yêu cầu chung

3.2 Đề xuất mô hình tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn

3.3 Đề xuất giải pháp công nghệ xây dựng và vật liệu 3.4 Đề xuất giải pháp quản lý

3.5 Tiểu kết chương 3

Trang 15

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG VEN BIỂN TÌNH THANH HÓA 1.1 Tình hình xây dựng và phát triển kiến trúc nhà ở giai đoạn đến năm 1986

1.1.1 Giai đoạn trước năm 1954

- Cấu trúc làng ven biển :

Giai đoạn này có sự quy hoạch tương đối rõ ràng, hình thức độc lập do

đó quá trình sản xuất, trao đổi hành hóa chưa phát triển Mỗi làng có cổngvào, cổng chính và trục làng thường bố trí theo hướng Nam - Tây Nam hoặcNam - Đông Nam, một số làng mở công làng phụ thuộc vào đường giao thôngliên huyện, xã, nhà ở chủ yếu hướng ra biển Các công trình công cộng được

tổ chức ở trung tâm làng như đình làng, sân đình, chùa, miếu hoặc chợlàng…, đó là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, sinh hoạt công cộng, cộngđồng vui chơi giải trí, hôi họp và tổ chức tín ngưỡng (mỗi mùa đánh bắtthường có tế lễ thờ thần linh cầu cho vụ mùa đánh bắt bội thu)

Hệ thống giao thông đi lại trong làng được hình thành rất tự nhiên, cácđường trong ngõ bám theo đường trục chính của làng, hoặc dựa theo các côngtrình kiến trúc và dẫn đến tận các cổng ngõ của mỗi gia đình, có thể thấy làngtruyền thống ven biển có cấu trúc bền vững, tính cộng đồng làng xã cao, lốisống và phong tục tập quán được coi trọng

Làng thường được che chắn bởi rặng phi lao, có tác dụng chắn cát, chechắn cho làng khỏi những biến động của thời tiết biển, bến thuyền được neođậu gần bờ, thuận tiện cho việc khai thác thủy hải sản, bãi cát trải dài đượcngư dân tận dụng làm nơi phơi, vá lưới và chế biến, bảo quản hải sản

Để tiện việc buôn bán các sản phẩm thủ công, đặc sản và thủy hải sản,chợ của các làng ven biển thường được bố trí gần đường cái, đường liên thôn

Trang 16

Hình 1.1 Cấu trúc làng ven biển

Trang 17

4 Chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh;

5 Bể nước, giếng nước;

6 Vườn trồng rau;

7 Vườn trồng cây ăn quả;

8 Cổng ra vào;

9 Ao nuôi cá; Cây cau; Cây tre c Tổ hợp hình chữ môn.

- Tổ chức tổng mặt bằng khuôn viên khu đất:

Tổng mặt bằng khuôn viên khu đất nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh

Hình 1.2 Tổ chức tổng mặt bằng khuôn viên khu đất

Thanh Hóa tương đối giống với khuôn viên nhà ở vùng đồng bằng Bắc

bộ với các tổ hợp hình chữ nhất, chữ nhị, chữ môn và đặc biệt là mặt bằnghình thước thợ Tuy vậy, diện tích nhà ở ven biển thường lớn hơn vì nhu cầu

Trang 18

phơi, chế biến thủy hải sản, làm nghề thủ công và lưu trữ, bảo quản nênkhuôn viên thường lớn và mặt bằng vuông vắn hơn (Hình 1.2)

- Đặc điểm không gian kiến trúc nhà ở nông thôn ven biển tỉnh Thanh Hóa:

Vì nhà ở vùng biển hay có gió bão, nên nhà thường có mặt bằng gầnhình vuông, có 1 gian kèo chính với 4 cột cái vươn lên đỡ nóc cùng với hệthống cột con xung quanh liên kết với nhau bằng một hệ thống dầm ngangdọc Để chống gió bão, nhà làm thấp, nhỏ Toàn bộ ngôi nhà là một khônggian mở thông thoáng, nhà thường quay ra biển và hướng nam, phần dưới haitường đầu hồi thường đắp bằng đất sét non (tường trình) dầy 40 - 60cm Phầntrên của hai tường đầu hồi cùng với mặt trước nhà làm bằng tre ghép lá có thểtháo hoặc nâng lên hạ xuống dễ dàng để mùa hè đón gió mát thổi vào trongnhà Ngoài nhà ở chính thì nhà bếp, nhà phụ đứng độc lập ở một phía sântrước nhà chính

Những ngôi nhà vùng biển thường có từ 3 đến 5 gian hoặc có khi chỉ có

1 gian Bố trí trong nhà cũng giống như nếp nhà vùng xuôi: chỗ trang trọngnhất ngay gian giữa giành cho ban thờ tổ tiên Phía trước ban thờ thườnggiành làm nơi tiếp khách, nơi gia đình ngồi bàn việc nhà hay xum họp hàngngày Chỗ ngủ của người chủ hộ và các gian buồng riêng ở 2 chái Đặc biệt là

vì có 4 cột tuy vẫn có chồng rường nhưng thấp hơn (Hình 1.3)

Trang 19

Hình 1.3 Mô hình nhà ở nông thôn truyền thống ven biển tỉnh

Hệ thống mái chủ yếu dùng rơm và rạ Mái rạ dày 0,4-0,5m Còn máingói cũng có chít cho vừa gắn chặt với nhau Để có được bộ mái rạ vững chắc

và đảm bảo chống đỡ được gió mưa, người ta dùng biện pháp phơi ải rơm rạ,

"đánh" thành từng lớp dày, bện chặt liên kết rất khéo lại với nhau Vì thế mà bộmái chiếm tỷ lệ khá lớn

Nhà ở vùng biển vật liệu gỗ có phần hạn chế nên kết cấu đơn giản và tiếtkiệm chủ yếu là kiểu trốn cột, con chồng kẻ truyền hay chồng bò đấu rế

Trang 20

Hình 1.4 Bộ vì kết hợp chồng rường và giá chiêng

Trang 21

1.1.2 Giai đoạn 1954-1986

Trang 22

Hình 1.5 Cấu trúc làng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1954-1986

Giai đoạn này, nhà ở nông thôn cũng như quá trình chỉnh trang, quyhoạch làng xa được quan tâm và ngày càng xây dựng đàng hoàng hơn Hàngloạt nhà ở tạm đã dần được thay thế bởi nhà tường gạch chịu lực, mái lợp ngóisan sát làm cho bộ mặt nhà ở nông thôn mới khang trang hơn

Nhờ có sự đầu tư của nhà nước và sự chung tay đóng góp của nhân dân,những tuyến đê chắn sóng đã được hình thành, chạy dọc theo bờ bảo vệ cholàng khỏi sự phức tạp của thời tiết biển, cùng với rặng phi lao chắn cát, làngven biển hầu như không còn lo ngại về mưa bão như những năm thời kỳtrước Đây cũng là điểm nhấn của quy hoạch làng xã ven biển thời kỳ này

Ngoài chức năng chắn sóng thì những tuyến đê biển này còn làm chogiao thông của làng phát triển, mở rộng đây là những con đường quan trọng,không những phục vụ nhu cầu đi lại, mà nó còn góp phần tạo sự thuận lợi cho

sự vận chuyển các sản phẩm thủ công và thủy hải sản về nơi chế biến, bảoquản và tiêu thụ, góp phần cải thiện kinh tế người dân

Giao thông thời kỳ này được mở rộng, khang trang hơn, một số được đổ

bê tông, lát nền, điều này cũng cho thấy đời sống của người dân ngày được cảithiện

Hình 1.6 Tuyến đê chắn sóng xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc

Trang 23

Ngoài những công trình công cộng truyền thống được tổ chức tại trungtâm làng như đình, chùa, miếu, thời kỳ này xuất hiện những công trình côngcộng mới như nhà trẻ mẫu giáo, kho hợp tác xã, ủy ban, nhà văn hóa, xuấthiện xen kẽ, là những nơi diễn ra những hoạt động văn hóa phi tín ngưỡng,vui chơi giải trí, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, văn nghệ cho ngườidân

- Tổ chức tổng mặt bằng khuôn viên khu đất:

Tuỳ theo chức năng sản xuất, nguồn thu nhập mà các hộ gia đình đượcphân loại: thuần nông, làm nghề thủ công , đánh bắt thủy hải sản với cơ cấukhái quát

Giai đoạn này do có sự quản lý chặt chẽ từ trung ương tới địa phương.Nhà cửa đều được xây dựng trên cơ sở khuôn viên khu đất có diện tích bìnhquân từ 500 – 700 m2

Do đó tính độc lập của mỗi hộ gia đình đều đảm bảo và được bố trítheo hình thức chùm, tuyến gắn với giao thông Trong mỗi lô đất, việc bố tríngôi nhà có hướng đón gió mát, tạo thông thoáng, khai thác triệt để cây xanh

để hạn chế bức xạ vẫn được đảm bảo

- Đặc điểm không gian kiến trúc nhà ở nông thôn ven biển tỉnh Thanh Hóa:

Trong khuôn viên khu đất, người dân sử dụng các dạng vật liệu có sẵn

ở địa phương làm hàng rào Bên trong bố trí nhà chính từ 3 - 5 gian, tườngxây gạch quét vôi, mái lợp ngói hoặc tranh, đôi khi có nhà đổ mái bằng bêtông cốt thép hoặc đổ mái bằng một phần lồi và phần hiên Nhà có sân rộngnhìn ra sân lát gạch, phía trước sân là ao hoặc vườn Nhà phụ 2 - 3 gian,tường xây gạch, mái lợp ngói hoặc tranh Các ngôi nhà ở đều được xây dựngmột tầng cao ráo, thoáng mát, phù hợp với kiến trúc khí hậu vùng ven biển

Trang 24

Việc bố trí bên trong nhà vẫn như xưa với gian giữa giành cho ban thờ

tổ tiên Phía trước ban thờ thường giành làm nơi tiếp khách, nơi gia đình ngồibàn việc nhà hay xum họp hàng ngày Chỗ ngủ của người chủ hộ và các gianbuồng riêng ở 2 chái Nhìn chung cách tổ chức trên mặt bằng sinh hoạt vẫn ít

có sự thay đổi so với trước

Hình 1.7 Nhà lợp mái bổi nét độc đáo nhà ở nông thôn ven biển

Ảnh chụp xã Nga Thái huyện Nga Sơn

- Đặc điểm kết cấu, vật liệu xây dựng nhà ở nông thôn ven biển tỉnh Thanh Hóa

Kết cấu nhà ở nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn này đã kết hợp cảkết cấu gỗ với các hệ kết cấu chịu lực khác Kết cấu gỗ không còn được sửdụng nhiều vì lý do gỗ ngày càng khan hiếm đồng thời phức tạp trong côngtác thi công, xây dựng và bảo quản lâu dài

Trang 25

Hình 1.8 Hệ vì kèo kẻ truyền giá chiêng kết hợp với tường chịu lực [Nguồn: cuốn Kiến trúc nhà ở nông thôn PGS.KTS Nguyễn Đình Thi] 1.1.3 Nhận xét

Qua các giai đoạn từ năm 1954 về trước cho tới những thời kỳ

1954-1986 tình hình xây dựng và phát triển kiến trúc nhà ở truyền thống nông thônvùng ven biển tại tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều biến chuyển, về cả kiến trúc lẫn

tổ chức bố trí không gian, nhờ có sự đầu tư và nghiên cứu chính sách củaĐảng và Nhà nước đời sống kinh tế các hộ dân đã được cải thiện, bộ mặtnông thôn có nhiều thay đổi tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mặt trái, nhữngbất cập cần được giải quyết

Do có sự chuyển đổi về kinh tế và những chính sách mới, nhìn chungquy hoạch tổng thể của làng ven biển đã thay đổi, nhiều công trình được xâymới như tuyến đê chắn sóng, các công trình văn hóa, trụ sở ủy ban, đường

Trang 26

làng ngõ xóm mở rộng khang trang hơn điều này đã làm thay đổi diện mạotổng mặt bằng chung của làng xã truyền thống, tạo điều kiện cho sự phát triểntrên mọi lĩnh vực đời sống nhân dân Đây là dấu hiệu đáng mừng nhưng cũng

ẩn chứa những bất cập như: làm thay đổi cấu trúc truyền thống làng xã, nhữnggiá trị cũ có thể mất đi mà không được kế thừa Tốc độ xây dựng tăng nhanhnhưng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp nhu cầu

Tổng mặt bằng khuôn viên khu đất nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnhThanh Hóa không khác so với những vùng khác, khuôn viên nhà khá rộng rãivuông vắn, trong khuôn viên người ta bố cục ngôi nhà theo kiểu chữ nhất, chữnhị, kiểu thước thợ (chữ L) là chủ yếu, ngoài ra hướng nhà thường hướng rahướng gió mát

Không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng ven biển thời kỳ trước năm

1954 khá đơn giản, nhà được làm từ những vật liệu sẵn có ở địa phương nhưtường trình (đất sét non), mái lợp bổi (lợp cói) v.v… Không gian nhà thường3-5 gian đôi khi chỉ có 1 gian như nhà ở các địa phương vùng đồng bằng Bắc

bộ, nền nhà được đôn cao để tránh ngập lụt, nhà thấp để tránh tác động gióbão Sang đến thời kỳ những năm 1954-1986 việc xây dựng nhà ở đã có nhiềutiến bộ cả về vật liệu xây dựng lẫn công nghệ, vì thế không gian kiến trúc nhà

ở nông thôn ven biển đã có nhiều thay đổi, cùng với việc thay đổi bộ mặt kiếntrúc nông thôn khang trang, hiện đại thì những nét đẹp kiến trúc truyền thốngđang có dấu hiệu mai một, người nông dân chuộm xây những ngôi nhà tườngchịu lực, mái ngói (mái bê tông bắt đầu xuất hiện) những đường nét trạm trổ ítdần và được thay đế bằng cột bê tông

Nếu như trước kia người nông dân vùng ven biển sử dụng gỗ (vật liệuhạn chế ở địa phương) làm bộ vì kèo, cột chống với kết cấu đơn giản, tiếtkiệm, mái lợp bổi, tường trình và ngôi nhà thường thấp để tránh gió bão thìsang giai đoạn 1954-1986 với sự phát triển bước đầu của ngành công nghiệp

Trang 27

vật liệu, người nông dân đã mau chóng làm quen với những dạng kết cấu mớinhư tường gạch chịu lực, hệ cột chống được thay bằng tường và trụ gạch, bộ

vì kèo tựa lên tường xây, những ngôi nhà mái bổi thời kỳ này cũng ít đi thayvào đó là những ngồi nhà mái ngói, cá biệt đã xuất hiện những ngôi nhà mái

đổ bê tông vuông vắn Ngôi nhà nông thôn vùng ven biển thời kỳ này đangbiến đổi mạnh mẽ, trong sự biến đổi đó tính truyền thống và những giá trị của

Kiến trúc nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa cũng khôngtránh được sự xoay vần của quy luật, điều này thấy rõ từ việc quy hoạch làng

xã một cách tự phát đến những công trình kiến trúc xô bồ của nhà ở nông thônmới Do dân cư của làng ngày càng tăng nên nhu cầu về nhà ở ngày càng cao,việc mở rộng xây dựng các khu dãn dân là tất yếu Các khu nhà ở để có hiệuquả kinh tế cao phải bám vào các trục đường làng, trục đường liên thôn, xãhay huyện Khu đất dãn dân tự phát không có hệ thống hạ tầng, không có quyhoạch, khu đất thường bám vào trục đường nên kéo dài thành tuyến

Trang 28

Hình 1.9 Cấu trúc làng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Trang 29

Việc xây dựng không phép và không quan tâm đến hệ thống hạ tầng kỹthuật là yếu tố cơ bản làm cho môi trường nông thôn bị xâm hại nặng nề Chấtthải của con người và gia súc không có lối thoát do các ao, hồ tự nhiên đều bịsan lấp để biến thành đất ở, do vậy ảnh hưởng đến môi trường nước và khôngkhí của các vùng nông thôn.

Hình 1.10 Thực trạng kiến trúc nhà ở nông thôn

xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc

Không chỉ các khu nhà ở dãn dân làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh kiếntrúc nhà ở nông thôn mà các ngôi nhà ở phía sâu trong làng xưa cũng cùngchung số phận Chúng bị thay đổi nhiều về hình thái khuôn viên truyền thống

Do nhu cầu về diện tích nhà ở cũng như xu hướng chuyển đổi từ cấu trúc giađình lớn thành cấu trúc gia đình nhỏ nên người dân đã cắt khuôn viên khu đấttheo truyền thống có sân, vườn cây, ao cá mà cha ông để lại chia cho con cháuthành nhiều lô đất bám vào đường làng, đường thôn; mỗi lô đất này thường códiện tích từ 100-150m², chiều rộng các lô đất khoảng 5 m, chiều dài bình quân

Trang 30

20 m, sự phân chia này đã làm mất đi hoàn toàn ý nghĩa của nhà ở nông thôn,thói quen sống nhiều thế hệ trong ngôi nhà ở truyền thống không còn nữa.Cuộc sống tự do cá nhân đang làm mai một đi truyền thống văn hóa tươngthân tương ái của người nông dân Mặc dù các hộ gia đình làm nông nghiệp,đánh bắt thủy hải sản và làm nghề thủ công nhưng do đất khan hiếm nên diệntích không đáp ứng điều kiện sản xuất, không có sân phơi, không có vườntrồng rau, thiếu diện tích chuồng trại chăn nuôi gia cầm Người dân phải phơilúa, thóc, các sản phẩm nông, ngư nghiệp và chiếu cói ở ngoài đồng, ruộng,trên đường giao thông, trong sân đình làng làm ảnh hưởng đến giao thông đilại, ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt cộng đồng và đặc biệt là vệ sinh môitrường làng xã Do đó, họ cần có không gian cũng như khu đất xây dựng nhà

ở sao cho phù hợp vừa để ngủ nghỉ, sinh hoạt, học tập, làm kinh tế gia đình làrất cấn thiết

Hình 1.11 Thực trạng kiến trúc nhà ở nông thôn

xã Minh Lộc huyện Hậu Lộc

Trang 31

Kiến trúc nhà ở nông thôn ven biển hiện nay bước đầu đã được địnhhướng nhưng vẫn thiếu sự quan tâm và quản lý sát sao của các cấp, cácngành Tại các làng, xã truyền thống vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa hiện đangdiễn ra việc xây dựng nhà ở nông thôn mới một cách tuỳ tiện, hình thức kiếntrúc sao chép vội vàng, không có chắt lọc, không kế thừa các giá trị kiến trúctruyền thống

Các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị làm tư vấn kiến trúc đang logiải quyết hậu quả của nhà ở trong các thành phố lớn nên mảng kiến trúc nhà

ở nông thôn ven biển đang còn bị bỏ ngỏ Thực tế, dưới tác động của đô thịhoá, kiến trúc nông thôn ven biển ngày càng hỗn độn, tuỳ tiện Mọi sự quantâm về kiến trúc nông thôn nói chung và nông thôn ven biển nói riêng sau này

sẽ trở nên vô tác dụng vì luôn đi sau nhu cầu phát triển của quy luật xã hội

Hình 1.12 Nhà chia lô không phù hợp với kiến trúc nông thôn

ảnh chụp xã Ngư Lộc

Trang 32

Giai đoạn hiện này, hệ kết cấu gỗ truyền thống hoặc bán kết cấu gỗ đều

đã bị quên lãng vì người dân xem nó không phù hợp với phong cách kiến trúchiện đại và văn minh nữa Kết cấu chịu lực của ngôi nhà là kết cấu khung bêtông cốt thép chịu lực, tường xây xây chèn hoặc tường gạch chịu lực, máibằng, đúng như mẫu nhà chia lô trong các đô thị Nhà ở nông thôn vùng venbiển đã bị biến thái sang nhà chia lô phố một cách tự phát, mất dáng dấp củalàng quê xưa

1.2.2 Nhận xét rút ra những bất cập cần nghiên cứu giải quyết

Ngày nay, dưới tác động của đô thị hóa cấu trúc làng xã ven biểntruyền thống đã thay đổi cả về nội dung và hình thức Đối với không gian nhà

ở cũng biến đổi cho phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tếnông thôn Ngoài không gian nhà ở thuần nông đã nảy sinh thêm một sốkhông gian khác như nhà ở kết hợp với sản xuất thủ công, kết hợp làm kinh tếtrang trại, dịch vụ thương mại Các không gian nhà ở nông thôn (NƠNT)hiện đang phát triển tự phát, thiếu định hướng phá vỡ những giá trị khuônmẫu của cấu trúc không gian cũng như NƠNT truyền thống vùng ven biểncủa tỉnh Thanh Hóa, ảnh hưởng đến môi trường sống người dân nông thôn

Không gian kiến trúc NƠNT hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh,thuận tiện cho sinh hoạt, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống cũng như

kế thừa hình thức kiến trúc truyền thống, gắn bó hài hòa với khung cảnh thiênnhiên, tiết kiệm năng lượng, chống được tác động nắng, mưa, gió, bão ngàycàng gia tăng bởi tác động của biến đổi khí hậu biển, chưa giải quyết đượcmối quan hệ gắn bó mật thiết giữa không gian sản xuất, không gian côngcộng, không gian ở và sinh hoạt của từng hộ gia đình

Nguồn vật liệu truyền thống như gỗ, tường trình, mái ngói, mái lợp bổikhông còn dồi dào làm cho nét dân gian bị mai một Trong khi đó các dạng

Trang 33

vật liệu mới chưa thực sự phù hợp với điều kiện địa phương và đang bị sửdụng tràn lan tùy tiện, khung cảnh nông thôn ngày nay đang bị bê tông hóa.

Phương pháp hình thức thi công NƠNT hiện nay đang rập khuôn theohình mẫu nhà ống của đô thị, có nhiều đặc điểm không phù hợp với môitrường cảnh quan nông thôn

Xu hướng nhà xây chen trong các xóm làng hiện nay kiểu nhà đô thị dochưa chú ý thích đáng đến những yếu tố bất lợi về môi trường ở như nắngnóng, bão lụt nên không tiết kiệm năng lượng, chất lượng sống và thẩm mỹkiến trúc yếu kém, ảnh hưởng đến cảnh quan nông thôn, lại xuất hiện nhu cầucấp thiết về sử dụng nước máy, hầm xử lý chất thải

Ngoài ra vấn đề về quản lý, quy hoạch và phát triển NƠNT hiện nayvẫn thiếu sự quan tâm, một số nơi công tác này còn bị bỏ ngỏ, cán bộ hạn chế

về kinh nghiệm quản lý và kiến thức chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầucông tác

Từ những yếu tố kể trên việc đưa ra các loại hình không gian kiến trúcNƠNT phù hợp với giai đoạn hiện nay là hết sức cấp thiết Cần có sự quantâm của các cấp các ngành có liên quan

1.3 Tiểu kết chương 1

Kiến trúc NƠNT truyền thống vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa đượchình thành và phát triển gắn liền với môi trường thiên nhiên, vì thế khônggian kiến trúc NƠNT truyền thống ven biển có nhiều giá trị nghệ thuật tạohình cũng như giá trị thân thiện với môi trường nông thôn Nhờ đó NƠNT đãtồn tại hàng nghìn năm lịch sử và có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên,nương tựa vào thiên nhiên, tận dụng những ưu điểm và khắc phục nhữngnhược điểm của thiên nhiên để phát triển Những giá trị đó được biểu hiệnqua:

Trang 34

Ngày nay quá trình đô thị hóa, nhu cầu của xã hội và sự chuyển dịch cơcấu sản xuất nông nghiệp nông thôn đã làm biến đổi không gian nhà ở nôngthôn truyền thống là một quy luật phù hợp với thực tiễn khách quan Điều này

đã mang lại cho nông thôn nói chung và nông thôn ven biển nói riêng nhiềuđổi thay những mặt tích cực có thể qua:

- Nhà cửa nông thôn khang trang kiên cố, do sử dụng những dạng vậtliệu và phương thức xây dựng mới tính công nghiệp cao

- Tính tiện nghi của nhà ở nông thôn mới được đảm bảo, sử dụng cácthiết bị hiện đại

- Mang lại hiệu quả cho kinh tế hộ gia đình, do nhà ở chia lô bám lấycác trục chính đường làng

Tuy nhiên thực tế cho thấy, sự được thì ít mà cái mất thì nhiều, đặt ranhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết như:

- Nhà ở nông thôn hiện nay hầu như không quan tâm đến điều kiện giảiquyết khí hậu cho ngôi nhà, đón hướng gió mát và che hướng gió lạnh, hướng

có nhiều bức xạ mặt trời, như nhà ở nông thôn trước kia

- Do đất chia lô, bám mặt đường để kinh doanh nên diện tích đất nhỏ,không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt thường nhật của người dân, ảnh hưởngtới sức khỏe và tâm lý

- Kiến trúc pha tạp, không kế thừa được những giá trị kiến trúc, khiến

bộ mặt nông thôn ngổn ngang lộn xộn

- Từ không gian kiến trúc độc lập, dẫn đến hạn chế khả năng giao tiếpcủa người nông dân, lối sống đô thị đã phá vỡ những nét đẹp văn hóa truyềnthống lâu đời của làng quê truyền thống

Từ những phân tích nêu trên có thể thấy việc phát triển nông thôn trongthời kỳ mới còn tồn tại những mặt trái, những bất cập mang tính thời sự cầnđược giải quyết, việc đề xuất lựa chọn loại hình nhà ở đưa ra giải pháp cụ thể

Trang 35

cho nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn mới vùng venbiển tỉnh Thanh Hóa là rất cần thiết Điều này cũng phù hợp với nguyện vọngcủa người dân và phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

Trang 36

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở

NÔNG THÔN VÙNG VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA

2.1 Một số khái niệm và đặc điểm của nhà ở nông thôn

2.1.1 Khái niệm nhà ở nông thôn

Là loại nhà ở gia đình dành riêng cho những người nông dân làm nôngnghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn phát triển kinh tế chủ đạo của giađình nông thôn

Ngày nay, kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, nhu cầu về nhà ởtiện nghi ngày một đòi hỏi cao hơn, trong khi đó nhà ở nông thôn truyềnthống còn mang nhiều hạn chế về công năng, về điều kiện vệ sinh môi trường,

về chất lượng cuộc sống và kỹ thuật xây dựng Xã hội phát triển lên tầm caomới, đòi hỏi một nền kiến trúc nông thôn mới hiện đại nhưng phải mang bảnsắc địa phương được đặt ra Mặt khác, đời sống nông dân, nông thôn khôngcòn hoàn toàn dựa vào sản xuất nông nghiệp, mà đã tự vận động theo xuhướng công nghiệp hóa, hình thành ra nhiều mô hình cơ cấu sản xuất kinh tếnhư dịch vụ, sản xuất thủ công nghiệp, chế biến nông thổ sản… Do đó, quanđiểm về khái niệm NƠNT cũng nên hiểu theo tư duy mới, có thể được hiểunhư sau:

Nhà ở nông thôn là những loại nhà ở gia đình dành cho người nông dânsản xuất nông nghiệp, làm nghề dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,các nghề thủ công nghiệp và buôn bán kinh doanh hàng nông nghiệp Nóichung, là các loại hình nhà ở được xây dựng trong khu vực nông thôn và thụhưởng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn

Trích nguồn [Kiến trúc nhà ở nông thôn.Tác giả: PGS.TS.KTS.Nguyễn Đình Thi]

Trang 37

2.1.2 Khái niệm về tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn

Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn là việc nghiên cứu đưa ra bốcục các hạng mục công trình trong khuôn viên ở thuận tiện cho sinh hoạt, sảnxuất của hộ gia đình và đảm bảo vệ sinh môi trường Căn cứ vào yếu tố khíhậu từng vùng để chọn giải pháp bố cục mặt bằng, hướng nhà thích hợp Tổchức không gian kiến trúc nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán văn hoá- xãhội, truyền thống xây dựng từng vùng, miền Đáp ứng được các tiêu chí vềNƠNT đạt chuẩn Bộ Xây dựng

Trích nguồn [http://www.xaydung.gov.vn/]

2.1.3 Đặc điểm của nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Nhà ở nông thôn vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa thường có khuôn viênkhu đất nhỏ, diện tích thường chỉ khoảng 1 – 2 sào (350 – 700 m2), xungquanh khuôn viên nhà ở trồng các loại cây, hàng rào được làm sơ sài bằng cácthanh tre hoặc để trống có thể đi sang được nhà hàng xóm Nhà ở cũng chiathành hai không gian nhà chính và nhà phụ Xưa kia nhà chính thường quaymặt về hướng Nam, gồm 2 – 3 gian có chái hoặc không, được dựng bằng tre,nứa, mái lợp bằng cây cói, độ dày của mái lợp cói từ 0,5 – 0,9 m); tường váchtre, nứa đan phên, bên trong và bên ngoài vách phên trát bằng bùn nhuyễntrộn với rơm; nền nhà đắp bằng đất Gian giữa cả ngôi nhà cũng là nơi đặt bànthờ tổ tiên, phía trước có bộ chõng tre để tiếp khách, gian bên cạnh là phòngngủ của cả nhà (không có không gian riêng cho phụ nữ và con gái) Nhà phụcũng dựng bằng tre nứa, mái lợp rạ, vách nhà ở dùng đất sét trộn với cói chặtngắn nện chặt thành tường, độ dày từ 0,5 – 0,7 m Phần chuồng trại chăn nuôigia súc được sử dụng một phần bán mái kéo dài của nhà bếp xuống thấp gầnmặt đất Phía trước nhà là sân bằng đất đầm chặt, nhà có ao nhỏ hoặc cây ăntrái, trồng rau phía trước sân nhà

Trang 38

Xét về tiện nghi nhà ở tạm chia ra hai tiện nghi ngôi nhà của người giàu

và người nghèo, nhà của người nghèo kém tiện nghi hơn so với nhà giàu,chẳng hạn như không có hiên trong nhà hoặc nếu có thì hiên nhà cũng quáhẹp, không đảm bảo điều kiện sử dụng; chiều cao của ngôi nhà quá thấp, cáccửa sổ thường nhỏ, hẹp nên thiếu ánh sáng trong nhà; chiều cao những ngôinhà vùng ven biển cũng rất thấp, mục đích để tránh gió bão Tuy vậy, nhà ởlợp bằng rạ, cói với tường trình bằng đất lại mang lại một hiệu quả sử dụngrất tốt đó là đảm bảo mát về mùa hè và ấm vào mùa đông

2.2 Điều kiện tự nhiên khí hậu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng khoảng 17.000km², với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn Dọc bờ biển có 5 cửa lạchlớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào Đây cũng là những trung tâmnghề cá của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ Ở vùng cửa lạch là những bãi bồibùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồngcây chắn sóng và sản xuất muối Vùng biển, ven biển đóng vai trò hết sứcquan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của đất nước, với

sự ra đời của Khu kinh tế Nghi Sơn có nhiều dự án lớn đã và đang được triểnkhai đầu tư xây dựng như: dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn công suất

10 triệu tấn/năm, Trung tâm Nhiệt điện Nghi Sơn công suất 1200MW Cáchoạt động này đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng GDP của địa phươngcũng như của Quốc gia

Vùng bờ biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm phầnlục địa ven biển và phần biển ven bờ; theo đó, vùng bờ biển tỉnh Thanh Hoáđược lựa chọn như sau: phần lục địa ven biển tính theo ranh giới hành chínhcủa 6 huyện, thị xã ven biển bao gồm: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, thị xãSầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia; phần biển ven bờ tính tới độ sâu

Trang 39

khoảng 30 m nước, bao gồm cả các đảo ven bờ (nhóm đảo Hòn Mê -NghiSơn, Đảo Nẹ) Vùng biển ven bờ có tính đa dạng sinh học cao với sự phongphú của các hệ sinh thái (HST vùng cửa sông, HST rừng ngập mặn, rạn san

hô, vũng biển, ) tạo nên sự giàu có của nguồn tài nguyên sinh vật và điềukiện thuận lợi để khai thác, phát triển nguồn tài nguyên phi sinh vật (như tàinguyên vị thế, tài nguyên du lịch ) Hơn nữa, nơi đây còn có nguồn tàinguyên khoáng sản rất phong phú như sa khoáng ilmelit, zircon, vật liệu xâydựng, ) nên vùng đới bờ có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế bền vữngven biển và ven bờ Trích nguồn[Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biểntỉnh Thanh Hóa]

2.2.2 Điều kiện khí hậu

Khí hậu vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa nằm trong miền khí hậu Bắc ViệtNam, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Đông lạnh Khí hậu chialàm hai mùa rõ rệt là mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, ít mưa

Chế độ nhiệt: có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình nămkhoảng 23oC Nhiệt độ trung bình mùa Hè (tháng 5 - 9) là 25oC, tháng nóngnhất nhiệt độ lên đến 40oC; nhiệt độ trung bình mùa Đông (từ tháng 12 nămtrước đến tháng 3 năm sau) là 200C, tháng lạnh nhất có thể xuống đến 5oC; sốgiờ nắng cao, trung bình 1700 giờ/năm Tháng có số giờ nắng cao nhất (tháng7) là 225 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng 2) là 46 giờ

Chế độ gió: Vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai loạigió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam Gió mùa Đông Bắcthường xuất hiện vào mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau), bình quânmỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, làmnhiệt độ giảm xuống từ 5 - 10oC so với nhiệt độ trung bình năm Về mùa Hè(từ tháng 3 - 11) gió thịnh hành là Đông Nam mang theo hơi nước gây mưa

Trang 40

nhiều Riêng đầu mùa Hè thường xuất hiện gió Tây khô nóng (gió Lào) ảnhhưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Chế độ mưa: Lượng mưa khá lớn, trung bình năm từ 1600 - 1900 mm,nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa Mùa khô (từ tháng 12 - 4 nămsau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa mưa(từ tháng 5 - 11) tập trung tới 85% lượng mưa cả năm Mưa nhiều nhất vàotháng 8, lượng mưa có năm lên tới gần 900 mm Ngoài ra trong mùa nàythường có giông, bão kèm theo mưa lớn gây úng lụt cục bộ

Chế độ thủy triều: Có chế độ nhật triều đều Mùa Hè thủy triều lên lúc

7 giờ và xuống lúc 14 - 16 giờ chiều; mùa Đông thì ngược lại xuống lúc 6 - 9giờ và lên lúc 14 - 16 giờ Biên độ triều trung bình khoảng 1,2 - 1,6 mét, caonhất đạt 2 - 2,5 mét Chế độ thủy triều như vậy rất thích hợp cho các hoạtđộng du lịch tắm biển

Tóm lại, khí hậu vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa tuy có sự phân chia rõ

rệt theo mùa, nhưng do có tác động điều hòa của biển nên khí hậu tương đối

dễ chịu, mát vào mùa Hè, ít lạnh vào mùa Đông

Trích nguồn[Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa]

2.3 Cơ sở về điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa

2.3.1 Điều kiện phát triển kinh tế

- Nông Nghiệp

Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông nghiệp đangđược sử dụng khai thác

Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn

Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn:nguyên liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha

- Lâm Nghiệp

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Bá Đang (Chủ biên, 2000), Mẫu thiết kế xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mẫu thiết kế xây dựng các côngtrình cơ sở hạ tầng nông thôn
Nhà XB: NXB Xây dựng
3. Nguyễn Bá Đang (Chủ biên, 1995), Nhà ở nông thôn truyền thống và cải tiến, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà ở nông thôn truyền thống và cảitiến
Nhà XB: NXB Xây dựng
4. Tiến Đạt (2014), “Mẫu nhà ở chống lũ cho người dân ven biển”, Báo Nhân dân điện tử, số ngày 18/08/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mẫu nhà ở chống lũ cho người dân ven biển”, "BáoNhân dân điện tử
Tác giả: Tiến Đạt
Năm: 2014
5. Hội Kiến trúc sư Việt Nam (2010-2011), Cuộc thi thiết kế nhà ở vùng ngập lũ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc thi thiết kế nhà ở vùngngập lũ
6. Vũ Tam Lang (1986), Các loại hình kiến trúc cổ Việt Nam, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loại hình kiến trúc cổ Việt Nam
Tác giả: Vũ Tam Lang
Năm: 1986
8. Phạm Đức Nguyên (Chủ biên, 1998), Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Các giải pháp kiến trúc khí hậuViệt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
10. Nguyễn Đình Thi, Lê Hồng Dân (2008), Kiến trúc nhà ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ trong quá trình đô thị hoá - Thực trạng và hướng giải quyết, tham luận tại Hội thảo "Kiến trúc nông thôn thời kỳ đổi mới", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc nông thôn thời kỳ đổi mới
Tác giả: Nguyễn Đình Thi, Lê Hồng Dân
Năm: 2008
11. Nguyễn Đình Thi (2011), Kiến trúc nhà ở nông thôn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc nhà ở nông thôn
Tác giả: Nguyễn Đình Thi
Nhà XB: NXB Khoa học vàKỹ thuật
Năm: 2011
12. Nguyễn Đức Thiềm (2000), Góp phần tìm hiểu bản chất kiến trúc truyền thống, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu bản chất kiến trúc truyềnthống
Tác giả: Nguyễn Đức Thiềm
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2000
13. Nguyễn Đức Thiềm (2002), “Suy nghĩ về cải tạo phát triển nhà ở nông thôn Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về cải tạo phát triển nhà ở nôngthôn Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”,"Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đức Thiềm
Năm: 2002
14. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2004) Địa chí Thanh Hóa (tập 1), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Thanh Hóa (tập 1)
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
15. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2004), Địa chí Thanh Hóa (tập 2), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Thanh Hóa (tập 2)
Tác giả: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2004
16. Phạm Văn Trình (1991), Nhà ở tại các vùng khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà ở tại các vùng khí hậu Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Trình
Nhà XB: NXBKhoa học và Kỹ thuật
Năm: 1991
17. Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (1994), Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam
Tác giả: Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 1994
18. Chu Quang Trứ (1999), Kiến trúc dân gian truyền thống, NXB Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc dân gian truyền thống
Tác giả: Chu Quang Trứ
Nhà XB: NXB Mỹthuật
Năm: 1999
19. Viện nghiên cứu kiến trúc (1997), Kiến trúc và khí hậu nhiệt đới Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc và khí hậu nhiệt đới ViệtNam
Tác giả: Viện nghiên cứu kiến trúc
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 1997
20. Ứng dụng bản đồ trực tuyến Wikimapia: http://wikimapia.org Link
21. Website cổng thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa:http://www.thanhhoacity.gov.vn/ Link
22. Website của Cục di sản văn hóa Việt Nam: http://www.dch.gov.vn 23. Website Tạp chí quy hoạch đô thị: http://www.ashui.com/mag/ Link
7. Vũ Tam Lang, Kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w