NỘI DUNG:Lòng yêu nước Cái tôi trữ tình quần chúng Quan niệm về tình yêu trong thơ kháng chiến Nền văn học chủ yếu sáng tác theo cảm hứng lãng mạn... 3.2 Tình yêu thiên nhiên“ Bảy nă
Trang 1www.trungtamtinhoc.edu.vn
ẢNH HƯỞNG VÀ KẾ THỪA NHỮNG THÀNH TỰU CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI TRONG THƠ 1945-1975
ẢNH HƯỞNG VÀ KẾ THỪA NHỮNG THÀNH TỰU CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI TRONG THƠ 1945-1975
CHỦ ĐỀ :
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM:
1.Ngô Thị Ngọc Ngân2.Nguyễn Thị Thảo Nguyên3.Tô Thị Ngọc Hiếu
4.Nguyễn Thị Mỹ Duyên5.Trần Thị Ngọc Châu
6 Nguyễn Thị Hạnh
Trang 4NỘI DUNG:
Lòng yêu nước
Cái tôi trữ tình quần chúng
Quan niệm về
tình yêu trong
thơ kháng chiến
Nền văn học chủ yếu sáng tác theo cảm hứng lãng mạn
Trang 5NGHỆ THUẬT:
sáng tạo
Trang 6KHÁI QUÁT THƠ GIAI ĐOẠN 1945-1975
Kế thừa những truyền thống và kinh nghiệm của các thời kì trước, văn học Việt Nam 1945- 1975 đã xứng đáng với sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong
thời đại mới Đổi mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc
và hình thức nghệ thuật nhưng không hề đứt đoạn với nền thơ dân tộc từ ca dao, thơ cổ điển trung đại đến thơ mới
Các nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Vũ Cao, Chính Hữu, Xuân Diệu, đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo góp phần đổi mới thi ca Việt Nam
Trang 7NỘI DUNG:
1 Lòng yêu nước
Lột sắt đường tàu Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh
(trích Nhớ-Hồng Nguyên)
Trang 8NỘI DUNG:
Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
( trích Đất nước-Nguyễn Đình Thi )
1 Lòng yêu nước
➔ Lòng yêu nước thời kì 1945-1975 là yêu
nước công khai, còn thời kì 1930-1945 là yêu nước thầm kính (do thời kì này bị Pháp thuộc)
Trang 9NỘI DUNG:
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom
(trích Khoảng trời và hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ)
2 Cái tôi trữ tình quần chúng
➔ Toàn bộ sức lực của dân tộc đã được vắt kiệt ra vì công
cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Chủ
nghĩa anh hùng đã được phát huy cao độ, mỗi con người đều sẵn sàng hi sinh cho cuộc chiến của dân tộc Cô gái trẻ trong bài đã sẵn sàng đánh đổi cuộc
sống của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của con đường
“cho đoàn xe kịp giờ ra trận”.
Trang 10Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng!
( trích Người con gái Việt Nam - Tố Hữu)
➔ Bài thơ “Người con gái Việt Nam” được Tố Hữu viết
tặng chị Trần Thị Lý - nữ chiến sĩ cách mạng kiên trung của Quân đội nhân dân Việt Nam, luôn một lòng trung thành với Đảng, không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dã man của quân thù
NỘI DUNG:
2 Cái tôi trữ tình quần chúng
Trang 11NỘI DUNG:
3 Quan niệm về tình yêu trong thơ kháng chiến 1975)
(1945-3.1 Tình yêu mang niềm đau mất mát thời kháng chiến
Tình cảm thầm yêu trộm nhớ của tuổi học trò đành phải ngăn lại trước nhiệm vụ thiêng liêng của đất nước Chẳng
ai nói với ai điều gì song cả hai đều hiểu:
Họ chia tay Vẫn chẳng ai nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi
(trích Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn)
Trang 12❖Nỗi đau mất người yêu đã được hai nhà thơ kí thác qua nhiều hình ảnh đau thương, tan tác:
Anh ngước nhìn lên hai dốc núi Hàng thông bờ cỏ con đường quen Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói Núi vẫn đôi mà anh mất em!
( trích Núi đôi – Vũ Cao)
NỘI DUNG:
3.1 Tình yêu mang niềm đau mất mát thời kháng chiến
Trang 13❖Thời chống Mỹ, người ta dám “yêu nhau” trong thơ và cũng dám gác lại tình yêu ấy vì nghĩa vụ đỗi với Tổ quốc Tình yêu đôi lứa của hai trái tim nhưng không mang màu sắc vị kỉ cá nhân mà thăng hoa rực rỡ vô cùng.
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau
(trích Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mĩ) )
NỘI DUNG:
3.1 Tình yêu mang niềm đau mất mát thời kháng chiến
Trang 14Trái tim đau nỗi đau mất nước Anh ơi anh – khi Tổ quốc yêu cầu
Ta sẵn sàng gởi lại nhớ thương nhau
Theo bước hành quân kháng chiến
(trích Nhớ - Hoàng Thị Minh Khanh)
➔ Khao khát yêu thương, mong nhớ là vậy, nhưng chiến tranh đã ngăn cách tình yêu, ngăn trở đời thường Vì thế, thời chiến tranh, thơ viết về tình yêu lại càng mãnh liệt, cuốn hút Và thơ ca xây dựng hình tượng về tình yêu – nỗi nhớ trong sự chia xa luôn thể hiện tính nhân văn sâu sắc
Trang 153.2 Tình yêu thiên nhiên
“ Bảy năm về trước em mười bảy Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng Xuân Dục – Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới bữa anh sang”
(trích Núi Đôi – Vũ Cao)
➔ Tình yêu của họ không biết bắt đầu từ bao giờ, nhưng
nó gắn bó với cánh đồng, với đồi núi của làng quê
Xuân Dục – Đoài Đông
Trang 16“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày Khách đến thì mời ngô nếp nướng Săn về thường chén thịt rừng quay Non xanh nước biếc tha hồ
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say Kháng chiến thành công ta trở lại Trăng xưa, hạc cũ với xuân này”
(trích Cảnh rừng Việt Bắc-Hồ Chí Minh)
3.2 Tình yêu thiên nhiên
➔ Sự gắn kết thiên nhiên với con người, con người với
thiên nhiên ở một nơi thiên nhiên vẫn như còn nguyên sơ
và con người vẫn nguyên vẹn tình yêu tha thiết với thiên
Trang 17“ Em ơi! Buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
(trích Bên kia sông Đuống)
3.2 Tình yêu thiên nhiên
➔ Hình ảnh sông Đuống được miêu tả cụ thể, đẹp đẽ, sống
động, nó giống như một chinh thể đẹp mà ở góc nhìn nào người ta cũng cảm nhận được và kiêu hãnh với vẻ đẹp của nó
Trang 18Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô bé ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu
(trích Hương thầm-Phan Thị Thanh Nhàn)
➔ Đóa hoa của Phan Thị Thanh Nhàn trong bài thơ
“Hương thầm” lại rất khiêm nhường, lặng lẽ, đằm thắm trong nhiệm vụ làm sứ giả cho tình yêu
3.3 Tình yêu đôi lứa hướng về tổ quốc
Trang 193.3 Tình yêu đôi lứa hướng về tổ quốc
Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn
(trích Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây-Phạm Tiến Duật)
➔ Những da diết riêng tư không tách rời hơi thở và nhịp
sống của cả một thế hệ
Trang 20Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn, roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất?
Có một phần xương thịt của em tôi
(trích Quê hương-Giang Nam)
3.3 Tình yêu đôi lứa hướng về tổ quốc
➔ Dù phải vĩnh viễn cách xa nhau nhưng trái tim yêu không hề bi luỵ, người ta lại càng thêm yêu và
càng cầm chắc tay súng hơn trước quân thù
Trang 21➔ Tình yêu trong Thơ mới là lãng mạn, thơ mộng, bay bổng,
choáng ngợp, say men nhưng tình yêu chưa bắt nguồn từ thực tế cho nên nó dễ dàng gặp trắc trở, éo le, ngang trái và dẫn đến chia li.
➔ Thơ tình yêu trong thời kì này luôn có sự hài hòa đan xen các tình cảm riêng – chung; trong cái chung người ta dễ
dàng tìm thấy cái riêng và trong cái riêng vẫn có sự hiện
hữu của cái chung
➔ Thơ tình yêu thời kháng chiến cũng lãng mạn, mơ mộng, thăng hoa tâm hồn nhưng còn có thêm sự hài hòa, kết hợp với hoàn cảnh cụ thể của đời sống Tình yêu đậm chất lãng mạn nhưng lại rất thực, không mộng ảo Chính điều này đã làm nên chất lãng mạn cách mạng trong thơ viết về tình yêu kháng chiến
3.3 Tình yêu đôi lứa hướng về tổ quốc
Trang 224 Nền văn học chủ yếu sáng tác theo cảm hứng lãng mạn:
❖ Cảm hứng lãng mạn là gì?
Là những khát vọng, hoài bảo ước mơ lớn lao và đầy tin tưởng về tương lai của đất nước, con người Là sự kết hợp hài hoà giữa các nhân tố hiện thực và lãng mạn Là đặc trưng của thơ ca thời kì này
Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên Tim bỗng hóa mặt trời
(trích Huế tháng tám – Tố Hữu)
❖Khúc tráng ca ghi lại khí thế hào hùng có một không hai trong lịch sử
Trang 234 Nền văn học chủ yếu sáng tác theo cảm hứng lãng mạn:
❖ Sự chuyển đổi cảm hứng của phong trào thơ mới:
“Việt Nam sau một thời lao khổ
Bây giờ cười như hoa nở
Hội loài người vui vẻ lắm ngày mai.”
(trích Trở về -Xuân Diệu)
❖ Biểu dương cái mới nảy sinh trong cuộc đấu tranh của
dân tộc của nhân dân của đất nước mến yêu vô hạn
Trang 244) Nền văn học chủ yếu sáng tác theo cảm hứng
Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa
(trích Ngày về - Chính Hữu)
➔ Bao chàng trai Hà Nội lên đường cứu nước với hào khí
lãng mạn của tuổi trẻ căng đầy nhựa sống
Trang 254) Nền văn học chủ yếu sáng tác theo cảm hứng lãng mạn:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
(trích Theo chân Bác – Tố Hữu)
➔Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước đó là khát vọng một đời của Bác và toàn dân tộc.Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Miền bắc không tiếc sức người sức của ,chi viện tất cả cho Miền Nam thân yêu
Trang 264) Nền văn học chủ yếu sáng tác theo cảm hứng lãng mạn:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai ác bạc quàng súng trường.
(trích Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi)
➔ Đường ra mặt trận thật hối hả và lòng tràn đầy niềm
tin yêu
Trang 27➔ Trong văn học 1930 - 1945: Cảm hứng lãng mạn là
vượt lên trên thực tế, thoát li hiện thực, đề cao tuyệt đối cái tôi, niềm tin vào một xã hội lí tưởng - có tính chất tiêu cực Thì trong văn học 1945 – 1975 Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và vượt lên hiện thực, hướng tới lí tưởng với niềm tin sắt đá - có tính chất tích cực Khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
KẾT LUẬN
Trang 281 Thể thơ ngày càng phong phú và thơ cách
mạng tiếp tục tiến trình hiên đại hóa thơ dân tộc
❖ Thơ truyền thống(như thơ lục bát , thất ngôn,…)
Cháu ơi cháu lớn với bà
Bố mày đi đánh giặc xa chưa về
(Cá Nước - Tố Hữu)
Sao đặc trời, sao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em
Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm, mãi mãi
(Biển- Xuân Diệu)
NGHỆ THUẬT
Trang 291 Thể thơ ngày càng phong phú và thơ cách
mạng tiếp tục tiến trình hiên đại hóa thơ dân tộc
❖ Thơ tự do
Khi vui non nước cũng cười
Khi căm non nước với người đứng lên!
Có mối tình nào hơn thế nữa
Nó bằng súng bằng gươm sáng rền
Có mối tình nào hơn thế nữa
Trộn hòa lao động với giang sơn
Có mối tình nào hơn
Tổ quốc?
(trích Tình sông núi- Trần Mai Ninh)
Trang 301 Thể thơ ngày càng phong phú và thơ cách
mạng tiếp tục tiến trình hiên đại hóa thơ dân tộc
Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc
Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.
(Đất quê ta mênh mông - Dương Hương Ly)
❖ Thơ tự do
➢ Thơ tự do đã có vị trí chắc chắn trong thơ kháng chiến
chống Pháp, nay đã quen thuộc và được sử dụng ngày một phổ biến hơn, có khả năng diễn tả được sâu sắc, trọn vẹn hơn những vấn đề cốt lõi của cuộc sống
Trang 311 Thể thơ ngày càng phong phú và thơ cách
mạng tiếp tục tiến trình hiên đại hóa thơ dân tộc
❖ Thơ văn xuôi xuất hiện ngày một nhiều hơn và từng
bước tìm được chỗ đứng trong thi đàn:
Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua còn
Mỗi đêm hè, da thịt sóng sinh sôi
(Cành phong lan bể – Chế Lan Viên )
Trang 32Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
(Trích Đồng chí-Chính Hữu)
2 Ngôn ngữ thơ đời thường hơn , góc cạnh,
sù sì hơn và cũng dân giả hơn
❖ Ngôn ngữ thơ từ ngữ sinh hoạt đời thường, giàu
chất gợi cảm và liên tưởng tự nhiên, phong phú đến vô cùng.
Trang 332 Ngôn ngữ thơ đời thường hơn , góc cạnh,
sù sì hơn và cũng dân giả hơn
❖ Lời ăn tiếng nói của quần chúng hàng ngày được
chú ý vận dụng trong quan niệm thẩm mỹ mới mẻ.
Đu đưa
Bế lũ con Đầu tròn Trọc lốc
( Mưa- Trần Đăng Khoa)
Trang 343 Hình thức:
Con ơi, bố về thăm Hà Tĩnh quê ta,
Bố kể con nghe về ngã ba Đồng Lộc
Trên mặt đất này có muôn triệu ngã ba
Và có nhiều ngã ba nổi tiếng:
Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại
châu, sóng dựng trùng trùng;
Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các
thủ đô to
(Ngã ba Đồng Lộc-Huy Cận)
➢ Câu thơ mở rộng, dài ngắn khác nhau; Cách ngắt câu,
xuống dòng uyển chuyển, linh hoạt đẩy cảm xúc vào dòng chuyển động tạo nên một từ trường lôi cuốn đắm
Trang 353 Hình thức:
❖ Giọng điệu tác phẩm thường mang âm hưởng hùng
tráng,hào sáng,lạc quan,mang tâm tình, lay động và khích lệ mạnh mẽ tình cảm người đọc
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn,
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc.
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng-Chế Lan Viên)
Trang 363 Hình thức:
❖ Những giọng thơ đang cài phối hợp nhau trong một
bài thơ để cùng hướng đến khẳng định ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, tính cách con người Việt Nam.
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”.
Lên Tây Bắc - Tố Hữu
Trang 373 Cảm hứng sáng tạo: chủ đề quê hương đất nước
Trang 383 Cảm hứng sáng tạo: chủ đề quê hương đất nước
❖ Hình tượng người lính
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế!
( Cá nước – Tố Hữu)
Trang 39TỔNG KẾT
:
Văn học giai đoạn 1945-1975 không chỉ kế thừa mà còn phát triển, nó góp phần làm thay đổi diện mạo thơ trong các thời kỳ trước đó: quần chúng nhân dân không chỉ là đối tượng chủ yếu của văn học còn là công chúng đông đảo, là đối tượng phục vụ chính của văn học; cái tôi của cuộc sống hiện thực hướng về đất nước và nhân dân; vừa phản ánh hiện thực đời sống vừa đề cập đến vấn đề tâm tư tình cảm trong thời đại có nhiều biến động; nội dung trữ tình, sôi nổi, dạt dào và hướng về lý tưởng, tương lai;
Trang 40TỔNG KẾT
Với nghệ thuật: thể thơ lục bát kết hợp với các truyền thống dân gian; ngôn ngữ bình dị, đời thường, xu hướng tự do hóa hình thức thơ là nét mới trong giai đoạn này(xóa bỏ các quy luật, thơ trở nên tự do về thể thơ, dòng thơ, nhịp thơ) Nhiệm vụ của thơ ca là hướng con người đến cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng
Trang 41www.trungtamtinhoc.edu.vn
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ
Ý LẮNG NGHE !
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ
Ý LẮNG NGHE !