XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO THEO TCVN 2690 : 2007; ASTM D482-03

Một phần của tài liệu 253849 (Trang 60 - 62)

4.19.1. Phạm vi ứng dụng

Xác định lượng tro trong khoảng 0,001% đến 0,180% khối lượng trong các loại nhiên liệu có thành phần cất nhẹ và các nhiên liệu cặn, tuốc bin khí, dầu thô, dầu bôi trơn, sáp và các sản phẩm dầu mỏ không có phụ gia tạo tro, kể cả hợp chất photpho.

4.19.2. Thiết bị

 Chén nung chịu nhiệt

 Cân: Có khả năng cân chính xác đến 0,1mg.

 Bình lấy mẫu, bình hút ẩm.

 Bếp điện gia nhiệt

 Lò nung

4.19.3. Tiến hành

Nếu mẫu ở nhiệt độ phòng ở dạng nhớt hoặc rắn thì gia nhiệt bình chứa mẫu cho đến khi mẫu chảy hoàn toàn, lắc kỹ mẫu thử.

Cho mẫu vào chén sứ đã cân, cân đủ mẫu (khoảng 80g). Ghi lại khối lượng chén, chén + mẫu chính xác đến 0,1 mg.

Đặt chén này vào bếp gia nhiệt, bật nút mở nguồn. Nung cho đến khi ngọn lửa bùng cháy, đốt cháy hoàn toàn mẫu.

Dùng cặp chén sứ đặt vào lò nung ở nhiệt độ khoảng 775 ± 25oC cho tới khi tất cả các hợp chất chứa cacbon biến mất, làm nguội trong bình chống ẩm, để nguội rồi cân. Tính phần trăm tro theo lượng mẫu ban đầu.

4.19.4. Xử lý kết quả

Tro được tính bằng phần trăm khối lượng của các mẫu thử ban đầu theo công thức: Tro, % khối lượng = (w/W) x 100

Trong đó:

w là khối lượng tro, tính bằng gam; W là khối lượng mẫu, tính bằng gam;

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh

4.20. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PARAFIN, OLEFIN, AROMATIC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG

4.20.1. Phạm vi ứng dụng

Xác định lượng parafin, olefin, aromatic có trong xăng

4.20.2. Thiết bị

 Cột nhồi

 Pha tĩnh silicagen

 Pha động khí N2 hoặc không khí nén

 Thuốc thử muối flo

 Đèn cực tím

 Thiết bị rung chuyên dụng

4.20.3. Tiến hành

Nhồi pha tĩnh vào cột, sử dụng thiết bị rung chuyên dụng để rung nhẹ cho silicagen nhồi chặt và đều hơn

Thêm một ít muối flo vào và tiếp tục rung nhẹ Cho 10 ml mẫu đã được làm lạnh từ trước (-40C) Cho pha động đi qua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi muối flo xuống đáy tháp nhồi thì dừng lại chiếu đèn

Xem chiều cao của màu trên cột để xác định phần trăm thể tích parafin, olefin, aromatic trong mẫu (xanh dương là parafin, xanh lá cây là olefin, màu tím là aromatic)

Ghi kết quả và tháo bỏ silicagen.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đinh Thị Ngọ,PGS.TS (2001) : Hóa học dầu mỏ và khí,NXB Khoa học và kỹ thuật,Hà Nội.

2.Nguyễn Thị Diệu Hằng,Ths (2008) : Sản phẩm dầu mỏ thương phẩm,Bộ môn CNHH-Dầu và Khí,Bách Khoa Đà nẵng.

3.Kiều Đình Kiểm,Ths (2006) : Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu,NXB Khoa học và kỹ thuật,Hà Nội.

4.Kiều Đình Kiểm (2001) : Tài liệu kĩ thuật chuyên ngành của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam,NXB Khoa học và kỹ thuật,Hà Nội.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Linh

Một phần của tài liệu 253849 (Trang 60 - 62)