1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 4 tuổi thông qua trò chơi

125 1,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Giả thuyết khoa học Trẻ em 3 - 4 tuổi đã có vốn từ vựng khá phong phú và việc sử dụng vốn từtrong hoạt động giao tiếp một cách khá thành thục và lưu loát, trong khi đó trẻ córối loạn ph

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả của luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 9 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Minh Mục đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo trong khoa Giáo dục Đặc biệt đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập ở khoa và thực hiện nghiên cứu luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên của hai cơ sở giáo dục đặc biệt là Cơ sở giáo dục mầm non chuyên biệt Ánh Dương và Cơ sở mầm non chuyên biệt Biển Dương đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát và thực nghiệm tại trung tâm.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia

sẻ những khó khăn trong suốt thời gian qua, giúp tôi hoàn thành luận văn.

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1 Thông tin về giáo viên và cha mẹ có trẻ tự kỷ 47

Bảng 2.2 Thông tin về trẻ trẻ tự kỷ 47

Bảng 2.3 Nhận thức về những thuận lợi và chuyên môn của giáo viên 51

Bảng 2.4 Nhận thức về những khó khăn và chuyên môn của giáo viên 53

Bảng 2.5 Thực trạng ngôn ngữ nói của trẻ tự kỷ 3 - 4 tuổi 56

Bảng 2.6 Thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ 58

Bảng 2.7 Thực hiện các nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ 60

Bảng 2.8 Thực hiện các hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ 62

Bảng 2.9 Thực hiện các phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ 64

Bảng 2.10 Đánh giá kết rèn luyện quả giáo dục ngôn ngữ nói cho trẻ 66

Bảng 2.11 Thực hiện các biện pháp chuẩn bị giáo dục ngôn ngữ nói cho trẻ 71

Bảng 2.12 Thực trạng tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia trò chơi phát triển ngôn ngữ 73

Bảng 2.13 Đánh giá kết quả tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ tự kỷ 76

Bảng 2.14 Ảnh hưởng của các yếu tố đến tổ chức trò chơi phát phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 80

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 98

Bảng 3.2 Kết quả giải bài tập tình huống trước và sau thực nghiệm 104

Trang 5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Kết quả thực hiện giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tựkỷ 3 - 4 tuổi qua tổ chức trò chơi 68Biểu đồ 2.2 Tổng hợp kết quả thực hiện giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua tổ chức trò chơi 78

Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất về việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở mức độ nhẹ qua tổ chức trò chơi 97Biểu đồ 3.1 Tổng hợp kết quả giải tình huống giáo dục phát triển ngôn ngữ nói qua tổ chức trò chơi cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 104

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 3 - 4 TUỔI QUA TRÒ CHƠI 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Những nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam 9

1.2 Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và ngôn ngữ nói của trẻ 11

1.2.1 Khái niệm trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 11

1.2.2 Tiêu chí và phương pháp chẩn đoán trẻ tự kỷ 12

1.2.3 Một số đặc điểm trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 23

1.2.4 Ngôn ngữ nói của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3-4 tuổi 25

1.3 Giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ thông qua trò chơi 27

1.3.1 Khái niệm phát triển ngôn ngữ nói, phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 27

1.3.2 Quá trình phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 28

1.4 Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi 35

1.4.1 Trò chơi phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 35

1.4.2 Thực hiện các bước tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 38

Trang 7

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối

loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi 42

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 42

1.5.2 Các yếu tố khách quan 44

Tiểu kết chương 1 45

Chương 2 THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 3 - 4 TUỔI QUA TRÒ CHƠI 47

2.1 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 47

2.1.1 Mục đích khảo sát 47

2.1.2 Khách thể và cơ sở giáo dục trẻ có rối loạn phổ tự kỷđược khảo sát 47

2.1.3 Nội dung khảo sát 48

2.1.4 Các phương pháp khảo sát 48

2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng 51

2.2.1 Thực trạng nhận thức và chuyên môn của giáo viên về những thuận lợi, khó khăn trong phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 51

2.2.2 Thực trạng ngôn ngữ nói của trẻ tự kỷ 3 - 4 tuổi 56

2.2.3 Thực trạng giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 57

2.2.4 Thực trạng các biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua tổ chức trò chơi 71

2.4 Ảnh hưởng các yếu tố đến tổ chức trò chơi phát phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 79

Tiểu kết chương 2 82

Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 3 - 4 TUỔI QUA TRÒ CHƠI 84

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua trò chơi 84

3.1.1 Đảm bảo tính mục đích trong phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 84

Trang 8

3.1.2 Bảo đảm tính kế thừa của các biện pháp 84

3.1.3 Đảo đảm sự phù hợp với đặc điểm phát triển cá nhân trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở mức độ nhẹ 85

3.1.4 Đảo đảm tính hệ thống trong phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 85

3.1.5 Đảm bảo tính toàn diện trong thực hiện các biện pháp đề xuất 85

3.2 Các biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ qua trò chơi 86

3.2.1 Xây dựng các tiêu chí, các thang đo, các công cụ đo đạc, đánh giá đúng khả năng phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua trò chơi 86

3.2.2 Đánh giá đúng trạng thái ban đầu về khả năng ngôn ngữ nói, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 88

3.2.5 Kiến tạo (xây dựng) môi trường chơi, môi trường vật chất, môi trường tâm lý hướng vào giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi 95

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 96

3.4 Khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 97

3.4.1 Tổ chức khảo nghiệm 97

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 98

3.5 Thực nghiệm biện pháp đề xuất 100

3.5.1 Tổ chức thực nghiệm 100

3.5.2 Kết quả thực nghiệm 103

Tiểu kết chương 3 105

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Tự kỷ được coi là một dạng khuyết tật lan tỏa phức tạp và phải mất rấtnhiều thời gian can thiệp với các liệu pháp khác nhau mới có thể làm giảm đượcnhững khó khăn mắc phải ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Theo phân loại trẻ có rối loạn phổ thự kỷ DSM - V [36] của Mỹ năm 2012người ta đã chia ra có nhiều dạng tự kỷ khác nhau như: Rối loạn tự kỷ (AutisticDisorder AD) Rối loạn Asperger (Asperger Disorder/syndrome); Rối loạn Rett (RettDisorder/syndrome); Rối loạn bất hoà nhập tuổi ấu thơ (Chilhood DisintegrativeDisorder - CDD); Rối loạn phát triển diện rộng không xác định (PervasiveDevelopmental Disorders - Not Otherwise Specified - PDD-NOS) Bên cạnh đóngười ta còn có cách phân chia về tự kỷ theo chỉ số IQ Cho đến nay, các nhànghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới tiếp tục công bố những nghiên cứu và chỉ rabiểu hiện mới ở trẻ tự kỷ

Ở Việt Nam, nhiều bác sỹ, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã đưa những bộcông cụ của nước ngoài vào Việt Nam và thích ứng các công cụ này để can thiệp và

hỗ trợ cho trẻ em, nhiều trẻ em ở các trung tâm giáo dục của các bệnh viện đã đạtđược những hiệu quả đáng rất đáng ghi nhận

1.2 Trong thời gian qua, theo thống kê số liệu trẻ có rối loạn phổ tự kỷkhôngngừng gia tăng Thời gian đầu, những nghiên cứu đã chỉ ra số lượng trẻ có rối loạnphổ tự kỷ ở thành thị cao hơn so với địa bàn nông thôn, ngoài ra con của những giađình có địa vị xã hội có biểu hiện tự kỷ cũng cao hơn con của các gia đình ở nôngthôn (Kanner, 1943) [54] Kết quả này sau đó không lâu đã bị bác bỏ, người ta thấytrẻ ở các gia đình bất kể tầng lớp nào trong xã hội, mọi thành phần xuất thân sinh ra

đề có nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ là tương đương [54] Theo một công bố mớiđây, “trên thế giới, tỷ lệ trẻ được phát hiện và chẩn đoán tự kỷ tăng một cách đáng

kể Trước đây tỷ lệ này là một trên 1.000 thì nay ở Mỹ đã tăng lên 1/68, châu Phi làmột trên 37 Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 160 người thì có một người tựkỷ tại Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tựkỷ Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nước ta khoảng200.000 người mắc chứng tự kỷ Nếu tính theo cách tính của WHO, con số nàychừng 500.000” [56] Cùng với đó, có thể thấy số lượng các cơ sở giáo dục chuyên

Trang 10

biệt dành cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ cũng không ngừng gia tăng tại các tỉnhthành, chứng tỏ số lượng trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tại các tỉnh thành ở nước ta chiếm

số lượng rất lớn trong tổng số trẻ được sinh ra hàng năm

1.3 Trước nhu cầu ngày càng tăng cao của trẻ có RLPTK và nhu cầu của giađình trẻ, rất nhiều các cơ sở can thiệp và giáo dục trẻ có RLPTK đã ra đời Tuynhiên, tại rất nhiều cơ sở chưa đảm bảo các điều kiện cả về chuyên môn và cơ sởvật chất để can thiệp, hỗ trợ trẻ có rối loạn phổ tự kỷ đạt hiệu quả

Một trong những khó khăn điển hình của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ đó là cókhó khăn trong giao tiếp; đồng thời kỹ năng giao tiếp lại là một trong những kỹnăng nền tảng làm cơ sở cho trẻ em nói chung trẻ có rối loạn phổ tự kỷ nói chungphát triển nhận thức, điều chỉnh hành vi cũng như hòa nhập xã hội

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi thông qua trò chơi” làm đề tài nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng phát triển ngôn ngữ nói và giáodục phát triển ngôn ngữ nói của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ đề xuất các biện pháp pháttriển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua trò chơi

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Giáo dục ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ

tự kỷ 3 - 4 tuổi mức độ nhẹ

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức các hoạt động trò chơi phát triển ngôn

ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

4 Giả thuyết khoa học

Trẻ em 3 - 4 tuổi đã có vốn từ vựng khá phong phú và việc sử dụng vốn từtrong hoạt động giao tiếp một cách khá thành thục và lưu loát, trong khi đó trẻ córối loạn phổ tự kỷ có vốn từ ít hơn đáng kể, đồng thời sử dụng vốn từ trong giaotiếp rất khó khăn và không phù hợp bối cảnh giao tiếp, vì vậy, đề xuất được cácbiện pháp tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ nói phù hợp với đặc điểm phát triểncủa trẻ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ nói và kỹ năng giao tiếpcho 3 - 4 tuổi làm cơ sở cho trẻ phát triển, hoàn thành chương trình giáo dục mầmnon, tiếp tục học tập ở các cấp học cao hơn và hòa nhập xã hội

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 11

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và phát triển ngônngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

5.2 Thực trạng ngôn ngữ nói và phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạnphổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

5.3 Đề xuất các biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tựkỷ và thực nghiệm các biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tựkỷ 3 - 4 tuổi

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Khách thể và địa bàn nghiên cứu

- 87 giáo viên, nhân viên thuộc cơ sở giáo dục mầm non chuyên biệt BiểnDương, thành phố Vinh, Nghệ An và cơ sở giáo dục mầm non chuyên biệt ÁnhDương, Hà Nam

- 42 phụ huynh có trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tại 2 cơ sở mầm non chuyên biệtBiển Dương, Thành phố Vinh, Nghệ An

- Khách thể nghiên cứu: Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

- Địa bàn thực nghiệm: Cơ sở giáo dục mầm non chuyên biệt Biển Dương,Thành phố Vinh, Nghệ An

6.2 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua trò chơi

6.3 Phạm vi thời gian

Năm học 2015 - 2016

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Thuộc chương trình giáo dục mầm non,khuyến khích tiềm năng của mỗi trẻ được phát triển tối ưu, góp phần hiệu quả vàoviệc hình thành những cơ sở ban đầu trong ngôn ngữ nói của trẻ

- Phương pháp tiếp cận cá biệt: Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ khác nhau, bởi vậytiếp cận cá biệt cho phép tiếp cận với những đặc điểm riêng của trẻ để điều chỉnh,giáo dục vào những khiếm khuyết của bản thân trẻ

- Tiếp cận so sánh: So sánh các giai đoạn phát triển và sự tiến bộ, qua đó cóđối chiếu để nắm được sự tiến bộ của trẻ và có những tác động phù hợp theo từnggiai đoạn một cách khoa học

Trang 12

7.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống các tàiliệu liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát, theo dõi và ghi chép ngôn ngữ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ với cácbạn và cô giáo để đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ

Dự giờ, quan sát hoạt động dạy học của giáo viên trong các tiết học ở trườngmẫu giáo hòa nhập và các tiết cá nhân

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Xây dựng phiếu hỏi với các nội dung nhằm tìm hiểu thực trạng ngôn ngữ nóicủa trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi và thực trạng giáo dục phát triển ngôn ngữnói cho trẻ tại các cơ sở tham gia nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

Nhằm chính xác hóa các thông tin thu được qua phiếu quan sát và phiếu hỏi,tổ chức tọa đàm và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảosát

Phương pháp chuyên gia

Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong ngoài nước đang nghiên cứu về trẻ

có rối loạn phổ tự kỷ về các nội dung nghiên cứu

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ nói thông quaphương pháp nghiên cứu trường hợp - phương pháp nghiên cứu đặc thù của giáodục đặc biệt

Phương pháp xử lý kết quả bằng thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu với sự trợ giúp củaSPSS 18.0

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn gồm 3 chương:

Trang 13

Chương 1: Cơ sở lý luận giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạnphổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua trò chơi

Chương 2: Thực trạng ngôn ngữ nói và phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rốiloạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi qua trò chơi

Chương 3: Đề xuất các biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạnphổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 3 - 4 TUỔI QUA TRÒ CHƠI 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

* Những nghiên cứu về tự kỷ

Những nghiên cứu về sự rỗi nhiễu tâm trí ở trẻ em được đề cập khá sớmtrong các công trình của các nhà khoa học, các bác sỹ, nhà trị liệu, với nhữngmiêu tả khá tương đồng về các biểu hiện hành vi bất thường, ngôn ngữ giao tiếp kháhạn chế, không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác nhưng phải tới năm 1911,thuật ngữ tự kỷ (autism) do nhà tâm thần học người Thụy Sỹ Paul Eugen Bleuler(1857 - 1939) đưa ra, nhưng trước khi đưa ra thuật ngữ tự kỷ, ông đã đưa ra thuậtngữ “tâm thần phân liệt” trong một bài giảng tại Berlin ngày 24 tháng 4 năm 1908.Năm 1911 ông đã đưa ra khái niệm tự kỷ, song lại không mô tả đầy đủ thuật ngữ tựkỷ, ông cho rằng các đặc tính của tự kỷ là sản phẩm của sự chia tách giữa các chứcnăng trí tuệ của nhân cách cảm xúc [50]

Năm 1943, nhà tâm thần học người Mỹ gốc Austrian Leo Kanner (1894 1981) nhà khoa học đầu tiên đưa ra định nghĩa đầy đủ và rõ ràng về trẻ có rối loạnphổ tự kỷ[54] qua tác phẩm: Những rỗi nhiễu từ những ảnh hưởng tiếp xúc (AutisticDisturbances of Affective Contact), ông nhận thấy một số trẻ có những hành vikhông bình thường, và gọi là “tự kỷ ấu nhi” (early infantile autism) năm 1943 [46],ông đã mô tả hành vi của trẻ như khó phát triển quan hệ xã hội, sự thiếu hụt tươngtác với người khác, chậm phát triển ngôn ngữ, khăng khăng với sự lựa chọn của bảnthân; có những thói quen kì lạ và phức tạp, thậm chí ông còn mô tả những trẻ có rốiloạn phổ tự kỷ bề ngoài thông minh, sáng sủa Ông cũng giải thích tự kỷ là mộtdạng rối nhiễu về tinh thần chứ không phải dạng rối nhiễu về thể chất và cách màcha mẹ chăm sóc, giáo dục con là nguyên nhân của tất cả vấn đề trên

-Hans Asperger (1906-1980), một bác sĩ nhi khoa người Áo được biết đến vớinhững nghiên cứu về các rối loạn tâm thần, đặc biệt là ở trẻ em Năm 1944 ôngcông bố nghiên cứu về chứng tự kỷ ở trẻ với mô tả ngôn ngữ của trẻ phát triển bình

Trang 15

thường, tuy nhiên trong cách diễn tả và cách phát âm nhiều cung điệu lên xuốngkhông thích hợp với hoàn cảnh, có những rối loạn trong cách sử dụng đại từ nhânxưng, thích sự đơn độc Rối loạn đặc biệt nhất trong hội chứng này là cách suy luậnrườm rà, phức tạp, không thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh xã hội Nhữngtrẻ này có sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và toán học và có khả năng nhớ tốt mộtcách lạ thường [37] Về sau, người lấy tên của ông để đặt tên cho hội chứng này làAsperger từ năm 1994 [42].

Năm 1987, nhà tâm thần học trẻ em người Anh Michael Llewellyn Rutter đãcông bố nghiên cứu: “Khả năng phục hồi tâm lý và cơ chế bảo vệ” [51], trong đó

mô tả khá rõ những diễn biến tâm lý trẻ có rối loạn phổ tự kỷ với những rối nhiễunhư luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể, rụt rè, nhút nhátkhông biết cách chơi với trẻ khác tùy theo mức độ tự kỷ để có thể xác định mức

độ phục hồi, ông đưa ra các phương pháp phục hồi cho trẻ mắc chứng tự kỷ Ở nướcAnh ông đã được mô tả như là “cha đẻ của trẻ em mắc chứng tâm lý tự kỷ” [48]

Thời gian gần đây, các nghiên cứu về tự kỷ ở trẻ em được đi sâu hơn, vớicác nghiên cứu của các tác giả người Mỹ giả Myers SM và Johnson CP: “Quản

lý những trẻ em có rối nhiễu phổ tự kỷ” (2007) [47]; tác giả Caronna EB,Milunsky JM, Tager-Flusberg H với công trình: “Rối loạn phổ tự kỷ: giới hạnlâm sàng và nghiên cứu” (2008) [38]; nghiên cứu của Chaste P, Leboyer M:

“Các yếu tố nguy cơ tự kỷ: gen, môi trường, các tương tác gen - môi trường”(2012) Nghiên cứu của các tác người Hà Quốc Ha S, Sohn IJ, Kim N, Sim HJ,Cheon KA: “Đặc điểm của bộ não trong rối loạn phổ tự kỷ: cấu trúc, chức năng

và kết nối qua tuổi thọ” (2015) [43]

Những nghiên cứu trên cho thấy các tác giả trên không chỉ dừng lại ở việcchỉ ra các biểu hiện ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ mà còn đi tìm ra các nguyên nhân vềmặt sinh thể và về mặt tâm lý, đồng thời cũng đưa ra cách trị liệu hiệu quả, canthiệp giảm thiểu rỗi nhiễu ở trẻ với nhiều liệu pháp khác nhau

Nghiên cứu về ngôn ngữ nói ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Hai tác giả người Mỹ Stone W.L, Yoder P.J đã công bố nghiên cứu: Dựđoán mức độ ngôn ngữ nói ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (2001) Nghiên cứu đượctiến hành trên 35 trẻ 2 năm được chẩn đoán tự kỷ (24 mắc chứng tự kỷ, 11 vớiPDD-NOS) được đánh giá lại 2 năm sau đó để xem xét các yếu tố liên quan đến

Trang 16

sự phát triển của ngôn ngữ nói Kết quả nghiên cứu chỉ ra số từ ngữ mà trẻ nói ratrong một giờ và đưa ra gợi ý về cách trị liệu ngôn ngữ Ý nghĩa của những kếtquả này để tìm hiểu quá trình phát triển sớm của rối loạn phổ tự kỷ và những tácđộng can thiệp [52].

Năm 2003, một nhóm các tác giả Charman T, Baron-Cohen S, Swettenham

J, Baird G, Drew A, Cox A.Int J Lang Commun Disord, trong nghiên cứu: “Dựđoán sự tiếp nhận ngôn ngữ ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn phát triển lantỏa” Các tác giả đã chỉ ra sự tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4tuổi có thể được cải thiện đáng kể so với việc chỉ ra đúng các rối nhiễu và trị liệuđúng cách [40]

Nhóm các tác giả Wendy L Stone; Caitlin R McMahon; Paul J Yoder;Tedra A.Walden đã công bố nghiên cứu: “Phát triển nhận thức và khả năng giaotiếp sớm cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” (2007) Nghiên cứu cho thấy tương tác giữacác anh chị em ruột sẽ phát triển ngôn ngữ không lời và các biểu hiện hành vi sẽchậm hơn so với những trẻ khác tương tác với nhau [53]

Các tác giả Allison Bean Ellawadi và Susan Ellis Weismer đã xuất bản côngtrình “Sử dụng ngôn ngữ nói chuẩn để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ biểu cảmcủa trẻ nhỏ với các rối loạn phổ tự kỷ” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ luận và Ngônngữ bệnh học năm 2015, được tiến hành trên 105 trẻ về các khả năng giao tiếp củacác trẻ có rối loạn phổ tự kỷ được đặc trưng về chuẩn ngôn ngữ nói Những trẻ đượcphân nhóm theo những tiêu chuẩn để điều tra xem liệu có sự khác biệt trong các biếnđược lựa chọn giữa các nhóm ở độ tuổi trung bình là 2,5 năm Kết quả nghiên cứucho thấy việc sử dụng chuẩn ngôn ngữ nói là hữu ích cho sự phát triển khả năng giaotiếp sớm và ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ biểu cảm ở trẻ [35]

Có thể nói, các tác giả nước ngoài khá quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữnói cho trẻ tự kỷ, với các mô tả khá cụ thể: Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặcthờ ơ với việc giao tiếp, không quan tâm tới cuộc sống xung quanh; chậm nói, tiếp thuchậm về phát triển từ ngữ giao tiếp; không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác đồng thời các tác giả đã chỉ ra các biện pháp can thiệp bằng trị liệu và các liệu pháp vềtâm lý giáo dục, song chưa có nghiên cứu về biện pháp phát triển ngôn ngữ nói cho trẻqua sử dụng trò chơi

Trang 17

1.1.2 Những nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam

Việc nghiên cứu về trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và các biểu hiện ở trẻ có rối loạnphổ có rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam được đặt ra tương đối muộn so với thế giới,những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam gắn với bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, song cácnghiên cứu chủ yếu gắn với trị liệu bằng các liệu pháp y sinh học Những nghiêncứu về phát triển ngôn ngữ và ngôn ngữ nói cho trẻ được đặt ra khá muôn Có thểđến nghiên cứu của các tác giả với các công trình sau:

Tác giả phạm Minh mục với các nghiên cứu “Tự kỷ và giáo dục trẻ tự kỷ”[16], “Chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ” [15] đã nêu những đặc điểm phát triển củatrẻ tự kỷ tuổi mầm non, đồng thời đề xuất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ córối loạn phổ tự kỷ, trong đó có các biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bùi Thanh với công trình “Biện pháp rènluyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ qua hoạt động vui chơi tronglớp mẫu giáo hòa nhập tại Hà Nội” (2007) Trong nghiên cứu tác giả đã chỉ ra khung

lý luận về kỹ năng giao tiếp ở trẻ tự kỷ, về thực trạng, các trẻ có rối loạn phổ tự kỷgặp rất nhiều khó khăn về ngôn ngữ nói và các biểu cảm Tác giả đã đưa ra 7 biệnpháp và thực nghiệm chứng minh tính khả thi của các biện pháp đề xuất [19]

Năm 2007, trong luận án tiến sĩ “Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinhrối loạn phổ tự kỷ ở đầu cấp tiểu học” tác giả Nguyễn Nữ Tâm An đã đề cập đếnnhững rối nhiễu phổ tự kỷ, tác giả đã chỉ ra thực trạng với những hạn chế về khảnăng đọc hiểu của trẻ Khắc phục những hạn chế trên, tác giả luận án đã đề xuất 12biện pháp và đã tiến hành thực nghiệm về phát triển khả năng đọc hiểu Tác giả đãchứng minh được hiệu quả thực nghiệm, giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ đầu cấp tiểu học

có thể đọc hiểu tốt hơn [1]

Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ có các côngtrình: “Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4tuổi” của tác giả Nguyễn Thị Thanh (2014) [20], “Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ”tác giả Nguyễn Phương Thảo (2015) [23] Các tác giả đều trình bày khá kỹ nhữngvấn đề lý luận về kỷ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, trong đó tác giả Nguyễn ThịThanh đã nêu lên những đặc điểm giao tiếp của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi,tác giả Nguyễn Phương Thảo nêu lên cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp của trẻ tự

Trang 18

kỷ Các tác giả đã chỉ ra thực trạng và đề xuất các biện pháp, tổ chức thực nghiệmrèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

Tác giả Đào Thị Thu Thủy đã nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ ở trẻ có rốiloạn phổ tự kỷ 3 - 6 tuổi qua công trình: “Điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ córối loạn phổ tự kỷ 3 - 6 tuổi dựa vào bài tập chức năng” của (2014) [ 25] Tác giảluận án cho rằng hành vi của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ có những hành vi kì quái tựgây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình, trẻ sốngkhép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, sợ chỗ lạ, người lạ, vật

lạ, trẻ rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác trên cơ sở chỉ ra thựctrạng hành vi ngôn ngữ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 6 tuổi còn nhiều hạn chế,tác giả đã đề xuất các biện pháp và thực nghiệm rèn luyện hành vi ngôn ngữ của trẻ

có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 6 tuổi qua các bài tập tình huống

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ córối loạn phổ tự kỷ ở các độ tuổi còn có các sách của các tác giả về vấn đề trẻ tự kỷ,

về mặt lý luận và thực tiễn, về phương pháp chăm sóc, can thiệp, trị liệu, giáo dụchòa nhập và quản lý hành vi của trẻ tự kỷ, thể hiện qua các công trình: “Để hiểu tựkỷ” [28], “Nuôi con bị tự kỷ” [29] cùng xuất bản năm 2002, công trình “Tự kỷ và trịliệu” [30] xuất bản năm 2006 của Võ Nguyễn Tinh Vân; tác giả Lê Khanh với côngtrình “Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ - những thiên thần bất hạnh” (2004) [13]; “Trẻ em

Tự kỷ phương thức giáo dục” (2006) của tác giả Nguyễn Văn Thành [22]; “Trẻ córối loạn phổ tự kỷ- phát hiện sớm và can thiệp sớm” (2007) của Vũ Thị Bích Hạnh[12]; luận án tiến sĩ “Nghiên cứu nhận thức của trẻ có rối loạn phổ tự kỷtại Thànhphố Hồ Chí Minh” (2009) của tác giả Ngô Xuân Điệp [8]; nghiên cứu của tác giảNguyễn Thị Hoàng Yến với công trình: “Tự kỉ - những vấn đề lí luận và thực tiễn”(2013) [32]; Lã Thị Bắc Lý với nghiên cứu: “Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật lứatuổi mầm non” (2015) [14]; “Giáo trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật” (2015) do

Trần Thị Thiệp chủ biên [24]; Trần Thị Minh Thành chủ biên: “Giáo trình quản líhành vi của trẻ khuyết tật trí tuệ” (2015) [21] và “Đại cương giáo dục trẻ khuyết tật trítuệ” (2015) do Nguyễn Thị Hoàng Yến chủ biên [33]

Nhìn chung, các nghiên cứu về trẻ có rối loạn phổ tự kỷ rất đa dạng, ởnhiều lĩnh vực, như y sinh học, tâm lý trị liệu, với nhiều biện pháp khác nhau,với mục tiêu chung là can thiệp nhằm giảm thiểu tự kỷ ở trẻ Trong số đó có nhiều

Trang 19

công trình nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở các độtuổi khác nhau Ngoài ra còn có các nghiên cứu lý luận về trẻ tự kỷ, can thiệp,giáo dục hòa nhập, quản lý hành vi ở trẻ tự kỷ cùng với đó là nhiều trung tâmgiáo dục chuyên biệt dành cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ được ra đời.

1.2 Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và ngôn ngữ nói của trẻ

1.2.1 Khái niệm trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Tự kỷ là khái niệm ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX, gắn liền với tên tuổicủa bác sỹ tâm thần học người Thụy Sỹ Paul Eugen Bleuler, ông đưa ra khái niệm tựkỷ vào năm 1911, ông cho rằng: “Tự kỷ là khái niệm dùng để chỉ những người bệnhtâm thần phân liệt không còn liên hệ với thế giới bên ngoài nữa mà sống với thế giớicủa riêng mình, bệnh nhân chia cắt với thực tế bên ngoài và lui về thế giới bên trong,khép mình trong ham muốn riêng và tự mãn” [49]

Nhà tâm thần học Leo Kanner đưa ra quan niệm về tự kỷ “AutisticDisturbances of Affective Contac” năm 1943, ông cho rằng: “Tự kỷ là sự rút lui cựcđoan của một số trẻ em lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh làmột sự hiếm thấy, là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của những trẻnày trong công việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với các tình huống từ lúcchúng bắt đầu cuộc sống” [45]

Theo quan niệm của Liên hiệp quốc: “Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triểntồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời Tự kỷ là do rối loạnthần kinh, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ Tự kỷ có thể xảy ra

ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế

-xã hội Đặc điểm của Tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác -xã hội, giao tiếpngôn ngữ và phi ngôn ngữ và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp

đi lặp lại” [dẫn theo 25, tr.13-14]

Như vậy, khái niệm tự kỷ được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau,song dưới góc độ tâm lý trẻ tự kỷ, có thể thấy các tác giả đều quan niệm tự kỷ là dorối loạn tâm lý và được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về ngôn ngữ

và hành vi

Quan niệm của một số nhà tâm lý học Việt Nam:

Trang 20

Theo tác giả Lê Khanh: Tự kỷ là hiện tượng tự tỏa, tự mình phong tỏa cáckhả năng quan hệ của bản thân với bên ngoài, có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, không

lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ phát triển của cha mẹ [13]

Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Nữ Tâm An: “Tự kỷ là một dạng khuyết tậtphát triển, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội và

có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại” [1, tr.16]

Quan niệm của tác giả Đào Thị Thu Thủy cho rằng: “Tự kỷ là một dạng khuyếttật phát triển, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội

và hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại” [25, tr.14]

Từ các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng: Tự kỷ ở trẻ em là chứng rối loạn tâm lý, được được biểu hiện ra ngoài qua những khiếm khuyết về tương tác xã hội, những khó khăn về giao tiếp bằng ngôn ngữ và các hành vi phi ngôn ngữ, hoạt động có tính lặp lại.

Theo quan niệm này, chứng tự kỷ ở trẻ em thể hiện ở mặt tâm lý và đượcbiểu hiện ra bên ngoài qua ngôn ngữ nói và các hành vi phi ngôn ngữ, đồng thờicác hành vi có tính hạn hẹp, lặp lại một cách đơn điệu

Hiện nay, tự kỷ đang được coi là 1 trong 5 rối loạn tâm lý, bao gồm các dạngrối loạn khác nhau như: Asperger, Pervasive, tự kỷ không điển hình (PDD-NOS),hội chứng rối loạn nhân cách tuổi sơ sinh (Childhood Disintegrative Disorder) vàhội chứng Rett

1.2.2 Tiêu chí và phương pháp chẩn đoán trẻ tự kỷ

1.2.2.1 Tiêu chí xác định mức độ tự kỷ ở trẻ

Ngày nay nhiều người có xu hướng chẩn đoán quá mức nhiều chứng bệnhkhác của trẻ nhỏ là chứng tự kỷ Đó là do không thống nhất về quan niệm về tâmthần trẻ em, là lĩnh vực còn rất mới và ít được nghiên cứu ở Việt nam Chẩn đoánchứng tự kỷ (rối loạn tự kỷ) còn tuân thủ các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10(Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 của Tổ chức Y tế Thế giới –WHO –Geneva -1992) hoặc tiêu chuẩn của DSM-IV TR (Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê bệnhcủa Hội tâm thần học Hoa Kỳ, chỉnh lý lần thứ IV, năm 2000) Trong nghiên cứunày, chúng tôi sử dụng tiêu chí theo quan niệm của tác giả Phạm Minh Hạc, với 4mức độ tự kỷ [10, tr.1072-1073]:

Trang 21

- Mức độ 1: mức tổn thương nặng nhất, hành vi chủ yếu được dựa vào môitrường, ngữ cảnh: trẻ đi lại liên tục không có mục đích, không có quan hệ tình cảmvới người lớn, phản ứng yếu với tất cả các kích thích từ bên ngoài môi trường lẫnbên trong cơ thể Nét mặt luôn có biểu hiện vô cảm, bình lặng quá mức, mặc dù cóthể vẫn hiểu ngôn ngữ của người khác Trẻ rất hay tránh xa các kích thích mạnh,như tiếng ồn, ánh sáng chói, luôn có biểu hiện rất mệt mỏi.

- Mức độ 2: trẻ nhóm này tích cực vận động, nhạy cảm với định hướng vềthể lực như nóng, lạnh, đau Trẻ luôn chủ động yêu cầu có sự ổn định với môitrường xung quanh Các hành động, động tác mang tính định hình, hướng đếnkích thích các cơ quan cảm giác Ngôn ngữ phần lớn theo một dạng, rập khuôn,mệnh lệnh bất kỳ đưa ra cho người nào đó hiện đang có mặt Có thể đưa ra cácyêu cầu đơn giản Đôi khi quan sát thấy tổ hợp lạnh nhạt, đôi khi có tình cảm vớimọi người

- Mức độ 3: Nhóm đặc trưng xuất hiện ngôn ngữ độc thoại có sắc màu cảmxúc, trẻ có thể biểu hiện nhu cầu của mình Xuất hiện sự mâu thuẫn trong hànhđộng: có khát vọng đạt được mục đích nhanh, nhưng chóng chán, có nhu cầu trảinghiệm lại những ấn tượng gây thương chấn, nhút nhát Thường có những hànhđộng gây xâm kích, gây hấn, sợ những tranh vẽ có nộ dung mô tả đám cháy, hành

vi cướp giật

- Mức độ 4: nhóm có biểu hiện nhẹ nhất, trẻ có khả năng giao tiếp, các chứcnăng trí tuệ trong giới hạn lứa tuổi Song về mặt ngôn ngữ, rất nhiều lỗi ngữ pháp,rối loạn việc sử dụng đại từ Có nhu cầu đặc biệt được bảo vệ, ủng hộ và khích lệtình cảm Trẻ dạng này ít linh hoạt, hành vi đa dạng, xuất hiện dưới dạng các nghi

lễ được xem như là phản ứng tự vệ với các sợ hãi Giao tiếp chủ yếu với ngườiquen Trong phát triển ở trẻ có khả năng tăng lĩnh hội các kỹ xảo giao tiếp, thíchnghi dần dần ngay cả khi bị mất đi những kỹ xảo vốn đã định hình từ trước

Trong giới hạn đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu trên trẻ có rối loạnphổ tự kỷở mức độ 4, trẻ có rối loạn phổ tự kỷở mức độ nhẹ, đồng thời đây cũng

là đối tượng chủ yếu đang được chăm sóc, điều trị và can thiệp tại cơ sở giáo dụcmầm non chuyên biệt Biển Dương

1.2.2.2 Phương pháp chẩn đoán

Trang 22

Hiện nay, có nhiều bộ công cụ được phát triển dùng để chẩn đoán trẻ có rốiloạn phổ tự kỷ như CARS (Childhood Autism Rating Scale) - Thang điểm đánhgiá tự kỷ ở trẻ em của Eric Schopler (những năm 1970); The Checklist for Autism

in Toddlers (CHAT) - Bảng liệt kê tự kỷ ở trẻ tập đi của Simon Baron - Cohen(vào những năm đầu 1990); The Autism Screening Questionnaire - Bộ câu hỏisàng lọc tự kỷ gồm 40 mục; The Screening Test for Autism in Two - Years Olds -Trắc nghiệm trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 2 tuổi của Wendy Stone; phân loại theo chỉ

số thông minh IQ; Tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ của DSM - IV, Hội Tâm thần học Mỹ.Trong giới hạn đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu về chẩn đoán dưới góc độ tâm lý, dovậy chúng tôi sử dụng theo thang cho điểm tự kỷ ở trẻ em (CARS) [31] và tiêu chuẩnchẩn đoán tự kỷ DSM - V làm phương pháp chẩn đoán mức độ tự kỷ ở trẻ, thể hiện ởchẩn đoán xác định và chẩn đoán mức độ [41]

a) Chẩn đoán theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần (DSM-V)

* Tiêu chuẩn 1: Có ít nhất 6 dấu hiệu từ các mục (1), (2), (3) dưới đây,

trong đó ít nhất có 2 dấu hiệu từ mục (1); 1 dấu hiệu từ mục (2) và 1 dấu hiệu từmục (3)

(1) Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội: có ít nhất 2 dấu hiệu

a Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời

- Không giao tiếp bằng mắt khi được gọi tên

- Không chỉ tay vào vật mà trẻ thích

- Không kéo tay người khác để đưa ra yêu cầu

- Không biết xòe tay ra xin/ khoanh tay ạ để xin

- Không biết lắc đầu khi phản đối/ gật đầu khi đồng tình

- Không biểu hiện nét mặt khi đồng ý/ không đồng ý

- Không chào hỏi bằng điệu bộ (vẫy tay, giơ tay)

b Kém phát triển mối quan hệ bạn hữu tương ứng với lứa tuổi

- Không chơi khi có trẻ khác rủ

- Không chủ động rủ trẻ khác chơi

- Không chơi cùng một nhóm trẻ

- Không biết tuân theo luật chơi

c Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú

- Không biết khoe khi được cho một đồ vật/đồ ăn

Trang 23

- Không biết khoe đồ vật mà trẻ thích

- Không biểu hiện nét mặt thể hiện thích thú khi được cho

d Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm

- Không thể hiện vui khi bố mẹ về

- Không âu yếm với bố mẹ

- Không nhận biết sự có mặt của người khác

- Không quay đầu lại khi được gọi tên

- Không thể hiện vui buồn

- Tình cảm bất thường khi không đồng ý

(2) Khiếm khuyết chất lượng giao tiếp: có ít nhất 1 dấu hiệu

a Chậm/ không phát triển về kỹ năng nói so với tuổi

b Nếu trẻ nói được thì có khiếm khuyết về khởi xướng và duy trì hội thoại

- Không tự gọi đối tượng giao tiếp

- Không tự thể hiện nội dung giao tiếp

- Không duy trì hội thoại bằng lời

- Không biết nhận xét/ bình luận

- Không biết đặt câu hỏi

c Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, rập khuôn hoặc ngôn ngữ lập dị

- Phát ra một chuỗi âm thanh khác thường

- Phát ra một số từ lặp lại

- Nói một câu cho mọi tình huống

- Nhại lại lời nói của người khác nghe thấy trong quá khứ

- Nhại lại lời nói của người khác khi vừa nghe thấy

d Thiếu kỹ năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợpvới tuổi

- Không biết chơi với đồ chơi

- Chơi với đồ chơi bất thường ( mút, ngửi, liếm, nhìn)

- Ném, gặm, đập đồ chơi

- Không biết chơi giả vờ

- Không biết bắt chước hành động

- Không biết bắt chước âm thanh

Trang 24

(3) Mối quan tâm gò bó, định hình, trùng lặp và hành vi bất thường: Có ít nhất 1 dấu hiệu

a Bận tâm bao trùm, thích thú mang tính định hình bất thường cả về cường

độ và độ tập trung

- Thích một loại đồ chơi/ đồ vật

- Thích mùi vị

- Thích sờ vào bề mặt

b Hoàn toàn bị cuốn hút vào các cử động, nghi thức

- Quá thích hoạt động với đồ chơi/ đồ vật

- Quá thích hoạt động với đồ dùng trong nhà

- Quá thích quay bánh ô tô/ xe đạp/ đồ vật

- Quá thích nhìn tay

c Cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn

- Quá thích đu đưa thân mình, chân tay

- Quá thích đi nhón chân

- Quá thích vê xoắn, vặn tay, đập tay

d Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật

- “Nghiên cứu” đồ vật/ đồ chơi

- Quá thích chơi/ nhìn một phần nào đó của đồ vật

* Tiêu chuẩn 2: Chậm hoặc có rối loạn ở 1 trong các lĩnh vực sau trước 3 tuổi:

1 Quan hệ xã hội

2 Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp xã hội

3 Chơi mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng

b) Chẩn đoán mức độ theo thang cho điểm tự kỷ ở trẻ em (CARS)

Thang cho điểm tự kỷ ở trẻ em gồm mười lăm lĩnh vực: Quan hệ với mọi

người; bắt chước; đáp ứng tình cảm; động tác cơ thể; sử dụng đồ vật; thích nghi với

sự thay đổi; phản ứng thị giác; phản ứng thính giác; phản ứng qua vị giác và khứugiác; sự sợ hãi hoặc hồi hộp; giao tiếp bằng lời; giao tiếp không lời; mức độ hoạtđộng; chức năng trí tuệ; và ấn tượng chung của người đánh giá

Mỗi lĩnh vực được cho điểm từ 1 đến 4 điểm theo mức độ đánh giá từ nhẹ đếnnặng Mức độ tự kỷ được tính theo tổng số điểm của 15 lĩnh vực nói trên:

- Từ 15 đến 30 điểm: Không tự kỷ

Trang 25

- Từ 31 đến 36 điểm: Tự kỷ nhẹ và vừa.

- Từ 37 đến 60 điểm: Tự kỷ nặng

- Quan hệ xã hội:

1) Không có khó khăn hoặc bất thường trong quan hệ với con người: Hành

vi của trẻ phù hợp với tuổi Mức độ nhút nhát, ngại ngùng hoặc bất mãn liên quanđến việc được hướng dẫn trong hoạt động có thể quan sát nhưng không nhiều hơn

so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi

2) Bất thường nhẹ trong quan hệ: trẻ có thể tránh nhìn thẳng vào mắt người

lớn, có thể tránh tiếp xúc với người lớn hoặc có thái độ ngập ngừng nếu tương tác bịbắt buộc, trẻ rụt rè quá mức, ít nhạy cảm với sự hiện diện của người lớn hơn so vớitrẻ bình thường hoặc trẻ thường bấu vào cha mẹ hơn phần lớn các trẻ cùng lứa tuổi

3) Bất thường trung bình trong quan hệ: Đôi khi trẻ có hành vi thụt lùi, trẻhầu như vô cảm với sự hiện diện của người lớn Một sự can thiệp quan trọng vàkéo dài đôi khi cũng cần thiết để gây chú ý cho trẻ Tiếp xúc do tự trẻ khởixướng rất hiếm

4) Bất thường nặng trong quan hệ: Trẻ luôn thụt lùi và vô cảm với những gì

người lớn làm Trẻ không bao giờ đáp ứng và hầu như không bao giờ muốn tiếp xúcvới người lớn Chỉ những sự cố gắng kéo dài để gây sự chú ý cho trẻ mới có thể cókết quả

- Bắt chước:

1) Bắt chước phù hợp: trẻ có thể bắt chước những âm thanh, những từ và

những cử động phù hợp với trình độ của trẻ

2) Bắt chước bất thường nhẹ: trẻ thường bắt chước hành vi đơn giản như vỗ

tay hay tạo những âm thanh Đôi khi, trẻ chỉ bắt chước khi được thúc đẩy vào tìnhthế đó hay một kỳ hạn

3) Bắt chước bất thường trung bình: đôi khi trẻ bắt chước và người lớn phải

nài nỉ và giúp trẻ làm Thường trẻ chỉ bắt chước sau một kỳ hạn

4) Bắt chước bất thường nặng: Trẻ ít khi hoặc không bao giờ bắt chước âm

thanh hoặc cử chỉ ngay cả khi trẻ được thúc đẩy hay được người lớn giúp đỡ

- Đáp ứng cảm xúc:

Trang 26

1) Đáp ứng cảm xúc phù hợp với tuổi và hoàn cảnh: Trẻ bày tỏ một kiểu

cách và một cường độ đáp ứng bình thường Điều đó bộc lộ một sự thay đổi nétmặt, tư thế và cách cư xử

2) Đáp ứng cảm xúc bất thường nhẹ: Đôi khi trẻ bày tỏ một kiểu cách và một

mức độ phản ứng cảm xúc không phù hợp Đôi khi những đáp ứng ít liên quan vớinhững vật thể hoặc những biến cố hiện tại

3) Đáp ứng cảm xúc bất thường trung bình: trẻ bày tỏ những dấu hiệu không

thích hợp với kiểu cách và cường độ đáp ứng cảm xúc Những phản ứng có thểtương đối bị ức chế hay quá đáng, không liên quan đến hoàn cảnh Trẻ có thể nhănmặt, cười hay gồng mình ngay cả khi môi trường xung quanh không gợi lên mộtcảm xúc nào cả

4) Đáp ứng cảm xúc bất thường nặng: những đáp ứng hiếm khi phù hợp với

hoàn cảnh Khi trẻ ở trong một trạng thái xúc động, rất khó làm trẻ thay đổi tính khí.Ngược lại, trẻ có thể bộc lộ những cảm xúc rất khác nhau trong khi không có gì thayđổi trong hoàn cảnh

- Sử dụng thân thể:

1) Sử dụng thân thể bình thường theo tuổi: trẻ cử động thoải mái, khéo léo,

cùng mức độ phối hợp như trẻ cùng tuổi

2) Sử dụng thân thể bất thường nhẹ: một vài đặc điểm nhẹ được quan sát như

vụng về, hành động lặp lại, phối hợp nghèo nàn Những cử động không thườngxuyên hơn có thể xuất hiện nhưng rất hiếm

3) Sử dụng thân thể bất thường trung bình: những hành vi kỳ lạ rõ nét hoặc

không thường xuyên với đứa trẻ tuổi này được nhận thấy như: cử động lạ thườngcác ngón tay, tư thế đặc biệt các ngón tay hoặc thân thể, nhìn cố định trên một phầncủa cơ thể, thao ác thân thể, tự hung hãn, đong đưa, xoay tròn, lay động ngón tayhoặc di trên đầu ngón chân

4) Sử dụng thân thể bất thường nặng: những cử động như được nêu trên thể

hiện với một cường độ và một tần số quan trọng phù hợp với cách sử dụng thân thểbất thường nặng Những hành vi này có thể tồn tại bất chấp những mưu toan để loạitrừ chúng hoặc lôi kéo trẻ trong những hoạt động khác

Trang 27

1) Hứng thú bình thường đối với đồ chơi hay những vật khác, sử dụng thích hợp: trẻ bộc lộ một sự thích thú bình thường đối với đồ chơi hoặc những vật khác phù

hợp với mức độ khéo léo của nó và sử dụng chúng một cách thích ứng

2) Hứng thú bất thường nhẹ đối với đồ chơi hay những vật khác, sử dụng không phù hợp nhẹ: trẻ có thể bộc lộ hứng thú không điển hình đối với những đồ

vật hoặc chơi một cách ấu trĩ (ví dụ: đập hoặc ngậm đồ chơi)

3) Hứng thú bất thường trung bình đối với đồ vật, sử dụng không phù hợp trung bình: trẻ có thể bộc lộ ít hứng thú đối với đồ chơi hoặc đồ vật khác, hoặc có

thể sử dụng chúng một cách lạ thường Trẻ có thể tập trung chú ý trên một phần vônghĩa của đồ chơi, bị quyến rũ bởi ánh sáng phản chiếu trên vật, thao tác lặp đi lặplại một phần của đồ chơi hoặc chơi với một đồ chơi duy nhất và loại trừ tất cảnhững thứ khác

4) Hứng thú bất thường nặng đối với đồ chơi, sử dụng không phù hợp nặng:

trẻ có thể dấn thân vào những hành vi được nêu trên với một tần số và một cường

độ mạnh hơn Trẻ rất khó bỏ những hành động không phù hợp

- Thích nghi với sự thay đổi:

1) Đáp ứng với sự thay đổi phù hợp với lứa tuổi: trẻ có thể chú ý những thay

đổi thường qui và bình luận, nhưng trẻ chấp nhận những biến đổi này mà không códấu hiệu phiền muộn

2) Phản ứng bất thường nhẹ với sự thay đổi: khi người lớn thử thay đổi công

việc, trẻ có thể tiếp tục cùng một hoặc cùng một dụng cụ

3) Phản ứng bất thường trung bình với sự thay đổi: trẻ tích cực chống đối sự

thay đổi thường qui, thử tiếp tục hoạt động cũ và khó bị chi phối Trẻ có thể giận dữhoặc bị khủng hoảng khi một thói quen bị thay đổi

4) Phản ứng bất thường nặng với sự thay đổi: trẻ bộc lộ những phản ứng gay

gắt với sự thay đổi Nếu một sự thay đổi bị áp đặt, trẻ có thể giận dữ, từ chối hợp tác

và bộc lộ cơn giận

- Đáp ứng thị giác:

1) Đáp ứng thị giác phù hợp với lứa tuổi: hành vi thị giác của trẻ bình

thường và phù hợp vứi lứa tuổi Thị giác được sử dụng với các giác quan khác đểkhám phá một vật mới

Trang 28

2) Đáp ứng thị giác bất thường nhẹ: thỉnh thoảng phải nhắc nhở trẻ nhìn những đồ vật: trẻ có thể thích thú với những cái đồ vật hoặc ánh sáng hơn là bạn

bè, đôi khi trẻ có thể chăm chú trong khoảng không Trẻ cũng có thể tránh nhìnthẳng vào mắt người khác

3) Đáp ứng thị giác bất thường trung bình: phải thường xuyên nhắc nhở trẻ

nhìn vào những gì trẻ làm Trẻ có thể chăm chú vào khoảng không, tránh nhìn thẳngvào mắt người khác, nhìn những đồ vật dưới góc độ bất thường hoặc đưa những đồvật gần mắt

4) Đáp ứng thị giác bất thường nặng: trẻ thường xuyên tránh nhìn người

khác hoặc một số đồ vật và có thể bộc lộ những hình thức cực đoan của những đặcđiểm thị giác được nêu trên

- Đáp ứng thính giác:

1) Đáp ứng thính giác bình thường so với tuổi: Những câu đáp thính giác bình

thường và phù hợp với lứa tuổi Thính giác được sử dụng với các giác quan khác

2) Đáp ứng thính giác bất thường nhẹ: Một sự thiếu sót đáp ứng nào đó hoặc

một phản ứng hơi quá đáng với tiếng động có thể xảy ra Nhứng đáp ứng âm thanh

có thể được hoãn lại Có thể cần tạo ra âm thanh để gây chú ý cho trẻ Trẻ có thể lộ

ra bởi những tiếng động bên ngoài

3) Đáp ứng thính giác bất thường trung bình: Đáp ứng của trẻ với tiếng động

có thay đổi Thường trẻ không để ý tiếng động lúc đầu Trẻ có thể giật mình hoặcbịt tai khi nghe tiếng động mà nó đối mặt thường ngày

4) Đáp ứng thính giác bất thường nặng: Trẻ đáp ứng qúa nhiều hoặc quá ít

với tiếng động Đáp ứng qúa đáng với bất kỳ loại kích thích âm vang nào

- Vị giác, khứu giác, xúc giác (đáp ứng và cách thăm dò):

1) Đáp ứng bình thường với tác nhân kích thích vị giác, khứu giác và xúc giác: sử dụng bình thường các giác quan này Trẻ thăm dò những vật mới một cách

thích hợp với lứa tuổi thường bằng cách sờ và nhìn chúng Vị giác và khứu giác cóthể được sử dụng một cách phù hợp Khi trẻ phản ứng với những cơn đau nhỏ vàthông thường, trẻ bộc lộ sự khó chịu nhưng không phản ứng quá đáng

2) Đáp ứng bất thường nhẹ với tác nhân kích thích vị giác, khứu giác và xúc giác: sử dụng bất thường nhẹ các giác quan này Trẻ có thể tiếp tục đưa đồ vật vào

Trang 29

miệng, ngửi hoặc nếm những đồ vật không ăn được, không biết một đau đớn nhỏ hoặcbộc lộ phản ứng quá đáng đối với phản ứng đơn giản khó chịu của trẻ bình thường.

3) Đáp ứng bất thường trung bình với tác nhân kích thích vị giác, khứu giác

và xúc giác: sử dụng bất thường trung bình các giác quan này Trẻ có thể quan tâm

vừa phải đến việc sờ, ngửi, nếm những đồ vật hoặc người Trẻ có thể phản ứng quámạnh hoặc quá ít với cơn đau

4) Đáp ứng bất thường nặng với tác nhân kích thích vị giác, khứu giác và

xúc giác: sử dụng bất thường nặng các giác quan này Trẻ quan tâm đến việc ngửi,

ngắm, nếm hay sờ những vật hơn là cảm nhận hay bận tâm khám phá sử dụng đồvật Trẻ có thể hoàn toàn không biết đau hay phản ứng rất mạnh trước một sự khóchịu nhỏ

3) Sợ xệt hoặc lo âu bất thường trung bình: trẻ bộc lộ sợ xệt quá đáng hoặc

quá yếu so với phản ứng của một trẻ nhỏ hơn trong hoàn cảnh tương tự

4) Sợ xệt lo âu bất thường nặng: cơn sợ kéo dài kể cả sau kinh nghiệm lặp lại

những hoàn cảnh hoặc đồ vật không nguy hiểm cực kỳ khó dỗ dành trẻ hoặc trấn antrẻ Ngược lại, trẻ không thể phản ứng một cách thích hợp với những nguy hiểm màtrẻ cùng tuổi tránh được

- Giao tiếp bằng lời:

1) Giao tiếp bằng lời bình thường và phù hợp với hoàn cảnh.

2) Giao tiếp bằng lời bất thường nhẹ: ngôn ngữ thể hiện sự chậm vận động

tổng quát chủ yếu trong đối thoại có một ý nghĩa, tuy nhiên sự nhại lại hoặc đảongữ đại từ có thể xuất hiện Thỉnh thoảng những từ đặc biệt hoặc tiếng lóng có thểđược sử dụng

3) Giao tiếp bằng lời bất thường trung bình: có thể không có ngôn ngữ Khi

có ngôn ngữ thì giao tiếp bằng lời có thể là một sự pha trộn ngôn ngữ có nghĩa vànhững đặc thù như là tiếng lóng, nhại lại hoặc đảo ngữ đại từ, ngôn ngữ cũng có thể

Trang 30

đặc trưng như những câu hỏi lặp lại hoặc một sự bận tâm quá đáng về những chủ đềriêng biệt.

4) Giao tiếp bằng lời bất thường nặng: trẻ không dùng ngôn ngữ chức năng.

trẻ có thể phát ra những tiếng kêu trẻ con, những âm lạ hoặc giống tiếng kêu thú vật,tiếng động phức tạp gần giống ngôn ngữ, hoặc có thể sử dụng kỳ lạ và dai dẳng vài

từ hoặc câu

- Giao tiếp không lời:

1) Giao tiếp không lời bình thường so với tuổi và hoàn cảnh

2) Giao tiếp không lời bất thường nhẹ: giao tiếp không lời chưa trưởng

thành trẻ có thể chỉ ngón tay mơ hồ hoặc sờ những gì nó muốn trong những hoàncảnh mà trẻ bình thường chỉ cùng tuổi chỉ ngón tay hoặc biểu hiện những cử chỉ đặcthù để chỉ những gì mà nó muốn

3) Giao tiếp không lời bất thường trung bình: thông thường trẻ không có khả

năng biểu hiện nhu cầu giao tiếp hoặc ước muốn bằng cử chỉ trẻ cũng không có khảnăng chỉ những gì mà nó muốn bằng cử chỉ

4) Giao tiếp không lời bất thường nặng: trẻ chỉ dùng những cử chỉ kỳ quặc

hoặc đặc biệt không có ý nghĩa bên ngoài trẻ không hội nhập ý nghĩa cử chỉ vànhững biểu hiện nét mặt của người khác

- Mức độ hoạt động:

1) Mức độ hoạt động bình thường so với tuổi và hoàn cảnh: trẻ không hoạt

động nhiều hơn hoặc ít hơn trẻ bình thường cùng tuổi trong trường hợp tương tự

2) Mức độ hoạt động bất thường nhẹ: đôi khi trẻ hơi quấy hoặc chậm mức độ

hoạt động của trẻ chỉ hơi chồng chéo với năng lực của nó

3) Mức độ hoạt động bất thường trung bình: trẻ có thể rất hoạt động và khó

kiểm soát Trẻ có thể tiêu hao năng lượng không giới hạn và không đồng ý vàogiường ban tối Ngược lại trẻ có thể vô cảm và một kích thích quan trọng cần thiết

để lay động nó

4) Mức độ hoạt động bất thường nặng: trẻ bộc lộ những mức độ hoạt động

cực đoan đi từ tăng động đến vô cảm trẻ có thể chuyển từ cực này sang cực kia

- Mức độ trí tuệ và sự đồng nhất của chức năng trí tuệ:

1) Trí tuệ bình thường và chức năng trí tuệ đồng nhất: trẻ cũng thông minh như

một trẻ cùng tuổi và không bộc lộ sự khéo léo gì đặc biệt và cũng không có vấn đề gì

Trang 31

2) Chức năng trí tuệ bất thường nhẹ: trẻ không thông minh như trẻ cùng

tuôit, khả năng của trẻ cũng chậm hơn trong mọi lĩnh vực

3) Chức năng trí tuệ bất thường trung bình: nhìn chung, trẻ không thông

minh bằng trẻ bình thường cùng tuổi Tuy nhiên trẻ có thể bộc lộ năng khiếu gầnvới bình thường trong một hay nhiều lĩnh vực của chức năng trí tuệ

4) Chức năng trí tuệ bất thường nặng: trẻ hầu như không thông minh bằng

trẻ bình thường cùng tuổi, trẻ có khả năng vận dụng ở mức độ cao so với các trẻcùng tuổi trong một hay nhiều lĩnh vực

- Cảm tưởng chung:

1 Không có tự kỷ: trẻ không thể hiện triệu chứng đặc thù nào

2 Tự kỷ nhẹ: trẻ chỉ biểu hiện một vài triệu chứng hoặc mức độ nhẹ về tự kỷ.

3 Tự kỷ trung bình: trẻ thể hiện một số triệu chứng hoặc mức độ trung bình

về tự kỷ

4) Tự kỷ nặng: trẻ thể hiện nhiều triệu chứng hoặc mức độ cao về tự kỷ.

1.2.3 Một số đặc điểm trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

Trẻ có rối loạn phổ tự kỷcó những đặc điểm tâm lý khác với trẻ bình thường,

có thể khái quát lại với những biểu hiện chính sau [44], [25], [59]:

Giao tiếp và quan hệ xã hội của trẻ tự kỷ: trẻ bị suy giảm trong ứng xử qua

lại với mọi người, hầu hết trẻ có rối loạn phổ tự kỷ biểu hiện sự cô lập, thích chơimột mình, tránh giao tiếp với các bạn, thích chơi một mình, không thích giao tiếpmắt, không sợ người lạ và cũng không thân thiện với người chăm sóc, tránh né giaotiếp bằng mắt, khả năng gắn bó với người thân rất kém

Sự hạn chế trong việc hiểu lời nói: Trẻ hầu như không có phản ứng khi được

gọi tên, không quan tâm và làm theo hướng dẫn của người khác

Sự suy giảm trong giao tiếp không lời: Hầu hết trẻ có rối loạn phổ tự kỷ đều

có khó khăn trong ngôn ngữ biểu cảm, đa số trẻ không hiểu và đồng thời cũngkhông biết thể hiện ra ngoài những hành vi phi ngôn ngữ, điều này thể hiện khá rõthông qua việc trẻ không muốn giao tiếp bằng mắt và không biết sử dụng ngón trỏ

để chỉ các đồ vật Cụ thể là khi muốn điều gì, trẻ không nhìn vào mặt người khác vàkhông sử dụng các tín hiệu cử chỉ để báo cho người khác biết mà thường đến kéotay họ đến chỗ bé cần (đối với trẻ, bàn tay quan trọng hơn khuôn mặt)

Trang 32

Chậm phát triển ngôn ngữ: Có thể đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ tự

kỷ, trẻ có biểu hiện sự mất ngôn ngữ hay chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ Ngay

cả khi trẻ có ngôn ngữ thì ngôn ngữ đó cũng có dấu hiệu bất thường: giọng nói đềuđều, không biết biểu cảm qua giọng nói; không biết nói thầm, nói tiếng gió; thíchđộc thoại hoặc không giữ vững cuộc đối thoại; khó khăn trong việc dùng đại từnhân xưng; nhiều khi nói không liên quan đến tình huống giao tiếp, đến môi trườngxung quanh; lời nói tự phát, không có sự khởi đầu khi giao tiếp; tiếng nói có khuynhhướng lặp đi lặp lại các từ, đoạn, câu

- Hành vi rập khuôn: trẻ có rối loạn phổ tự kỷ có những hành vi lặp lại, thích

xếp các đồ vật thành hàng thẳng; vặn, xoắn các ngón tay và bàn tay; thích chạyvòng vòng và quay vòng vòng; thích chơi các đồ chơi phát ra tiếng động; thích bậttắt các nút điện hay điện tử…

- Không thích sự thay đổi: Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ muốn mọi thứ quen

thuộc, gần gũi, trẻ rất ghét sự thay đổi, xáo trộn, trẻ sẽ cảm thấy bất an khi có mộtngười lạ, đồ vật lạ hay đến một nơi xa lạ Do đó, việc báo trước cho trẻ chuẩn bị tưtưởng để đón nhận những điều mới lạ là một việc hết sức quan trọng

- Thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm: Đa số trẻ có rối loạn phổ tự kỷ quá

nhạy cảm hoặc khiếm khuyết về giác quan, trẻ hay đưa các đồ vật lên ngửi, liếm

- Những gắn bó bất thường: Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở một giai đoạn nào đó

có những gắn bó với đồ vật theo cách không bình thường như thích vỏ chai, đồ hộp,

tờ lịch, sợi dây, bao nilon, những đồ vật trong sinh hoạt gia đình như: chén, bát,xoong, chảo, dĩa nhưng hoàn toàn không thích đồ chơi bình thường

- Hành vi gây phiền toái nơi công cộng: trẻ ít quan tâm đến các chuẩn mực

xã hội, muốn làm theo sở thích cá nhân nên rất dễ có những hành vi trái ngược với

sự mong đợi của người khác

- La hét, giận dữ: trẻ có rối loạn phổ tự kỷcó những sở thích, thói quen kỳ lạ

nên trẻ thường ứng xử không đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường Khingười lớn thấy vậy và ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và cónhững hành vi nổi cáu, gây hấn

- Những hành vi bất thường: trẻ có rối loạn phổ tự kỷcó thể có những triệu

chứng rối loạn tinh thần xuất hiện bao gồm rối loạn tăng động kém chú ý, loạn tâmthần, sự buồn chán, rối loạn ám ảnh cưỡng bức và những rối loạn lo âu khác, trẻ có

Trang 33

thể có biểu hiện những hành vi phá phách Trẻ có thể tấn công lại bản thân haynhững người khác.

1.2.4 Ngôn ngữ nói của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3-4 tuổi

Được thể hiện qua ngôn ngữ diễn đạt và ngôn ngữ tiếp nhận [57], [58]:

* Ngôn ngữ diễn đạt

- Về phát âm: trẻ có rối loạn phổ tự kỷ vẫn có sự phát triển về lời nói, nhưng

cách phát âm và cách biểu đạt ngôn ngữ lại có những dấu hiệu bất thường Trẻ cónhững câu nói không rõ nghĩa, nhại lại lời người khác rất chính xác nhưng bản thântrẻ cũng không hiểu những lời nói mà bản thân nói ra Giọng nói đơn điệu, phẳnglặng, không thay đổi, ít nhấn giọng và không diễn cảm

- Về cách dùng từ: cách dùng từ của trẻ còn nhiều hạn chế, chẳng hạn trẻ có

thể có hiện tượng hoán đổi đại từ nhân xưng, dùng đại từ nhân xưng ngược

Một số trẻ nói với mục đích “tự kích thích”, lời nói có tính chất lặp lặp lại,không liên quan đến những sự việc diễn ra xung quanh Trẻ có thể gặp các vấn đề

về sử dụng từ, câu, ở các giai đoạn sau tình trạng này có thể giảm

Những lời nói tự nhiên của trẻ thường có nội dung nghèo nàn, hạn chế vềvốn từ Câu nói thường được kết thúc kiểu câu hỏi (lên giọng ở cuối câu) Cấu trúcngữ pháp bất thường, không thành thục, khiếm khuyết về ngữ pháp trong các sắpxếp các từ để diễn đạt thành câu hoàn chỉnh

Trẻ không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại

từ nhại lời tức là trẻ lập lại một cách chính xác những từ hay câu nói của người khác

mà không có cố gắng để hiểu được ý nghĩa của câu nói, nói chuyện theo một kiểuriêng biệt như nói một câu không phù hợp với tình huống, thường nói rập khuôn,lặp đi lặp lại

- Về cách diễn đạt lời nói thành câu: trẻ có thể nói được những từ đơn song

còn khó khăn khi sắp xếp từ thành câu; trẻ có thể diễn đạt, mô tả đồ vật theo cáchnghĩ riêng của bản thân, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểuđược, không biết dùng lời nói để diễn tả ý trừu tượng Không biết nói về chuyện quákhứ, chuyện tương lai hoặc chuyện không xảy ra trước mắt

Ngôn ngữ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ cũng thường theo nghĩa đen và thôngthái giả tạo, cách nói của trẻ thiếu nhịp điệu và ngữ điệu, trẻ nói bằng giọng đều đều

và không đặt cảm xúc vào trong ngôn ngữ

Trang 34

Một số trẻ có rối loạn phổ tự kỷ có thể nói về điều trẻ quan tâm, nhưng khiđược người lớn bắt chuyện, nói chuyện với trẻ nhằm mục đích khơi gợi để trẻ có thể

sử dụng được nhiều từ ngữ, bởi vậy cần hướng dẫn trẻ cách diễn đạt trẻ khi đó trẻ sẽdừng lại và không tiếp tục câu chuyện Một số trường hợp trẻ vẫn hưởng ứng cuộcnói chuyện nhưng khi chuyển đổi chủ đề thì trẻ hoàn toàn không hiểu, không biếtcác sử dụng từ ngữ, tình tiết mới vào câu chuyện

* Ngôn ngữ tiếp nhận

Phần lớn trẻ có rối loạn phổ tự kỷ hiểu ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ khônglời những trẻ ít khi biểu cảm về sự tiếp nhận ngôn ngữ từ những người giao tiếp vớitrẻ Trong nhiều tình huống trẻ thường sử dụng mắt để tiếp nhận

Phần nhiều trẻ không quan tâm đến lời nói của người khác trong giao tiếp, trẻthờ ơ hoặc không để ý đến những sự việc diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, thậmchí khi được gọi tên trẻ cũng không phản ứng và hồi đáp trở lại

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở mức độ nhẹ cóthể tiếp nhận được rất nhiều nội dung trong giao tiếp với người lớn, trẻ hiểu và cóthể diễn đạt lại bằng lời và các hành vi, song khi diễn đạt lại trẻ thường có biểu hiệnrụt rè, nhút nhát, cách diễn đạt với từ ngữ lặp lại, đơn điệu, ánh mắt chủ yếu khônghướng vào đối tượng giao tiếp

Nhìn chung, trẻ tiếp nhận ngôn ngữ khá chậm Trẻ sẽ gặp khó khăn khingười giao tiếp nói nhanh hoặc quá chậm nhất là những từ mới lạ và phức tạp thì trẻ

sẽ không thể hiểu được Trẻ rất khó cùng một lúc thể hiện được hai mệnh lệnh đikèm 2 hành động

Vốn từ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi tuy được nâng lên đáng kể,song vẫn tương đối nghèo nàn, cấu trúc ngữ pháp thường bị sai hoặc sắp xếp các từchưa đúng ngữ pháp, dẫn đến trẻ gặp khó khăn để có thể hiểu được những câu nóiphức tạp, có chứa đựng nhiều thông tin Trẻ chỉ hiểu những câu nói đơn giản đượclặp lại hàng ngày và phải kèm hành động Tuy nhiên, trong giao tiếp có sử dụnghình ảnh và đồ dùng trực quan sẽ làm cho trẻ tăng khả năng hiểu và xử lý đượcthông tin đúng đích và rõ nét

Như vậy, ngôn ngữ diễn đạt và ngôn ngữ tiếp nhận ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

3 - 4 tuổi kém phong phú và đa dạng có nhiều trẻ có thể cải thiện được ngôn ngữdần dần khi được hướng dẫn và can thiệp đúng cách

Trang 35

1.3 Giáo dục phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ thông qua trò chơi

1.3.1 Khái niệm phát triển ngôn ngữ nói, phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

1.3.1.1 Khái niệm ngôn ngữ nói

Tác giả Hoàng Phê quan niệm “Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ

và những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong mộtcộng đồng” [17, tr.1067] Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Như Ý: “Ngôn ngữ là

hệ thống các âm thanh, các từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiệngiao tiếp chung cho một cộng đồng” [34, tr.1209] Cả hai cách hiểu trên tương đốiđồng nhất, đó là những âm, từ các cách kết hợp chúng làm phương tiện cho mộtcộng đồng người nhất định

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặcbiệt, dùng làm phương tiện giao tiếp và công cụ của tư duy” [27, tr.122] Khái niệmnày đã mở rộng nội hàm, ngôn ngữ không chỉ cho một cộng đồng, nó là phương tiệngiao tiếp và là công cụ của tư duy Chúng tôi thống nhất cách hiểu về ngôn ngữ vớitác giả Nguyễn Quang Uẩn và lấy khái niệm này làm khái niệm để tiến hành nghiêncứu về ngôn ngữ nói ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi ở mức độ nhẹ

- Khái niệm ngôn ngữ nói

Tác giả Vũ Dũng quan niệm: “Ngôn ngữ nói là một hình thức giao tiếp bằng

từ ngữ nhờ công cụ ngôn ngữ và được tiếp thu bằng thính giác” [5, tr.515]

Từ những khái niệm trên, chúng tôi cho rằng: Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp giữa người này với người khác, trong đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe.

Như vậy, ngôn ngữ nói là một hệ thống âm thanh, trong đó các chủ thể giaotiếp trao đổi thông tin với nhau qua việc sử dụng hệ thống, các ký hiệu các chủ thểgiao tiếp có thể thay đổi, hoán đổi vị trí cho nhau

- Khái niệm phát triển ngôn ngữ nói:

Trên cơ sở các quan niệm của các tác giả đi trước, chúng tôi quan niệm: Phát triển ngôn ngữ nói là việc các chủ thể giao tiếp gia tăng sử dụng hệ thống các ký

Trang 36

hiệu từ ngữ về số lượng và chất lượng theo thời gian vào trao đổi thông tin, nhằm đạt mục đích giao tiếp.

Có thể thấy, sự phát triển ngôn ngữ là chủ thể giao tiếp gia tăng về số lượng từ

và chất lượng từ được sử dụng trong giao tiếp, qua đó đạt được mục đích giao tiếp

- Khái niệm phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi Chúng tôi quan niệm: Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3

- 4 tuổi là giúp trẻ rèn luyện khả năng phát âm, dùng từ ngữ giao tiếp và phát triển

ở trẻ khả năng tiếp nhận ngôn ngữ để có thể diễn đạt thành câu hoàn chỉnh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người.

Qua khái niệm trên, có thể thấy phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạnphổ tự kỷ 3 - 4 tuổi là hình thành ở trẻ biết sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói để diễndạt ý muốn, giúp trẻ biết cách phát âm, biết cách dùng từ chính xác, biết cách dùng

từ đúng quy tắc để thành câu hoàn chỉnh

Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi là giúp cho trẻtăng cường vốn từ, biết cách sắp xếp các từ thành câu để rèn luyện khả năng giaotiếp với mọi người

Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi còn thể hiện ởviệc phát triển khả năng tiếp nhận ngôn ngữ cho trẻ

1.3.2 Quá trình phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

1.3.2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi

a) Những thuận lợi

- Trẻ có nhu cầu được nói, được giao tiếp khi tham gia trò chơi Trong quátrình chơi trẻ phải tương tác với nhau theo diễn xuất các vai chơi mà trẻ đóng, trẻthể hiện được ý muốn, được giao tiếp với các bạn chơi, giúp trẻ từng bước biếtcách sử dụng ngôn ngữ thể hiện được nhu cầu cần giao tiếp, tiếp xúc với bạn quacác trò chơi

- Trẻ có khả năng nói ra và hiểu người khác nói trong khi chơi, giúp trẻ pháttriển được khả năng giao tiếp, vồn từ của trẻ được tăng lên khi trẻ sử dụng các đồchơi, các vai chơi mà trẻ nhận, những hoạt động như vậy trẻ vừa nói đúng câu, đúng

từ mà trẻ cần sử dụng, trẻ tập được các phát âm, cách sử dụng ngữ đúng ngữ pháp

Trang 37

- Giáo viên có kinh nghiệm, có kỹ năng rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ Đa số cơ

sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ hiện nay có đội ngũ giáo viêngiảng dạy trẻ có rối loạn phổ tự kỷ đảm bảo chuẩn về trình độ chuyên môn, đượcđào tạo đúng chuyên ngành giáo dục đặc biệt Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, luôn

có quyết tâm cao trong công việc, đội ngũ giáo viên có thâm niên công tác lâu năm

có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong giáo dục trẻ tự kỷ

- Cha mẹ có trẻ có rối loạn phổ tự kỷ quan tâm, giúp trẻ phát triển ngôn ngữnói và tham gia chơi, có sự phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ Nhìnchung, các trẻ có rối loạn phổ tự kỷ được gửi đến các cơ sở giáo dục chuyên biệt làcán bộ công chức, nên trẻ được quan tâm, được sự giúp đỡ và có sự trao đổi kháthường xuyên về tình hình các mặt giáo dục trẻ tại gia đình, nên có sự phối hợp giữahai bên nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua các hoạt động tại gia đình

- Nhà trường luôn quan tâm và dành các phương tiện, điều kiện, cơ sở vậtchất cho việc rèn luyện ngôn ngữ nói cho trẻ Các cơ sở giáo dục chuyên biệt chotrẻ có rối loạn phổ tự kỷ đa phần do tư nhân mở ra, phải đạt các điều kiện tương đốiđầy đủ, mặc dù không gian còn những hạn chế nhất định, nhưng đều có các phươngtiện giúp trẻ có thể tham gia các trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

b) Những khó khăn

- Một số trẻ ngại nói và có khó khăn trong hiểu ngôn ngữ nói Trẻ có rối loạnphổ tự kỷ thường có biểu hiện khiếm khuyết về mặt giao tiếp, ngay cả những trẻ ởmức độ nhẹ cũng tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp, nên trẻ ít nói, đôi khinhại lời thích các hoạt động khá ổn định, do vậy trẻ luôn gặp khó khăn trong sửdụng từ mới nên cũng đồng thời gặp khó khăn về hiểu ngôn ngữ nói Trẻ có rối loạnphổ tự kỷ thường không muốn khao khát giao tiếp Chúng tỏ ra không sẵn sàng để

để học hỏi những điều mà trẻ bình thường học một cách tự nhiên và do đó, trẻkhông có cơ hội để “đi vào ngôn ngữ theo cùng một cách” Chúng thấy rất khó khăn

để làm những điều xung quanh có ý nghĩa

- Vốn ngôn ngữ nói của trẻ bị hạn chế Đa số trẻ có rối loạn phổ tự kỷ gặpkhó khăn trong sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp một cách thông thường và đơngiản Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể cải thiện đáng kể được hiệu quả sử dụng ngôn ngữ,song ở độ tuổi 3 - 4 tuổi trẻ vẫn còn sử dụng biệt ngữ trong lời nói, điều này làm

Trang 38

giảm khả năng tương tác xã hội và làm giảm sự tự tin của trẻ khi nói chuyện vớingười khác, dẫn đến vốn ngôn ngữ của trẻ cũng bị hạn chế.

- Một số giáo viên có ít kinh nghiệm, kỹ năng rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ quatrò chơi Giáo viên mới ra trường chủ yếu có kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ córối loạn phổ tự kỷ tương đối tốt, song kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình họcnghề qua các hoạt động thực tập, thực tế còn chưa nhiều, chưa được trải nghiệmnhiều với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ qua tổ chức các tròchơi, dẫn đến họ còn ít kinh nghiệm, kỹ năng rèn ngôn ngữ cho trẻ, khắc phụcnhững lỗi ngôn ngữ ở trẻ như nhại lời, hay sử dụng biệt ngữ

- Giáo viên ít được bồi dưỡng, rèn luyện về phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ.Bên cạnh giáo viên trẻ còn ít kinh nghiệm về phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ tự kỷ,đội ngũ giáo viên có thâm niên công tác lâu năm cũng có hạn chế về việc chưathường xuyên được cập nhật về các kiến thức, phương pháp mới về rèn luyện, pháttriển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động tập huấn, cử đi đào tạo nâng cao trình độchuyên môn, các khóa đào tạo chuyên sâu về rèn kỹ năng nói ở trẻ trong trò chơi

- Phương tiện, điều kiện, cơ sở vật chất còn hạn chế Mặc dù khi mở các cơ

sở giáo dục chuyên biệt phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của Nhànước, nhưng các cơ sở cũng gặp những khó khăn về địa điểm, như chưa đủ rộng vềdiện tích trên số lượng trẻ, các trang thiết bị phục vụ giáo dục trẻ chưa đầy đủ, cácphương tiện phù hợp với phương pháp mới về phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua tròchơi chưa được trang cấp đầy đủ

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ có trẻ tự kỷ Có thểnói đây là khó khăn cơ bản trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trongviệc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ tự kỷ, không riêng trẻ ở độ tuổi 3 - 4 tuổi màcòn ở các độ tuổi khác Cha mẹ có sự quan tâm đến trẻ song chưa tương đồng vớichương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường hoặc cách giáo dục trẻ chưa khoahọc, theo kinh nghiệm, cảm tính của các gia đình có trẻ tự kỷ

1.3.2.2 Quy trình phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi a) Xác định mục tiêu phát triển ngôn ngữ nói

- Giúp trẻ phục hồi, phát triển ngôn ngữ nói như các trẻ bình thường Trẻ córối loạn phổ tự kỷ với những biểu hiện khiếm khuyết về tương tác xã hội, khiếmkhuyết về giao tiếp cho nên trẻ thường chậm nói, gặp khó khăn khi tiếp thu từ ngữ

Trang 39

giao tiếp, trong giao tiếp trẻ ít có sự giao tiếp bằng mắt với người khác và thích chơi

1 hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại, đồng thời trẻ khá rụt rè, nhútnhát, khá khó khăn khi thiết lập quan hệ chơi với trẻ khác Cho nên việc rèn luyệnngôn ngữ nói cho trẻ qua trò chơi, nhất là trò chơi có sử dụng ngôn ngữ như nhổ củcải, trò chơi bác sỹ giúp trẻ có thể giáo tiếp với trẻ khác để thúc đẩy sự phát triểnngôn ngữ, cải thiện vốn từ ở trẻ

- Giúp trẻ có điều kiện giao tiếp, tham gia các hoạt động cùng các bạn Đượcxác định có khó khăn về giao tiếp, khó hoà nhập với người xung quanh, hứng thú bịgiới hạn và các hành động lặp đi lặp lại, sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ vì vậy, việc tổchức trò chơi là một hình thức khá hiệu quả để trẻ có thể cải thiện khả năng giaotiếp, trẻ được phối hợp với nhau cùng tham gia vào hoạt động chung trong trò chơi

- Giúp trẻ học tập tốt hơn Trẻ có thể cải thiện đáng kể khả năng về nhận thứcthông qua nhận biết các vai chơi, các hành động chơi, quan hệ giữa các vai trongkhi chơi: quan hệ thực và quan hệ chơi, cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi đúng vớichức năng, tránh bị cuốn hút vào những đồ vật quen thuộc Những hoạt động nàynhằm mục đích giúp trẻ có thể học tập tốt hơn, biết sử dụng ngôn ngữ nói một cáchhiệu quả, tích cực hơn trong giao tiếp với mọi người

- Giúp trẻ có điều kiện hòa nhập với cộng đồng Trẻ có rối loạn phổ tự kỷthường bị khiếm khuyết về giao tiếp, nên khi tiếp xúc với mọi người thường rụt rè,đôi khi xuất hiện cảm xúc sợ sệt, có thể nhại lại lời của người hướng dẫn trẻ cáchgiao tiếp Khi được giao lưu với các bạn, được thể hiện các khả năng của bản thânqua trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ từng bước học cách hòa nhập với các trẻ khác,điều đó đồng nghĩa với việc giúp trẻ từng bước hòa nhập với cộng đồng

b) Xác định các nội dung phát triển ngôn ngữ nói

- Rèn cho trẻ phát âm chính xác Cách phát âm của trẻ có rối loạn phổ tự kỷcũng không rõ ràng, ngay cả các trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở mức độ nhẹ cũng mắckhá nhiều lỗi Ngoài ra, trẻ hay sử dụng biệt ngữ, nên khi gặp các từ mới trẻ thườngkhông hiểu hoặc không sử dụng, do vậy qua tổ chức trò chơi nhằm giúp trẻ phát âmchính xác, nhất là với các từ mới

- Làm tăng vốn từ cho trẻ Trẻ có rối loạn phổ tự kỷkhá hạn chế về vốn từ,ngoài ra trẻ cũng ít giao tiếp với người khác, nhất là người lạ, trẻ thường sống thumình, nên khi tổ chức trò chơi chính là cách trẻ có thể gia tăng vốn từ một cách

Trang 40

nhanh chóng, các trẻ phải nhận thức được đầy đủ các yếu tố trong trò chơi, gọi tênđược các đồ chơi, biết tên các nhân vật Cho dù các hoạt động chơi của trẻ còn kháhạn chế nhưng dần dần vố từ của trẻ được củng cố và phát triển.

- Sử dụng câu nói phù hợp Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ hay có những câu nói

vu vơ, không rõ nghĩa, nhại lời vốn từ, ngữ pháp cũng hạn chế Vì vậy, khi tổchức trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ phải biết giao tiếp, sử dụng từ ngữ đúng ngữcảnh, tình huống để trẻ khác, người khác có thể hiểu được ý muốn, do vậy, trẻ đượctập luyện qua trò chơi sẽ thuận lợi hơn để sử dụng từ, cầu đúng ngữ pháp, phù hợpvới hoàn cảnh, tình huống

- Phát triển khả năng diễn đạt bằng lời nói Trong trò chơi đóng vai, các trẻphải liên kết với nhau bằng các hành động chơi, nhất là trò chơi có luật, các trẻ phảitiến hành thỏa thuận trước khi chơi, diễn biến quá trình chơi trẻ luôn giao tiếp vớinhau bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ những biểu hiện này sẽ giảm thiểu ở trẻ sự nhạilời, hành vi lặp lại bằng các từ mới, lời nói, hành vi mang tính biểu cảm hơn

- Phát triển khả năng nghe hiểu người khác nói Trò chơi đóng vai theo chủ

đề trẻ được tập duyệt, mô phỏng theo những diễn biến của cuộc sống thực bằngcách trải nghiệm qua các tình huống giả định, trong đó trẻ không chỉ nói cho trẻkhác nghe, mà bản thân trẻ cũng được nghe người khác nói Như vậy đồng nghĩavới việc trẻ phát triển vốn từ qua giao tiếp và khi nghe người khác nói trẻ cũng tiếpnhận được thông tin, phát triển được khả năng nghe hiểu ngôn ngữ

- Rèn khả năng giao tiếp cho trẻ với mọi người qua các trò chơi mà trẻ là cácnhân vật trải nghiệm Mỗi trẻ sẽ ướm vào một vai và nhận vai chơi, trẻ sẽ giao tiếptheo đúng vai diễn và diễn xuất Mục đích của các hoạt động này vừa để phát triển ởkhả năng nghe, hiểu, phát triển ngôn ngữ nói mà còn rèn cho trẻ khả năng giao tiếpvới nói người

c) Sử dụng các hình thức phát triển ngôn ngữ nói

- Dạy trẻ nói qua các giờ học, qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề Khitrẻ thỏa thuận trước khi chơi, cô giáo gợi ý chọn chủ đề chơi, trò chơi, vai chơi, đồchơi mà trẻ yêu thích, như vậy giáo viên đã từng bước khơi gợi khả năng nói của trẻngay từ bước đầu tiên trước khi tiến hành trò chơi, các hành động này lặp lại qua cácgiờ học và được củng cố thường xuyên qua các hoạt động chơi của trẻ

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Nữ Tâm An (2007), Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ ở đầu cấp tiểu học, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỷ ở đầu cấp tiểu học
Tác giả: Nguyễn Nữ Tâm An
Năm: 2007
2. Nguyễn Nữ Tâm An (2012), Một số vấn đề cơ bản trong chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ, Tạp chí khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, , Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 28, tr.143 - 147 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học
Tác giả: Nguyễn Nữ Tâm An
Năm: 2012
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT, Ban hành Điều lệ trường mầm non, ngày 07 tháng 04 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT, Ban hành Điều lệ trường mầm non
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT, Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, ngày 25 tháng 07 năm 2008 5. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2013), Giáo dục học mầmnon, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT, Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục," ngày 25 tháng 07 năm 20085. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2013), "Giáo dục học mầm "non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT, Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, ngày 25 tháng 07 năm 2008 5. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
6. Chính phủ, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, ngày 10 tháng 04 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật
7. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2008
8. Ngô Xuân Điệp (2009), Nghiên cứu nhận thức của trẻ có rối loạn phổ tự kỷtại Thành phố Hồ Chí Minh, luận án Tiến sĩ tâm lý học, Viện Tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhận thức của trẻ có rối loạn phổ tự kỷtại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Ngô Xuân Điệp
Năm: 2009
9. Trịnh Thị Hà Bắc (2013), Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, Nxb Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em
Tác giả: Trịnh Thị Hà Bắc
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2013
10. Phạm Minh Hạc (2013), Từ điển bách khoa Tâm lý học - Giáo dục học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Tâm lý học - Giáo dục học Việt Nam
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
11. Nguyễn Xuân Hải (2016), Giáo trình quản lí giáo dục hoà nhập, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lí giáo dục hoà nhập
Tác giả: Nguyễn Xuân Hải
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2016
12. Vũ Thị Bích Hạnh (2007), Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ- Phát hiện sớm và can thiệp sớm, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ- Phát hiện sớm và can thiệp sớm
Tác giả: Vũ Thị Bích Hạnh
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2007
13. Lê Khanh (2004), Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ- những thiên thần bất hạnh, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ- những thiên thần bất hạnh
Tác giả: Lê Khanh
Nhà XB: Nxb Phụ Nữ
Năm: 2004
14. Lã Thị Bắc Lý (2016), Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm non
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2016
15. Phạm Minh Mục (2011), Chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 72, 9/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Mục
Năm: 2011
16. Phạm Minh Mục (2013), Tự kỉ và giáo dục trẻ tự kỉ, Tạp chí Giáo dục, số 311, 6/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Mục
Năm: 2013
17. Hoàng Phê (2007) (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
20. Nguyễn Thị Thanh (2014), Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi, Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3 - 4 tuổi
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh
Năm: 2014
21. Trần Thị Minh Thành (chủ biên) (2015), Giáo trình quản lí hành vi của trẻ khuyết tật trí tuệ, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lí hành vi của trẻ khuyết tật trí tuệ
Tác giả: Trần Thị Minh Thành (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2015
22. Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ em tự kỷ phương thức giáo dục, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ em tự kỷ phương thức giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Thành
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2006
23. Nguyễn Phương Thảo (2015), Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, Luận văn thạc sỹ tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
Tác giả: Nguyễn Phương Thảo
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w