1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

253 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 253
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

- Các Khoa chuyên môn thực hiện công tác đào tạo ở trình độ Cao đẳng, Đại học và trên đại học, gồm 07 khoa là Khoa cơ bản, Khoa Không lưu, Khoa vận tải hàng không, Khoa Cảng hàng không,

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 7

PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN 8

1.1 Giới thiệu về Học viện Hàng không Việt nam 8

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8

1.1.2 Sứ mạng và tầm nhìn 8

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực 9

1.1.4 Trụ sở và các cơ sở đào tạo 12

1.1.4.1 Trụ sở chính 12

1.1.4.2 Các cơ sở đào tạo 12

1.1.5 Kết quả đào tạo 12

1.2 Nhu cầu đào tạo nhân lực thạc sỹ QTKD của ngành HKVN và xã hội 14

1.3 Kết quả đào tạo ngành QTKD của Học viện HKVN 19

1.4 Đơn vị quản lý và chuyên môn trực tiếp đảm nhận đào tạo thạc sĩ QTKD 20

1.4.1 Đơn vị trực tiếp quản lý đào tạo thạc sỹ QTKD 20

1.4.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 21

1.4.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 22

1.4.1.3 Công cụ quản lý 23

1.4.2 Đơn vị chuyên môn trực tiếp đảm nhận đào tạo thạc sĩ QTKD 23

1.4.2.1 Chức năng, nhiệm vụ 23

1.4.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 24

1.4.2.3 Kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học 26

1.5 Lý do đề nghị mở ngành đào tạo Thạc sỹ QTKD 27

PHẦN 2: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH 29

2.1 Những căn cứ để lập đề án 29

2.1.1 Căn cứ pháp lý 29

2.1.2 Căn cứ chuyên môn 30

2.2 Mục tiêu đào tạo 30

Trang 3

2.2.1 Mục tiêu chung 30

2.2.2 Mục tiêu cụ thể 30

2.3 Thời gian đào tạo 31

2.4 Đối tượng tuyển sinh 31

2.4.1 Điều kiện về văn bằng, ngành học và loại tốt nghiệp 31

2.4.2 Điều kiện về kinh nghiệm công tác 31

2.4.3 Điều kiện về sức khỏe 32

2.5 Danh mục các ngành gần và ngành phù hợp với chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo 32

2.6 Danh mục các học phần bổ sung kiến thức 32

2.7 Các môn thi tuyển và điều kiện trúng tuyển 33

2.7.1 Các môn thi tuyển 33

2.7.2 Điều kiện trúng tuyển 33

2.8 Dự kiến quy mô tuyển sinh 34

2.9 Dự kiến mức học phí 34

2.10 Điều kiện tốt nghiệp 34

PHẦN 3: NĂNG LỰC CỦA HỌC VIỆN HKVN 36

3.1 Đội ngũ giảng viên cơ hữu 36

3.2 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 36

3.2.1 Trang, thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo 36

3.2.2 Thư viện 39

3.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học 52

3.3.1 Đề tài khoa học đã thực hiện 52

3.3.2 Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn 55

3.3.3 Các công trình đã công bố của cán bộ cơ hữu 56

3.4 Hợp tác quốc tế 60

PHẦN 4: CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO 62

4.1 Mục tiêu của chương trình đào tạo 62

4.1.1 Mục tiêu chung của chương trình đào tạo 62

4.1.2 Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo 62

4.1.2.1 Về kiến thức 62

4.1.2.2 Về kỹ năng 62

4.1.2.3 Về thái độ 63

Trang 4

4.1.2.4 Về năng lực chuyên môn 63

4.1.2.5 Về nghiên cứu 63

4.1.2.6 Vị trí và công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp 64

4.2 Yêu cầu đối với người dự tuyển 64

4.2.1 Điều kiện về văn bằng, ngành học và loại tốt nghiệp 64

4.2.2 Điều kiện về kinh nghiệm công tác 64

4.2.3 Điều kiện về sức khỏe 65

4.3 Chuẩn đầu ra và điều kiện tốt nghiệp 65

4.3.1 Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo 65

4.3.1.1 Kiến thức 65

4.3.1.2 Kỹ năng 65

4.3.1.3 Thái độ 66

4.3.2 Điều kiện tốt nghiệp 66

4.4 Chương trình đào tạo 67

4.4.1 Khái quát chương trình 67

4.4.2 Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo 68

4.4.3 Kế hoạch đào tạo 70

4.4.3.1 Các học phần chung 70

4.4.3.2 Các học phần bắt buộc 71

4.4.3.3 Các học phần tự chọn 71

4.4.4 Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo 73

4.4.4.1 Học phần “Triết học” 73

4.4.4.2 Học phần “Tiếng Anh” 92

4.4.4.3 Học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học” 93

4.4.4.4 Học phần “Kinh tế học quản lý” 96

4.4.4.5 Học phần “Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao” 104

4.4.4.6 Học phần “Quản trị nguồn nhân lực nâng cao” 109

4.4.4.7 Học phần “Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu” 114

4.4.4.8 Học phần “Quản trị chiến lược nâng cao” 119

4.4.4.9 Học phần “Phát triển kỹ năng lãnh đạo trong tổ chức” 124

Trang 5

4.4.4.10 Học phần “Quản trị chất lượng nâng cao” 128

4.4.4.11 Học phần “Các lý thuyết quản trị hiện đại” 132

4.4.4.12 Học phần “Kỹ năng ra quyết định quản trị” 137

4.4.4.13 Học phần “Thống kê trong quản trị” 142

4.4.4.14 Học phần “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế” 147

4.4.4.15 Học phần “Quản trị công ty” 153

4.4.4.16 Học phần “Quản trị rủi ro” 160

4.4.4.17 Học phần “Kế toán quản trị nâng cao” 167

4.4.4.18 Học phần “Hệ thống thông tin quản lý” 179

4.4.4.19 Học phần “Kinh tế vận tải hàng không nâng cao” 183

4.4.4.20 Học phần “Quan hệ công chúng” 187

4.4.4.21 Học phần “Quản trị marketing nâng cao” 193

4.4.4.22 Học phần “Marketing hãng hàng không nâng cao” 197

4.4.4.23 Học phần “Marketing cảng hàng không nâng cao” 201

4.4.4.24 Học phần “Quản trị hãng hàng không nâng cao” 206

4.4.4.25 Học phần “Quản trị thương mại cảnghàng không nâng cao” 210 4.4.4.26 Học phần “Quản trị logistic và chuỗi cung ứng” 214

4.4.5 Tích hợp chuẩn đầu ra của các học phần với chương trình đào tạo 217

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 229

Phụ lục 1:CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QTKD ĐÃ THAM KHẢO 231

Phụ lục 2:CÁC TÀI LIỆU VÀ MINH CH NG K M TH O 252

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo

GTVT: Giao thông vận tải

HKDDVN: Hàng không dân dụng Việt nam HKVN: Hàng không Việt nam

IATA: Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế MBA: Master of Business Administration QTCHK Quản trị Cảng hàng không

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu theo loại hình lao động năm 2014 10

Bảng 2: Đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu năm 2014 11

Bảng 3: Kết quả tuyển sinh và đào tạo giai đoạn 2010-2014 13

Bảng 4: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo khối 15

Bảng 5: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo trình độ 16

Bảng 6: Danh sách các đơn vị đã khảo sát và tham gia hội thảo 17

Bảng 7: Kết quả đào tạo đại học và cao đẳng chính quy ngành QTKD 20

Bảng 8: Nhân sự Phòng đào tạo 22

Bảng 9: Nhân sự Khoa VTHK 25

Bảng 10: Dự kiến quy mô tuyển sinh thạc sĩ QTKD 2015-2019 34

Bảng 11: Diện tích và hạ tầng phục vụ đào tạo thạc sĩ QTKD 36

Bảng 12: Đội ngũ cán bộ cơ hữu tham gia đào tạo thạc sĩ QTKD 37

Bảng 13: Thiết bị phục vụ cho đào tạo 39

Bảng 14: Danh mục sách, tạp chí phục vụ đào tạo thạc sĩ QTKD 40

Bảng 15: Các đề tài nghiên cứu KH của giảng viên liên quan đến ngành QTKD 52

Bảng 16: Các giáo trình đã biên soạn liên quan đến ngành QTKD 54

Bảng 17: Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn và số lượng HV có thể tiếp nhận 55

Bảng 18: Các công trình công bố của cán bộ cơ hữu thuộc ngành QTKD 56

Bảng 19: Khái quát chương trình đào tạo 67

Bảng 20: Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ QTKD 68

Bảng 21: Danh sách cán bộ giảng dạy các học phần chung 70

Bảng 22: Dự kiến phân công cán bộ giảng dạy các học phần bắt buộc 71

Bảng 23: Dự kiến phân công cán bộ giảng dạy các học phần tự chọn 72

Bảng 24: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về kiến thức của các học phần với chương trình đào tạo 217

Bảng 25: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về kỹ năng của các học phần với chương trình đào tạo 221

Bảng 26: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về thái độ của các học phần với chương trình đào tạo 225

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Học Viện HKVN 9Hình 2: Sơ đồ tổ chức Phòng đào tạo 22

Trang 9

- Ngày 24/3/1979 Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số: 290/QĐ-QP thành lập Trường Sĩ quan và Trung cấp nghiệp vụ hàng không, thuộc Tổng Cục Tổng cục hàng không dân dụng Việt nam (HKDDVN), Bộ Quốc phòng

- Năm 1991 ngành HKDDVN tách ra khỏi quân đội, Trường Sĩ quan và Trung cấp nghiệp vụ hàng không được xây dựng với mô hình là một Trường kỹ thuật nghiệp vụ hàng không của ngành HKDDVN

- Ngày 14/11/1994 Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) ra Quyết định

số 2318/QĐ/TCCB-LĐ chuyển đổi Trường kỹ thuật nghiệp vụ hàng không thành Trường hàng không Việt Nam nằm trong hệ thống với danh mục các ngành nghề đào tạo của hệ trung cao cấp, hệ quản lý Nhà nước và công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ

- Ngày 17/7/2006 Thủ Tướng chính phủ có Quyết định số 168/QĐ-TTg thành lập Học viện HKVN cơ sở Trường hàng không Việt Nam

Trang 10

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Cơ cấu tổ chức của Học viện được tổ chức thành các Phòng, Khoa và Trung tâm (xem Hình 1) Cụ thể như sau:

Nguồn: Học viện HKVN

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Học Viện HKVN

- Đứng đầu Học viện hiện nay là Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Học viện

- Các Phó giám đốc trực tiếp giúp Giám đốc các mảng được phân công

- Hội đồng khoa học và đào tạo tư vấn cho Giám đốc về công tác khoa học và đào tạo của Học viện

Khoa Không lưu

Khoa Vận tải hàng không

Trung tâm tư vấn

và dịch vụ hàng không

Trung tâm tư vấn ngoại ngữ, tin học hàng không

Trang 11

- Các Phòng chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, gồm 6 phòng là Phòng đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ & quảng lý sinh viên (TCCB&QLSV), Phòng tài chính – kế toán, Phòng Khoa học công nghệ, Phòng hành chính tổng hợp và Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng

- Các Khoa chuyên môn thực hiện công tác đào tạo ở trình độ Cao đẳng, Đại học và trên đại học, gồm 07 khoa là Khoa cơ bản, Khoa Không lưu, Khoa vận tải hàng không, Khoa Cảng hàng không, Khoa điện tử viễn thông, Khoa Kỹ thuật Hàng không và Khoa bổ túc cán bộ và hợp tác quốc tế

- Các Trung tâm thực hiện công tác đào tạo ở trình độ Trung cấp nghề trở xuống và bồi dưỡng kiến thức Hàng không, gồm 04 Trung tâm là Trung tâm đào tạo phi công, Trung tâm đào tạo nghiệp vụ hàng không, Trung tâm Dịch vụ

và tư vấn Hàng không, Trung tâm ngoại ngữ, tin học hàng không

Về nguồn nhân lực, tổng số lao động của Học viện đến 31/12/2004 là 187 người Theo loại hình lao động, có 109 người là biên chế, chiếm 58% và 78 người là hợp đồng lao động, chiếm 42% Theo công việc đảm nhiệm, có 112 người tham gia giảng dạy, chiếm 60%; còn lại công tác hành chính là 75 người, chiếm 40% (xem Bảng 1)

Bảng 1: Cơ cấu theo loại hình lao động năm 2014

Số

TT Phân loại Đơn vị tính Tổng số Hành chính

Tham gia giảng dạy

Trang 12

học, chiếm 37% và 01 cao đẳng, chiếm 1% Xét về độ tuổi thì giảng viên dưới

30 tuổi chiếm 26,8%; từ 30 đến 45 chiếm 50,9%; Trên 45 tuổi 22,3% Còn nếu xét về chuyên môn đào tạo cao nhất của đội ngũ giảng viên, 65% là được đào tạo về kinh tế, quản trị; 19% về kỹ thuật và quản lý hoạt động bay; còn lại 16%

về khoa học cơ bản, luật, anh văn (xem Bảng 2) Đội ngũ giảng viên của Học viện hiện đảm nhiệm được trên 70% khối lượng giảng dạy hàng năm

Bảng 2: Đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu năm 2014

Đại học đẳng Cao Tổng

Tỷ trọng

- Kỹ thuật, quản lý bay 2 8 10 1 21 18,8%

- Cơ bản, luật, anh văn 1 12 5 18 16,1%

Nguổn: Học viện HKVN

- Về cán bộ quản lý và giúp việc, Học viện có 84 người Trong đó, cán

bộ quản lý là 26 người, gồm 1 phó giáo sư, 4 tiến sỹ, 19 thạc sỹ, 2 đại học và 1 cao đẳng

Trang 13

1.1.4 Trụ sở và các cơ sở đào tạo

1.1.4.2 Các cơ sở đào tạo

- Cơ sở 1: 104 Nguyễn Văn Trỗi, Q Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

- Cơ sở 2: 18 A/1 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

- Cơ sở 3: 243 Nguyễn Tất Thành – Thị xã Cam Ranh – Tỉnh Khánh Hòa (Cảng Hàng không Cam Ranh), là cơ sở đào tạo cho Trung tâm đào tạo Phi công

1.1.5 Kết quả đào tạo

Từ 2007, ngoài đào tạo nghề chuyên ngành hàng không, Học viện đã tổ chức đào tạo đại học và cao đẳng để trở thành cơ sở đào tạo đa cấp độ và ngành nghề Trong giai đoạn 2007-2014, Học viện đã thực hiện tốt công tác đào tạo trình độ Đại học, cao đẳng; tiếp tục duy trì công tác đào tạo các chuyên ngành truyền thống trong các chương trình đào tạo Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, đồng thời phát triển các chương trình đào tạo sơ cấp và bổ túc chuyên môn theo nhu cầu của các đơn vị trong ngành và cho nhu cầu xã hội Số lượng tuyển sinh giai đoạn 2010-2014 tăng dần từ 2.200 chỉ tiêu lên 2.900 chỉ tiêu (xem Bảng 3)

Ở bậc đại học và cao đẳng, sau 8 năm đào tạo, Học viện đã có 4 khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường ở các ngành QTKD, chuyên ngành: Quản trị kinh doanh hàng không (QTKDHK); Quản trị doanh nghiệp hàng không (QTDNHK); Quản trị cảng hàng không (QTCHK); Quản trị du lịch hàng không (QTDLHK); Quản lý hoạt động bay và Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông hàng không Năm 2011 có 82 sinh viên tốt nghiệp đạt 75,9% Năm 2012 có 493 sinh viên tốt nghiệp Năm 2013 có 530 sinh viên ra trường Năm 2014 có gần

700 sinh viên ra trường Cũng từ năm 2009 Học viện bắt đầu đào tạo hệ vừa học vừa làm nên số lượng sinh viên đào tạo tăng dần và đến năm 2014 tuyển sinh gần 1.000 sinh viên Các chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và cao đẳng đều

Trang 14

có chương trình đào tạo phù hợp với luật giáo dục đại học và chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), được tham khảo các chương trình tiên tiến của một số nước và thực tế của Việt nam 100% các môn học về kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành đều có giáo trình Các môn chuyên ngành hàng không, trong những năm qua Học viện đã tích cực xây dựng, đến nay đạt được khoảng 50% giáo trình chuyên ngành hàng không

Bảng 3: Kết quả tuyển sinh và đào tạo giai đoạn 2010-2014

Ở bậc đào tạo nghề và bồi dưỡng ngắn hạn, Học viện có kinh nghiệm hơn

30 năm đào tạo ở nhiều nghề với khoảng 35.000 lượt người đào tạo Trong giai đoạn 2010-2014 số lượng tăng cao (khoảng 1.000 người năm 2010 lên hơn 2000 người vào năm 2014) Hiện nay Học viện đang đào tạo các nghề như: Người lái

cơ bản, Nhân viên kỹ thuật hàng không, Kiểm soát viên không lưu và nhân viên chuyên ngành quản lý bay, Tiếp viên hàng không; Nhân viên an ninh hàng không; Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay; Nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay; bán vé, đặt chỗ; nhân viên hàng hóa… Chương trình đào tạo đã được xây dựng, hoàn thiện qua nhiều năm

Trang 15

phù hợp với Luật dạy nghề và khung quy định của Bộ lao động - thương binh và

xã hội

Nhìn chung công tác đào tạo được của Học viện trong những năm qua được triển khai đúng chương trình đã được phê duyệt, đảm bảo đúng quy chế, quy định của các cơ quan Nhà nước ban hành Số lượng đào tạo đều đảm bảo theo chỉ tiêu được duyệt Trong đó, từ khóa 4 hệ đại học và cao đẳng (năm 2010), Học viện đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, đồng tiếp tục cải tiến chương trình đào tạo và cách thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ Bên cạnh đó học viện cũng thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với xã hội; áp dụng các phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý đào tạo; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

1.2 Nhu cầu đào tạo nhân lực thạc sỹ QTKD của ngành HKVN và xã hội

Ngành HKVN là một ngành áp dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, có quy mô lớn về vốn lớn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với SXKD Ngành HKVN được tổ chức thành các khối sau:

- Khối cơ quan quản lý Nhà nước gồm: Cục HKVN và các Cảng vụ hàng không thuộc Cục HKVN

- Khối các đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Học viện HKVN, Viện Khoa học hàng không (thuộc Tổng công ty HKVN), Trung tâm Y tế hàng không và Tạp chí Hàng không Việt Nam (thuộc Cục HKVN)

- Khối các doanh nghiệp hàng không gồm Tổng công ty HKVN, Tổng công ty Cảng HKVN, Tổng công ty quản lý bay Việt nam, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Jestar Pacific Airlines, VietJet Air và một số doanh nghiệp hàng không khác Khối các doanh nghiệp được phân theo các chức năng như đảm bảo hoạt động bay, quản lý khai thác cảng hàng không , sân bay, vận tải hàng không, kỹ thuật máy bay và dịch vụ thương mại hàng không

Theo Cục HKVN, đến 31/12/2012 có 32.695 người đang làm việc ở các đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN (các cơ quan quản lý nhà nước về HKDD, các hãng hàng không của Việt nam, Tổng công ty Cảng HKVN, Tổng công ty quản lý bay, các công ty cung cấp dịch vụ thương mại hàng không, phi hàng không tại các cảng hàng không, sân bay) Số lượng này chưa tính đến lực lượng

Trang 16

không, các công ty du lịch liên quan đến hàng không và các công ty giao nhận hàng hóa hàng không ở Việt nam Trong đó, lớn nhất thuộc khối vận tải hàng không (VTHK) (chiếm 35,9%); tiếp theo là các khối quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay (24,7%), dịch vụ và thương mại hàng không (20,3%), bảo đảm hoạt động bay (8,5%), kỹ thuật máy bay (8,1%), các đơn vị sự nghiệp (1,9%) và cuối cùng là khối quản lý nhà nước (0,6%)

Với dự báo thị trường VTHK tăng 16% trong năm 2015 và bình quân 14% giai đoạn 2016-2020, cùng với định hướng, mục tiêu và một số chỉ tiêu phát triển cơ bản của giai đoạn đến năm 2020, Cục HKVN đã chủ trì xây dựng

đề án “Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành HKVN đến năm 2020” Theo

đó nhu cầu về nhân lực cho các đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN đến 2020

dự báo sẽ là 45.162 người, trung bình tăng 4,1%/năm Nhu cầu bổ sung cho số tăng tuyệt đối hàng năm vào khoảng gần 1.600 người/năm Kết hợp với số giảm

tự nhiên khoảng 3% mỗi năm, ước tính mỗi năm cần phải bổ sung khoảng 3.000 lao động cho các đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN (xem Bảng 4)

Bảng 4: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo khối

năm

Bổ sung bình quân/năm cho giai đoạn 2013-2020

Số tăng tuyệt đối

Số giảm

tự nhiên

Trang 17

Ngoài ra, xã hội cũng có 1 lực lượng lao động tương đương liên quan đến ngành HKVN, cần đào tạo lao động chuyên ngành HK như cho hãng hàng không nước ngoài tại Việt nam, các đại lý hàng không, các công ty du lịch liên quan đến hàng không và các công ty giao nhận hàng hóa hàng không ở Việt

nam… Như vậy dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 ngành HKVN và

xã hội cần bổ sung bình quân hàng năm khoảng gần 6.000 người được đào tạo lao chuyên ngành và liên quan đến ngành hàng không

Về trình độ đào cho lao động chuyên ngành ngành hàng không có thể được chia thành 2 cấp độ là: 1) Đào tạo lao động có trình độ đại học trở lên (đại học và trên đại học); 2) Đào tạo lao động có trình độ từ cao đẳng trở xuống (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dưới 3 tháng cấp chứng chỉ) Trong 32.695 người đang làm việc trực tiếp trong ngành HKVN vào thời điểm 31/12/2/2012 có khoảng 45% lao động có trình độ đại học trở lên, còn lại là từ cao đẳng trở xuống

Theo đề án đào tạo nguồn nhân lực ngành HKVN đến năm 2020, mục tiêu của ngành là tăng cường đội ngũ nhân lực làm công tác khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo phục vụ trực tiếp yêu cầu phát triển ngành HKVN, cũng như tăng cường chất lượng lao động Vì vậy dự báo tỷ lệ lao động có trình

độ đào tạo từ đại học trở lên vào năm 2020 sẽ tăng lên là 50%, trong đó trên đại học chiếm 6% Do đó trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhu cầu đào tạo lao động có trình độ trên đại học cho các đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN vào khoảng 270 người/năm (xem Bảng 5)

Bảng 5: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo trình độ

năm

Bổ sung /năm 2013-2020

Người trọng Tỷ Người trọng Tỷ Tăng tuyệt

đối Giảm

tự nhiên

Tổng

1 Đại học trở lên 14.667 44,9% 22.581 50% 5,5% 989 560 1.549 Trên đại học 1.020 3,1% 2.710 6% 13,0% 211 57 268 Đại học 13.647 41,7% 19.871 44% 4,8% 778 503 1.281

2 Cao đẳng trở xuống 18.028 55,1% 22.581 50% 2,9% 569 609 1.178

CĐ, trung cấp 6.565 20,1% 9.484 21% 4,7% 365 241 606

Sơ cấp và công

nhân kỹ thuật 9.737 29,8% 11.291 25% 1,9% 194 315 509 Khác 1.726 5,3% 1.806 4% 0,6% 10 53 63

Tổng cộng 32.695 100% 45.162 100% 4,1% 1.558 1.169 2.727

Trang 18

Kết hợp với nhu cầu đào tạo cho các đơn vị có liên quan đến ngành HKVN, nhu cầu đào tạo lao động có trình độ trên đại học cho các đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN và các đơn vị có liên quan đến ngành hàng không khoảng 550 người/năm

Để khảo sát nhu cầu đào tạo của ngành HKVN, từ ngày 9/9/2013 đến ngày 20/9/2013, Học viện đã đến làm việc các đơn vị trong ngành HKVN để nắm nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp, trong đó có đào tạo sau đại học Trên cơ sở đó ngày 23/9/2013 Học viện đã tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp trong ngành) Theo kết quả khảo sát và làm việc cho thấy nhu cầu đào tạo thạc sĩ QTKD trong ngành là rất lớn, đặc biệt là chuyên ngành QTKDHK chưa có cơ sở đào tạo nào trong nước thực hiện được Danh sách các đơn vị đã khảo sát và tham gia hội thảo được trình bày tại Bảng 6

Bảng 6: Danh sách các đơn vị đã khảo sát và tham gia hội thảo

Số

1 Cục Hàng không Việt nam

2 Tổng công ty hàng không Việt nam

3 Cảng vụ hàng không miền Bắc

4 Cảng vụ hàng không miền Trung

5 Cảng vụ hàng không miền Nam

6 Chi nhánh phía Nam Tổng công ty hàng không Việt nam

7 Công ty kỹ thuật máy bay Vietnam Airlines (VAECO)

8 Xí nghiệp thương mại mặt đất TSN (TIAGS)

9 Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài (NIAGS)

10 Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng (DIAGS)

11 Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO)

12 Trung tâm huấn luyện bay – Tổng công ty hàng không Việt nam

13 Đoàn bay 919 – Tổng công ty hàng không Việt nam

14 Đoàn tiếp viên – Tổng công ty hàng không Việt nam

15 Công ty dịch vụ hàng không Nội Bài (NASCO)

16 Công ty dịch vụ hàng không Đà Nẵng (MASCO)

17 Công ty dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS)

18 Công ty sản xuất bữa ăn trên máy bay (VACS)

19 Công ty dịch vụ giao nhận hàng hóa TSN (T CS)

Trang 19

20 Công ty dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS)

21 Công ty xăng dầu hàng không (VINAPCO)

22 Tổng công ty cảng hàng không Việt nam

23 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất

24 Cảng hàng không Nội Bài

25 Cảng hàng không Đà Nẵng

26 Công ty dịch vụ hàng không (SASCO)

27 Công ty phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS)

28 Công ty phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS)

29 Tổng công ty quản lý bay Việt Nam

30 Công ty quản lý bay miền Nam

31 Công ty quản lý bay miền Trung

32 Công ty quản lý bay miền Bắc

33 Công dịch vụ kỹ thuật quản lý bay (ATT CH)

34 Công ty hàng không cổ phần Jestar-Pacific

35 Công ty hàng không cổ phần VietJet Air

36 Công ty hàng không quốc tế Vector (Vector Aviation)

37 Saigon Tourist

38 Viet Travel

Hiện nay đã có nhiều trường đại học lớn tổ chức đào tạo thạc sỹ chuyên ngành QTKD như: Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà nội; Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh; Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Thương Mại, Đại học kỹ thuật công nghệ TP Hồ Chí Minh, Đại học tài chính marketing, Đại học Ngân hàng, đại học Cần thơ, Đại học Trà vinh… Ngoài ra, một số trường đại học, viện và các trung tâm tại Việt Nam cũng đã tổ chức các khóa đạo tạo QTKD liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài như chương trình cao học QTKD (MBA) của trường Hanoi School of Business, Đại học Quốc Gia Hà Nội kết hợp với Trường Đại học Hawaii của Hoa Kỳ, chương trình cao học QTKD (MBA), Đại học Kinh Tế Quốc Dân kết hợp với Trường đại học Washington của Hoa kỳ, chương trình cao học Kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh kết hợp với Trường Đại học Công nghệ Curtin – Úc, chương trình cao học QTKD (MBA) của Trung Tâm viện công nghệ Châu Á tại Việt Nam kết hợp với trung tâm công nghệ Châu Á Thái Lan, Đại học Quốc gia Hà nội – Đại học Impac (Hoa Kỳ)… Một số trường Đại học nước ngoài đã mở khóa đào tạo Thạc sĩ

Trang 20

QTKD MBA tại Việt Nam như Đại học Tổng hợp Hawaii, Đại học RMIT… Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy cho thấy các cơ sở đào tạo này chỉ đi vào đào tạo chuyên ngành QTKD nói chung mà chưa đào tạo chuyên ngành QTKD cho ngành HKVN (xem Phụ lục 1 về một số chương trình đào tạo chuyên ngành QTKD đã tham khảo)

1.3 Kết quả đào tạo ngành QTKD của Học viện HKVN

Từ 2007, ngoài đào tạo nghề chuyên ngành hàng không, Học viện đã tổ chức đào tạo đại học và cao đẳng để trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, nghề và trình độ Từ 2007 đến nay, Học viện đã thực hiện tốt công tác đào tạo trình độ Đại học, cao đẳng; tiếp tục duy trì công tác đào tạo các chuyên ngành truyền thống trong các chương trình đào tạo Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, đồng thời phát triển các chương trình đào tạo ngắn hạn và bổ túc chuyên môn theo nhu cầu của các đơn vị trong ngành và cho nhu cầu xã hội Số lượng học sinh, sinh viên hiện nay của Học viện khoảng 5.000 người Trong đó, đại học và cao đẳng khoảng 3.100 người, còn lại là các hệ đào tạo nghề

Ở bậc đại học và cao đẳng, sau 9 năm đào tạo, Học viện đã có 5 khóa với gần 2.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường ở các ngành QTKD; Quản lý hoạt động bay và Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông Các ngành đào tạo ở bậc đại học và cao đẳng đều có chương trình đào tạo phù hợp với luật giáo dục đại học

và chương trình khung của Bộ GD&ĐT, được tham khảo các chương trình tiên tiến của một số nước và thực tế của Việt nam 100% các môn học về kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành đều có giáo trình Các môn chuyên ngành hàng không, trong những năm qua Học viện đã tích cực xây dựng, đến nay đạt được khoảng 50% giáo trình chuyên ngành hàng không

Về đào tạo chuyên QTKD, Học viện bắt đầu đào tạo ngành QTKD bậc đại học từ năm 2007 đến nay theo Quyết định số 547/QĐ-BGDĐT ngày 29/1/2007 với 4 chuyên ngành là QTKDHK, QTDNHK, QTCHK và QTDLHK

Ở bậc cao đẳng Học viện đào tạo từ 2008 đến nay theo quyết định số BGDĐT ngày 31/3/2009 của Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Đến nay, Học viện đã có 5 khóa sinh viên đại học và cao đẳng chính quy tốt nghiệp ra trường với tổng số 2.139 sinh viên đã tốt nghiệp, gồm: 1.694 bậc đại học và 445 bậc cao đẳng (xem Bảng 7)

Trang 21

2691/QĐ-Bảng 7: Kết quả đào tạo đại học và cao đẳng chính quy ngành QTKD

1.4.1 Đơn vị trực tiếp quản lý đào tạo thạc sỹ QTKD

Để quản lý việc đào tạo thạc sĩ QTKD, Học viện sẽ sử dụng bộ máy của Học viện hiện nay, đồng thời giao Phòng đào tạo là cơ quan trực tiếp quản lý công tác đào tạo thạc sĩ nói chung và đào tạo thạc sĩ QTKD nói riêng

Trang 22

1.4.1.1 Chức năng, nhiệm vụ

Phòng Đào tạo là cơ quan tham mưu giúp việc cho Giám đốc Học viện về công tác quản lý, phát triển, tổ chức đào tạo và cấp phát văn bằng, chứng chỉ của Học viện cho các bậc học Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, trung cấp nghề, nghề

và các lớp đào tạo theo nhu cầu của Doanh nghiệp, Tổ chức xã hội thuộc phạm

vi của Học viện Phòng Đào tạo có các nhiệm vụ sau:

1 Chủ trì nghiên cứu, đề xuất quy mô phát triển các ngành đào tạo, các

hệ đào tạo: Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, trung cấp … của Học viện;

2 Chủ trì công tác mở ngành đào tạo các bậc, các hệ của Học viện

3 Chủ trì xây dựng kế hoạch tuyển sinh Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề và các kỳ thi của Học viện;

4 Chủ trì công tác xây dựng kế hoạch năm học, khóa học; phân bổ thời gian đào tạo hàng năm cho toàn Học viện Triển khai thực hiện điều độ kế hoạch giảng dạy, học tập theo học kỳ, năm học và toàn khóa cho các hệ đào tạo

5 Phối hợp với các Khoa, Trung tâm xây dựng, sửa đổi nội dung chương trình đào tạo, nội dung môn học;

6 Thường trực các Hội đồng: Khoa học và đào tạo, tuyển sinh, tốt nghiệp, và các hội đồng liên quan đến xét lên lớp, ngừng học, thôi học các hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng; trung cấp nghề và các lớp nghề khác

7 Chịu trách nhiệm quản lý kết quả đào tạo và cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận tốt nghiệp đối với các hệ đào tạo thuộc phạm vi của Học viện;

8 Chủ trì công tác tổng hợp, báo cáo, tiếp nhận và xử lý đơn từ, hồ sơ, công văn, thống kê… liên quan đến công tác đào tạo, huấn luyện của Học viện

9 Xác nhận, cấp bảng điểm và các loại giấy tờ khác liên quan đến quá trình đào tạo cho Học sinh - Sinh viên;

10 Phối hợp với Phòng TCCB&QLSV tham mưu trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với phó phòng và xây dựng phát triển lao động thuộc phòng;

11 Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được Học viện giao;

12 Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Học viện phân công

Trang 23

1.4.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Đứng đầu Phòng đào tạo là Trưởng phòng Các Phó trưởng phòng được giao giúp Trưởng phòng một số lĩnh vực theo phân công Trực thuộc phòng đào tạo có các bộ phận: Tuyển sinh; Phát triển chương trình và kế hoạch đào tạo; Quản lý học vụ đại học, cao đẳng, nghề và bồi dưỡng ngắn hạn; Quản lý đào tạo sau đại học; Tổng hợp, quản lý văn bằng, chứng chỉ (xem Hình 2)

Nguồn: Học viện HKVN

Hình 2: Sơ đồ tổ chức Phòng đào tạo

Nhân sự của Phòng đạo tạo hiện nay gồm 8 người, bao gồm 1 tiến sỹ, 2 thạc sỹ, 3 học viên cao học và 3 cử nhân đại học (xem Bảng 8) Để đảm nhiệm quản lý đào tạo sau đại học, Học viện đang có kế hoạch bổ sung thêm nhân sự cho Phòng đào tạo

Bảng 8: Nhân sự Phòng đào tạo

Số

sinh

Trình độ chuyên môn công việc đảm nhiệm Chức vụ/

1 Nguyễn Hải Quang 1969 Tiến sĩ kinh tế Trưởng phòng

2 Nguyễn Mạnh Tuân 1964 Thạc sĩ kinh tế Phó trưởng phòng

3 Phạm Thị Anh Đào 1970 Cao học kinh tế Chuyên viên tổng hợp

giáo dục Phát triển chương trình và kế hoạch đào tạo

6 Hồ Nữ Trà Giang 1984 CH kinh tế Tuyển sinh

7 Phạm Thanh Hương 1976 Cử nhân kinh tế Học vụ đại học, cao đẳng

8 Bùi Thị Mỹ Hảo 1981 Thạc sỹ quản lý

giáo dục

Học vụ nghề và bồi dưỡng ngắn hạn

Quản lý ĐT sau đại học

Tổng hợp, quản lý văn bằng

Trang 24

1.4.1.3 Công cụ quản lý

Để quản lý đào tạo thạc sĩ QTKD, ngoài các quy định, quy chế quản lý đào tạo thạc sĩ nói chung của Nhà nước, Học viện sẽ ban hành quy định về quản

lý đào tạo thạc sĩ QTKD trong Học viện Trước mắt Học viện dự thảo quy định

về tuyển sinh, quy định về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sỹ (xem dự thảo tại phần tài liệu và minh chứng kèm theo)

1.4.2 Đơn vị chuyên môn trực tiếp đảm nhận đào tạo thạc sĩ QTKD

Để thực hiện việc đào tạo thạc sĩ QTKD, Học viện sẽ giao Khoa VTHK – Khoa đang thực hiện hiện đào tạo ngành QTKD bậc đại học và cao đẳng của Học viện

1.4.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

Khoa VTHK là một khoa chuyên ngành, được thành lập theo quyết định

số 02/QĐ-HVHKVN ngày 5/1/2007 của Giám đốc Học viện Khoa có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành QTKD Đồng thời thực hiện đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kiến thức các chuyên ngành về QTKD; quản lý công tác chuyên môn Khoa VTHK có các nhiệm vụ sau:

1 Lập kế hoạch xây dựng và phát triển toàn diện Khoa theo mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo ngày càng tốt hơn nhu cầu về sự hiểu biết, kỹ năng,

kỹ xảo của người học;

2 Xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ giảng dạy được giao;

3 Cụ thể hoá mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của từng chuyên ngành trong khoa nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện;

4 Hoàn thiện chương trình, giáo trình, bài giảng và cập nhật các tài liệu phục vụ cho giảng dạy;

5 Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên, nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy

6 Tổ chức triển khai thực hiện các qui chế, qui định về đào tạo

7 Phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi và đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên trong quá trình đào tạo, đúng theo các qui định của Bộ GD&ĐT;

Trang 25

8 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và các hội thảo khoa học chuyên ngành Triển khai nghiên cứu đề tài khoa học các cấp được giao và các đề tài với các cơ quan, đơn vị bên ngoài Hướng dẫn học sinh sinh viên nghiên cứu khoa học;

9 Tổ chức thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo sự phân công của Giám đốc Học viện Phối hợp với các đơn vị có liên quan mở rộng quan hệ đối ngoại trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành;

10 Quản lý, điều hành, phối hợp hoạt động của các bộ môn thuộc đơn vị Lập kế hoạch và chỉ đạo các bộ môn thuộc khoa: tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy, xây dựng kế hoạch bổ sung đội ngũ cho các bộ môn Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên kế cận;

11 Triển khai việc thực hiện các văn bản liên quan đến chế độ chính sách đối với cán bộ, giảng viên thuộc khoa;

12 Xác nhận các giấy tờ cho học sinh sinh viên thuộc khoa trong phạm vi được phân cấp;

13 Quản lý và lưu trữ kết quả học tập, bài thi kết thúc môn học theo qui định;

14 Thực hiện việc thi, kiểm tra hết môn, thi tốt nghiệp thuộc khoa quản lý theo kế hoạch chung của trường

15 Quản lý các tư liệu, tài liệu chuyên ngành thuộc khoa quản lý;

16 Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường;

17 Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học;

18 Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được Học viện giao

1.4.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Đứng đầu Khoa VTHK là trưởng khoa Các Phó trưởng khoa được giao giúp Trưởng khoa một số lĩnh vực theo phân công Ngoài bộ phận giáo vụ giúp việc cho lãnh đạo Khoa trong công tác hành chính, Khoa được tổ chức thành 5

Trang 26

Khai thác hàng không Nhân sự của Khoa VTHK hiện nay gồm 30 người (trong

đó 2 người kiêm nhiệm), bao gồm 1 PGS, 4 tiến sỹ, 3 NCS, 11 thạc sỹ, 5 học viên cao học và 5 cử nhân đại học (xem Bảng 9)

1 Trương Quang Dũng 1961 Tiến sĩ Kinh tế Trưởng khoa

2 Phan Thành Trung 1979 NCS, Ths Kinh tế Phó trưởng khoa

Bộ môn cơ sở ngành

3 Huỳnh Minh Triết 1962 Tiến sĩ Kinh tế Trưởng bộ môn

4 Nguyễn Thị Vĩnh Hằng 1970 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

5 Trần Diệu Hằng 1985 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

6 Nguyễn Văn Dư 1971 NCS, ThS Hệ thống T.tin Giảng viên

Bộ môn QTKD

Trương Quang Dũng 1961 Tiến sĩ Kinh tế Trưởng bộ môn

7 Nguyễn Mai Duy 1984 Thạc sĩ Kinh tế Phó bộ môn

8 Hà Anh Tuấn 1974 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

9 Đoàn Thị Kim Thanh 1984 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

10 Hoàng Việt Hùng 1980 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

11 Đỗ Uyên Tâm 1992 Cử nhân Kinh tế Giảng viên tập sự

12 Lê Thị Châu Kha 1992 Cử nhân Kinh tế Giảng viên tập sự

13 Hoàng Thị Kim Quy 1992 Cử nhân Kinh tế Giảng viên tập sự

Bộ môn tài chính – kế toán

14 Nguyễn Quốc Khánh 1960 Tiến sĩ TC - ngân hàng Trưởng bộ môn

15 Nguyễn Thị Cẩm Lệ 1982 Thạc sĩ TC - ngân hàng Phó bộ môn

16 Nguyễn Thu Hằng 1973 NCS, Thạc sĩ Kế toán Giảng viên

17 Nguyễn Thị Anh Thy 1974 Thạc sĩ Kế toán Giảng viên

Bộ môn kinh tế hàng không

Nguyễn Hải Quang 1969 Tiến sĩ Kinh tế Trưởng bộ môn

18 Lê Ngô Ngọc Thu 1982 Thạc sĩ Kinh tế Phó bộ môn

19 Nguyễn Trần Thanh Thuần 1969 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên chính

Trang 27

20 Hoàng Thị Kim Thoa 1990 Cao học Kinh tế Giảng viên

21 Nguyễn Thị Ngọc Huyền 1991 Cử nhân Kinh tế Giảng viên

22 Lê Thị Phương Linh 1991 Cao học Kinh tế Giảng viên

Bộ môn khai thác hàng không

Dương Cao Thái Nguyên 1956 PGS Tiến sĩ Kinh tế Trưởng bộ môn Phan Thành Trung 1979 NCS, Ths Kinh tế Phó bộ môn

23 Nguyễn Thị Lan Phương 1982 Thạc sĩ Kinh tế Giảng viên

24 Lê Thị Hạnh An 1990 Cao học Kinh tế Giảng viên

25 Phan Thị Như Quỳnh 1990 Cao học Kinh tế Giảng viên

26 Ngô Thị Thanh Huyền 1990 Cao học Kinh tế Giảng viên

Giáo vụ Khoa

27 Nguyễn Thị Việt Hải 1978 Cử nhân Báo chí Giáo vụ

28 Lê Thị Thu Hà 1986 Trung cấp Vận tải HK Giáo vụ

Nguồn: Học viện HKVN

1.4.2.3 Kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học

Về công tác đào tạo, từ năm 2007 đến nay Khoa VTHK trực tiếp xây

dựng các chương trình và thực hiện đào tạo ngành QTKD (chuyên ngành QTKDHK, QTDNHK, QTCHK và QTDLHK) ở các bậc đại học và cao đẳng Những năm gần đây Khoa quản lý giảng dạy khoảng 33-40 lớp/năm với khoảng 2.000 sinh viên Thực hiện 208 môn-lớp với 9.975 lớp-tiết giảng dạy Trong đó, Khoa trực tiếp giảng dạy các môn từ cơ sở ngành đến chuyên ngành Lực lượng giảng viên trong Khoa giảng khoảng 60%, hơn 20% do các bộ phận khác trong Học viện đảm nhiệm, còn tỷ lệ mời giảng khoảng gần 20%

Về nghiên cứu khoa học, trong những năm qua các cán bộ giảng viên

trong Khoa đã thực hiện các công tác nghiên cứu khoa học sau:

- Tham gia 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Học viện là: 1) Nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không Việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế; 2) Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng

ô nhiễm không khí, tiếng ồn; xây dựng bản đồ tiếng ồn và giải pháp giảm thiểu cho cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

- Biên soạn 5 giáo trình ngành QTKD và chuyên ngành hàng không và đang triển khai tiếp tục biên soạn một số giáo trình chuyên ngành

Trang 28

- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và hàng năm đều hướng dẫn sinh viên thực hiện từ 5-10 nghiên cứu khoa học/năm

Hiện nay Khoa đang xúc tiến một số hướng nghiên cứu chủ yếu sau:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học thông qua các chương trình của Bộ Giao thông vận tải, Cục HKVN, các chương trình hợp tác và các nguồn khác

- Đi sâu nghiên cứu các trường phái quản trị doanh nghiệp Châu Á, Việt Nam

- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu về QTKD vào cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành HKVN nói riêng

- Nghiên cứu các vấn đề phát sinh trong thực tiễn quản lý và khai thác hoạt động liên quan đến kinh tế hàng không, quản trị doanh nghiệp

Về hợp tác quốc tế, Khoa tích cực tham gia theo phân công của Học viện

trong công tác hợp tác quốc tế về đào tạo ngành QTKD và VTHK Hàng năm Khoa đều đào tạo cho sinh viên Lào, Cam Phu Chia ngành QTKD và tham gia đào tạo giảng dạy cho các nước Lào, Cam Phu Chia các chuyên ngành về VTHK, các chương trình theo tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc

tế (IATA)

1.5 Lý do đề nghị mở ngành đào tạo Thạc sỹ QTKD

Học viện HKVN là cơ sở đào tạo công lập thuộc Bộ GTVT và bám sát chức năng, nhiệm vụ khi được Chính phủ thành lập, Học viện được Bộ GTVT định hướng phát triển thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có tầm cỡ quốc gia, đào tạo chuyên ngành hàng không ở bậc sau đại học, đại học và trung cấp nghề, ưu tiên công tác nghiên cứu khoa học làm tiền đề và động lực phát triển công nghệ hàng không

Qua phân tích và khảo sát nhu cầu đào tạo thạc sỹ QTKD cho ngành HKVN, cũng như đánh giá các chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD của các cơ sở đào tạo ở Việt nam hiện nay ở trên cho thấy nhu cầu là rất lớn trong khi đó ở Việt nam chưa có cơ sở đào tạo nào đào tạo thạc sỹ QTKD cho ngành hàng không Vì vậy việc mở ngành đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QTKD cho ngành HKVN của Học viện là hết sức cần thiết, phù hợp với định hướng phát triển của Bộ GTVT

Trang 29

đối với Học viện, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành HKVN đến năm 2020 và của xã hội

Chương trình đào tạo thạc sĩ QTKD của Học viện sẽ đưa ra các phương

án lựa chọn cho người học một số các học phần tự chọn, theo hướng tập trung vào bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QTKD đặc thù trong ngành hàng không Vì vậy không chỉ đáp ứng kiến thức QTKD nói chung mà còn đáp ứng cả kiến thức chuyên ngành về QTKDHK nên không chỉ hữu ích cho các nhà quản trị nói chung mà còn cho các nhà quản trị trong ngành HKVN

Đến nay Học viện đã đào tạo được 4 khóa đại học tốt nghiệp ngành QTKD Học viện có đầy đủ bộ máy, kinh nghiệm quản lý, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên … để thực hiện đào tạo thạc sĩ QTKD Vì vậy mở ngành đào tạo thạc sĩ QTKD tại Học viện là cần thiết và có tính khả thi cao Vấn đề này đã được được Bộ GTVT xác định trong quyết định 1258/QĐ-BGTVT ngày 8/4/2014 về việc phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Học viện HKVN và Bộ GTVT có công văn số 1750/BGTVT-TCCB gửi Bộ GD&ĐT ngày 6 tháng 2 năm 2015 Trên cơ sở đó Bộ GD&ĐT đã chỉ định Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh thẩm định chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành QTKD của Học viện HKVN tại công văn số 1138/BGDĐT-GDĐH ngày 12 tháng 3 năm 2015

Trang 30

PHẦN 2: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

tổ chức bộ máy của Học viện HKVN

- Quyết định số 547/QĐ-BGDĐT ngày 29/1/2007 của Bộ GD&ĐT cho phép Học viện HKVN được đào tạo ngành QTKD bậc đại học

- Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội

- Điều lệ Trường đại học tại Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

- Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ GD&ĐT quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ

- Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành tại Thông tư số BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

15/2014/TT Quyết định số 4375/QĐ15/2014/TT BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ GTVT về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành Hàng không đến năm 2020”

- Quyết định 1258/QĐ-BGTVT ngày 8/4/2014 của Bộ GTVT về việc phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Học viện HKVN

- Công văn số 1750/BGTVT-TCCB ngày 6 tháng 2 năm 2015 của Bộ GTVT gửi Bộ GD&ĐT đề nghị cho phép Học viện HKVN mở ngành đào tạo thạc sỹ QTKD

Trang 31

- Công văn số 1138/BGDĐT-GDĐH ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ GD&ĐT chỉ định Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh thẩm định chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành QTKD của Học viện HKVN

2.1.2 Căn cứ chuyên môn

Để xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ QTKD, Học viện HKVN đã tham khảo các chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QTKD của nhiều cơ

sở đào tạo thạc sĩ trong và ngoài nước Cụ thể như: Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Ngoại thương; Đại học mở TP Hồ Chí Minh; Đại học kinh tế luật – Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh; Trường đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà nội; Trường đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh; Trường đại học Cần thơ; Đại học kinh tế - Đại học Huế; Đại học mở Malaysia (xem Phụ lục)

2.2 Mục tiêu đào tạo

2.2.1 Mục tiêu chung

Đào tạo thạc sỹ QTKD theo định hướng ứng dụng cho ngành hàng không

và xã hội, có phẩm chất chính trị vững vàng, có kiến thức khoa học kinh tế nền tảng, có kỹ năng chuyên môn sâu về chuyên ngành QTKD, thông thạo tiếng Anh, tin học trong lĩnh vực quản trị nói chung và QTKD trong ngành hàng không nói riêng; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực QTKD trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới

2.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Trang bị cho các học viên những kiến thức nâng cao, chuyên sâu về QTKD hiện đại, cách thức xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, các chỉ dẫn về cách thức vận dụng những kiến QTKD vào hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hàng không nói riêng

- Cung cấp cho học viên khả năng phân tích, đánh giá và dự báo những thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như môi trường hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh hàng không Từ đó đưa ra các quyết sách đúng đắn cho chiến lược phát triển doanh nghiệp trong dài hạn

Trang 32

- Xây dựng và phát triển năng lực lãnh đạo của học viên, bao gồm kỹ năng lãnh đạo bản thân và lãnh đạo tổ chức Giúp học viên nâng cao khả năng sáng tạo và ứng dụng các lý luận, phát huy các kinh nghiệm của bản thân và hình thành các kỹ năng cần thiết trong việc phân tích và xử lý các tình huống quản trị, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không dân dụng

2.3 Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ QTKD là hai năm (2 năm)

2.4 Đối tượng tuyển sinh

2.4.1 Điều kiện về văn bằng, ngành học và loại tốt nghiệp

- Nhóm 1 “Ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành dự tuyển”:

Có bằng cử nhân ngành QTKD hoặc nhóm ngành Kinh tế chuyên ngành QTKD hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau dưới 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành Ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành dự tuyển được dự thi không cần

bổ túc kiến thức

- Nhóm 2 “Ngành gần với chuyên ngành dự tuyển”: Có bằng tốt nghiệp

đại học chính qui hoặc không chính qui loại khá trở lên nhóm ngành Kinh doanh (nhóm ngành cấp III) nhưng không có hoặc không phải ngành QTKD hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành Ngành gần với chuyên ngành dự tuyển được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức phù hợp

- Nhóm 3 “Ngành khác với chuyên ngành dự tuyển”: Có bằng tốt

nghiệp đại học chính qui ngành khác với nhóm ngành Kinh doanh (nhóm ngành cấp III) Ngành khác với chuyên ngành dự tuyển được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức phù hợp

2.4.2 Điều kiện về kinh nghiệm công tác

- Người có ngành “đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành dự tuyển”: Bằng tốt nghiệp loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp

- Người có ngành “phù hợp với chuyên ngành dự tuyển” nhưng có bằng tốt nghiệp dưới loại khá hoặc có ngành “gần với chuyên ngành dự tuyển”: Phải

Trang 33

có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực QTKD (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi)

- Người có ngành “khác với chuyên ngành dự tuyển”: Phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực QTKD (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi)

Kinh nghiệm công tác do thủ trưởng đơn vị nơi công tác xác nhận, nêu rõ thời gian tuyển dụng, thời gian làm việc tại các vị trí công tác

2.4.3 Điều kiện về sức khỏe

Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo qui định số 10/TT-LB ngày 18/08/2003 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/08/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.5 Danh mục các ngành gần và ngành phù hợp với chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo

- Danh mục các ngành gần với chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo:

nhóm ngành Kinh doanh (nhóm ngành trong danh mục giáo dục đào tạo Việt Nam cấp III)

+ Kinh doanh quốc tế,

+ Kinh doanh thương mại

- Danh mục các ngành phù hợp với chuyên ngành đề nghị cho phép đào

tạo: nhóm ngành Kinh tế chuyên ngành QTKD hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau dưới 10% tổng số tiết học hoặc đơn

vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành

2.6 Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

Những người không có ngành phù hợp với chuyên ngành dự tuyển phải

bổ túc kiến thức tại Học viện HKVN Các học phần bổ sung kiến thức cụ thể

Trang 34

- Đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học có ngành học gần với chuyên ngành dự tuyển phải bổ sung kiến thức Tùy theo chương trình đào tạo cụ thể đã học, phải bổ sung kiến thức với chương trình từ 1 đến 5 học phần (15 tín chỉ):

+ Marketing căn bản 3 tín chỉ

+ Quản trị tài chính 3 tín chỉ

+ Quản trị Nguồn nhân lực 3 tín chỉ

+ Quản trị chiến lược 3 tín chỉ

- Đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học có ngành học khác với chuyên ngành dự tuyển phải bổ sung kiến thức Tùy theo chương trình đào tạo cụ thể đã học, phải bổ sung kiến thức với chương trình từ 1 đến 8 học phần (24 tín chỉ):

+ Quản trị Nguồn nhân lực 3 tín chỉ

+ Quản trị chiến lược 3 tín chỉ

2.7 Các môn thi tuyển và điều kiện trúng tuyển

2.7.1 Các môn thi tuyển

- Ngoại ngữ: Tiếng Anh (tương đương trình độ B1 của khung châu Âu)

- Môn cơ bản: Toán kinh tế (quy hoạch tuyến tính và xác suất thống kê)

- Môn cơ sở: Quản trị học

2.7.2 Điều kiện trúng tuyển

- Thí sinh phải đạt 5 điểm trở lên theo thang điểm 10 các môn thi cơ bản và cơ sở Môn ngoại ngữ đạt yêu cầu theo quy định của Giám đốc HVHKVN

- Số lượng trúng tuyển căn cứ theo chỉ tiêu đã được xác định của Học viện và tổng điểm thi các môn thi (trừ môn tiếng Anh) của từng thí sinh

Trang 35

- Trường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm các môn thi như nhau thì

sẽ xét đến mức điểm cao hơn của môn cơ sở, sau đó đến môn cơ bản và cuối cùng là môn tiếng Anh để xác định người trúng tuyển

2.8 Dự kiến quy mô tuyển sinh

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo của ngành HKVN và xã hội, đồng thời căn

cứ nguồn lực hiện có, Học viện xin đăng ký tuyển sinh từ năm 2015 với chỉ tiêu

là 100 học viên Kế hoạch tuyển sinh thạc sĩ QTKD trong 5 năm 2015-2019 là khoảng 1000 học viên (xem Bảng 10)

Bảng 10: Dự kiến quy mô tuyển sinh thạc sĩ QTKD 2015-2019

2.10 Điều kiện tốt nghiệp

- Trong thời gian đào tạo thạc sỹ theo quy định;

- Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn quy định tại Khoản 2, Điều 27 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ số 15 /2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ GD&ĐT Trong đó đạt trình độ ngoại ngữ được ở mức B1 hoặc tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của Khung Châu Âu Chung trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (quy định tại phụ lục II Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ tại Thông tư 15 /2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên;

- Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng

Trang 36

đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho cơ sở đào tạo để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định tại Điểm c, Khoản

2, Điều 33 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ số 15 /2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ GD&ĐT;

- Đã công bố công khai toàn văn luận văn trên website của cơ sở đào tạo quy định tại Khoản 9, Điều 34 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ số 15 /2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ GD&ĐT;

- Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn

Trang 37

PHẦN 3: NĂNG LỰC CỦA HỌC VIỆN HKVN

3.1 Đội ngũ giảng viên cơ hữu

Đội ngũ cán bộ cơ hữu tham gia đào tạo ngành QTKD trình độ thạc sĩ của Học viện gồm 1 người có học hàm PGS và 9 người có học vị Tiến sỹ kinh tế Trong đó có 5 Tiến sỹ kinh tế chuyên ngành QTKD Nhiều người hiện đang giảng dạy đào tạo sau đại học tại các Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Đại học quốc gia Hà nội, Đại học kỹ thuật công nghệ TP Hồ Chí Minh (Hutech), Trà vinh… Danh sách đội ngũ cán bộ cơ hữu tham gia đào tạo ngành QTKD trình độ thạc sĩ của Học viện HKVN được trình bày tóm tắt tại Bảng 12

và có các lý lịch khoa học ở phần minh chứng đính kèm

3.2 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

3.2.1 Trang, thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo

Tổng diện tích khuôn viên của Học viện tại trụ sở và 3 cơ sở đào tạo là 1.013.474 m2 Học viện sẽ sử dụng cơ sở 1 và cơ sở 2 để phục vụ công tác đào tạo thạc sĩ QTKD với diện tích sàn xây dựng là 15.709 m2 Trong đó diện tích

sử dụng là 9.521 m2

với các phòng học, các phòng phục vụ bảo vệ luận văn, luận án, các hội trường lớn phục vụ hội thảo khoa học (6.011 m2

), Trung tâm thông tin thư viện (410 m2

) và Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập, nhà tập đa năng là 3.100 m2

(xem Bảng 11) Tất cả các phòng đều được trang bị bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết phục vụ học tập

Bảng 11: Diện tích và hạ tầng phục vụ đào tạo thạc sĩ QTKD

- Hội trường, giảng đường, phòng học các loại 9.918 6.011

- Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập,

Trang 38

Bảng 12: Đội ngũ cán bộ cơ hữu tham gia đào tạo thạc sĩ QTKD

Số

TT Họ và tên, năm sinh Chức vụ hiện tại

Học hàm, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành

Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT)

Thành tích khoa học (số lượng đề tài, các bài báo)

Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động Sổ BHXH

1 Nguyễn Thanh Bình

Ngày sinh: 10/02/1954 Giảng viên Khoa cơ bản

Tiến sĩ Việt nam

2007

Kinh tế Đại học Luật,

102/THK, 01/6/1996 0296277358

2 Lý Minh Chiêu

Ngày sinh: 05/1/1959 Giảng viên

Tiến sĩ Việt nam

2010

Quản trị kinh doanh

Tài chính Marketing, 2011

01 Đề tài

04 Bài báo

BGTVT, ngày 16/9/2011

2050/QĐ-7911484656

3 Trương Quang Dũng

Ngày sinh: 14/8/1961

Trưởng Khoa VTHK

TS kinh tế Việt nam

2009

Quản trị kinh doanh

Kinh tế TPHCM,

2010 Hutech, 2010

04 đề tài

10 bài báo

HVHKVN, 29/9/2010

674/QĐ-3396003030

4 Chu Hoàng Hà

Ngày sinh: 19/7/1961 đào tạo NVHK GĐ Trung tâm

Tiến sĩ Hoa kỳ

2004

Quản trị kinh doanh Hutech, 2010 06 đề tài

598/CAAV-QĐ, 04/5/1995

2005

Triết học

2002 GTVT Hutech 2010

06 Đề tài

09 Bài báo

HVHKVN, 01/6/2012

Trang 39

7 Nguyễn Quốc Khánh

Ngày sinh: 26/10/1960 Trưởng bộ môn Khoa VTHK

TS kinh tế Việt nam

2008

Tài chính – Ngân hàng

Ngân hàng, 2009 Hutech, 2010

06 Bài báo

HVHKVN, 14/6/2009

PGS

2012

TS kinh tế Việt nam

2006

Quản trị kinh doanh

Kinh tế TPHCM,

2008

ĐH Nông Nghiệp, 2009

03 đề tài

09 bài báo

29/QĐ-CHK, 01/4/2006 0296090720

9 Nguyễn Hải Quang

Ngày sinh: 06/4/1969

Trưởng phòng Đào tạo; trưởng

bộ môn Khoa VTHK

TS kinh tế

2008

Quản trị kinh doanh

Kinh tế TPHCM,

2009 Hutech, 2010

ĐH quốc gia Hà nội, 2011

ĐH Trà vinh

2015

01 đề tài

09 Bài báo

HVHKVN, 29/10/2012

868/QĐ-0296371146

10 Huỳnh Minh Triết

Ngày sinh: 1962

Trưởng bộ môn Khoa VTHK

Tiến sĩ kinh tế

2010

Quản trị kinh doanh Hutech, 2012 2 bài báo

Số HVHKVN ngày 01/03/2015

12/HĐLĐ-11 Nguyễn Kim Loan

Ngày sinh: 20/7/1965 Trưởng bộ môn Khoa cơ bản

Tiến sỹ Ngoại ngữ

Trang 40

Về trang thiết bị, Học viện HKVN có đầy đủ trang thiết bị để đào tạo thạc

sĩ QTKD cho các học phần lý thuyết và thảo luận như: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, Projecctor, tivi, Micro không dây, bảng viết, phòng học có máy lạnh, mic, âm ly Các thiết bị này đều còn mới và có chất lượng tốt (xem Bảng 13)

Bảng 13: Thiết bị phục vụ cho đào tạo

Số

TT

Tên gọi của máy, thiết bị,

ký hiệu, mục đích sử dụng Nước sản xuất, Năm sản xuất Lượng Số sử dụng thiết bị Tên học phần

1 Máy tính để bàn Taiwan, 2012 353 bộ Các học phần học lý thuyết

2 Projecctor Nhật, 2012 86 cái Các học phần học lý thuyết

3 Máy tính xách tay cho

Các học phần học lý thuyết

4 Tivi màn hình 42 inch Korea, 2011 01 cái Các học phần

học lý thuyết

5 Micro không dây Mỹ, 2011 04 bộ Các học phần học lý thuyết

Ghi chú: - Tất cả các phòng phục vụ cho chương trình đào tạo cao học đều

được trang bị máy điều hòa nhiệt độ và có internet hoặc Wifi

- Học Viện HKVN cam kết những thông tin dã được liệt kê trên đây hoàn toàn đúng với thực tế hiện có của Học Viện

3.2.2 Thư viện

Thư viện là kênh thông tin khai thác chính của người học tại Học viện Thư viện của Học viện hiện nay bao gồm thư viện điện tử và thư viện truyền thống Thư viện truyền thống của Học viện hiện có 11.524 đầu sách, tài liệu in;

16 giáo trình chuyên ngành do Học viện biên soạn; 17 nhan đề tạp chí và 13 nhan đề báo cho việc phục vụ giảng dạy, học tập Trong 11.524 đầu sách, tài liệu in được chia thành các danh mục sau:

Ngày đăng: 21/03/2017, 00:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Bộ GD&ĐT, Cho phép Học viện HKVN được đào tạo ngành QTKD bậc đại học, Quyết định số 547/QĐ-BGDĐT ngày 29/1/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho phép Học viện HKVN được đào tạo ngành QTKD bậc đại học
2) Bộ GD&ĐT, Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ
4) Bộ GTVT, Phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Học viện HKVN, Quyết định 1258/QĐ-BGTVT ngày 8/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Học viện HKVN
5) Bộ GTVT, Phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành Hàng không đến năm 2020”, Quyết định số 4375/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành Hàng không đến năm 2020”
6) Bộ trưởng Bộ GTVT, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện HKVN, Quyết định số 2321/QĐ-BGTVT ngày 30/10/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện HKVN
7) Quốc hội, Luật giáo dục đại học, Luật số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục đại học
8) Thủ tướng Chính phủ, Điều lệ Trường đại học, Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014.Trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Trường đại học", Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w