Cùng với các phương tiện tìmtin khác, khung phân loại được coi là công cụ quan trọng để tổ chức kho tài liệu thưviện và phân loại tài liệu Một trong những ứng dụng quan trọng và hữu ích
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ long biết ơn đến các thầy cô Khoa Thông tin - Thưviện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
- những người đã truyền dạy cho tôi những tri thức khoa học quí báu trong suốt
4 năm tôi học tập dưới mái trường này
Tôi cũng đặc biệt xin chân thành cảm ơn ThS Đồng Đức Hùng, người đãtrực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Khóa luận và là nguồn cổ vũ rất lớn về mặttinh thần trong quá trình tôi thực hiện đề tài này
Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ đã và đang công tác tại Thư viện Quốcgia Việt Nam, các bạn đồng nghiệp và gia đình tôi, những người đã giúp đỡđộng viên tôi rất nhiều để tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 2014
Sinh viên
Đậu Thị Giang Thanh
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ VHTT&DL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
KPL: Khung phân loại
Phòng NC&HDNV: Phòng nghiên cứu & hướng dẫn nghiệp vụ
PL – BM Phân loại – Biên mục
TVQGVN: Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Những đóng góp của đề tài 3
6 Bố cục của Khóa luận 3
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA KHUNG PHÂN LOẠI TRONG PHÂN LOẠI TÀI LIỆU 5
1.1 Khái quát về Thư viện Quốc gia Việt Nam 5
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 11
1.1.3 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ 14
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 14
1.1.3.2 Đội ngũ cán bộ 15
1.1.4 Vốn tài liệu 16
1.2 Vai trò của khung phân loại trong phân loại tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 18
Trang 4CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHUNG PHÂN
LOẠI TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN NAY 20
2.1 Tình hình sử dụng khung phân loại trước khi áp dụng DDC (1954-2002) 20
2.1.1 Khung phân loại Trung tiểu hình (1954-1960) 20
2.1.1.1 Hoàn cảnh xã hội 20
2.1.1.2 Qúa trình nghiên cứu và ứng dụng Khung Trung tiểu hình 21
2.1.1.3 Ưu nhược điểm của Khung phân loại Trung tiểu hình 23
2.1.2 Khung phân loại 19 lớp (1960-1983) 24
2.1.2.1 Hoàn cảnh xã hội 24
2.1.2.2 Qúa trình nghiên cứu và sử dụng Bảng phân loại 19 lớp 25
2.1.2.3 Ưu nhược điểm của Bảng phân loại 19 lớp 32
2.1.3 Khung phân loại BBK (1983-2002) 33
2.1.3.1 Hoàn cảnh xã hội 33
2.1.3.2 Quá trình nghiên cứu và ứng dụng Khung BBK tại Thư viện Quốc gia 33 2.1.3.3 Ưu nhược điểm của Khung phân loại BBK 37
2.2 Tình hình áp dụng khung phân loại DDC (2003 đến nay) 38
2.2.1 Hoàn cảnh xã hội 38
2.2.2 Qúa trình nghiên cứu và ứng dụng Khung phân loại DDC 39
2.2.2.1 Ấn bản DDC 14 rút gọn 45
2.2.2.2 Ấn bản DDC 23 50
Trang 52.2.3 Ưu nhược điểm của Khung phân loại DDC 53
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG KHUNG PHÂN LOẠI TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 54
3.1 Nhận xét chung quá trình sử dụng Khung phân loại tại TVQGVN 54
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng trong quá trình sử dụng Khung phân loại 55
3.2.1 Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 55
3.2.2 Nâng cao năng lực và hiệu quả hướng dẫn áp dụng DDC 56
3.2.3 Nâng cao trách nhiệm của từng thư viện và trung tâm thông tin 57
3.2.4 Điều chỉnh khung phân loại DDC 14 57
3.2.5 Tổ chức tập huấn chuyên sâu về DDC 23 với việc Việt hoá thành công các vấn đề của Việt Nam và khắc phục những tồn tại có trong DDC 14 58
3.2.6 Nghiên cứu DDC 23 dưới dạng học thuật để phục vụ quá trình nghiên cứu và giảng dạy 58
3.2.7 Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thư viện cần tăng cường thời gian giảng dạy DDC 59 PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh trên phạm vi thế giới
sự phát triển đa dạng của các nguồn thông tin và nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng
mở rộng, các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng thông tin với mức độ cao để phát huyhiệu quả và khuyết khích đổi mới tăng lợi thế cạnh tranh Các nhà khoa học cần nhữngthông tin để rút gọn thời gian nghiên cứu, từ đó sẽ cung cấp nhiều hơn những thành tựukhoa học để phục vụ đời sống, người dân cũng sử dụng nhiều thông tin hơn để thõamãn tối đa; trong lĩnh vực thông tin cũng cần phát triển khai thác các nguồn tin để đápứng ngày càng tăng về phương diện và dịch vụ thông tin Cùng với các phương tiện tìmtin khác, khung phân loại được coi là công cụ quan trọng để tổ chức kho tài liệu thưviện và phân loại tài liệu
Một trong những ứng dụng quan trọng và hữu ích của Khung phân loại là để tổchức sắp xếp tài liệu trong thư viện giúp người dùng tin lựa chọn được nguồn tài liệuphù hợp với yêu cầu của mình Bên cạnh tính hữu ích của KPL đối với người dùng tin,KPL còn là một trong những công cụ của cán bộ thông tin – thư viện để phân loại tàiliệu Đó là một sơ đồ sắp xếp theo một trật tự nhất định các khái niệm khoa học thuộctoàn bộ các lĩnh vực tri thức, KPL giúp việc tổ chức sắp xếp tài liệu theo các môn loạitri thức, giúp cho việc tìm kiếm thông tin và phục vụ thông tin một cách dễ dàng
Thư viện Quốc gia Việt Nam- cơ quan đầu ngành giữ vai trò chỉ đạo và quản lí
hệ thống thư viện công cộng trên toàn quốc ngay từ khi mới ra đời đã chú ý đến vấn đềnày Kể từ khi bắt đầu hoạt động (từ 1954 đến nay) công tác phân loại tài liệu ở Thưviện Quốc gia đã có nhiều đóng góp lớn cho sự lớn mạnh của hoạt động Thư việnkhông những ở Thư viện Quôc gia mà còn trên toàn bộ hệ thống thư viện công cộng ởViệt Nam Với vai trò là cơ quan đầu ngành và trung tâm chỉ đạo nghiệp vụ hệ thốngthư viện toàn quốc, trong quá trình ứng dụng khung phân loại cho phân loại TVQGVNcũng đã có nhiều bước tiến đáng kể bắt nhịp nhanh chóng với thế giới Điểm qua các
Trang 7giai đoạn lịch sử có thể thấy quá trình ứng dụng KPL ở đây luôn nhanh chóng và kịpthời, đáp ứng nhu cầu mới của ngành Thư viện trong giai đoạn hiện nay.
Với lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng Khung phân loại tại Thư viện Quốc gia Việt Nam từ 1954 đến nay” với mong muốn tìm hiểu quá trình
ứng dụng Khung phân loại tại TVQGVN qua các giai doạn, đặc biệt là việc sử dụng vàphát triển Khung phân loại DDC trong phân loại tài liệu, qua đó phản ánh được vai tròcủa Thư viện Quốc gia với toàn bộ hệ thống thư viện công cộng nói riêng, các hệ thốnthư viện khác nói chung trên toàn quốc Từ đó nêu ra phương hướng phát triển và một
số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả phân loại tại Thư viện
Trong khuôn khổ một khóa luận, với những hạn chế về mặt thời gian cũng nhưtrình độ nhận thức, chắc rằng việc trình bày vấn đề còn rất nhiều hạn chế Rất mongđược sự góp ý của quí thầy cô và các bạn Tôi hi vọng sẽ có cơ hội tiếp tục theo đuổi đềtài tìm hiểu sâu hơn vấn đề này
2 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng ứng dụng Khung phân loại tại Thưviện Quốc gia Việt Nam bao gồm hai vấn đề: Công tác nghiên cứu ứng dụng các khungphân loại qua các giai đoạn cụ thể và việc thống nhất ứng dụng phát triển khung phânloại DDC trong phân loại tài liệu
Trang 83 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Lựa chọn đề tài này để làm khóa luận tốt nghiệp, tôi mong muốn đưa ra một cáinhìn về cách tiếp cận lịch sử về thực trang nghiên cứu ứng dụng các KPL trong phânloại tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Qua đấy, thấy được sự bắt nhịp tiến bộcủa kĩ thuật của thư viện nước nhà với thế giới, đặc biệt là việc áp dụng DDC vào côngtác phân loại Từ đó đề ra một số phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng Khungphân loại trong biên mục tài liệu tại TVQGVN
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi dựa trên cơ sở lí luận khoa học của Chủ nghĩa Mác –Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách báo và thư viện Sử dụng các phươngpháp nghiên cứu, phân tích tổng hợp tài liệu; điều tra, thống kê, phân tích số liệu thực tế
và quan sát
5 Những đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài trong khuôn khổ một Khóa luận tốt nghiệp, tôi mong muốn gópphần vào việc đánh giá và tôn vinh vai trò của công tác phân loại tài liệu trong sựnghiệp thư viện nói chung và Thư viện Quốc gia nói riêng Qua việc nghiên cứu tìmhiểu thưc trạng ứng dụng Khung phân loại qua các giai đoạn cụ thể tại Thư viện Quốcgia Việt Nam, tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng của công tácnày Với những đóng góp nhỏ bé trên, rất hy vọng quá trình ứng dụng và phát triểnKhung phân loại tại TVQGVN sẽ bước them một bước tiến mới, xứng đáng với vai trò
và nhiệm vụ to lớn của nó
6 Bố cục của Khóa luận
Khóa luận được chia làm ba phần: Phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận
Phần nội dung được chia thành 3 chương cụ thể như sau:
* Chương 1: Khái quát về Thư viện Quốc gia Việt Nam và vai trò của khung phân loại trong phân loại tài liệu.
Trang 9* Chương 2: Quá trình nghiên cứu và ứng dụng Khung phân loại tại Thư viện Quốc gia Việt Nam từ 1954 đến nay
* Chương 3 Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng Khung phân loại tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 10PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
VÀ VAI TRÒ CỦA KHUNG PHÂN LOẠI TRONG PHÂN LOẠI TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về Thư viện Quốc gia Việt Nam
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 29-11-1917 theo Nghị định của Albert Sarraut - Toàn quyền Đông Dương,Nha Lưu trữ và Thư viện trung ương Đông Dương được thành lập, trụ sở tại phốBorginis Debordes (Nay là 31 Phố Tràng Thi - Hà Nội)
Ngày 21-6-1919 Giám đốc Nha lưu trữ và Thư viện Đông Dương ban hành Quyđịnh chung: Thành lập Ban lãnh đạo, xác định nhiệm vụ cụ thể, nguồn bổ sung, đốitượng người đọc, giờ mở cửa Thư viện
Ngày 1-9-1919 Thư viện Trung ương Đông Dương chính thức mở cửa phục vụbạn đọc
Ngày 28-2-1935 Thư viện được Toàn quyền Pháp ở Đông Dương cho phépmang tên Pie- Paskiê (Pierre Pasquier)- một viên Toàn quyền Đông Dương đã bị tử nạn
và có nhiều đóng góp cho Thư viện
Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, tháng 4 năm 1945 Nhật tiếp quản Thư viên,
bổ nhiệm Giáo sư Kudo người Nhật làm Giám đốc Thư viện
Ngày 20-10-1945 Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Quyếtđịnh đổi tên thành Quốc gia Thư viện
Trang 11Năm 1946 khi Pháp chiếm lại Hà Nội, Thư viện được gọi là Thư viện Trungương
37 năm tồn tại (1917 - 1945), Thư viện Trung ương đã trải qua nhiều thay đổi vềtên gọi cũng như các biến cố chính trị đặc biệt Tuy được lập ra với mục đích phục vụcho chính quyền thực dân trong công cuộc “khai hóa nhân dân các nước thuộc địa”nhưng những đóng góp của nó đã vượt xa mục đích và nhiệm vụ ban đầu, trở thành nềnmóng cho TVQGVN ngày nay
Năm 1953, do Thư viện sáp nhập vào Viện Đại học nên đổi tên thành Tổng Thưviện Năm 1954 hòa bình lập lại ở miền Bắc, khi ta tiếp quản Hà Nội, vốn sách báo củaThư viện Trung ương chỉ có 18 vạn bản với một số ít cán bộ nhân viên có trình độchuyên môn cũ và một cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn Đối tượng phục vụ chủ yếu làngười Pháp và một số trí thức, công chức người Việt Trên cơ sở những gì còn lại, cáccán bộ tiếp quản Thư viện Trung ương cùng với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủnghĩa anh em (đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc) đã cải tạo Thư viện Trung ươnghoạt động theo mô hình hệ thống thư viện công cộng của Liên xô cũ và các nước xã hộichủ nghĩa Trong giai đoạn mới phục vụ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc, Thư viện đã thay đổi đối tượng và phương thức phục vụ, hướng tới việc truyền bátri thức và dấy lên phong trào đọc sách rộng rãi trong nhân dân
Ngày 21-11-1958, Thư viện Trung ương Hà Nội chính thức mang tên Thư viện Quốc gia Việt Nam theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, Thư viện đã từng bước xây dựng và trưởngthành, phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, là Thư viện Khoa họctổng hợp lớn nhất cả nước, thư viện trọng điểm của mạng lưới thư viện công cộngthuộc Bộ Văn hóa - Thông tin Năm 1976 Thủ tướng Chính Phủ còn giao cho TVQGchức năng thông tin khoa học về văn hóa nghệ thuật Do đó Thư viện đã chính thứctham gia vào hệ thống quốc tế về thông tin văn hóa nghệ thuật của các nước xã hội chủ
Trang 12nghĩa Năm 1978, Thư viện Quốc gia được Chính phủ giao thêm chức năng rất quantrọng là quản lý sự nghiệp thư viện trong cả nước
Năm 1954 khi chúng ta tiếp quản Thư viện Trung ương, vốn sách chỉ có 18 vạnbản, nội dung phần lớn là lạc hậu, phản động, phục vụ chủ yếu cho bọn thực dân phongkiến và một số ít trí thức Việt Nam Đến nay, bằng sự nỗ lực không ngừng Thư viện đãxây dựng được vốn tài liệu phong phú và đồ sộ với nội dung mang tính tổng hợp, đangành đúng với tầm vóc của một Thư viện khoa học tổng hợp lớn nhất cả nước Nguồn
bổ sung vốn tài liệu chủ yếu dựa trên chế độ nộp Lưu chiểu văn hóa phẩm theo Sắclệnh số 18, ngày 31 tháng 1 năm 1946 do Hồ Chủ tịch ký Ngoài ra còn bổ sung các ấnphẩm nước ngoài thông qua các nguồn trao đổi, biếu tặng, mua, trong đó 70% sách báoNgoại văn của Thư viện được nhập qua nguồn trao đổi sách báo quốc tế
Cuối năm 1961 Thư viện bắt đầu tổ chức hệ thống mục lục phân loại
và mục lục chữ cái với hệ thống phiếu nằm (7,5x12,5cm) Sử dụng Bảng phânloại 17 dãy của thư viện huyện Liên Xô (dịch) và Qui tắc biên mục Liên
Xô (dịch) có Việt hoá
Năm 1967 Thư viện được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
Năm 1969 Thư viện xuất bản Bảng phân loại dùng cho các thư việntỉnh, được gọi là Bảng phân loại 17 dãy
Năm 1976 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 401-TTg về chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia Việt Nam Đây là văn bản nhànước cao nhất xác định hoàn chỉnh các chức năng, nhiệm vụ của Thư viện,trong đó lần đầu tiên qui định nhiệm vụ thông tin khoa học văn hoá nghệ thuậtcho Thư viện Quốc gia Việt Nam
Năm 1982 Thư viện được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì
Trang 13Năm 1983 Thư viện bắt đầu áp dụng Bảng phân loại thư viện-thư mục(BBK) rút gọn Tổ chức hệ thống mục lục phân loại theo Bảng BBK, đóng lạimục lục phân loại theo Bảng 17 dãy.
Năm 1985 Thư viện được tặng thưởng Huân chương Lao động hạngNhất
Năm 1986 Thư viện được cung cấp một máy tính Ôlivety theo chươngtrình hợp tác với Thư viện Quốc gia Ôxtrâylia, đánh dấu việc ứng dụng Côngnghệ thông tin vào hoạt động thư viện
Năm 1987, Thư viện bắt đầu tạo lập các Cơ sở dữ liệu, biên mục trên máytính và lần đầu tiên việc biên soạn Thư mục quốc gia Việt Nam được thực hiện
Năm 1992 Thư viên xuất bản trở lại nội san với tên mới Tập san Thưviện, sau hai lần bị gián đoạn 1971-1976 và 1988-1991
Năm 1993 Thư viện đưa các CSDL ra phục vụ bạn đọc tại phòngđọc Lần đầu tiên người đọc có thể tra tìm sách trên máy tính
Năm 1993 Quốc hội thông qua Luật Xuất bản, văn bản hướng dẫn quiđịnh Thư viện được nhận 4 bản lưu chiểu cho một tên ấn phẩm xuất bản
Năm 1994 Thư viện tạo lập mạng diện rộng, kết nối Thư viện Quốc giaViệt Nam với các thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Năm 1995 thành lập Phòng Máy tính – nay là phòng Tin học, Công tácứng dụng công nghệ thông tin trong Thư viện Quốc gia Việt Nam và trong hệthống thư viện công cộng trong cả nước được đẩy mạnh
Năm 1996 – 2002 Thư viện thực hiện cải tạo và xây dựng mở rộng thêmcác tòa nhà mới
Trang 14Năm 1997 Thư viện tổ chức biên soạn Bộ Từ khoá có kiểm soát đượcchọn lọc từ khoảng 20.000 từ khoá tự do – kết quả của 5 năm định từ khoá tựdo.
Năm 2000 Thư viện được gia nhập IFLA (International Federation ofLibrary Association and Institutions - Hiệp hội thư viện quốc tế),CDNL(Conference of Directors of National Libraries - Hội nghị Giám đốccác Thư viện Quốc gia), CDNL-AO (Its Regional Section For Asia and Oceania
- Hội nghị Giám đốc các TVQG khu vực châu Á, châu Đại Dương), gia nhậpCONSAL (Congress Southeast Asian Librarians - Đại hội cán bộ thư viện cácquốc gia Đông Nam Á), mở ra mối quan hệ chuyên môn với cộng đồng thưviện thế giới
Năm 2000 Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua Pháp lệnh Thưviện trong đó xác địnhTVQGVN là thư viện trung tâm của cả nước
Tháng 12 năm 2001, Thư viện triển khai xây dựng thư viện điện tử, đẩymạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện với việc sửdụng phần mềm thư viên điện tử tích hợp ILIB
Năm 2006, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã công bố bản tiếng ViệtKhung Phân loại thập phân Dewey rút gọn, ấn bản 14, áp dụng ở tất cả các bộphận có liên quan đến công tác phân loại
Năm 2006, Thư viện được Bộ VHTT phê duyệt dự án thành lập trung tâmbảo quản tài liệu, và được trang bị các máy móc hiện đại như: máy khử axit,máy bồi nền tài liệu, tủ hút khí độc, máy vệ sinh tài liệu, máy ép khô tài liệu
Cuối năm 2006, Thư viện Quốc gia Việt Nam tiếp nhận cờ đăng caiCONSAL XIV từ Philippin
Trang 15Năm 2007 Thư viện Quốc gia Việt Nam kỷ niệm 90 năm ngày thành lập
Năm 2010: Thực hiện triệt để Văn hóa ứng xử nơi công sở; Xây dựng
môi trường đọc thân thiện, hiện đại với phương châm Tất cả vì bạn đọc; Từng
bước hoàn thiện chỉnh sửa cơ sở dữ liệu ; Triển khai công tác Biên mục trướcxuất bản (CIP); Dịch Khung phân loại DDC22/23 ; Khai chương bộ sưu tập số
về Thăng Long – Hà Nội; Bộ sưu tập số LATS; Lần đầu tiện Thư viện Quốc giaViệt Nam tổ chức triển lãm trưng bày Tư liệu về Thăng Long – Hà Nội: nghìnnăm văn hiến tại Paris - CH Pháp và Vientian - CHDCND Lào; Tiếp nhận mởrộng khuôn viên Thư viện Quốc gia Việt Nam (gần 1700m2); Tham gia khốiThư viện số các nước cộng đồng Pháp ngữ (RNNBF)
Năm 2011: Ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác với Thư viện Quốc giaPháp, đồng thời ra mắt website bằng 3 ngôn ngữ: Việt - Anh - Pháp; Được Nhà
nước, trực tiếp là Bộ VHTTDL phê duyệt Dự án Cải tạo, nâng cấp Thư viện Quốc gia Việt Nam theo mô hình Thư viện Truyền thống, Thư viện hiện đại, Thư viện số; Tăng cường quảng bá hoạt động thư viện Việt Nam và trao đổi
thông tin, nghiệp vụ với các thư viện trong nước và quốc tế
Năm 2012: Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạtđộng của Thư viện, được Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch đầu tưtriển khai dự án "Tăng cường năng lực Thư viện số và bảo quản số tại Thư việnQuốc gia Việt Nam"; Triển khai giai đoạn chuẩn bị Dự án nâng cấp, cải tạo Thư
Trang 16viện Quốc gia theo hướng "Truyền thống - Hiện đại - Thư viện số"; Tiếp tục ký
kết văn bản thỏa thuận giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam và Quỹ Châu Á, giaiđoạn 5 (2012-2015); Ngày 29/11/2012 TVQGVN tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm
95 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất - phầnthưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng; Ra mắt Bộ Từ khóa2012; Ngày 5/12/2012 TVQGVN chính thức là thành viên Thư viện số Thế giới(WDL) do UNESCO sáng lập và hỗ trợ; Ngày 12 tháng 12 năm 2012 bổ nhiệm
02 Phó giám đốc
Năm 2013: Ngày 8/4/2013, Tổ chức thành công Hội nghị thường niênmạng lưới số Pháp ngữ (RFN); TVQGVN là thành viên Ủy ban quốc gia ViệtNam Chương trình ”Ký ức thế giới”; thực hiện thành công Dự án Tăng cườngnăng lực số và bảo quản số tại TVQGVN; Hoàn thành nội dung thứ nhất Dự ánTCVN: Hoạt động thư viện - Thuật ngữ và định nghĩa - Phần I : Những thuậtngữ cơ bản; xuất bản Khung phân loại thập phân Dewey - Ấn bản 23 - bản dịch:
04 tập và bản dịch DDC - Nguyên tắc và ứng dụng (Deway DecimalClassification Edition 23 - DDC 23), lễ công bố và hướng dẫn vào dịp Kỷ niệm
96 năm thành lập - ngày 29 tháng 11 năm 2013 tại TVQGVN
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam được quy định theo Pháp
lệnh Thư viện Việt Nam (28/12/2000) như sau:
Điều 17
- Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước
- Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn qui định tại điều 13 và 14 của pháp lệnh này,Thư viện Quốc gia Việt Nam còn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Trang 17 Thu nhận lưu chiểu văn hóa phẩm được xuất bản ở Việt Nam theo luật Lưuchiểu; các luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước, và củacông dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam.
Xây dựng, phổ biến, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc
Biên soạn, xuất bản Thư mục Quốc gia, Tổng Thư mục Việt Nam và các ấnphẩm thông tin khoa học
Tổ chức các dịch vụ đọc để đáp ứng nhu cầu đọc, học tập, nghiên cứu, giải trícủa người dân
Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin – thư viện
Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm côngtác thư viện cả nước
Hợp tác với các thư viện trong nước và nước ngoài trên lĩnh vực thư viện
Căn cứ vào Quyết định số 2638/QĐ-BVHTTDL, ngày 11/6/2008 của Bộ trưởng BộVăn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của TVQGVN, hiện nay TVQGVN có chức năng, nhiệm vụ như sau:
Điều 1: Vị trí và chức năng:
Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước, là đơn vị sựnghiệp văn hoá có thu trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng: thuthập, giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; bổ sung, bảo quản, tổ chức khai thác và sửdụng chung vốn tài liệu trong xã hội
Thư viện Quốc gia Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảnriêng
Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn:
Trang 181. Trình Bộ trưởng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt đ Trình Bộ trưởngquy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn, hàng năm của Thư viện
và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
2 Thu thập, tổ chức bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu củanước ngoài viết về Việt Nam
3 Thu nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm, luận án tiến sĩ củacông dân Việt Nam bảo vệ trong nước và nước ngoài, của công dân nướcngoài bảo vệ tại Việt Nam
4 Bổ sung, trao đổi, nhận biếu tặng tài liệu của cá nhân, tổ chức trong nước
và nước ngoài theo quy định của pháp luật
5 Tổ chức phục vụ cho người đọc trong nước và nước ngoài sử dụng vốn tàiliệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức
6 Xử lý thông tin, biên soạn, xuất bản Thư mục quốc gia, tổng thư mụcViệt Nam, Tạp chí thư viện Việt Nam và các sản phẩm thông tin khác
7 Nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện và ứng dụng tiến bộ khoa họccông nghệ vào hoạt động thư viện
8 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước bằngcác phương thức: biên soạn tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức hội nghị,hội thảo về nghiệp vụ thư viện theo sự phân công của Bộ Văn hoá, Thểthao và Du lịch
9 Hợp tác quốc tế về lĩnh vực thư viện: tham gia các tổ chức quốc tế về thưviện; xây dựng và tiếp nhận các dự án tài trợ tài liệu, trang thiết bị và dự
án bồi dưỡng cán bộ thư viện cho các thư viện, tổ chức nước ngoài tài trợhoặc tổ chức; tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động; triển lãmtài liệu theo quy định của pháp luật
Trang 1910.Lưu trữ các tài liệu có nội dung tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện vàphục vụ cho người đọc theo quy định của pháp luật.
11.Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đượcgiao theo quy định của pháp luật
12.Thực hiện, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương theo nội quy làm việc của thư viện;đảm bảo an toàn, an ninh, cảnh quan môi trường khu vực do thư việnquản lý
13.Quản lí tổ chức bộ máy, biên chế, hồ sơ tài liệu; thực hiện chính sách, chế
độ đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lýtheo qui định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng
14.Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác theoquy định của pháp luật
15.Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao
1.1.3 Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ
Phó Giám đốc1
Phụ trách và chỉ đạo trực tiếp các phòng: Phòng Đọc sách, Phòng đọc báo-tạp chí, Phòng Thông tin tư liệu và Phòng Bảo vệ.
Phó Giám đốc2
Trang 20Chủ tịch Hội đồng tư vấn khoa học
Phụ trách và chỉ đạo trực tiếp các phòng: Phòng Lưu chiểu, Phòng Bổ sung - Trao đổi quốc tế, Phòng Phân loại - Biên mục, Phòng Nghiên cứu và Hướng dẫn nghiệp vụ, Phòng Tạp chí Thư viện Việt Nam
+ Các phòng ban chức năng: gồm 13 phòng, đứng đầu là các trưởng phòng và phóphòng
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 21đó, có sự góp mặt của các bộ sưu tập tư liệu quý giá từ thế kỷ 17 đến nay, như:
5.280 bản Hán Nôm viết tay;
68.500 đơn vị tư liệu Đông Dương, trong đó có 1.700 tên báo-tạp chí;
21.300 luận án tiến sĩ của người Việt Nam bảo vệ trong nước và nướcngoài, của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam;
3.996 tư liệu thời kỳ kháng chiến từ 1946-1954;
680.000 đơn vị tư liệu tương đương gần 1.580.000 bản (bao gồm: sách,báo, tạp chí, các bản mô tả, tranh, nhạc, bản đồ và nhiều loại ấn phẩm đặc biệtkhác) đây là bộ sưu tập các xuất bản phẩm Việt Nam, về Việt Nam được nộplưu chiểu từ 1922 đến nay;
500.000 đơn vị tư liệu nước ngoài thông qua trao đổi, nhận biếu tặng từcác thư viện, các cơ quan thông tin, các tổ chức, cá nhân nước ngoài và ở ViệtNam;
10.000 tên báo, tạp chí trong nước và nước ngoài;
10.000 tên sách xuất bản ở Việt Nam trước năm 1954 do Chính phủ, Thưviện Quốc gia Pháp trao tặng dưới dạng microfilm, microfiche;
Trang 22 Các cơ sở dữ liệu (CSDL) số toàn văn do TVQGVN tạo lập có 4.995.000trang tài liệu số, đó là CSDL: Luận án Tiến sĩ, Hán Nôm, Đông Dương, sách,báo, tạp chí xuất bản tại Việt Nam và bản đồ cổ về Hà Nội, Tủ sách Thăng Long
Hà Nội;
Các cơ sở dữ liệu (CSDL) số toàn văn gồm có nguồn mua và tài trợ: Phápluật Việt Nam, ProQuest, Keesings, Wilson, thương mại Châu Âu (EBM),Springer Images, Luận án tiến sĩ, Sách điện tử IG Publishing, Nhà pháp luậtPháp, Sách tiếng Anh viết về Việt Nam, Tuồng cổ Việt Nam, CD, DVD ;
Ngoài ra còn nhiều ấn phẩm đặc biệt và vật mang tin khác như: tranh, ảnh, bản đồ, hàng ngàn tên sách của nước ngoài viết về Việt Nam, của người ViệtNam viết và xuất bản ở nước ngoài
Các tư liêụ này đã - đang được lưu giữ và phổ biến rộng rãi tới công đồngbạn đọc trong nước và nước ngoài
Hiện tại, nguồn tài liệu số hoá toàn văn của TVQGVN là khá lớn và còn
có khả năng tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới với những dự án sốhóa lớn đang được triển khai, cùng với sự liên kết hợp tác với các nhà xuất bản.Dưới đây là thông tin kết quả một số bộ sưu tập do Thư viện Quốc gia ViệtNam đã số hóa, đưa ra phục vụ độc giả
Trang 23Để hệ thống tra cứu tìm tin dựa trên kí hiệu phân loại phát huy hết vai trò của nó,đòi hỏi người cán bộ làm công tác phân loại phải có khả năng xác định chính xác mộthay một tập hợp các kí hiệu phân loại cho cuốn sách Ngoài khả năng xử lý thông tin tốt
họ cần phải có một công cụ không thể thiếu trong công tác phân loại, đó là Khung phânloại tài liệu
Khung phân loại tài liệu là sơ đồ sắp xếp theo một trật tự nhất định các khái
niệm khoa học của các lĩnh vực tri thức Các khái niệm khoa học được cấu trúc theo thứbậc trong đó các từ và tập hợp từ diễn đạt các khái niệm đã được xây dựng từ trước vàđược gắn với kí hiệu để thể hiện nội dung của tài liệu
Các kí hiệu của khung phân loại được quy định là các chữ cái, các chữ số hoặchỗn hợp cả chữ và số Mỗi hình thức quy định về kí hiệu phân loại trong các khungphân loại đều có những ưu điểm riêng Tuy vậy, trong bất cứ khung phân loại nào thì trithức nhân loại đều được phân nhóm tùy theo quan điểm về phân loại khoa học củangười sáng tạo ra nó Mỗi nhóm được phân thành những đề mục lớn phản ánh sự pháttriển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Trong mỗi đề mục lớn có các đề mụcchi tiết được sắp xếp theo thứ tự phân cấp từ tổng quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phứctạp Đề mục càng được phân cấp sâu thì khung phân loại càng chi tiết và cụ thể Khungphải đảm bảo được tính khách quan và khoa học cao, phản ánh đầy đủ sự phát triển của
Trang 24tri thức nhân loại Hiện nay, có rất nhiều khung phân loại đang song song tồn tại, mỗikhung có một đặc điểm riêng và cách phân chia các môn loại cũng như hệ thống kí hiệuphân loại cũng khác nhau Những khung phân loại tài liệu chủ yếu hiện nay đang dùngtrên thế giới và Việt Nam là Khung phân loại thập tiến Dewey (DDC) Khung phân loạithập tiến quốc tế (UDC), Khung phân loại Thư viện Quốc hội Mỹ (LCC), Khung phânloại Thư viện Thư mục (BBK), Khung phân loại dành cho các thư viện tổng hợp(Khung 19 lớp) và Khung đề mục Quốc gia Việc lựa chọn khung phân loại nào chomột thư viện cụ thể cũng là một vấn đề cần phải cân nhắc kỹ lưỡng
Từ ngày thành lập cho đến nay Thư viện Quốc gia Việt Nam luôn áp dụngKhung phân loại cho thực tiễn phân loại tài liệu, nghiên cứu và sử dụng các KPL mà
mà ngành thư viện thế giới phát minh, tùy vào hoàn cảnh xã hội, thực tiễn và nhu cầu
sử dụng tài liệu của độc giả để đưa vào KPL vào hoạt động công tác phù hợp với điềukiện nước nhà
Trang 25CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHUNG PHÂN LOẠI TẠI
THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN NAY
2.1 Tình hình sử dụng khung phân loại trước khi áp dụng DDC (1954-2002)
2.1.1 Khung phân loại Trung tiểu hình (1954-1960)
Ngày 21-11-1958 theo Nghị định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thư viện Trungương trở thành TVQG trực thuộc Bộ Việc tách rời TVQG trở thành một cơ quan độclập thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước với công tác sách báo và tuyêntruyền văn hóa tư tưởng cho nhân dân, đặt cho TVQG những trọng trách mới trong việcnâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, duy trì sự phát triển của văn hóa khoa học nước tangay trong thời điểm khó khăn ác liệt nhất của miền Bắc
Trong hoàn cảnh như vậy, các cán bộ chuyên môn của TVQGVN đã phải hếtsức nỗ lực trong công tác chuyên môn để vừa thu thập, vừa xử lý tài liệu vừa đem sáchbáo đến với bạn đọc cả nước Công tác chuyên môn còn nhiều bỡ ngỡ, trong khi chỉ có
Trang 26một số ít cán bộ chuyên môn cũ của Thư viện Trung ương Việc đầu tiên mà TVQGcần làm là sắp xếp kho sách cũ, dựa trên quy trình cũ tiếp tục xử lý tài liệu và học hỏitìm hiểu một cách thức phân loại mới
Công tác phân loại của TVQGVN thời kỳ này mới chỉ là bước đầu chập chữngnhưng cũng đã để lại nhiều kinh nghiệm, làm nền tảng cho những bước phát triển tiếptheo
2.1.1.2 Qúa trình nghiên cứu và ứng dụng Khung Trung tiểu hình
Khung Trung tiểu hình là Khung phân loại có nguồn gốc từ Trung Quốc được
sử dụng sau khi ta tiếp quản Thư viện Quốc gia từ tay người Pháp Trước đó, vì nhữngbất cập xuất hiện sau một thời gian ngắn sử dụng Bộ đề mục chủ đề của Pháp TVQG
đã nghĩ đến việc phải tiến hành nghiên cứu ứng dụng một khung phân loại vào công tácphân loại sách ở Thư viện Các nhà chuyên môn đã đưa vào dịch và Việt hóa Khungphân loại Trung tiểu hình của Trung Quốc để áp dụng vào công tác phân loại tài liệu ởTVQGVN
Khung Trung tiểu hình là khung phân loại được các Thư viện ở Trung Quốc sửdụng rộng rãi sau khi nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949.Lúc này nền văn hóa, xã hội chính trị của hai Nhà nước Trung Hoa và Việt Nam ítnhiều tương đồng nhau, cho nên việc nghiên cứu và dịch khung phân loại này sẽ đảmbảo cho công tác phân loại tại tại TVQGVN Thư viện đã sử dụng Khung này cho phânloại tài liệu từ năm 1954 – 1960 đối với toàn bộ sách để phục vụ bạn đọc
Khung bao gồm 25 chữ cái tương ứng với 25 môn loại, được chia chi tiết đếncấp số 3 Kí hiệu phân loại được quy định trong Khung là ký hiệu hỗn hợp chữ cái và
số ả rập (VD: J4 Ngôn ngữ Trung Quốc)
Khung Trung tiểu hình gồm có 5 nhóm:
A Chủ nghĩa Mác Lênin
B Triết học
Trang 27C Khoa học xã hội nói chung
N Khoa học tự nhiên
Z Tài liệu có nội dung tổng hợp
Hệ thống bảng chính bao gồm 25 lớp lớn như sau:
Trang 28U Kỹ thuật nông nghiệp
V: Công nghiệp hóa học
2.1.1.3 Ưu nhược điểm của Khung phân loại Trung tiểu hình
Nhìn chung, Khung Trung tiểu hình có cấu trúc đơn giản, dễ sử dụng, đảm bảođược tính chính trị và tư tưởng khi đem áp dụng vào việc phân loại sách ở nước ta Điềunày thể hiện ở việc ưu tiên vị trí số 1 cho Chủ nghĩa Mác Lênin
Tuy nhiên Khung trung tiểu hình được sử dụng một thời gian ngắn so với cácKhung phân loại khác tại TVQGVN bởi những nhược điểm sau:
Cấu trúc của khung không phản ánh được sự phát triển của thế giới kháchquan Đặt Khoa học xã hội và nhân văn trước Khoa học tự nhiên
Thiếu tính khoa học trong cấu trúc của các đề mục: Tách Công nghiệp hóa học(V), Công nghiệp nhẹ (W) ra khỏi Kỹ thuật công nghiệp; để Toán-Lý-Hóa (P) vào cùngmột mục (Không nằm trong Khoa học tự nhiên)
Chưa có một vị trí xứng đáng cho các ngành khoa học mới ra đời và các khoahọc ứng dụng
Trang 29 Đơn giản và dễ sử dụng là một ưu điểm của khung, nhưng chính sự đơn giảnnày cũng là một khuyết điểm Do quá đơn giản nên trở thành sơ sài, không đáp ứngđược yêu cầu chi tiết của công tác phân loại tài liệu
Khung không có tính khả thi với các thư viện khoa học tổng hợp có vốn tài liệulớn Ngay tên gọi của Khung cũng đã thể hiện điều đó (Khung phân loại thư viện Trung
- tiểu hình: Nghĩa là khung phân loại tài liệu dành cho các thư viện vừa và nhỏ)
Vì những lý do trên Bảng phân loại này chỉ được sử dụng vào việc phân loại cácsách lưu chiểu sắp xếp tài liệu (dạng sách) trong Thư mục Quốc gia Việt Nam từ năm
1954 đến năm 1984 mà không đưa vào sử dụng cho vốn tài liệu phục vụ bạn đọc
2.1.2 Khung phân loại 19 lớp (1960-1983)
2.1.2.1 Hoàn cảnh xã hội
Giai đoạn từ năm 1960 - 1983 của công tác phân loại kéo dài hơn 20 năm và vắtngang 2 thời kỳ lịch sử trọng đại của cả dân tộc Từ 1960 đến 1975, đất nước ta bướcvào cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt và đã giành được thắng lợi vinh quang, Từnăm 1975 trở đi, cả nước bước sang giai đoạn mới, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôiphục kinh tế - xã hội, từng bước đi lên xã hội chủ nghĩa
Trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động, hoạt động của TVQG cũng cónhiều chuyển biến Tuy vậy, đây lại là thời kỳ công tác phân loại ở TVQG đạt đượcnhiều thành công lớn, làm thay đổi hẳn phương thức phân loại sách của giai đoạn cũ
Một số sự kiện lớn tác động đến công tác phân loại trong giai đoạn này:
Năm 1961, chuyên gia Thư viện Liên Xô V.V Xêrốp đến TVQGVN và đàotạo nghề thư viện cho 60 học viên trong 9 tháng
Năm 1962, Thư viện tiến hành Biên mục tập trung sách lưu chiểu
Năm 1963, Thành lập Hội đồng khoa học
Trang 30 1964-1972, Thư viện sơ tán sách, báo tạp chí quí hiếm lên an toàn khu
1965-1967, Thư viện tổ chức lớp Trung cấp Thư viện tại chức đầu tiên
1969-1974, Thư viện tổ chức lớp đại học Thư viện tại chức đầu tiên
Năm 1976 Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 401/TTg về chức năng nhiệm
vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia Việt Nam Đây là văn bản Nhà nước cao nhấtxác định hoàn chỉnh các chức năng nhiệm vụ của Thư viện Quốc gia
Những sự kiện này đã tạo ra những ảnh hưởng lớn không chỉ với toàn bộ hoạtđộng của TVQG mà còn đem lại nhiều thay đổi trong công tác phân loại thời kỳ này,nhất là những bước phát triển về mặt lý luận và sự ra đời của Bảng phân loại mới dochính TVQG biên soạn - Bảng phân loại dùng cho các Thư viện Khoa học Tổng hợp
2.1.2.2 Qúa trình nghiên cứu và sử dụng Bảng phân loại 19 lớp
Bảng phân loại 19 lớp dành cho các Thư viện Khoa học Tổng hợp được biênsoạn trước tình hình cấp bách phải có một khung phân loại đáp ứng nhu cầu phân loạitài liệu ở Thư viện mình cũng như thư viện của các tỉnh thành, với vai trò là cơ quanThư viện công cộng lớn nhất cả nước TVQG đã chịu trách nhiệm Việt hóa Khung phânloại UDC cải tiến để áp dụng cho công tác thư viện nước nhà
Năm 1961, TVQG bắt đầu biên soạn “Bảng Phân loại dùng cho các Thư viện Khoa học Tổng hợp và TVQGVN “ hay thường được gọi là ” Bảng 17 lớp năm 1961”.
Bảng này bao gồm 10 lớp của UDC và 7 lớp bổ sung Các lớp bổ sung được ghép thêmchữ cái vào ký hiệu chữ số
Trong Bảng 17 lớp năm 1961, các đề mục dành cho Liên Xô được giảm đi hoặcthay thế bằng các đề mục Việt Nam Mở rộng thêm các đề mục của Việt Nam Đưathêm phần phân kỳ lịch sử Việt Nam Đặc biệt mở rộng các đề mục thể hiện các kháiniệm khoa học mới như máy tình, kỹ thuật thông tin, điện tử… để phù hợp với sự pháttriển của xã hội và những yêu cầu trong phân loại tài liệu
Trang 31+ Cấu trúc bảng 17 lớp:
0 Tổng loại
1 Triết học Tâm lý học Logic học
2 Chủ nghĩa vô thần Tôn giáo
Đến nay, Bảng phân loại 17 lớp đã trải qua bốn lần chỉnh lý đó là vào các năm
1969, 1978, 1991và gần nhất là 2002 theo yêu cầu chỉnh lý của các thư viện công cộngtrong cả nước Đặc biệt lần chỉnh lý thứ 2 năm 1978 sau khi thêm 2 lớp vào hệ thống 17
Trang 32lớp như trước thì bảng đổi tên thành Khung phân loại 19 lớp như hiện nay TạiTVQGVN, chỉ áp dụng bảng chỉnh lý năm 1969 và 1978 cho công tác phân loại tàiliệu, hai lần chỉnh lý sau để đáp ứng cho công tác biên mục tập trung và các thư việntỉnh thành.
+ Ưu nhược điểm của Bảng 17 lớp năm 1961
Sau lần xuất bản lần thứ nhất Bảng 17 lớp này đã phần nào đáp ứng được hoạtđộng trong công tác phân loại tài liệu trong hệ thống thư viện công cộng tỉnh thành nóichung và TVQGVN nói riêng, tuy nhiên cũng phải nhận thấy những mặt hạn chế trongcấu trúc bảng:
1 Nội dung của một số loại, mục chưa hợp lý và không đáp ứng được các yêu cầu vềphân loại tài liệu ở nước ta Còn thiếu nhiều chi tiết gây khó khăn cho việc phân loạisách và hạn chế việc nêu bậc một số vấn đề mà Thư viện cần nêu cho bạn đọc
2 Cấu trúc của một số mục còn chưa hợp lý, có sự khác nhau trong cách chia thời kỳtrong các mục « Lịch sử dân tộc của các nước xã hội chủ nghĩa » hoặc trong cáchchia nhỏ các mục về Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Cộng sản Liên Xô, ĐảngCộng sản Trung Quốc…
3 Việc ghi các trợ ký hiệu địa lý còn chưa thống nhất
4 Nhiều danh từ trong các loại mục còn chưa chính xác nhất là các danh từ khoa học
kỹ thuật
a) Bảng phân loại dành cho các Thư viện Khoa học Tổng hợp chỉnh lý lần 1 (1969)
Vì những thiếu sót trong lần đầu xuất bản, Bảng phân loại 1961 đã được nghiêncứu và biên soạn lại để phù hợp với yêu cầu của công tác phân loại của Thư viện Quốcgia và Thư viện các tỉnh thành Trong lần chỉnh lý này, TVQGVN đã khắc phục nhữngthiếu sót và bổ sung thêm những thành tựu mới của Khoa học Kỹ thuật, Bảng 17 lớp
năm 1961 được tái bản lại và có điều chỉnh mở rộng thêm các mục Kỹ thuật và Nông nghiệp (gọi là Bảng phân loại 1969) Lần này, Bảng phân loại 17 lớp không chỉ được
Trang 33sử dụng ở TVQG mà còn phổ biến rộng rãi trong các thư viện công cộng thuộc Bộ Vănhóa Thông tin.
+ Một số thay đổi của Bảng năm 1969:
1 Thêm chi tiết cho một số loại mục như: 32 (V) Chính trị hiện đại Việt Nam, 327 Quan hệ quốc tế, 355 Khoa học quân sự, 5A Nhân loại học, 602 Kỹ thuật điện, 6X7
Kỹ thuật xã hội công trình, 639 Ngư nghiệp…
2 Chia các mục 9 (V) Lịch sử Việt Nam, 9 (H) Lịch sử Trung Quốc theo 2 thời kỳ
trước và sau ngày thành lập chính quyền vô sản để thống nhất với cách phân chia
trong mục 9 (X) Lịch sử Liên Xô
3 Đối với các trợ ký hiệu địa lý thống nhất để trong ngoặc đơn để phân biệt với kýhiệu phân loại Sau các trợ ký hiệu phân tích thay dấu chấm (.) bằng dấu nối (-) chokhỏi lẫn với các mục chi tiết
4 Các danh từ khoa học kỹ thuật chưa chính xác được sửa đổi lại
Như vậy, Bảng năm 1969 đã có những cải tiến hạn chế được phần nào nhữnghạn chế năm 1961 với việc mở rộng một số mục mới qua đó phản ánh kịp thời nhữngbước phát triển mới của xã hội nước ta trong giai đoạn này
b) Bảng phân loại dành cho các Thư viện Khoa học Tổng hợp chỉnh lý lần 2 (1978)
Đây là lần chỉnh lý quan trọng nhất khi mở rộng thêm 2 lớp mới trong cấu trúcbảng, từ năm 1978 Bảng chính thức đổi tên thành Bảng 19 lớp như ngày nay Sau gần
10 năm sử dụng Bảng phân loại 1961 cho công tác phân loại, ấn phẩm đã bộc lộ nhiềuthiếu sót, không đáp ứng được vốn tài liệu ngày càng lớn và đa dạng của Thư việnQuốc gia…Vì vậy, Bảng lại được sửa đổi lần thứ 2 với nhiều bổ sung chỉnh lý trên cơ
sở tham khảo nhiều bảng phân loại lớn của thế giới như UDC, BBK cùng các tài liệutra cứu khác
So với lần xuất bản trước, lần này các nội dung của đề mục được biên soạn khá
tỉ mỉ:
Trang 341 Mục kinh tế Việt Nam có thêm các tiểu mục cho đường lối cơ bản của nền Kinh
tế Việt Nam như Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa kinh tế trungương và kinh tế địa phương, mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng
2 Vấn đề tổ chức lao động theo khoa học và khoa học quản lý được xếp vào mụckinh tế và hai mục tiêu của hai ngành này điều nhằm tới việc đạt hiệu quả kinh tế caonhất
3 Những vấn đề chung về kỹ thuật như các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nhưcách mạng khoa học kỹ thuật, nhiệt đới hóa, vi sinh vật học nông nghiệp… cũngđược sắp xếp trong các mục phù hợp Hai mục điện tử học và thông tin vô tuyến điện
và hữu tuyến được sáp nhập vào nhau thành một mục lớn thống nhất về lý thuyết vàứng dụng
4 Mục nông nghiệp cũng được sửa chữa để phù hợp với tình hình nông nghiệpViệt Nam
5 Mở rộng nhiều mục khoa học tự nhiên như Toán học, Hóa học hữu cơ, sinh vậthọc
6 Đặc biệt mở thêm 2 lớp mới (K: Văn học dân gian và Đ: Sách thiếu nhi)
Ngoài các hệ thống ký hiệu bảng chính còn có các bảng phụ: Bảng trợ ký hiệu
hình thức, trợ ký hiệu địa lý, trợ ký hiệu ngôn ngữ Bảng còn bổ sung thêm bảng tracứu chủ đề chữ cái với 10.000 chủ đề và ký hiệu phân loại tương ứng Đây là mộtcông cụ tra cứu rất hữu ích với người phân loại tài liệu
Bảng phân loại 19 lớp xuất bản năm 1978 sau 2 lần chỉnh lý bổ sung thể hiện sự
cố gắng rất lớn của những người phân loại và nghiên cứu khoa học về bảng phân loạicủa TVQGVN Bảng được đánh giá là có mức độ Việt hóa cao và phù hợp với vốn tàiliệu của Thư viện Quốc gia trong thời gian này So với lần xuất bản đầu tiên năm 1961bảng đã có diện mạo mới khác với nguyên gốc Đây là Bảng dùng cho công tác phânloại của Thư viện Quốc gia cho đến hết năm 1983
c) Bảng phân loại dành cho các Thư viện Khoa học Tổng hợp lần thứ 3 (1991)