1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam)

262 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 262
Dung lượng 3,97 MB

Nội dung

So sánh thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với các NHTM khác qua một số chỉ tiêu định lượng.. Trong lĩnh vực đầu tư của Nhà nư

Trang 1

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Trường đại học kinh tế quốc dân

CỔ PHẦN CễNG THƯƠNG VIỆT NAM)

Hà Nội – 2016

Trang 2

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu đ ộc lập của bản thân với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực Các kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên tạp chí, không trùng với bất kỳ công trình nào khác

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới Giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng và PGS.TS Lê Đức Lữ đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án

Tác giả cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đặc biệt Viện Ngân hàng - Tài chính và Viện đào tạo sau đại học đã hỗ trợ trong việc tìm kiếm tài liệu cũng như góp ý cho Tác giả sửa chữa Luận án

Xin trân trọng cảm ơn các Quý Ông/Bà lãnh đạo và các cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập các dữ liệu, thông tin phục vụ cho Luận án

Cuối cùng, Tác giả xin được gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ cho Tác giả có thêm động lực phấn đấu để hoàn thành Luận án này

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG 10

CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

1.1 Nghiên cứu về dự án đầu tư 10

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 10

1.1.2 Phân loại dự án đầu tư 10

1.2 Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại 11

1.2.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 11

1.2.2 Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại 11

1.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại 13

1.3.1 Thẩm định dự án đầu tư 13

1.3.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 24

1.4 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại 38

1.4.1 Khái niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 38

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 39

1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 44

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 50

2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 50

2.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại

Trang 6

cổ phần Công thương Việt Nam 50

2.1.2 Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 63

2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 66

2.2.1 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 66

2.2.2 Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 73

2.2.3 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 74

2.2.4 So sánh thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với các NHTM khác qua một số chỉ tiêu định lượng 77 2.2.5.Thẩm định dự án cụ thể tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 81

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI 86

CHÂT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 86

TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 86

3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 86

3.2 Quy trình nghiên cứu 87

3.2.1 Nghiên cứu thử nghiệm 87

3.2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu chính thức 91

3.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 112

3.3.1 Những kết quả đạt được 112

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 116

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI 128 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 128

4.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 128

4.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đến năm 2020 128 4.1.2 Định hướng về hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương

Trang 7

mại cổ phần Công thương Việt Nam đến năm 2020 129

4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 130

4.2.1 Giải pháp về Cán bộ thẩm định 131

4.2.2 Giải pháp về Nguồn thông tin 135

4.2.3 Giải pháp về Phương pháp thẩm định 137

4.2.4 Giải pháp về Quy trình thẩm định 142

4.2.5 Giải pháp về Tổ chức công tác thẩm định 151

4.2.6 Giải pháp về Chỉ tiêu thẩm định 152

4.2.7 Giải pháp về Nội dung thẩm định 153

4.2.8 Giải pháp kỹ thuật thẩm định 155

4.2.9 Các giải pháp khác 156

4.3 Một số kiến nghị 157

4.3.1 Đối với Chính Phủ 157

4.3.2 Đối với các Bộ ngành liên quan 158

4.3.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước 159

4.3.4 Đối với các chủ đầu tư 160

4.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 161

KẾT LUẬN 163

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Agribank Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn VN

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tóm tắt quy trình thẩm định dự án tư 19

Bảng 2.1 Các chỉ số tài chính cơ bản 63

Bảng 2.2 Tỷ lệ dự án triển khai thành công giai đoạn 2010 – 2014 74

Bảng 2.3 Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu giai đoạn 2010 – 2014 75

Bảng 2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2010 – 2014 75

Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2014 76

Bảng 3.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của dữ liệu 93

Bảng 3.2 Kết quả phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập 96

Bảng 3.3 Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc 97

Bảng 3.4 Kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cán bộ thẩm định 98

Bảng 3.5 Kết quả phân tích đánh giá về nguồn thông tin dự án 99

Bảng 3.6 Kết quả phân tích đánh giá về tổ chức công tác thẩm định 100

Bảng 3.7 Kết quả phân tích đánh giá về quy trình thẩm định 100

Bảng 3.8 Kết quả phân tích đánh giá về chỉ tiêu thẩm định 101

Bảng 3.9 Kết quả phân tích đánh giá về phương pháp thẩm định 101

Bảng 3.10 Kết quả phân tích đánh giá về phương tiện thẩm định 102

Bảng 3.11 Kết quả phân tích đánh giá về chất lượng công tác thẩm định 102

Bảng 3.12 Kết quả phân tích tương quan 103

Bảng 3.13 Kết quả phân tích hồi quy 104

Bảng 3.14 Kết quả phân tích phương sai giữa hai nhóm giới tính 106

Bảng 3.15 Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm kinh nghiệm 107

Bảng 3.16 Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm trình độ 108

Bảng 4.1 Định hướng các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2020 128

Bảng 4.2 Nội dung của bảng thu nhập và chi phí 145

Bảng 4.3 Bảng tính sản lượng và doanh thu 146

Bảng 4.4 Bảng tính chi phí hoạt động 147

Bảng 4.5 Bảng tính khấu hao TSCĐ 147

Bảng 4.6 Bảng tính lãi vay 148

Bảng 4.7 Báo cáo kết quả kinh doanh 150

Bảng 4.8 Bảng cân đối trả nợ 150

Trang 10

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ dự án bị từ chối cho vay của 4 Ngân hàng lựa chọn 78

nghiên cứu 78

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ dự án phải điều chỉnh lại của 4 Ngân hàng lựa chọn 79

nghiên cứu 79

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn của 4 Ngân hàng lựa chọn nghiên cứu 80

Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn của 4 Ngân hàng lựa chọn nghiên cứu 81 Biểu đồ 3.1 Thông tin đối tượng khảo sát 92

Biểu đồ 3.2 Phân phối chuẩn 105

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình tổng quát thẩm định dự án đầu tư vay vốn 20

Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án tại các Ngân hàng thương mại 22

Sơ đồ 2.1 Mô hình quản trị của Vietinbank 52

Sơ đồ 2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng 66

Sơ đồ 3.1 Mô hình nghiên cứu 86

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian qua cũng như hiện nay hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm dịnh tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đang nổi lên trở thành một chủ đề thời sự nóng hổi, thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, kể

cả các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và chủ các doanh nghiệp, trên diễn đàn Quốc hội, các hội thảo khoa học, trên các phương tiện thông tin đại chúng Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, hàng loạt dự án đầu tư mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng lại để thời gian dài chưa triển khai được phải gia hạn giấy phép, phải điều chỉnh thu hẹp quy mô dự án hay là dự án triển khai còn dở dang chưa hoàn tất theo đúng kế hoạch Nguyên nhân hàng đầu của tình trạng đó là năng lực tài chính của nhà đầu tư không đảm bảo, các Ngân hàng tài trợ vốn không thực hiện đúng quy định của thẩm định dự án hay không thu xếp được vốn Tình trạng đó không những làm thất thoát vốn cho các Ngân hàng mà còn gây lãng phí lớn cho nền kinh tế

Trong lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp trong nước cũng xảy ra tình trạng tương tự Hàng loạt dự án của các nhà đầu tư trong nước đăng ký đầu tư vào đảo Phú Quốc, thủ đô Hà Nội…, ở nhiều địa phương khác cũng bị rút giấy phép, thay đổi chủ đầu tư, thu hồi đất, do không đảm bảo năng lực tài chính của dự án

Trong lĩnh vực đầu tư của Nhà nước, hàng loạt dự án có nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn phát hành trái phiếu Chính phủ phải kéo dài thời gian do không đảm bảo về vốn, phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư, vốn phát sinh ngoài dự án quá lớn, có nguyên nhân hàng đầu do công tác thẩm định tài chính dự

án không tốt, không đáng giá đầy đủ những chi phí phát sinh, dự báo những diễn biến kinh tế vĩ mô làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính dự án, Điển hình là các

dự án giao thông, dự án xây dựng nhà máy điện, dự án xây dựng bệnh viện, trường học, Tòa nhà Trung tâm của Đại học Kinh tế quốc dân là một ví dụ điển hình

Trong lĩnh vực cho vay vốn của các Ngân hàng thương mại, tình trạng nợ xấu, nợ phát sinh, đặc biệt nợ khê đọng đang ngày càng lớn về quy mô, tăng cao về giá trị và tỷ trọng Chỉ riêng đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thôi, nếu như cuối năm 2012 nợ xấu dừng ở con số 2204 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 1,46% thì đến hết năm 2014 đã tăng lên gấp đôi 4905 tỷ đồng lên 2,95% Một trong số các nguyên nhân quan trọng hàng đầu của tình trạng đó là chất lượng thẩm định tài

Trang 12

chính dự án đầu tư trước khi quyết định cho vay Một số ví dụ cụ thể đó là hàng loạt

dự án đầu tư của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam được các NHTM cho vay, đầu tư, đến nay dẫn đến tình trạng không biết bao giờ mới thu hồi được nợ thì trách nhiệm hay vai trò thẩm định tài chính dự án ở đâu để xẩy ra tình trạng đó Trước thực tế đó, tác giả đã nghiên cứu vấn đề “Chất lượng thẩm định tài

chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”

cho luận án của mình

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Về mặt lý thuyết

Trả lời rõ câu hỏi: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của các NHTM? ” và “Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn của NHTM?”

2.2 Về mặt thực tiễn

- Trả lời câu hỏi vai trò thẩm định tài chính dự án đối với tình trạng chất lượng tín dụng thời gian qua tại các NHTM Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng như thế nào? Nguyên nhân thuộc về chất lượng cán bộ, thuộc về quy trình thẩm định, thuộc về tổ chức thẩm định hay thuộc

về nguyên nhân nào khác?

- Trách nhiệm thẩm định tài chính dự án của cơ quan chủ quản, cơ quan phê duyệt dự án, chủ dự án với trách nhiệm của NHTM là người cho vay như thế nào?

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là chất lượng thẩm định về mặt tài chính các dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các NHTM bị chi phối bởi các nhân tố như: năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định, thông tin phục vụ cho việc thẩm định, chi phí và thời gian thẩm định, quy trình và phương pháp thẩm định, phương tiện thẩm định

Trang 13

- Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam với 1 Sở giao dịch,

149 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch được bố trí rộng khắp các tỉnh và thành phố của Việt Nam, nhưng ở đây tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng đã cho vay trong giai đoạn 2000 – 2014 và những dự án này đã hết thời hạn cho vay Và một cuộc điều tra khảo sát sẽ được tiến hành trực tiếp trong 2 năm

2013 và 2014 với hơn 50 lãnh đạo của các chi nhánh Ngân hàng và hơn 200 cán bộ thẩm định tại các chi nhánh Ngân hàng trên toàn quốc

5 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê … Nghiên cứu được tiến hành thông qua ba giai đoạn chính:

- (1) Năm 2014 tiến hành thu thập điển hình bốn dự án đầu tư thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong giai đoạn từ năm

2000 - 2014 mà NHTMCP Công thương Việt Nam đã thẩm định xong, duyệt cho vay và trong bốn dự án này có 3 dự án là đã hết thời hạn vay mà Vietinbank đã thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, một dự án đang trong giai đoạn giải ngân để làm rõ thực trạng về quy trình, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức công tác thẩm định

tại Vietinbank trong thời gian từ 2000 – 2014 (Tác giả sẽ thu thập đủ các bộ hồ sơ

mà Vietinbank đã thẩm định)

- (2) Năm 2013 và 2014 thực hiện nghiên cứu định tính thông qua các cuộc điều tra, khảo sát dựa vào bảng hỏi tập trung vào hai đối tượng chính phục vụ cho nghiên cứu là các cán bộ trực tiếp thực hiện công việc thẩm định dự án đầu tư và các lãnh đạo tại các chi nhánh Ngân hàng Cuộc khảo sát được tiến hành trên toàn quốc Dự kiến sẽ khảo sát dựa trên hơn 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng TMCP Công

thương đã thẩm định xong, duyệt cho vay và đã hết thời hạn cho vay (Tác giả chỉ

thu thập tên của dự án và một số dữ liệu phù hợp với thang đo của biến độc lập)

Trang 14

- (3) Năm 2014 thực hiện nghiên cứu định lượng có sử dụng phần mềm SPSS 20.0 nhằm phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập, khảo sát cũng như ước lượng và kiểm định mô hình đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam qua đó càng thấy rõ được thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu

tư tại Ngân hàng

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong ngoài nước và khoảng trống nghiên cứu

6.1 Những nghiên cứu nước ngoài:

Thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM theo các nghiên cứu ở nước ngoài tập trung nhiều vào phân tích đánh giá dự án vay vốn:

- CurrySteve & John Weiss trong: “Project Analysis in Developing Countries

- Phân tích dự án trong các nước đang phát triển” (2000) London & Newyork , St Martin xem xét kỹ thuật phân tích chi phí và lợi ích của dự án đầy đủ hơn đứng trên

cả góc độ tiếp cận về lý thuyết và thực tiễn của các nước đang phát triển, chủ yếu là

ở châu Mỹ La Tinh và các nước Đông Âu trước đây, chưa có tính đặc thù cho các nước khu vực châu Á [63]

- Little Ian M.D & James A.Mirrlees trong “Introduction of Project Analysis

in Developing Countries - Hướng dẫn phân tích dự án trong các nước đang phát triển” OECD (1968) Nhóm tác giả đề cập đến phân tích dự án, vấn đề giá ảo được

sử dụng trong đánh giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ Quan điểm của các tác giả là đánh giá dự án bằng phân tích chi phí và lợi ích, là sự ước lượng và so sánh các ảnh hưởng lợi ích của đầu tư với các chi phí của nó Hai tác giả chưa đi sâu vào thẩm định tài chính của dự án đầu tư [69].

- Trong khi đó, Hassan Hakimian & Erhun Kula khi bàn về công tác thẩm định dự án vay vốn trong “Invesment and Project Appraisal - Đầu tư và thẩm định

dự án” (1996) London, cho rằng thẩm định dự án vay vốn là kỹ thuật phân tích đánh giá dự án vay vốn Bản chất của thẩm định dự án vay vốn chính là việc đánh giá các đề xuất bằng cách đưa ra các tính toán lợi ích và chi phí của dự án Phân tích lợi ích và chi phí của dự án được xem xét trên hai quan điểm từ phía nhà nước và tư nhân Đặc biệt là phân tích lợi ích và chi phí được đề cập nhiều và áp dụng trong lĩnh vực công cộng Chính vì vậy, việc phân tích của các tác giả tập trung nhiều vào các phân tích đánh giá dự án Các phương diện khác của công tác thẩm định dự án vay vốn không hoặc ít được đề cập đến như: yêu cầu về đội ngũ cán bộ thẩm định, yêu cầu về tổ chức công tác thẩm định, thời gian và chi phí thẩm định, tái thẩm

Trang 15

định, thuê tổ chức thẩm định chuyên nghiệp, rủi ro tài chính của dự án, [66]

- Lumby Stephen trong “Investment Appraisal and Financial decisions -

Thẩm định đầu tư và các quyết định tài chính” (2003), Nhà xuất bản Chapman Hall, London & Newyork, cũng tập trung vào phân tích lợi ích và chi phí của dự án vay vốn Đặc biệt tác giả đề cập nhiều đến các phương pháp thẩm định truyền thống như phương pháp tính lợi nhuận trên vốn, phương pháp hoàn vốn, cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu Kỹ thuật phân tích đánh giá dự án vay vốn phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính được tác giả tập trung xem xét Tác giả chưa đề cấp đến những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến những vấn đề tài chính cần thẩm định của dự án [70]

- Avarham Shtub, Jonathan F.Bard, Shlomo Floberson(1994) “Project

Mangament – Quản lý dự án đầu tư “, Nhà xuất bản Prentice Hall, United States of America Tác giả đề cập đến các khía cạnh quản lý dự án đầu tư dưới góc độ của giám đốc tài chính dự án, quản lý các dòng tiền của dự án, thu xếp các nguồn tài chính của các nhà tài trợ cho dự án, chưa đứng trên góc độ thẩm định tài chính dự

án của các NHTM cả về mặt lý thuyết và thực tiễn [61]

- Charles J.Corrado & Bradford D.Jordan (2000) “Fundementals of

Investment – Valuation and Management: Quản lý và đánh giá các nền tảng của đầu tư” Nhà xuất bản Mc Graw Hill London Tác giả phân tích các khía cạnh tài chính của dự án đầu tư, đặc biệt tính toán chu kỳ của dự án, chu kỳ thu hồi vốn của

dự án, xác định hiệu quả của dự án trong môi trường biến động Tuy nhiên công trình nghiên cứu này thiên về mặt lý thuyết, không đưa ra được các ví dụ, khả năng

áp dụng tại các nền kinh tế mới nổi, các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi

[62].

- Kendar N.kohli (1993) “Economic Analysis of Invesment Project: phân tích

kinh tế dự án đầu tư” Oxford University Tác giả tập trung phân tích khía cạnh tài chính, đặc biệt phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tài chính dự án như: lạm phát, tỷ giá, giá dầu thô, giá các nguyên liệu chính chi phí cho dự án, giá nhân công và những rủi ro khác về tài chính của dự án, như: rủi ro chính trị, rủi ro thiên tai, rủi ro thị trường, Tác giả chưa làm rõ việc thẩm định tài chính của các tổ chức trung gian tài chính, nhất là các NHTM [68]

- Don Dayananda, Richard Irons, Steve Harrision, John Herbohn, Patrick

Rowland (2002) “Financial Appraisal of Investment Project : Thẩm định tài chính

dự án đầu tư” Cambridge University Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định

Trang 16

tính (phân tích kịch bản – Scenario Analysis và phương pháp Delphi) và định lượng (phương pháp hồi quy đơn & hồi quy bội – Simple&Multiple Regression) và mô hình OLS để phân tích dòng tiền của dự án đối với vốn Ngân sách chứ lại không tập trung vào việc thẩm định tài chính dự án của các NHTM [64]

- R.Ganesh, Sr.Faculty, Hyd (2011) “Financial Appraisal Techniques: Kỹ

thuật thẩm định tài chính dự án” Nhóm tác giả chỉ tập trung vào kỹ thuật phân tích tài chính dự án của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ thông qua các chỉ tiêu NPV (Net Present Value), PI (Profitbility Index), DPP (Discounted Payback Period), NPW (Net Present Worth), BCR (Benefit Cost Ratio) [72]

- Bên cạnh đó, Warsaw (2009) “Economic and Financial analysis

Technique: Kỹ thuật phân tích kinh tế - tài chính dự án” Tác giả cũng chỉ tập trung vào phân tích lợi nhuận và chi phí của dự án thông qua các chỉ tiêu tài chính và kinh

tế như: FNPV (Financial Net Present Value), FIRR (Financial Internal Rate of Return), ENPV(Economic Net Present Value), EIRR (Economic Internal Rate of Return), B/C Ratio [77].

- Sawakis C.Sawides (Cyprus Development Bank) “Risk Analysis in

Investment Financial Appraisal: phân tích rủi ro trong thẩm định tài chính dự án đầu tư” , Project Appraisal Journal, Volume 9 Number 1 March 1994 Tác giả đã sử dụng kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo để phân tích và đánh giá rủi ro trong thẩm định tài chính dự án [74].

- Đặc biệt, trong “Economic and Financial Appraisal of Railway Investment

Project” do ADBank thẩm định cho công ty TNHH Poyry Bắc Kinh thuộc dự án đường sắt Nghi Xương của Trung Quốc năm 2008 cũng chỉ cung cấp các phương pháp tiếp cận và thẩm định toàn diện về mặt kinh tế tài chính đối với dự án đường sắt đầu tư phức tạp [60]

Nhìn chung, các công trình nước ngoài nghiên cứu về thẩm định tài chính dự

án vay vốn của các doanh nghiệp nói chung và thẩm định của các NHTM nói riêng thường tập trung vào kỹ thuật và phương pháp phân tích đánh giá lợi ích, chi phí và dòng tiền của dự án phục vụ cho mục đích tối đa hoá lợi nhuận tức là tối đa hoá lãi

cổ tức cho các cổ đông hoặc tiến hành phân tích đánh giá lợi ích và chi phí đối với

dự án, chương trình thuộc lĩnh vực công cộng của Nhà nước

6.2 Những nghiên cứu trong nước:

Các công trình nghiên cứu ở trong nước về thẩm định dự án vay vốn của các DNVVN đã có song chủ yếu tập trung vào một ngành, một lĩnh vực hoặc một số nội

Trang 17

dung chủ yếu:

- Nguyễn Hồng Minh trong “Phương hướng và những biện pháp chủ yếu

nhằm đổi mới công tác lập và thẩm định dự án đầu tư trong ngành công nghiệp đồ uống của Việt nam” Luận án tiến sỹ kinh tế, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 2003 Công trình xem xét công tác thẩm định dự án ở tầm vĩ mô trong ngành công nghiệp chế biến Về mặt thực tiễn, đây là lĩnh vực hẹp, về mặt lý thuyết tác giả chưa đi sâu vào thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư [41].

- Lưu Thị Hương trong cuốn giáo trình: “Thẩm định tài chính dự án” xuất

bản năm 2004 tập trung vào nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư như dự toán vốn đầu tư, phân tích rủi ro của dự án, các chỉ tiêu thẩm định tài chính Công trình này thiên về giới thiệu lý thuyết thẩm định tài chính dự án đầu tư [21].

- Vũ Công Tuấn với cuốn sách tham khảo“ Thẩm định dự án đầu tư”, do Nhà

xuất bản Thống kê phát hành năm 1998 và “Thẩm định dự án đầu tư” do NXB thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2002 đều tập trung nhiều vào kỹ thuật phân tích, đánh giá dự án đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan Các văn bản này đến nay hầu hết đã lạc hậu [56], [57]

- Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc

các Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư hiện nay” Tác giả Trần Thị Mai Hương xem xét công tác thẩm định dự án ở tầm vĩ mô trong ngành xây dựng trên cả 5 phương diện kinh tế, tài chính, thị trường, khoa học công nghệ và pháp lý chứ không tập trung đi sâu vào thẩm định mặt tài chính của dự án,

và đây không phải là thẩm định của Ngân hàng [55].

- Luận án tiến sĩ kinh tế “Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà

nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” Tác giả Lê Thế Sáu đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của các dự án đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội chứ không nghiên cứu về khía cạnh thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng [22].

- Luận án tiến sĩ kinh tế “Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng

ngoại thương Lào” Tác giả Diengkham SENGKEOMYSAY mặc dù cũng đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư ở NHTM

để giảm nợ tồn đọng và chỉ ra ba nhân tố đó là: (1) Nhân tố thuộc về NHTM: Người lãnh đạo, đội ngũ cán bộ thẩm định, quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định, thông tin phục vụ công tác thẩm định, tổ chức điều hành công tác thẩm định và cơ

sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định (2) Nhân tố thuộc về nhà đầu tư:

Trang 18

Việc soạn thảo thông tin phục vụ cho lập dự án ban đầu và (3) Nhân tố vĩ mô: Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước, tác động của lạm phát, tỷ giá hối đoái, môi trường chính trị, môi trường tự nhiên… nhưng chưa lượng hóa được các nhân

tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM để ra quyết định cho vay [11]

- Một số các công trình nghiên cứu của luận văn thạc sỹ kinh tế xem xét công tác thẩm định dự án vay vốn trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, trong đó chú trọng nhiều đến kỹ thuật nghiệp vụ mà các ngân hàng áp dụng Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới dừng ở mức độ khái quát về lý thuyết và phân tích thực tiễn ở phạm vi hẹp của một chi nhánh NHTM hay một NHTM nào đó

6.3 Đánh giá chung và đưa ra khoảng trống cần nghiên cứu

- Các công trình đã nghiên cứu chủ yếu đề cập đến khía cạnh kỹ thuật thẩm định mà chưa đi sâu vào khía cạnh thẩm định về mặt tài chính dự án đầu tư

- Các công trình chỉ đề cập đến thẩm định dự án đầu tư nói chung, chưa đứng trên giác độ của NHTM với vai trò là người cho vay

- Ở một số công trình, có đề cập đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhưng chưa nêu rõ chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của NHTM

- Một số công trình cũng đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhưng còn chung chung, chưa lượng hóa được cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó đến đâu

Ví vậy, điểm khác biệt căn bản của luận án tiến sỹ so với các công trình đã

nghiên cứu trước đây là lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công

tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM để ra quyết định cho vay ở tầm vi mô, trong đó Ngân hàng với vai trò là người cho vay Việc xem xét này không chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá dự án mà còn đề cập đến các khía cạnh khác của công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM như quy trình thẩm định, nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định

7 Những đóng góp mới của luận án

Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu từ trước về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các NHTM, luận án có một số đóng góp mới khác biệt với các nghiên cứu trước đây: (1)Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM nói chung và tại Ngân hàng TMCP Công thương

Trang 19

Việt Nam nói riêng

(2)Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp là 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thẩm định xong, xét duyệt cho vay và hết thời hạn vay từ

2000 – 2014 tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra phỏng vấn tập trung vào 2 đối tượng là hơn 50 cán bộ lãnh đạo tại các chi nhánh Ngân hàng trong toàn hệ thống và hơn 200 cán bộ trực tiếp thẩm định các dự án đó tại các chi nhánh và hội sở chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để thấy được thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (3) Lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Từ đó đề xuất các giải pháp hướng tới các nhân tố để phù hợp với mức

độ tác động của từng nhân tố đó

(4)Tác giả đã sử dụng tối đa nguồn số liệu thứ cấp thông qua phân tích một dự

án đầu tư điển hình gần đây mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thẩm định và xét duyệt cho vay để đánh giá được thực trạng công tác thẩm định tài chính

dự án đầu tư tại Ngân hàng trong giai đoạn 2000 – 2014 Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu

tư cho Ngân hàng

8 Kết cấu của luận án

Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong

hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong

hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Chương 3: Đánh giá tác động của các nhân tố tới chất lượng thẩm định tài

chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI

CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Nghiên cứu về dự án đầu tư

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư

Bây giờ ta sẽ đi sâu xem xét khái niệm về dự án đầu tư Với các quan điểm khác nhau có thể có các khái niệm khác nhau về dự án đầu tư Sau đây là một số khái niệm về dự án đầu tư:

- Dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định mà trong quá trình thực hiện mục tiêu đó cần có các nguồn lực đầu vào (inputs) và kết quả thu được là các đầu ra (outputs) [15]

- Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài [52]

- Trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết, của một công việc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề để ra các quyết định đầu tư và tài trợ vốn Như vậy, nếu xét theo góc độ này thì dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung (một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ

có thể thực hiện nhiều dự án) [14]

- Trong “Quy chế đầu tư và xây dựng” (2002) : Dự án đầu tư là một tập hợp

những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những

cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian xác định [1]

1.1.2 Phân loại dự án đầu tư

Các dự án đầu tư thường rất đa dạng về cấp độ, quy mô, loại hình và thời hạn

và được phân loại theo nhiều tiêu thức với các quan điểm khác nhau:

- Theo hình thức đầu tư [43], [44]: gồm 3 loại là: (i) dự án đầu tư có công trình xây dựng, (ii) dự án đầu tư không có công trình xây dựng là những dự án quy hoạch, chuyển giao công nghệ, (iii) dự án hỗn hợp gồm cả đầu tư và xây dựng, loại này hiện nay là phổ biến đối với hầu hết các dự án đầu tư

- Theo quy mô đầu tư [42]: gồm 2 loại là: dự án đầu tư theo chiều rộng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian dài, độ rủi ro cao Dự án đầu tư theo chiều sâu thì lượng vốn bỏ ra ít hơn, thời gian không dài, độ rủi ro thấp hơn

Trang 21

- Theo lĩnh vực hoạt động [42], [21]: có thể phân thành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển khoa học công nghệ, dự án phát triển cơ sở hạ tầng

- Theo thời gian thực hiện [42], [21]: dự án đầu tư ngắn hạn (dưới 1 năm), dự

án trung hạn (1 – 3 năm), dự án dài hạn (3 năm trở lên)

- Theo sự phân cấp quản lý [1] : thù theo tầm quan trọng và quy mô của dự

án mà được chia thành 4 nhóm là dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C, nhóm D

1.2 Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại [[[[13]]]]

1.2.1.1 Khái niệm

“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho

khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích nào đó trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” Thông qua các khoản tín dụng, NHTM đáp ứng nhu cầu tài chính của các chủ thể, nhờ vậy nó thúc đẩy sự tăng trưởng và tạo sức sống cho nền kinh tế Danh mục cho vay thường chiếm khoảng trên dưới 50% danh mục tài sản và đem lại từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của NHTM, do đó nó có vai trò quyết định cho sự tồn tại

và phát triển của NHTM

1.2.1.2 Các hình thức cho vay của NHTM:

- Theo mục đích vay: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay chính sách…

- Theo tài sản đảm bảo: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo

- Theo nguồn tài trợ: cho vay hoàn toàn bằng vốn của Ngân hàng và cho vay đồng tài trợ (hợp vốn của nhiều Ngân hàng)

- Theo thời hạn vay: cho vay ngắn hạn (đến 12 tháng), cho vay trung hạn (trên 12 tháng đến 36 tháng), cho vay dài hạn (trên 36 tháng)

Ngoài ra còn có cho vay trả góp, cho vay htheo hạn mức thấu chi, cho vay bảo lãnh, cho vay chiết khấu các giấy tờ có giá…

1.2.2 Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại [[[[15]]]]

1.2.2.1 Khái niệm cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại

Dự án đầu tư của các NHTM là dự án được tài trợ trên cơ sở nghiệp vụ tín dụng của NHTM hay nói cách khác đó chính là khoản tiền mà NHTM cho các

Trang 22

doanh nghiệp hay các chủ đầu tư vay theo những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận nhằm thực hiện một dự án đầu tư nào đó của chủ đầu tư

Trên thế giới, hoạt động cho vay theo dự án đầu tư đã trở thành một hoạt động tín dụng cơ bản của hầu hết các NHTM Với khả năng và uy tín trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của mình các NHTM có thể thực hiện cho vay đơn lẻ nhưng cũng

có thể cho vay theo hình thức đồng tài trợ đối với những khoản vay lớn nhằm phân tán rủi ro Nhưng dù dưới hình thức nào đi chăng nữa thì một công việc quan trọng không thể thiếu trước khi thực hiện cho vay là việc thẩm định dự án đầu tư

1.2.2.2 Quy trình cho vay theo dự án đầu tư của các Ngân hàng thương mại

Việc cho vay theo dự án đầu tư của các NHTM điển hình gồm 3 giai đoạn: thẩm định dự án, giải ngân và cuối cùng là thu nợ

a. Thẩm định dự án đầu tư Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng do khách hàng gửi đến, NHTM phải thực hiện thẩm định dự án trên các mặt như: kinh tế, thị trường, cơ sở pháp lý, khoa học công nghệ đặc biệt là phải thẩm định về mặt tài chính của dự án để xem xét tính khả thi của dự án Nếu dự án không khả thi, NHTM sẽ trả lời khách hàng bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng Còn nếu dự án có tính khả thi thì NHTM sẽ nhận hồ sơ và tiến hành ký kết hợp đồng cho vay

b. Thực hiện cho vay Sau khi ký kết hợp đồng và công bố khoản đầu tư thì NHTM phải chuẩn bị sẵn sàng các khoản vốn để giải ngân theo đúng tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng Và trong quá trình thực hiện đầu tư, NHTM phải luôn giám sát việc triển khai

dự án của chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra điều bất trắc

c. Thu nợ Trước khi đến hạn thanh toán 10 ngày, NHTM phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết số tiền phải trả cả gốc, lãi và phí Căn cứ vào thông báo đó của Ngân hàng chủ đầu tư sẽ tiến hành tính toán lại toàn bộ số tiền gốc, lãi và phí đó Nếu trùng khớp thì hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và NHTM thực hiện thu

nợ ngay, còn nếu có điều gì sai lệch với thỏa thuận trong hợp đồng thì hai bên phải tiếp tục dàn xếp để giải quyết nhanh chóng

Trong ba giai đoạn trên thì thẩm định dự án đầu tư được coi là giai đoạn quan trọng nhất và là nền tảng của quá trình đầu tư cho vay đặc biệt là việc thẩm định tài chính của dự án đầu tư

Trang 23

1.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các

Ngân hàng thương mại

1.3.1 Thẩm định dự án đầu tư

1.3.1.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là công việc được tiến hành trong hoạt động đầu tư theo phương thức dự án ở tất cả các quốc gia trên thế giới Tùy theo đặc thù, điều kiện kinh tế xã hội cũng như thể chế kinh tế của mỗi nước mà quan niệm cũng như cách thức tổ chức thẩm định dự án đầu tư có sự khác biệt Ngay cả trong một nước, với các chủ thể thẩm định khác nhau thì quan điểm về thẩm định dự án đầu tư cũng không hoàn toàn đồng nhất Ở nhiều nơi trên thế giới, quan niệm về thẩm định dự

án đầu tư đi cùng với việc phân tích lợi ích và chi phí của một dự án [14, tr9] Ngày nay, quan niệm về thẩm định dự án đầu tư cũng như các phương pháp phân tích lợi ích và chi phí của dự án càng được hoàn thiện để thích ứng với nhu cầu lớn hơn trong việc lựa chọn các dự án đầu tư tốt nhất

Khi nghiên cứu về công tác thẩm định dự án đầu tư trên cơ sở khoa học, tác giả đã tổng kết những khái niệm cũng như cách hiểu của các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo, tổ chức trên thế giới về công tác thẩm định dự án đầu tư:

Theo mục đích quản lý, thẩm định dự án đầu tư được hiểu là việc xem xét,

phân tích, đánh giá dự án đầu tư trên các nội dung cơ bản nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tư [5 ÷ 8] Như thế, thẩm định dự án đầu tư được xem như là một công cụ quản lý để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ ra quyết định trên cơ sở kết quả thẩm định Do vậy mà công tác thẩm định dự án đầu tư có vai trò quan trọng trong quy trình lập, thẩm định và phê duyệt

dự án

Trên góc độ kỹ thuật, thẩm định dự án đầu tư được xem là một trong những

kỹ thuật phân tích dự án Trong cuốn “Thẩm định dự án đầu tư” (2002) tác giả Vũ Công Tuấn cho rằng “Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động chuẩn bị dự án được

thực hiện bằng kỹ thật phân tích dự án đã được thiết lập để ra quyết định thỏa mãn các quy định về thẩm định của Nhà nước [57, tr59]. Theo ông, thẩm định dự án đầu tư là một trong những kỹ thuật để phân tích, đánh giá dự án Quan niệm này của ông cũng đồng nghĩa với quan niệm của một số nhà lãnh đạo Ngân hàng và các tác giả khác trên thế giới

Tóm lại, từ những phân tích trên đây, tác giả cho rằng khái niệm về thẩm

định dự án đầu tư cần được xây dựng và hiểu thống nhất trên cơ sở khoa học Với

Trang 24

tinh thần đó, tác giả đã mạnh dạn xây dựng khái niệm về thẩm định dự án đầu tư

trong hoạt động cho vay của NHTM: “Thẩm định dự án đầu tư vay vốn NHTM là

quá trình NHTM xem xét, phân tích, đánh giá dự án một cách khách quan, khoa học và toàn diện trên các nội dung từ đó lựa chọn dự án đưa ra quyết định đầu

tư tối ưu nhất”

1.3.1.2 Nội dung của thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại [1 – 4], [14]

Thẩm định DAĐT đối với các dự án vay vốn của ngân hàng phải tuân theo các quy định trong các văn bản quản lý của ngân hàng theo từng giai đoạn Song nhìn chung các nội dung thẩm định đều gắn chặt với việc xác định tính khả thi của DAĐT và thường bao gồm những nội dung cơ bản mà cán bộ thẩm định thường phân tích để đánh giá dự án vay vốn Tuỳ theo quy mô đầu tư, hình thức và nguồn vốn đầu tư, yêu cầu về nội dung thẩm định của từng loại dự án có sự khác biệt nhau, tuy nhiên có thể cần được xem xét, đánh giá hai nội dung quan trọng như: Thẩm định chung bản thân dự án và thẩm định khách hàng vay vốn:

a) Thẩm định bản thân dự án vay vốn

Ngân hàng kiểm tra thẩm định lại toàn bộ hồ sơ phần thuyết minh và thiết kế của

dự án thì khách hàng nộp cho ngân hàng có đủ tiểu chuẩn theo quy định của ngân hàng hay không? Như: Về phương diện pháp lý; về phương diện thị trường; về phương diện

kỹ thuật; về phương diện tổ chức quản trị; về phương diện tài chính; về phương diện môi trường và về phương diện kinh tế - xã hội



 Về phương diện pháp lý : Thẩm định tư cách pháp nhân: (Thẩm định hồ

sơ pháp lý: Ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp gửi cho Ngân hàng hồ sơ pháp lý

theo mẫu để Ngân hàng xem xét như:

Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo luật công ty, giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, biên bản thành lập, giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng

Đối với khách hàng là tư nhân: Phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành

vi dân sự theo quy định của bộ luật dân sự, có xác nhận về thân nhân cũng như

là giấy tờ tùy thân

Trang 25

 Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án:

Mọi sản phẩm làm ra đều nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của xã hội Các nhu cầu này rất đa dạng và có tầm quan trọng khác nhau đối với mỗi cá nhân và

xã hội Vì vậy, phân tích thị trường tổng thể giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường nói chung và thị trường của dự án nói riêng thông qua việc:

- Thẩm định tình hình cung cầu thị trường hiện tại về sản phẩm của dự án dựa trên các số liệu thống kê sau: Số lượng sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng cho thị trường, khối lượng sản phẩm đó nhập khẩu hàng năm, mức tồn kho cuối năm của sản phẩm, giá cả sản phẩm

- Xác định loại thị trường và loại sản phẩm của dự án

- Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu

- Xác định sản phẩm của dự án

- Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của D A trong tương lai

- Nghiên cứu vấn đề tiếp thị sản phẩm của dự án

- Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án



 Thẩm định về kỹ thuật công nghệ của dự án

- Xem xét kỹ những phần liên quan đến nhập khẩu như công nghệ thiết

bị vật tư, kể cả nhân lực Những yếu tố nhập khẩu do lượng thông tin không đầy đủ hoặc thiếu kinh nghiệm các nhà soạn thảo thường dễ bị sơ hở, nhất là giá cả

-Phân tích địa điểm xây dựng: Trong phân tích địa điểm xây dựng, cán bộ thẩm định cần xem xét đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nước và thị trường tiêu thụ thay không, có nằm trong quy hoạch hay không ? Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào ? Đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự

án tương tự ở địa điểm khác Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu

tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm

-Tính phù hợp của công nghệ, thiết bị đối với dự án, đối với điều kiện nước đầu tư (trình độ, khí hậu, ), khả năng phát triển trong tương lai, tỷ lệ phụ tùng thay thế, điều kiện vận hành, bảo trì

-Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án, công suất thiết kế: Cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích về quy mô, công suất thiết kế của dự án dự kiến

là bao nhiêu? Có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị

Trang 26

trường tiêu thụ hay không? Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay sản phẩm đang có sẵn trên thị trường Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm như thế nào ?

- Thẩm định công nghệ kỹ thuật, thiết bị máy móc: Cán bộ thẩm định tiến hành phân tích quy trình công nghệ xem có tiên tiến hay không ? Ở mức độ nào của thế giới ? Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Lào hay không ?

Có đảm bảo cho chủ đầu tư nằm bắt và vận hành được công nghệ hay không? Xem xét đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý hay không?

- Quy mô giải pháp xây dựng, kiến trúc: Việc thẩm định máy móc, thiết bị tương đối phức tạp và đòi hỏi phải hiểu biết trên nhiều phương diện kỹ thuật Cán bộ thẩm định phân tích, thu thập thông tin về giải pháp xây dựng xem

có phù hợp với dự án hay không, xem xét có hạng mục nào cần được đầu tư mà chưa được dự tính hay không? Có hạng mục nào chưa cần thiết hoặc không cần thiết phải đầu tư hay không? Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị hay không?

- Phân tích các tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy: Đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được chủ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành xem xét dự án có phải lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không



 Thẩm định tổ chức, quản lý thực hiện dự án

- Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án

- Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án

- Đánh giá nguồn nhân lực của dự án



 Thẩm định về mặt tài chính của dự án

Thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định DAĐT bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau như: Thẩm định tổng mức vốn đầu tư; thẩm định khả năng huy động vốn; thẩm định tỷ suất “r”; thẩm định doanh thu, chi phí; thẩm định dòng tiền; thẩm định hiệu quả tài chính và thẩm định rủi ro Mục đích của việc thẩm định DAĐT về mặt tài chính là nhằm xem xét mức doanh lợi về cơ bản có bảo đảm yêu cầu đòi hỏi của khách hàng hay không ?

Trang 27

Những nội dung chi tiết sẽ trình bày kỹ trong phần 1.3.2.2



 Thẩm định về môi trường sinh thái

Đây là một nội dung quan trọng cần thẩm định kỹ Việc thẩm định phải xem xét một cách toàn diện những ảnh hưởng đối với môi trường, nhất là những ảnh hưởng xấu Cụ thể:

- Những ảnh hưởng làm thay đổi môi trường sinh thái

- Gây ô nhiễm môi trường, mức độ ô nhiễm

- Giá trị gia tăng thu nhập quốc dân (Giá trị này càng lớn càng tốt)

- Tỷ lệ giá trị gia tăng/Vốn đầu tư tính bằng % phải đạt hai con số (> 10%)

- Số chỗ làm việc càng lớn càng tốt

- Tỷ lệ mức đóng góp cho ngân sách/ Vốn đầu tư biến động khá lớn tuỳ theo

dự án có thuộc diện ưu tiên hay không

- Các chỉ tiêu khác như góp phần phát triển các ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần phát triển địa phương chỉ tiêu cần nêu các con số cụ thể nếu tính được

b) Thẩm định khách hàng vay vốn (chủ đầu tư)

Đối với khách hàng khi vay vốn đầu tư, các NHTM cần thẩm định: Tư cách pháp nhân của khách hàng; tình hình tài chính của khách hàng; thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay; khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng



 Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng vay vốn

Đối với các dự án đầu tư được xây dựng gắn với việc hình thành một pháp nhân mới nội dung thẩm định khách hàng bao gồm: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu góp vốn, trình độ kinh nghiệm của từng cán bộ giữ các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp

có khả năng đúng chuyên môn của doanh nghiệp hay không ? Khách hàng phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của bộ luật dân sự, có xác nhận về thân nhân cũng như là giấy tờ tùy thân

Trang 28

 Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng

Xem xét năng lực tài chính của khách hàng thông qua: Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh, đặc biệt, cán bộ thẩm định cần theo dõi chặt chẽ quan

hệ tín dụng các khách hàng đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, phân tích, đánh giá tình hình vay nợ khá chi tiết cho phép kết luận về tiềm lực tài chính và gánh nặng trả nợ của doanh nghiệp, thái độ nghiêm túc của nhà đầu tư trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với các nhà tài trợ Từ đó có thể thấy những thuận lợi, khó khăn của nhà đầu tư trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay mới



 Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

Cán bộ th ẩ mđ ị n h kiểm tra xem xét hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay như: Các giấy chứng nhận sở hữu tài sản, tờ khai trước bạ, bản vẽ, Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất khung đồng, Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và Quyền sử dụng đất (bản sao y có chứng thực) theo mẫu của ngân hàng



 Thẩm định khả năng trả nợ vay

Cán bộ thẩm định kiểm tra xem xét đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh bản thân của dự án và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có kết quả và lợi nhuận hàng năm đặc biệt là xem xét bản cân đối kế toán

và bảng kết quả kinh doanh, có phù hợp với kế hoạch trả nợ thì ghị trong hợp đồng tiền vay và xem xét nguồn thu khác của doanh nghiệp

1.3.1.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình thẩm định DAĐT riêng Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình thẩm định DAĐT cụ thể, bao gồm nhiều bước đi khác nhau với kết quả cụ thể của từng bước đi như sau:

Trang 29

Bảng 1.1: Tóm tắt quy trình thẩm định dự án tư [[[[11]]]]

Các giai đoạn của quy trình

Nguồn và nơi cung cấp thông tin

Nhiệm vụ của ngân hàng ở mỗi giai đoạn

Kết quả của mỗi giai đoạn

Lập hồ

sơ đề nghị cấp

TD

- Khách hàng đi vay cung cấp thông tin

- Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay

- Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau

Thẩm định dự

án

- Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn trước chuyển sang

- Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn,

hồ sơ lưu trữ,

- Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện

- Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay

Quyết định đầu

- Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn trước chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định

- Các thông tin bổ sung

- Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả thẩm định

- Quyết định cho vay hoặc

từ chối tùy theo kết quả thẩm định

- Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng cho vay, hợp đồng công chứng, và các loại hợp đồng khác

Trang 30

Sơ đồ 1.1: Quy trình tổng quát thẩm định dự án đầu tư vay vốn [[[[11]]]]

a) Lập hồ sơ dự án đầu tư để nghị vay vốn tại Ngân hàng thương mại

Lập hồ sơ DAĐT là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ

sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:

Khách hàng lập

dự án đề nghị vay vốn

Tiếp nhận hồ sơ khách hàng

Thu thập thông tin

Lấy ý kiến các bộ, ngành trung ương, sở chuyên ngành, đại phương liên quan

Xuống tại chỗ khách hàng

Phòng tín dụng tổ chức thẩm định

Lập báo cáo thẩm định

Hội đồng tín dụng/Hội đồng quản trị tổ chức thẩm định lại

Lập báo cáo thẩm định

Giám đốc NHTM

quyết định đầu tư

Trang 31

+ Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng + Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng

+ Thông tin về bảo đảm tín dụng

Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau:

a/ Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng) b/ Hồ sơ pháp lý: (Giấy chứng đăng ký kinh doanh; Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao y có chứng thực))

c/ Hồ sơ về người vay vốn: (Chứng minh thư (copy), lý lịch (theo mẫu của ngân hàng) của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Chủ đầu tư dự án,);

d/ Hồ sơ về quản trị và điều hành: (Cơ cấu tổ chức (bản sao y có chứng thực), Điều lệ/Quy chế hoạt động của đơn vị; Đại diện đơn vị, Quyết định bổ nhiệm hội đồng quản trị hoặc giấy chứng nhận về kinh nghiệm kinh doanh)

e/ Hồ sơ tài chính: Bảng cân đối kế, báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3 năm gần nhất, thuyết minh báo cáo tài chính, kế hoạch tiến hành kinh doanh

f/ Tài liệu về kinh doanh: Hợp đồng và quyết định khác từ bên liên quan: (Giao ước nhận thầu, hợp đồng giao ước mua-bán, dịch vụ; tài liệu liên quan đến kinh doanh)

g/ Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay: Tài sản là bất động sản: Hồ sơ nhà và đất

b)Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại

Thẩm định dự án vay vốn là thẩm định khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng Mục tiêu của TĐDA vay vốn là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiết hại

có thể xảy ra Mặt khác, thẩm định DAĐT vay vốn còn quan tâm đến việc kiểm tra tính nhận thức của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay

Trang 32

Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án tại các Ngân hàng thương mại [[[[15]]]]

Quy trình này gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra trước khi cho vay: Là kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà cốt lõi vấn đề là đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình đầu tư của ngân hàng, do đó ngân hàng đã thành lập tổ chuyên trách để chuyên sâu vào công tác thẩm định, góp phần nâng cao hiệu quả của dự án vay vốn

- Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra giám sát khách hàng sử dụng vốn vay, kịp thời phát hiện và xử lý Trong giai đoạn này bao gồm: kiểm soát tiền vay để chi trả đúng đối tượng, đúng mục đích, thu thập các chứng từ thanh toán, sử dụng vốn vay lưu trong hồ sơ xin vay

- Kiểm tra sau khi cho vay: Trong giai đoạn này tiếp tục duy trì kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, chủ động kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích hoặc nguy cơ gây mất vốn để có biện pháp xử lý kịp thời Xem xét xử lý các khó khăn vướng mắc phát sinh, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục cho phù hợp

Thu thập thông tin

Thẩm định ban đầu

Thẩm định chi tiết Lập báo cáo thẩm định

Lập hồ sơ xin vay

cho vay

Khách hàng nộp

hồ sơ

Ký hợp đồng Phát hành thư

cho khách hàng

Trang 33

Để làm rõ khái niệm trên chúng ta xem xét quy trình đó Đó chính là một quy trình liên tục kể từ khi lập hồ sơ xin vay của khách hàng cho đến khi kết thúc quan hệ tín dụng, chúng ta thực hiện theo các bước như:

Bước 1: C á n b ộ tín dụng tiếp xúc, hướng dẫn, phỏng vấn khách hàng

hoàn chỉnh hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ (Giấy đề nghị Hồ sơ pháp lý Phương án/Dự án), có sự phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiện hành Nếu hồ sơ không đủ điều kiện phải báo cáo khách hàng bổ sung thêm tài liệu theo yêu cầu cần thiết của ngân hàng Nếu hồ sơ đủ điều kiện tín dụng, nhân viên tín dụng ghi nhận hồ sơ vào sổ sách biên bản theo dõi,

Bước 2: Trưởng phòng tín dụng cùng với cán bộ thực hiện công việc thẩm

định thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi, lấy ý kiến các bộ, ngành trung ương, sở chuyên ngành, địa phương liên quan Cán bộ người trách nhiệm thẩm định phải kiểm tra, sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích

và lập kế hoạch thẩm định, thẩm định DAĐT chi tiết như: thẩm định tính khả thi, phân tích đánh giá DAĐT theo yêu cầu và nội dung t h ẩ m đ ị n h DAĐT như: Về phương diện pháp lý, khía cạnh thị trường, về kỹ thuật công nghệ của dự án, về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án, về mặt tài chính, về môi trường sinh thái, về kinh tế xã hội và giấy tờ về đảm bảo nợ Người trách nhiệm thẩm định tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở DAĐT và lập biên bản, báo cáo kết qủa thẩm định DAĐT theo mẫu của ngân hàng, đề xuất ý kiến, ưu, nhược điểm của DAĐT và những rủi ro sẽ có xảy ra trong khi thực hiện hoạt động DAĐT trình lên cấp trên tổ chức Hội đồng tín dụng/Hội đồng quản trị tái thẩm định) theo quy định của ngân hàng

Bước 3: Hội đồng tín dụng/Hội đồng quản trị tái thẩm định Người trách

nhiệm thẩm định DAĐT lên trình bày bảo vệ kết quả thẩm định nêu rõ lý do kỹ càng kết luận về khả năng thu hồi nợ vay, ưu, nhược điểm, các ủy viên trong buổi họp đề xuất ý kiến, chủ tọa hội nghị tổng hợp những ý kiến và kết quả thẩm định, thư ký buổi họp trách nhiệm lập biên bản, báo cáo trình lên người có thẩm quyền xem xét lại phê duyệt cho phép đầu tư hay không ?

Bước 4: Báo cáo thẩm định DAĐT được gửi tới người có thẩm quyền quyết

định đầu tư xem xét lại, có ý kiến quyết định cho phép đầu tư hay không ?

Ký quyết định và gửi tới cấp dưới theo bước

Bước 5: Phòng tín dụng phát hành thư thông báo cho khách hàng:

- Nếu không cho vay phải nêu rõ lý do chi tiết từ chối cho khách hàng

Trang 34

- Khi được thông báo chấp nhận cho vay, khách hàng có thể thương lượng lại khoản vay như: Thời hạn, lãi suất, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo

1.3.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.3.2.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư

Từ sự phân tích ở trên thì thẩm định tài chính dự án đầu tư là một trong 4 nội dung của công tác thẩm định nói chung được thực hiện bởi các NHTM khi quyết định cho vay vốn Có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm định tài chính dự án đầu

Công Tuấn 3

 Là hoạt động chuẩn bị dự án được thực hiện bằng kỹ thuật phân tích trên góc độ tài chính đã được Ngân hàng thiết lập để ra quyết định đầu tư đúng đắn

LumpyStephen 4  Là thẩm định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự

án để từ đó ra quyết định đầu tư tối ưu

Little M.D 5  Là thẩm định tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu vay

vốn của dự án cúng như khả năng trả nợ và lãi vay của dự án

1 The World Bank (1976), A Project financial appraisal

2 Rotberg, Eugene H (1986), Finance and Development (pg 36)

3 Vũ Công Tuấn, “Thẩm định tài chính dự án đầu tư” – NXB Thống kê (1998)

4 Lumby Stephen, “Investment Appraisal and Financial decisions”- Chapman Hall.London &

Nework (1994)

5 Little Ian M.D & Jame A.Mirless, “Introduction of Project Financia Analysis in Developing Countries” OECD(1968)

Trang 35

Theo quan điểm của Ngân hàng thì thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc

tổ chức, xem xét, phán tích và đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên những giác độ: tính pháp lý, tính khả thi, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án đầu tư, nhằm giúp Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay đối với dự án đó

1.3.2.2 Nội dung của thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại [15], [19], [21], [22]

Thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau Những nội dung chủ yếu được các nhà thẩm định chú trọng:

a) Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cũng như tiến độ

sử dụng vốn của dự án

 Kiểm tra việc xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án

“Tổng mức vốn đầu tư” là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết dịnh đầu tư Đây là giá trị của toàn bộ tài sản cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động và là số vốn cần thiết để thực hiện dự án Theo quy định hiện nay, tổng vốn đầu tư của dự án gồm:



 Vốn cố định

- Chi phí chuẩn bị đầu tư : là các chi phí không trực tiếp tạo ra tài sản cố định

mà liên quan gián tiếp đến việc tạo ra và vận hành, khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư như: chi phí điều tra, khảo sát để lập dự án và trình duyệt dự

án đầu tư, chi phí tư vấn, thiết kế dự án, chi phí chuyển giao công nghệ

- Chi phí xây lắp và mua sắm thiết bị như: chi phí ban đầu về mặt đất mặt nước, chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình tạm phụ trợ phục vụ thi công, chi phí phá dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí mua sắm máy móc thiết bị và phương tiện vận tải mới

- Chi phí khác: chi phí quản lý dự án, chi phí đào tạo huấn luyện, chi phí thuê chuyên gia, chi phí bảo hiểm, chi phí trả lãi vay Ngân hàng



 Vốn lưu động

Là khoản vốn đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư huy động vào sản xuất theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật để đạt công suất đề ra Nhu cầu vốn lưu động cho dự án thông thường được xác định trên

cơ sở dự trù tài sản lưu động trong các năm vận hành của dự án như nhu cầu dự trữ bình quân của các yếu tố: tiền mặt, nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm…

Trang 36

 Vốn dự phòng

Là khoản chi phí để dự trù cho các đối tượng phát sinh do thay đổi thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư đượch cấp có thẩm quyền chấp thuận, đối tượng phát sinh mà không lường trước được hay là khoản dự phòng do trượt giá trong quá trình thực hiện dự án…

 Kiểm tra cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tiến độ sử dụng vốn Trên cơ sở tính toán lại tổng mức vốn đầu tư, vốn tự có và vốn từ các nguồn khác tham gia vào dự án cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp, Ngân hàng

sẽ xác định lại nhu cầu vốn vay để thực hiện dự án Vốn vay = Tổng nhu cầu vốn – Vốn chủ sở hữu – Vốn khác Căn cứ vào kết quả thẩm định kinh tế, thij trường, kỹ thuật và dự kiến tiến

độ đầu tư sẽ xác định được tiến độ sử dụng vốn

b) Thẩm định dòng tiền của dự án

Dòng tiền của dự án là những khoản tiền dự trù do chính dự án tạo ra và sẵn sàng chi trả các khoản nợ dài hạn (cả gốc và lãi) cho việc tái đầu tư và thu hồi vốn chủ sở hữu Nội dung của thẩm định dòng tiền dự án:

* Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các số liệu doanh thu và chi phí của dự án:

- Về doanh thu: doanh thu của dự án được dự tính hàng năm bao gồm doanh thu từ sản phẩm chính, doanh thu từ sản phẩm phụ và doanh thu cung cấp dịch vụ Trong phân tích doanh thu của dự án có hai vấn đề chủ yếu được làm rõ là giá bán, sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm Và trên cơ sở thẩm định thị trường và thẩm định kỹ thuật sẽ tính toán được công suất khai thác, sản lượng bán hàng năm tương ứng với mức giá dự kiến và các chi phí dự kiến

- Về chi phí: Ngân hàng sẽ kiểm tra việc tính toán của doanh nghiệp đã tập hợp đầy đủ các yếu tố chi phí hay chưa ? Và các chi phí do doanh nghiệp tính toán

có hợp lý không? Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh , kế hoạch khấu hao tài sản cố định và kế hoạch trả nợ, chi phí bao gồm các khoản sau: Chi phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí nhiên liệu, năng lượng, động lực; Chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương; Chi phí khấu hao tài sản cố định; Chi phí quản lý DN; Chi phí quản lý phân xưởng…

* Tính toán lại dòng tiền ròng của dự án theo quan điểm của Ngân hàng : Ngân hàng tính toán dòng tiền ròng theo quan điểm của một nhà tài trợ cùng

bỏ vốn đầu tư với doanh nghiệp Chính vì thế, dòng tiền ròng của dự án được tính theo quan điểm của Ngân hàng bao gồm dòng tiền do dự án mang lại cho cả Ngân

Trang 37

hàng và doanh nghiệp Với mỗi trường hợp nguồn vốn đầu tư, dòng tiền ròng của

dự án được tính theo các công thức khác nhau Tuy nhiên, về nguyên tắc, dòng tiền ròng của dự án (NCF – Net Cash Flow) bao gồm hai bộ phận là:

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF – Operating Cash Flow): gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao và lãi vay

- Dòng tiền đầu tư của dự án: bao gồm hai phần đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên Trong đó đầu tư vào tài sản cố định có thể được bỏ ra một lần vào năm đầu tiên hoặc bỏ ra vào một số năm trong quá trình triển khai và vận hành dự án, thường mang dấu âm (-) còn vốn lưu động thường xuyên có thể mang dấu âm (-) hoặc dấu dương (+)

NCF = OCF + dòng tiền đầu tư của dự án

* Thiết lập các bảng dự trù tài chính gồm: Bảng tính sản lượng và doanh thu, bảng tính chi phí hoạt động, bảng tính chi phí quản lý doanh nghiệp, bảng tính chi phí bán hàng, bảng tính khấu hao tài sản cố định, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…

b) Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

Các chủ đầu tư thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu tỷ lệ chiết khấu (DR)

- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV)

- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR)

- Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)

- Chỉ tiêu chỉ số doanh lợi (PI)



 Chỉ tiêu tỷ lệ chiết khấu (DR)

Trước khi thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư , một yếu tố rất quan trọng cần dự được thẩm định trước tiên là tỷ lệ chiết khấu của dự án (DR – Discount Rate) Vì DR và NPV quan hệ tỷ lệ nghịch nên chủ đầu tư thường xác định DR nhỏ dẫn đến NPV lớn để làm tăng hiệu quả tài chính của dự án dễ được chaapos nhận hơn Chính vì vậy, Ngân hàng cần thẩm định lại DR để làm cơ sở tính toán chính xác chỉ tiêu NPV của dự án

Tỷ lệ chiết khấu phải được dự tính trên cơ sở bù đắp được chi phí cơ hội, lạm phát và rủi ro mất vốn, khi đó DR được coi là tỷ lệ chiết khấu hợp lý của dự án Trong trường hợp dự án được tài trợ hỗn hợp bằng vốn tự có của doanh nghiệp và

Trang 38

vốn vay Ngân hàng thì tỷ lệ chiết khấu của dự án là chi phí trung bình của vốn (WACC)

WACC = (W đ x K đ ) + (W S x K S )

Trong đó:

W đ Là tỷ trọng của vốn vay trong tổng mức vốn đầu tư

W S Là tỷ trọng của vốn tự có trong tổng mức vốn đầu tư

K đ Là chi phí của nợ vay Ngân hàng

Ks Là chi phí vốn tự có

Ý nghĩa của chỉ tiêu : Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng thấp nhất

mà nhà đầu tư mong đợi khi đầu tư vào dự án, lợi nhuận đó phải đảm bảo bù đắp được chi phí cơ hội, lạm phát và mức độ rủi ro của dự án



 Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) [[[[15]]]]

NPV(Net Present Value) là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng của dự án trong tương lai và giá trị hiện tại của vốn đầu tư

n là số năm tính từ thời điểm bắt đầu đầu tư đến khi kết thúc dự án

r là lãi suất chiết khấu áp dụng cho dự án

Ý nghĩa của chỉ tiêu : Việc xác định NPV trong dự án có ý nghĩa kinh tế rất

lớn, nó giúp ta thẩm định được hiệu quả tài chính của dự án đầu tư Chỉ tiêu NPV cho ta biết quy mô thu nhập ròng tính ở thời điểm hiện tại của toàn bộ quá trình đầu

tư và vận hành dự án Khi dùng NPV để ra quyết định với nhứng dự án độc lập nếu NPV > NPVđm thì nên đầu tư Còn với một tập hợp những dự án loại trừ nhau thì trong những dự án có NPV > NPVđm thì nên chọn dự án nào có NPVmax



 Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) [[[[15]]]]

IRR (Internal Rate of Return) là chỉ tiêu dùng để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án Về mặt kỹ thuật, IRR của một dự án là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0

Công thức :

Trang 39

 CF t (1+IRR) t n

t=1

-CF 0 =0

Thông thường IRR được tính bằng phương pháp nội suy tuyến tính hay ngoại suy tuyến tính tức là chọn hai mức lãi suất chiết khấu r1 và r2 sao cho NPV(r1) > 0 hay < 0 và NPV (r2) < 0 hay > 0 sau đó tính IRR theo công thức :

Ý nghĩa của chỉ tiêu : IRR phản ánh khả năng sinh lời của dự án, chưa tính

đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư Nghĩa là nếu chiết khấu các dòng tiền theo IRR thì tổng gía trị hiện tại của các dòng tiền (PV) sẽ bằng vốn đầu tư bỏ ra ban đầu (CF0)

- Khi dùng IRR để ra quyết định đối với những dự án độc lập nếu IRR ≥ IRRđm thì nên đầu tư

- Với một tập hợp những dự án loại trừ nhau thì trong những dự án có IRR > IRRđm thì nên chọn dự án nào có IRRmax



 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR) [[[[15]]]]

MIRR (Modified Internal Rate of Return) là tỷ lệ chiết khấu mả tại đó giá trị hiện tại của chi phí đầu tư bằng giá trị hiện tại của tổng giá trị trong tương lai của các dòng tiền ròng thu từ dự án với giả định rằng các dòng tiền này được tái đầu tư với tỷ lệ lãi suất bằng chi phí vốn bình quân (ký hiệu là k)

Công thức :



 Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP) [[[[15]]]]

PP (Payback Period) là khoảng thời gian cần thiết để những khoản thu nhập tăng thêm tạo ra từ dự án hoàn trả được lượng vốn ban đầu Cách tính :

• Theo phương pháp cộng dồn :

CF t (1 + k) n-t

Σ = CF 0 (1 + MIRR)t=1 n

n

Σ (W + D) iPV ≥≥ I V0

t=0

T

Trang 40

Trong đó :

T là năm trả nợ (W + D)iPV là khoản thu nhập của năm i

IV0 là số vốn vay

• Theo phương pháp trừ dần : Nếu IVi là số vốn vay phải trả nợ ở năm i thì

∆i = IVi – (W + D)i là số vốn vay còn lại chưa thu hồi được của năm i phải chuyển sang năm (i + 1) để thu hồi tiếp Ta có : IVi + 1 = ∆ i (1 + r) hay IVi = ∆ i-

1 (1 + r) khi ∆ i → 0 thì i → T



 Chỉ số doanh lợi (PI) [[[[15]]]]

PI (Profit Index) là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của dư tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu

Công thức:

Trong đó :

CFt là dòng tiền ròng của dự án năm thứ t

CF0 là số vốn bỏ ra ban đầu

PV là giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng

Ý nghĩa của chỉ tiêu: PI cho biết mỗi đồng vốn đầu tư ban đầu đem lại thu

nhập hiện tại là bao nhiêu hay lợi nhuận ròng hiện tại là bao nhiêu

Dự án chỉ được chấp nhận khi PI > 1 tức là dự án có lợi nhuận, trường hợp

có nhiều dự án loại trừ nhau thì chọn dự án có PI > 1 và PI lớn nhất

d) Thẩm định mức độ rủi ro của dự án Một dự án thường có tuổi thọ kéo dài 10 đến 50 năm Các dự án được lập và tính toán hiệu quả tài chính trên cơ sở dự tính quá trình kinh doanh và thu lợi nhuận

sẽ diễn ra trong tương lai Trong nền kinh tế thị trường, các số liệu dự báo luôn có

sự biến đổi đặc biệt là trong tương lai xa, khả năng dự án gặp phải những rủi ro là khó tránh khỏi Vì vậy, khi đánh giá và phân tích dự án, chúng ta cần xem xét các khả năng mà dự án có thể gặp phải để có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng thu hồi và sinh lãi của dự án Đặc biệt đối với Ngân hàng là người cho vay dự án thì các rủi ro ngoài dự kiến xảy ra làm ảnh hưởng đến khả

CF t t

ΣΣ (1 + r) t NPV + CFo

PI = =

CF 0 CFo

Ngày đăng: 20/03/2017, 05:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w