Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những mặt tích cực thì giáo dục còn đang tồn tại một số tiêu cực, và bạo lực học đường là một trong những mặt tiêu cực của giáo dục
Trang 1MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giáo dục đào tạo ngày càng phát triển, chất lượng nhân lực và tri thức ngày càng cao Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những mặt tích cực thì giáo dục còn đang tồn tại một số tiêu cực, và bạo lực học đường là một trong những mặt tiêu cực của giáo dục Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng
mà nó gây ra
Ở trong phần này nhóm chúng tôi đề cập đến hiện tượng bạo lực giữa thầy – trò và bạo lực giữa trò – trò
Trang 2I Khái niệm bạo lực và bạo lực học đường.
- Theo WHO, bạo lực là việc đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát cho những người
- Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục
II Thực trạng bạo lực học đường hiện nay.
Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành một hiện tượng nóng, một mối quan tâm lớn của toàn xã hội Hiện tượng này có xu hướng gia tăng, diễn ra ở nhiều trường học trên cả nước
Khi nói tới hai từ “bạo lực” chúng ta thường nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người ưa thích dùng sức mạnh cơ bắp với người khác Nhưng trên thực tế hiện nay cho thấy những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các nam sinh mà còn xảy ra ở không ít các nữ sinh
Trang 3Bạo lực học đường ngày càng gia tăng về số lượng và nguy hiểm hơn về mức độ, diễn ra ở nhiều nơi Biểu hiện của bạo lực có thể xảy
ra dưới nhiều hình thức như:
- Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói
- Đánh đập tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khoẻ, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực
- Giữa những học sinh xuất hiện các băng nhóm hoạt động đánh nhau có tổ chức
Bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau Hiện chúng đang biến tướng với muôn hình vạn trạng, với cách hành xử “nhuốm” màu bạo lực, đậm chất giang hồ
Học trò vô lễ, dám tấn công cả thầy, cô giáo khi bị kỷ luật, nhắc nhở như vụ nam sinh đấm thầy giáo chảy máu đầu tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6, TP Hồ Chí Minh), nữ sinh tát cô giáo dạy nhạc tại trường THCS Ngô Chí Quốc (Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), hay học trò của trường THPT Tôn Đức Thắng (tỉnh Ninh Thuận) hành hung giáo viên đến mức phải đi cấp cứu
Học sinh kết bè, kéo cánh thành băng nhóm, sẵn sàng đánh nhau, gây thương tích, thậm chí sát thương nhau chỉ vì những lý do không đâu, chỉ nhằm mục đích ra oai, “dằn mặt”
Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD-ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong
và ngoài phạm vi nhà trường, tương đương với khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày.Trong đó, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội Trước kia: tội phạm giết người
Trang 4trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%)
Cụ thể, ngày 16/9 vừa qua, nam thanh niên tên Lê Thanh Tùng (sinh năm 1996, quê ở Thành phố Lào Cai), đang theo học tại Trường
ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, đã bị tạt axit vào lúc nửa đêm, ngay gần phòng trọ (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) Nguyên nhân được cho
là từ một mối tình tay ba
Tháng 8/2015, tại Thanh Hóa, một nữ sinh tên Nguyễn Thị Trâm (đang theo học tại Trường THPT Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã bị đánh hội đồng Video đăng tải trên các trang mạng xã hội cho thấy, có 2 nữ sinh đã cùng “lao” vào đánh bạn nữ tên Trâm, một người khác bấm điện thoại quay video Nguyên nhân được cho là do mâu thuẫn trên Facebook
Tháng 5/2015, cũng tại Thanh Hóa, nữ sinh Trương Thị Lan (học sinh lớp 9, trường THCS Quảng Tiến, Thị xã Sầm Sơn) đã bị một nữ sinh tên Quỳnh đang theo học tại trường THCS Bắc Sơn (Thị xã Sầm Sơn) sử dụng mũ bảo hiểm đánh tới tấp vào người, và một nữ sinh khác sử dụng điện thoại quay clip đăng tải lên các trang mạng.Nguyên nhân Quỳnh đánh Lan là nghe một bạn khác bảo Lan nói xấu Quỳnh, sau đó Quỳnh đăng status thách thức trên Facebook, mặc dù Quỳnh và Lan không hề quen biết nhau
Điển hình hơn cho mức độ nguy hiểm của bạo lực học đường là
vụ một nam sinh lớp 9 Trường THCS Tân Hà (Lâm Hà, Lâm Đồng) dùng dao đâm thủng tim bạn chỉ vì mâu thuẫn trong giờ ra chơi, một học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (Quận 3, TP Hồ Chí Minh) bị đâm chết ngay trước cổng trường vì tội dám “nhìn đểu”; một học sinh nam của trường THCS Gia Kiệm (Thống Nhất, Đồng Nai) bị bạn cùng lớp cướp đi mạng sống chỉ vì tội “dám để ý” tới một bạn gái Đau lòng hơn là những vụ việc thầy, cô giáo vì nóng giận đã hạ nhục học trò và gây ra những phản ứng rất xấu cho môi trường giáo dục vốn luôn đặt sự nghiêm cẩn trong hành xử lên đầu Hệ quả là nhiều vị phụ huynh không kiềm chế được sự nóng giận, xót con đã lao
Trang 5vào trong trường, “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với giáo viên ngay trước mặt học sinh, tạo nên hình ảnh rất phản cảm, phản giáo dục
III Nguyên nhân bạo lực học đường
Có nhiều nguyên nhân gây ra bạo lực học đường
1 Nguyên nhân xuất phát từ bản thân học sinh.
Nguyên nhân đầu tiên có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân đối tượng từ 12-17 tuổi, là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các
em thấy bức bối và muốn giải thoát Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các
em học theo
Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và sự non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động Các em chưa định hình được lí tưởng sống cho bản thân nên rất
dễ xa đọa
Theo điều tra của chuyên gia xã hội học, 80% số vụ xô xát giữa các em học sinh bắt nguồn từ xích mích nhưng thay vì tìm cách giảng hòa, các em đã chọn “nắm đấm” và nguy hiểm hơn là dùng hung khí
2 Nguyên nhân từ gia đình.
Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp
Trang 6Lứa tuổi 15 – 18 tuổi (tuổi học sinh cấp trung học) là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách, chỉ cần một tác động xấu từ gia đình
và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách méo mó về giá trị sống
Cha mẹ mãi mê công việc, có quá ít thời gian để trực tiếp quan tâm chia sẻ với con cái, đặc biệt quan hệ giữa con cái - cha mẹ là yếu
tố then chốt dẫn đến sự phát triển về mặt tính cách và nhận thức của trẻ Cha mẹ chỉ có thể quan tâm đến con bằng việc cung cấp cho con vật chất đầy đủ, chiều chuộng quá đà và giao khoán trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường, giáo viên Trong khi ngoài xã hội đầy cám
dỗ thì trẻ lại được tự do lựa chọn những cách giải trí, vui chơi do thiếu
sự quan tâm của cha mẹ Chính sự thiếu chăm sóc về mặt tình cảm của cha mẹ khiến trẻ có hành vi bạo lực để được cha mẹ quan tâm
Có những gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần, học hành yếu kém, dễ dàng vi phạm khi bị rủ rê, lôi kéo Ở trường học, các em dễ tham gia vào bạo lực học đường khi có bức xúc
Đối với những gia đình có tồn tại bạo lực, cha mẹ thường xuyên cãi cọ, nặng lời hoặc bố mẹ thiếu hiểu biết, không kiềm chế được đã coi việc đánh đập với trẻ như là quyền của họ Khi trẻ có lỗi, cha mẹ
đã buồn bực, lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái Với những trẻ phải chứng kiến và chung sống với việc gia đình thường xuyên có bạo lực, cãi cọ thì sự ảnh hướng đến sức khỏe và tinh thần của các em là rất lớn Từ việc sợ hãi, lo lắng, buồn rầu trước hành vi bạo lực các em
là rất lớn
Từ việc sợ hãi, lo lắng, buồn rầu trước hành vi bạo lực các em dần trở thành những đứa trẻ hay cáu giận, nhút nhát, khó hòa nhập với đời sống Hình ảnh bạo lực gia đình sẽ in dấu trong tiềm thức các em đến khi trưởng thành, làm thay đổi suy nghĩ của các em về ứng xử, các em
dễ dàng quen với bạo lực, không ngần ngại sử dụng bạo lực khi có
Trang 7xích mích Nhiều đứa trẻ bị bạo hành nghĩ gia đình không còn yêu thương, bảo vệ mình nữa Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người Đó là lí do vì sao trẻ có thể sẵn sàng gây ra bạo lực học đường
Đối với gia đình quan tâm con cái theo kiểu cứng nhắc, quá nghiêm khắc thì cũng hết sức nguy hiểm, sự cứng nhắc tạo cho trẻ rất nhiều áp lực vì cha mẹ thường hay áp đặt, khắt khe với con cái làm cho con cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, cô đơn, trẻ thiếu sự chia sẻ, lắng nghe của cha mẹ và thường phải làm theo ý cha mẹ một cách miễn cưỡng Giới trẻ bây giờ thì quan hệ bạn bè mở rộng, các em có nhiều nhu cầu về tình cảm khác nhưng cha mẹ lại bó buộc, không hiểu con sẽ làm trẻ có sự chống đối trở lại bằng việc học đối phó, nghe lời đối phó, nếu không đạt được yêu cầu của cha mẹ, trẻ có thể nói dối và
tự ý hành động ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ Những trẻ này có nhiều bức xúc về tâm lí khi mà trẻ đã dám nói dối, dám tự ý hành động, trẻ có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn xấu, tham gia vào ăn chơi và dễ dàng có hành vi bạo lực do tính bất cần, nông nỗi, hoặc do
bị lôi kéo rủ rê
3 Nguyên nhân từ nhà trường.
Do sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”
Nhà trường chỉ quan tâm đến giáo trình, bài học, ít chú tâm đến thái độ sống trong quan hệ bạn bè, quan hệ học tập như thế nào tốt, cách hành xử như thế nào cho đúng Chính vì vậy mà buông lỏng đi, mới dẫn đến hệ lụy là gây ra những chuyện hành hung lẫn nhau
Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần
xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo
Không ít thầy cô đi dạy với tâm thế dạy cho hết trách nhiệm, nên
ít chú trọng tới quản lý và giáo dục nhân văn
Trang 8Bây giờ thật khó mà tìm được những thầy cô mà học sinh luôn nhắc đến với lòng kính yêu, luôn được học sinh coi là một hình mẫu
để học tập
4 Nguyên nhân từ xã hội.
Việt Nam hội nhập với thế giới, chịu ảnh hưởng và tác động từ nhiều nền văn hoá khác nhau Bên cạnh những nét đẹp văn hoá du nhập vào nước ta thì cũng có không ít các mặt trái của nó: phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực ( kiếm,súng ),… cũng theo đó mà tràn vào Chúng mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ của chúng ta
- Trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông các hình ảnh bạo lực xuất hiện quá nhiều, các bộ phim hành động kinh dị,
xã hội đen đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán qua đĩa
- Các trò chơi trên mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người Các game hành động như liên minh huyền thoại, đột kích, mộng gian hồ, half - life, stra craft, võ lâm, cao bồi không gian Với các pha chém giết, đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số lượng đông các bạn trẻ Không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực tới đầu óc của các em, khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với chúng Tuổi trẻ có xu hướng bắt chước, thử nghiệm và thực hành theo những hình ảnh, hình tượng đó
- Có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn Nhiều học sinh có người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè
IV Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực học đường.
Trang 91 Ảnh hưởng đến bản thân học sinh.
Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả
không hay Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo
lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác Nhẹ là những vết bầm tím, nặng là những thương tích phải vào bệnh viện điều trị Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác
mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình
Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành
Những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn đến trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân bị bắt nạt Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu đến học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các
em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc
Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ
có hành vi bạo lực trong tương lai Những em chứng kiến mà im lặng thì cảm thấy giận dữ nhưng bất lực, cho rằng lẽ ra các em nên làm gì
Trang 10đó nhưng đã không dám làm; cho rằng việc đó chẳng liên quan gì đến các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác
Các em học sinh bị bắt nạt có thể đi đến tự tử hoặc nổi loạn để trả thù
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực
mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học
Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy
2 Ảnh hưởng đến gia đình.
Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí
là đánh đập con mình Điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ
và con cái
Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ
cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con Không ai chịu