1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Kiến trúc hy lạp và la mã cổ đại

66 1,8K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 10,28 MB

Nội dung

Kiến trúc hy lạp và la mã cổ đại

Trang 1

Đề tài: Kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại

Kiến Trúc

Trang 2

KIẾN TRÚC HY LẠP

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình

thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum, khu vực Tiểu Á, vùng ven biển Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập.

Lịch sử các giai đoạn kiến trúc :

A- Thời kỳ Tiền Hy Lạp : Từ 3000 TCN B- Thời kỳ Hy Lạp chính thông : 650 – 30 TCN

Trang 3

I – THỜI KỲ TIỀN HY LẠP

(3000 – 1100 TCN)

Đặc điểm kiến trúc :

1- Giai đoạn Aegea : đến nay hầu như không còn dấu tích.

2- Giai đoạn Creta và Mycenea :

- Xây cất có chiều sâu, có lầu và cầu thang.

- Mái bằng , các phòng liên kết dễ dàng với nhau qua những sân trong và giếng trời.

- Có hệ thống kênh cấp thoát nước.

- Nhiều trang trí bằng sơn, cửa cung điện đều 2 cánh, tráng lệ, sang trọng.

- Cột – kèo gỗ, lanh tô gỗ hay đá lớn không gọt đẽo Tường dày.

Trang 4

CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU

THỜI KỲ TIỀN HY LẠP

Trang 5

1- CUNG VUA MINOS Ở KNOSSOS

Cung điện Knossos

Trang 6

1- CUNG VUA MINOS Ở KNOSSOS

Lâu đài Knossos

Trang 7

1- CUNG VUA MINOS Ở KNOSSOS

Những gì còn sót lại của cung điện Knossos

Trang 8

2- THÀNH TIRYNS

Trên đỉnh một ngọn đồi đá vôi, lãnh chúa của vùng đã xây dựng lên một lâu đài với những bức tường dày đặc và khổng lồ Các bức tường cao khoảng 10m và dày đến 8m, với khối

nặng 13 tấn.

Trang 9

3- CỔNG SƯ TỬ

Có lanh tô nhịp 3,5m, cao 1m, dày 2,5m, phía trên có một cuốn giả trang trí 2 con sư tử

đã và một cột đá kiểu Mycenea.

Trang 10

4- KHO BÁU CỦA ATREUS

( LĂNG AGAMENON)

Gồm 1 vòm đá xây bằng 34 vòng đá rất đẹp Chiều cao 16m, đường kính 14,5m.

Trang 11

II – THỜI KỲ HY LẠP CHÍNH THỐNG

Đặc điểm kiến trúc :

- Xuất hiện các loại hình kiến trúc công cộng như quảng trường tôn giáo Acropolis, quảng trường thương mại Agora, đền thờ, nhà hát, kịch trường, phòng nghị sự, sân vận động …

- Xử lý hình thức bên ngoài đạt trình độ nghệ thuật cao : Phân vị đường nét, gờ

chỉ hài hòa duyên dáng; Vận dụng biện pháp hiệu chỉnh thị sai, sử dụng nhuần nhuyễn màu sắc, sáng tối

- Sử dụng các thức cột Doric, Lonic, Corinthien, Cariathide

- Kiến tạo : Dùng hệ dầm, tường, cột với tường cột đá, vì kèo gỗ, ngói đá

Trang 12

CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU THỜI KỲ HY LẠP CHÍNH THỐNG

Trang 13

CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC LA MÃ TIÊU BIỂU

Trang 14

Quần thể kiến trúc công cộng phổ biến Agora – quảng trường công cộng, mang tính

dân dụng Diện tích các Agora chiếm khoảng 5% diện tích đất thành phố

Trang 15

Agora ở Miletus

Những Agora “đời đầu” có hình dạng bất quy tắc nhưng từ cuối thế kỷ 4TCN trở đi,

nó có dạng hình học nhất định và được bao vây bởi các hàng cột thức 2 tầng Ở giữa Agora có đặt bàn thờ và tượng thần Các Agora quan trọng có thể kể đến là Agora ở Miletus, Megalopolis, ở Asoss và Knid.

Trang 16

Acropol là những quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, được xây dựng trên những khu đồi cao Các Acropol được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thềm dốc bậc ở các khu vực chân núi.

Các Acropolis được đặt trên vị trí cao, những đền đài này tạo cho thành phố những góc nhìn hết sức mĩ quan Các Acropolis thường mang một bố cục tự do, tương thích với thiên nhiên và địa hình Trong đó nổi bật lên vai trò của những điện thờ thần thánh của người Hy Lạp

Trang 17

Quần thể đền đài Acropolis gồm có cổng Propylaea đền Erechtheion, đền Nike và đền Parthenon nằm trên đỉnh núi ở độ cao 156m so với mực nước biển, được xây dựng vào khoảng thời gian từ 467 đến 407 TCN Nó còn được gọi là Cecropia.

Trang 18

Đền thờ Hy Lạp cổ đại có đặc diểm là nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài, hay nói vui

là “bị ám ảnh bởi các loại cột” Các loại hình đền đài này có những dạng nhất định, tùy vào mức độ “dày đặc” của cột.

Các loại đền đài Hy Lạp cổ đại

Trang 19

1- Đền thờ Themis

Những gì còn sót lại của Đền Themis – Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào

chính ở cạnh ngắn và có hai cột ở chính cạnh ngắn, gọi là dạng cột đôi ở hiên (Distyle).

Trang 21

3- Đền Silinus

Loại đền cổ thứ ba giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là bốn cột ở phía

trước, gọi là dạng hàng cột mặt trước (Prostyle) Như ngôi đền Silinus (hình trên)

Trang 22

4- Đền Amphi Prostyle

Loại đền tiếp theo giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạnh ngắn phía trước và

bốn cột ở cạnh ngắn phía sau, gọi là loại hàng cột cả hai đầu (Amphi-Prostyle)

Trang 23

5- Đền Tholos

Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng tròn quanh gọi là Tholos.

Trang 24

5- Đền Tholos

Tái hiện lại đền Tholos.

Trang 25

6- Đền thờ thần Zeus

Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính, nhưng mặt ngoài tường ghép thêm các cột, gọi là loại đền Pseudo-Peripteral Như đền thờ thần Zeus ở Olympia.

Trang 26

7- Đền Parthenon

Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, gọi là loại

đền có các hàng cột bao quanh (Peripteral) Như đền Parthenon ở Athena

Trang 27

8- Đền Erechtheion

Đền Erechtheion được xây dựng từ năm 424 - 406 trước công nguyên

Trang 29

Sự hình thành và phát triển của các loại cột

-Cột ở các công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại là hệ thống của sự tỷ lệ và

cách thức trang trí cột Đây là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng

-Có 3 loại cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp : Cột Doric, cột Ionic và cột

Corinth Những kiểu cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp và sự tinh tế của kiến trúc cổ điển Thiết kế cột trong các công trình Hy Lạp cổ đại được xem như một biểu tượng của kiến trúc cổ điển.

Trang 30

1- Cột Doric

-Cột Doric là loại cột cổ nhất và đơn giản nhất

trong hệ thống các kiểu cột cổ điển Doric hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy Kiểu cột này không có phần đế cột và cũng không có phần đầu cột

-Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với

vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng Kiểu cột này được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Colosseum của người La

Mã vì có khả năng chịu lực cao nhất

Trang 31

2- Cột Ionic

-Cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu

tính trang trí hơn cột Doric Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9.

-Cột này có thêm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dài

Trang 32

3- Cột Corinth

-Cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào

khoảng thế kỷ thứ 5 TCN, cũng là loại cột giàu tính trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ, giống như một lẵng hoa nhiều đường uốn lượn

-Cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo Cột này có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian.

Trang 33

Cột Doric, Cột Ionic, Cột Corinth

Trang 34

Nhà hát Epidaurus

Nhà hát Epidaurus được phát hiện ra dưới một lớp đất trên bán đảo ponnese vào năm 1881, và được khai quật sau đó. 

Trang 36

KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI

Đặc điểm kiến trúc chung :

+ Chịu ảnh hưởng của Hy Lạp ( qua 2 đường : chinh phục Hy Lạp, bắt thợ sang La Mã xây dựng; qua kiến trúc Etruria sẵn chịu ảnh hưởng Hy Lạp) nhưng có điều chỉnh sửa đổi cho hợp sở thích La Mã.

+ Phát triển kỹ thuật xây bằng bê tông, đúc vòm cuốn kết hợp vì kèo gỗ, xây gạch ốp

đá Đạt sự hài hòa cao giữa kết cấu và hình thể

+ Do dùng bê tông puzolan nên công trình có số lượng nhiều, quy mô to lớn, vĩ đại, phô trương uy quyền Nhiều chủng loại đa dạng, tỷ lệ thô hơn Hy Lạp

+ Dùng các thức cột Doric, Ionic, Corinthien, Toscan, Composite.

Trang 37

1- ĐỀN PANTHEON

Đền Pantheon là đền thờ nhiều vị thần, xây dựng khoảng 118TCN Hoàng đế

Hadrian tại Roma

Trang 38

2- ĐỀN MALSON CARREE

Đền Malson Carree xây dựng năm 16 TCN tại Nimes Là đền La Mã được

bảo tồn tốt nhất, rất điển hình

Trang 39

3- ĐỀN ANTONIUS và FAUSTINA

Đền thờ Antoninus và Faustina, do hoàng đế Antoninus Piua làm để thờ vợ

mình là Già Faustina.

Trang 40

4- ĐỀN SATURN

Trang 41

5- ĐỀN JUPITER

6 cột trụ còn lại của ngôi đền Jupiter

Trang 42

6- ĐỀN BAALBEK

Trang 43

7- ĐẤU TRƯỜNG COLOSSEUM - ROMA

Xây dựng 72-80 SCN, tới thế kỉ 3 SCN được trùng tu, tiêu biểu cho Roma

Công trình có 45.000 chỗ ngồi và 5.000 chỗ đứng xem

Trang 44

7- ĐẤU TRƯỜNG COLOSSEUM - ROMA

Mặt bằng hình bầu dục 156x186m, cao 49m Gồm : Khán đài bao quanh sân khấu 64x58m Khán đài tổ chức giao thông hoàn chỉnh với các lối đi ngang dọc, các cửa chui và lối lên xuống Có 76 lối vào khán giả Có 2 lối vào cho đấu sĩ và thú vật Có 1 lối vào riêng cho Hoàng đế với đường ngầm dẫn từ hoàng cung.

Trang 45

8- QUẢNG TRƯỜNG TRAJAN - ROMA

Xây dựng 98 – 112 SCN, có hai bán nguyệt, trong có hai hàng cột Corinthien Lối vào ở giữa, đi qua một tiền sảnh Đối diện lối vào là 2 thư viện và 1 sân trống đặt cột Trajan

Trang 46

8- CỘT TRAJAN CAO 39.2m

Cột chạm phù điêu mô tả lại diễn biến chiến thắng của hoàng đế Trajan tại Dacia – Romania, gồm 23 vòng nhỏ dần Phần phù điêu cao nhất là 1.25m , nhỏ nhất là 0.84m Thân cột tròn, chân có đế vuông, bên trong lõi có cầu thang xoắn

Trang 47

8- QUẢNG TRƯỜNG TRAJAN - ROMA

Tàn tích của quảng trường Trajan

Trang 48

9- BASILICA CONSTANTINE - ROMA

Xây 310 – 313 SCN, có một bán nguyệt, bên trong đặc biệt dùng cuốn vòm đỡ trên hàng 4 cột Đây là tiền thân của kiến trúc nhà thờ Saint Sophia của Byzantium và nhà thờ Trung Cổ

Trang 49

9- BASILICA CONSTANTINE - ROMA

Tàn tích của Quảng trường Constantine

Trang 50

10- NHÀ TẮM CÔNG CỘNG

( BALNEAE & THERMAE)

Gồm các bộ phận : phòng thay quần áo, phòng tắm nước nóng, phòng tắm nước ấm,

hồ tắm nước lạnh, lò nấu nước nóng, phòng tắm hơi, phòng xoa dầu, phòng tập thể dục, phòng chơi thể thao, vườn cây đi dạo, thư viện, cửa hàng … và đặc biệt là có hệ thống cấp thoát nước được thiết kế và xây dựng với kỹ thuật rất cao

Trang 51

11- NHÀ HÁT KỊCH ORANGE

Nhà hát La Mã Orange được xây dưới thời hoàng đế Augustus trong thế kỷ thứ nhất với sức chứa khoảng gần 10.000 người Vào thế kỷ 19 nhà hát được phục hồi

Trang 52

12- KHẢI HOÀN MÔN TITUS - ROMA

Xây 82 SCN kỷ niệm chiến thắng xâm chiếm Jerusalem, thuộc loại 1 cửa, dùng thức cột composite, rộng 14.5m, cao 16m

Trang 53

13- KHẢI HOÀN MÔN SEPTINUS - ROMA

Được làm bằng cẩm thạch trắng, nó được đặt tại phía Đông Bắc của thành phố La Mã

Trang 54

14- KHẢI HOÀN MÔN CONSTATINE - ROMA

Để kỉ niệm chiến thắng của Constatine với Maxentius trong trận đánh trên cầu Milivian vào

28 tháng 10, năm 312, thuộc loại 3 cửa, dùng 8 cột corinthien, rộng 27m, cao 28.5m0

Trang 55

15- VILLA HOÀNG ĐẾ HADRIAN Ở TILOVI

Villa Adriana không còn nguyên vẹn mà đã thành bể nát khá nhiều Tuy nhiên, những gì còn sót lại cũng ít nhiều cho thấy sự hoành tráng của nó trước đây

Trang 56

15- VILLA HOÀNG ĐẾ HADRIAN Ở TILOVI

Những dấu tích còn lại của Villa Hadrian

Trang 57

16- LĂNG MỘ HOÀNG ĐẾ HADRIAN

Lăng mộ Hadrian là một tòa tháp hình ở Rome- Ý Lăng mộ là nơi an nghỉ của Hoàng đế

La Mã Hadrian và gia đình của ông Sau đó, lăng đã được dùng làm pháo đài và lâu đài Hiện tại, lăng trở thành viện bảo tàng

Trang 58

17- CẦU DẪN PONTDUGARD, NIMES

Pont du Gard

(Cầu Gard) một cầu

ba tầng nằm ở phía Nam nước Pháp thuộc Vers-Pont-du-Gard, gần Remoulins, Nîmes và Uzès, đây là một phần của hệ thống máng dẫn nước

do đế chế La Mã xây dựng để đưa nước từ Uzès tới Nîmes

Trang 59

Vật liệu xây dựng trong kiến trúc Ai Cập chủ yếu là gạch chưa nung, đá, gỗ rất hiếm và được nhập từ bên ngoài, bùn lau sậy sử dụng làm vách hoặc mái trong kiến trúc dân gian

Vật Liệu

Kiến trúc Lưỡng Hà thì chủ yếu là gạch không nung

và liên kết với nhau bằng bitum

Bitum là một loại chất lỏng hữu cơ có độ nhớt cao, màu đen, nhớp nháp Tan được trong Cacbon đisulfua (CS2), Benzen (C6H6) , Clorofom (CHCl3 ) và một số dung môi hữu cơ khác.

Trang 60

Vật Liệu

Trong thời Hy Lạp cổ đại, gạch chỉ đóng vai trò thứ yếu, ít nhất là trong lĩnh vực kiến trúc thành phố Người

Hy Lạp xây dựng hoặc bằng gỗ hoặc bằng đá(nếu ngân khố cho phép)

Vật liệu xây dựng ưa thích của họ là

đá cẩm thạch, người Athens đặc biệt thích mua đá cẩm thạch bằng số tiền thu được từ những trận chiến với các nước láng giềng

Người La Mã cổ đại trong xây dựng chủ yếu dùng

vật liệu xây dựng toàn khối do họ tìm ra bêtông

thiên nhiên và dùng vật liệu xây dựng đá ghép

Việc sáng tạo ra bêtông giải quyết được nhiều vấn

đề trong kiến trúc, thành phần chủ yếu của

bêtông gồm đá cuội, những mẩu đá vụn, và cát

phún thạch núi lửa (pouzzolane) trộn vào với vữa,

sau khi đông kết bêtóng chịu lực tốt, bển vững và

không thấm nước

Trang 61

Kết Cấu Vòm

Vòm nửa trụ, có dạng hình ống, với hình thức nửa tròn (Barrel Vault, Voute en berceau).

Trang 62

Vòm giao thoa (Intersecting

- Vault, Vôute d'arêtes), còn gọi là vòm khía (Groined Vault) vì hai nửa vòm ở phán giao nhau có khía.

Kết Cấu Vòm

Trang 63

Trong trường hợp hai nhịp vòm bằng nhau, hình chiếu của khía có dạng hình chữ thập, nén còn gọi

là vòm chữ thập (Cross Vault).

Kết Cấu Vòm

Trang 64

Khi xây dựng những kết cấu vòm cuốn đá, các phần

tường xây dựng bằng đá đặt các viên đá xen kẽ nhau, đến phần vòm, ở chân vòm nửa tròn có đá chèn đáy vòm (Imposte), ở dỉnh vòm có đá khoá vòm (Key Stone), các phần cong khác là đá cuốn hình nêm (Vousoir).

Kết Cấu Vòm

Trang 65

Thức cột La Mã cổ đại

Thức Cột La Mã

Người La Mã cổ đại đã kế thừa thức cột của người Hy Lạp cổ đại, và làm cho nó phát triển mạnh mẽ Họ đã tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao ba loại thức cột Doric, Ionic và Corith, đồng thời sáng tạo thêm hai loại thức cột mới

là Toscan và Composite (tổ hợp)

Thức Doric La Mã khác hẳn với thức Doric Hy Lạp, tuân theo một quy lắc đơn giản hết sức nghiêm khắc Thức Toscan là thức Doric La Mã đơn giản hoá và không có trang trí gì, thân cột

để trơn Hiện nay còn lại rất ít các vết tích của thức cột Toscan Thức Ionic La Mã không khác

gì mấy so với thức Ionic Hy Lạp.

Trang 66

Nhóm 3

Bài thuyết trình đến đây là hết, cảm ơn thầy và các bạn

đã chú ý lắng nghe.

Ngày đăng: 25/03/2017, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w