1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo chuyến thăm quan bảo tàng lịch sử quốc gia chủ đề: nghệ thuật chămpa

16 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

Nhóm 7 đã quyết định chọn đề tài là Nghệ thuật Chămpa sau khi chứng kiến vẻ đẹp về nghệ thuật mà những hiện vật mang lại, làm nền văn hóa hàng ngàn năm của Chămpa như hiện ra trước

Trang 1

Báo cáo chuyến thăm quan bảo tàng lịch sử quốc gia

Nhóm 5

Thành viên

Trương Minh Nghĩa Vàng A Minh

Nguyễn Tuấn Nam

Vừ A Nếnh Nguyễn Hà My

Vũ Ly Ly

Hồ Thị Mận Hoàng Thị Mị Trần Thị Nguyệt Nga Nguyễn Thị Ngọc(1997) Nguyễn Thị Ngọc(1996)

Chủ đề: Nghệ thuật Chămpa

Mở đầu

 Ngày 12/3/2017, lớp Kĩ năng tư vấn pháp luật cộng đồng (216)_1 đã có chuyến tham quan đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong sự háo hức, vui vẻ của mọi người Thành viên trong lớp được chia thành các nhóm và tìm hiểu từng giai đoạn lịch sử khác nhau

Trang 2

Cả lớp xếp hàng ngay ngắn khi vào bảo tàng

 Bảo tàng lưu trữ, trưng bày, giới thiệu lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến nay rất phong phú và toàn diện Nhóm 7 đã quyết định chọn đề tài là Nghệ thuật Chămpa sau khi chứng kiến vẻ đẹp về nghệ thuật mà những hiện vật mang lại, làm nền văn hóa hàng ngàn năm của Chămpa như hiện ra trước mắt

I, Nền văn hóa Chămpa

1.Lịch sử hình thành nền văn hóa Chămpa

1.Giới thiệu chung về nền văn hóa Sa Huỳnh( tiền thân của Chămpa)

Trang 3

Bản đồ các nền văn hóa ở châu Á vào khoảng 200 năm trước công nguyên, cho thấy

vị trí của văn hóa Sa Huỳnh

 Văn hoá Sa Huỳnh Khu vực ven biển miền Trung Việt Nam từ Quảng Bình đến Bình Thuận và một phần Tây Nguyên từ lâu đã là địa bàn sinh tụ của các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo - Polynesien, trong đó người Chăm là đông nhất

 Phát hiện khảo cổ học cho thấy có một trung tâm nông nghiệp trồng lúa thuộc thời đại kim khí phát triển từ tiền Sa Huỳnh tới Sa Huỳnh với các giai đoạn: văn hóa Xóm Cồn, văn hóa Long Thạnh, văn hóa Bình Châu và văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng 3.500 - 2.200 năm

 Thời tiền Sa Hùynh, cư dân cổ tại đây sở hữu những đồ đất nung gồm chum,

vò hình trứng có nắp đậy trang trí hoa văn thừng, khắc vạch… được tô màu, miết láng

 Cư dân đã có nhiều nghề cơ bản: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt vải, nấu thủy tinh, chế tạo đồ trang sức và buôn bán thương mại

 Di vật còn lại là:

 Các loại khuôn đúc đồng, xỉ đồng, công cụ và vũ khí bằng sắt, đồ trang sức bằng đá quý, thủy tinh trong đó có:

 Vật đeo hai đầu thú, các loại khuyên tai đa dạng: loại khối tròn phía ngoài có 3 mấu hình tam giác, loại tròn phình quăn như con đỉa… làm bằng đất nung, đá quý hoặc thủy tinh, kim loại đồng,…

 Đồ gốm với các hình dạng, hoa văn đặc trưng: bát chân cao có hai lỗ dưới chân trang trí văn chấm dải, nồi miệng loe có hai lỗ trên cổ… đặc biệt là tục chôn người chết trong các loại vò gốm với đủ loại đồ tùy táng như đồ trang sức, đồ gốm, vũ khí… được chế tác tinh xảo Văn hóa Sa Huỳnh được xem là tiền đề của văn hóa Chămpa

1.2.Nền văn hóa Chămpa ra đời

Trang 4

 Năm 179 trước CN, mảnh đất miền Trung - Sa Huỳnh bị Triệu Đà xâm lược

 Năm 111 trước CN, miền đất này thuộc nhà Hán, được gọi là quận Nhật Nam

 Năm 192, Khu Liên lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm thuộc Nhật Nam đuổi được quân Hán thành lập nước với tên gọi là Lâm Ấp

 Lịch sử Champa hiện nay còn nhiều điểm chưa rõ ràng nhưng về đại thể có thể chia làm các giai đoạn như sau:

 Giai đoạn Sinhapura - Trà Kiệu (192 - 750): bước đầu thống nhất

 Giai đoạn Virapura (750 - 850): khẳng định vị thế

 Giai đoạn Indrapura - Đồng Dương (850 - 982): bắt đầu phát triển

 Giai đoạn Vijaya - Bình Định (982 - 1471): thịnh đạt và đi vào khủng hoảng

 Từ năm 1471, khi bị vua Lê Thánh Tông chia làm 3 nước nhỏ, vương quốc Chămpa chấm dứt sự tồn tại Sau đó, các chúa Nguyễn Đàng Trong dần kiểm soát đất đai còn lại của Chămpa

 Năm 1822 khi vua Chămpa cuối cùng là Po Chơn Chan bỏ sang Campuchia thì vương triều Chămmpa thật sự chấm dứt

1.3 Tổng quan nền văn hóa Chămpa

Trang 5

Thánh địa Mỹ Sơn

 Qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Champa đã xây dựng nên một nền văn hóa độc đáo mang đậm tính bản địa và chịu ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ trong

đó chủ yếu là Bà la môn giáo và Phật giáo Từ khoảng thế kỷ XI đạo Hồi xuất hiện

 Champa đã để lại một khối lượng di tích và di vật rất lớn về kiến trúc, điêu khắc đá, các loại đồ đồng, đồ gốm, đồ thờ cúng bằng vàng, bạc, các loại đồ trang sức… các loại hiện vật này phản ánh những nét sinh hoạt trong xã hội Champa xưa, từ đời thường đến tôn giáo và cung đình, chúng có giá trị về nhiều mặt, nhất là về nghệ thuật

 Có một quần thể kiến trúc đền tháp thuộc tôn giáo của Chămpa ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) còn gọi là “thánh địa Mỹ Sơn” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12 năm 1999

 Người Chămpa còn để lại các di sản ca múa nhạc

 Kiến trúc Champa

 Chủ yếu là các loại đền tháp bằng gạch được xây dựng theo một kỹ thuật đặc biệt với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trên gạch Trong quá trình tồn tại, người Champa đã xây dựng hàng trăm đền tháp nhằm thờ cúng thần và các vị vua, tuy nhiên khi người Champa suy yếu các tháp đã bị bỏ hoang và bị phá hoại nghiêm trọng, hiện nay còn lại khoảng 70 tháp, rải rác ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Đaklak tập trung nhiều ở Quảng Nam, nhất là Mỹ Sơn nơi được coi là vùng đất thánh dùng xây đền tháp thờ các vị vua đã qua đời mà mỗi vị vua được xây dựng một cụm kiến trúc gồm 4 tháp (tháp cổng, tháp nước, tháp lửa và tháp thờ)

 Tháp Chăm thường có mặt bằng vuông, dùng gạch làm vật liệu xây dựng chính, chỉ có một ít bộ phận bằng đá như mi cửa, trụ cửa, bậc cửa Mỗi tháp có ba tầng, nhỏ dần khi lên cao theo dạng núi Meru - nơi trú ngụ cùa các thần Bà la môn, tháp chỉ mở một cửa chính hướng về phía Đông, 3 cửa còn lại đóng kín Theo quan niệm của người Chăm thì hướng Đông là hướng của thần linh, Bắc là hướng của ma quỷ, Tây Nam là hướng của dân chúng nên nhà cửa của người Chăm thường

mở cửa về hướng Tây Nam

 Điêu khắc đá Champa là một bộ môn nổi tiếng được nghiên cứu từ cuối thế

kỷ XIX Các nhà nghiên cứu đã định ra được các phong cách tạo hình của Champa từ giai đoạn trước TK VII (chịu ảnh hưởng nghệ thuật Amaravati của

Trang 6

Ấn Độ) cho tới giai đoạn nửa sau TK VII trở đi, đã tạo ra được những nét riêng của điêu khắc đá Champa qua 8 loại phong cách: Mỹ Sơn E1, Hòa Lai, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chánh Lộ, Tháp Mắm, Yang Mun, Pô Rô Mê Nghệ thuật điêu khắc Champa rất phong phú với nhiều tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo Bà la môn, trên những tác phẩm này thường bắt gặp nét chủng tộc, y phục, trang sức Chăm hòa trộn với hình ảnh các vị thần Bà la môn, hoặc những nét tả thực cũng như cách điệu thể hiện trong hình ảnh con người, loài vật… hết sức sinh động

2.Khu trưng bày nghệ thuật Chămpa của bảo tàng lịch sử quốc gia

Các thành viên trong nhóm cùng chụp ảnh kỉ niệm

Sưu tập điêu khắc đá Chămpa trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một phần trong kho tàng văn hoá nghệ thuật đồ sộ của dân tộc Chăm - một trong 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên suốt dải đất miền Trung của nước Việt Nam

 Phòng trưng bày sưu tập điêu khắc đá Chămpa được trình bày trong không gian mở tầng hai của phòng bát giác nhìn xuống tiền sảnh trang trọng của nhà bảo tàng Tại đây, sưu tập được trình bày theo niên đại trải dài từ TK 7 đến

TK 13 với tổng số hiện vật lên đến 50 tiêu bản gồm các thể loại tiêu biểu như: tượng tròn, phù điêu, bia ký, tìm thấy ở hầu hết các tỉnh miền Trung Việt Nam

như: Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận Vương

quốc Chămpa đã tồn tại từ TK 2 đến TK 15 trên dải đất miền Trung Việt Nam

Trang 7

 Phòng trưng bày gồm hai nhóm hiện vật (nhóm minh văn và nhóm tượng tròn) được trình bày đan xen với các phong cách nghệ thuật tiêu biểu sau: Phong cách Mỹ Sơn (TK 9), Đồng Dương (TK 10), Trà Kiệu (TK 10 - 11), Tháp Mắm (TK 12 - 13)

 Phần chính diện trung tâm của phòng trưng bày giới thiệu nhóm hiện vật đặc sắc có thể khối lớn và phong cách nghệ thuật độc đáo - phong cách Tháp Mắm (TK 12 - 13): tượng thần Si Va và cặp sư tử trang trí bệ tượng Tượng thần Si Va múa ở đây được thể hiện một cách sống động điệu múa vũ trụ (có tên là Anandatandava, điệu múa hạnh phúc), vốn là biểu tượng cho nhịp điệu và sự hài hoà của của cuộc sống bao gồm cả sự sáng tạo và huỷ diệt Các phần trưng bày tiếp theo được giới thiệu tuần tự theo niên đại: Mở đầu là bia đá Mỹ Sơn, các sưu tập tượng tròn đặc sắc của phong cách Mỹ Sơn, Đồng Dương Cạnh đó là bản đồ di tích kiến trúc cổ Chămpa ở Việt Nam để khách tham quan tiện theo dõi các di tích, địa danh, kiến trúc, thành quách, đền tháp Chămpa Phong cách nghệ thuật Trà Kiệu (TK 10 - 11) tiêu biểu với các cặp tượng tròn Thiếu nữ múa lụa đầy nữ tính, đậm nét đặc trưng phong cách Trà Kiệu: tính nhân văn, vẻ đẹp cổ điển thuần túy và đầy sự tinh tế, hài hoà, trí tuệ Ngoài ra, các tác phẩm điêu khắc Makara, Makara kết hợp với các hình tượng khác như: Makara sinh ra chiến binh tay cầm khiên, Makara sinh ra Asura, Makara sinh ra hươu, Makara sinh ra Naga là những tác phẩm điêu khắc đẹp của thể loại Makara Tượng Garuda khổng lồ (chỉ còn phần ngực) trưng bày ở đây là một trong những tượng Garuda lớn và đẹp nhất đã phát hiện được Bên cạnh các sưu tập hiện vật đặc sắc, trên các mảng tường đai trưng bày phía sau, bảo tàng còn thể hiện rất nhiều tư liệu ảnh, bản vẽ, khoa học phụ để minh hoạ và bổ sung cho phần trưng bày hiện vật, làm phong phú và giúp cho khách tham quan dễ dàng tiếp cận các di tích, địa danh, đền tháp của văn hoá Chămpa Bia Pônaga dựng năm 887 Caka (965 sau Công Nguyên) tại TP Nha Trang, Khánh Hoà kết thúc phòng trưng bày

Trang 9

Một số hình ảnh hiện vật được trưng bày

II,Nền văn hóa Óc Eo

Cùng chỗ với khu trưng bày về nghệ thuật Chămpa là một không gian đưa chúng ta đến nền văn hóa Óc Eo, một nền văn hóa có cả ngàn năm lịch sử

Trang 10

1.Nguồn gốc của văn hóa Óc Eo

Những khám phá khảo cổ học sơ kỳ thời đại đồ sắt ở Nam Bộ( 2500-2000 năm cách ngày nay) đã chứng minh nguồn gốc bản địa của văn hóa Óc Eo Các di tích này tuy phân bố ở những tiểu vùng sinh thái khác nhau nhưng đều hàm chứa những yếu tố

sẽ phát triển thành đặc trưng của văn hóa Óc Eo, mà biểu hiện rõ ràng nhất là trong

đồ gốm Ngoài ra, đóng góp không nhỏ vào sự hình thành nền văn hóa này là những yếu tố văn hóa Sa Huỳnh ở cực Nam Trung Bộ và nhiều yếu tố ngoại sinh khác, mà điển hình là tiếp xúc, trao đổi và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ

Trang 12

Một số hình ảnh về văn hóa Óc Eo

2.Đồ trang sức và những hiện vật bằng kim loại quý

Đồ trang sức Óc Eo gồm nhiều loại hình như vòng, nhẫn, bông tai, dây chuyền, hạt chuỗi,… được chế tác từ các loại chất liệu quý như vàng, đá ngọc, mã não, thạch anh, thủy tinh,… với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dáng khác nhau Đáng chú ý là các là vàng dập nổi, chạm khắc tạo hình hoa văn trang trí và chữ Phạn cổ Ngoài ra còn có những con dấu, mặt nhẫn khắc hình người, động vật và các loại tiền vàng, bạc, hợp kim thiếc…

Trang 13

Hình ảnh về đồ trang sức và hững hiện vật bằng kim loại quý

3.Đồ gốm

Đồ gốm hiện diện trong hầu hết các di tích và là loại hình hiện vật thể hiện truyền thống bản địa rõ ràng nhất, bao gồm ba loại hình chính là đồ gia dụng, công cụ lao động và trang trí kiến trúc Sản phẩm phổ biến là đồ gốm gia dụng như bình, hũ, nồi, nắp, bát, cốc, chai,… trong đó loại hình đặc trưng nhất là bếp lò, vật dụng quen thuộc và thiết yếu của cư dân vùng sông nước Vật liệu xây dựng và phù điêu trang trí kiến trúc bằng đất nung cũng là những di vật chủ yếu trong các di tích kiến trúc đền tháp của văn hóa Óc Eo

Trang 14

Một số hình ảnh về đồ gốm trong văn hóa Óc Eo

III, Diễn biến buổi tham quan và những gì để lại

1.Diễn biến

8h sáng Chủ Nhật, ngày 12/03/ 2017 nhóm 5 cùng với các thành viên trong lớp

Kỹ năng tư vấn pháp luật cộng đồng (216)_1 có mặt tại cổng trường ĐH Kinh tế Quốc dân để tập trung, sau đó cùng nhau di chuyển đến địa điểm tham quan là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại địa chỉ số 1 Tràng Tiền, Q Hoàn Kiếm, Hà Nội Đến nơi, mọi người tự giác xếp hàng ngay ngắn để mua vé vào thăm quan Bảo tàng, niềm háo hức được thể hiện trên từng nét mặt của các thành viên trong lớp khi đứng trước cổng chờ Rồi sau đó các nhóm phân chia đề tài theo từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử và đi tìm hiểu theo nhóm của mình Đề tài của nhóm 5 là tìm hiểu về Nghệ thuật Chămpa Khi bước đến khu vực cần tìm hiểu trước mặt các thành viên trong nhóm là tượng đá cát “Shiva múa” ở giữa 2 bức tượng “Sư Tử” rất ấn tượng – một đặc trưng của văn hóa nghệ thuật Chămpa nên nhóm đã cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm tại đây và cùng nhau chiêm ngưỡng, chụp hình, tìm hiểu qua chú thích ở dưới mỗi hiện vật, cùng bàn luận với nhau những hiện vật được trưng bày tại khu vực Sưu tập điêu khắc đá Chămpa và phòng trưng bày Óc Eo – Phù Nam, đặc biệt các bạn nữ trong nhóm rất hào hứng khi được “ngắm nghía” những hiện vật về đồ trang sức, kim loại quý từ thời cổ xưa, đẹp mà tinh tế không thua kém gì những đồ trang sức được gia công ở thời hiện đại Các bức tượng ở đây đá cũng rất ấn tượng, mặc

dù một vài bức tượng khi khai quật được không còn nguyên vẹn nhưng vẫn thấy được tính nghệ thuật hết sức độc đáo của thời kỳ này Sau khi đã tìm hiểu và chụp được những tư liệu cần thiết cho phần báo cáo về đề tài của nhóm, các thành viên

Trang 15

lại cùng nhau đi tham quan những khu vực khác trong bảo tàng gồm các khu Việt Nam thời tiền sử, Thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần, Việt Nam từ triều Hồ đến cách mạng tháng 8/1945,… rồi cùng nhau vẽ tranh và chọn cho nhau những món đồ lưu niệm được bán tại Bảo tàng Tham quan hết phần trưng bày về Lịch sử Việt Nam thời kì cổ trung đại xong, nhóm lại cùng với lớp di chuyển sang khu Bảo tàng trưng bày về Lịch sử Việt Nam giai đoạn cận hiện đại từ thế kỉ 19 cho đến nay tại địa chỉ 216 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội, sau đó chụp ảnh kỷ niệm với tập thể lớp, khi

ra về các thành viên trong nhóm đi ăn kem Tràng Tiền, các thành viên trong nhóm trở nên thân thiết và gần gũi hơn bao giờ hết qua buổi sinh hoạt ngoại khóa này

2.Cảm nhận

Trong buổi đi thăm quan thực tế của lớp tại Bảo tàng lịch sử quốc gia đã để lại trong chúng tôi quá nhiều thứ ấn tượng thật sâu sắc cùng những cảm xúc đan xen giữa lòng tự hào về các triều đại lịch sử Bảo tàng là nơi lưu giữ những vật chứng, hiện vật ở đây rất nhiều, rất phong phú mà ai cũng thích ngắm vì được trang trí rất tinh xảo, với sự hấp dẫn dưới các triều đại vua riêng biệt của lịch sử Việt Nam Sau khi xem Bảo tàng lịch sử tận mắt nhìn tranh ảnh hiện vật chúng tôi càng thêm tin yêu kính phục những con người, đạo đức, sự nghiệp mà mỗi triều đại lịch sử để lại Từ

đó chúng tôi nhận thấy những buổi đi thực tế như thế này thật ý nghĩa và bổ ích, nó làm cho mỗi người chúng tôi thêm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của đất nước, hiểu thêm về những danh nhân của mỗi triều đại lịch sử cũng như các hiện vật cũ kĩ quý giá được trưng bày trong bảo tàng Chuyến đi thực tế này đã mang đến cho chúng tôi hiểu biết mới mẻ thực tế hơn, thấy được những hiện vật thuộc các thời kì phát triển khác nhau như: thời kì đồ đá, đồ sắt và đồ đồng với chúng tôi cũng hiểu được về cuộc sống, phong tục tập quán của người Việt cổ Cùng với cách trưng bày rất đẹp và dễ hiểu về từng thời kì lịch sử đã giúp chúng tôi nhiều hiểu biết mới về lịch

sử nước nhà Sau chuyến thăm Bảo tàng đã góp phần giúp chúng tôi được tiếp cận, tìm hiểu về những hiện vật, di chỉ khảo cổ, qua đó giúp cho mỗi người chúng tôi khắc sâu thêm kiến thức về lịch sử và thêm tình yêu tổ quốc cũng như niềm tự hào về nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc, lòng biết ơn tổ tiên, ý thức kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc trong công cuộc đổi mới xây và bảo vệ đất nước

Qua buổi thăm Bảo tàng lịch sử không chỉ riêng chúng tôi mà còn rất đông du khách nước ngoài đến đây để được khám phá những điều thú vị về quá trình ông cha ta dựng nước và giữ nước, cũng như xây đắp nên truyền thống văn hóa Việt đậm đà bản sắc dân tộc Nhờ đó các kiến thức về lịch sử không còn khô khan nữa

mà rất dễ dàng ghi nhớ bằng hệ thống hình ảnh, hiện vật cụ thể Những hiện vật, tư liệu lịch sử trong bảo tàng đã cung cấp cho chúng tôi cái nhìn đầy đủ và toàn diện về các giai đoạn lịch sử của Việt Nam từ thời tiền sử cho đến giai đoạn đấu tranh dựng nước và giữ nước

Một số ảnh ngoài lề của nhóm:

Ngày đăng: 23/03/2017, 22:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w