1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

KỸ THUẬT xây DỰNG MA TRẬN đề và BIÊN SOẠN câu hỏi TRẮC NGHIỆM

50 2,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VỀ TẬP HUẤN KỸ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN I. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA (Công văn số 8773BGDĐTGDTrH, ngày 30 tháng 12 năm 2010) Xác định mục đích của đề kiểm tra 2 Xác định hình thức đề kiểm tra 3 Thiết lập ma trận đề kiểm tra 4 Biên soạn câu hỏi theo ma trận 5 Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm 6 Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Trang 1

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ GIÁO

VỀ TẬP HUẤN KỸ THUẬT

XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU

HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN

Cà Mau, ngày 28 tháng 02 năm 2017

Trang 2

GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH

Trang 3

I QUY TRÌNH XÂY DỰNG

ĐỀ KIỂM TRA

(Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH,

ngày 30 tháng 12 năm 2010)

Trang 4

1Xác định mục đích của đề kiểm tra

2Xác định hình thức đề kiểm tra

3Thiết lập ma trận đề kiểm tra

4Biên soạn câu hỏi theo ma trận

5Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm

6Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Quy trình xây dựng đề kiểm tra (6 bước)

Trang 5

QUY TRÌNH XÂY DỰNG

MA TRẬN ĐỀ

Trang 6

Khung ma trận đề kiểm tra

(Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH, ngày 30 tháng 12 năm 2010)

Trang 7

Bước 1: Liệt kê tên các chủ đề cần kiểm tra

Trang 8

Bước 2: Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy

Trang 9

Bước 3 & 4: Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ

đề & Quyết định điểm tổng số của bài kiểm tra

Trang 10

Bước 5: Tính thành điểm số cho mỗi chủ đề tương ứng tỉ lệ %

Trang 11

Bước 6: Quyết định tỉ lệ % phân phối cho mỗi hàng với mỗi cấp

độ tư duy

Trang 12

Bước 7: Tính thành điểm số tương ứng mỗi chuẩn đánh giá

Trang 13

Bước 8: Tính điểm phân phối cho mỗi cột

Trang 14

Bước 9: Tính tỉ lệ % của tổng điểm phân phối cho mỗi cột

Trang 15

Bước 10: Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết

Trang 16

Khung ma trận đề kiểm tra

(Dùng cho quản lý: TT chuyên môn, hướng dẫn ôn tập)

Trang 17

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – SINH HỌC LỚP 9

(Dùng cho việc ra đề kiểm tra)

Trang 18

II QUY TRÌNH VIẾT CÂU HỎI

NHIỀU LỰA CHỌN (MCQ)

Trang 19

1Xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi

2Soạn câu hỏi (CH) thô

3

Rà soát, chọn lọc, biên tập và thẩm định CH thi

(thẩm định nội dung, kỹ thuật và ngôn ngữ)

4Thử nghiệm, phân tích, đánh giá CH thi

Quy trình viết câu hỏi MCQ (8 bước)

Trang 20

5Chỉnh sửa các CH sau thử nghiệm

6

Xây dựng đề thi, thử nghiệm, phân tích, đánh giá các đề thi

7Chỉnh sửa sau khi thử nghiệm đề thi

8Rà soát, lựa chọn vào ngân hàng CH thi

Quy trình viết câu hỏi MCQ (8 bước)

Trang 21

1Nghiên cứu ma trận và bản đặc tả đề thi

2Nghiên cứu kỹ các thông số CH cần viết

3Viết lời dẫn cho CH

4Viết các phương án cho CH

Quy trình viết câu hỏi thô (8 bước)

Trang 23

III MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ

CỦA CÂU HỎI

(Công văn số 4325/BGDĐT-GDTrH,

ngày 01 tháng 9 năm 2016)

Trang 24

Lời giải gồm 1 bước tính toán/lập luận

MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CỦA CÂU HỎI

Trang 25

Cấp độ Mô tả

Vận

dụng

Kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng

đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học

Lời giải gồm 1 tới 2 bước

Lời giải từ 2 bước trở lên

MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CỦA CÂU HỎI

Trang 26

MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA VỀ CÁC MỨC ĐỘ

NHẬN THỨC

Trang 28

Câu 5: Sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình được gọi là

A tương tác gen.

B tác động đa hiệu của gen.

C sự mềm dẻo của kiểu hình.

D mức phản ứng của cùng kiểu gen.

1 MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT ()

 

Trang 29

Câu 8: Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hiện tượng

A phân li độc lập B tương tác gen.

C liên kết gen D hoán vị gen.

2 MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU ()

 

Trang 30

Câu 16: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng (A) trội hoàn toàn

so với hạt xanh (a), hạt trơn (B) trội hoàn toàn so với hạt nhăn (b) Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBb ở thế

hệ F1 của phép lai P: aaBb × Aabb là

A 1/2 B 1/4 C 1/8 D 1/16.

2 MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU ()

 

Trang 31

Câu 15: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng (A) trội hoàn toàn

so với hạt xanh (a), hạt trơn (B) trội hoàn toàn so với hạt nhăn (b) Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ F1 của phép lai P: aaBb × Aabb là

A 1/2 B 1/8 C 1/4 D 1/16.

3 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG )

 

Trang 32

Câu 19: Phép lai nào sau đây có thể được xem là phép lai phân tích?

A (1) và (2) B (1) và (3).

C (3) và (4) D (1) và (4).

3 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG )

 

Trang 33

4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO ()

 

Câu 22: Tỉ lệ các loại giao tử của kiểu gen:       , f = 40% là

A 0,25Ab : 0,25aB : 0,25Ab : 0,25aB.

B 0,3AB : 0,3ab : 0,2Ab : 0,2aB.

C 0,2AB : 0,2ab : 0,3Ab : 0,3aB.

D 0,5Ab : 0,5aB.

Trang 34

Câu 32: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao (A) trội hoàn toàn so với thân thấp (a), tính trạng quả đỏ (B) trội hoàn toàn

so với quả vàng (b) Cho lai giữa cây thân cao, đỏ với thân thấp, vàng thu được F 1 gồm 10000 cây, trong đó có 5000 cây thấp, vàng Tính trạng chiều cao cây và màu quả được chi phối bởi quy luật di truyền nào?

A Liên kết gen B Hoán vị gen.

C Phân li độc lập D Tương tác gen.

4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO ()

 

Trang 35

Câu 33: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao (A) trội hoàn toàn so với thân thấp (a), tính trạng hạt tròn (B) trội hoàn toàn

so với hạt dài (b) Cho lai giữa hai cây thân cao, tròn với nhau thu được F 1 gồm 20000 cây, trong đó có 2000 cây thấp, dài Tính trạng chiều cao cây và dạng quả được chi phối bởi quy luật di truyền nào?

A Phân li độc lập B Tương tác gen.

C Liên kết gen D Hoán vị gen.

4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO ()

 

Trang 36

Câu 26: Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao (A) trội hoàn toàn so với thân thấp (a) Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp Tính theo lý thuyết, tỉ lệ cây

F1 tự thụ phấn cho F2 gồm 3 thân cao và 1 thân thấp

so với tổng số cây ở F1 là

A 1/4 B 1/3 C 2/3 D 1/2

4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO ()

 

Trang 37

Câu 17: Ở một loài thực vật, giả sử tính trạng hình dạng hạt

do 2 cặp gen không alen tương tác quy định, trong đó kiểu gen chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội cùng quy định một kiểu hình Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F 1

của phép lai P: AaBb × AaBb là

A 9 : 3 : 3 : 1 B 9 : 6 : 1.

C 9 : 7 D 9 : 3 : 4.

4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO ()

 

Trang 38

Câu 28: Quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ban đầu: 0,25 AA: 0,30 Aa: 0,45 aa Phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Sau 1 thế hệ ngẫu phối thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(2) Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số kiểu gen đồng hợp trội là 0,16.

(3) Tần số alen trội sau 2 thế hệ ngẫu phối là 0,4.

(4) Qua nhiều thế hệ ngẫu phối thì kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng và dị hợp ngày càng giảm.

Số phát biểu đúng là

A 1 B 2 C 3 D 4

Trang 39

IV MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI

VIẾT CÂU HỎI MCQ

Trang 40

1 Câu hỏi viết theo đúng yêu cầu trong ma trận đã được phê duyệt;

2 Câu hỏi không được sai sót về nội dung;

3 Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong

mỹ tục Việt Nam; không vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN;

4 Câu hỏi chưa được sử dụng cho mục đích kiểm tra đánh giá trong bất cứ trường hợp nào;

NGUYÊN TẮC KHI VIẾT CÂU HỎI (08)

Trang 41

5 Câu hỏi phải là mới; không sao chép nguyên dạng từ sách giáo khoa hoặc các nguồn tài liệu tham khảo khác;

6 Câu hỏi không được vi phạm bản quyền;

7 Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế;

8 Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất

NGUYÊN TẮC KHI VIẾT CÂU HỎI (08)

Trang 42

V KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI

MCQ

Trang 43

Viết phần

dẫn

1 Các hướng dẫn trong phần dẫn phải rõ ràng

và việc sử dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì;

2 Để nhấn mạnh kiến thức thu được nên trình bày câu dẫn theo định dạng câu hỏi thay vì định dạng hoàn chỉnh câu;

3 Nếu phần dẫn ở dạng hoàn chỉnh câu, không nên tạo chỗ trống ở giữa hay ở bắt đầu của phần câu dẫn;

4 Tránh sự dài dòng trong phần dẫn;

5 Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định.

Lưu ý khi viết câu dẫn (5 lưu ý)

Trang 44

Viết

phương án

lựa chọn

1 Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu chọn 1 phương án đúng/đúng nhất;

2 Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó;

3 Cần cân nhắc khi sử dụng những phương án

có hình thức hay ý nghĩa trái ngược nhau hoặc phủ định nhau;

4 Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa;

5 Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ,…);

Lưu ý khi viết phương án lựa chọn (10 lưu ý)

Trang 45

án trên”, “không có phương án nào”;

9 Tránh các thuật ngữ mơ hồ như “thông

thường”, “phần lớn”, “hầu hết”, hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”…;

10 Câu trả lời đúng phải được thiết lập ở các vị trí khác nhau với tỉ lệ từ 10-25%.

Lưu ý khi viết phương án lựa chọn (10 lưu ý)

Trang 46

3 Tránh sử dụng các cụm từ chưa đúng (sai ngữ pháp, kiến thức…): Hãy viết các phương

án nhiễu là các phát biểu đúng, nhưng không trả lời cho câu hỏi;

4 Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm của phương án nhiễu có thể giúp học sinh nhận biết câu trả lời.

Lưu ý khi viết phương án nhiễu (4 lưu ý)

Trang 47

TRÂN TRỌNG CÁM ƠN!

Trang 48

THỰC HÀNH

XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ

BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Trang 50

CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – SINH HỌC 9

Ngày đăng: 31/03/2017, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w