ẤNTƯỢNGĐỢT THỰC TẾSÁNGTÁC CỦA CHIHỘITRANGTRÍTAIHUYỆNXÍNMẦN,TỈNHHÀGIANG Th ực hiện kế hoạch thựctếsángtác hàng năm, năm 2011 Chi h ội TrangtríHội Mỹ thuật Việt Nam đã chọn địa điểm huyệnXínMần,tỉnhHà Giang, một huyện biên giới vùng cao của đất nước Việt Nam. Đoàn các họa sĩ hội viên ngành Trangtrí gồm 11 hội viên: Trưởng đoàn họa sĩ Đặng Đình Dũng - Chihội trưởng, và các họa sĩ trong đoàn: họa sĩ Lê Thanh, Đặng Đình Diệp, Trần Ngọc Canh, Vũ Quang, Trần Gia Bình, Chử Thị Thọ, Đặng Mai Anh, Phạm Văn Tiến, Nguyễn Thanh Giang. Các thành viên trong đoàn gồm nhiều lứa tuổi, họa sĩ Lê Thanh người cao tuổi nhất năm nay 80 tuổi, ít tuổi nhất 37 tuổi. Đoàn các họa sĩ đã trải qua một chuyến thựctếsángtác đầy ấntượng bởi các địa danh thiên nhiên phong cảnh du lịch, bởi tình người XínMần, đặc biệt những cú ngoặt gấp tay của con đường lên đỉnh cao gần 2000 mét. Là một huyện nghèo củatỉnhHà Giang, với 15 dân tộc chung sống: Kinh, H’Mông, Cao Lan, Nùng, Dao, La Chí, Phù Lá, Hoa, Tày … đã tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc phong phú của những phong tục tập quán, lối sống. Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính xã. Người dân củahuyệnXín Mần cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính là giữ vững đường biên giới của Tổ quốc. Đoàn thực tếsángtác của các họa sĩ ChihộiTrangtrí có thể nói sau chặng đường dài gần 400 km, với con đường đầy gian nan và nguy hiểm, các họa sĩ đã nói rằng: chúng ta không chỉ đi thựctếsángtác mỹ thuật mà còn tham gia chuyến du lịch “mạo hiểm”, bởi không thể đếm nổi bao khúc ngoặt với những đoạn dốc trên 15 độ liên tục, liên t ục gấp khúc, chưa hết khúc gấp này lại đến gấp khúc khác, con đường chỉ vừa đủ một thân xe và bên đường là những vực thẳm sâu hút, mây mù, đi c ả ngày đường không gặp một xe ôtô nào lên hoặc xuống, bởi sự heo hút củaXínMần, trên con đường độc đạo đi lên chỉ có mây bồng bềnh, sương mù quấn lối; thỉnh thoảng có một vài bóng váy xòe của người H’Mông cùng chú ngựa đi chợ, đôi lúc có một đám người áo chàm của người Nùng, áo váy đen của người Cao Lan, hay một vài chàng trai áo chàm đi xe Win đi lên chợ, nói đi lên chợ bởi họ lên chợ cửa khẩu XínMần, nơi thông thương với Trung Quốc trên đỉnh núi, ở độ cao xấp xỉ 2000 mét, nơi đây có cổng thành đá từ thời nhà Thanh ghi lại dấu ấn lịch sử về biên giới hai nước Việt - Trung. Đoàn các h ọa sĩ thực tếsángtác cũng đã có được nhiều tư liệu quí giá về phiên chợ với nhiều màu sắc của các dân tộc Việt Nam sinh sống tạihuyệnXín Mần và của người Hoa nơi cửa khẩu vùng biên này. Đoàn họa sĩ đã được UBND huyệnXín Mần với thịnh tình đón như những người khách quí, khi xe lên tới Đèo Gió, nơi con đường heo hút không một xe qua, con đường đi gần như không xác định được độ dài, và chỉ có dốc ngoặt, đoàn cán bộ Trung tâm và phòng văn hóa huyện đón tiếp đưa đi thăm một số địa danh du lịch phong cảnh củahuyệnXín Mần: Thác Tiên, Đèo Gió, bài đá cổ Nấm Dẩn, qua một số bản của Nà Chì, Chí Cà, Thèn Pàng… Trong bu ổi gặp mặt với đoàn h ọa sĩ sángtác các đồng chí lãnh đạo huyệnXín Mần đã tiếp đón chào mừng đoàn, đồng chí Dương Minh Hòa - Bí thư huyện ủy, đồng chí Vũ Thị Hòa - Phó Chủ tịch huyện, cùng các cán bộ của UBND huyện. Các đồng chí đã giới thiệu về tình hình kinh tế, chính trị, đặc điểm củahuyệnXín Mần và công tác trọng tâm củahuyện là bảo vệ vững chắc đường biên giới của Tổ quốc trên địa bàn huyệnXínMần, nơi các đồn biên phòng nằm trên những đỉnh núi quanh năm mây mù, ẩm ướt. Với địa hình vô cùng phức tạp, là huyện vùng cao, với núi và núi, núi và mây, cùng những thửa ruộng bậc thang có từ không biết bao đời người dân, họ sống mỗi nhà trên một ngọn núi, trồng lúa, ngô, bí, rau, hái măng rừng… cuộc sống chăm chỉ cùng những thửa ruộng theo những thế núi từ đỉnh núi xuống chân núi, như những bức tranh kỳ thú của thiên nhiên, nhiều họa sĩ trong đoàn liên tưởng tới 1 trong 7 kỳ quan thế giới về những thửa ruộng bậc thang của Myanma, những thửa ruộng của người Mông ở Xín Mần có thể thấy như một địa danh phong cảnh nguyên sơ chưa được khai phá, những thửa ruộng trải đầy các ngọn núi, với những đường viền đỏ của đất núi, màu vàng của lúa, màu xanh của mạ mới cấy, … cùng xen lẫn những khu rừng nguyên sinh v ới lớp lớp cây của rừng đại ngàn, những con suối chảy ào ào như những thác nước chảy ầm ào quanh năm không biết cạn … và quyện cùng những đám mây bồng bềnh. Có thể nói cảnh mây núi, những thác nư ớc, ruộng bậc thang đã cuốn hút các họa sĩ cảm động và thấy vô cùng quí giá bởi sự kỳ thú của thiên nhiên cùng sức lao động của con người qua bao đời đã quyện vào nhau, tạo nên một thiên nhiên hùng vĩ và đẹp nh ư tranh. Là một huyện nghèo thứ hai củatỉnhHà Giang, huyệnXínMần, hầu như không có các hoạt động kinh doanh sản xuất, không có nguồn thu lương thực ổn định, hàng năm nhà nước còn phải cấp thêm gạo để chống đói cho nhân dân, mỗi ngôi nhà xây đều phải chuyển từ xuôi l ên, mọi vật liệu từ từng viên gạch tới ximăng, sắt thép… và mọi nguyên vật liệu đều có giá thành gấp đôi. Mọi nguồn thu nhập củahuyện cả năm không đáng kể, bởi mọi nguồn thu về sản xuất và kinh doanh đều không có, chỉ có núi và núi. Với những khai thác về nguồn du lịch trong huyện, một số điểm du lịch mới được công nhận địa danh du lịch đã bắt đầu được nhà nước đầu tư khai thác một số điểm du lịch để góp phần thu hút nguồn du lịch trong và ngoài nước, những đoàn khách nước ngoài đã du lịch tới XínMần, họ đi bằng những con rừng từ Hoàng Xu Phì tới qua những con đường rừng đầy những hiểm trở, khám phá những điều về thiên nhiên và con người Xín Mần; một số đoàn du lịch trong nước cũng đã tới nhưng còn rất ít ỏi; chính vì vậy đoàn thực tếsángtác Chi hộiTrangtríHội Mỹ thuật Việt Nam là một đoàn gần như khai phá vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Xín Mần. Con đường vào thị trấn trung tâm huyện thị trấn Cốc Pài, qua cây cầu Cốc Pài có nghĩa là cầu “Yêu”, cây cầu được Ngân hàng Liên Việt Bank hỗ trợ dựng cây cầu để kết nối giao thông trong huyện, không c òn bị chia cắt mỗi khi có lũ về. Thị trấn Cốc Pài, với một dãy phố thị trấn chưa đầy 1 km, nằm cheo leo trên vách núi, quanh năm mây mù, đây là nơi trung tâm của huyện, hàng tuần vào sáng Chủ nhật, dân từ trên các đỉnh núi cao, từ tờ mờ sáng, người dân các dân tộc về tập trung tại phiên chợ, với đủ các sắc màu quần áo của các dân tộc, sặc sỡ nhất của người H’Mông, những bộ váy xòe hoa, màu xanh trầm của màu chàm người Dao, Nùng, đen của người Tày, Cao Lan, quần áo điểm những đường vải hoa sặc sỡ của người La Chí Tất cả họ đều gùi trên lưng những thứ có thể đem bán và lại gùi về những thứ mua được cho cuộc sống gia đình, tới phiên chợ họ bày bán khắp dãy phố huyện, ấntượng với những quả dưa chuột to như những chú lợn con lăn lóc, vừa giòn, vừa mát; những hàng mận xanh, mận đỏ, lê, móoc cọp, ớt xanh, su su,… còn tươi rói lẫn cả sương trên cành; những củ măng khổng lồ còn dính cả đất đỏ; những sạp hàng hóa bán đồ váy áo, quần, mũ, vải, … sặc sỡ và đua chen ướm thử của các bà, các cô; những hàng lương thực gạo, ngô, lạc, … bày bán; những hàng bán thịt lợn, trâu, ngựa, đôi khi cả hươu, thú rừng, những hàng bán đồ cá khô, vài quả trứng, những đồ gia dụng… túm tụm góc chợ và sôi nổi là các hàng bán rượu, tuy là rượu ngô cũng làm lên đặc sản rượu Làng Táo củaXínMần, tục lệ mỗi khi uống xong một chén phải bắt tay nhau. Các hàng ăncủa các phiên chợ vùng cao bao giờ cũng nhộn nhịp, bởi đã xuống chợ ai cũng phải ăn, phải mua quà về cho người ở nhà, những chiếc bánh rán nóng hổi sôi rào trong chảo mỡ lớn, những hàng ăn người đứng ngồi bê trên tay những bát nóng nghi ngút khói, những hàng quán hai bên đường nhộn nhịp các tiếng nói, cư ời, gọi nhau, mua bán … của các dân tộc … chính đây là điều tạo nên sự sống quần tụ lại của con người sau những ngày lao động để ăn uống, mua bán, trao đổi, giao lưu văn hóa, và cũng là những cuộc hẹn hò của những đôi trai gái … Phiên chợ vùng cao với sắc màu sặc sỡ làm sống động cả thị trấn Cốc Pài, chính sự sống động là những tư liệu thựctế cho các họa sĩ của đoàn thực tếsáng tác, đồng thời các họa sĩ cũng đã thấy được hơn giá trị cuộc sống, cảm thông với các chiến sĩ trên những đồn biên phòng trên những điểm cao đường biên, khâm phục những ngư ời dân khai phá sáng tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh, những nét riêng biệt của người dân tộc với những nụ cười trên khuôn mặt đầy cá tính, những câu nói như chim của các dân tộc cùng nhau tạo nên sự sống động trong phiên chợ vùng cao. ĐẶNG MAI ANH . ẤN TƯỢNG ĐỢT THỰC TẾ SÁNG TÁC CỦA CHI HỘI TRANG TRÍ TAI HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG Th ực hiện kế hoạch thực tế sáng tác hàng năm, năm 2011 Chi h ội Trang trí Hội Mỹ thuật. điểm huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, một huyện biên giới vùng cao của đất nước Việt Nam. Đoàn các họa sĩ hội viên ngành Trang trí gồm 11 hội viên: Trưởng đoàn họa sĩ Đặng Đình Dũng - Chi hội. thực tế sáng tác của các họa sĩ Chi hội Trang trí có thể nói sau chặng đường dài gần 400 km, với con đường đầy gian nan và nguy hiểm, các họa sĩ đã nói rằng: chúng ta không chỉ đi thực tế sáng