Luật sư mời có nghĩa là luật sư được các đương sự mời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính hoặc được bị can, bị cáo, người
Trang 1MỤC LỤC
Tài liệu tham khảo : 2
Một số định nghĩa : 3
Lời mở đầu : 4
Nội dung :
CHƯƠNG I: Lý luận chung về vấn đề I.1: Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 5
I.2: Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 6
I.3: Ý nghĩa của nguyên tắc quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 8
CHƯƠNG II : Thực trạng vấn đề II.1: Thuận lợi 10
II.2: Khó khăn 11
CHƯƠNG III : Giải pháp vấn đề III.1 : Giải pháp khắc phục 13
III.2 : Đề xuất phát triển 14
KẾT LUẬN 17
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (Nxb Lao động)
Hiến Pháp năm 2013 (Nxb Lao động)
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Nxb Lao động)
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Trường Đại học luật Hà Nội (Nxb Công
an nhân dân )
Giáo trình Luật tố tụng Việt Nam -Trường Đại học luật Hà Nội (Nxb Công
an nhân dân )
Bản tổng kết ý kiến tại hội thảo “Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và UNDP phối hợp tổ chức, Tp Hồ Chí Minh, 02- 03/12/2010
Bản cáo trạng vụ án giết 6 người ở Bình Dương
Trang 3MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA
Bị can có nghĩa là người đã bị khởi tố về hình sự
Bị cáo có nghĩa là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử
Người bị tạm giữ có nghĩa là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ
Cán bộ tư pháp là những cán bộ của cơ quan tư pháp hoặc cán bộ của cơ quan tiến hành tố tụng
Cơ quan tiến hành tố tụng là những cơ quan được pháp luật xác định là chủ thể của các quan hệ tố tụng và được giao những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định, bao gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án trong vụ án hình sự, hoặc bao gồm tòa án, viện kiểm sát trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính
Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong 3 quyền của quyền lực nhà nước Xét theo sự phân công, các cơ quan tư pháp có chức năng bảo vệ luật pháp hoặc giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế, lao động, hành chính giữa các thể nhân hoặc giữa các thể nhân và pháp nhân, nhân danh nhà nước đưa ra các phán xét, phán quyết đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của thể nhân, pháp nhân5 Trong Nghiên cứu này đề cập đến Cơ quan tư pháp là nhằm đề cập đến bản chất “quyền tư pháp” của tòa án, viện kiểm sát và cơ quan điều tra
Luật sư chỉ định có nghĩa là luật sư được Đoàn luật sư cử tham gia tố tụng trong các Vụ án chỉ định
Luật sư mời có nghĩa là luật sư được các đương sự mời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính hoặc được bị can, bị cáo, người bị tạm giữ hoặc người đại diện hợp pháp của họ mời để bào chữa cho họ trong vụ án hình sự
Người bào chữa có nghĩa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một quyền quan trọng của công dân khi tham gia tố tụng với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và đã được quy định rõ ở khoản 4 điều 31 Hiến pháp 2013 Đồng thời đây cũng là một nguyên tắc đặc thù của luật Tố tụng hình sự (TTHS) Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; giúp cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát (VKS) và Toà án giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy
đủ, nhanh chống tìm ra sự thật
Tuy nhiên, thực tiễn TTHS cho thấy, việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa được thực hiện một cách đầy đủ, nhiều cơ quan tiến hành tố tụng (THTT), người THTT và những người tham gia tố tụng vẫn còn xem nhẹ nguyên tắc này Vai trò của người bào chữa cũng chưa được mọi người xem trọng Tình trạng bắt, giam giữ, án oan sai vẫn còn tồn tại Mặt khác, vấn đề lý luận của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vẫn cần được nghiên cứu và làm tăng tính năng của nguyên tắc trong đời sống thực tiễn, cụ thể là trong quá trình tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay
Nắm bắt được vấn đề đó nhóm em đã đào sâu nghiên cứu với đề tài : Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một trong những nguyên tắc quan trọng của Luật tố tụng Việt Nam Bằng những hiểu biết đã có, phân tích, đánh giá thực tiễn việc áp dụng quy định này ở Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG.
I.1: Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ( Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003).
Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định nhằm đảm bảo cho những người này trình bày quan điểm cuả mình đối với việc buộc tội, đưa ra các chứng cứ cần thiết, đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình theo quy định của pháp luật Nói cách khác, quyền bào chữa là tất cả các quyền mà pháp luật quy định để chống lại sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là điều kiện cần thiết giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xử lí vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Trên cơ sở quy định tại Khoản 4, Điều 31 Hiến pháp năm 2013, Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự đã ghi nhận nguyên tắc này với nội dung sau:
“Điều 11 Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.”
Trang 6I.2: Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo( điều 11 BLTTHS năm 2003).
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
- Khác với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định chủ thể của quyền bào chữa chỉ thuộc về bị can, bị cáo, thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
đã mở rộng phạm vi chủ thể của quyền bào chữa không chỉ thuộc về bị can, bị cáo,
mà còn thuộc về người bị tạm giữ Khi tự bào chữa cho mình, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép để chứng minh mình vô tội,
sự thật không đúng như hồ sơ vụ án hay chứng minh giảm nhẹ tội mình,
- Nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không tự mình bào chữa thì họ có thể nhờ người khác bào chữa Người bào chữa (người khác) có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo
+ Luật sư là người bào chữa chuyên nghiệp, hoạt động trong đoàn luật sư Luật sư
và người bào chữa không hoàn toàn đồng nhất với nhau Luật sư chỉ tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo
+ Bào chữa viên nhân dân là người được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình trong những trường hợp theo quy định của pháp luật Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo, trong những trường hợp do pháp luật quy định, nếu
bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì
cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc để nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình trong những trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự
Trang 7+ Người đại diện hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể là cha, mẹ, người giám hộ, của họ
- Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bao gồm “quyền tự bào chữa” và “quyền nhờ người khác bào chữa” Hai quyền này có thể “song song tồn tại” mà không loại trừ lẫn nhau Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa đồng thời cũng có cả quyền nhờ người khác bào chữa và ngược lại khi đã nhờ người khác bào chữa thì họ vẫn có quyền trình bày lời bào chữa
Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.
- Luật tố tụng hình sự không chỉ quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền bào chữa mà còn có những đảm bảo cần thiết để quyền bào chữa của họ được thực hiện Cụ thể là họ phải được giao nhận quyết định khởi tố, bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra, bản cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử để chuẩn bị bào chữa Trong quá trình bào chữa họ có thể trình bày rất cả những gì trên cơ sở của pháp luật để làm rõ là mình không có tội hoặc giảm nhẹ tội
Trang 8I.3 : Ý nghĩa của nguyên tắc quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một trong những nguyên tắc quan trọng của tố tụng hình sự Việt Nam Việc thực hiện nguyên tắc đem lại một số ý nghĩa to lớn nhất định, đó là :
Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
là sự thể hiện cụ thể của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS
Vấn đề nhân quyền luôn là điểm nóng của hầu hết các quốc gia trên thế giới Đặc biệt, các thế lực phản động và hiếu chiến luôn lấy vấn đề nhân quyền để kích động nhân dân, chống phá cách mạng Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội nhưng song song với đó, Nhà nước luôn chú ý tới việc phát huy toàn diện quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo đảm các quyền con người Việc Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan ghi nhận quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trước các cơ quan THTT và cơ chế bảo đảm việc thực hiện là nhiệm vụ của cơ quan đó đã chứng tỏ bản chất ưu việt của Nhà nước ta
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thể hiện tính nhân đạo XHCN
Tính nhân đạo được thể hiện, trong những trường hợp theo quy định của pháp luật, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì CQĐT, VKS hoặc Toà án yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ Các trường hợp đó là: bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình theo quy định tại Bộ luật hình sự; bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là biểu hiện của tính dân chủ XHCN trong hoạt động TTHS
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có cơ hội đưa ra những chứng cứ minh oan hoặc làm giảm nhẹ tội cho mình, cơ hội được tranh tụng bình đẳng trước Toà án
Trang 9Thứ tư, thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo góp phần tích cực vào việc bảo vệ pháp chế XHCN, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào hoạt động của hệ thống Tư pháp hình sự
Thứ năm, thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo góp phần vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm trong quá trình tố tụng không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo đảm điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
Trang 10CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
II.1: Những thuận lợi của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đem lại trong quá trình tố tụng hình sự
Thứ nhất: thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xử lí vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật VD: Ta có thể thấy rõ qua một số vụ án oan sai được phát hiện ra gần đây Cụ thể
là vụ án “tử tù “ Hàn Đức Long Nhờ có luật sưn bào chữa luôn tin ông vô tội, suốt
10 năm nghiên cứu vụ án, một lòng tìm ra sự thật Và cuối cùng ông Hàn Đức Long thực hiện quyền bào chữa của mình thông qua luật sư Ngô Ngọc Trai – luật
sư bào chữa để minh oan cho những cáo buộc trước đó
Thứ hai: việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo đã tạo điều kiện để người phạm tội được giảm nhẹ mức án có thể VD: Vụ án giết 6 mạng người ở Bình Phước năm 2015 Nhờ có quyền bào chữa, người bào chữa cho bị cáo đã đưa ra những lập luận giúp bị cáo Trần Đình Thoại giảm nhẹ mức hình phạt xuống 18 năm tù giam
Thứ ba: Việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo đã góp phần vừa thể hiện tính nhân đạo của nhà nước vừa củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào pháp luật Cụ thể qua việc cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án được giao quyền khởi tố, điều tra, xét xử phải chỉ định người bào chữa ( luật sư chỉ định, )
Tóm lại nhờ có nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giam, bị can,
bị cáo mà quá trình tố tụng đạt kết quả tốt nhất, tìm ra được sự thật, không oan sai, không trái pháp luật
Trang 11II.2 Khó khăn.
Sau khi BLTTHS có hiệu lực pháp luật, việc tham gia tố tụng của người bào chữa
đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, giúp cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ Mặc dù bước đầu còn những khó khăn nhất định nhưng việc tham gia tố tụng của
họ nói chung đã đáp ứng được yêu cầu bào chữa và đạt kết quả đáng kể Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động bào chữa còn có những hạn chế nhất định:
Thứ nhất : Người dân ít hiểu biết về pháp luật, chưa thấy rõ được vai trò của quyền bào chữa trong các vụ án hình sự
VD: Vụ án Tăng Muộn phạm tội bức tử ở Quảng Ngãi Tăng Muội là người đàn ông yêu thương vợ, con Chỉ vì lỡ tay tát vợ một lần khi cãi nhau, người vợ giận chồng uống thuốc tự tử Bị cáo Tăng Muội bị tòa án nhân dân huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi tuyên án phạt tù về tội bức tử Vụ án được đưa ra xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vì có sai lầm trong việc áp dụng BLHS Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã mở phiên tòa giám đốc thẩm và tuyên bố Tăng Muộn
vô tội Được hỏi sao không kháng cáo ngay khi xét xử sơ thẩm, Tăng Muội đã trả lời:” Sau khi vợ chết em thấy mình có lỗi vì quá nóng giận, lại suốt ngày đi đốn củi đong gạo nuôi con, có biết gì về pháp luật đâu”
Thứ hai: Trong hoạt động bào chữa của mình, nhiều luật sư còn thiếu tinh thần trách nhiệm với thân chủ, mặt bằng về trình độ chuyên môn của người bào chữa còn yếu
Thứ ba : Vai trò của người bào chữa trong thực tế còn hạn chế và trong thực
tế nhiều khi chưa được một số cơ quan có thẩm quyền thực sự tôn trọng, chưa tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện nhiệm vụ của mình như việc tham gia tố tụng của người bào chữa sau khi có quyết định khởi tố bị can còn gặp nhiều khó khăn; nhiều trường hợp sau khi ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra đã không giao quyết định này và cũng không giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình Do vậy, bị can không biết là mình có quyền nhờ người bào chữa ngay từ khi bị khởi tố mà họ cứ tưởng khi ra toà mới được mời luật sư