1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng Dụng Mạng Xã Hội Facebook Tại Một Số Thư Viện Trường Đại Học Ở Hà Nội

80 648 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 3,26 MB

Nội dung

DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌAHình 1.1 Trang Facebook Fanpage của Thư viện Đại học Yale 17 Hình 1.2 Album ảnh giới thiệu toàn cảnh về thư viện trên trang Facebook của Thư viện Đại học Yale 1

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN

- -LÊ THỊ HUYỀN TRANG

ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

TẠI MỘT SỐ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Hệ đào tạo: Chính quyKhóa học : QH - 2009 - X

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN

- -LÊ THỊ HUYỀN TRANG

ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

TẠI MỘT SỐ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Hệ đào tạo: Chính quyKhóa học : QH - 2009 - X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS Bùi Thanh Thủy

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tớiTiến sỹ Bùi Thanh Thủy - người đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn vàgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể quýthầy cô giáo Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thờigian qua, để tôi có được những những kiến thức chuyên môn là nền tảng đểthực hiện khóa luận

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới tất cả các anh chị cán bộ tại cácTrung tâm Thông tin – Thư viện các Trường đại học nơi tôi tiến hành khảo sát

đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoànthành khóa luận

Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với thời gian ngắn,cộng với trình độ và khả năng có hạn của một sinh viên, dù đã rất cố gắngsong chắc chắn khó tránh khỏi những hạn chế về trình độ kiến thức và kinhnghiệm thực tiễn Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp củaquý thầy cô và các bạn để đề tài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn nữa

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Huyền Trang

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA

Hình 1.1 Trang Facebook (Fanpage) của Thư viện Đại học Yale 17

Hình 1.2 Album ảnh giới thiệu toàn cảnh về thư viện trên trang

Facebook của Thư viện Đại học Yale 18Hình 1.3 Ứng dụng máy tìm CiteMe và WorldCat trên Facebook 19

Hình 1.4 Trích dẫn đường link kết nối với các trang web liên quan

trên Facebook của Thư viện Đại học Yale 20

Hình 2.1 Minh họa dịch vụ tư vấn trực tuyến thông qua Facebook

tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội 40

Hình 2.2 Minh họa sự giao lưu giữa cán bộ thư viện và người

dùng tin trên trang Facebook cá nhân của thư viện 42

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 5

STT Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ người dùng tin sử dụng Facebook 21

Biểu đồ 2.2 Tần suất truy cập Facebook thư viện Trường của

Biểu đồ 2.3 Các nhu cầu chủ yếu của người dùng tin khi truy cập

vào trang Facebook của thư viện 28

Biểu đồ 2.4 Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin

qua các trang Facebook của thư viện 31

Biểu đồ 2.6 Mức độ đăng tải những thắc mắc của người dùng tin 38

Biểu đồ 2.7 Mức độ đáp ứng kịp thời những thắc mắc của người

Biểu đồ 2.8 Mức độ quan tâm của người dùng tin tới những thông

tin và hình ảnh để quáng bá cho thư viện 48

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tính mới của đề tài 2

Trang 6

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục đích nghiên cứu 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài 4

6.1 Đóng góp về mặt lý luận 4

6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 4

7 Bố cục đề tài 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN 5

1.1 Giới thiệu khái quát về mạng xã hội Facebook 5

1.2 Các đặc tính cơ bản của mạng xã hội Facebook đáp ứng yêu cầu của hoạt động thông tin thư viện 7

1.3 Các tính năng cơ bản của mạng xã hội Facebook đáp ứng yêu cầu của hoạt động thông tin – thư viện 9

1.4 Một số bài học kinh nghiệm của nước ngoài trong việc ứng dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động thông tin – thư viện 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TẠI MỘT SỐ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI 21

2.1 Khái quát tình hình ứng dụng mạng xã hội Facebook tại một số thư viện trường đại học ở Hà Nội 21

2.2 Thực trạng ứng dụng các tính năng của mạng xã hội Facebook trong hoạt động thư viện 27

2.2.1 Ứng dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động cung cấp và phổ biến thông tin 29

Trang 7

2.2.2 Ứng dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động tư vấn và tham

gia giao lưu với người dùng tin 36

2.2.3 Ứng dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động marketing 42

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TẠI MỘT SỐ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI 50

3.1 Nhận xét 50

3.1.1 Thuận lợi 50

3.1.2 Khó khăn 51

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng mạng xã hội Facebook tại một số thư viện trường đại học ở Hà Nội 52

3.2.1 Thành lập đội ngũ cán bộ chuyên phục trách theo dõi và quản lý trang Facebook của thư viện 52

3.2.2 Tăng cường nghiên cứu và sử dụng đa dạng các tính năng chính của trang Facebook 53

3.2.3 Đào tạo cán bộ thư viện 58

3.2.4 Giải quyết khó khăn về chính sách Facebook 59

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 64

Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát người dùng tin 64

Phụ lục 2: Kết quả khảo sát phiếu điều tra 67

Phụ lục 3: Bảng số liệu cho biểu đồ 70

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trang 8

Hiện nay, cư dân mạng Việt Nam đã không còn xa lạ với các trangmạng xã hội Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 của hãng nghiên cứuthị trường Cimigo, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất đối với người sửdụng Internet ở Việt Nam từ năm 2009 đến 2010 Bản báo cáo này chỉ rarằng, năm 2010, 67% số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là thành viêncủa Facebook, tăng mạnh so với năm 2009 là 47% (tăng 20%)

Với một tốc độ phát triển mạnh mẽ về số lượng người sử dụng như vậy,mạng xã hội Facebook đã nhanh chóng trở thành một đối tượng, một công cụđược quan tâm ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thông tin - thư viện.Trên thế giới, việc ứng dụng mạng xã hội Facebook vào hoạt động thông tin -thư viện đã thực sự trở lên phổ biến không chỉ ở những thư viện công cộnglớn như thư viện công cộng Vancouver (Columbia), State Library ofQueensland (Úc), mà nhiều thư viện trường đại học như thư viện đại học Yale(Mỹ), thư viện đại học Staffordshire (Anh) cũng đã ứng dụng và rất phát triển.Tuy nhiên ở Việt Nam, việc ứng dụng mạng xã hội Facebook trong lĩnh vựcthông tin - thư viện lại chưa thực sự được phổ biến Theo số liệu thống kê,mới chỉ có một số ít các cơ quan thông tin - thư viện sử dụng mạng xã hộiFacebook và chủ yếu là các thư viện trong các trường đại học Vấn đề đặt ra

là không phải thư viện nào cũng tin tưởng hoàn toàn khi bỏ ra một phần kinhphí, thời gian và công sức để phát triển một mạng xã hội ảo trong hoạt động.Với một nguồn kinh phí và nhân lực còn nhiều hạn chế không cho phép ngườicán bộ mạo hiểm đầu tư tài lực, thời gian và công sức để tổ chức những dịch

vụ hay tiếp thị trên cộng đồng ảo bởi chưa có một minh chứng nào đảm bảonhững chiến lược này sẽ thành công Để giải quyết vấn đề này, tôi quyết định

lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng mạng xã hội Facebook tại một số Thư viện trường đại học ở Hà Nội” làm đề tài khóa luận.

2 Tính mới của đề tài

Trang 9

Đã có một số bài báo, bài nghiên cứu khoa học viết về khả năng ứngdụng mạng xã hội Facebook vào hoạt động thông tin - thư viện, nhưng chủyếu đều dừng lại ở việc xem xét dưới góc độ marketing, mà cụ thể là truyềnthông marketing như quảng bá hình ảnh thư viện, phổ biến sản phẩm và dịch

vụ thông tin Tuy nhiên, nếu chỉ coi việc tạo lập trang mạng xã hội Facebook

cá nhân là công cụ nhằm hỗ trợ cho hoạt động marketing sẽ không thể nhìnnhận được hết khả năng ứng dụng của Facebook Thực tế cho thấy mạng xãhội Facebook hoàn toàn có đầy đủ tính năng để ứng dụng một cách đa dạng,phong phú và trang mạng xã hội cá nhân được tạo ra hoàn toàn có thể trởthành một sản phẩm thông tin - thư viện hiện đại phục vụ cho nhiều nhu cầucủa người dùng tin và cán bộ thư viện của chính cơ quan thông tin – thư viện

đó Việc nghiên cứu và nhìn nhận mạng xã hội Facebook dưới góc độ là công

cụ để tạo ra sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện sẽ giúp chúng ta có cáinhìn đầy đủ và cụ thể hơn về khả năng ứng dụng của mạng xã hội Facebook

Bên cạnh đó, khác với những nghiên cứu trước đây hầu hết chỉ mangtính khái quát về việc ứng dụng Facebook trong hoạt động thông tin – thưviện cho mọi loại hình thư viện và mọi đối tượng người dùng tin, khóa luận

đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu chính là các trang mạng Facebook cánhân của các thư viện trường đại học Thông qua đó, cũng đã xác định nhómđối tượng người dùng tin mục tiêu chủ yếu là sinh viên và cán bộ giảng dạy.Đây là những người thường xuyên phải sử dụng các trang mạng xã hội đểphục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy cũng như những nhu cầu cá nhân kháctrong cuộc sống Dựa trên việc đánh giá về khả năng ứng dụng mạng xã hộiFacebook tại các thư viện trường đại học và đề xuất các giải pháp phù hợp vớinhóm đối tượng người dùng tin trên cũng chính là nền tảng để phát triển vàphổ biến rộng rãi tới nhiều nhóm đối tượng người dùng tin phổ thông khác

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 10

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mạng xã hội Facebooktrong hoạt động thư viện tại các cơ quan thông tin – thư viện trường đại họctrong khu vực thành phố Hà Nội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới thiệu khái quát về mạng xã hội Facebook và khả năng ứng dụng

trong hoạt động thông tin – thư viện

- Trình bày thực trạng ứng dụng mạng xã hội Facebook tại một số Thưviện trường đại học ở Hà Nội

- Đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng mạng

xã hội Facebook tại các cơ quan thông tin - thư viện trong các trường đại họctại Hà Nội và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Ứng dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động thông tin – thư viện

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Một số cơ quan thông tin – thư viện tại các trường đại học trong khuvực Hà Nội

5 Phương pháp nghiên cứu

- Lấy mẫu khảo sát: Do điều kiện thực tế cho phép, khóa luận chọnmẫu khảo sát là các cơ quan thông tin – thư viện sau:

+ Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học FPT+ Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 1+ Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội

+ Trung tâm Thông tin – Thư viện Viện Đại học Mở Hà Nội.+ Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Thủy Lợi (Hà Nội)

Trang 11

- Khóa luận được triển khai nghiên cứu với các phương pháp nghiên

cứu khoa học cụ thể sau:

+ Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp phỏng vấn và điều tra bảng hỏi+ Phương pháp so sánh, thống kê và đánh giá

6 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Đóng góp về mặt lý luận

- Làm rõ hơn các vấn đề về khả năng ứng dụng đa tính năng của mạng

xã hội Facebook trong hoạt động thông tin – thư viện thông qua việc khảo sát

và đánh giá tình hình ứng dụng thực tế mạng xã hội Facebook tại các cơ quanthông tin – thư viện trường đại học trong khu vực Hà Nội

6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

- Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mạng xã hội Facebooktrong hoạt động thư viện tại các cơ quan thông tin – thư viện tại các trườngđại học trong khu vực thành phố Hà Nội

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN

1.1 Giới thiệu khái quát về mạng xã hội Facebook

Facebook là mạng xã hội ảo cho phép người sử dụng truy cập miễn phívới đầy đủ các tính năng như chat, email, chia sẻ hình ảnh, kết nối bạn bè,quảng cáo… do công ty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân Ngườisáng lập ra Facebook là Mark Zuckerberg cùng với những người bạn củamình là Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi ông còn làsinh viên tại Đại học Harvard Từ một sự án nhỏ tại trường đại học của mộtsinh viên 19 tuổi, giờ đây Facebook đã trở thành một tổ chức quyền lực vềcông nghệ với tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đến cuộc sống hiện đại củanhiều người, đặc biệt là giới trẻ Lượng thành viên gia nhập cộng đồng mạng

xã hội Facebook trải dài trên nhiều thế hệ, nhiều vùng địa lý, nhiều ngôn ngữ,nhiều tầng lớp và nhiều nền văn hóa khác nhau Facebook đã và đang gópphần làm thay đổi cách mọi người liên lạc và tương tác với nhau: từ cách cácnhà chính khách làm chính chính trị như việc tổng thống Obama thườngxuyên sử dụng Facebook để trao đổi với người dân đến cách các nhà kinh tếlàm kinh tế như thay đổi cách marketing các sản phẩm, thậm chí là cả cáchcác công ty hoạt động hay đơn giản hơn đó là cách những con người bìnhthường giao tiếp với nhau thay vì gọi điện, viết thư hay gửi email, họ có thểthường xuyên cập nhật Facebook để biết bạn bè của mình đang làm gì Với sựphát triển mạnh mẽ như vậy trong suốt tám năm qua, hiện nay Facebook làmạng xã hội đang sở hữu rất nhiều những con số ấn tượng, cụ thể:

* Về mức độ phổ biến:

- 700 triệu thành viên trên toàn thế giới, cứ 13 người có mặt trên trái

đất thì có 1 người trên Facebook (theo SocialBakers / Mashable 2011/05)

Trang 13

- Mỗi ngày có 700,000 người mới tham gia vào Facebook (theo DBA

Worldwide)

- Facebook đã được dịch ra 75 ngôn ngữ, với khoảng 75% số người

dùng thường xuyên không phải là người Mỹ (theo Facebook Gobal Monitor

do InsideFacebook.com)

- 35,3% dân số Mỹ đang sử dụng Facebook Các quốc gia tiếp theo có

số lượng người sử dụng Facebook lớn nhất lần lượt là Canada, Anh, Thổ Nhĩ

Kỳ, Indonesia, Pháp, Canada, Italia và Philippines (theo Facebook Gobal

- 35 triệu là số người sử dụng cập nhật trạng thái (status) mỗi ngày

(theo Website Monitoring Blog và Facebook press page)

- 3 tỷ là số bức ảnh được up lên Facebook mỗi tháng

- 3.5 triệu là số sự kiện được tạo ra mỗi tháng trên Facebook

* Sử dụng trong marketing:

- 99% các nhà bán lẻ trực tuyến có tài khoản Facebook

- Trên 3 triệu trang doanh nghiệp (business pages) đang hoạt động trênFacebook

- Facebook (với 23%) là công cụ social với giá trị sử dụng lớn thứ 2 đốivới các nhà marketing, chỉ đứng sau LinkedIn (26%) và cao hơn Twitter

(17%) (theo Unisfair)

(Nguồn tổng hợp: Performance Indicators: Facebook)

Trang 14

1.2 Các đặc tính cơ bản của mạng xã hội Facebook đáp ứng yêu cầu của hoạt động thông tin thư viện

Facebook có đầy đủ các đặc tính để đáp ứng những yêu cầu của hoạtđộng thông tin thư viện như cung cấp thông tin và tư vấn cho người dùng tin,

hỗ trợ người dùng tin tra cứu trực tuyến thông qua mạng xã hội facebook, hỗtrợ hoạt động marketing của thư viện như nghiên cứu người dùng tin, quảng

bá sản phẩm và dịch vụ hay quảng bá hình ảnh của thư viện Cụ thể:

* Tính kết nối

Điều quan trọng nhất của một mạng xã hội chính là sự liên kết cácthành viên của nó - Đây cũng chính là điểm mạnh của mạng xã hội Facebook

Sự kết nối các thành viên trong Facebook rất chặt chẽ với một cơ chế chuẩn,

ít khuyết điểm, hoạt động ổn định Người sử dụng có thể dễ dàng tìm kiếmcũng như kết bạn với những người mà trước đó không hề quen biết thông quanhững mối quan hệ chung như bạn bè, trường học, nơi ở Và khi đã thiết lậpquan hệ bạn bè, người sử dụng có thể nắm bắt kịp thời tất cả những thông tinmới được cập nhật của bạn mình như việc thay đổi hình ảnh đại diện, hoặcđăng tải thêm những hình ảnh mới lên Facebook, cập nhật trạng thái, thay đổimối quan hệ… Với những tính năng nổi trội như vậy, người sử dụngFaecbook có thể dễ dàng theo dõi hoạt động của bạn bè và có thể kết bạnđược với nhiều người hơn trên Facebook

Với tính kết nối mạnh mẽ như vậy, Facebook đã đáp ứng được mộttrong những yêu cầu cấp thiết của hoạt động thông tin – thư viện là tiếp cậntối đa số lượng người dùng tin nhằm nghiên cứu nhu cầu và phổ biến thôngtin cũng như hỗ trợ cho người dùng tin Với việc tạo lập một trang Facebook

cá nhân cho thư viện, các cán bộ thư viện có thể xây dựng một không gianriêng dành cho những người dùng tin để họ có thể dễ dàng nắm bắt nhữngthông tin mới của thư viện, bên cạnh đó họ cũng có thể làm quen, kết bạn vàchia sẻ với các cán bộ thư viện cũng như với những người dùng tin khác

Trang 15

Thông qua đó, các cán bộ thư viện có thể dễ dàng nghiên cứu cũng như nắmbắt kịp thời nhu cầu tin của người dùng tin và người dùng tin cũng có thể chia

sẻ, góp ý để giúp thư viện hoàn thiện tốt hơn – Điều này đã thỏa mãn được sựtương tác hai chiều giữa người cung cấp là các cán bộ thư viện với người sửdụng các sản phẩm là dịch vụ thư viện là người dùng tin Không chỉ vậy, vớikhả năng kết nối mạnh mẽ, Facebook chính là một trong các công cụ quảng

bá hình ảnh, giới thiệu nguồn lực thông tin, phương châm hoạt động và nhữngthành tích đạt được hữu hiệu cho bất cứ cơ quan thông tin – thư viện nàomuốn tạo dựng một hình ảnh đẹp tới tất cả những người dùng tin trên khắpmọi nơi (không giới hạn về không gian địa lý)

* Tính thân thiện

Điểm nối bật thứ hai khiến các cán bộ thư viện lựa chọn mạng xã hộiFacebook chính là tính thân thiện, đơn giản với người sử dụng Các nhà lậptrình của Facebook luôn hiểu rõ người sử dụng của họ muốn và cần gì Côngnghệ của họ không quá vượt trội, kỳ diệu nếu so sánh với những gì Apple hayMicrosoft đã làm được, nhưng chúng lại luôn đáp ứng được đủ nhu cầu củangười dùng: tốt, hoạt động ổn định và chắc chắn Không cần phải hiểu quá rõ

về công nghệ, hay mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu, người dùng vẫn có thểtrải nghiệm Facebook với đầu đủ tính năng

Chính sự đơn giản và dễ sử dụng này, đã tiết kiệm được rất nhiều thờigian và chi phí cho các cơ quan thông tin - thư viện Khác với việc tạo lập vàduy trì một trang web hay xây dựng một cổng thông tin điện tử là điều mà ítcán bộ thư viện có thể tự làm, họ thường phải thuê các chuyên gia về côngnghệ thông tin và mất khoản kinh phí không nhỏ cho điều đó thì vớiFacebook, vấn đề này đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Các cán bộ thư việnhoàn toàn có thể tự tạo lập một tài khoản, dễ dàng kết nối với những ngườidùng tin của họ Bên cạnh đó, họ còn có thể dễ dàng sử dụng các tính năngcủa Facebook như: sửa các thông tin hay cập nhật thông tin mới dưới các

Trang 16

dạng ghi chú (Notes) hoặc tạo và thông báo các sự kiện (Events) với nhữngthao tác đơn giản Không chỉ vậy, cũng với những thao tác tìm kiếm và kếtbạn đơn giản, người dùng tin có thể dễ dàng tìm thấy và kết nối với trangFacebook cá nhân của thư viện Chính sự thân thiện và dễ sử dụng là điểmchung khiến cán bộ thư viện và người dùng tin có thể dễ dàng tìm thấy vàtương tác với nhau.

1.3 Các tính năng cơ bản của mạng xã hội Facebook đáp ứng yêu cầu của hoạt động thông tin – thư viện

Để sử dụng mạng xã hội Facebook như một công cụ phục vụ hoạt độngthông tin – thư viện, các cán bộ thư viện cần phải hiểu rõ các tính năng củatừng thành phần chính của Facebook như: Thông tin cá nhân (Profile), Tường(Wall), Đăng tải hình ảnh và video (Upload Pictures and Video), Tạo lập sự

Trang 17

kiện (Events), Tạo lập nhóm (Fanpage) và Tạo ứng dụng (Applications) Cácthành phần này đều có khả năng được sử dụng như một công cụ để thực hiệncác nhiệm vụ thông tin – thư viện như nghiên cứu và hỗ trợ nhu cầu củangười dùng, tạo dựng sản phẩm và dịch vụ thông tin, xây dựng chiến lượchoạt động và quảng bá hình ảnh, sản phẩm Cụ thể:

* Thông tin cá nhân (Profile) - Tạo dựng thương hiệu

“Thông tin cá nhân” là điều phân biệt Facebook của cá nhân/nhóm nàyvới những cá nhân/nhóm khác Trong lĩnh vực marketing, thương hiệu là mộtđiều rất quan trọng mà “thông tin cá nhân” chính là đại diện cho thương hiệu

đó “Thông tin cá nhân” cho phép những người truy cập Facebook khác biết

về những thông tin cá nhân như tên tuổi, trình độ học vấn, giới thiệu bảnthân Tuy nhiên, không phải cá nhân nào sử dụng Facebook cũng có quyềntruy cập vào “thông tin cá nhân” của người khác, người sử dụng có thể cài đặtquyền cho phép truy cập

Để sử dụng mạng xã hội Facebook như một công cụ hỗ trợ hoạt độngthông tin – thư viện, việc thiết lập một “thông tin cá nhân” ấn tượng cho trangFacebook là điều cần chú trọng đầu tiên Yêu cầu quan trọng nhất khi thiết lập

“thông tin cá nhân” là trình bày ngắn gọn mà vẫn đầy đủ và dễ tiếp nhận, đểmang thông điệp đại diện cho trung tâm thông tin – thư viện đó đến với ngườidùng tin Đó có thể là những thông tin khái quát về lịch sử hình thành, giớithiệu về cơ sở vật chất và nguồn lực thông tin, đội ngũ cán bộ, các sản phẩm

và dịch vụ của Trung tâm Thông qua đó, người dùng tin có thể dễ dàng xácđịnh được những thông tin cơ bản mà họ cần biết, phản hồi những thông tincần biết thêm Đây cũng được coi là một công cụ hữu hiệu để trung tâm thôngtin – thư viện nhận diện nhóm đối tượng người dùng tin chính của mình và làdấu hiệu đầu tiên để người dùng tin định hình về trung tâm đó hay nói cáchkhác là ấn tượng đầu tiên của người dùng tin đối với trung tâm thông tin – thưviện đó thông qua trang Facebook

Trang 18

* Tường (Wall) – Công cụ đặc lực hỗ trợ điều tra nhu cầu của người dùng tin thông qua đó tạo ra các sản phẩm phù hợp và cung cấp thông tin ngắn gọn tới người dùng tin

“Tường” không chỉ là nơi hiển thị những hoạt động cá nhân của người

sở hữu Facebook như thay đổi thông tin cá nhân, cập nhật trạng thái hay đăngtải thêm hình ảnh mà còn là nơi trao đổi thông tin với những người bạn của

họ Hay nói cách khác, trên Facebook - nơi mà sự tương tác giữa người vớingười diễn ra mạnh nhất chính là trên “tường” Nhận thấy được tầm quantrọng của việc kết nối bạn bè thông qua “tường”, các nhà quản trị Facebookluôn không ngừng nâng cấp các tính năng như: tag (tính năng đánh dấu, giúpthông báo tới những người có liên quan tới nội dung được đánh dấu đó), like(tính năng đánh dấu “thích”, giúp thể hiện thái độ đồng ý hay yêu thích tới nộidung được “like”) … nhằm hỗ trợ cho quá trình trao đổi và chia sẻ thông tindiễn ra nhanh và hiệu quả hơn

Trong lĩnh vực thông tin - thư viện , thư viện có rất nhiều hoạt động,sản phẩm và dịch vụ được tổ chức nhằm phục vụ người dùng tin và thông quachức năng “tường”, Facebook chính là công cụ thông báo cũng như nhậnnhững phản hồi từ phía người dùng tin nhanh chóng và hiệu quả cho các cán

bộ thư viện Vì thế, những thông tin được đăng tải trên “tường” cần trình bày

rõ ràng và luôn cập nhật những thông tin liên quan tới thư viện thường xuyên

và đều đặn để tạo điều kiện cho người dùng tin tiếp nhận thông tin dễ dàng và

có những phản hồi kịp thời Ngoài ra, không chỉ thụ động đăng thông tin vàđợi người dùng tin phản hồi, cơ quan thông tin – thư viện cũng nên tận dụngchức năng này để đặt ra những câu hỏi nhằm chủ động nghiên cứu những sảnphẩn hay dịch vụ mà người dùng tin đang mong muốn để hướng tới đáp ứngnhững nhu cầu đó thông qua sự hỗ trợ của tính năng “tạo bảng hỏi” khi đăngbài trên “tường” Nếu như sự tương tác giữa trung tâm và người dùng tin diễn

ra càng thường xuyên và liên tục thì trung tâm sẽ càng hiểu hơn nhu cầu của

Trang 19

người dùng tin để có những chính sách phù hợp và người dùng tin sẽ ngàycàng được đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của mình – Đây chính là một trongnhững nhiệm vụ thông tin – thư viện quan trọng Tuy nhiên, tính năng này lại

có một nhược điểm là rất khó để kiểm soát thông tin khi mà đa số mọi ngườiđều có thể đăng thông tin lên tường Facebook của người khác; chính vì thế rất

dễ dẫn đến nhiều thông tin bị sai lệch hay không chính xác gây nhiễu thôngtin cho người dùng tin

* Đăng tải hình ảnh và video (Upload pictures and videos) - Quảng bá hình ảnh và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ thông tin

Cũng như các mạng xã hội khác, Facebook không chỉ cho phép người

sử dụng trao đổi và chia sẻ thông tin thông qua cách thức cập nhật trạng thái

mà còn cho phép người sử dụng có thể chia sẻ hình ảnh hay video thông quaviệc tạo album ảnh và đăng tải video Đây là một tính năng được người sửdụng đặc biệt quan tâm và yêu thích, nó cũng chính là điểm mạnh cần đượccác nhà marketing chú trọng khai thác

Trong lĩnh vực thông tin – thư viện, tính năng này cũng cần được chútrọng Tính năng này sẽ hỗ trợ đặc lực việc quảng bá hình ảnh của trung tâmbằng cách tạo lập hay đăng tải video có nội dung giới thiệu về trung tâm Bêncạnh đó, Facebook còn cho phép các cán bộ thư viện đăng tải những hình ảnhhay video về những sản phẩm hay dịch vụ của trung tâm, đặc biệt là nhữngsản phẩm thông tin mới - Đó không chỉ là cách tốt nhất để quảng bá nhữngsản phẩm thông tin của trung tâm mà còn là công cụ để trung tâm thu nhậnnhững ý kiến đóng góp, phản hồi của người dùng tin

* Viết ghi chú (Notes) - Phổ biến thông tin, quảng bá hình ảnh và nhận phản hồi từ phía người dùng tin

“Viết ghi chú” là một phần quan trọng của Facebook, nó có chức năngnhư một trang blog (nhật ký) cá nhân, giúp ghi chép lại những sự kiện, những

Trang 20

thông tin mà chủ nhân của Facebook muốn chia sẻ Nó khác với việc cập nhậtstatus (trạng thái) ở độ dài dung lượng số từ cho phép.

Đối với các trung tâm thông tin – thư viện, “viết ghi chú” chính là mộtcông cụ để truyền đạt những thông tin quan trọng đến với người dùng tin vì

nó khắc phục được nhược điểm của tính năng “tường” Những thông tin trongtính năng “viết ghi chú” chỉ có thể do chủ nhân của Facebook đó đăng tải –Điều này sẽ tránh được sự nhiễu thông tin hay đưa ra những thông tin sai lệchcho người dùng tin Các trung tâm thông tin thư viện có thể dùng tính năngnày như một kênh thông tin chính thống để phổ biến và tiếp nhận ý kiến phảnhồi Đây là điểm mà hầu hết các trang web hiện nay chưa làm được Nhữngthông tin đăng tải trên website thường ở dạng tĩnh, người dùng tin chỉ có thểđọc mà không thể phản hồi hay bày tỏ quan điểm vì thế những thông tin này

sẽ chỉ mang tính thông báo hay thông tin mà không đảm bảo được yêu cầuquan trọng nhất là tìm hiểu nhu cầu của người dùng tin trong hoạt động thôngtin – thư viện

* Tạo lập sự kiện (Events) – Giúp người dùng tin kịp thời nắm bắt những

sự kiện sẽ được diễn ra tại thư viện và đăng ký tham gia

Tạo lập sự kiện là một tính năng thu hút được nhiều sự chú ý ngay từkhi mới được giới thiệu trong cộng đồng Facebook Khác với tính năng

“tường” hay “viết ghi chú”, những thông tin mới được đưa ra ở đây là nhữngthông tin về các sự kiện sắp được diễn ra như tên sự kiện, thời gian, địa điểm

và cho phép mời bạn bè một cách nhanh chóng và tiện lợi Những đối tượngkhách mời cũng có thể dễ dàng phản hồi là sẽ tham gia hay không chỉ bằngmột cú kích chuột Thông qua đó, giúp người tổ chức sự kiện dễ dàng nắm bắtđược tình hình lượng người tham gia, nhân những ý kiến phản hồi, góp ý để

có những sự điều chỉnh hợp lý

Trang 21

Trong lĩnh vực thông tin – thư viện, đối với bất cứ thư viện nào, hàngnăm đều có từ một đến nhiều những hoạt động được tổ chức Đó có thể là cáchội chợ sách, triển lãm, hội thảo trao đổi kinh nghiệm, các cuộc thi tuyêntruyền giới thiệu sách … Vì thế việc sự dụng tính năng “tạo lập sự kiện” sẽgiúp các thư viện dễ dàng thông báo và gửi lời mời tới người dùng tin, thuậntiện nắm bắt lượng người dùng tin sẽ tham gia, nhận ý kiến phản hồi trước và

cả sau sự kiện để có những điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho lần tổ chức sau.Đây là một tính năng quan trọng mà khi ứng dụng mạng xã hội Facebooktrong lĩnh vực thông tin – thư viện, các cán bộ thư viện nên chú ý và tận dụng

* Tạo ứng dụng (Applications) – Nghiên cứu và hỗ trợ nhu cần của người dùng tin

Trên nền tảng lập trình của Facebook, người dùng tin có thể tự tạo lậpnhững ứng dụng để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của mình Các nhàkinh doanh thường tạo lập các ứng dụng như những trò chơi trắc nghiệm đểthu hút nhiều người dùng Facebook khác – họ có thể là những khách hàngtiềm năng biết và truy cập vào trang Facebook cá nhân của doanh nghiệpthông qua hình thức “like” trang để sử dụng ứng dụng Đây là hình thức phổbiến để thu hút khách hàng và tiếp thị, quảng bá sản phẩm và thương hiệuthông qua mạng xã hội Facebook với tính năng “tạo ứng dụng”

Trong lĩnh vực thông tin – thư viện, bên cạnh việc có thể áp dụng hìnhthức như trên để tạo hứng thú và thu hút người dùng tin, cán bộ thư viện hoàntoàn có thể sử dụng tính năng này một cách đa dạng hơn bằng việc tạo lập cácbảng hỏi trực tuyến để khảo sát và nắm bắt kịp thời những nhu cầu ngày càngphong phú của người dùng tin hay hỗ trợ nhu cầu tra cứu trực tuyến của ngườidùng tin bên cạnh việc tra cứu trực tuyến trên OPAC thông qua tính năng “tạoứng dụng” của Facebook Điều này chắc chắn sẽ mang tới nhiều lợi ích và sựtiện lợi cho người dùng tin cũng như cán bộ thư viện, tuy nhiên nó đòi hỏimột trình độ hiểu biết sâu sắc hơn về nền tảng lập trình của Facebook – Đó là

Trang 22

điều mà các cán bộ thư viện cần có nếu muốn ứng dụng Facebook một cáchtoàn diện và hiệu quả nhất.

* Tạo lập trang (Fanpage) – Cho phép mở rộng phạm vi kết bạn và thiết lập mối quan hệ mật thiết hơn với người sử dụng

Các doanh nghiệp lớn thường tạo ra những trang dành riêng cho người

“hâm mộ”, hay nói đơn giản là những người quan tâm tới họ, cho phép họ cóthể làm mọi thứ như cập nhật thông tin, theo dõi sự kiện, và phản hồi ý kiến,bày tỏ quan điểm Khi đã trở thành “fan” hâm mộ, chủ nhân của những trangweb này có thể gửi tin nhắn tới bất cứ ai trong hệ thống “fan” của doanhnghiệp, tạo thành một kênh quảng bá rất hiệu quả cho tên hiệu doanh nghiệp

Vì thế yêu cầu khi tạo lập Fanpage là cần tạo sự thân thiện với người sử dụng

để thiết lập mối quan hệ mật thiết hơn với người sử dụng

Đặc biệt, khi sử dụng Facebook với mục đích thương mại haymarketing đứng tên một tổ chức công ty, cần lưu ý Facebook chỉ chấp nhận

sự tồn tại của nó dưới dạng một trang Fanpage chứ không phải trang cá nhân

Vì thế việc tạo lập một Fanpage hay còn gọi là tạo nhóm người hâm mộ làđiều vô cùng quan trọng Mặc dù các trung tâm thông tin – thư viện hầu hếtđều là các tổ chức phi lợi nhuận nhưng đối với mục đích marketing thì việctạo lập trang Fanpage cũng là điều nên lưu ý vì những tính năng vượt trội củatrang Facebook nhóm này như: không giới hạn số thành viên, mức độ phổbiến thông tin nhanh hơn khi mà người dùng tin có thể dễ dàng cập nhật cácthông tin mới mà không cần phải được tag hay là phải tìm kiếm trên tính năngNew feed (cập nhật tin tức mới) …

1.4 Một số bài học kinh nghiệm của nước ngoài trong việc ứng dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động thông tin – thư viện

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng mạng xã hội Facebook vàohoạt động trong lĩnh vực thông tin - thư viện đã phổ biến ở nhiều thư viện lớn

Trang 23

trên thế giới như Thư viện đại học Yale (Mỹ), Thư viện đại học Staffordshire(Anh), Thư viện công cộng Vancouver (Columbia), State Library ofQueensland (Úc) Với những chiến lược ứng dụng hiệu quả, mạng xã hộiFacebook đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động củanhững thư viện trên – Đây chính là những bài học kinh nghiệm mà các cơquan thông tin – thư viện của Việt Nam nên học hỏi nếu muốn đạt được hiệuquả cao trong việc ứng dụng mạng xã hội Facebook Cụ thể:

Với nỗ lực xây dựng một hình ảnh thân thiện, gần gũi và dễ tiếp cậnnhất với người dùng tin, các thư viện lớn trên thế giới gần như đã tận dụng tối

đa tính năng “tạo lập trang Fanpage” thay vì sử dụng các trang Facebook cánhân Ưu điểm của việc “tạo lập trang Fanpage” là người dùng tin có thể dễdàng tương tác và theo dõi các thông tin, hình ảnh được tăng tải trênFacebook của thư viện chỉ bằng một thao tác kích vào nút “like” ở đầu trangthay vì phải tốn thêm thời gian đợi đăng ký kết bạn và chờ được chấp nhận.Điều nay không chỉ tạo sự tiện lợi và thân thiện cho người dùng tin mà nó còn

là công cụ phổ biến và truyền bá trang Facebook của thư viện một cách nhanhchóng nhờ đặc tính liên kết và lan truyền của Facebook Cụ thể hơn, khi bạnđăng ký làm người hâm mộ của thư viện thì trên trang Facebook cá nhân củabạn sẽ hiển thị một thông báo về điều này và bạn bè của bạn cũng sẽ nhanhchóng biết được điều đó, trong số bạn bè của bạn sẽ có một số người cảm thấyhứng thú, truy cập và cũng trở thành người hâm mộ - Đó chính là sự tận dụngtối đa đặc tính lan tryền của mạng xã hội Facebook Mặc dù có nhiều ưu điểmnhư vậy nhưng việc “tạo lập trang Fanpage” vẫn có những hạn chế nhất địnhnhư khó kiểm soát những thông tin được đăng tải trên “tường” từ nhữngngười dùng tin Bên cạnh đó, việc tất cả mọi người đều có thể dễ dàng truycập và tương tác với Facebook của thư viện sẽ dẫn đến khó kiểm soát và khónắm bắt được đâu mới là đối tượng người dùng tin mục tiêu của thư viện Tuy

Trang 24

nhiên, hình thức sử dụng trang Fanpage thay vì sử dụng các Facebook cá nhânvẫn được coi là một kinh nghiệm quý giá, nên được cân nhắc cẩn thận.

Hình 1.1: Trang Facebook (Fanpage) của Thư viện Đại học Yale (Mỹ)

Không chỉ cân nhắc kỹ càng những thông tin được đăng tải trênFacebook của thư viện mà ngay cả những hình ảnh, video cũng nên được tínhtoán một cách cẩn thận – Đây là một bài học kinh nghiệm được rút ra từnhững thư viện lớn trên thế giới đã ứng dụng mạng xã hổi Facebook hiệu quả

Cụ thể, bên cạnh việc đăng tải những hình ảnh về các hoạt động và sản phẩmcủa thư viện, những hình ảnh về thư viện nên được đặc biệt chú ý Việc cácthư viện lớn trên thế giới đăng tải lên Facebook những hình ảnh về thư việnkhá đầy đủ dưới mọi góc độ hay những video hướng dẫn sử dụng thư việnkhông chỉ tạo được điểm nhấn, gây ấn tượng với người dùng tin mà còn tạocảm giác thân quen và thân thiện cho người dùng tin Mỗi khi truy cập vàotrang Facebook của thư viện, người dùng tin sẽ có cảm giác đang được trải

Trang 25

nghiệm và ở trong chính thư viện đó – Đây là một hiệu ứng phổ biến nhưngkhông phải thư viện nào cũng nhận ra và nếu đã nhận ra và chú ý tới thì sẽ tạođược một sức hút rất hơn cho trang Facebook của thư viện.

Hình 1.2: Album ảnh giới thiệu toàn cảnh về thư viện trên trang Facebook

của Thư viện Đại học Yale

Việc tương tác giữa người dùng tin và cán bộ thư viện là sợi dây nối kết

và là một trong những yếu tố quyết định tới sự phát triển của trang Facebookcủa thư viện Nhận thấy được những điều này, các thư viện lớn trên thế giới

đã sử dụng Facebook như một địa chỉ để cung cấp và tổ chức dịch vụ tư vấn,trả lời thắc mắc trực tuyến hữu ích với người dùng tin Điều này đã nhận đượcnhững phản hồi rất tích cực từ phía người dùng tin bởi nó không chỉ tạo sựtiện lợi tối ưu mà còn khuyến kích vai trò của người dùng tin đối với thư viện.Những người dùng tin không chỉ đăng tải những thắc mắc của mình mà còn

có thể hỗ trợ và cung cấp thông tin cho những người dùng tin khác – Điều này

đã làm tăng sự tương tác giữa những người dùng tin với nhau và làm tănghiệu quả ứng dụng Facebook trong hoạt động thông tin – thư viện

Trang 26

Một tính năng quan trọng mà được hầu hết các thư viện lớn trên thếgiới có ứng dụng mạng xã hội Facebook quan tâm chính là việc tạo lập cácứng dụng trên nền tảng lập trình “Facebook Flatform” Một trong số nhữngứng dụng nổi trội nhất chính là “máy tìm CiteMe” và mục lục trực tuyếnWorldCat – the OCLC (Online Union Catalog) được tích hợp ngay trênFacebook Có thể nói đây là một trong những ứng dụng hữu ích nhất mà cácthư viện lớn trên thế giới đã ứng dụng để phục vụ người dùng tin thông quamạng xã hội Facebook Với ứng dụng này, người dùng tin có thể tìm kiếmnhững thông tin chi tiết về các tài liệu thông qua nhan đề, tác giả ở các địnhdạng khác nhau Bên cạnh đó, cán bộ thư viện cũng có thể dễ dàng điều tra,khảo sát, đặt câu hỏi thông qua việc sử dụng ứng dụng tạo lập bảng hỏi củaFacebook để thu hút người dùng tin cũng như nắm bắt nhu cầu, đánh giá của

họ về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện hay về các vấn đề liên quan tớithư viện như cách thức phục vụ, cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin…

Hình 1.3: Ứng dụng máy tìm CiteMe và WorldCat trên Facebook

Trang 27

Ngoài ra việc cung cấp các đường link liên kết tới các trang web haycác trang Facebook khác có liên quan là điều mà các thư viện lớn trên thế giớirất chú trọng bởi vì mặc dù có đặc tính liên kết, lan truyền và phổ biến thôngtin nhanh chóng nhưng những thông tin đăng tải trên Facebook cũng cónhững hạn chế nhất định Ví dụ như những thông tin đăng tải lên Facebookkhông thể đăng tải dưới hình thức xem kẽ văn bản và hình ảnh như nhữngthông tin được đăng tải trên các trang web Vì vậy, việc dẫn các đường linkliên kết rộng rãi không chỉ hỗ trợ người dùng tin dễ dàng tiếp cận các nguồntin khác của thư viện mà còn là phương thức khắc phục những hạn chế củathông tin đăng tải trên mạng xã hội Facebook.

Hình 1.4: Trích dẫn đường link kết nối với các trang web liên quan

trên Facebook của Thư viện Đại học Yale

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TẠI MỘT SỐ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI

2.1 Khái quát tình hình ứng dụng mạng xã hội Facebook tại một số thư viện trường đại học ở Hà Nội

* Khái quát lịch sử ứng dụng Facebook

Việt Nam là một trong số quốc gia có số lượng người sử dụngFacebook lớn trên thế giới, đặc biệt là đối với giới trẻ Trong số 750 phiếuđiều tra được phát cho các sinh viên và cán bộ tại một số trường đại học trongkhu vực Hà Nội thì có tới 96,7% người dùng tin sử dụng mạng xã hộiFacebook để phục vụ những nhu cầu của cá nhân

Có sử dụng Không sử dụng

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ người dùng tin sử dụng Facebook [Phụ lục 2, Câu hỏi 1]

Mặc dù có rất nhiều những đặc tính và tính năng vượt trội đáp ứngđược những yêu cầu của hoạt động thông tin – thư viện nhưng việc ứng dụngmạng xã hội Facebook trong lĩnh vực thư viện ở Việt Nam nói chung và trong

96.7%

3.3%

Trang 29

khu vực thành phố Hà Nội nói riêng vẫn chưa thực sự được phổ biến Thôngqua công cụ tìm kiếm của Facebook và sự hỗ trợ của trang web tìm kiếmGoogle, kết quả cho thấy những cơ quan thông tin – thư viện tại các trườngđại học ở Hà Nội có ứng dụng Facebook vào hoạt động vẫn là một con số rất

ít ỏi (chỉ khoảng 10 thư viện) Trong đó, tiêu biểu là các cơ quan thông tin –thư viện tại các trường đại học: Đại học Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 1,Đại học FPT, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Thủy Lợi - Đây đều lànhững cơ quan đã tiến hành ứng dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động

và đã thu được những kết quả nhất định

Xét về mặt thời gian gia nhập cộng đồng mạng xã hội Facebook, đi đầutrong phong trào chính là Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học FPT Vớimục tiêu ban đầu là đưa hình ảnh của Trung tâm tới gần hơn với người dùngtin, Trung tâm thông tin - thư viện Đại học FPT đã gia nhập cộng đồngFacebook từ tháng 10/2010 và vẫn duy trì đều đặn cho đến nay Kết quả banđầu của việc ứng dụng mạng xã hội Facebook vào hoạt động mà Trung tâmthu được có tính hiệu quả và khả thi Hiện nay Facebook của Trung tâm đã có

4957 người tham gia kết bạn và 1259 người đăng ký theo dõi thường xuyên;

số lượng người quan tâm theo dõi Facebook của Trung tâm tăng đều trongsuốt thời gian qua Trong đó có khoảng 50% là sinh viên và cán bộ củaTrường Đại học FPT Với những khởi điểm thuận lợi như vậy và đặc biệt vớiđặc trưng của trường Đại học FPT là có nhiều cơ sở khác nhau, vì thế trongnăm 2011, Trung tâm đã tiếp tục tiến hành xây dựng các trang Facebook khácnhau để phục vụ những nhu cầu khác nhau của người dùng tin ở mỗi cơ sở.Điều này là minh chứng cho thấy việc ứng dụng mạng xã hội Facebook tạithư viện FPT đã bước đầu thu được những kết quả tích cực

Trang 30

Những trung tâm thông tin – thư viện còn lại đều bắt đầu tiến hành ứng dụng mạng xã hội Facebook từ năm 2012 Mặc dù gia nhập muộn hơn nhưng các trung tâm thông tin – thư viện trên đều có những hướng

đi cụ thể và đều đạt được những kết quả nhất định Tiêu biểu chỉ với 8 tháng kể từ khi bắt đầu ứng dụng Facebook vào hoạt động tới nay (từ tháng 6/2012), Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội đã có

2063 người tham gia kết bạn và 16 người đăng ký theo dõi Đây là một kết quả xứng đáng cho việc đầu tư hợp lý về mặt thời gian và công sức của các cán bộ thư viện tại Đại học Hà Nội Mức độ cập nhật trạng thái trên trang Facebook của Thư viện trung bình 4-5 ngày/1 lần nhằm cung cấp những thông báo và các tin tức mới liên quan tới thư viện Bên cạnh

đó, các cán bộ của Thư viện còn truy cập Facebook đều đặn mỗi ngày để

có thể kịp thời phản hồi những thắc mắc của người dùng tin

Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và Đại học Thủy Lợi đều bắt đầu ứng dụng Facebook từ tháng 9/1012 và ứng dụng muộn nhất là Trung tâm Thông tin – Thư viện Viện Đại học Mở Hà Nội vào tháng 10/2012 Số lượng kết bạn tại hai trang Facebook cá nhân của Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và Viện Đại học Mở Hà Nội còn khá khiêm tốn chỉ với lần lượt là 85 và 169 bạn Đặc biệt, khác với những cơ quan trung tâm thông tin – thư viện trên, Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Thủy Lợi đã có sự học hỏi những kinh nghiệm ứng dụng mạng xã hội Facebook của nước ngoài Thay vì tạo lập một trang Facebook cá nhân, Trung tâm đã ứng dụng Facebook dưới hình thức là một trang Fanpage để tạo sự tiện lợi hơn cho người dùng tin Hiện nay đã có 379 người sử dụng ấn “like” để thường xuyên cập nhật và được nhận những thông báo mới của thư viện

Trang 31

* Mức độ phổ biến của Facebook thư viện và tần suất truy cập của người dùng tin

Số lượng người đăng ký kết bạn hay theo dõi các trang Facebook củathư viện chính là con số phản ánh chân thực và khách quan về mức độ tươngtác và đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin quan tâm tới hoạt độngcủa thư viện Bởi thực tế, số lượng người dùng tin biết đến trang Facebook cóthể lớn hơn nhưng điều đó không phản ánh được đúng thực trạng vì “biết”khác với “kết bạn” “Biết” đơn giản có thể là do bạn bè hay do được cán bộthư viện giới thiệu Tuy nhiên, “kết bạn” mới là hình thức thể hiện sự thíchthú và muốn được thường xuyên cập nhật những thông tin và hình ảnh đăngtải trên Facebook của thư viện nhiều và đều đặn hơn Để người dùng tin biếtđến Facebook của thư viện không phải điều quá khó nhưng làm sao để thu hútđược người dùng tin thường xuyên truy cập lại đòi hỏi rất nhiều kỹ năng vàyêu cầu Một trong số những kỹ năng cần có chính là kỹ năng nghiên cứu nhucầu của người dùng tin Bên cạnh đó, sự thân thiện mà cán bộ thư viện tạo rakhi giao tiếp với người dùng tin cũng là một yếu tố then chốt tạo lên sức hútcho Facebook của thư viện Sự chênh lệch giữa tỷ lệ người dùng tin “biết” và

“kết bạn” được thể hiện rất rõ thông qua số liệu điều tra bằng bảng hỏi Thống

kê cụ thể như sau:

Trang 32

Biểu đồ 2.2: Tần suất truy cập Facebook thư viện Trường của người dùng tin

[Phụ lục 3, bảng 4.1]

Biểu đồ cột chồng về tần suất truy cập Facebook đã làm nổi bật hai vấn

đề cơ bản khi ứng dụng và phổ biến trang Facebook tại các Thư viện Vấn đềthứ nhất là sự hạn chế trong việc phổ biến trang Facebook của các thư viện.Vấn đề thứ hai là về mối tương quan giữa lượng người dùng tin biết Facebookcủa thư viện với lượng người dùng tin quan tâm đến Facebook của thư viện ởcác mức độ khác nhau

Đối với vấn đề thứ nhất, mức độ phổ biến ở đây được thể hiện bằng sốlượng người dùng tin biết tới trang Facebook của thư viện Số liệu trên biểu

đồ đã cho thấy những con số này còn khá hạn chế Cụ thể: tại Trung tâmThông tin – Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 1 có tới 75,6% người dùng tinchưa biết thư viện có trang Facebook riêng, tại Trung tâm Thông tin – Thưviện Viện Đại học Mở Hà Nội là 42.1%; tại Đại học Hà Nội là 33.2%; tiếp đóĐại học Thủy Lợi là 30.9% và số lượng này ít nhất tại Đại học FPT là 10%

Trang 33

Việc phổ biến trang Facebook càng phát triển thì số lượng người dùng tinđược thư viện phục vụ và đáp ứng nhu cầu trên Facebook cũng càng cao –Điều này phản ánh hiệu quả thực sự của trang Facebook tới toàn thể đối tượngngười dùng tin mục tiêu của thư viện Việc hạn chế này chủ yếu là do các thưviện vẫn chưa có những chính sách phổ biến và marketing phù hợp cho trangFacebook của thư viện Đây là một vấn đề cần được nhìn nhận đúng đắn để cónhững biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng Facebook

Về vấn đề thứ hai đề cập tới mối tương quan giữa lượng người dùng tinbiết thư viện có Facebook với lượng người dùng tin quan tâm tới Facebookcủa thư viện ở các mức độ khác nhau Tại hầu hết các thư viện được khảo sát

tỉ lệ người dùng tin biết đến trang Facebook của thư viện tỉ lệ thuận với sốngười dùng tin đã từng truy cập (được tính bằng tổng lượng người dùng tinthỉnh thoảng và thường xuyên truy cập) Điều này chứng tỏ người dùng tin có

xu hướng quan tâm tới Facebook của thư viện nếu họ biết thông tin về trangFacebook này Tuy vậy, lượng người dùng tin biết thư viện có ứng dụngFacebook lại không ảnh hưởng rõ rệt tới lượng người dùng tin thường xuyêntruy cập trang Facebook của thư viện Điều này có nghĩa là để người dùng tinthường xuyên truy cập vào Facebook của thư viện thì việc tạo lập một trangFacebook thôi là chưa đủ Vấn đề này được thể hiện rõ nhất ở hai trung tâm làTrung tâm Thông tin – Thư viện Viện Đại học Mở Hà Nội và Trung tâmThông tin – Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 1 Cụ thể:

- Tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Viện Đại học Mở Hà Nội,với gần 58% số người dùng tin biết thư viện có sử dụng Facebook tuy nhiên56% trong số đó lại chưa từng truy cập hoặc chỉ thỉnh thoảng truy cập trangFacebook của thư viện Với mục đích phổ biến địa chỉ Facebook của thư việnđến đông đảo người dùng tin, Trung tâm Thông tin – Thư viện Viện Đại học

Mở Hà Nội đã đặt một đường link liên kết ở trang web của thư viện Điều nàydẫn đến số lượng người dùng tin biết về trang Facebook của thư viện chiếm tỷ

Trang 34

lệ cao Tuy nhiên, những lý do mà người dùng tin đưa ra khiến họ ít truy cậpvào trang Facebook của thư viện mặc dù đã biết, cụ thể là: 18% người dùngtin không biết địa chỉ truy cập, 48% do thông tin đăng tải trên Facebookkhông thực sự hấp dẫn, 1% do cán bộ không thân thiện và 67% do truy cậpFacebook của thư viện không hỗ trợ được gì nhu cầu của họ Như vậy có thểthấy, nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là do mặc dù được phổbiến rộng rãi nhưng hiệu quả ứng dụng thực tế lại chưa đáp ứng được nhu cầucủa người dùng tin

- Cũng có sự chênh lệch lớn giữa lượng người dùng tin biết vàlượng người dùng tin thường xuyên truy cập trang Facebook của thư việnnhưng Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội lại gặp vấn

đề ngược lại Tỷ lệ số người dùng tin không biết thư viện có ứng dụngFacebook tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 1chiếm tới 75,6% Điều này cũng là khá dễ hiểu khi khảo sát trực tiếp trêntrang Facebook cá nhân của Trung tâm với số lượng người dùng tin kết bạnvới thư viện mới chỉ dừng lại ở mốc 85 người Tuy nhiên trong số 24,4%người dùng tin biết và truy cập vào trang Facebook của Trung tâm, số lượngngười dùng tin thường xuyên và thỉnh thoảng truy cập chiếm tới gần 21% -Đây là điểm mà không phải trung tâm thông tin - thư viện nào cũng làm được.Điều đó đã chứng tỏ một thực tế rằng mặc dù Facebook của Trung tâm đượcđánh giá cao về chất lượng và được người dùng tin yêu thích nhưng mức độphổ biến vẫn còn quá hạn chế

Như vậy có thể thấy, lý do chính dẫn đến sự chênh lệch giữa lượngngười dùng tin biết và lượng người dùng tin thường xuyên truy cập trangFacebook của các thư viện chính là do sự mất cân đối giữa việc phổ biến vớichất lượng của các trang Facebook này Thực tế đã chứng minh, nếu chỉ đơnthuần là được phổ biến rộng rãi hay chỉ ứng dụng hiệu quả thì đều chưa đủ để

Trang 35

khiến lượng người dùng tin thường xuyên truy cập tăng Muốn làm được điềunày thì cần đảm bảo đủ cả hai yêu tố quan trọng trên.

2.2 Thực trạng ứng dụng các tính năng của mạng xã hội Facebook trong hoạt động thư viện

Mỗi thành phần chính tạo nên một trang Facebook hoàn chỉnh đều cóthể được sử dụng như một công cụ để thực hiện các nhiệm vụ thông tin – thưviện như: nghiên cứu nhu cầu của người dùng nhằm đưa ra các sản phẩm phùhợp, quảng bá hình ảnh, xây dựng chiến lược hoạt động Tuy nhiên vớinhững mục đích khác nhau để phục vụ và hỗ trợ những nhu cầu khác nhaucủa người dùng tin thì việc lựa chọn những tính năng nổi trội để thực hiệnnhiệm vụ đó chính là yếu tố vô cùng quan trọng Nói cách khác để có thể ứngdụng tốt nhất các tính năng của Facebook vào phục vụ người dùng tin thì việcxác định được những nhu cầu cơ bản của người dùng tin khi tham gia kết nốivới trang Facebook của thư viện là yếu tố quan trọng đầu tiên cần được cáccán bộ thư viện xem xét Với 750 mẫu khảo sát tại một số cơ quan thư viện,kết quả thu được chia thành các nhóm nhu cầu chính, cụ thể như sau:

Trang 36

tin về thư

viện

Cập nhật các thông tin mới của thư viện

Gửi thắc mắc

và giao lưu với cán bộ thư viện

Góp ý cho thư viện

và những thông tin mới liên quan tới hoạt động của thư viện như các sảnphẩm và dịch vụ mới, các hoạt động sắp được tổ chức hay những cuốn sách

Trang 37

hay mới nhập về thư viện Tiếp đó là nhu cầu được tư vấn, được giải đápnhững thắc mắc và giao lưu với cán bộ thư viện Bên cạnh đó là nhu cầu đượcbày tỏ quan điểm, đánh giá về chất lượng phục vụ của thư viện, đưa ra nhữngkiến nghị mang tính tích cực và một số nhu cầu khác như tra cứu trực tuyến.Ngoài ra, những nhu cầu như được cập nhật các album ảnh về cán bộ thư viện

và các sự kiện được tổ chức tại thư viện cũng được một số người dùng tinquan tâm (ý kiến khác) Những nhu cầu này đã phản ánh đặc tính vượt trộicủa Facebook chính là sự tương tác mạnh mẽ, nó hỗ trợ tối ưu cho việc giữvững sợi dây liên lạc mật thiết giữa cán bộ thư viện và người dùng tin – Đây

là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của cácthư viện

2.2.1 Ứng dụng các tính năng của mạng xã hội Facebook trong hoạt động cung cấp và phổ biến thông tin

Cung cấp và phổ biến thông tin là một trong những nhiệm vụ quantrọng hàng đầu đối với một cơ quan thông tin - thư viện Nhiệm vụ cung cấp

và phổ biến thông tin của một cơ quan thông tin – thư viện không chỉ đơngiản được hiểu là cung cấp và phổ biến những thông tin có trong sách, báo,tạp chí, tài liệu điện tử thông qua dịch vụ mượn trả tài liệu mà nó cần phảiđược nhìn nhận một cách khái quát và đầy đủ hơn ở những khía cạnh khác

để sử dụng thư viện một cách hiệu quả nhất

Trang 38

- Thứ hai, cung cấp phổ biến thông tin là cung cấp tới ngườidùng tin những thông tin mới về thư viện Đó là những thông tin liên quan tớicác sản phẩm hay dịch vụ mà thư viện mới tổ chức phục vụ, là những hoạtđộng sắp được tổ chức tại thư viện hay những cuốn sách hay mới được bổsung vào thư viện Những thông tin này giúp người dùng tin liên tục nắm bắtđược những đổi mới và thay đổi của thư viện để có những kế hoạch sử dụngthư viện một cách hiệu quả nhất

Xét trên phương diện hai khía cạnh mới cần được nhìn nhận trongnhiệm vụ cung cấp và phổ biến thông tin như trên trong hoạt động thông tin –thư viện, các tính năng của mạng xã hội Facebook hoàn toàn có khả năng đápứng và hỗ trợ tối ưu Cụ thể:

- Với mục đích cung cấp và phổ biến những thông tin cơ bản vềthư viện, các tính năng của Facebook mà các cán bộ thư viện thường sử dụng

đó là “thông tin cá nhân”, “tường” và “viết ghi chú” Tuy nhiên trong đó,khuyến khích sử dụng hai tính năng là “thông tin cá nhân” và “ghi chú” vì đặcđiểm của những thông tin này là những thông tin cơ bản mang tính quan trọng

và thường ít có sự thay đổi vì thế nếu đăng tải lên “tường” thì qua thời gian,những thông tin này sẽ bị đẩy xuống dưới và ở dạng ẩn nên rất khó tìm kiếm.Trong khi đó nếu đăng tải trong mục “thông tin cá nhân” hay “ghi chú” thìviệc tìm kiếm sẽ trở lên dễ dàng hơn rất nhiều

- Với mục đích phổ biến những thông tin mới về thư viện cáctính năng của Facebook mà các cán bộ thư viện thường xuyên sử dụng là tínhnăng “tường” và “viết ghi chú” Ưu điểm của những thông tin đăng tải trên

“tường” là ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ lan truyền nhưng hạn chế là quathời gian những thông tin này sẽ bị đẩy lùi xuống dưới và bị ẩn Ưu điểm củanhững thông tin đăng tải trong mục “ghi chú” là được hệ thống hóa dưới dạng

Trang 39

danh sách nên dễ tìm kiếm, không bị giới hạn bởi số từ nên có thể đăng tảinhững thông tin dài.

* Thực trạng về mức độ đáp ứng của nội dung thông tin được đăng tải trên Facebook với nhu cầu của người dùng tin

Nhìn chung, với việc xác định đúng các tính năng phù hợp với yêu cầucung cấp và phổ biến thông tin như vậy, các cán bộ thư viện tại các Trung tâmThông tin – Thư viện của các trường đại học: Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Đạihọc Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Thủy Lợi và Đại học FPT đãthu được những kết quả đánh giá tích cực từ phía người dùng tin Những đốitượng người dùng tin được khảo sát ở đây là cả cán bộ và sinh viên nhàtrường Cụ thể:

Có đáp ứng nhu cầu của NDT Không đáp ứng nhu cầu của NDT

Biểu đồ 2.4: Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin qua

các trang Facebook của thư viện [Phụ lục 3, Bảng 4.2]

Biểu đồ trên cho thấy mức độ những thông tin được đăng tải trên trangFacebook cá nhân của các thư viện đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin

Trang 40

là khá cao ở các trung tâm thông tin – thư viện tại các trường đại học trongkhu vực Hà Nội Cụ thể:

- 83.3% tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Sư phạm 1

- 88.5% tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội

- 91.2% tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học FPT

- 80.3% tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Thủy Lợi

Chỉ riêng đối với Trung tâm Thông tin – Thư viện Viện Đại học Mở HàNội, số người dùng tin đánh giá rằng những thông tin được đăng tải trên trangFacebook của thư viện đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin chỉ chiếm32,4% Việc truy cập vào trang Facebook của Trung tâm Thông tin – Thưviện Viện Đại học Mở Hà Nội có thể dễ dàng chỉ ra lý do chính dẫn đến thựctrạng trên Lượng thông tin được đăng tải trên trang Facebook của thư việngần như không có, chỉ có một vài thông báo được trích dưới dạng một đườnglink liên kết (nếu truy cập với tư cách là khách) Tuy nhiên, số lượng bạn bècủa thư viện trên trang facebook chỉ có 169 bạn Đây chính là lý do vì sao màrất nhiều người dùng tin tại Trung tâm cảm thấy nhu cầu về thông tin khôngđược thỏa mãn và có tới 35% số người dùng tin không truy cập trangFacebook của thư viện mặc dù biết địa chỉ truy cập với lý do thông tin đăngtải không hấp dẫn

Thực trạng đăng tải thông tin không đáp ứng được nhu cầu người dùngtin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Viện Đại học Mở Hà Nội chính là mộtvấn đề mà trung tâm cần tìm cách giải quyết và là bài học dành cho các trungtâm khác Việc cung cấp và phổ biến thông tin làm sao đáp ứng được nhu cầucủa người dùng tin sẽ là một điểm quan trọng để thu hút người dùng tinthường xuyên truy cập và tương tác với trang Facebook của thư viện, vì thếcác thư viện cần phải luôn chú ý và duy trì hoạt động đăng tải những thông tin

có ích lên trang Facebook của thư viện sao cho phù hợp với người dùng tin

Ngày đăng: 01/04/2017, 23:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thanh Thủy (2012). “Nghiên cứu ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động thông tin – thư viện các trường đại học Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động thông tin – thư viện các trường đại học Việt Nam”
Tác giả: Bùi Thanh Thủy
Năm: 2012
2. Bế Quỳnh Trang (2008). “Chiến lược marketing của Thư viện Đại học Yale (Hoa Kỳ) qua mạng xã hội Facebook”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược marketing của Thư viện Đại học Yale(Hoa Kỳ) qua mạng xã hội Facebook”
Tác giả: Bế Quỳnh Trang
Năm: 2008
3. Christie Koontz (2004). “The Marketing Mix: The 4P Recipe for Customer Satisfaction”, Marketing Library Services, Vol.18, No.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The Marketing Mix: The 4P Recipe for CustomerSatisfaction”
Tác giả: Christie Koontz
Năm: 2004
4. Dương Hữu Hạnh (2000). “Các nguyên tắc Marketing”, NXB Thống kê 5. Hoàng Thị Thu Hương (2009). “Web 2.0 với thư viện trường đại học”, Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học FPT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên tắc Marketing”," NXB Thống kê5. Hoàng Thị Thu Hương (2009). "“Web 2.0 với thư viện trường đại học”
Tác giả: Dương Hữu Hạnh (2000). “Các nguyên tắc Marketing”, NXB Thống kê 5. Hoàng Thị Thu Hương
Nhà XB: NXB Thống kê5. Hoàng Thị Thu Hương (2009). "“Web 2.0 với thư viện trường đại học”
Năm: 2009
6. ITC News (2011). “Facebook là mạng xã hội số 1 ở Việt Nam”, NetCitizens Việt Nam 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Facebook là mạng xã hội số 1 ở Việt Nam”
Tác giả: ITC News
Năm: 2011
7. Ngô Xuân Bình (2001). “Marketing lý thuyết và vận dụng”, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Marketing lý thuyết và vận dụng”
Tác giả: Ngô Xuân Bình
Nhà XB: NXB Khoahọc Xã hội
Năm: 2001
8. Nguyễn Hữu Nghĩa (2007). “Tiếp thị thư viện qua mạng Internet”, Tạp chí thư viện Việt Nam, Số 2, tr.29-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp thị thư viện qua mạng Internet”
Tác giả: Nguyễn Hữu Nghĩa
Năm: 2007
9. Phan Thị Thu Nga (2005). “Chiến lược marketing đối với hoạt động TT- TV”, Bản tin Thư viện – Công nghệ thông tin, số 3, tr. 15-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chiến lược marketing đối với hoạt động TT-TV”
Tác giả: Phan Thị Thu Nga
Năm: 2005
10. Phạm Thị Bích Ngọc (2010). “Hoạt động Marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia”, Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoạt động Marketing tại Cục Thông tinKhoa học và Công nghệ Quốc gia”
Tác giả: Phạm Thị Bích Ngọc
Năm: 2010
11. Philip Kotler (2007). “Marketing căn bản”, NXB Lao động – Xã hội, HN 12. Philip Kolter (2006). “Quản trị Marketing”, NXB Thống Kê, Hà Nội 13. Trần Mạnh Tuấn (2005). “Marketing trong hoạt động thông tin thư viện”, NXB Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Marketing căn bản”", NXB Lao động – Xã hội, HN12. Philip Kolter (2006). "“Quản trị Marketing”," NXB Thống Kê, Hà Nội13. Trần Mạnh Tuấn (2005). "“Marketing trong hoạt động thông tin thư viện”
Tác giả: Philip Kotler (2007). “Marketing căn bản”, NXB Lao động – Xã hội, HN 12. Philip Kolter (2006). “Quản trị Marketing”, NXB Thống Kê, Hà Nội 13. Trần Mạnh Tuấn
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2005
14. Vũ Quỳnh Nhung (2011). “Tiếp thi và quảng bá các dịch vụ Thư viện”, Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Ngân Hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiếp thi và quảng bá các dịch vụ Thư viện”
Tác giả: Vũ Quỳnh Nhung
Năm: 2011
18. Facebook Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Thủy Lợi: http://www.facebook.com/pages/Thư-viện-ĐHTL/25906681754693219. Facebook Trung tâm Thông tin - Thư viện Viện Đại học Mở Hà Nội:http://www.facebook.com/thuvien.hou?ref=tn_tnmn Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://www.facebook.com/pages/Thư-viện-ĐHTL/259066817546932"19. Facebook Trung tâm Thông tin - Thư viện Viện Đại học Mở Hà Nội
15. Facebook Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội: http://www.facebook.com/thuviendhhn Link
16. Facebook Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học FPT: http://www.facebook.com/fulibrary Link
17. Facebook Trung tâm Thông tin - Thư Viện Đại học Sư phạm Hà Nội 1: http://www.facebook.com/thuvien.dhsphn?ref=ts&fref=ts Link
20. Website bản tin các Trung tâm Học liệu: http://www.lrc.ctu.edu.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w