Đồ án môn học chuyển đổi môn kinh tế vĩ mô dành cho các đối tượng làm tiểu luận môn học hay dùng cho các bạn ôn thi chuyển đổi vào khối nghành kinh tế. Giúp các bạn làm quen với kiến thức cơ bản của môn kinh tế vi mô.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM
ĐỒ ÁN MÔN HỌC MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Giảng viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN THỊ THU HÒA
Sinh viên thực hiện : PHAN THÀNH DANH
TP Hồ Chí Minh, 2016
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh
tế nói chung Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế
Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu điển hình:
Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế)
Nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững
Các chuyên gia kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu
tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị
Trang 3ĐỀ BÀI
Bài 1: Một quốc gia A có các hàm như sau:
C = 200 + 0,8Yd; I = 50 + 0,1Y; G = 350; X = 111;
M = 50 + 0,05Y; T = 50 + 0,1Y; Yp = 3000
a. Tính sản lượng cân bằng quốc gia?
b. Xác định tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia A nếu biết Un = 3%?
c. Xác định chính sách tiền tệ cần thực hiện, biết DMi = - 700 và IMi = - 100
Bài 2: Kế toán quốc gia A cung cấp các khoản mục năm 1999 như sau (đvt: 1000 tỷ đồng)
CHỈ TIÊU GIÁ
TRỊ
CHỈ TIÊU GIÁ
TRỊ
Chi tiêu hộ gia đình 6,5 Chi tiêu của chính phủ 2,0
LN không chia, nộp
Thuế cá nhân 0,2 Thu nhập ròng từ yếu tố nước
Chỉ số giá năm 1999 140 Chỉ số giá năm 1998 120
Yêu cầu
Trang 41 Tính GDPmp theo các phương pháp đã học?
2 Tính GNPmp? GDPr? GNPr?
3 Tính NNP? NDP? NI/Y? PI? DI?
Bài 3: Có số liệu trong nền kinh tế đóng năm 2004 như sau
C = 0,7Yd + 200 ; T = 0,1Y
Gp = 290 ; I = 50 + 0,1Y
Un = 2% ; Yp = 2000
1 Xác định sản lượng cân bằng quốc gia?
2 Xác định tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2004
3 Nhận xét tình hình ngân sách nhà nước và cán cân thương mại?
Bài 4: Anh chị hãy giải thích các câu hỏi sau
a Lạm phát là gì? Có mấy loại lạm phát, nêu cụ thể các loại lạm phát?
b Cho biết nguyên nhân gây ra lạm phát, giải thích cụ thể?
c Từ năm 2007 đến nay Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung đang trong giai đoạn lạm phát, anh/chị hãy nêu từng giai đoạn lạm phát cụ thể của Việt Nam, nguyên nhân, cách kiểm soát lạm phát của chính phủ?
d Từ đầu năm 2013 đến nay, giá vàng của Việt Nam đang có xu hướng giảm Anh/chị cho biết nguyên nhân, theo anh/chị điều này có lợi hay hại cho nền kinh tế? Vì sao?
BÀI GIẢI
Bài 1:
a> Sản lượng cân bằng quốc gia:
Yd = Y –T => c = 200 + 0,8(Y – 50 – 0,1Y)
Trang 5= 160 + 0,72Y
Sản lượng cân bằng khi: AS = AD
AD = C + I + G + X – M
Y = 160 + 0,72Y + 50 + 0,1Y + 350 + 111 – 50 – 0,05Y
0,23Y = 621 Y = 2700
b> Tỷ lệ thất nghiệp:
∆U = yp− yt yp ∗50 = 3000−27003000 ∗50=5 %
Ut = Un + ∆U = 3% + 5% = 8%
Bài 2 :
a>
Theo tổng chi tiêu:
GDP = C + I + G + X – M
= 6,5 + 2,5 + 2,0 + 5,0 - 3,0
= 13
Theo tổng thu nhập:
GDP = R + W + I + π + Ti + De
= 1,5 + 8,0 + 0,5 + 2,0 + 0,5 + (2,5 – 2,0)
= 13
Theo giá trị gia tăng: (Không có số liệu)
GDP = ∑VA = Giá trị sản lượng – chi phí trung gian
b>
GNPmp = GDP + NFFi
= 13 + 2,0 = 15
Trang 6 GNPr = GNPmp – Ti
15 – 0,5 = 14,5
c>
NNP = GNP – De
= 15 – 0,5 = 14,5
Ni = NNP – Ti
= 14,5 – 0,5 = 14
Pi = Ni – Pr(giữ lại nộp) + Tr
= 14 – 0,8 + 1,2 = 14,4
Di = Pi – Td
= 14,4 – 0,2 = 14,2
Ni/Y = 14/13
Bài 3:
a> Sản lượng cân bằng quốc gia:
Yd = Y – T => C = 0,7(Y – 0,1Y) + 200
= 200 + 0,63Y
AS = AD = C + I + G + X – M
Y = 200 + 0,63Y + 50 + 0,1Y + 290 + 0
Y = 540 + 0,73Y
0,27Y = 540 => Y = 2000
b> Xác nhận tỷ lệ thất nghiệp:
∆U = yp− yt yp ∗50=2000−2000
2000 ∗50=0 %
Ut = Un + ∆U = 2%
c>
Cán cân thương mại:
Do nền kinh tế đóng => NX = X – M = 0
Tình hình ngân sách nhà nước:
Trang 7T = 0,1* 2000 = 200
B = T - G = 200 – 290 = -90
Cán cân ngân sách thâm hụt
Bài 4:
a> Lạm phát là tinh trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.Lạm phát có 3 loại:
- Lạm phát vừa phải( lạm phát 1 con số): Khi giá cả tăng chậm, dưới 10% một năm,đồng tiền ổn định
- Lạm phát phi mã (lạm phát 2,3 con số): Khi giá cả tăng 20%, 30%, 200% một năm,đồng tiền mất giá nhanh chóng
- Siêu lạm phát(lạm phát >=4 con số): Khi tỉ lệ tăng giá lớn hơn 1000% một năm.Đồng tiền mất giá nghiêm trọng
b> Nguyên nhân gây ra lạm phát
- Lạm phát do cầu kéo:
Là do sự gia tăng tổng cầu do tăng chi tiêu cá nhân và chính phủ,… Lạm phát nhu cầu khuyến khích tăng trưởng kinh tế vì nhu cầu quá mức và các điều kiện thị trường thuận lợi sẽ kích thích đầu tư và mở rộng
Các nguyên nhân làm gia tăng tổng cầu:
+ Dân cư tăng chi tiêu
+ Doanh nghiệp tăng đầu tư
+ Chính phủ tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ
+ Người nước ngoài tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước
- Lạm phát do cung: (lạm phát do chi phí đẩy)
Là lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi chi phí sản xuất tăng, đẩy đường tổng cung AS dịch chuyển sang trái, làm sản lượng giảm và mức giá chung tăng: nền kinh tế vừa suy thoái, vừa lạm phát
Nguyên nhân làm chi phí sản xuất tăng:
+ Tiền lương tăng(nhưng năng suất lao động không tăng)
+ Điều kiện khai thác các yếu tố sản xuất khan hiếm và tốn kém hơn
Trang 8+ Thuế tăng.
+ Thiên tai, chiến tranh
+ Do khủng hoảng một số yếu tố,làm giá vật tư tăng lên, ví dụ khủng hoảng dầu
mỏ 1973 -1979
c> Lạm phát từ năm 2007 đến nay và cách kiểm soát của chính phủ
- Nếu so sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%, Thái Lan: 3,21%, Khu vực đồng Euro: 3,07%, Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam có phần cao hơn Bước sang Quý I/08 lạm phát của Việt Nam đạt 9,19%, vẫn cao hơn so với mức 3,02% của Quý I/07 và bằng khoảng trên 70% so với mức tăng của cả năm 2007 Đây là mức tăng cao trong vòng 12 năm trở lại đây
- Nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam tăng cao là đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tố tác động từ kinh tế toàn cầu, và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:
Các nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu:
- Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng: Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt
là nhóm các nước “mới nổi” ở khu vực Châu á, nhất là Trung Quốc
đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/thùng trong tháng 3/2008, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia tăng Như vậy, giá dầu đã tăng 72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khí hoá lỏng tăng 95% kể từ đầu năm 2007 đến tháng 3/2008 và đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước tới nay
- Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới - là những năm quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp
Trang 9Tất cả những điều trên làm sản lượng lương thực - thực phẩm ngày càng giảm mạnh Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm càng giảm sút
- Thứ ba: Một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Trước việc giá dầu và giá lương thực - thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú sốc cung rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các Ngân hàng Trung Ương (NHTW) phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Nhật Bản tăng 1 lần từ 0,25%- 0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ 3,5%-3,75%-4,0%/năm; Anh tăng 3 lần từ 5%-5,5%/năm (trong đó có 1 lần giảm); Thuỵ Điển tăng 4 lần từ 3,0%-4,0%/năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ 6,12-7,47%/năm
- Việc các nước thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất chủ đạo cùng với việc giá dầu, giá lương thực - thực phẩm tiếp tục tăng cao chính là nguyên nhân
cơ bản đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào những tháng đầu năm
2008, mà biểu hiện là cuộc khủng hoảng cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ bắt đầu
từ tháng 7/2007 Trước bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, các NHTW không còn cách nào khác là phải bơm một lượng tiền khổng lồ
để cứu vãn nền kinh tế, trong đó riêng Mỹ từ tháng 8/2007 đến naY đã phải đưa ra nền kinh tế trên 2.300 tỷ USD, trong đó có 800 tỷ USD tiền mặt để cứu vãn hệ thống ngân hàng, NHTW Châu âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải thực hiện cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 trở lại đây như Mỹ, Anh, Canada Việc cứu vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao
Các nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam:
- Thứ nhất: Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh
mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng
Trang 10dầu, nhưng từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58% Điều này đã tác động làm chi phí sản xuất tăng cao
- Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh,
lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồn cung lương thực - thực phẩm bị sụt giảm
- Mặc dù Chính phủ đã ban hành Công văn 639/BTM-XNK ngày 16/8/2007 và Công văn số 266/TTg-KTTH ngày 21/2/2008 để khống chế lượng gạo xuất khẩu tối đa nhằm kiểm soát lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nhưng việc giá lương thực, thực phẩm thế giới tăng cao đã khiến giá gạo xuất khẩu và giá một số mặt hàng thực phẩm xuất khẩu khác như thuỷ hải sản gia tăng cộng với chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng cao ở mức 18,92% năm 2007 và 14,45% trong Qúy I/2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng 4,18% của quý I/2007, trong khi nhóm này có quyền số 42,85%, lớn nhất trong rổ hàng hoá CPI, có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu tác động làm CPI tăng mạnh
- Thứ ba: Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế Với mục tiêu này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ” nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ 2005 đến 2007 tăng trên 8,01% Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân
Trang 11quan trong làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế Các ngân hàng cũ mở rộng tín dụng bằng việc nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay,chuyển đổi mô hình, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị, cho thành lập thêm các ngân hàng mới và tất cả các ngân hàng chủ yếu đua nhau tìm kiếm lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay nên càng làm cho tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, đó là nguyên nhân rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua
- Thứ tư: Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm
2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư
đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh Năm
2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh
mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là đổ vào các doanh nghiệp nhà nước lớn Đứng trước bối cảnh này, Ngân hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng
Các giải pháp trong thời gian tới:
- Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, thận trọng; sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ: xem xét việc tăng dự trữ bắt buộc; tiếp tục áp dụng biện pháp mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc đã công bố; kiểm soát tốc độ tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán một cách hợp lý, trong đó mức tăng trưởng tín dụng tối đa 30%; kiểm soát cho vay bất động sản, kinh doanh chứng khoán và cho vay tiêu dùng
Trang 12- Thứ hai: Thực hiện hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để đảm bảo khả năng thanh toán
- Thứ ba: Tiếp tục mua ngoại tệ của các nhà đầu tư trên cơ sở nguồn cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt một mặt để bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước, mặt khác nhằm đáp ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
- Thứ tư: Tiếp tục điều hành tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng Đô la Mỹ nói riêng và các loại ngoại tệ nói chung theo hướng cân đối các mục tiêu xuất nhập khẩu, sản xuất trong nước và nhập siêu; mở rộng biên độ giao động của tỷ giá lên
±2%
- Thứ năm: Nghiên cứu trình Chính phủ về cơ chế kiểm soát luồng vốn gián tiếp và vấn đề các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mua cổ phiếu bằng ngoại tệ; Tiếp tục triển khai Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Để
án nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế; Dự báo tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường trong và ngoài nước và đề xuất các giải pháp phòng ngừa các rủi ro trong trường hợp luồng vốn đảo chiều
- Thứ sáu: Xây dựng phương án điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng trong 3 quý cuối năm 2008 để cả năm đạt được mục tiêu tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán không quá 30%, tránh những cú sốc trên thị trường tiền tệ; Tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế điều hành dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác, kể cả các công cụ trực tiếp để sử dụng trong trường hợp cần thiết; NHNN phối hợp với các NHTM tổ chức thị trường repo giữa các NHTM để tổ chức hệ thống thanh toán các giao dịch này và nắm thông tin để can thiệp thị trường với tư cách là người cho vay cuối cùng
d> Từ năm 2013 đến nay giá vàng của Việt Nam đang có xu hướng giảm.Nguyên nhân và mặt lợi hại cho nền kinh tế Việt Năm