1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VAI TRÒ THỐNG NHẤT đất nước của TRIỀU tây sơn và TRIỀU NGUYỄN

34 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Tuy nhiên triều đại này tồn tại không lâu thì Nguyễn Ánh đã tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để thống nhất lãnh thổ, thành lập và chịu sự quyền hành của nhà Nguyễn, điều này đã g

Trang 1

Trường Đại Học THỦ DẦU MỘT

KHOA: Sư Phạm

KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI

THUYẾT TRÌNH NHÓM EM!!!!!

Chủ đề: LÀM RÕ VAI TRÒ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CỦA TRIỀU TÂY SƠN VÀ TRIỀU

NGUYỄN

Trang 2

NỘI

DUNG

Triều Tây Sơn

Triều Nguyễn Đánh giá

Trang 3

*** Sơ lược về Tây Sơn:

Nhà Tây Sơn là triều đại tồn tại từ 1788 đến 1802, được thành lập

trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam Tên "Tây Sơn" được dùng để chỉ các lãnh tụ cuộc khởi nghĩa (anh em nhà Tây Sơn) theo cách gọi của các đa số các sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam; Tây Sơn cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn, cũng dùng để chỉ gọi triều đại của anh em nhà Tây Sơn Tuy nhiên triều đại này tồn tại không lâu thì Nguyễn Ánh đã tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để thống nhất lãnh thổ, thành lập và chịu sự quyền hành của nhà Nguyễn, điều này đã gây một cuộc nội chiến toàn diện trong thời gian này, đối với Nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn.

Trang 4

Nguyễn Huệ (1753-1792)

Trang 5

Nguyễn Nhạc (?-1793) Nguyễn Lữ (1754-1878)

Trang 6

A.Vương triều Tây Sơn

1.Thành tựu – đóng góp của phong trào nhân dân Tây Sơn

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân Xiêm:

+ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn: vào năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh thoát  chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ

+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm: Đó là trận “Rạch Xoài Mút”(1785)- là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm

Gầm-Quân Tây Sơn và nhân dân Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo tài ba của Nguyễn Huệ đã đánh bại sự xâm lược hung hãn của bọn phong kiến Xiêm, giữ vững nền độc lập dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ thành quả khai hoang của nhân dân Nam Bộ

Trang 7

Tàu quân Xiêm bị đốt cháy

Trang 8

Tượng đài chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

Trang 9

- Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Lê- Trịnh:

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê

Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước, định hướng nguyện vọng của nhân dân cả nước

 Chỉ sau 17 năm(1771-1788) phong trào Tây Sơn đã lật

đổ, tiêu diệt lần lượt ba tập đoàn phong kiến Trịnh-Lê, xóa bỏ sự chia cắt đàng Trong-đàng Ngoài hơn hai thế kỉ Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

Trang 10

Nguyễn Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mãn ThanhNguyễn Quang Trung đại phá quân xâm lược: đó là trận Ngọc Hồi-Đống Đa “quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán lạn, giày xéo lên nhau mà chết,… quân Thanh đại bại” (theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí)

Dưới sự chỉ huy thiên tài của người chỉ huy quân sự Quang Trung, quân ta đã đập tan hoàn toàn mộng tưởng xâm chiếm nước ta của quân Thanh cũng như mưu đồ “rước voi giày mồ” của bè lũ Lê Chiêu Thống, giữ vững nền độc lập của dân tộc

Chiến thắng oanh liệt Ngọc Hồi-Đống Đa cũng như tên tuổi của người anh hùng áo vải Quang Trung mãi sáng ngời trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc anh hùng của dân tộc ta

Trang 11

- Sự thành lập các vương triều Tây Sơn Tiêu biểu là triều đại Quang Trung:

Triều đại Quang Trung đã thực hiện nhiều chính sách cải cách nhằm góp phần phát triển lãnh thổ:

+Phục hồi và phát triển kinh tế: Vua ban hành “Chiếu khuyến

nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong Chỉ trong vài ba năm, “mùa màng trở lại phong đăng,năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.”

+Tài chính: Cho đúc tiền để tiêu dùng, Quang Trung đã bải bỏ

hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế

+Công-Thương nghiệp: Được phục hồi, Quang Trung yêu cầu

Nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa khiến cho hàng hóa không ngưng động, làm lợi cho tiêu dùng của dân”

Nhận xét: sau một thời gian thực hiện khẩu trương các chính sách kinh tế, cuộc sống của nhân dân ở vùng đất của triều đại Quang Trung trở lại ổn định với một số biểu hiện mở rộng về mặt công thương nghiệp

Trang 12

* Các huyện xã khuyến khích mở trường học.

Nhận xét: chính sách văn hóa giáo dục cũng như thực trạng tôn giáo, học hành thi cử thời Quang Trung đã thể hiện sự bùng lên của ý thức dân tộc, của mong muốn vươn lên tiên tiến của người dân đương thời.

Trang 13

+Quan hệ ngoại giao:

* Chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết, bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc.

* Đối với các nước phương Tây như “Vạn Tường” (Lào), “Miến Điện”(Mianma), Quang Trung đều có quan

hệ tốt.

Triều đại Quang Trung đi dần vào thế ổn định với xu thế tiến bộ, cuộc sống của nhân dân đang dần phục hồi.

Trang 14

- Vì nhà Tây Sơn có hai hoàng đế nên những chính sách tiến bộ của vua Quang Trung chỉ được thực thi trên lãnh thổ của ông cai quản  không thống nhất trên toàn lãnh thổ Tây Sơn, một mất mát lớn

Trang 15

- Tình hình đất nước chưa ổn định, phức tạp: phía Bắc lực lượng chống quân Tây Sơn đứng đầu là Lê Duy Chi đang nhen nhóm hoạt động, phía Nam do sự nhu nhược và bất lực của Nguyễn

Lữ , Nguyễn Ánh đã từng bước chiếm được Gia Định

* Trong phong trào nông dân Tây Sơn:

- Họ Nguyễn lúc ấy không được lòng dân chúng nhưng lại có sự ủng hộ của một bộ phận lớn địa chủ Do đó, khi lực lượng bố phòng của Tây Sơn ở lại không đủ mạnh, họ Nguyễn nhanh chóng lấy lại vùng này

- Các nhà lãnh đạo Tây Sơn chưa phản ánh đúng thực lực của Nguyễn Ánh, Nguyễn Nhạc đánh giá chủ quan về Nguyễn Ánh

- Sự chia rẽ trong nội bộ anh em Nguyễn Nhạc-Nguyễn Huệ Chính cuộc xung đột năm 1787 tạo điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Ánh trở về lấy Gia Định

* Trong chính sách của vua Quang Trung : hạn chế lớn nhất là

thời gian thực hiện chính sách cải cách của Quang Trung quá ngắn

Trang 16

*** Sơ lược về triều Nguyễn:

Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh(hiệu Gia Long) lên ngôi vua, lập nên nhà Nguyễn và đóng đô ở Phú Xuân Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng suy vong Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỉ tồn tại dưới triều Nguyễn, xã hội Việt Nam hầu như không phát triển lên theo chiều hướng tiến bộ của thời đại, mâu thuẫn sâu sắc làm bùng lên hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân, của các dân tộc ít người và cuối cùng trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Trang 17

+ Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục khoa cử +Luật pháp: Ban hành Hoàng Triều Luật Lệ với gần 400 điều.

+ Quân đội: số lượng đông và nhà Nguyễn luôn coi trong việc binh bị

Trang 18

hạn chế:

+ Bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ,

có cải cách chút ít Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung mọi quyền hành vào tay vua Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê Sơ

+ Về luật pháp: Các qui định về xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

+ Về quân đội:Vũ khí lạc hậu, thô sơ ,không có điều kiện đổi mới.

Trang 19

- Ngoại giao:

+ Đối với nhà Thanh: Thuần phục nhà Thanh

+ Đối với Lào, Campuchia: Bắt 2 nước này thuần phục

+ Đối với phương Tây: “đóng cửa”.

Tích cực: Tạo được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng( nhất là Trung Quốc ).

Hạn chế: chính sách “ đóng cửa” , không đặt quan hệ với phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến Vì vậy không tiếp cận được với khoa học kĩ thuật,dẫn đến tình trạng đất nước trì trệ, lạc hậu đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ

Trang 20

Tăng gia sản xuất.

Các chính sách nhà nước về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả, tình trạng mất mùa đói kém vẫn còn xảy ra.

Đóng tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.

Chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà nước, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học tiên tiến Các đô thị lụi tàn dần.

Thương

Nghiệp

Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng

Do chính sách thuế khoá nặng

nề và phức tạp của nhà nước Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương.

Trang 21

 Hạn chế trong chính sách của triều Nguyễn: Mặc dù cũng đã

có nhiều cố gắng trong việc ổn định tình hình đất nước sau bao nhiêu năm chiến tranh loạn lạc, nhưng mọi chính sách của nhà Nguyễn chủ yếu tập trung vào việc củng cố quyền lực của vương triều Độc tôn Nho giáo, kìm chế công thương, bế quan toả cảng,trên thực tế đã không đem lại kết quả như nhà Nguyễn mong muốn là tăng cường sức mạnh của dòng họ cai trị, mà trái lại đã làm mất đi khả năng vươn lên cùng thời đại của dân tộc, làm suy kiệt sức đề kháng của đất nước trước nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây Tiếng súng của thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng năm 1858 là điểm khởi đầu cho một qua trình xâm lược mà kết quả là sự thất bại thảm hại của triều Nguyễn, một vương triều đặt lợi ích cai trị của dòng họ lên trên quyền lợi thiêng liêng của dân tộc

Trang 22

C Đánh giá

1.Triều Tây Sơn

Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt, điều này đưa phong trào nông dân Tây sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông đân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô lớn và lượng người tham gia đông như Tây Sơn

Trang 23

Trong một khoảng thời gian ngắn, anh em Tây Sơn và cả dân tộc đã lập nên 2 chiến thắng hiển hách: chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút chôn vùi 5 vạn quân Xiêm, 2-3 vạn quân Nguyễn Ánh: chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa trong mùa xuân

Kỷ Dậu đã chôn vùi 29 vạn quân Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thống Cả hai chiến thắng này có vị trí và ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với lịch sử dân tộc ,quét sạch ngoại xâm, nội phản, bảo

vệ vững chắc độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa nghệ thuật quân sự Việt Nam đạt tới đỉnh cao

Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh

em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảng một thời gian rất ngắn Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII

Trang 24

Nếu như Chúa Nguyễn có công khai phá đất nước, thì Tây Sơn có công phá bỏ sự chia cắt kéo dài và bảo vệ lãnh thổ độc lập Có thể nếu không có nhà Tây Sơn thì có lẽ Việt Nam vẫn

sẽ bị chia cắt thành hai đất nước trong thời gian lâu hơn nữa

Quyển Lịch sử Việt Nam của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (năm 1971): “ Còn công lao Tây Sơn đối với lịch sử là rất

vĩ đại, nhân dân Việt nam sẽ nhớ mãi Họ kế tục, phát triển và đưa sự nghiệp của Quang Trung tiến lên ngang tầm vóc của thời đại, khi ngọn cờ giải phóng dân tộc sẽ chuyển sang tay giai cấp lịch sử tiên tiến nhất, dân tộc Việt Nam cùng với loài người tiến bộ sẹ chiến thắng chủ nghĩa Đế quốc và mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử thế giới”

Trang 25

2 Triều Nguyễn:

Vai trò của triều Nguyễn trong lịch sử

1 Tiếp nối các chúa Nguyễn, các Vua Nguyễn đã có

công mở rộng lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông

Cửu Long và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới

2 Tiếp tục thành tựu của phong trào Tây Sơn đã xóa bỏ

tình trạng phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho sự khôi phục nền thống nhất, Nguyễn Ánh và triều Nguyễn đã

hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước trên lãnh thổ rộng

lớn bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài

Trang 26

3 Xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất trên lãnh thổ

tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền

và hải đảo ven bờ cùng quần đảo trên biển Đông Triều Nguyễn

là một vương triều quân chủ tập quyền có những mặt hạn chế

về chế độ chuyên chế, về một số chính sách đối nội, đối ngoại, nhưng cũng đạt nhiều tíến bộ về mặt quản lý quốc gia thống nhất, về cải cách hành chính, xây dựng thiết chế và cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước tổ chức rất quy cũ

Trang 27

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN

Vua Gia Long

(1802-1820)

Vua Minh Mạng (1820-1840)

Trang 28

Vua Thiệu Trị

(1841-1847)

Vua Tự Đức (1847-1883 )

Trang 29

Vua Kiến Phúc (1883-1884) Vua Hiệp Hoà

(1883)

Trang 30

Vua Hàm Nghi

(1884-1885 )

Vua Đồng Khánh (1885-1888)

Trang 31

Vua Thành Thái

( 1889-1907)

Vua Duy Tân (1907-1916)

Trang 32

Vua Bảo Đại (1925-1945) Vua Khải Định

(1916-1925)

Trang 33

DANH SÁCH NHÓM:

1 Nguyễn Thị Bích Tuyền (nhóm trưởng)

2 Nguyễn Hải Yến

3 Nguyễn Thị Ngọc Diễm

4 Nguyễn Lê Hồng Ngân

5 Nguyễn Phạm Tuyết Nhung

6 Nguyễn Phúc Hiền

7 Phạm Thị Thu Thủy (thư ký)

Trang 34

Bài thuyết trình của nhóm chúng

em đến đây là kết thúc!!!!

Cám ơn Cô và Các Bạn đã nhiệt tình theo dõi!!!!

HẾT

Ngày đăng: 15/03/2017, 09:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w