1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch Sử 6 bằng PP kể chuyện

15 766 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 307 KB
File đính kèm DE TAI LOP 6 2015.rar (225 KB)

Nội dung

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Kiến thức ở môn Lịch Sử lớp 6 có thể nói là những kiến thức sơ khai và cơ bản của chương trình lịch sử cấp trung học cơ sở. Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh lớp 6, các em còn rất nhỏ và chưa chuẩn bị tốt cho việc học tập bộ môn riêng lẻ, với nhiều giáo viên giảng dạy ở các môn khác nhau khi các em mới bước vào cấp THCS. Các em còn quen học theo cách ở tiểu học, chỉ có một giáo viên giảng dạy là chính (trừ các môn chuyên biệt), vả lại khâu soạn bài, theo dõi bài khi giáo viên giảng dạy chưa được chuẩn bị tốt, khiến cho tiến trình dạy học còn gặp không ít khó khăn, cho nên việc áp dụng phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập còn nhiều vướng mắc, nhất là khâu thời gian.

Trang 1

TÊN ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN TRONG DẠY MÔN LỊCH

SỬ CHO HỌC SINH LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS PHÚ TÂN

A.PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

- Kiến thức ở môn Lịch Sử lớp 6 có thể nói là những kiến thức sơ khai và cơ bản của chương trình lịch sử cấp trung học cơ sở Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh lớp 6, các em còn rất nhỏ và chưa chuẩn bị tốt cho việc học tập bộ môn riêng lẻ, với nhiều giáo viên giảng dạy ở các môn khác nhau khi các em mới bước vào cấp THCS Các em còn quen học theo cách ở tiểu học, chỉ có một giáo viên giảng dạy

là chính (trừ các môn chuyên biệt), vả lại khâu soạn bài, theo dõi bài khi giáo viên giảng dạy chưa được chuẩn bị tốt, khiến cho tiến trình dạy học còn gặp không ít khó khăn, cho nên việc áp dụng phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập còn nhiều vướng mắc, nhất là khâu thời gian

-Bên cạnh khó khăn trong việc chuẩn bị nội dung kiến thức và thời gian, còn có những bất cập về kiến thức lịch sử.Giai đoạn lịch sử Việt Nam thời kì trước công nguyên đối với các em thì thật là "huyền thoại" và mang tính "cổ tích" Mặc khác, khả năng tư duy và "nhớ bài" của các em cũng còn hạn chế

- Sách giáo khoa Lịch sử 6 có nhiều kênh hình để minh họa cho học sinh tham khảo, quan sát, đặc biệt ngoài kênh hình về các công cụ lao động còn có bộ công

cụ phục chế để học sinh trực quan và các lược đồ treo tường nói về các cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta trong thời kì đầu dựng nước.Tuy nhiên, các em chỉ nhìn theo yêu cầu của giáo viên, chứ chưa có những khái niệm gì về công cụ lao động, chưa biết nhận xét sự phát triển của công cụ sản xuất qua quá trình lao động của con người

2 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:

Sáng kiến sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy lịch sử cho họ sinh lớp 6 nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng học môn Lịch Sử của các

em học sinh khi còn ở cấp tiểu học (chương trình lịch sử của lớp 4 và lớp 5 ), qua

Trang 2

đó tìm ra biện pháp dạy học phù hợp với khả năng của học sinh, đồng thời thực hiện triệt để đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch Sử, đổi mới trong cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch Sử

và dần hình thành cho các em những hiểu biết cơ bản về lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X như Bác Hồ đã dạy ngay trong bài đầu tiên học phần lịch

sử Việt Nam (bài 8 Thời nguyên thủy trên đất nước ta)

"Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Các phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học môn lịch sử lớp 6 (phần Lịch

sử Việt Nam) như: Kể toàn nội dung câu chuyện, kể một phần có liên quan đến nội dung bài học, hoặc kể chuyện bằng đọc thơ, ca dao về Lịch Sử

4.KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối lớp 6 trường THCS Phú Tân

- Phạm vi nghiên cứu: Các phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

5-1- Phương pháp điều tra thăm dò

5-2- Phương pháp quan sát

5-3- Phương pháp trò chuyện

5-4- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

5-5- Phương pháp đọc sách và tài liệu (truyện tranh lịch sử, sách giáo khoa môn Ngữ Văn 6, diễn ca lịch sử Việt Nam, một số tài liệu khác )

5-6- Phương pháp trực quan sinh động

B.PHẦN NỘI DUNG

Trang 3

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN

1/ Dạy lịch sử đối với giáo viên không đơn thuần chỉ là dạy theo lối lí thuyết suôn, mà cần phải tìm hiểu, khôi phục và dựng lại quá khứ của loài người và xã hội loài người một cách sinh động, gần gũi, làm cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu bằng những hình ảnh, lược đồ, bản đồ, mô hình lịch sử, công cụ phục chế, bằng truyện kể…có như thế dạy Lịch sử mới có thể truyền cảm và thu hút niềm say mê của học sinh đối với Lịch Sử

2/ Đối với học sinh, việc học lịch sử không phải là nghe, nhìn và ghi chép mà phải tự mình biết khám phá, tìm hiểu thêm tư liệu, được nhìn tận mắt, sờ vào hiện vật, công cụ phục chế , cao hơn nữa là có khả năng nhận xét được một cách cơ bản về các sự kiện lịch sử được học, hoặc xác định được trên lược đồ một số địa danh lịch sử mà các em được học trong chương trình lịch sử lớp 6 Ví dụ: xác định trên lược đồ Việt Nam một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam, biết nhận xét sự tiến bộ của nhân dân ta qua từng giai đoạn lịch sử, từ thời sơ khai đến thời kì dựng nước

và giữ nước… Có như thế các em mới thích thú và khẳng định được khả năng của mình trong học tập

3/Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 6 có nhiều hình ảnh, lược đồ, công cụ phục chế

đó là yếu tố cần thiết và tích cực để học sinh tham khảo, nghiên cứu và trực quan khi học tập Thế nhưng, bước chuẩn bị, nghiên cứu bài chưa được học sinh chuẩn

bị tốt, ảnh hưởng không ít đến quá trình giảng dạy của giáo viên trên lớp, nhất là

về mặt thời gian Học sinh lớp 6 vẫn còn quen cách học suôn theo thời ở cấp tiểu học và thích cách học theo “kiểu cổ truyền” nghe giáo viên giảng bài, hoặc nhìn giáo viên xác định, trình bày các sự kiện lịch sử trên bản đồ, lược đồ và chép bài Thế nhưng vấn đề bất cập đối với việc học môn Lịch Sử của các em là: Khả năng nhớ bài và tư duy lịch sử của các em rất hạn chế, khâu tự học, học nhóm trên lớp còn chậm, mất nhiều thời gian

4/Đối với môn Lịch Sử lớp 6, có một yếu tố thuận lợi và thu hút học sinh vào hoạt động học tập, đó là kể chuyện lịch sử lồng ghép vào quá trình dạy học Các

em rất chăm chú lắng nghe, thậm chí có những chuyện các em đã được học ở chương trình môn Ngữ Văn 6, các em hứng thú kể theo cô Vì vậy, tôi đã đề ra

Trang 4

giải pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học đối với các bài học có liên quan với những truyện kể về quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ nguồn đến thế kỉ X Cụ thể như sau:

- Ở các bài học có nội dung truyện kể, tôi yêu cầu các em đọc truyện trước một bước các truyện các em được học hoặc có trong chương trình Ngữ Văn 6, hay giới thiệu truyện tranh lịch sử cho các em mượn đọc trong tủ sách thư viện (vì nội dung chương trình lịch sử lớp 6 có liên quan khá mật thiết với nội dung chương trình ngữ văn lớp 6 như các truyện: Con Rồng cháu tiên, bánh Chưng bánh Giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh)

- Khuyến khích học sinh nắm được nội dung chính của bài học thông qua kể chuyện lịch sử

- Khi học trên lớp, giáo viên sẽ kể lại câu chuyện có liên quan một cách ngắn gọn, hoặc gợi ý câu chuyện để học sinh biết được diễn biến của sự kiện Lịch Sử Đối với phương pháp dạy này, buộc tất cả các học sinh phải tự thân vận động, có nghĩa là bản thân các em phải đọc truyện, đọc sách, và độc lập phát biểu theo yêu cầu của giáo viên Không có sự "copy trí nhớ" như kiểm tra hoặc "nhắc bài" như nội dung trong sách giáo khoa

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Chương trình Lịch sử lớp 6 (phần lịch sử Việt Nam) chiếm thời lượng không nhiều gồm 21 tiết học bao gồm cả tiết ôn tập chương Thời lượng 1 tiết/ tuần, do

đó học sinh còn lơ là trong học tập, ít chịu đầu tư nghiên cứu, hoặc do thời lượng

ít quá, nhiều ngày các em không nhớ để học bài, dẫn đến tình trạng không thuộc bài, không soạn bài hoặc có một số ít học sinh soạn bài chưa đạt yêu cầu Vậy nguyên nhân học sinh ít đầu tư, nghiên cứu soạn bài trong học môn Lịch Sử là do đâu? Qua tìm hiểu, tôi đã phát hiện những nguyên nhân cơ bản sau:

- Nguyên nhân từ giáo viên:

+ Do mới tiếp xúc với học sinh khối 6, chưa nắm bắt được cách học tập và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh

Trang 5

+ Trong dạy học, giáo viên yêu cầu học sinh phải thực hiện những yêu cầu bài học tương đối khá cao Trong khi khả năng của các em còn một số hạn chế nhất định

- Nguyên nhân từ học sinh:

+ Qua tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp và bản thân các em học sinh, các em chưa thật sự bắt nhịp với việc học bộ môn và học nhiều giáo viên như ở cấp trung học cơ sở

+ Nội dung bài học tương đối nhiều so với ở cấp tiểu học, việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì đối với học sinh cũng còn mới mẻ Các em ít nghiên cứu soạn bài, học bài thì chỉ học một nội dung, trong khi bài học có 2 hay 3 nội dung

Vả lại, các em còn quen cách học ở tiểu học, chưa có sự đầu tư cho học tập không chỉ đối với môn Lịch Sử mà còn ở một số môn học khác

+Học sinh chưa biết cách học bài một cách khoa học, cụ thể: việc trình bày chữ viết (chữ viết mắc nhiều lỗi chính tả), một quyển tập ghi bài nhiều môn học, học bài không bao giờ học tiêu đề, chỉ học nội dung của bài học mà thôi, dẫn đến việc không xác định được giáo viên yêu cầu trình bày nội dung nào? (thường khi giáo viên gọi trả bài, học sinh đem tập lên, không chờ giáo viên đặt câu hỏi mà các em

tự đọc, khi giáo viên đặt câu hỏi, các em hỏi lại giáo viên "cô hỏi câu 1 hay câu 2 vậy cô?"

Với nhận thức chưa đầy đủ của học sinh và cách học thiếu khoa học như trên , dẫn đến hậu quả là: Khi yêu cầu các em trả lời nội dung câu hỏi trong bài học, các

em thường không đáp ứng được hoặc đáp ứng chưa đầy đủ Từ đó, các em chưa nắm được bài, dẫn đến khó học bài, không thuộc bài hoặc học không đầy đủ nội dung cả bài

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP TẠO RA HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG MỚI

Trang 6

Đối với lứa tuổi học sinh ở lớp 6, các em vừa mới bước đầu hòa nhập và tiếp cận với cách học mới ở cấp trung học cơ sở, các em chưa có sự định hướng đúng đắn về mục tiêu học tập của bản thân cho nên sự đầu tư và tự giác học tập của các

em còn hạn chế Đã nhiều lần tôi nhắc nhở các em học bài, soạn bài nhưng chưa đạt hiệu quả, mặc dù một tuần chỉ có 1 tiết học Một số học sinh thì chỉ học 1 nội dung, hoặc học những nội dung các em cho là dễ học, hay nội dung bài ít và

“cách học vẹt” như trên để trả bài đã dẫn đến việc các em mau quên kiến thức, nhưng khi tôi kể chuyện lịch sử cho các em nghe thì các em lại nhớ rất lâu Do đó, tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy của mình và cả việc kiểm tra đánh giá đối với học sinh trong dạy học môn Lịch Sử lớp 6 nhằm thu hút các em vào hoạt động học tập trong lớp và dần chấn chỉnh thái độ học tập ở nhà đối với môn Lịch Sử (tự học bài, soạn bài, đọc sách tham khảo ), đồng thời cũng học tập tốt đối với tất cả các môn, biết cách sắp xếp thời gian hợp lí cho các môn học

Sau đây là giải pháp cụ thể đối với Kể chuyện Lịch Sử trong dạy học môn Lịch Sử lớp 6 cho học sinh, nhằm tạo ra hiệu quả chất lượng mới

1 Cách thứ nhất : Giáo viên kể chuyện Lịch Sử, sau đó yêu cầu học sinh trả

lời câu hỏi hoặc nêu nhận xét:

- Ở lứa tuổi của học sinh lớp 6, các em rất ngây thơ và hồn nhiên, thích đắm mình vào những lời ca, câu thơ đặc biệt là truyện cổ tích Nội dung kiến thức Lịch

Sử 6, có được ưu thế đó Thời kì dựng nước Văn Lang- Âu Lạc của các Vua Hùng, An Dương Vương đến đầu thế kỉ X lại có rất nhiều truyện kể phù hợp với nội dung bài đáp ứng được sự yêu thích của các em

Ví dụ:Bài 15 Nước Âu Lạc

Mục 5.Nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?

Câu hỏi để học sinh trả lời: Theo em, truyện Mỵ Châu -Trọng Thủy nói lên điều gì?

Ở câu hỏi này, các em chưa được học, hay chỉ có một số ít em được đọc truyện hay xem cải lương, nên việc nhận xét câu hỏi này là điều khó khăn Do đó, giáo viên sẽ kể tóm tắt nội dung của truyện và gợi ý để các em trả lời

Trang 7

Hoặc ở bài 17 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.

Mục 2.Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ

Giáo viên kể chuyện về Hai Bà Trưng đến giai đoạn khởi nghĩa đánh tan quân Hán giành độc lập, kết hợp nội dung bài học để các em trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa từ đó biết được nguyên nhân, diễn biến và kết quả của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Bài 18 Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Giáo viên kể tiếp về Hai Bà Trưng: những chính sách an dân, phát triển kinh tế

và canh giữ những nơi trọng yếu của đất nước đến cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược trở lại năm 42

Qua đó, giúp học sinh nêu lên nhận xét của mình về những việc làm của Hai

Bà Trưng sau khi giành được độc lập Tinh thần kháng chiến chống ngoại xâm của Hai Bà Trưng nói riêng và của nhân dân Âu Lạc lúc bấy giờ nói chung Đặc biệt, biết được vì sao nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng

Tranh Đông Hồ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Trang 8

2 Cách thứ hai: Giáo viên kể một đoạn hoặc gợi ý để học sinh kể lại câu chuyện

có liên quan đến nội dung bài học

Cụ thể ở bài 12 Nước Văn Lang

Mục 1.Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

Ở mục này có 2 câu hỏi liên quan đến hai truyện mà các em được học trong môn Ngữ Văn 6

+Câu thứ nhất: Theo em, truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?

+Câu thứ hai:Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí (hình 31, 32) nói lên điều gì? Hãy liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng.

Với 2 câu hỏi trên, đối với học sinh khá- giỏi, các em có thể trả lời ngay được vì các em đã được học ở môn Ngữ Văn 6 rồi Nhưng đối với các em học sinh ở mức trung bình, có thể các em không nhớ hoặc nhớ chậm Do đó, giáo viên gợi ý và yêu cầu học sinh kể tiếp từng đoạn, vừa giúp các em nhớ truyện và khắc sâu thêm kiến thức và hiểu được nội dung chính của bài học Lịch Sử

Sơn Tinh- Thủy Tinh Tranh vẽ Thánh Gióng

3.Cách thứ ba: Kể chuyện bằng thơ, ca dao (Đại Nam quốc sử diễn ca, Lịch Sử

nước ta)

Đại Nam quốc sử diễn ca là một hình thức kể lại lịch sử nước ta bằng thể thơ lục bát Thơ lục bát là thể thơ gieo vần rất dễ thuộc và nhớ rất lâu (thuộc rồi thì khó quên) như những ca dao, tục ngữ mà các em đã thuộc và ghi nhớ

Ví dụ bài 17 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40

Mục 2.Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ

Trang 9

Giáo viên có thể đọc đoạn thơ sau để nêu nguyên nhân, diễn biến và kết quả của khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành

Đô kì đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

(Trích Đại Nam quốc sử diễn ca)

Hoặc khi dạy bài 21 Khởi nghĩa Lí Bí Nước Vạn Xuân (542-602)

Khi nói về công lao của Lí Bí, Bác Hồ có đoạn viết trong Lịch Sử nước ta như sau:

Anh hùng thay ông Lí Bôn Tài kiêm văn võ, sức hơn muôn người

Đánh Tàu đuổi sạch ra ngoài Lập nên triều Lý sáu mươi năm liền

(Trích Lịch Sử nước ta- Hồ Chí Minh)

Với cách dạy lồng ghép liên môn như thế, học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ và đặc biệt lớp học thêm sinh động hơn, không khí lớp thoải mái, nhẹ nhàng không bị gò

bó, nặng nề, nhất là giờ học vào các tiết buổi chiều, các em dễ buồn ngủ và lo ra

Trang 10

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MỚI

Qua thời gian áp dụng phương pháp dạy bằng kể chuyện lịch sử đối với dạy học môn Lịch Sử lớp 6, tôi nhận thấy được sự chuyển biến tích cực của học sinh Các em rất háo hức khi được nghe kể chuyện, đọc thơ, thậm chí có một số em bảo giáo viên đọc chậm để các em ghi lại, hoặc khi đến tiết học các em bảo : " Một lát

kể chuyện nữa nghe cô" Và tôi nghĩ rằng, kể chuyện Lịch Sử trong dạy học đã cuốn hút được các em, đó là yếu tố thuận lợi để tôi rèn luyện cho học sinh kỹ năng

tự học bộ môn Lịch Sử lớp 6 như thế nào là hợp lí và đạt hiệu quả cao như: đọc bài, soạn bài, tham khảo sách như truyện tranh lịch sử hoặc các truyện trong chương trình Ngữ Văn 6, giúp các em có thêm nhiều nguồn kiến thức để học tốt hơn

Kết quả cụ thể như sau:

Mục 1.Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

+ Ở câu thứ nhất: Theo em, truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?

Các em đã trả lời được chính xác: truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh nói lên hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng của nhân dân hồi đó

+ Câu thứ hai:Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí (hình 31, 32) nói lên điều gì?

Hãy liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng.

Học sinh trả lời được:

- Sự xuất hiện các vũ khí cho biết hồi xưa con người đã "đánh nhau" do có xung đột

-Vũ khí thời Đông Sơn làm bằng đồng, còn vũ khí thời Thánh Gióng làm bằng sắt

Mặc dù nhận thức của học sinh về sự xuất hiện các loại vũ khí là để "đánh nhau" hiểu theo cách đơn giản của các em, nhưng cũng phản ánh được sự tư duy ban đầu của học sinh " làm vũ khí là để đánh nhau" Trên cơ sở đó, giáo viên chấn chỉnh lại câu từ cho các em phù hợp hơn như: tự vệ khi cần thiết, vì xã hội lúc bấy giờ có sự giao lưu giữa các bộ lạc, sự xung đột giữa các bộ lạc đôi khi cũng xảy

Ngày đăng: 16/03/2017, 20:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w