1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông cửu long hiện nay (tt)

39 413 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 324 KB

Nội dung

Với truyền thống cách mạng, bằng sự năng động, tích cực vàsáng tạo đã giúp cho vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL được phát huy mạnh mẽtrên tất cả các mặt, các tiêu chí trong phong trào

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN THỊ NGA

Phản biện 1: ………

………

Phản biện 2: ………

………

Phản biện 3: ………

………

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi …… giờ … , ngày … tháng…… năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chủ trương của Đảng ta, có ýnghĩa to lớn và tác động toàn diện đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với sự thamgia của nhiều lực lượng khác nhau Trong đó, nông dân được xác định vừa làchủ thể trực tiếp tham gia vừa là chủ thể thụ hưởng những thành quả từ phongtrào này Vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM là vô cùng to lớn Hiệuquả đạt được từ việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTMđem lại lợi ích trên nhiều phương diện khác nhau Với nông dân, thông quaphong trào XDNTM là cơ hội để từng chủ thể nông dân khẳng định quyền làm chủ,kiến tạo cuộc sống ngày càng ấm no, sung túc một cách bền vững Với xã hội, cóphát huy tốt vai trò chủ thể của nông dân sẽ là nhân tố cơ bản đem đến sự pháttriển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh trên địabàn nông thôn

Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), việc phát huy vai trò chủ thểcủa nông dân gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM đạt được nhiềuthành tựu quan trọng Với truyền thống cách mạng, bằng sự năng động, tích cực vàsáng tạo đã giúp cho vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL được phát huy mạnh mẽtrên tất cả các mặt, các tiêu chí trong phong trào XDNTM: từ việc nhiệt tình, tíchcực tham gia quy hoạch và thực hiện quy hoạch đến việc tự nguyện, tự giác đónggóp tiền của, ngày công lao động xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH; không nhữngchủ động, sáng tạo trong tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế mà còn hăng hái thamgia các phong trào phát triển văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự,… Việc pháthuy vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL trong XDNTM trên thực tế đang thực sựđem lại một diện mạo nông thôn không ngừng đổi thay theo hướng văn minh, hiệnđại nhưng giàu bản sắc của vùng đồng bằng sông nước; đồng thời bản thân nông

1

Trang 4

dân ĐBSCL cũng đang có sự thay đổi đáng kể từ nhận thức đến hành động ngàymột tiến bộ hơn

Tuy nhiên, việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ởĐBSCL hiện tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập từ nhiều góc độ Một mặt,nông dân ĐBSCL luôn chống chọi với nhiều thách thức do tác động của các nhân

tố khách quan đó là thị trường đầu ra cho nông sản không ổn định, thường gặp rủiro; sự gắn kết, hỗ trợ, chia sẻ trong mối liên kết “Bốn nhà” chưa thực sự bền chặt;tác động tiêu cực của các yếu tố tự nhiên là nỗi lo lớn cho nông dân trong suốt quátrình sản xuất; điều quan trọng hơn là hiện nay đang có biểu hiện nóng vội chạytheo thành tích, của sự lạm dụng việc XDNTM để ép buộc nông dân đóng góp quámức làm cho đời sống của nhiều nông dân đã khó khăn, vất vả lại càng khốn khóhơn Đây là những vấn đề lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạtcủa người nông dân Mặt khác, bản thân nông dân ĐBSCL vẫn còn tồn tại nhữnghạn chế nội sinh như trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề thấp chưa được khắcphục; những nhược điểm trong tâm lý, tính cách chưa được điều chỉnh, xóa bỏ.Những hạn chế này thực sự là rào cản, “xiềng xích” mà các chủ thể nông dân đang

tự trói buộc bản thân mình, làm cho vai trò chủ thể ở từng nông dân chưa được pháthuy tối đa, có hiệu quả

Để quá trình XDNTM ở ĐBSCL đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt đượcnhững thành tựu to lớn, đòi hỏi vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL với những

ưu điểm vốn có như sự chủ động, tự giác, năng động, sáng tạo phải tiếp tục pháthuy lên một tầm cao mới; đồng thời các chủ thể nông dân ĐBSCL cần khắcphục những hạn chế, nhược điểm để ngày càng tiến bộ Sức mạnh của nông dânchỉ có thể nhân đôi và phát huy mạnh mẽ một khi nông dân có quyết tâm, nghịlực và khát vọng vượt lên chính mình Cùng với đó, để phát huy vai trò chủ thểcủa nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL có hiệu quả rất cần có sự quan tâm sâusát, sự hỗ trợ kịp thời và thường xuyên của các nhân tố bên ngoài nông dân

2

Trang 5

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL, suycho cùng, là để đem lại cho từng chủ thể nông dân có cuộc sống ngày càng tốthơn, tiến bộ hơn, nghĩa tình hơn đúng như mục đích, ý nghĩa, giá trị đích thựccủa một chủ trương giàu tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta Vì vậy, việcthống nhất về quan điểm nhận thức, về việc xây dựng một hệ thống các giảipháp toàn diện, đồng bộ, hiệu quả, khả thi để phát huy vai trò chủ thể của nôngdân trong XDNTM ở ĐBSCL là yêu cầu đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Từ những vấn đề trên cũng chính là lý do để nghiên cứu sinh chọn vấn

đề "Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở

ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích

Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực trạng phát huy vai trò chủ thểcủa nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL, luận án đề xuất một số quan điểm địnhhướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của nông dântrong XDNTM ở ĐBSCL hiện nay

2.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Trình bày tổng quan về những công trình nghiên cứu có liên quan đếnvai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM

- Khái quát một số vấn đề lý luận về phát huy vai trò chủ thể của nôngdân trong XDNTM ở nước ta hiện nay và những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đếnphát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM

- Phân tích thực trạng của việc phát huy vai trò chủ thể của nông dântrong XDNTM ở ĐBSCL hiện nay và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó

3

Trang 6

- Đề xuất một số quan điểm định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếptục phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xác định giới hạn đốitượng nghiên cứu là vai trò chủ thể của bản thân người nông dân trongXDNTM ở ĐBSCLhiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận án được nghiên cứu tại các tỉnh ĐBSCL với việc

khái quát những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xãhội có liên quan đến việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM

- Về thời gian: Nghiên cứu việc phát huy vai trò chủ thể của nông dântrong XDNTM ở ĐBSCL với các thông tin khảo sát giới hạn từ năm 2009 đến

- Quyết định số 491/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ năm 2009 về việc

ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

4

Trang 7

- Quyết định số 800/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ năm 2010 về việc

phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

- Quyết định số 340/QĐ-TTg Thủ tường Chính phủ năm 2013 về việc

Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Quyết định số 1980/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ năm 2016 về việc

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

(gọi tắt là Bộ tiêu chí xã)

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, lịch sử lôgíc; phương pháp so sánh, phương pháp thống kê trên cơ sở sử dụng tư liệuthực tế của các công trình nghiên cứu đã có nhất là của các cơ quan ban ngànhcác tỉnh, thành phố trong khu vực

-5 Những đóng góp mới của luận án

- Phân tích làm rõ, có hệ thống về vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCLtrong XDNTM

- Phân tích thực trạng và nguyên nhân thành tựu, hạn chế trong việcphát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL

- Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản để tiếp tục phát huy tốthơn vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL

6 Ý nghĩa của luận án

- Công trình nghiên cứu góp phần khẳng định sự cần thiết, tính đúngđắn về chủ trương XDNTM của Đảng, Nhà nước ta đang được triển khai thựchiện; chỉ rõ vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân, đặc biệt là nông dân, làchủ thể quyết định sự thành công của quá trình XDNTM

5

Trang 8

- Công trình nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo để vận dụng vàothực tế việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM tại các tỉnhthành vùng ĐBSCL.

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận ánđược kết cấu thành 4 chương, 11 tiết

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

NỘI DUNG ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊNQUAN ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC PHÁT HUYVAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN TRONG XDNTM

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp, nông dân,nông thôn Đáng chú ý vị trí, vai trò của nông dân luôn được khẳng định quacác giai đoạn lịch sử đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa(CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn và hiện nay là XDNTM Riêng vai tròchủ thể của nông dân được Đảng ta khẳng định tại Hội nghị lần thứ Bảy BanChấp hành Trung ương khóa X năm 2008 với Nghị quyết số 26-NQ/TW vềnông nghiệp, nông thôn và nông dân

Sách Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ đổi mới đất nước Vấn đề và kinh nghiệm của các tác giả Nguyễn Văn Sáu, Trần Xuân Sầm

và Lê Doãn Tá (đồng chủ biên) và nhiều công trình nghiên cứu khác đều khẳngđịnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát huy vai trò chủ thể của nông dânkhi cho rằng hướng về nông thôn, nông nghiệp để nghiên cứu tìm cách nhânsức mạnh của một lực lượng nông dân to lớn là một vấn đề có tầm chiến lượcbao quát và hết sức căn bản Đối với nông dân ĐBSCL với tư cách là một bộphận quan trọng của nông dân cả nước cũng là đối tượng được nhiều học giả

6

Trang 9

như Sơn Nam, Trần Ngọc Thêm,… dày công nghiên cứu Đây là nguồn tư liệuphong phú làm cơ sở để tác giả luận án kế thừa, tiếp tục nghiên cứu về những đặcđiểm tâm lý, tính cách của nông dân ĐBSCL có liên quan đến XDNTM hiện nay.

1.2 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNGPHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN TRONG XDNTM ỞĐBSCL

Các bài viết đề cập đến việc phát huy vai trò chủ thể của nông dântrong XDNTM ở ĐBSCL không nhiều, càng không có những công trình khoahọc nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này Tuy nhiên, một số bài viết đăng trêncác tạp chí, các kỷ yếu hội thảo gần đây đã khái quát về tình hình nông dânđang có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ khi tự mình vươn lên trong phát triểnkinh tế nông nghiệp và tham gia XDNTM, từng bước tiếp cận, hòa nhập đượccác loại thị trường, giải phóng năng lực sản xuất, tạo ra động lực mới, bước đột

phá mới cho sự phát triển của vùng Bên cạnh đó, một số bài viết như Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng Tây Nam Bộ trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tác giả Hoàng Mạnh Tưởng, bài “Vai trò của Nhà

nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân trong việc hình thành và phát

triển các chuỗi giá trị nông nghiệp” trong Tài liệu hội thảo Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững của Võ Tòng Xuân lại đi sâu phân tích chỉ ra những

hạn chế, nhược điểm (nhất là về tâm lý, tính cách) của nông dân ĐBSCL

1.3 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUAN ĐIỂM, GIẢIPHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN TRONGXDNTM Ở ĐBSCL

Có khá nhiều kỷ yếu hội thảo khoa học, bài viết đưa ra các quan điểm,giải pháp chủ yếu tập trung vào việc ban hành chủ trương, xây dựng cơ chế vàchính sách để hỗ trợ nông dân thực hiện XDNTM như tăng cường mối liên kết

7

Trang 10

“Bốn nhà”, phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH, hỗ trợ vốn, chuyển giao khoahọc và công nghệ,

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài luận án cho thấy:vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là lĩnh vực rộng lớn lại có tính thời sựđang gây sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội Phong trào XDNTM không chỉ đượcnông dân đón nhận và tham gia thực hiện mà nhiều tổ chức, cá nhân, các học giả,các nhà khoa học cũng bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ và có những đóng góp to lớntrên nhiều phương diện, ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau, tạo nên bức tranh sinhđộng về một phong trào sôi nổi trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Đến nay,

đã có nhiều công trình khoa học, bài viết đi sâu nghiên cứu về vị trí, vai trò củanông nghiệp, nông thôn; về ý nghĩa XDNTM; về vai trò của HTCT và các tổ chức

CT - XH, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, của đội ngũ các nhà khoahọc thông qua liên kết “Bốn nhà” tham gia XDNTM; về thành tựu đạt được cũngnhư những hạn chế, yếu kém và bất cập từ thực tiễn XDNTM;…

Riêng đối với nông dân, đã có nhiều bài viết, nhiều sách, công trình nghiêncứu khoa học, luận án tiến sĩ nghiên cứu về nông dân Tuy nhiên, có một điểmchung ở rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về nông dân nước ta nói chung,

nông dân ĐBSCL nói riêng hiện nay cũng chỉ dừng lại ở một số vấn đề như: một

là, bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, vất vả, thua thiệt của nông dân trong sản xuất, cũng như xót xa với nỗi khổ của nông dân trong cuộc sống; hai

là, cần phải làm gì và làm thế nào để tác động, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho

nông dân trong XDNTM thông qua các chủ trương, cơ chế, chính sách

Thực tiễn XDNTM ở nước ta đang cho thấy, bằng sự chủ động, tíchcực, tự giác, năng động và sáng tạo các chủ thể nông dân đang ra sức vươn lêntrong cuộc sống không chỉ cho bản thân mà còn vì sự tiến bộ xã hội, không chỉđem lại sự sung túc cho riêng mình mà còn vì nền nông nghiệp hưng thịnh, mộtnông thôn hiện đại, giàu bản sắc càng khẳng định vai trò chủ thể của nông dân

8

Trang 11

trong XDNTM là vô cùng to lớn Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu vềvấn đề này đến nay còn khá nhỏ bé, khiêm tốn Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu tìnhhình phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL với nhữngnét đặc thù cho đến nay vẫn còn là khoảng trống cần được bổ sung, lấp đầy

Từ việc thiếu hụt những công trình nghiên cứu và khảo sát thực tế đangđặt ra vấn đề là căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nào để khẳng địnhvai trò chủ thể của nông dân, làm gì và làm thế nào để phát huy vai trò chủ thểcủa nông dân trong XDNTM hiện nay Việc bổ sung khoảng trống của các vấn

đề còn bỏ ngỏ, chưa nghiên cứu sâu nhằm hoàn thiện hơn những vấn đề lý luận

và đánh giá thực tiễn việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM

ở ĐBSCL hiện nay rất cần được quan tâm nghiên cứu và được luận án xác định

là hướng phát triển tiếp theo

Vì vậy, trong chương 2, bước đầu trình bày khái quát khung lý luận vềchủ thể nông dân Trên cơ sở nội dung và yêu cầu về XDNTM ở nước ta hiện

nay, luận án khẳng định tầm quan trọng của việc phát huy vai trò chủ thể của

nông dân trong XDNTM, những nhân tố tác động đến việc phát huy vai trò chủthể của nông dân trong XDNTM được thể hiện trên những nội dung cụ thể

Ở chương 3, từ việc khái quát về ĐBSCL và nông dân ĐBSCL, luận ántrình bày thực trạng phát huy vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL căn cứ vàocác nội dung, tiêu chí trong Bộ tiêu chí XDNTM trên cả hai phương diện thuậnlợi và khó khăn, thành tựu và hạn chế Luận án trình bày những nguyên nhâncủa thành tựu, hạn chế trong việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân làm cơ

sở để khẳng định những kết quả đạt được trong XDNTM không phải bỗngnhiên mà có, cũng không hẵn thuần túy do các nhân tố bên ngoài đem đến mà

là do việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân với tất cả sự chủ động, tíchcực, phấn đấu, nỗ lực không ngừng; đồng thời do những hạn chế, nhược điểmcủa nông dân là rào cản cho việc phát huy vai trò của mình trong XDNTM

9

Trang 12

Ở chương 4, luận án đề xuất những quan điểm có tính định hướng vànhững giải pháp cơ bản để làm gì và làm như thế nào nhằm tiếp tục phát huy tốthơn, hiệu quả hơn vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL trong XDNTM hiệnnay và trong những năm tiếp theo.

Chương 2 PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN

TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

-MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1 CHỦ THỂ NÔNG DÂN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆCPHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNGNÔNG THÔN MỚI

2.1.1 Chủ thể nông dân và đặc điểm cơ bản của chủ thể nông dân

Chủ thể là phạm trù thuộc lĩnh vực triết học Nhìn chung, các trườngphái triết học khi đề cập đến chủ thể cho rằng chủ thể là con người với nhữngcách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung chưa đầy đủ và khoa học Với triếthọc Mác - Lênin, chủ thể là phạm trù được đề cập một cách toàn diện Theo đó,chủ thể chỉ có thể là con người và chủ thể là bản chất đặc trưng của con người.Chủ thể là con người nhưng không phải con người trừu tượng, mà là con ngườihiện thực đang tham gia vào các hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn gắnvới những điều kiện xã hội cụ thể có tác động tích cực vào khách thể, buộckhách thể bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính Là chủ thể, trước hết phải có nănglực nhận thức, trình độ, kinh nghiệm, học vấn,… riêng có, tạo nên sự đa dạng,phong phú Một khi con người được xác định là chủ thể thì chủ thế ấy về cơ bảnphải có những thuộc tính: có ý thức, có tư duy, chủ động, tích cực, sáng tạo và

có mục đích, luôn phản ánh hiện thực khách quan và tác động vào thế giới xungquanh thông qua hoạt động thực tiễn

10

Trang 13

Chủ thể ở đây không chỉ dừng lại ở từng cá nhân riêng lẻ, trong xã hội,chủ thể còn được hiểu đó là các tổ chức, tổ chức CT - XH, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, các nhóm người, đảng phái, giai cấp,

Về chủ thể nông dân, Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt của

Nguyễn Văn Đạm định nghĩa “Người chuyên sản xuất ra các loại lương thực,

thực phẩm” Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa “Người lao động sống bằng nghề làm ruộng” Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định

nghĩa về nông dân khá đầy đủ và toàn diện, theo đó: “Nông dân là những ngườilao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp Nông dân sốngchủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính

là đất đai Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nông dân có quyền sởhữu khác nhau về ruộng đất Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vaitrò nhất định trong xã hội”

Chủ thể nông dân nước ta có một số đặc điểm cơ bản: thứ nhất, là những người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; thứ hai, chiếm số đông trong

cơ cấu dân số, gắn bó lâu đời với cội nguồn dân tộc, với địa bàn nông thôn; thứ

ba, cần cù trong lao động, yêu nước và tính cố kết cộng đồng bền chặt.

2.1.2 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Có ba nhóm chủ thể cùng tham gia XDNTM: một là, nông dân; hai là,

hệ thống chính trị; ba là, các lực lượng khác (nhà khoa học, đội ngũ trí thức,

doanh nhân) Mỗi chủ thể có chức năng, vai trò khác nhau, nhưng có điểmgiống nhau là cùng góp phần chung tay XDNTM Tuy nhiên, vai trò chủ thểcủa nông dân nổi lên hàng đầu và quan trọng nhất Đây cũng là vấn đề được tácgiả luận án giới hạn đó là phát huy vai trò chủ thể của bản thân người nông dântrong XDNTM nói chung và ở ĐBSCL nói riêng như đã được xác định ở đối

tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án tại mục 3.1 và 3.2 ở trang 3

11

Trang 14

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM hiện nay được tácgiả luận án khái quát trên các nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, phát huy lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần cách mạng của người nông dân vào trong XDNTM

- Thứ hai, phát huy sự cần cù, chịu thương chịu khó và tính năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường của người nông dân vào trong XDNTM

- Thứ ba, phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau của

người nông dân vào trong XDNTM

2.1.3 Tính tất yếu của việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

2.1.3.1 Nội dung cơ bản về xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay

Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về

việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm 19 tiêu chí được

bố cục thành 5 phần: Phần I Quy hoạch Phần II Hạ tầng KT - XH Phần III.Kinh tế và tổ chức sản xuất Phần IV Văn hóa - xã hội - môi trường Phần V

12

Trang 15

động từ các nhân tố khách quan để việc triển khai thực hiện phong tràoXDNTM đạt hiệu quả tốt hơn

Để Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM sớm đạt nhiều thànhtựu to lớn, đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Một là, đối với HTCT 1) Phải có sự quán triệt, thống nhất và quyết

tâm cao trong toàn HTCT; thông suốt về tư tưởng, mục đích, ý nghĩa XDNTM;phát huy tinh thần trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu 2) Không nóng vội, đốtcháy giai đoạn, bệnh thành tích nhưng cũng không thụ động, trì trệ, thiếu quyếttâm hay trông chờ, ỷ lại, không có sự đột phá; phải kiên trì, phát huy nội lựcnhưng có lộ trình, bước đi phù hợp, vững chắc, kết quả thực chất, tránh chạytheo thành tích mà thiếu tính bền vững, nợ đọng xây dựng cơ bản gia tăng mấtkhả năng thanh toán; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dânhăng hái phát huy vai trò chủ thể của mình nhưng tuyệt đối không lợi dụng việcXDNTM để o ép bắt nông dân đóng góp quá mức làm lệch lạc mục đích, ýnghĩa ban đầu của phong trào XDNTM 3) Cần tuân thủ các quy định có tínhđịnh hướng, đảm bảo các nguyên tắc và sự thống nhất chung nhưng không rậpkhuôn, cứng nhắc, giáo điều; phải tôn trọng tính đặc thù của từng vùng miền,từng địa bàn, khu vực; các lực lượng tham gia XDNTM phải phát huy tính năngđộng, sáng tạo, tìm tòi những cách làm hay có tính đột phá, luôn bám sát thựctiễn để kịp thời có những quyết sách phù hợp; phải thường xuyên tổ chức cáchoạt động sơ tổng kết

- Hai là, đối với chủ thể nông dân Nông dân phải thấu hiểu được hai

vấn đề cốt lõi: 1) Xây dựng NTM là do nông dân Hiểu được điều này sẽ giúpcác chủ thể nông dân chủ động phát huy tính tự lực, tự cường, tích cực, năngđộng, sáng tạo; từng bước tự giác xóa bỏ tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡcủa chính quyền hay cho rằng XDNTM chỉ là việc của Nhà nước, của các đoànthể 2) Xây dựng NTM là vì nông dân Hiểu được điều này sẽ giúp các chủ thể

13

Trang 16

nông dân thông suốt về nhận thức và tư tưởng, biết trân trọng sự hỗ trợ, giúp đỡcủa các lực lượng khác mà có sự đồng thuận, sẵn sàng hợp tác, tích cực thamgia chương trình XDNTM với tinh thần quyết tâm cao nhất.

2.1.3.2 Tầm quan trọng của việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

- Thứ nhất, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM góp phần tích cực phát triển KT-XH ở địa bàn nông thôn

- Thứ hai, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM góp

phần tích cực ổn định chính trị, thực hiện tốt thế trận quốc phòng toàn dân, anninh nhân dân trên địa bàn nông thôn

- Thứ ba, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM góp

phần tích cực trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

- Thứ tư, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM góp

phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống biến đổi khí hậu vàgiảm thiểu thiên tai

2.2 PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN TRONG XÂYDỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - NHỮNG NỘI DUNG

và không phù hợp, những việc nên làm và không nên làm Những ý kiếnđóng góp của các chủ thể nông dân về cơ bản rất thực tế chứ không viểnvông, sâu sắc chứ không hời hợt, xác đáng chứ không phi lý; là kênh thông

14

Trang 17

tin quan trọng thậm chí đóng vai trò “phản biện” cho các đồ án quy hoạchXDNTM bám sát thực tế, phù hợp, tính khả thi cao.

2.2.2 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH ở địa bàn nông thôn cần được xãhội hóa bằng sự chung tay góp sức của từng chủ thể nông dân Đây không chỉ là

sự đồng thuận về mặt quan điểm, mà quan trọng hơn đó còn là những hànhđộng thiết thực: tự nguyện, tự giác hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc, tiền của,đóng góp ngày công lao động trong khả năng và mức độ phù hợp để xây dựngnhững công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh

2.2.3 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong tổ chức sản xuất

và đổi mới các hình thức sản xuất

- Một là, chủ động nỗ lực tăng gia sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái đặc thù vùng miền, địa bàn đểphát huy lợi thế so sánh làm cho thu nhập trong từng nông hộ ngày càng caohơn, nâng cao mức sống và phát triển bền vững

- Hai là, vai trò chủ thể của nông dân (nhất là đối với các hộ nghèo và

cận nghèo) thể hiện qua sự quyết tâm trong lao động sản xuất, vượt lên chínhmình để từng bước tự XĐGN, thoát nghèo bền vững, quyết tâm không táinghèo và từng bước nâng lên khá giả

- Ba là, trong tích cực tham gia, gắn bó và liên kết với nhau hình thành

nên các tổ hợp tác, nhất là HTX để đưa hoạt động sản xuất của nông dân lênquy mô lớn, có hiệu quả hơn

2.2.4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường

- Về giáo dục, phát huy tinh thần tự học, tự rèn để chiếm lĩnh tri thức;

khuyến khích, động viên mọi người nêu cao tinh thần học tập hình thành phong

15

Trang 18

trào khuyến học, khuyến tài, xã hội học tập Ra sức lao động sản xuất để cóđiều kiện cho con em được học tập

- Về y tế, chủ động thực hiện và tuyên truyền, vận động người thân,

cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng; chủđộng phòng chống dịch bệnh, xóa bỏ tập tục lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe;tích cực tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn

- Về văn hóa, chủ động, tự giác trong xây dựng, gìn giữ, bảo tồn, phát

huy các giá trị văn hóa, nhất là bản sắc văn hóa làng xã, văn hóa cổ truyền, vănhóa dân tộc Nông dân trực tiếp gìn giữ, bảo vệ, phát huy các yếu tố văn hóadân tộc chính là để giữ lấy cốt cách của mình và đôi khi những nét chân quê, sựmộc mạc lại là cái hay, nét đẹp đáng trân trọng

- Về môi trường, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong bảo vệ

môi trường thể hiện từ những việc nhỏ ngay trong hoạt động sinh hoạt và sảnxuất hằng ngày Đó là chủ động đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, đảm bảo nguồnnước hợp vệ sinh, nước sạch trong sinh hoạt Trong sản xuất và sinh hoạt,không có các tác động tiêu cực đến môi trường, chất thải được nông dân thugom và xử lý đúng quy trình, quy định

2.2.5 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị và giữ vững trật tự, an ninh xã hội

Chủ động thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh về thực hiệndân chủ ở xã, phường, thị trấn với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đadạng: thực hiện tốt các quyền dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, đối thoại trựctiếp với lãnh đạo các cấp để đề xuất, kiến nghị, phản ánh tâm tư, nguyện vọngchính đáng; kịp thời phản ánh những tiêu cực, hạn chế, yếu kém, không phùhợp của cán bộ đảng viên

Việc nông dân tích cực tham gia xây dựng và thực hiện tốt nhiều môhình, quy ước về giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống TNXH, đấu tranh bài trừ

16

Trang 19

tập quán lạc hậu không chỉ thể hiện tính xung kích, nhiệt tình cách mạng màcòn là trách nhiệm của công dân Các chủ thể nông dân còn đóng vai trò làngười chiến sĩ ở tuyến đầu của Tổ quốc, thực sự là phên dậu, tai mắt củaĐảng và Nhà nước trong vấn đề bảo vệ an ninh và chủ quyền biên giới.

2.3 NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT HUYVAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔNMỚI

2.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội trong và ngoài nước

Thành tựu đổi mới đất nước, những thời cơ và thuận lợi của hội nhậpquốc tế đang tạo động lực và tác động tích cực đến các chủ thể nông dân: thịtrường xuất khẩu nông thủy sản ngày càng rộng lớn, đa dạng, hạn chế rủi ro dokhông phải lệ thuộc vào một vài thị trường Nông dân có nhiều cơ hội trao đổihọc tập kinh nghiệm, có điều kiện tiếp cận chuyển giao, ứng dụng khoa học vàcông nghệ vào sản xuất; dần xóa bỏ tư duy sản xuất manh mún nhỏ lẻ, hướngđến nền sản xuất qui mô lớn, nắm bắt những quy định của pháp luật theo thông

lệ quốc tế

Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức là không nhỏ, ảnh hưởng đếnviệc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM: áp lực từ xu hướngkết tinh hàm lượng tri thức ngày càng cao vào sản xuất trong khi trình độ củanông dân còn nhiều hạn chế; việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, tiêuchuẩn, quy chuẩn và luật pháp quốc tế trong khi nông dân còn thói quen, tậpquán sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tùy tiện; mối liên kết và cộng đồng tráchnhiệm giữa “Bốn nhà” chưa thật bền vững

2.3.2 Hệ thống chính trị cơ sở

Những chuyển biến tích cực của HTCT đang tác động mạnh mẽ đếncác phong trào của nông dân Hệ thống chính trị đóng vai trò đầu tàu, dẫndắt, định hướng nông dân trong XDNTM Sự đồng thuận và quyết tâm của

17

Ngày đăng: 23/03/2017, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w