1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN quản lý : Tổ chức Câu lạc bộ trong trường Tiểu học

26 5,1K 59

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 6,69 MB

Nội dung

Tổ chức Câu lạc bộ trong trường Tiểu học chính là việc rèn kĩ năng sống vì trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân.

Trang 1

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7

Biện pháp 1: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc

bộ

7

Biện pháp 2: Chỉ đạo việc lựa chọn nội dung và hình thức sinh

hoạt sinh hoạt câu lạc bộ

15

Biện pháp 3: Chỉ đạo việc huy động, xây dựng nguồn kinh phí

hoạt động câu lạc bộ

16

Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bằng hình thức

hoạt động ngoại khóa

17

Biện pháp 5: Phối hợp giũa gia đình, các đoàn thể trong và ngoài

nhà trường trong việc tổ chức câu lạc bộ

20

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 21

I Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Trang 2

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu và yêu cầu về nội dung, phương

pháp giáo dục được chỉ rõ trong điều 2, Luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục conngười Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sángtạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việchiệu quả

Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, ngoài việc giảngdạy theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định dạy trên lớp, nhà trường cần phảigiáo dục các em ngoài giờ lên lớp Trong khuôn khổ giờ học trên lớp, các emkhông bộc lộ, phát triển được năng khiếu của mình Chính vì vậy, việc tổ chức cácCâu lạc bộ trong nhà trường nhằm tạo sân chơi cho các em, đạt mục tiêu giáo dụccác em phát triển toàn diện Thông qua cuộc sống và sự trải nghiệm của chính bảnthân, Câu lạc bộ sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn luyện bảnthân, bồi dưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩmchất cá tính, thể hiện mình và phục vụ cho xã hội

Tổ chức Câu lạc bộ trong trường Tiểu học chính là việc rèn kĩ năng sống vìtrong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng

và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã họcnhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đakhả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua các Câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trílành mạnh, thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

Giúp các em bắt đầu định hướng nghề nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng những

cá nhân có năng khiếu, giúp các em tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi đểphát triển một cách toàn diện

Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạtnhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập

Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng,

sở thích của từng đối tượng học sinh với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau,

Trang 3

Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức

về mọi mặt trong học tập, lao động và vui chơi cho HS Đồng thời giúp các em rènluyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong quan hệ xã hội

3 Đối tượng nghiên cứu

Hình thức tổ chức và các biện pháp tổ chức hoạt động câu lạc bộ trongtrường Tiểu học như: Câu lạc bộ Tiếng Anh; Câu lạc bộ Toán học tuổi thơ; Câu lạc

bộ em yêu Tiếng Việt; Câu lạc bộ Thể dục, thể thao; Câu lạc bộ nghệ thuật măngnon; Câu lạc bộ kỹ năng sống

Chương trình các môn học phục vụ cho nội dung tổ chức câu lạc bộ

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng một số phươngpháp sau:

- Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề tổ chức câu lạc bộ, hoạtđộng ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học

- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục, phát triểnnăng khiếu học sinh, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp Lấy ý kiến của giáo viên

và học sinh, phụ huynh để thu thập thông tin nghiên cứu

- Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh, phụhuynh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức câu lạc

bộ cho học sinh

- Phương pháp quan sát: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên Quan sát cửchỉ, thái độ, hành động, sự phát triển năng khiếu qua hoạt động học của học sinh tronghọc tập, giao tiếp thông qua các tiết học trên lớp Quan sát các hoạt động ngoại khóatrên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp,… để từ đó xây dựng các biệnpháp tổ chức câu lạc bộ cho học sinh

- Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên có kinhnghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến tổ chứccâu lạc bộ

- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi củacác biện pháp đã đề xuất

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: tập hợp phiếu, phân chia lớp, phân chia thờigian

II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

Trang 4

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Khái niệm về Câu lạc bộ: Câu lạc bộ trong nhà trường là nơi tập hợp các học

sinh có cùng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vàocác hoạt động học tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân

Hoạt động Câu lạc bộ: là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm

học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhàgiáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh vớinhau và giữa học sinh với thầy, cô giáo, với những người lớn khác Hoạt động củaCâu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình

về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinhnhư: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suynghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyếtđịnh và giải quyết vấn đề,… Câu lạc bộ là nơi để học sinh được thực hành cácquyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí vàtham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm,tiếp nhận và phổ biến thông tin… Thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ, nhàgiáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng, mục đích chính đáng củacác em Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinhhoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Câu lạc bộTiếng Anh; Câu lạc bộ Toán học tuổi thơ; Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt; Câu lạc

bộ Thể dục, thể thao; Câu lạc bộ nghệ thuật măng non; Câu lạc bộ kỹ năng sống

Lợi ích của các Câu lạc bộ này nhiều vô cùng, vừa cho học sinh có thể vui vẻhọc tập, vui chơi trong môi trường mà chúng yêu thích, vừa giúp chúng tự tin vàobản thân, hòa đồng với bạn bè

Không chỉ thế, những hoạt động ngoại khóa như thế này chắc chắn tốt hơnrất nhiều so với việc học sinh lãng phí thời gian của mình ở những nơi khác nhưtiệm internet, rong chơi… Phụ huynh có thể yên tâm hoàn toàn khi con em mìnhtham gia các Câu lạc bộ của trường học bởi ở đó chúng được an toàn và vui chơilành mạnh Trường học có thể khuếch trương danh tiếng của mình khi các Câu lạc

bộ phát triển và gặt hái thành tựu

Ý nghĩa giáo dục: Câu lạc bộ là một trong những phương thức hoạt động sinh

động, là công cụ để giáo dục tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáodục thẩm mỹ cho học sinh Đồng thời là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tựđiều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành

Ý nghĩa về tổ chức, giao tiếp, ứng xử: Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau

của Câu lạc bộ, học sinh có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộcsống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích

Trang 5

thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống vănminh, môi trường học đường lành mạnh.

Chức năng của câu lạc bộ: Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng.

Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng học sinh với nhữngđiều kiện, hoàn cảnh khác nhau, Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước thoả mãn,đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và vui chơicho học sinh Đồng thời giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập

và trong quan hệ xã hội

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Vì: em đượcvui chơi, đượcsinh hoạt vớicác bạn

không biếttham giamôn gì

Vì: Bố mẹ emkhông cho emtham gia, phải họcbài, phải về nhàlàm việc nhà

1 Đối với học sinh

- Thời gian có ít để dành cho việc sinh hoạt Câu lạc bộ;

- Các em còn rụt rè, chưa tự tin khi tham gia Câu lạc bộ;

- Các em chưa xác định được năng khiếu sở thích của mình cho việc chọntham gia câu lạc bộ cho phù hợp với khả năng của mình

2 Đối với nhà trường

- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đảm bảo cho một số Câu lạc bộ hoạt động;

- Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động Câu lạc bộ còn hạn chế;

- Một số giáo viên chưa tự tin để hướng dẫn sinh hoạt Câu lạc bộ;

- Một số giáo viên xem nhẹ việc tổ chức Câu lạc bộ, cho rằng học sinh chỉcần học văn hóa ở trên lớp

3 Đối với gia đình

Trang 6

- Nhiều phụ huynh cho rằng con trẻ đi học việc thì học trên lớp là quan trọngnhất, tham gia những hoạt động ngoại khóa chỉ là những trò hỡi ơi, ảnh hưởng họctập, ảnh hưởng tương lai

- Một số phụ huynh cần học sinh về nhà giúp việc gia đình chứ không muốntham gia Câu lạc bộ ngoài giờ lên lớp

* Những khó khăn khi tổ chức câu lạc bộ trong trường Tiểu học:

- Tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ

- Lựa chọn nội dung và hình thức sinh hoạt sinh hoạt câu lạc bộ

- Nguồn kinh phí để tổ chức, hoạt động câu lạc bộ

- Sự phối hợp giũa gia đình, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường trongviệc tổ chức câu lạc bộ

2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng

Ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành quan sát học sinh tham gia vui chơi và tiếnhành khảo sát chất lượng học sinh các môn toán, Tiếng Việt, Tiếng anh, Nhạc, Họa,Thể dục, kết quả khảo sát 190 học sinh lớp 3,4,5 như sau:

Tổng

số HS

Hoàn thành ởmức độ tốt

Hoàn thành ởmức độ khá

Hoàn thành

ở mức độ TB

Chưa hoànthành

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Biện pháp 1 Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ

Trang 7

1 Khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của HS

Để xây dựng kế hoạch thành lập và hoạt động của các câu lạc bộ người quản

lý phải nắm bắt được tình hình, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh và phụ huynh

Từ đó để có căn cứ xây dựng kế hoạch thành lập, số lượng câu lạc bộ, chương trìnhhoạt động của câu lạc bộ

Ban giám hiệu cùng với tổ chuyên môn, các giáo viên đặc thù cùng bàn bạcđưa ra xây dựng mẫu phiếu khảo sát dựa trên mục đích và dự kiến các nội dunghoạt động của Câu lạc bộ (Phiếu dưới hình thức trắc nghiệm, rõ ràng, dễ hiểu, tránh

quá dài) dựa trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng của học sinh - phụ huynh (mẫu phiếu khảo sát nhu cầu, nguyện vọng tham gia câu lạc bộ ở phần phụ lục)

Nội dung khảo sát phải tôn trọng sở thích, nguyện vọng của học sinh

Giáo viên chủ nhiệm gợi ý để giúp các em lựa chọn nội dung tham gia Ví dụnhư có năng khiếu Toán em nên tham gia Câu lạc bộ Toán, có năng khiếu mônTiếng Việt em nên tham gia Câu lạc bộ “Em yêu Tiếng Việt”, yêu thích thể dục, thểtaho em nên tham gia Câu lạc bộ Thể dục - Thể thao; học giỏi tiếng Anh em nêntham gia vào Câu lạc bộ Tiếng Anh, v.v

Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh không chọn đồng thời hai Câu lạc bộtrùng thời điểm sinh hoạt sẽ khó khăn khi sắp xếp thời gian tham gia Nhà trườngcũng nên bố trí thời gian và địa điểm hoạt động câu lạc bộ khác nhau, tránh trùnglập để tạo điều kiện cho học sinh tham gia theo nguyện vọng

Giáo viên phát phiếu khảo sát, thu phiếu và tổng hợp số liệu để có số liệu khiquyết định số lượng câu lạc bộ

Một Câu lạc bộ trong trường học là một hoạt động ngoại khóa, điều đó cónghĩa là nó được thành lập, điều hành và duy trì bởi học sinh Để duy trì Câu lạc

bộ, ban chủ nhiệm nên đặt lịch sinh hoạt thường xuyên và cố định, ví dụ như thứbảy hàng tuần, hay 2 buổi/ 1 tuần… và nghiêm chỉnh tuân theo lịch sinh hoạt ấy.Thêm vào đó, Ban chủ nhiệm đề ra một số quy định cho thành viên Câu lạc bộ, vì

kỷ luật tốt thì chất lượng hoạt động mới tốt được Học sinh khi tham gia Câu lạc

bộ, các em không nên quá sa đà vào các hoạt động mà bỏ bê bài vở trên lớp, điều

đó không tốt với bản thân các em, và còn gây ảnh hưởng xấu đến Câu lạc bộ Vậynên, tốt nhất là các em nên tận dụng môi trường hòa đồng và năng động của Câulạc bộ để giúp đỡ nhau trong học tập Hãy cân bằng giữa lớp học và Câu lạc bộ, đómới là chìa khóa để thành công!

2 Thống nhất loại hình Câu lạc bộ, lập danh sách thành viên và thành lập ban chủ nhiệm Câu lạc bộ

Trang 8

Sau khi phát phiếu khảo sát, thu phiếu và tổng hợp số liệu, bỏ những Câu lạc

bộ có số lượng thành viên quá ít, lập danh sách các thành viên Câu lạc bộ và phânchia các số lượng học sinh đăng ký theo từng câu lạc bộ

Tập hợp phiếu đăng ký tham gia câu lạc bộ có 149 HS có nguyện vọng thamgia Trong đó

Câu lạc bộ Tiếng Anh có: 28 HS

Câu lạc bộ Toán tuổi thơ có: 26 HS

Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt có: 24 HS

Dự kiến nhân sự tham gia Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ, phụ trách các Ban củaCâu lạc bộ và lực lượng tham gia Câu lạc bộ Nhân sự là đồng chí Phó hiệu trưởng,các đồng chí giáo viên là khối trưởng, giáo viên đặc thù, giáo viên có kinh nghiệm

3 Chuẩn bị các loại văn bản cần thiết cho buổi ra mắt Câu lạc bộ; thông báo địa điểm, thời gian ra mắt Câu lạc bộ cho học sinh, tổ chức ra mắt câu lạc bộ.

Câu lạc bộ trong các trường học hoạt động phục vụ mục tiêu phát triển củanhà trường, dưới sự bảo trợ của nhà trường Thẩm quyền thành lập và giải tán doHiệu trưởng quyết định Để chuẩn bị cho buổi ra mắt các câu lạc bộ, Hiệu trưởngchỉ đạo cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ chuẩn bị các nội dung sau:

- Các văn bản phục vụ lễ ra mắt gồm:

+ Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Câu lạc bộ,

+ Quyết định thành lập các Câu lạc bộ và ban chủ nhiệm Câu lạc bộ,

+ Quy chế hoạt động của các Câu lạc bộ,

+ Nội dung chương trình hoạt động của Câu lạc bộ,

+ Diễn văn khai mạc,

+ Chương trình ra mắt Câu lạc bộ

- Thành phần khách mời tham dự lễ ra mắt:

Trang 9

+ Đại diện Đoàn xã

+ Hội cha mẹ học sinh

+ Các nhà tài trợ

+ CB, GV và toàn thể học sinh trong trường

* Tổ chức ra mắt Câu lạc bộ:

+ Khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

+ Đọc quyết định thành lập Câu lạc bộ, quyết định thành lập ban chủ nhiệm,nội quy, quy chế Câu lạc bộ

+ Công bố nội dung chương trình hoạt động của câu lạc bộ trong thời gian tới + Sinh hoạt văn hóa văn nghệ chào mừng ra mắt của Câu lạc bộ

Buổi lễ ra mắt câu lạc bộ học sinh

4 Phân công trách nhiệm từng thành viên duy trì hoạt động Câu lạc bộ:

a Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ thành lập các tiểu ban, từ đó xác định mục tiêu nhiệm vụ cho từng tiểu ban.

Trưởng Ban: Cù Thị Thủy - Phó Hiệu trưởng

Phó Ban: Lê Đình Nam - GV, Bí thư Chi đoàn

Thư Ký: Phạm Thị Thanh - GV

Kế toán: Nguyễn Xuân Chiến - KT

Trang 10

* Phụ trách các tiểu ban:

Câu lạc bộ Tiếng Anh

Người phụ trách: Trịnh Hồng Minh (GV Tiếng Anh)

Thời gian hoạt động: chiều thứ 4

Số học sinh tham gia: 28

Mục tiêu:

Nâng cao 2 kĩ năng nghe, nói trong thực hành giao tiếp tiếng Anh

Tham gia và đạt hiệu quả cao trong kì thi giao lưu cấp cụm

Nội dung:

- Xây dựng các đôi bạn, nhóm học tập, rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh

- Sinh hoạt văn nghệ bằng các bài hát Tiếng Anh

- Tìm hiểu văn hóa các dân tộc sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trên thếgiới

- Bồi dưỡng đội tuyển nòng cốt tham dự giao lưu các cấp; Tham gia giao lưu: “ câulạc bộ Tiếng Anh ” cấp cụm

- Tham gia các trò chơi trực tuyến Tiếng Anh, các trò chơi học Tiếng Anh…

Câu lạc bộ Toán học tuổi thơ

Người phụ trách: Mai Thị Hiền (GV văn hóa)

Thời gian hoạt động: sáng thứ 7

Số học sinh tham gia: 26

Nội dung:

- Tham gia tìm hiểu các dạng toán ứng dụng thực tế

- Tham gia tìm hiểu các bài toán cổ, bài toán đố vui

- Bồi dưỡng đội tuyển nòng cốt tham dự giao lưu các cấp

- Tham gia giao lưu: “ câu lạc bộ Toán ” cấp cụm

- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu

Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt

Người phụ trách: Nguyễn Thị Thoan (GV văn hóa)

Thời gian hoạt động: sáng thứ 7

Số học sinh tham gia: 24

Nội dung:

- Tham gia sáng tác thơ, văn, làm báo

- Xây dựng góc thơ văn trong trường học

Trang 11

- Bồi dưỡng đội tuyển nòng cốt tham dự giao lưu các cấp.

- Tham gia giao lưu: “ câu lạc bộ Tiếng Việt ” cấp cụm

Câu lạc bộ Thể dục-Thể thao

Người phụ trách: Nguyễn Quốc Tuấn (GV Thể dục)

Thời gian hoạt động: 4 giờ 30 phút chiều thứ 5 hàng tuần

Số học sinh tham gia: 30

Mục tiêu:

Tạo hứng thú, lòng ham thích tập luyện thể thao thể dục

Thực hiện tốt màn đồng múa hát sân trường trong Lễ khái giảng năm học

Tăng số lượng và chất lượng Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện

Đội bóng đá nam của câu lạc bộ thể dục thể thao đang khởi động để tham gia cấp huyện

Nội dung:

- Tham gia các môn arobic, cờ vua, bóng đá, đá cầu, cầu lông, …

- Học tập và trau dồi kĩ năng các môn TDTT nhằm phát huy năng khiếu sở trường

- Huấn luyện đội tuyển nòng cốt tham dự giải đấu các cấp

- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu

Trang 12

Đội arobic của câu lạc bộ thể dục thể thao đang luyện tập dự thi cấp huyện

Câu lạc bộ Nghệ thuật măng non

Người phụ trách: Nguyễn Phương Huế (GV nhạc)

Mai Thị Tuyết (GV Mỹ Thuật)

Thời gian hoạt động: 4 giờ 30 phút chiều thứ 3 hàng tuần

Số học sinh tham gia: 27

Mục tiêu:

Tạo hứng thú, óc thẩm mỹ, lòng ham thích nghệ thuật và quyền được hưởng thụnghệ thuật

Có một số bức vẽ đẹp trưng bày ở phòng mỹ thuật

Có các sản phẩm đẹp như hoa giấy, khăn len

Phục vụ các chương trình văn nghệ, lễ hội cho trường, địa phương và ngành

Tham gia dự thi Tiếng hát - Kể chuyện bậc Tiểu học

Nội dung:

- Tham gia hát, ngâm thơ

- Múa dân vũ, múa đương đại,

- Xây dựng đội văn nghệ nòng cốt tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường

và hội diễn các cấp

- Học các kĩ năng cắm hoa, sắp xếp đồ đạc, phối màu trong trang phục, trong trangtrí nhà cửa, làm đồ dùng, vật dụng trang trí bằng tay

Trang 13

- Tự làm các sản phẩm bằng tay như: Hoa giấy, hoa voan, tranh giấy, kẹp tóc, ví,túi xách, móc khóa, hộp quà…

- Tham gia bán các sản phẩm tự làm bằng tay vào các ngày lễ, Tết gây quỹ cho Câulạc bộ, ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường học

- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu

Đội văn nghệ của câu lạc bộ nghệ thuật măng non đang biểu diễn

Câu lạc bộ Kỹ năng sống

Người phụ trách: Mai Thị Lài (GV_TPTĐ)

Thời gian hoạt động: 4 giờ 30 phút chiều thứ 2 hàng tuần

Số học sinh tham gia: 14

Nội dung:

- Tham gia các trò chơi tập thể

- Học tập và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, phòng chống tai nạn, tự bảo

vệ bản thân…

- Trau dồi khả năng nói, thuyết trình, dẫn chương trình trước đám đông

b Lập kế hoạch hoạt động từng học kỳ, trong mỗi hoạt động có sự điều chỉnh.

Các đồng chí giáo viên phụ trách ở các câu lạc bộ có trách nhiệm lập kếhoạch, xây dựng chương trình hoạt động báo cáo cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ

Ngày đăng: 23/03/2017, 09:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w