Tuy nhiênhiệu quả vẫn chưa thực sự cao do các biện pháp giáo viên sử dụng nhằm pháttriển khả năng sáng tạo cho trẻ còn mang tính rập khuôn, máy móc; hạn chếtrong cách xây dựng môi trường
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ SẮP XẾP THEO QUY LUẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ SẮP XẾP THEO QUY LUẬT
Chuyên ngành: Giáo dục học mầm non
Mã số: 60.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân trọng cảm ơn các thày, cô giáo trong khoa Giáo dục mầm non - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học, Trung tâm thư viện và các phòng, ban khác của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Ban giám hiệu, các cô giáo và các cháu trường mầm non Mầm Xanh - Hà Nội, Chim Non - Hà Nội, Cốc Hóa - Thái Nguyên, Sao Bé Thơ - Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến cô giáo hướng dẫn - PGS TS Đỗ Thị Minh Liên - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Ngô Thị Phương Thảo
Trang 4MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 HTBTTSD Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng
Bảng 2.2 Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện của tính sáng tạo
của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động sắp xếp theo quy luật 47
Trang 5Bảng 2.3 Thực trạng các dạng quy luật được giáo viên sử dụng trong hoạt
động dạy trẻ 5 - 6 tuổi sắp xếp theo quy luật 48
Bảng 2.4 Thực trạng mức độ sử dụng các phương tiện dạy học trong hoạt
động dạy trẻ 5 - 6 tuổi sắp xếp theo quy luật 50
Bảng 2.5 Thực trạng việc sử dụng các hình thức dạy học nhằm phát triển
khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắpxếp theo quy luật 51
Bảng 2.6 Thực trạng việc sử dụng các biện pháp phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quyluật 53
Bảng 2.7 Thực trạng mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6
tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật 59
Bảng 4.1 Mức độ sáng tạo của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC trước TN trong
hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật 84
Bảng 4.2 Mức độ sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm TN và nhóm ĐC trước
và sau TN hình thành 86
Bảng 4.3 Kiểm định kết quả TN ở nhóm TN và nhóm ĐC sau TN 92 Bảng 4.4 Kiểm định kết quả TN ở nhóm TN trước và sau TN 93
Trang 6DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Thực trạng mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6
tuổi 59
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật 79
Biểu đồ 4.1 Mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm
Trang 7
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ 6
SẮP XẾP THEO QUY LUẬT 6
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về tính sáng tạo của các nhà tâm lý – giáo dục nước ngoài 6
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tính sáng tạo ở Việt Nam 12
1.2 Cơ sở lý luận của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật 15
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 15
1.2.2 Quá trình sáng tạo 20
1.2.3 Tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 28
1.2.4 Hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật ở trường mầm non32 1.2.5 Hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật ở trường mầm non với việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
Trang 8SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ
SẮP XẾP THEO QUY LUẬT 41
2.1 Những vấn đề chung 41
2.1.1 Khách thể điều tra 41
2.1.2 Mục đích điều tra 41
2.1.3 Nội dung điều tra 41
2.1.4 Thời gian điều tra: 41
2.1.5 Các phương pháp điều tra 41
2.2 Các tiêu chí và thang đánh giá 42
2.2.1 Tiêu chí đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ 42
2.2.2 Cách đánh giá 42
2.2.3 Thang đánh giá 43
2.3 Phân tích kết quả điều tra thực trạng 43
2.3.1 Thực trạng nội dung chương trình dạy trẻ sắp xếp theo quy luật nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi 43
2.3.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật 45
2.3.3 Thực trạng việc sử dụng các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật 53
2.3.4 Thực trạng mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62
Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SÔ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ SẮP XẾP THEO QUY LUẬT 63
3.1 Các nguyên tắc xây dựng một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật 63
Trang 93.1.1 Nguyên tắc 1: Các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật cần căn cứ vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục đích chương trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ nói riêng 63 3.1.3 Nguyên tắc 3: Các biện pháp cần hướng tới việc phát triển khả năng độc lập, phát huy tính tích cực nhận thức trong quá trình học, cũng như đảm bảo tính cá biệt hóa trong dạy trẻ 65 3.1.4 Nguyên tắc 4: Các biện pháp cần đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 66 3.2 Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
5 - 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật 66 3.2.1 Biện pháp 1: Sử dụng hành động mẫu kết hợp với câu hỏi mở nhằm giúp trẻ nhận biết mô hình sắp xếp theo quy luật 67 3.2.2 Biện pháp 2: Sử dụng các bài tập đa dạng và phức tạp dần nhằm củng cố và mở rộng về các quy luật sắp xếp 70 3.2.3 Biện pháp 3: Sử dụng các tình huống có vấn đề nhằm kích thích hứng thú nhận thức, tích cực hoạt động và rèn luyện kỹ năng sắp xếp theo quy luật 72 3.2.4 Biện pháp 4: Tạo môi trường hoạt động với các nguyên vật liệu phong phú nhằm kích thích ý tưởng và khả năng sáng tạo của trẻ 76 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80 Chương 4 THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ SẮP XẾP THEO QUY LUẬT 81
4.1 Những vấn đề chung 81 4.1.1 Mục đích thực nghiệm 81
Trang 104.1.2 Nội dung thực nghiệm 81
4.1.3 Thời gian, địa điểm thực nghiệm 81
4.1.4 Mẫu thực nghiệm 81
4.2 Các tiêu chí và thang đánh giá 82
4.3 Quy trình tổ chức thực nghiệm 82
4.5 Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm 83
4.5.1 Kết quả khảo sát trước thực nghiệm 83
4.5.2 Kết quả khảo sát sau thực nghiệm 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 102
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động sáng tạo là một vấn đề quan trọng, gắn liền với lịch sử tồntại, phát triển của đời sống con người và xã hội loài người Từ việc tìm ra lửa,chế tạo công cụ bằng đá thô sơ đến việc sử dụng năng lượng, chinh phục vũtrụ hoạt động sáng tạo của loài người không ngừng được thúc đẩy, đồngthời góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội Sáng tạo không thể tách rời tư duy.Chính tư duy sáng tạo với chủ thể là con người đã tạo ra các giá trị vật chất,tinh thần, các thành tựu khoa học kỹ thuật vĩ đại về mọi mặt trong cuộc sống
và tạo ra nền văn minh nhân loại
Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của trí tuệ Sáng tạo là nguồn tài nguyênđặc biệt và cơ bản của con người Chính vì vậy, giáo dục và rèn luyện tínhsáng tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giáo dục nói chung và giáodục mầm non nói riêng, như nhà triết học – giáo dục vĩ đại người Mỹ JohnDewey (1859 – 1952) nhận xét: "Mục đích giáo dục trẻ em không phải làthông tin về những giá trị của quá khứ, mà là sáng tạo những giá trị mới củatương lai"
Dạy trẻ sắp xếp theo quy luật là một trong những nội dung của họcphần “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” Đây là hoạtđộng chiếm ưu thế giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy logic, sáng tạo, khảnăng quan sát, phán đoán; góp phần thực hiện mục tiêu chung là phát triểntoàn diện nhân cách cho trẻ Trong quá trình hoạt động, trẻ nhận ra và nắm bắtđược quy luật sắp xếp của các đối tượng cũng như các quy luật phong phútrong cuộc sống Trên cơ sở đó, trẻ có thể áp dụng nhằm giải quyết tình huốngthực tế, nhờ đó việc học trở nên thú vị và có ý nghĩa hơn; phát triển các kỹnăng toán học, tư duy logic và bước đầu học được cách thiết lập trật tự cuộcsống của mình
Trang 12Trên thực tiễn giáo dục mầm non, các giáo viên đã quan tâm đến việcphát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong các hoạt động giáo dụcnói chung và hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật nói riêng Tuy nhiênhiệu quả vẫn chưa thực sự cao do các biện pháp giáo viên sử dụng nhằm pháttriển khả năng sáng tạo cho trẻ còn mang tính rập khuôn, máy móc; hạn chếtrong cách xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ
Chính vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phát
triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật” để nghiên cứu các vấn đề lý luận, tìm hiểu thực trạng và đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển khả năng sáng tạocho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động này
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện phápphát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạytrẻ sắp xếp theo quy luật, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển trítuệ nói riêng và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ nói chung
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạtđộng dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi tronghoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
4 Giả thuyết khoa học
Khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động sắp xếp theo quyluật còn chưa cao Có thể phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ nếu chúng tanghiên cứu và xây dựng được một số biện pháp dạy học hợp lý, phù hợp với
Trang 13đặc điểm nhận thức của trẻ cũng như đặc thù của quá trình dạy trẻ sắp xếptheo quy luật
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
5.2 Nghiên cứu thực trạng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
5.3 Xây dựng một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
5.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm các biện pháp phát triển khả
năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
đã xây dựng
6 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài chủ yếu chỉ nghiên cứu một số biện pháp phát triển khảnăng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luậttrong hoạt động làm quen với toán theo 2 chủ đề: Chủ đề “Gia đình” và chủ
đề “Bản thân”
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi thực hiện việc thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp cáctài liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra
Chúng tôi xây dựng các phiếu điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng nhậnthức và việc sử dụng các biện pháp để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 –
6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật tại một số trường mầmnon
Trang 147.2.2 Phương pháp quan sát
- Chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát, ghi chép lại các biện pháp
sư phạm mà giáo viên sử dụng để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 –
6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật trong hoạt động làmquen với toán
- Chúng tôi quan sát các biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi
trong một số hoạt động sắp xếp theo quy luật; quan sát, ghi chép quá trình trẻthực hiện các bài tập khảo sát trong phạm vi đề tài nhằm đánh giá, phân tíchđặc điểm, mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động sắpxếp theo quy luật
7.2.3 Phương pháp trao đổi, đàm thoại
- Chúng tôi tiến hành trao đổi, đàm thoại trực tiếp với một số giáo
viên phụ trách lớp 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non nhằm tìm hiểu kinhnghiệm, ý kiến, các khó khăn, vướng mắc cũng như nhu cầu, nguyện vọngcủa giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển khả năng sáng tạocho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
- Chúng tôi trao đổi, đàm thoại cùng trẻ để tìm hiểu ý tưởng, nhu cầu,
khả năng và thái độ của trẻ khi tham gia hoạt động sắp xếp theo quy luật
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số nhóm lớp đểkiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp phát triển khả năng sángtạo cho trẻ 5 – 6 tuổi đã xây dựng
7.2.5 Phương pháp khảo sát
Chúng tôi tiến hành xây dựng các bài tập khảo sát khả năng sáng tạocủa trẻ trong hoạt động sắp xếp theo quy luật với thang điểm 10 và tiến hànhcho trẻ thực hiện bài tập đó nhằm đánh giá mức độ phát triển khả năng sángtạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động sắp xếp theo quy luật
Trang 157.2.5 Phương pháp nghiên cứu, phân tích sản phẩm
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích nội dung kế hoạch, giáo áncủa giáo viên, các sản phẩm hoạt động sắp xếp theo quy luật của trẻ nhằmđánh giá hiệu quả các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng khi tổ chức hoạtđộng và mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạtđộng sắp xếp theo quy luật
7.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Chúng tôi sử dụng các công thức toán thống kê nhằm xử lý các số liệuthu được trong quá trình nghiên cứu đề tài
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc phát triển khả năng sáng tạo cho
trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
Chương 3: Xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm một số biện pháp phát triển khả
năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ
SẮP XẾP THEO QUY LUẬT 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về tính sáng tạo của các nhà tâm lý – giáo dục nước ngoài
Sáng tạo là một vấn đề được các nhà khoa học ở nhiều nước và nhiềulĩnh vực quan tâm nghiên cứu đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau Trướcđây khi nghiên cứu vấn đề sáng tạo, người ta chỉ tập trung mô tả, giải thíchhoạt động sáng tạo dựa trên cơ sở tiểu sử, hồi ký, các tác phẩm văn học mangtính tự thuật cá nhân chứ chưa đi sâu nghiên cứu quy luật, bản chất của hoạtđộng sáng tạo Trong khi đó, sáng tạo không chỉ có ở những tác phẩm vĩ đạicủa những thiên tài mà ở mỗi cá nhân, mỗi lứa tuổi đều tiềm ẩn những khảnăng sáng tạo nhất định
Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền văn minh nhân loại thì hoạt động sángtạo của con người đã tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần, các thành tựu về mọimặt và tạo ra nền văn minh nhân loại Do vậy có thể nói hoạt động sáng tạoluôn gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người
Vào thế kỷ thứ III, Pappus của Alaxandria - nhà toán học vĩ đại của HyLạp cổ đại, người chính thức đặt nền móng khởi đầu cho khoa học về tư duysáng tạo, gọi khoa học này là Heuristics (Ơristic) Heuristics theo cách hiểu
lúc đó là khoa học về các phương pháp và quy tắc sáng chế, phát minh trongmọi lĩnh vực như: khoa học kĩ thuật, nghệ thuật, văn học, chính trị, toán học,quân sự… Sau Pappus, các nhà toán học và triết học nổi tiếng như Descartes,Leibnitz đã cố gắng xây dựng và phát triển Heuristics một cách hệ thống
Trang 17Nhưng do cách tiếp cận quá chung chung và không có nhu cầu xã hội cáchbách, Heuristics dần dần bị lãng quên.
Giữa thế kỷ XIX, các nhà xã hội học đã có những nghiên cứu đầu tiên
và đóng góp to lớn vào việc giải quyết vấn đề sáng tạo Họ cho rằng, bản chấtcủa tính tích cực sáng tạo là hoạt động tưởng tượng, nhờ hoạt động tưởngtượng mà kích thích khả năng sáng tạo
Mãi đến thế kỷ XX, với sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực khoahọc và nhu cầu của xã hội thì lĩnh vực sáng tạo đã được quan tâm và nghiêncứu Các nhà khoa học Mỹ đã khẳng định rằng, việc đưa ra và bồi dưỡngnhững nhân cách sáng tạo là vấn đề có ý nghĩa quốc gia, bởi vì "hoạt độngsáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến sự tiến bộ khoa học, mà còn đếntoàn bộ xã hội nói chung Và dân tộc nào biết nhận ra những nhân cách sángtạo một cách tốt nhất, biết phát triển họ và biết tạo ra được một cách tốt nhấtcho họ những điều kiện thuận lợi nhất, thì dân tộc đó sẽ có những ưu thế lớnlao" Đây cũng là thời kỳ bắt đầu xuất hiện nhu cầu nghiên cứu hoạt độngsáng tạo trong khuôn khổ của sự phát triển tâm lý, của sự phát triển trí tuệ
Những năm đầu thế kỷ XX, người ta đánh giá rất cao công trình nghiêncứu về sáng tạo trên những học sinh giỏi của nhà tâm lý học người Mỹ LewisTerman (1877 - 1956) Sau đó ông tiếp tuc nghiên cứu các lĩnh vực, rút ranhững kết luận chung của sáng tạo như: sản phẩm của sáng tạo, môi trườngsáng tạo…
Năm 1942, ở Mỹ xuất bản cuốn sách đầu tiên về sáng tạo của AlexFaickney Osbron, trong đó ông trình bày "kỹ thuật động não"(brainstorming)như là "Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải chovấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảysinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định" Phương phápnày dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề, hhoạt động
Trang 18bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp áncăn bản cho nó.
Những năm 1950 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về sáng tạobắt đầu nở rộ và có hệ thống Người có công lớn là nhà tâm lý học người MỹJ.P.Guilford Ông đưa ra mô hình phân định cấu tạo trí tuệ gồm 2 khối cơ bản:trí thông minh và sáng tạo Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm: tư duy hội
tụ và tư duy phân kỳ Trong đó, tư duy hội tụ (convergent thinking) là kiểu tưduy theo một chiều định sẵn, rập khuôn; tư duy phân kỳ (divergent thinking)
là kiểu tu duy rộng ra, tìm ra nhiều lời giải, nhiều phương án vượt ra khỏikhuôn khổ ban đầu Đây là kiểu tư duy cả người sáng tạo Ông xem sáng tạo
là một thuộc tính của tư duy, là một phẩm chất của quá trình tư duy và nhấnmạnh ý nghĩa của hoạt động sáng tạo, thậm chí sáng tạo là chỉ báo quan trọnghơn là trí thông minh về năng khiếu, tiềm năng của một người Ông cho rằng:Không phải người có chỉ số IQ cao có nghĩa là có khả năng sáng tạo cao,người có chỉ số IQ thấp thì có khả năng sáng tạo thấp Sáng tạo không giớihạn ở các thiên tài mà có ở tất cả mọi người với những mức độ khác nhau.Ông là người đi tiên phong trong nghiên cứu hiện đại về tâm lý của sự sángtạo Năm 1967, ông xây dựng một số thí nghiệm để đo lường tính sáng tạo.Ông đề cao ý nghĩa của hoạt động sáng tạo và khuyến khích các nhà tâm lýhọc tham gia nghiên cứu hoạt động này
Ở giai đoạn này, tiếp tục có những nghiên cứu vấn đề sáng tạo với cáctên tuổi lớn như: Holland (1959), May (1961), D.W.Mackinnon (1962),Yahamoto Kaoru (1963), E.P.Torrance (1962, 1963, 1965, 1979, 1995)… vàmột số tác giả người Mỹ như: Barron (1952, 1955, 1981, 1995), Getzels(1962, 1975)… Nội dung của các nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến một sốvấn đề cơ bản của hoạt động sáng tạo như: tiêu chuẩn cơ bản của hoạt độngsáng tạo, sự khác biệt giữa sáng tạo và không sáng tạo, bản chất và quy luật
Trang 19của hoạt động sáng tạo, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo và kích thích hoạtđộng sáng tạo, những thuộc tính nhân cách của hoạt động sáng tạo… đã tạonên sự phong phú và đa dạng của nền tâm lý học sáng tạo thế giới.
Các tác giả của Liên Xô cũng có nhiều cuộc hội thảo quốc tế được tổchức bàn về vấn đề sáng tạo, tư duy sáng tạo, có nhiều công trình nghiên cứu
về lĩnh vực sáng tạo của con người Có thể kể đến như: A N Luck nghiêncứu những vấn đề chung về hoạt động sáng tạo; Ia A Panomariov và O K.Chikhomirov coi tư duy gắn với sáng tạo, nghiên cứu, so sánh cách giải quyếtvấn đề của con người và của robot, khẳng định tiềm năng sáng tạo của conngười; X L Rubinxtein và L X Vugotxki nhấn mạnh ảnh hưởng qua lại của
tư duy và tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo; N A Mensinxkia, D N.Bogoialenxky lại tập trung nghiên cứu, phân tích tầm quan trọng của sáng tạo,mối quan hệ của sáng tạo với quá trình tiếp thu tri thức; V N Puskin quantâm tới những vấn đề lý luận và thực hành tư duy sáng tạo, mối quan hệ của
tư duy sáng tạo với hoạt động vô thức; N G Alexayev, E M Miarsky nghiêncứu vấn đề tư duy sáng tạo trong nhà trường, vấn đề giáo dục, phát triển sángtạo cho học sinh…
Nổi bật là công trình nghiên cứu của Genrich Saulovich Altshuller(1926 - 1998), ông là người khai sinh ra phương pháp luận sáng tạo (TRIZ)giúp canh tân, sáng chế sản phẩm mới trong khoảng thời gian ngắn nhất Theoông, có những phương pháp nhất định, giúp con người có thể học rất tự nhiên,không hề gò bó, nhưng có thể mang lại cho họ khả năng nhạy bén và sáng tạohơn hẳn Phương pháp luận này được gọi là "TRIZ hiện đại", được các nướcphát triển như Mỹ, Đức, Nhật đánh giá rất cao "Phong trào TRIZ" lúc đầuhình thành và phát triển ở Liên Xô, sau đó lan ra các nước xã hội chủ nghĩakhác trong đó có Việt Nam
Trang 20Nhìn chung, các nhà tâm lý học Liên Xô đã đạt được nhiều kết quảtrong việc nghiên cứu về vấn đề sáng tạo, quá trình sáng tạo, nhân cách sángtạo, năng lực và phát triển năng lực sáng tạo.
Bên cạnh những nghiên cứu về tính sáng tạo của con người nói chung,
có nhiều nhà khoa học còn đi sâu vào nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ
em Bởi muốn cho đứa trẻ trở thành nhà sáng chế trong tương lai thì nó phảiđược đào tạo từ khi ngồi trên ghế nhà trường
Trong cuốn "Những khám phá về tư duy sáng tạo ở đầu tuổi học"(1963), tác giả E P Torrance cho rằng: Tư duy sáng tạo có sự độc lập nhấtđịnh với trí tuệ Những trẻ rất sáng tạo cũng thường rất thông minh, songnhững trẻ rất thông minh thì lại ít sáng tạo Sáng tạo là quá trình xác định giảthuyết, nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả Theo ông, sáng tạo là một quátrình, do vậy sáng tạo bao giờ cũng có mở đầu (xác định giả thuyết, ý tưởngsáng tạo xuất hiện), diễn biến (nghiên cứu) và kết thúc (tạo ra kết quả) Trongquá trình sáng tạo con người phải cân nhắc, đánh giá những điều kiện kháchquan, chủ quan, khám phá tìm tòi ra những giả thuyết rồi thử đi thử lại (kiểmtra các giả thuyết) và cuối cùng trực tiếp hay gián tiếp tìm ra kết quả Theoông, để đo tính sáng tạo cần căn cứ vào bốn thuộc tính (chỉ số) của nó như:thuần thục (fluency), linh hoạt (flexibility), tỉ mỉ (elaboration), độc đáo(originality) Ông cho rằng bất kể con người nào cũng có tiềm năng sáng tạo,chỉ ở mức độ khác nhau mà thôi Khi có điều kiện thì tiềm năng ấy được bộc
lộ ra một cách thuận lợi và phát triển tốt
Theo tác giả Omizumi Kagayaki trong cuốn "Phương pháp luyện trínão" (1991), để có tư duy sáng tạo cần biết gạt bỏ những hiểu biết về kiếnthức thông thường và những kinh nghiệm trong quá khứ để suy nghĩ khỏi bị
lệ thuộc, từ đó làm cho tính sáng tạo trong tư duy không hạn chế Con người
có sức sáng tạo phong phú thường là những người rất thích thú các trò chơi về
Trang 21não bộ như: câu đố, ảo thuật, truyện vui… Trong đó, câu đố và trò chơi làhình thức không thể thiếu được để rèn luyện trí óc vì nó chứa đựng trong đónhững nguyên liệu về rèn khả năng trực giác, quan sát, suy luận, phân tích vàkhả năng sáng tạo của con người.
Trong cuốn "Tư duy của học sinh" (1970), M N Sacdacop đã kháiquát: Tư duy là quá trình tâm lý mà nhờ nó con người không những tiếp thuđược những tri thức khái quát mà còn tiếp tục nhận thức và sáng tạo cái mới
Tư duy không chỉ dừng ở mức độ nhận thức mà còn là hoạt động sáng tạo, tạo
ra những tri thức mới, rồi chính từ những tri thức này lại là cơ sở để hìnhthành những khái niệm, quy luật và quy tắc mới
Trong "Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi" (1985), L X.Vugotxki đưa ra nhận định: nếu chúng ta nhìn vào hành vi con người, có hailoại hình hoạt động cơ bản: tái hiện và sáng tạo Loại hình sáng tạo được hiểu
là bất cứ hoạt động nào của con người mà kết quả không chỉ là sự tái hiệnnhững ấn tượng hoặc hành động đã có trong kinh nghiệm của nó, mà tạo nênnhững hình tượng hay hành động mới Khẳng định sự sáng tạo có mặt trongmọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần Đồng thời ông cho rằng "mọihoạt động của trí tưởng tượng bao giờ cũng rất dài" Do đó, hoạt động sángtạo giúp trẻ có cơ hội được bộc lộ và viết nên lịch sự tưởng tượng của mình
Sự phát triển của trí tưởng tượng ấy sẽ là yếu tố quan trọng giúp trẻ trở thànhngười sáng tạo sau này
Những nghiên cứu về khả năng sáng tạo của trẻ em còn có một số tácgiả như Jackson và Getzels Qua những thực nghiệm, các nhà khoa học đã chỉ
ra rằng, đa số các học sinh có tính sáng tạo cao trong học tập thường có cácliên tưởng khác lạ so, tách khỏi với chủ đề mà thày cô giáo đưa ra, chúngthường giữ bản sắc riêng cho mình Hai ông cũng đã cố gắng đo mối quan hệgiữa tư duy sáng tạo và trí thông minh, chỉ ra rằng mối tương quan giữa
Trang 22chúng không cao Cùng chung với quan điểm này M C Guires (1963) vàFlesohers (1963) cho rằng, những trẻ có chỉ số thông minh cao thường có kiểu
tư duy không thích hợp với cách tư duy sáng tạo
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tính sáng tạo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động liên quan đến khoa học và tư duy sáng tạo đượcbắt đầu quan tâm và phát triển vào những năm 1970 Các hoạt động này banđầu mang tính chất tự phát, dựa trên nhiệt tình, long say mê, tìm tòi và sángkiến của một số cá nhân, đoàn thể và cơ quan, các nghiên cứu về sáng chếcũng không nhiều
Tác giả Đức Uy trong cuốn "Tâm lý học sáng tạo" (1999) không chỉ đivào chi tiết cấu trúc, các thành phần, yếu tố của tư duy sáng tạo mà hệ thốnghóa các thành tựu về tâm lý học sáng tạo, giúp người đọc hiểu thế nào là sángtạo, vì sao con người vốn có bản tính đổi mới, sáng tạo và làm gì để phát hiện
và tăng cường năng lực sáng tạo của cá nhân và cộng đồng
Trong cuốn "Tâm lý học sáng tạo" (1996), tác giả Nguyễn Huy Tú chorằng: sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề Quátrình này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sởkinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độcđaó, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội Ở đó người sáng tạo gạt bỏđược các giải pháp truyền thống để đưa ra những giải pháp mới độc đáo vàthích hợp cho vấn đề đặt ra Cuốn sách cũng tập trung vào các vấn đề chungcủa sáng tạo như: thế nào là sáng tạo, quá trình sáng tạo, sản phẩm sáng tạo
Theo Nguyễn Cảnh Toàn, để tạo ra những con người năng động sángtạo, cần có phương pháp dạy học cải tiến, đặt trọng tâm vào rèn luyện khảnăng "phát hiện vấn đề", rèn luyện và phát huy tư duy sáng tạo của người học,nhất là tư duy biện chứng thông qua lao động tìm tòi "cái mới"
Trang 23Các tác giả Tôn Thân (1995), Trần Luận (1995, 1996), Phạm VănHoàn nghiên cứu vấn đề sáng tạo trong cấp trung học phổ thông, trung học
cơ sở và giáo dục tiểu học Giữa họ đều có chung quan điểm: tư duy sángtạo là dạng tư duy độc lập, không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có;tạo ra ý tưởng mới, độc đáo bởi mỗi sản phẩm đều mang dấu ấn của cá nhântạo ra nó và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao Sáng tạo có nghĩa là tạo racái mới, biểu hiện của tư duy sáng tạo là không rập khuôn cái cũ, biết thayđổi các biện pháp giải quyết vấn đề, thấy được mối liên hệ khăng khít giữanhững sự kiện trông bề ngoài tưởng chừng xa lạ để tìm ra những phươngpháp giải quyết đúng, gọn và hay
Bên cạnh đó, có một số tác giả khác như: Phan Dũng với "Phươngpháp luận sáng tạo và đổi mới" (2004) giới thiệu tổng quan về phương phápluận sáng tạo và đổi mới, phương pháp thử và sai, các kết quả đạt được tronglĩnh vực này Phạm Thành Nghị với "Một số vấn đề về tâm lý học sáng tạo"(2010) trình bày khá hệ thống về bản chất của sáng tạo, quá trình sáng tạo,các yếu tố ảnh hưởng đến sáng tạo, vấn đề giáo dục, phát triển tính sáng tạocho học sinh…
Trong lĩnh vực giáo dục mẫu giáo, gần đây đã đề cập đến như: "Ảnhhưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6tuổi", "Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ em trong hoạt động tạo hình",
"Mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và sự phát triển tính sáng tạo tronghoạt động tạo hình của trẻ 5 - 6 tuổi", 'Tổ chức hoạt động tạo hình theo hướngphát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ" của tác giả Lê Thị Thanh Thủy.Những nghiên cứu này của tác giả đã đóng góp cơ sở lý luận quan trọng trongviệc nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ mầm non; giáo dục và phát triển khảnăng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình; tổ chức môi trường hoạt động
và đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động nghệ thuật tạo hình;
Trang 24xây dựng nội dung và các biện pháp tổ chức hoạt động nhằm phát huy tínhtích cực, sáng tạo của trẻ
Ngoài ra, còn một số luận văn thạc sĩ như: "Nghiên cứu mức độ sángtạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động tạo hình" của Nguyễn Thị Yến; "Một sốbiện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong vận động theonhạc ở trường mầm non" của Lê Thị Hoàng Trang; "Tiềm năng sáng tạo vàbiểu hiện của nó trong vận động theo nhạc của trẻ 5 - 6 tuổi" của Phạm ThuHương; "Phát huy tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép, xâydựng từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu" của Vũ Thị Kiều Trang;
"Một số biện pháp bồi dưỡng khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông quahoạt động vẽ theo ý thích" của Nguyễn Thị Ngọc Kim; "Xây dựng môi trườngchơi nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vaitheo chủ đề" của Nguyễn Thị Lan Hương; "Biện pháp tổ chức trò chơi lắpghép, xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi" của Trần ThịQuý… Các tác giả này đều tập trung vào việc nghiên cứu tính sáng tạo của trẻmầm non, một số biện pháp bồi dưỡng và phát huy khả năng sáng tạo của trẻtrong các lĩnh vực tạo hình, âm nhạc, trò chơi đóng vai
Như vậy, có thể thấy rằng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu vềtính sáng tạo của các nhà khoa học trong và ngoài nước với các tiếp cận đadạng Nhìn chung, phần lớn các công trình chủ yếu đi vào nghiên cứu bảnchất của sự sáng tạo, mối quan hệ giữa sáng tạo với trí thông minh, nghiêncứu quá trình giáo dục sáng tạo hoặc đề cập đến khả năng sáng tạo của trẻtrong một số lĩnh vực âm nhạc, tạo hình Tuy nhiên, chưa có công trình nào
đi sâu vào nghiên cứu riêng quá trình phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5
-6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật một cách cụ thể Do đó,bên cạnh việc tìm hiểu các công trình lý luận, nghiên cứu về khả năng sángtạo nói chung của độ tuổi này, đề tài "Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 -
Trang 256 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật" sẽ còn góp phần bổsung, hệ thống hóa lại các công trình lý luận nghiên cứu về sự phát triển khảnăng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng, trẻ mẫu giáo nói chung và hướngđến nhiệm vụ cụ thể là đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển khả năngsáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động.
1.2 Cơ sở lý luận của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Phát triển
Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm "phát triển" được hiểu là "Sự vậnđộng tiến triển theo chiều hướng tăng lên", là "Biến đổi hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp"
Theo quan điểm biện chứng về sự phát triển: phát triển là một phạmtrù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từkém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Phát triển là quá trình tự thân của mọi sựvật, hiện tượng Do vậy, phát triển là một quá trình khách quan, độc lập với ýthức của con người
Cũng theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triểnnằm ngay bên trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của sự vật quy định Sựphát triển là quá trình thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất cũng nhưcấu trúc của sự vật, hiện tượng, là quá trình nảy sinh cái mới, hủy diệt cái cũ
do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật, hiệntượng Phát triển còn là sự biểu hiện hàng loạt sự biến đổi kế tiếp của sự vật,hiện tượng qua các giai đoạn khác nhau
Theo quan điểm duy vật biện chứng này thì sự phát triển mọi mặt củađứa trẻ chỉ xảy ra khi tạo cho nó cái mới chưa hề có trước đó Đó là cái mới
về chất lượng khiến cho cái cũ vốn của của nó phải được cấu tạo lại chứ
Trang 26không phải cộng thêm vào Nói cách khác, phát triển phải có những bướcnhảy vọt đánh dấu một bước chuyển tiếp cụ thể trong chất của đứa trẻ.cao, từđơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn về chất của sựvật, hiện tượng.
Như vậy, theo chúng tôi: Phát triển là sự vận động đi lên của sự vật,hiện tượng từ thấp đến
Hướng thứ hai, khả năng được xem xét trên phương diện như là mộtnăng lực phẩm chất của cá nhân Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do HoàngPhê chủ biên thì khả năng vừa là "cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trongđiều kiện nhất định", vừa là "cái vốn có về vật chất và tinh thần để có thể làmđược việc gì"
Cũng theo hướng xem xét khả năng như là một năng lực của một cánhân, Từ điển ngôn ngữ của Đại học Glasgow định nghĩa: "Khả năng là nănglực thực hiện một nhiệm vụ nào đó, được xem xét cả về mặt thể chất và tinhthần, thậm chí cả khả năng về mặt đáp ứng các yêu cầu mang tính vật chất" vàchỉ ra nó có các đặc điềm sau đây:
Thứ nhất, khả năng là đa chiều và chỉ có một số khía cạnh của nó cóthể đo được
Thứ hai, khả năng là sự kết hợp của những thiên hướng di truyền cộnghưởng với môi trường, cá tính và các yếu tố theo ngữ cảnh
Trang 27Thứ ba, khả năng là phát triển Điều này có nghĩa rằng những gì đượcxem là khả năng cao với trẻ nhỏ có thể sẽ là có sự khác biệt nếu đặt trong địa
1.2.1.3 Sáng tạo
Có nhiều quan niệm khác nhau về sáng tạo như:
Quan niệm duy tâm của Platon xem xét sự sáng tạo là trạng thái tâmlinh quyến rũ Becxong lại nhận định đó là trực giác thần bí Trong tâm lý họcduy tâm, sáng tạo được xem là một quá trình không có ý thức, trong đó yếu tốngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng
Theo Từ điển Tiếng Việt, sáng tạo được hiểu là việc làm ra cái mớichưa ai làm, là việc tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó, có đầu óc sángtạo Theo cách hiểu này, sáng tạo được nhìn nhận theo cách bao trùm hơn,sáng tạo không chỉ là tạo ra cái mới nhất chưa từng có, mới hoàn toàn mà còn
có thể là cái tìm tòi, biến đổi và phát triển trên cơ sở cái đã có nhưng tốt hơn
Theo Từ điển triết học, sáng tạo là quá trình hoạt động của con ngườitạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, mới về chất Các loại hình sáng tạođược xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kỹ thuật, văn học,nghệ thuật, quân sự… Có thể nói sáng tọa có mặt trong mọi lĩnh vực của thếgiới vật chất và tinh thần"
Theo L X Vugotxki (Nga) cho rằng: "Hoạt động sáng tạo là hoạtđộng tạo ra được một cái gì mới, không kể cái được tạo ra là một vật thể nào
đó của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm và
Trang 28biểu lộ trong bản thân con người" Như vậy, L.X.Vugotxki đã đưa ra quanđiểm hoàn toàn đối lập với quan điểm cho rằng sáng tạo là mảnh đất riêng củanhững con người tài năng, còn con người bình thường thì tuyệt nhiên không
có khả năng đó Theo ông, ở những nơi con người biết kết hợp cái cũ tạo racái mới, trên cơ sở cái đã có phát triển thành cái mới đều là hoạt động sángtạo Do vậy, những cái dù chỉ chứa đựng một nét mới, một điểm khác cũng làsáng tạo
Tương đồng với quan niệm của L X Vugotxki, Chu Quang Tiềm(Trường đại học Bắc Kinh - Trung quốc), quan niệm: "Căn cứ vào những ýtưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc, tổng hợp để tạothành một hình tượng mới Đó là sự sáng tạo"
Theo X L Rubinstein (Nga), sáng tạo là hoạt động của con người tạo
ra những giá trị vật chất và tinh thần mới mang ý nghĩa xã hội Hay nói mộtcách chính xác hơn, đó là "hoạt động tạo ra một cái gì đó mới mẻ, đặc sắc, cái
mà không chỉ đi vào lịch sử phát triển của bản thân người sáng tạo mà còn đivào lịch sử phát triển của khoa học, nghệ thuật"
Theo E P Torrance (Mỹ), sáng tạo là quá trình xác định các giảthuyết, nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả Trong quá trình sáng tạo, conngười phải xem xét các điều kiện khách quan, chủ quan, khám phá, tìm tòi,tạo ra những giả thuyết, sau đó thử đi thử lại, kiểm tra các giả thuyết, cuốicùng trực tiếp hay gián tiếp tạo ra kết quả Ông cho rằng kết quả của quá trìnhsáng tạo là sản phẩm sáng tạo Theo quan niệm của Torrance thì bất kỳ conngười nào cũng có tiềm năng sáng tạo, chỉ có ở mức độ khác nhau mà thôi.Nếu có điều kiện thuận lợi thì tiềm năng này sẽ được bộc lộ một cách thuậnlợi và phát triển tốt
Theo J Halavsa (Tiệp Khắc): Sáng tạo là một khả năng được thể hiệnbằng sự chọn lựa và sử dụng những phương tiện mới, cách giải quyết mới
Trang 29Theo Ia A Ponomariov (Nga): Sáng tạo là nét đặc trưng cho cả thếgiới vô sinh và thế giới hữu sinh Từ khi xuất hiện loài người, hình thành nên
xã hội loài người, sáng tạo là điều kiện thiết yếu để phát triển vật chất, hìnhthành những hình thái mới của vật chất Cùng với sự xuất hiện của chúng thìcác hình thức sáng tạo cũng thay đổi
Tác giả Nguyễn Đức Uy cho rằng: "Sáng tạo là sự đột khởi thànhhành động của một sản phẩm liện hệ mới mẻ, náy sinh từ sự độc đáo của cánhân và những tư liệu, biến cố, nhân sự, hay những hoàn cảnh của đời ngườiấy" Quan niệm này cho rằng không có sự phân biệt về sáng tạo, nghĩa là sángtạo dù ít dù nhiều đều là sáng tạo
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: "Sáng tạo có nghĩa là tìm ra cáimới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái có sẵn Giá trịmới đó có ích hay có hại là tùy theo quan điểm của người sử dụng và đốitượng nhận hiệu quả của việc sử dụng"
Tác giả Phan Dũng khi bàn về "Sáng tạo và đổi mới" đã đưa ra kháiniệm về sáng tạo như sau: "Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồngthời tính mới và tính lợi ích"
Tác giả Nguyễn Huy Tú thì "Sáng tạo thể hiện khi con người đứngtrước hoàn cảnh có vấn đề Quá trình này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực
mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình, và bằng tư duy độclập tạo ra ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội"
Nhìn chung các quan niệm của các nhà nghiên cứu giải thích về sángtạo ở nhiều góc độ khác nhau nhưng đều thống nhất cho rằng: Sáng tạo là mộtthuộc tính, một phẩm chất trí tuệ đặc biệt của con người; hoạt động sáng tạodiễn ra mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực; bản chất của sáng tạo là con người tìm
ra cái mới, cái độc đáo và có giá trị xã hội Có tác giả quan tâm đến cái mớicủa sản phẩm hoạt động, có tác giả lại quan tâm đến cách thức, đến quá trình
Trang 30tạo ra cái mới đó… nhưng hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh ý nghĩa của hoạtđộng sáng tạo và sản phẩm sáng tạo.
1.2.1.4 Phát triển khả năng sáng tạo
Từ quan niệm triết học về sự phát triển, quan điểm xem xét khả năng
là năng lực thực hiện một nhiệm vụ nào đó cả về thể chất, tinh thần, vật chất
và quan điểm xem sáng tạo là sự tạo nên cái mới thì chúng ta có thể hiểu:
Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong quá trình giáo dục là việcgiáo viên sử dụng các biện pháp, cách thức phù hợp tác động vào năng lựchoạt động của trẻ để tạo ra những ý tưởng mới, giải quyết vấn đề theo lối mớikhông theo tiền lệ đã có, tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa trước hết là vớibản thân trẻ và với xã hội
1.2.2 Quá trình sáng tạo
1.2.2.1 Những yếu tố tạo tiền đề cho sáng tạo
* Sự nhạy cảm của chủ thể đối với vấn đề Sự nhạy cảm là trạng thái
bên trong giúp chủ thể dễ dàng tiếp nhận những vấn đề bên ngoài và biếnnhững vấn đề bên ngoài đó thành nhiệm vụ của bản thân mình, đồng thời kíchthích những hoạt động bên trong giúp chủ thể giải quyết vấn đề trong thựctiễn Sự nhạy cảm giúp chủ thể tiếp cận với vấn đề nhanh chóng hơn, dễ dàngnhìn thấy những vấn đề mà người khác khó nhận ra Tính nhạy cảm cũng là
cơ sở cho sự tích lũy, mở rộng vốn tri thức cho sáng tạo
* Lòng hiếu kỳ và sự bất toại Hai yếu tố này liên quan chặt chẽ với
nhau, bổ sung cho nhau tạo nên tiền đề cơ bản để con người đi đến sáng tạo.Nếu không có sự bất toại thì sự hiếu kỳ trở nên vô ích Còn nếu không có óchiếu kỳ, ham hiểu biết thì sự bất toại của con người chỉ sinh ra những oánthán vô bổ, hướng tới sự tiêu cực Lòng hiếu kỳ và sự bất toại ở con người sẽ
là cơ sở hình thành nhu cầu tự hoàn thiện mình
Trang 31* Nhu cầu nội tại của con người là một yếu tố quan trọng làm nảy sinh
quá trình sáng tạo Những nhu cầu sáng tạo có thể làm tăng hoặc ngược lại,làm giảm những yếu tố khác trong quá trình sáng tạo Sự thỏa mãn những nhucầu sáng tạo trong quá trình hoạt động sẽ kích thích những sáng tạo tiếp theo
* Động cơ sáng tạo cũng là yếu tố có ý nghĩa quan trọng Đây chính là
yếu tố thúc đẩy con người hoạt động Gốc của động cơ chính là nhu cầu
* Tư duy phân kỳ Nói tới nền tảng của sáng tạo, người ta còn đề cập
đến tư duy phân kỳ Có hai phương thức tư duy:
Tư duy hội tụ: là quá trình tư duy nhằm đúc kết từ các sự kiện và hìnhthành khái niệm Những vấn đề được giải quyết bằng tư duy hội tụ thường chỉ
có một giải pháp giải quyết đúng
Tư duy phân kỳ: là tư duy theo lối thăm dò, "thử và sai" nhằm đánhgiá tính mới mẻ, hiếm lạ, hữu ích của giải pháp mới Những vấn đề được xemxét theo lối tư duy phân kỳ được giải quyết bằng nhiều giải pháp mà một sốnhỏ trong đó là những sáng kiến mới, lạ, có chất lượng cao, đánh dấu sự laođộng sáng tạo
* Linh cảm/ trực giác Đây cũng được coi là yếu tố rất đáng chú ý
trong hoạt động sáng tạo Nhiều người cho rằng sáng tạo thường gắn với ngẫunhiên - là hoạt động vô cảm, vô thức Trên thực tế, nhiều phát minh nảy sinhtrong những tình huống ngẫu nhiên nào đó song những yếu tố làm nảy sinhcác phát kiến lại không phải là "quà tặng của thượng đế" mà là kết quả bộc lộtất nhiên của những kinh nghiệm, hiểu biết đã được tích lũy trong quá trìnhlao động trí tuệ tích cực, khoa học Linh cảm là phẩm chất tâm lý không phải
ai cũng có và không phải tự nhiên mà có Nó chỉ có và tạo nên sự bừng sángcủa phát phát minh, sáng tạo ở một số người có sự lao động, tích lũy kinhnghiệm, học tập, rèn luyện một cách có ý thức
1.2.2.2 Các giai đoạn của quá trình sáng tạo
Trang 32Sáng tạo là một quá trình phối hợp hoạt động của nhiều thành phầntâm lý khác nhau Ở mỗi giai đoạn của quá trình đó, có những thành phầnđóng vai trò cơ bản Quá trình hoạt động sáng tạo thường bao gồm 4 giaiđoạn sau:
* Giai đoạn nhận thức vấn đề: Đây là giai đoạn chuẩn bị, tích lũy rất
có ý thức Lúc này người ta vận dụng những kinh nghiệm cũ, sắp xếp chúngmột cách logic theo mục đích của viêc giải quyết vấn đề Nếu trrong hoạtđộng chủ thể nghèo nàn về vốn kinh nghiệm nhận thức, nghèo nàn về xúccảm và hứng thú thì kéo theo nghèo nàn về trí tưởng tượng, và tất nhiên giaiđoạn chuẩn bị sẽ gặp nhiều khó khăn
* Giai đoạn phát sinh: Đây là giai đoạn có sự nung nấu, thai nghén
vấn đề Ở giai đoạn này có sự hoạt động khá tích cực của vô thức, bởi vậylinh cảm/ trực giác có ý nghĩa quan trọng Linh cảm thường hoạt động dựatrên sự tích lũy kinh nghiệm đã có Không phải tất cả linh cảm đều đúng đắn,
vì vậy phải có sự kiểm tra các linh cảm Trong giai đoạn này hoạt động có ýthức phối hợp với hoạt động vô thức
* Giai đoạn phát minh: Đây là giai đoạn phát hiện (tìm ra) cách giải
quyết vấn đề Giai đoạn này có sự chuyển hóa từ vô thức sang ý thức, giaiđoạn này được thể hiện rõ nét bằng việc giải phóng trạng thái căng thẳng củachủ thể hoạt động Giai đoạn này được coi là đỉnh điểm của hoạt động sángtạo Trực giác sáng tạo thường được dựa trên nhiều thao tác tư duy, chính cácthao tác của tư duy dẫn tới kết quả cần tìm
* Giai đoạn thực hiện kiểm tra: Giai đoạn kiểm tra, xác minh sẽ là yếu
tố thúc đẩy cho sự phát triển hoạt động tiếp theo vì ở giai đoạn này diễn raviệc đánh giá và tự đánh giá Lúc này người ta có thể đặt tình huống để cụ thểhóa biểu hiện của sáng tạo và ngăn chặn những sai sót hoặc bất lợi
Trang 33Trên thực tế, một quá trình sáng tạo không mấy khi được sắp đặt vàdiễn ra theo đúng trật tự ở trên và không phải lúc nào giai đoạn sau cúng chỉbắt đầu khi đã hoàn thành giai đoạn trước Mặc dù mỗi thành phần trong quátrình sáng tạo là thành phần trọn vẹn và nhất thiết có trong hoạt động, nhưngnhững thành phần đó thường xuyên được đan lồng vào nhau Như vậy cáchphân chia các giai đoạn cũng chỉ là tương đối.
1.2.2.3 Những đặc trưng của sáng tạo
Trong nghiên cứu về tính sáng tạo, đã có nhiều quan niệm về các đặctrưng (thuộc tính) của sáng tạo Các quan niệm đều tập trung cho rằng: tínhlinh hoạt, tính thuần thục, tính độc đáo, tính nhạy cảm vấn đề, tính phê phán,tính độc lập, tính chi tiết, khả năng giải quyết vấn đề theo cách mới là nhữngđặc trưng của sáng tạo
Khi nghiên cứu về sáng tạo, nhà tâm lý học người Mỹ J P Guilfordcho rằng: Tư duy phân kỳ là loại tư duy sáng tạo, có đặc trưng: mềm dẻo,thuần thục, độc đáo và nhạy cảm vấn đề Theo ông sáng tạo về bản chất là tìmkiếm những phương pháp khác nhau và mới của vấn đề giải quyết, giải quyếtnhiệm vụ Do đó, sáng tạo là một thuộc tính của tư duy, là một phẩm chất củaquá trình tư duy Ông cũng khẳng định mọi cá nhân đều có khả năng sáng tạo.Đồng thời cho rằng quá trình sáng tạo có thể dạy và học được với một số lớn
cá thể
* Tính mềm dẻo (flexibility): là khả năng dễ dàng chuyển từ hoạt động
trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác Đó là năng lực chuyển dịch dễ dàng,nhanh chóng trật tự của hệ thống tri thức, xây dựng phương pháp tư duy mới,tạo ra sự vật mới trong mối liên hệ mới dễ dàng thay đổi thái độ đã cố hữutrong hoạt động trí tuệ của con người Tính mềm dẻo có những đặc điểm: dễdàng chuyển hoạt động này sang hoạt động khác, điều chỉnh kịp thời suy nghĩ
Trang 34nếu gặp trở ngại, không suy nghĩ rập khuôn, máy móc, có khả năng thoát khỏinhững kinh nghiệm và cách thức cũ
* Tính thuần thục (fluency): thể hiện khả năng làm chủ tư duy, kiến
thức, kỹ năng và thể hiện tính đa dạng trong cách xử lý, giải quyết vấn đề Đó
là năng lực tạo ra một cách nhanh chóng sự tổ hợp giữa các yếu tố riêng lẻcủa tình huống, hoàn cảnh, đưa ra giả thuyết về ý tưởng mới Nó được đặctrưng bởi khả năng tạo ra một số lượng nhất định các ý tưởng Tính thuầnthục có các đặc điểm: xem xét đối tượng ở nhiều khía cạnh khác nhau, khảnăng tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ
* Tính độc đáo (originality): là khả năng tìm kiếm và quyết định
phương thức lạ và duy nhất Tính độc đáo có các đặc điểm: khả năng tìm ranhững liên tưởng và kết hợp mới, khả năng tìm ra mối liên hệ trong những sựkiện bên ngoài tưởng như không có quan hệ với nhau, khả năng tìm ra nhữnggiải pháp lạ
* Tính chi tiết (elaboration): là khả năng lập kế hoạch, phối hợp giữa
các ý nghĩ và hành động, phát triển ý tưởng, kiểm tra và chứng minh ý tưởng
Nó làm cho tư duy trở thành một quá trình, từ chỗ xác định được vấn đề, huyđộng vốn kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết và kiểm tra kết quả Nghĩa lànhững ý tưởng sáng tạo thoát ra, biến thành sản phẩm có thể quan sát được
* Tính nhạy cảm(problemsensibility): là năng lực phát hiện vấn đề,
mâu thuẫn, sai lầm, bất hợp lý một cách nhanh chóng, có sự tinh tế của các cơquan cảm giác, năng lực trực giác, phong phú về cảm xúc, nhạy cảm, cảmnhận được suy nghĩ của người khác Tính nhạy cảm biểu hiện ở sự thích ứngnhanh, linh hoạt
Các đặc trưng trên của sáng tạo không tách rời nhau mà chúng có liên
hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó tính độc đáo được cho làquan trọng nhất trong biểu đạt sáng tạo, tính nhạy cảm vấn đề đi liền với cơ
Trang 35chế xuất hiện sáng tạo Tính mềm dẻo, thuần thục là cơ sở để có thể đạt đượctính độc đáo, tính nhạy cảm, tính chi tiết và hoàn thiện.
1.2.2.4 Các mức độ của sáng tạo
Theo tác giả Nguyễn Huy Tú,việc phân biệt các mức độ sáng tạo có ýnghĩa rất quan trọng trọng việc giáo dục và đào tạo con người Ông đã phânchia sáng tạo thành năm mức độ sau:
* Mức độ 1 - Sáng tạo biểu hiện: là mức sáng tạo cơ bản nhất không
đòi hỏi kĩ năng quan trọng nào Đặc trưng của mức độ sáng tạo này là tínhbộc phát “hứng khởi”
* Mức độ 2 - Sáng tạo chế tạo: là mức sáng tạo cao hơn sáng tạo biểu
hiện Nó đòi hỏi những kĩ năng nhất định (kĩ năng xử lý thông tin hoặc kĩnăng kĩ thuật) Ở mức độ này, các quy tắc thay thế cho tính bộc phát trongviệc thể hiện cái tôi của người sáng tạo
* Mức độ 3 - Sáng tạo phát kiến: Đó chính là sự đề xuất sáng kiến hay
phát kiến Nó có đặc trưng là sự phát hiện hoặc tìm ra các quan hệ mới dựavào cách sắp xếp các thông tin trước đây
* Mức độ 4 - Sáng tạo cải biến: Đây là mức sáng tạo cao Nó thể hiện
sự hiểu biết sâu sắc các kiến thức khoa học hoặc các kiến thức chuyên môn.Việc xây dựng các ý tưởng đòi hỏi một trình độ trí tuệ nhất định của chủ thể
* Mức độ 5 - Sáng tạo phát minh: là mức độ sáng tạo cao nhất, có đặc
trưng là tạo ra những sản phẩm vật chất hay tinh thần hoàn toàn mới, nhữngcách thức hành động chưa từng có trong kinh nghiệm Đây là mức độ sáng tạo
có ở các nhà khoa học, nhà sáng chế như Einstein trong vật lý học, Picassotrong hội hoạ, Darwin trong sinh học, K Marx , Hồ Chí Minh trong Xã hội vàkhoa học chính trị
Theo nhận định của ông, sáng tạo của trẻ em chủ yếu ở cấp độ đầutiên: sáng tạo biểu hiện Đồng thời cũng có những biểu hiện của sáng tạo chế
Trang 36tạo và sáng tạo phát kiến (mức độ 2 và 3) Đây là những dạng cơ bản nhất và
là bậc quan trọng nhất của sáng tạo vì không có nó thì sẽ không có một sựsáng tạo nào cao hơn Ông cũng cho rằng trẻ em từ 4 tuổi có thể bộc lộ khảnăng sáng tạo và khả năng này theo họ suốt cuộc đời, càng trưởng thành thìkhả năng sáng tạo càng cao Như vậy có nghĩa là con người có khả năng sángtạo trong hầu hết các giai đoạn phát triển của mình và mức độ sáng tạo pháttriển theo từng giai đoạn, lứa tuổi
1.2.2.5 Quan hệ giữa trí tưởng tượng và sáng tạo
Trí tưởng tượng là một phẩm chất cực kì quan trọng và quý giá củacon người Giữa thế kỉ XIX, nhiều tác giả trên thế giới như L X Vugotxki(1985), P A Rudich (1930), Singer (1999), Bruner (1962), Sutton – Smith(1988), Schwartzman (1978), đã có những đóng góp to lớn vào việc giảiquyết mối liên hệ giữa yếu tố tưởng tượng với sáng tạo
- Theo Vugotxki khẳng định “Trí tưởng tượng là cơ sở của bất cứ hoạtđộng sáng tạo nào, biểu hiện hoàn toàn như nhau trong mọi phương diện củađời sống văn hoá, nó làm cho mọi sáng tạo nghệ thuật, khoa học và kĩ thuật
có khả năng thực hiện” Đồng thời, trí tưởng tượng, theo ông cũng là một kếtquả của quá trình phát triển lâu dài: “Mọi hoạt động của trí tưởng tượng baogiờ cũng có một lịch sử rất dài Cái mà ta gọi là sáng tạo, là một hành độngđột biến của sự sinh đẻ, nó là kết quả của sự thai nghén lâu dài bên trong và
sự phát triển của bào thai”
- Rudich P A cho rằng “Tưởng tượng là một hoạt động có ý thức,trong quá trình tưởng tượng con người xây dựng những biểu tượng mới màtrước đây chưa bao giờ có, bằng cách dựa vào những hình ảnh qua cuộc sống
đã được giữ lại trong kí ức của người ta và được cải tạo biến đổi thành mộtbiểu tượng mới”, “Con người không biết tưởng tượng vẫn có thể thu thậpđược sựkiện Nhưng nếu không có tưởng tượng sẽ không thể có phát minh vĩ
Trang 37đại, loài người sẽ không phát triển cả văn minh vật chất và văn minh tinhthần” Không phải bất kì hoàn cảnh có vấn đề nào, bất kì nhiệm vụ nào dothực tiễn đặt ra cũng giải quyết bằng tư duy một cách hợp lí, chặt chẽ Trongnhững trường hợp này con người thường phải tích cực huy động một quá trìnhnhận thức cao cấp khác để giải quyết Đó là tưởng tượng – “là một quá trìnhtâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằngcách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có” Nhưvậy, giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thoát trong hoàn cảnh
có vấn đề ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy Nó cho phép bỏ qua mộtvài giai đoạn nào đấy của tư duy mà vẫn hình dung ra kết quả cuối cùng Cóthể nói, tưởng tượng còn là quá trình nhận thức, phản ánh những cái chưa cótrong kinh nghiệm bằng cách xây dựng những hình ảnh mới, trên cơ sởnhữnghình ảnh (biểu tượng) đã có Chính vì vậy tưởng tượng có vai trò rất lớn tronghoạt động và nghiên cứu:
+ Tưởng tượng cho phép con người hình dung được kết quả trung gian
và cuối cùng của hoạt động
+ Tưởng tượng sáng tạo xây dựng nên những biểu tượng mới chưa cótrong hiện thực
+ Tưởng tượng tạo nên những cách làm sáng tạo thoát khỏi nhữngkhuôn mẫu có sẵn, làm cho con người giải quyết nhiệm vụ một cách nhẹnhàng
Như vậy, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng tưởng tượng là hoàntoàn cần thiết và là thành phần không thể phân biệt với tư duy sáng tạo Họkhẳng định trong nhận thức hay trong hoạt động sáng tạo nói chung đều có sựtham gia của tưởng tượng và bản chất của tính tích cực sáng tạo là hoạt độngtưởng tượng, nhờ hoạt động tưởng tượng mà kích thích khả năng sáng tạo:
“Trong mọi sự khái quát dù là đơn giản nhất, trong một ý niệm dù đó là sơ
Trang 38đẳng nhất cũng đều có một mẫu nhất định của trí tưởng tượng Trí tưởngtượng được xem như khởi nguồn cho mọi sáng tạo của con người”
Tóm lại, yếu tố tưởng tượng (còn gọi là trí tưởng tượng) có tác dụngkích thích, khởi nguồn cho hoạt động sáng tạo Tưởng tượng giúp con người
mô phỏng được những cái chưa từng có trong hiện thực, loé sáng những ýtưởng bất ngờ, tạo nguồn cho sáng tạo Một người càng sáng tạo bao nhiêu thìcàng dùng nhiều bấy nhiêu đến khả năng tưởng tượng (khả năng nhìn ra cáclời giải với cơ sở lập luận tối thiểu, nhận thức được các khó khăn ngay cả khichúng không xảy ra) Chính vì đặc trưng độc đáo của tưởng tượng nên nó cótác dụng rất lớn trong việc phát triển khả năng sáng tạo
1.2.3 Tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo
1.2.3.1 Quan niệm về tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo
Tính sáng tạo không chỉ có trong hoạt động của người lớn, mà ngay cả
ở trẻ em trước tuổi đi học đã có thể bắt đầu hình thành những mầm mốngsáng tạo
Nhà tâm lý học lỗi lạc L X Vugotxki trong nghiên cứu trí tưởngtượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi chỉ ra rằng: "Sự sáng tạo thật ra khôngphải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại mà ở khắp nơi nàocon người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dùcái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa so với sự sáng tạo của các bậc thiêntài" Ông cũng khẳng định: "Một trong những vấn đề quan trong nhất của tâm
lý học thiếu nhi và giáo dục học là vấn đề sự sáng tạo ở thiếu nhi, sự pháttriển các năng lực sáng tạo và ý nghĩa của công việc sáng tạo đối với sự pháttriển chung và trưởng thành của trẻ em"
Như vậy ta có thể thấy rằng, sáng tạo là năng lực tiềm ẩn ở mỗi conngười ở mức độ này hay mức độ khác Nó chính là bạn đồng hành bình
Trang 39thường và thường xuyên trong sự phát triển của trẻ em nói riêng và con ngườinói chung
Trong các cấp độ của sự sáng tạo thì sáng tạo của trẻ mẫu giáo là sángtạo biểu hiện Tính sáng tạo ở trẻ em thường bắt đầu khi trẻ tái tạo, bắt chước,
mô phỏng lại một sự vật, sự việc nào đó và thường không có chủ đích Sựsáng tạo của trẻ không giống với người lớn mà thường phụ thuộc nhiều vàocảm xúc, vào tình huống và thường kém bền vững
Các nhà tâm lý học cho rằng, sản phẩm sáng tạo của trẻ nhỏ nếu xemxét một cách nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn thì trẻ chưa có sáng tạo Do đó,theo họ nên bỏ thuật ngữ "sáng tạo của trẻ" thay bằng thuật ngữ "tiền sángtạo" nghĩa là những sản phẩm của trẻ tạo ra chỉ có biểu hiện sáng tạo mà thôi
X L Rubinstein quan niệm có hai loại sản phẩm sáng tạo ứng với haimức độ sáng tạo:
* Mức độ1 - Sản phẩm sáng tạo có giá trị khách quan: Sáng tạo trong
một lĩnh vực nhất định mà có thể làm thay đổi tận gốc các quan điểm của hệthống cũ Tức sáng tạo ra tri thức mới Ở mức độ này, người ta thường đề cậpđến hoạt động sáng tạo của loài người, sáng tạo của các nhà khoa học Nhữngsản phẩm này mới, mang ý nghĩa xã hội rõ rệt Trong loại sản phẩm đó cóchưa đựng những sáng kiến, những phát minh, những khuynh hướng, trườngphái mới - những thứ đưa khoa học, nghệ thuật, xã hội phát triển
* Mức độ 2 - Sản phẩm sáng tạo có giá trị chủ quan: Phát triển cái đã
biết, mở rộng lĩnh vực ứng dụng, đào sâu lý thuyết, làm sáng tỏ phương diện
lý luận, vận dụng tri thức vào tình huống mới Những sản phẩm này chưa có ýnghĩa xã hội rõ rết, chưa mang đến cho xã hội những đóng góp mới mẻ, làmthay đổi xã hội Nhưng nó có ý nghĩa đáng kể với sự phát triển nhân cách, màchủ yếu trong lĩnh vực nhận thức, trí tuệ
Trang 40Như vậy, sản phẩm sáng tạo của trẻ mang tính chủ quan, chưa mang ýnghĩa xã hội Cái mới, cái độc đáo trong sản phẩm sáng tạo của trẻ mới có ýnghĩa trước hết với bản thân trẻ Hoạt động sáng tạo mang lại cho trẻ niềm vuisướng, sự thích thú Nếu được khuyến khích kịp thời sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho trẻ bộc lộ khả năng sáng tạo của mình, khi đó sẽ càng kích thích trẻsáng tạo Theo ông, đưa trẻ trong phạm vi còn hạn chế của sự nhận thức, vốnkinh nghiệm vẫn có nhiều cơ hội để bộc lộ và phát triển sáng tạo chủ quancủa mình, điều quan trọng là phải biết phát hiện cái gì là cái mới chủ quan củanó.
Từ những nhận định của các nhà khoa học, có thể khẳng định rằng sựkhác nhau giữa sáng tạo của người lớn và sáng tạo của trẻ em chỉ là mức độcủa sản phẩm sáng tạo, mức độ giả quyết vấn đề, mức độ tự lập trong suốt quátrình sáng tạo Còn về cơ chế, nguyên tắc, bản chất không có sự khác biệt
Tóm lại, trẻ mẫu giáo đã có thể sáng tạo Sự sáng tạo của trẻ không cónghĩa phải tạo ra cái mới Khi trong đầu trẻ xuất hiện ý tưởng, mong muốntìm kiếm phương tiện để thực hiện thì có nghĩa là đứa trẻ đó đã bộc lộ tínhsáng tạo Sự sáng tạo đó phát triển từ kinh nghiệm của trẻ trong quá trình nào
đó chứ không phải là một sản phẩm hoàn chỉnh
1.2.3.2 Đặc điểm tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng
Hoạt động sáng tạo của trẻ rất phức tạp và phụ thuộc vào các nhân tốkhác nhau trong đó có kinh nghiệm Kinh nghiệm và vốn tri thức của trẻ đangphát triển dần dần, hứng thú đơn giản, sơ đẳng, quan hệ của trẻ với môitrường cũng không có tính chất phức tạp và đa dạng Nhưng do sự dễ dãi,mộc mạc của trí tưởng tượng nên trẻ sống trong thế giới tưởng tượng và tinvào những sản phẩm của trí tưởng tượng nhiều hơn, ít kiểm tra sản phẩm nêntrẻ dễ dàng có những biểu hiện sáng tạo Tầm nhìn về thế giới xung quanh của