Một số phương pháp nghiên cứu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng.. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGUỒN CÂY THUỐC VÀ PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NÀY Ở HUYỆN XÍN MẦ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Hà Nội - 2016
Trang 3Lời cảm ơn!
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
ủng hộ, giúp đỡ quí báu của các thầy giáo, cô giáo, cùng bạn bè và gia đình
Với lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến TS
Phạm Thanh Huyền và PGS.TS Nguyễn Trung Thành, những người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm
khóa luận
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn Tập,
ThS Nguyễn Quỳnh Nga, KTV Nguyễn Văn Dân - các cán bộ thuộc Khoa
Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập, xử lý mẫu vật và giám định tên khoa học để hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp
Trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận, tôi cũng luôn nhận
được sự ủng hộ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi của các thầy giáo, cô giáo
và các cán bộ công tác tại Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Nhân đây, cho tôi gửi lời cảm tạ và lòng biết
ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ, chỉ bảo cho tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã
luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập, thực hiện khóa luận này
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2016
Tác giả
Phan Văn Trưởng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU i Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU iii 1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÂY THUỐC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM iii
1.1.1 Trên thế giới iii1.1.2 Ở Việt Nam v1.1.3 Một số phương pháp nghiên cứu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc
và kinh nghiệm sử dụng viii
1.2 TÌNH HÌNH ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC TẠI TỈNH
HÀ GIANG viii 1.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH
2.4.1 Phương pháp điều tra thực địa Error! Bookmark not defined 2.4.2 Phương pháp thu thập mẫu, xử lý mẫu Error! Bookmark not defined 2.4.3 Xác định tên khoa học Error! Bookmark not defined 2.4.4 Xây dựng danh lục cây thuốc Error! Bookmark not defined 2.4.5 Đánh giá tính đa dạng sinh học Error! Bookmark not defined.
2.4.6 Xác định Danh sách các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác và bảo
Trang 5Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNError! Bookmark not
defined
3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGUỒN CÂY THUỐC VÀ PHÂN TÍCH TÍNH
ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NÀY Ở HUYỆN XÍN MẦN TỈNH HÀ GIANG Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Kêt quả điều tra nguồn cây thuốc Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang Error! Bookmark not defined.
3.2 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH DANH LỤC CÁC LOÀI CÂY THUỐC CÓ TIỀM NĂNG KHAI THÁC, CÂY THUỐC CẦN BẢO TỒN Ở HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ ĐIỂM
Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Danh sách loài cần bảo vệ ở Việt Nam đã phát hiện tại huyện Xín
Mần, tỉnh Hà Giang Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Danh sách loài/nhóm loài có tiềm năng khai thác tại huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Xây dựng bản đồ phân bố các loài cây thuốc quý hiếm và có tiềm năng
khai thác huyện Xín Mần Error! Bookmark not defined.
3.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO TỒN ĐI ĐÔI VỚI KHAI THÁC BỀN VỪNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Bảo tồn những cây thuốc bị đe dọa Error! Bookmark not defined 3.3.2 Phát triển trồng cây thuốc Error! Bookmark not defined 3.3.3 Khai thác bền vững nguồn cây thuốc tự nhiên Error! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO xv
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 1 Các tuyến điều tra tại huyện Xín Mần Error! Bookmark not defined.
Bảng 3 1 Kết quả điều tra về thành phần loài cây thuốc ở huyện Xín Mần Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3 2 Các họ thực vật có nhiều cây thuốc Error! Bookmark not defined Bảng 3 3 Các chi thực vật có nhiều loài cây thuốc Error! Bookmark not defined Bảng 3 4 Sự đa dạng về dạng cây thuốc Error! Bookmark not defined Bảng 3 5 Sự đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3 6 Sự đa dạng các nhóm công dụng làm thuốc Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3 7 Danh sách các loài cây thuốc cần bảo ở ở Việt Nam đã phát hiện tại
huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang Error! Bookmark not defined.
Bảng 3 8 Danh sách loài/nhóm loài có tiềm năng khai thác tại huyện Xín Mần, tỉnh
Hà Giang Error! Bookmark not defined.
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2 1 Ảnh một số khu vực nghiên
cứu: Error! Bookmark not defined.
Hình 2 2 Sơ đồ khu vực điều tra khảo sát Error! Bookmark not defined.
Hình 3 1 Một số loài cây thuốc đại diện các ngành thực vật Error! Bookmark not
Hình 3 4 Biểu đồ sự đa dạng về số dạng cây thuốc ở huyện Xín Mần Error!
Bookmark not defined.
Hình 3 5 Một số dạng cây ghi nhận được ở huyện Xín Mần Error! Bookmark not
Trang 8Hình 3.12 Bản đồ cây thuốc có khả năng khai thác ở huyện Xín Mần Error!
Bookmark not defined.
Trang 9i
MỞ ĐẦU
Trong vô vàn ý nghĩa của giới thực vật với đời sống con người, có lẽ không thể không kể đến vai trò của cây thuốc Bởi chính cây thuốc là nguồn cung cấp dược liệu quan trọng để chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân loại Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã hội, vốn hiểu biết về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú và hoàn thiện hơn
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới đã cho con số ước tính trong số hơn 250.000 loài thực vật đã biết trên thế giới đã có trên 30.000 loài được sử dụng làm thuốc ở các mức độ khác nhau.[34]
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 16 quốc gia có mức đa dạng sinh học cao trên thế giới, với khoản hơn 11.000 loài thực vật trong đó có trên 5.000 loài cây được dùng làm thuốc Hà Giang là một tỉnh cực bắc của tổ quốc có điều kiện tự nhiên đa dạng địa hình núi cao và chia cắt mạnh Chính vì vậy tỉnh có nguồn tài nguyên thực vật rất phong phú và độc đáo Theo kết quả điều tra nghiên cứu gần đây của Viện Dược liệu, đã xác định ở tỉnh Hà Giang có khoảng hơn 1500 cây thuốc [23] được ghi nhận có tác dụng làm thuốc Trong một số huyện thị của tỉnh Hà Giang, Xín Mần là một trong hai huyện vùng cao núi đất, có độ cao trung bình 1.200 – 1.600 m, xen lẫn còn có một số núi cao trên 2000m và thung lũng thấp cho thấy bề mặt địa hình ở đây bị chia cắt mạnh Những đặc trưng về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, đã tạo nên ở huyện Xín Mần nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng mà trong đó chắc chắn có hàng trăm loài cây có công dụng làm thuốc Tuy nhiên hiện vẫn chưa có một công trình nào đi sâu điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ về nguồn tài nguyên cây thuốc huyện Xín Mần Xuất phát từ
tình hình thực trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu, điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Xín Mần tỉnh Hà
Giang.” Nhằm mục đích:
- Qua điều tra nghiên cứu, nhằm nắm được tương đối cụ thể về tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang Trong đó trước hết về thành phần loài; Xây dựng Danh lục cây thuốc; Đồng thời với xác định những loài cây thuốc có tiềm năng khai thác cũng như những loài thuộc diện quý hiếm cần bảo vệ ở địa phương
Trang 10ii
- Căn cứ và các kết quả điều tra nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp bảo tồn đi đôi với việc khai thác bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc này ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Trang 11iii
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÂY THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
tìm thấy cách đây khoảng hơn 5000 năm Đó là những ghi chép bản khắc trên đất sét của người Sumeria, thuộc Mesopotamia cổ xưa
(Iraq ngày nay), đề cập tới một toa thuốc sử dụng cây Carum (Carum carvi) và cây Húng tây [15]
Trang 12iv
Vào năm 2735 trước công nguyên, hoàng đế Thần nông của Trung Hoa đã sưu tầm và ghi chép lại 365 vị thuốc đông y trong
cuốn “Mục lục thuốc thảo mộc” Trong đó nhiều cây thuốc vẫn được sử dụng đến ngày nay như: Cây Gai mèo – Cannabis sp được sử dụng làm thuốc chống nôn…, cây Đại phong tử - Hydnocarpus kurzii là thành phần chính trong thuốc chữa bệnh phong và cây Anh túc – Papaver somniferum có mặt trong một số loại thuốc giảm đau … Ông cũng đề cập đến một số công dụng của cây Ma hoàng (Ephedra sp.), điển hình là để chống lại chứng suy hô hấp [15]
Những kiến thức về thảo mộc của người Hy Lạp và người Roma gắn liền với nền văn minh phát triển từ rất sớm của họ Hy Lạp cổ đại chịu ảnh hưởng lớn từ Babaylon, Ai Cập và một phần Ấn Độ và Trung Hoa Hippocrat (460-377 TCN), thầy thuốc nổi tiếng người Hy Lạp vốn được mệnh danh là “cha đẻ của nền y học hiện đại” đã từng là một nhà nghiên cứu về thảo mộc Ông luôn nhắc đến câu “Hãy để thức ăn của bạn là thuốc và chính thuốc là thức ăn của bạn.”[15]
Trải qua hàng ngàn năm, vốn hiểu biết về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú và có cơ sở khoa học hơn Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1985), hiện nay đã có khoảng 20.000 – 30.000 loài cây cỏ (trong số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp và bậc cao) được sử dụng làm thuốc ở các mức độ khác nhau ở tất cả các quốc gia Trong đó Ấn Độ có khoảng 6000 loài, Trung Quốc 5000 loài, vùng nhiệt đới Châu Mỹ có hơn 1900 loài thực vật có hoa được sử dụng làm thuốc [21,37]
Phần lớn các loài cây thuốc được sử dụng làm thuốc theo cách truyền thống trong các cộng đồng Bên cạnh đó, hiện đã có hàng trăm hoạt chất tự nhiên từ cây cỏ, được sử dụng để chế tạo ra các thuốc hiện đại có hiệu lực chữa bệnh cao Xu thế này hiện vẫn đang được nghiên cứu và xúc tiến ở nhiều quốc gia
Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện vẫn có tới 80% dân số thế giới, mà việc chăm sóc sức khỏe có liên quan hoặc phục thuộc vào Y học cổ truyền (YHCT) [21,37] Đặc biệt đối với một số cộng đồng dân cư vốn sinh sống ở những
Trang 13v
vùng sâu vùng xa tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi, châu Đại Dương thì việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh theo cách truyền thống vẫn còn tương đối phổ biến Song, đáng tiếc rằng, đồng thời với sự phát triển kinh tế và y học hiện đại, hiện đang có sự mất dần những vốn tri thức bản địa của cộng đồng trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh theo cách truyền thống Vấn
đề bảo tồn cây thuốc đi đôi với bảo tồn vốn kinh nghiệm sử dụng cây thuốc đang được nhiều quốc gia quan tâm Được biết, ở một số quốc gia châu Phi, châu Á (Mianma, Sri Lanka, Ấn Độ, Indonesia ) đã có những chương trình hỗ trợ cộng đồng và khuyến khích người dân sử dụng thuốc theo cách truyền thống.[14]
Ngay từ thời vua Hùng Vương (2900 năm TCN) qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại (Đại Việt sử ký ngoại ký, Lĩnh nam chính quoái liệt chuyện, Long uy bí thư …) và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích sự ăn ngon miệng
và chữa bệnh Cùng với sự tiến hóa của lịch sử, nền y học cổ truyền Việt Nam cùng với vốn kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của nhân dân cũng dần phát triển, gắn liền với tên tuổi của và sự nghiệp của các danh y nổi tiếng đương thời [14]
Trang 14vi
Đời nhà Lý (1010-1224) có nhà sư Nguyễn Minh Không (tức Nguyễn Chí Thành) đã dùng nhiều cây cỏ chữa bệnh cho dân và cho nhà Vua, nên được tấn phong là "Quốc sư" triều Lý Đời nhà Trần (1225-1399) nổi lên sự kiện Phạm Ngũ Lão phụng mệnh Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, thu thập trồng một vườn thuốc lớn để chữa bệnh cho quân sỹ trên núi gọi là "Dược Sơn", hiện vẫn còn
di tích tại xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương [14]
Vào thế kỷ XIII và XIV có hai danh y nổi tiếng là Phạm Công Bân và nhà sư Nguyễn Bá Tĩnh – hiệu Tuệ Tĩnh Trong nhiều bộ sách quý của ông về sau bị quân Minh thu gần hét, nay chỉ còn sót lại bộ "Nam Dược Thần Hiệu" đề cập 496 vị thuốc nam; "Tuệ Tĩnh
y thư", "Tam thập phương gia giảm" và "Thương hàn tam thập thất trùng pháp" Tuệ Tĩnh là bậc danh y kỳ tài trong lịch sử nền y học dân tộc nước ta Chính ông là người Việt Nam đầu tiên nêu phương châm "Nam dược trị nam nhân" (Thuốc nam chữa bệnh cho người Việt Nam) [14]
Sau Tuệ Tĩnh, mãi đến thời Dụ Tông xuất hiện Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (1721-1792) Ông là người am hiểu về y học, sinh lý học, đọc nhiều sách thuốc và đã viết bộ "Lãn Ông tâm lĩnh" gồm 66 quyển đề cập tới nhiều vấn đề về y dược Ngoài sự kế thừa "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh, Ông đã bổ sung thêm 329 vị thuốc mới Hải Thượng Lãn Ông cũng đã mở trường đào tạo
Y sinh, truyền bá tư tưởng và hiểu biết của mình về y học Do vậy, Ông được mệnh danh là ông tổ sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam [14]
Đời Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788-1883) có Nguyễn Quang Tuân với các bộ sách "Nam dược", "Nam dược chỉ danh truyền",
"La Khê phương dược" Trong các bộ sách trên, tác giả đã đề cập đến 500 vị thuốc nam trong dân gian dùng để chữa bệnh Ngoài
ra, trong thời kỳ này còn có Lê Đức Huệ với "Nam thiên Đức Bảo toàn thư", đề cập 511 vị thuốc nam và bệnh học [14]
Trong Thế kỷ 21, công trình đầu tiên phải kể đến là "Produits medicinaux" (1928) của Crevost - nhà thực vật người Pháp, trong
đó ông đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa Đến năm 1952, Petelot đã bổ sung và xây dựng thành bộ "Les
Trang 15Trong nhiều công trình công bố sau này, đáng chú ý nhất là bộ "Từ điển cây thuốc Việt Nam" (2011,2012) của Võ Văn Chi Trong công trình này đã mô tả kỹ gần 4700 loài cây thuốc Việt Nam Đây là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn, phục vụ cho ngành Dược và các nhà thực vật học.[10]
Ngay từ ngày thành lập (1961), Viện Dược liệu – Bộ Y tế đã tiến hành nhiều đợt trên phạm vi toàn quốc Tính đến năm 2005, kết quả đã thống kê được tổng số 3.948 loài cây thuốc đã biết ở Việt Nam, hiện nay phần lớn là được sử dụng theo kinh nghiệm (truyền khẩu) trong nhân dân Số loài được xác minh khoa học về giá trị cơ chế chữa bệnh (kể cả nguồn tài liệu nước ngoài) chỉ chiếm 20-30 % Chúng được sử dụng để điều trị hay tự chữa các chứng bệnh thông thường mắc phải trong cuộc sống hàng ngày, như cảm sốt, cảm lạnh, cầm máu, làm liền vết thương, ăn uống khó tiêu, bong gân, sai khớp do ngã, bó nắn gãy xương cho đến cả một số bệnh nan y như tim mạch, bệnh về gan, thận, thần kinh, dị ứng, người ta có thể điều trị bằng cây thuốc nam theo cách cổ truyền [25]
Tuy vậy, với sự phát triển của khoa học và công nghệ hàng loạt các loại thuốc tây y mới được ra đời với tác dụng rất nhanh và tiện lợi Vì vậy, việc sử dụng thuốc nam đang giảm dần và có xu thế mất dần trong dân gian nhất là với giới trẻ hiện nay Họ gần như không biết gì về các cây thuốc nam
Trang 16viii
1.1.3 Một số phương pháp nghiên cứu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng
Trên thế giới, 2 tác giả Jose, B.K (1998) và Martin, J G (2004) đã đề cập khá chi tiết về các phương pháp trong điều tra cây thuốc và tri thức bản địa Trong đó nhấn mạnh, khi thiết kế một nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc thì việc xác định mục tiêu cần đạt
được là rất quan trọng, sau đó là lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất với mục tiêu, ngân sách và thời gian Ví dụ: 1 Nhằm mục tiêu khai thác thì cần tập trung điều tra thành phần loài, phân bố, trữ lượng cây thuốc 2 Nhằm mục tiêu phát triển thuốc mới sẽ
tập trung điều tra thành phần loài, tư liệu hóa việc sử dụng cây thuốc và các yếu tố liên quan như bộ phận dùng, thời gian thu hái, cách phố hợp các cây thuốc, chế biến, liều dùng, mô tả bệnh, đối tượng được chữa trị, tỉ lệ khỏi bệnh; thu thập mẫu để xác định thành phần
và cấu trúc hóa học, tác dụng sinh học, v.v… 3 Nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững cũng cần điều tra thành phần loài, xác
định sự phong phú và tính đa dạng của cây thuốc, mức độ bị đe dọa, tình trạng phân bố, điều kiện sinh thái, khả năng tái sinh, mức độ khai thác, sử dụng và phát triển cây thuốc cũng như các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan Nhìn chung, công tác điều tra cây thuốc cần vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau, thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và khoa học quản lí, trong đó các ngành được xem là quan trọng nhất gồm: thực vật học, dược học, nhân học, sinh thái học, kinh tế học tài nguyên, ngôn ngữ học [18]
Ở Việt Nam, các phương pháp điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng được tổng kết trong “Quy trình điều tra dược liệu” của Bộ Y tế, 1973 Qui trình này đã được bổ sung, sửa chữa năm 2006 [18]
1.2 TÌNH HÌNH ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC TẠI TỈNH HÀ GIANG
Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở cực bắc của tổ quốc Với điều kiện tự nhiên và khí hậu tương đối đa dạng, đã tạo ra ở đây
nguồn tài nguyên động – thực vật độc đáo, trong đó có nhiều loài được dùng làm thuốc Tỉnh Hà Giang có tới 22 cộng đồng các dân