1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN: Biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

20 562 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 289 KB

Nội dung

SKKN : Trong các hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học, chủ nhiệm lớp là công tác trọng tâm, đặc trưng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình giáo dục học sinh. Người giáo viên Tiểu học vừa giảng dạy hầu hết các môn học, vừa quản lý và chịu trách nhiệm trước nhà trường về hiệu quả, chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách. Công tác chủ nhiệm lớp còn là “cầu nối” giữa gia đình và nhà trường. Vì vậy, trong công tác quản lý giáo dục Tiểu học cần nhận thức sâu sắc, có trách nhiệm, quan tâm thoả đáng tới công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên Tiểu học.

Trang 1

A- ĐặT VấN Đề

Trong hệ thống giáo dục phổ th”ng, Tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở

ban đầu cho sự phát triển đúng đắn về một con người toàn diện Điều lệ trường Tiểu học ban hành theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã xác định rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của trường Tiểu học trong mối quan hệ với cộng đồng,có nhiệm vụ xây dựng môi trường giáo dục thống nhất Trong các hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học, chủ nhiệm lớp là công tác trọng tâm, đặc trưng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình giáo dục học sinh Người giáo viên Tiểu học vừa giảng dạy hầu hết các môn học, vừa quản lý và chịu trách nhiệm trước nhà trường về hiệu quả, chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách Công tác chủ nhiệm lớp còn là “cầu nối” giữa gia đình và nhà trường Vì vậy, trong công tác quản lý giáo dục Tiểu học cần nhận thức sâu sắc, có trách nhiệm, quan tâm thoả đáng tới công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên Tiểu học

Trường Tiểu học Thiệu Vân nơi tôi đang trực tiếp công tác đã thực hiện tương đối tốt công tác chủ nhiệm lớp như: Thực hiện nghiêm túc chương trình, thời khoá biểu quy định, hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng đại trà, đảm bảo và tương xứng với yêu cầu của giáo dục Song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại do nhiều nguyên nhân Do đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học luôn cần có sự quan tâm, chăm sóc , giúp đỡ của người lớn một cách thường xuyên và chu đáo, Thiệu Vân là một xã thuần nông kinh tế vô cùng khoa khăn , có tới 50% số học sinh ở nhà với ông bà , anh chị ,

cô bác ( vì bố mẹ đi làm ăn xa ) chính vì thế mà việc giáo dục của nhà trường gặp không ít khó khăn

Là một cán bộ quản lý tôi nhận thấy rằng : làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

ở Tiểu học có ý nghĩa to lớn trong quá trình giáo dục học sinh Xuất phát từ thực

tế của nhà trường , địa phương cá nhân tôi đề xuất một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Tiểu học trong thời kỳ mới

Với ý nghĩa đó, tôi chọn nội dung:“ Biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học ” để nghiên cứu.

Trang 2

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I- CƠ SỞ LÝ LUẬN

Biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng là những cách thức tiến hành của Hiệu trưởng để tác động đến những lĩnh vực trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này để thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học

* Học sinh Tiểu học có tính hồn nhiên: Thế giới tâm lý của học sinh Tiểu học được biểu hiện ra bên ngoài một cách hồn nhiên, bột phá, ít có sự che đậy, nguỵ trang Học sinh Tiểu học có tính hồn nhiên mang đậm bản sắc cảm tính

* Người giáo viên Tiểu học và công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

Điều 30 ,32 Điều lệ trường Tiểu học đã được xác định rõ vai trò , nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học

II, CƠ SỞ THỰC TIỄN

1, Những nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh: Người giáo viên phải nắm vững đối tượng học sinh lớp mình phụ trách về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý của từng em nhất là những điểm nổi bật về tính cách, năng khiếu hay hạn chế để tổ chức có hiệu quả các hoạt động của lớp mình chủ nhiệm

Xây dựng và phát triển tập thể học sinh, đề ra các yêu cầu cụ thể đối với tập thể học sinh lớp mình phụ trách, bồi dưỡng những nhân tố tích cực, chú trọng công tác giáo dục học sinh cá biệt

2, Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học.

a) Chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của người Hiệu trưởng

Hiệu trưởng Tiểu học có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại điều 17 Điều lệ trường tiểu học Vì vậy , việc chỉ đạo có hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của Hiệu trường , lớp có mạnh thì trường mới có thể mạnh được

3, Nội dung cơ bản quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học.

+ Việc lập kế hoạch và hồ sơ chủ nhiệm

+ Các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

+ Sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với công tác Đoàn-Đội, các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường, các lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh

Trang 3

+ Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên chủ nhiệm.

+ Quản lý việc thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện

+ Việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên chủ nhiệm

III- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ VIỆC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU VÂN

1- Đặc điểm tình hình địa phương , nhà trường

Xã Thiệu Vân được sáp nhập về Thành phố Thanh Hoá tháng 7/2012, là một

xã xa trung tâm, tổng diện tích tự nhiên 358,2 ha với 1336 hộ và 5799 nhân khẩu, những năm gần đây tình hình kinh tế, chính trị, an ninh trật tự đã có chuyển biến, tuy nhiên mức thu nhập của từng hộ chưa cao Học sinh trong độ tuổi đến trường đa số có bố mẹ đi làm ăn xa, các em ở với ông bà nên rất ít được quan tâm đến việc học hành

Trường Tiểu học Thiệu Vân được tách ra từ trường Trung học cơ sở Thiệu

Vân năm 1995 và cũng từ đó trường mang tên “Trường Tiểu học Thiệu Vân ”

Kế thừa và phát huy truyền thống của nhà trường trong những năm qua nhà trường đã tạo được nhiều chuyển biến vững chắc nhất là chất lượng dạy và học Trường được công nhận trường Tiểu học chuẩn Quốc gia từ năm 2002

* Đội ngũ cán bộ giáo viên:

Tình hình chung : Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Thiệu Vân có tuổi đời

bình quân (43 tuổi) 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ trên chuẩn tương đối cao 80% Với lực lượng này việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ có rất nhiều thuận lợi Bên cạnh những thuận lợi đó còn có những khó khăn, đó là đội ngũ không ổn định, tỷ lệ giáo viên địa phương ít 3/17, đạt 17,6%; số giáo viên còn lại là người trong nội thành quãng đường đi dạy tương đối xa (10->14 Km) Chính vì vậy mà công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít khó khăn

- Năm học 2012-2013 này trường có 17 cán bộ - giáo viên Trong đó:

Tổng

Đảng viên

Giám hiệu

Hành chính

Tổng phụ trách

GV Nhạc

GV Mỹ thuật

GV Văn hóa

GV NN

* Cơ sở vật chất: Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho việc dạy

và học của trường chuẩn Quốc gia mức độ 1: Có 08 phòng học, 01 phòng Âm nhạc và 01 phòng Thư viện- Thiết bị Quang cảnh nhà trường có khuôn viên đẹp, diện tích 7060m2, trường có nhiều cây xanh trồng theo hàng lối đẹp, môi

Trang 4

trường đảm bảo sạch sẽ mang đậm nét sư phạm Cách bố trí sân chơi, bãi tập hợp lý, khoa học

*Học sinh: Đầu năm học 2012-2013 trường có 8 lớp với 173 học sinh Bình

quân

22học sinh/lớp Tất cả các lớp đều học chương trình 2 buổi / ngày Nhìn chung

đa số học sinh ngoan, lễ phép, đi học chuyên cần

2- Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Thiệu Vân

* Ưu điểm: Công tác chủ nhiệm lớp là công tác được nhà trường quan tâm

nhiều nhất Nhà trường coi đây là một trong những cơ sở để đưa nề nếp học sinh vào quỹ

đạo, đồng thời cũng là biện pháp để đưa chất lượng học tập của học sinh nâng lên Các đồng chí giáo viên chủ nhiệm đã nhận thức đúng vai trò của công tác chủ nhiệm , coi đây là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của người giáo viên

Đa số các đồng chí giáo viên chủ nhiệm đã nắm được nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp và ham học hỏi trong đồng nghiệp

* Tồn tại: Tuy nhiên, trong thực tế khi thực hiện các nội dung công tác chủ

nhiệm lớp vẫn còn số ít giáo viên chưa thực sự đầu tư nhiều cho việc thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm mà chỉ phấn đấu giảng dạy tốt để có chất lượng học tập cao

Giáo viên chủ nhiệm lớp 6/8 đ/c là ở xa nên hạn chế rất nhiều đến việc cập nhật thông tin từ gia đình học sinh

3- Thực trạng việc quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Thiệu Vân

* Ưu điểm: Trong những năm gần đây Ban giám hiệu nhà trường luôn quan

tâm chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp, chú trọng đến công tác xây dựng tập thể học sinh vững mạnh, tự quản tốt

Hàng tháng Ban giám hiệu có đánh giá xếp loại giáo viên dựa vào kết quả đánh giá hàng tuần của giáo viên và tập thể học sinh Đã hướng dẫn giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch công tác chủ nhiệm một cách thống nhất theo mẫu chung của nhà trường Chỉ đạo đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo thông tư số 32/TT- BGD&ĐT ngày 27/10/2009 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định

Đã tạo điều kiện mua sắm các loại tài liệu liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp

để giáo viên tham khảo, nghiên cứu Hàng năm đã tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp

Trang 5

Tổ chức họp phụ huynh 3 lần/năm và sử dụng “sổ liên lạc” để trao đổi thông tin kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình

* Nhược điểm: Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc quản lý, chỉ đạo giáo viên chủ

nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nội dung chưa phong phú và đa dạng, mà mới dừng lại ở các hoạt động đơn điệu tập trung vào các ngày lễ lớn Mối quan hệ giữa Tổng phụ trách Đội với giáo viên chủ nhiệm chưa chặt chẽ, chỉ mang tính chất thời điểm hoạt động hay thời điểm thi đua Hình thức tổ chức để cho giáo viên chủ nhiệm thi tài còn hạn chế

Công tác kiểm tra luôn đi đôi với việc động viên khen thưởng nhưng chế độ khen thưởng chưa thoả đáng để động viên giáo viên

Người quản lý cần sáng tạo hơn nữa trong công tác chỉ đạo

4- Kết quả xếp loại lớp như sau

* Đánh giá xếp loại nề nếp và tổ chức ngoại khoá năm học 2010-2011:

Khối lớp Số lớp Số lớp có nề nếp tốtSL % Số lớp tổ chức ngoại khoá tốtSL %

Cuối năm học số lớp đạt tiên tiến : 5/9 = 55.6 %

* Chất lượng giáo dục năm học 2010-2011

Khối Số học

sinh

Toàn

3, Chất lượng học sinh giỏi cấp Huyện năm học 2010-2011

- Thi giải toán trên mạng : 1 em ( 1 nhì )

- Giao lưu Toán , Tiếng việt khối 5 : 5 em ; Đồng đội xếp thứ 11/31 xã

Trang 6

- Giao lưu Toán , Tiếng việt khối 4 : 4 em ( 1 nhât, 2 giải nhì , 1 giải KK )

- Thi viết chữ đẹp : 2 em ( 1 giải ba , 1 giải KK )

Từ thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Thiệu Vân trong năm 2010-2011 chưa thực sự đem lại hiệu quả, chưa có sự chuyển biến thực sự

rõ nét Là một người Hiệu trưởng tôi đã trăn trở rất nhiều, tôi đã phân tích và tự đặt ra câu hỏi: Phải làm gi? Làm như thế nào? để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Bản thân tôi có suy nghĩ: “ Phải chăng việc quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp chưa sát chưa đúng nên hiệu quả chưa cao, chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục?” Từ những trăn trở và tôi thực sự lo lắng tìm ra các giải pháp, biện pháp,để quản lý chỉ đạo công tác chủ nhiệm theo đúng các quy định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục xứng với một trường chuẩn Quốc gia mức độ I

IV- GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HOC THIỆU VÂN

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp , biện

pháp quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp của người Hiệu trưởng trường Tiểu học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

1, Giải pháp :

1.1, Giải pháp 1 : Chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

a, Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp

Nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở bậc Tiểu học rất phong phú và phức tạp Điều đó đòi hỏi người giáo viên Tiểu học phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng để tổ chức tốt công tác này góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách học sinh.Để làm tốt điều này người quản lý phải không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong công tác chủ nhiệm lớp Người giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng

mà phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế Không chỉ yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ của người học sinh mà phải biết tham gia các hoạt động , phong trào mà lớp , nhà trường tổ chức

b, Tổ chức khoa học , hợp lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Đây là khâu quan trong trong công tác tổ chức của người Hiệu trưởng Vì vậy, khi phân công giáo viên chủ nhiệm lớp tôi đã căn cứ vào năng lực chuyên môn

Trang 7

của giáo viên cũng như hiểu biết xã hội, sự nhiệt tình nhằm mục đích xây dựng tập thể lớp vững mạnh và đảm bảo chất lượng giáo viên

c, Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp

Kế hoạch chủ nhiệm lớp là điều kiện tất yếu để tổ chức thành công giáo dục học sinh Hiệu quả giáo dục của lớp phụ thuộc rất lớn vào tính khoa học của bản

kế hoạch chủ nhiệm Vì vậy, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo giáo viên xây dựng

kế hoạch chủ nhiệm lớp một cách chi tiết, cụ thể

+ Dựa trên kế hoạch chung của nhà trường

+ Kế hoạch công tác của Liên đội trong năm học

+ Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình chủ nhiệm

+ Hiệu trưởng duyệt kế hoạch: Hiệu trưởng duyệt kế hoạch và có ý kiến bổ sung cho bản kế hoạch

1.2, Giải pháp 2 : Hiệu trưởng chỉ đạo nội dung , phương pháp về công tác chủ nhiệm lớp

a, Nội dung :

Chỉ đạo việc tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh thông qua việc điều tra

cơ bản học sinh ngay từ đầu năm học bằng nhiều hình thức

Xây dựng tập thể học sinh tự quản

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tăng cường giáo dục thể chất, tính tập thể cho học sinh bằng nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh

Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh

Thi đua trong lớp ,trường

Đánh giá kết quả giáo dục học sinh

b, Phương pháp :

Cụ thể hoá các chỉ tiêu thi đua của lớp

Đối thoại cùng học sinh trong các buổi hoạt động tập thể

Thuyết trình có hiệu quả trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp

Tích cực ( Cá thể hoá vai trò từng học sinh)

1.3, Giải pháp 3 : Đối với học sinh

Ngay từ đầu năm học nhà trường phải đề ra các nội quy Xây dựng cho học sinh nề nếp học tập chuyên cần , giữ vở sạch chữ đẹp

Xây dựng ý thức , trách nhiệm của cá nhân trong từng hoạt động , phong trào

mà lớp , nhà trường tổ chức

Trang 8

Yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của người học sinh được quy định tại điều 38 Điều lệ trường tiểu học

Tuyên truyền để các em hiểu được quyền của học sinh là gì ? Được quy định tại điều 39 Điều lệ trường tiểu học

Nghiêm cấm các hành vi không được làm đã quy định tại điều 40 Điều lệ trường tiểu học

Xây dựng cho các em ý thức trong học tập , thực hiện nghiêm túc giờ giấc Nghỉ học phải viết giấy phép

Tổ chức phong trào “ Nói lời hay , làm việc tốt ” Có hình thức xử phạt cụ thể

1.4, Giải pháp 4 : Huy động lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

Phối hợp với giáo viên khác trong trường, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp nhận xét về lớp mình, đồng thời cũng quan tâm giúp đỡ các giáo viên khác phối hợp với họ trong công tác giáo dục học sinh trong toàn trường

Phối hợp với hội cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục học sinh, giúp cha

mẹ học sinh hiểu rõ mục đích và nội dung giáo dục ở bậc Tiểu học nói chung và

ở mỗi khối lớp nói riêng Thường xuyên thông báo kịp thời kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh ( sổ liên lạc , họp phụ huynh ) để phối hợp giáo dục

1.5, Giải pháp 5 : Hiệu trưởng kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp

Kiểm tra và đánh giá là khâu quan trọng trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng, nó giúp cho người Hiệu trưởng nắm được tình hình công việc một cách kịp thời, thấy được những ưu khuyết điểm trong quá trình thực hiện qua đó uốn nắn, động viên hay sửa chữa những sai sót trong công tác của người giáo viên Trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp Hiệu trưởng có thể áp dụng các hình thức kiểm tra sau:

- Kiểm tra công tác tự quản của học sinh trong 15 phút đầu giờ

- Kiểm tra nề nếp của lớp qua dự giờ chuyên môn

- Kiểm tra qua việc dự giờ sinh hoạt lớp cuối tuần

- Kiểm tra qua hồ sơ sổ sách của giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội, của đội cờ đỏ trong nhà trường

- Kiểm tra sự tiến bộ của học sinh qua các kỳ thi

- Kiểm tra qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

2, Các biện pháp thực hiện :

Trang 9

2.1- Biện pháp 1: Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

a) Đối với cán bộ giáo viên: Đối với trẻ tiểu học, ngoài cha mẹ, thầy cô giáo

có vị trí hết sức quan trọng và có sức tác động rất lớn đối với trẻ Có thể trong khoảng thời gian dài những điều cha mẹ dạy bảo, thuyết phục mà trẻ nhỏ không chịu nghe theo, không chấp nhận nhưng cũng với những điều đó được thầy cô yêu cầu thì các em lại phục tùng một cách tuyệt đối Điều này xuất phát từ sự

chuẩn mực của thầy cô giáo tiểu học Mỗi giáo viên phải có lòng vị tha, thương

yêu học sinh như chính người thân của mình Công bằng trong thưởng phạt, giáo dục các em tinh thần tương thân, tưong ái, động viên kịp thời trong mọi hoạt động, giúp các em không mặc cảm, tự ti để vươn lên trong học tập Giáo viên không quát tháo , chửi mắng học sinh , không trù dập Tạo môi trường thân thiện để các em vui khi đến trường

Giáo viên cần thực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh theo qui định, công bằng Từng giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể về thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó có chỉ tiêu giao cho học sinh lớp mình chủ nhiệm ngay từ đầu năm học

Thông qua việc tổ chức hội nghị công chức hàng năm thực hiện cam kết trách nhiệm giữa giáo viên chủ nhiệm với Hiệu trưởng về từng mặt phấn đấu để từ đó giáo viên có những định hướng và nhận thức về công tác chủ nhiệm lớp

Tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác giáo dục học sinh như tổ chức chuyên

đề “Giáo dục học sinh chậm tiến” chuyên đề “Xây dựng tập thể lớp vững mạnh” hay chuyên đề “ Xây dựng lớp tự quản ”… để giáo viên có điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh

b, Tổ chức phân công giáo viên chủ nhiệm một cách hợp lý.

- Một số nguyên tắc mà tôi đã thực hiện khi phân công giáo viên chủ nhiệm lớp: + Tôi đã căn cứ vào trình độ đào tạo của giáo viên, khả năng chuyên môn nghiệp

vụ của giáo viên

+ Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo và lợi ích của học sinh

+ Đảm bảo tính kế thừa

- Những cách phân công giáo viên chủ nhiệm mà tôi đã thực hiện:

+ Phân công chuyên

+ Phân công theo lớp từ lớp 1 đến lớp 5

+ Phân công ưu tiên

+ Phân công theo mục đích kèm cặp

Trang 10

Mỗi cách phân công trên đều bộc lộ những mặt ưu điểm và hạn chế Do đó, tôi

đã kết hợp hài hoà những cách phân công để phù hợp với thực tế đội ngũ giáo viên trường mình

* Đối với lớp 4,5: Các em đã đi vào quỹ đạo hoạt động của nhà trường, các em

có khả năng tự quản, các em là lực lượng chính trong mọi hoạt động của nhà trường Vì vậy, khi phân công giáo viên chủ nhiệm ở các khối lớp này tôi đã bố trí những giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, nhanh nhẹn, tháo vát, biết khơi gợi ở các em tinh thần thi đua để đạt kết quả cao

* Đối với lớp 1: Các em lần đầu tiên đến trường được tham gia các hoạt động

nên tất cả còn mới mẻ đối với các em Vì vậy, khi phân công giáo viên chủ nhiệm lớp 1 ngoài năng lực chuyên môn khá còn phải có tính khéo léo, hoà nhã

để vừa dạy vừa dỗ các em Hơn nữa các em rất dễ bắt chước nên lời nói, cử chỉ, hành động của giáo viên đều phải chuẩn mực mang tính giáo dục cao

* Đối với lớp 2,3: Các em đã được làm quen với các hoạt động của nhà trường

sau khi học lớp 1 Khi phân công giáo viên chủ nhiệm tôi đã bố trí những giáo viên có khả năng chuyên môn khá, nhẹ nhàng để giáo viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ

Khi phân công giáo viên chủ nhiệm trong một khối nên phân công giáo viên trẻ với giáo viên nhiều tuổi để trong khối có thể giúp đỡ nhau

c, Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch chủ nhiệm lớp.

Kế hoạch chủ nhiệm lớp là điều kiện tất yếu để tổ chức thành công giáo dục học sinh Hiệu quả giáo dục của lớp phụ thuộc rất lớn vào tính khoa học của bản

kế hoạch chủ nhiệm Vì vậy, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo giáo viên xây dựng

kế hoạch chủ nhiệm lớp một cách chi tiết, cụ thể

Hướng dẫn giáo viên cơ sở để xây dựng chương trình kế hoạch chủ nhiệm: + Dựa trên kế hoạch chung của nhà trường

+ Kế hoạch công tác của Liên đội trong năm học

+ Tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp

+ Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình học sinh trong lớp

- Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch chủ nhiệm theo các nội dung:

+ Điều tra cơ bản về học sinh theo tờ phụ lục 01 của sổ điểm, sổ chủ nhiệm + Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp bao gồm:

Đặc điểm tình hình của lớp: Tổng số học sinh, số học sinh nam, số học sinh nữ

Nội dung hoạt động và các chỉ tiêu phấn đấu

Các biện pháp thực hiện

Ngày đăng: 31/03/2017, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w