1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ tới trường của học sinh THCS và THPT đồng bằng sông cửu long

123 922 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

này tác động ra sao đến tỷ lệ đến trường của học sinh trung học cơ sở và trung họcphổ thông.- Câu hỏi thứ 3: Các kiến nghị về chính sách cho giáo dục để nâng cao tỷ lệ đến trường của học

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

TRẦN HOÀNG ĐƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ ĐẾN

TỶ LỆ TỚI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH THCS VÀ THPT

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 2

-

TRẦN HOÀNG ĐƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ ĐẾN

TỶ LỆ TỚI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH THCS VÀ THPT

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS ĐINH PHI HỔ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 3

Ngoài sự hỗ trợ và hướng dẫn khoa học của PGS.TS ĐINH PHI HỔ tất cả các

bước, các công việc của nghiên cứu này được chính tác giả thực hiện

Tác giả xin cam đoan nghiên cứu này được thực hiện đúng qui trình, không sao chép Đối tượng khảo sát, thông tin thu thập, kết quả xử lý và nguồn dữ liệu trích dẫn

là rõ ràng và hoàn toàn trung thực Nếu có đạo văn tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học

TP.HCM, tháng 4 năm 2016

Tác giả

Trần Hoàng Đường

Trang 4

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.5.1 Phạm vi thời gian 3

1.5.2 Phạm vi không gian 3

1.7 KẾT QUẢ MONG ĐỢI 4

1.8 CẤU TRÚC CỦA BÀI VIẾT 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 CÁC KHÁI NIỆM 5

2.1.1 Khái niệm & các vấn đề liên quan đến trẻ em 5

2.1.2 Giáo dục là gì? 7

2.1.3 Chương trình giáo dục 9

Trang 5

2.3 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ GIÁO DỤC 16

2.3.1 Lý thuyết mẫu về đầu tư chất xám 16

2.3.2 Mô hình về quyết định đầu tư giáo dục của hộ gia đình 16

2.3.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa di cư lao động với giáo dục 17

2.3.4 Lý thuyết về mối quan hệ của di cư với lao động trẻ em 18

2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ ĐẾN TRƯỜNG CỦA HỌC SINH 18

2.4.1 Miễn giảm học phí 19

2.4.2 Giới tính của trẻ em 19

2.4.3 Trình độ học vấn của chủ hộ 20

2.4.4 Công việc chính của chủ hộ 20

2.4.5 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 21

2.4.6 Tỷ lệ phụ thuộc 21

2.4.7 Khu vực sống 22

2.4.8 Giới tính của chủ hộ 22

2.4.9 Tình trạng hôn nhân của chủ hộ 23

2.4.10 Dân tộc 23

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 25

3.1 SỐ LIỆU SỬ DỤNG CHO NGHIÊN CỨU 25

3.2 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 25

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 29

3.3.1 Thống kê mô tả 29

Trang 6

Phương pháp ước lượng PSM 32

Phương pháp chọn đối tượng so sánh trong phương pháp PSM 34

3.3.2.2 Mô hình Tobit với phương pháp ước lượng MLE để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường của trẻ em 35

Phương pháp ước lượng mô hình 36

Tác động biên của mô hình Tobit 37

CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ ĐBSCL 39

4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐBSCL 39

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 39

4.1.2 Dân số và sự phân bố dân cư 41

4.1.3 Thành phần dân tộc 43

4.1.4 Mức sống người dân 44

4.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội 46

4.1.6 Đặc trưng văn hóa 50

4.2 THỰC TRẠNG NỀN GIÁO DỤC VÀ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ 52

4.2.1 Tình hình giáo dục 52

4.2.1.1 Trình độ về học vấn 52

4.2.1.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật 55

4.2.2 Thực trạng chính sách miễn giảm học phí 58

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62

5.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 62

5.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ ĐƠN 64

Trang 7

5.3.2 Phân tích phương sai 73

5.4 KẾT QUẢ CHẠY HỒI QUI 76

5.4.1 Chạy mô hình probit với phương pháp ước lượng PSM để đánh giá tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ đến trường của trẻ em 76

5.4.2 Chạy mô hình Tobit với phương pháp ước lượng MLE để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường của trẻ em 78

5.4.2.1 Một số kiểm định mô hình 78

5.4.2.2 Ý nghĩa & tác động của các biến trong mô hình 79

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN & HÀM Ý CHÍNH SÁCH 87

6.1 KẾT LUẬN 87

6.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 88

6.3 GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU 90

Tài liệu tham khảo

Phụ lục kết quả xử lý và chạy mô hình

Trang 8

Ký hiệu Diễn giải

(.) Dấu chấm: ký hiệu phân cách số thập phân

(,) Dấu phẩy: ký hiệu phân cách nhóm số

TN Thu nhập trung bình hộ gia đình

VHLSS Điều tra mức sống dân cư

Trang 9

Bảng 4.1: Dân số trung bình, diện tích và mật độ dân số cụ thể ở ĐBSCL năm

2011……… 42

Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng…… 44

Bảng 4.3: So sánh một số chỉ tiêu của vùng ĐBSCL với cả nước……… 48

Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về lúa của ĐBSCL so với cả nước và hai vùng khác… 49

Bảng 4.5 : Một số chỉ tiêu về thủy sản của ĐBSCL so với các vùng………… …50

Bảng 4.6 Trình độ học vấn của người nhập cư và không di cư các vùng KT-XH năm 2009……… 54

Bảng 4.7: Số người và tỉ lệ lao động nhập cư phân theo tình trạng chuyên môn các vùng KT-XH năm 1999, 2009……… 56

Bảng 4.8 Tỉ lệ người nhập cư và không di cư ở ĐBSCL chia theo tình trạng chuyên môn kĩ thuật……… 57

Bảng 4.9 Tỷ lệ học sinh sinh viên được miễn, giảm qua các năm………58

Bảng 4.10 Tỷ lệ người đi học trong 12 tháng qua được miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp chia theo lý do miễn giảm tại ĐBSCL……… 59

Bảng 4.11 Tỷ lệ người đi học trong 12 tháng qua được miễm giảm học phí hoặc các khoản đóng góp theo cấp học………60

Bảng 5.1: Một số đặc điểm chung của mẫu……… 62

Bảng 5.2: Phân bố mẫu khảo sát trên các tỉnh thành………63

Bảng 5.3: Một số đặc điểm của trẻ em ở ĐBSCL……….63

Bảng 5.4: Trẻ em được miễn, giảm học phí……… 65

Bảng 5.5: Tỷ lệ đến trường của trẻ em trong các hộ gia đình ở ĐBSCL………… 65

Bảng 5.6: Một số đặc điểm của hộ gia đình ……….65

Bảng 5.7: Một số đặc điểm của hộ gia đình ……….67

Bảng 5.8: Thu nhập bình quân đầu người/tháng ……… 68

Bảng 5.9: Việc làm của chủ hộ ………68

Bảng 5.10: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & dân tộc ……….69

Trang 10

Bảng 5.14: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & trình trạng hôn nhân 71Bảng 5.15: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & giới tính chủ hộ ……71Bảng 5.16: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & việc làm phi nôngnghiệp ……… 72Bảng 5.17: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & chủ hộ làm công … 72Bảng 5.18: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & học vấn của cha mẹ 73Bảng 5.19: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & tỷ lệ phụ thuộc …… 74Bảng 5.20: Tóm tắt các yếu tố tác động đến tỷ lệ đến trường của trẻ em ĐBSCL 75Bảng 5.21: Kết quả chạy hình probit với phương pháp ước lượng PSM ………….76Bảng 5.22: Kết quả chạy so sánh cận gần nhất (ATTND) ……… 77Bảng 5.23: Kết quả chạy mô hình tobit với phương pháp ước lượng MLE ………78Bảng 5.24: Tác động biên của các biến trong mô hình……….80Bảng 5.25: Kết quả chạy hồi qui tuyến tính với phương pháp OLS ………81Bảng 5.26: So sánh kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE & OLS ……… 82Bảng 5.27: Tác động biên của các biến có ý nghĩa trong mô hình ……… 83Bảng 5.28: Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đến trường của trẻ em ĐBSCL

(Hồi qui đa biến) ……… 84

Trang 11

Hình 3.1: Khung phân tích tỷ lệ đến trường của tác giả ……….25Hình 3.2: Mật độ điểm xu hướng ………33Hình 4.1: Bản đồ các tỉnh ĐBSCL (nguồn Cục đo đạc và bản đồ Việt Nam)…39Hình 5.1: Đồ thị phân phối của phần dư trong hồi qui OLS ……… 82

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Lâu nay khi nói tới ĐBSCL chúng ta thường nghĩ đó là vùng đất phì nhiêu,ruộng đồng thẳng cánh cò bay, thời tiết khí hậu vô cùng thuận lợi, không hạn hán,không bão lũ,… với sự ưu đãi của thiên nhiên người dân ở đây sống ngày hôm naykhông phải lo ngày mai Chính vì thế, từ bao đời nay trong đầu người dân Việt Namthường đều coi đây là vùng “làm chơi, ăn thật”, không cần đầu tư nhiều sản xuấtcũng phát triển, đời sống của người dân cũng được đảm bảo Tuy nhiên, từ thực tiễnphát triển của ĐBSCL những năm vừa qua cho thấy rằng ĐBSCL cũng gặp khánhiều khó khăn trong sự phát triển Tốc độ phát triển của vùng chưa tương xứng vớitiềm năng và trong những năm gần đây có xu hướng chậm lại Trình độ học vấn củangười dân ở ĐBSCL rất thấp, trong khi đó tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao, đến năm

2010 nhiều tỉnh trong vùng có tỷ lệ nghèo khá cao như Trà Vinh 23.2%, Sóc Trăng22.1%, Hậu Giang 17.3% với trên 2 triệu người nghèo sống trong vùng Thựctrạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề về phát triển nguồn nhân lựcphục vụ cho phát triển kinh tế vùng, các chính sách nâng cao trình độ học vấn chongười dân còn hạn chế

Việt Nam có tỷ lệ đăng ký học tiểu học cao (gần 90%), ở cả thành thị cũngnhư nông thôn Kết quả này có thể nhờ chính sách phổ cập giáo dục tiểu học củachính phủ Tỷ lệ đăng ký học trung học cơ sở đạt gần 80%, nhưng giảm xuống chỉcòn khoảng 56% với bậc trung học phổ thông, đó cũng là lúc sự phân kỳ về trình độhọc vấn giữa nông thôn và thành thị xuất hiện rõ nét hơn Tỷ lệ nhập học đối với cácvùng nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng có đặc điểm càng lên cấp học cao hơn, sốtrẻ em bỏ học càng nhiều Đối với bậc phổ thông trung học, vùng ĐBSCL có tỷ lệ đihọc đúng tuổi rất thấp, xếp vị trí thứ hai từ dưới lên, chỉ sau miền núi Tây Bắc Nhưvậy, một bộ phận trẻ em, đặc biệt ở các hộ nghèo đã bỏ học sớm để đi làm việc Cơhội giáo dục của hôm nay sẽ chứa đựng những tiềm ẩn về bất bình đẳng trong phânphối thu nhập của thế hệ tương lai

Trang 13

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới rất coi trọng đầu tư nguồn nhân lực, đó làđộng lực để phát triển kinh tế Mối quan hệ giữa đầu tư nguồn nhân lực và tăngtrưởng kinh tế là chủ đề nghiên cứu của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chínhsách phát triển Việc đầu tư nguồn nhân lực ở các nước phát triển và các nước đangphát triển thường xuất phát ở cấp độ hộ gia đình được đo lường bằng việc đi họccủa trẻ em Nhằm mục tiêu đánh giá, xem xét khả năng miễn giảm học phí cho họcsinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở đồng bằng sông Cửu Long ảnh

hưởng như thế nào đến tỷ lệ đến trường tác giả đã chọn đề tài “Tác động của chính

sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ đến trường của học sinh THCS và THPT ở ĐBSCL” làm đề tài nghiên cứu của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là xem xét tác động của chính sách miễn,giảm học phí đến tỷ lệ đến trường của học sinh trung học cơ sở và trung học phổthông ở ĐBSCL

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu thứ 1: Mô tả tổng quát về giáo dục, về trình độ học vấn của

người dân ở ĐBSCL

- Mục tiêu thứ 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường của

học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở ĐBSCL

- Mục tiêu thứ 3: Đánh giá tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến

tỷ lệ đến trường của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở ĐBSCL

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Câu hỏi thứ 1: So với các khu vực khác thì trình độ học vấn của người dân

ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như thế nào?

- Câu hỏi thứ 2: Chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh trung học cơ

sở và trung học phổ thông ở ĐBSCL thời gian qua áp dụng như thế nào? Chính sách

Trang 14

này tác động ra sao đến tỷ lệ đến trường của học sinh trung học cơ sở và trung họcphổ thông.

- Câu hỏi thứ 3: Các kiến nghị về chính sách cho giáo dục để nâng cao tỷ lệ

đến trường của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông trong các hộ giađình ở ĐBSCL trong thời gian tới là gì?

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là chính sách miễn, giảm học phí và tác động củachính sách này đến khả năng đến trường của học sinh bậc trung học cơ sở và trunghọc phổ thông

Đối tượng khảo sát là hộ gia đình ở ĐBSCL (thành thị và nông thôn) và trẻ

em trong độ tuổi học trung học cơ sở và trung học phổ thông có độ tuổi từ 11 tuổicho đến 18 tuổi tính đến năm 2012 (năm của dữ liệu được khảo sát)

 Hộ gia đình được chia làm 2 nhóm:

 Nhóm hộ gia đình có thụ hưởng chính sách miễn, giảm học phí cho trẻ

em ở độ tuổi học trung học cơ sở và trung học phổ thông

 Nhóm hộ gia đình không được thụ hưởng chính sách trên, gia đình phảiđóng học phí và những khoản đóng góp khác cho nhà trường khi con,cháu họ đi học

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5.1 Phạm vi thời gian

Đề tài sử dụng bộ số liệu cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm

2012 Mục tiêu của cuộc điều tra là nhằm thu thập những thông tin chi tiết về đặcđiểm của hộ gia đình, đặc điểm nhân khẩu học của cá nhân, thu nhập và chi tiêu của

hộ gia đình cũng như của các cá nhân trong hộ Cuộc điều tra trên được làm trênphạm vi cả nước do Tổng cục thống kê thực hiện mỗi 2 năm một lần, do vậy đây là

bộ số liệu tương đối mới được công bố cho đến thời điểm hiện nay

Để có các biến phục vụ cho chạy mô hình tác giả tiến hành trích lọc, ghépcác mục: Muc1A, Muc2A1, Muc2A2, Muc2A3, Muc4A1, Muc8, Ho11, Viec lam,wt2012new

Trang 15

1.5.2 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 13 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp định lượng trong đó môhình hồi quy đóng vai trò chủ đạo để kiểm định các vấn đề nghiên cứu đặt ra,phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày rõ ở chương 3 Bên cạnh đó đề tài cũng

sử dụng phương pháp xu hướng điểm phù hợp (PSM) để loại bỏ những yếu tố gâynhiễu trong tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ đến trường củahọc sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở ĐBSCL

1.7 KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này tác giả mong đợi sẽ xây dựng đượcmột bức tranh tổng quát về thực trạng của chính sách miễn, giảm học phí có ảnhhưởng như thế nào đến tỷ lệ đến trường của học sinh trung học cơ sở và trung họcphổ thông ở ĐBSCL và có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng được miễn giảm vàkhông được miễn giảm hay không Đồng thời đề xuất một số giải pháp và chínhsách, kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo phù hợp hơn để nâng cao tỷ lệ đếntrường của học sinh THCS và THPT của người dân trong thời gian tới

1.8 CẤU TRÚC CỦA BÀI VIẾT

Cấu trúc bài viết gồm có 6 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm

vi, phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trong và ngoài nước có

liên quan đến đề tài đã được thực hiện Mô hình phân tích sẽ được xây dựng dựatrên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm này

Chương 3: Trình bày phương pháp và mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Chương 4: Tổng quan về ĐBSCL.

Chương 5: Kết quả thực nghiệm sau khi chạy hồi quy và giải thích kết quả xuất

hiện trong mô hình

Chương 6: Kết luận tóm lược những vấn đề mà đề tài đã giải quyết Từ đó, đưa ra

Trang 16

một số gợi ý chính sách Đồng thời, đưa ra một số hạn chế đề tài nhằm gợi mởhướng đi cho những nghiên cứu tiếp theo.

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 CÁC KHÁI NIỆM

2.1.1 Khái niệm & các vấn đề liên quan đến trẻ em

Trong pháp luật quốc tế, độ tuổi trẻ em được sử dụng tương đối thống nhất

và áp dụng độ tuổi của trẻ em là dưới 18 Tuy nhiên, trong các Công ước quốc tếnhư Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền trẻ em (năm 1924), Tuyên bố của Liênhợp quốc về quyền trẻ em (năm 1959), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người(năm 1968), Công ước 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làmviệc (năm 1976), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1989)… đãkhẳng định việc áp dụng độ tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có thể khác nhau, tuỳthuộc vào bộ luật của mỗi nước quy định độ tuổi thành niên sớm hơn Song, các tổchức của Liên hợp quốc và quốc tế như UNICEF, UNFPA, ILO, UNESSCO… đều

xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi Khái niệm “trẻ em” được quốc tế sử dụng

thống nhất và đề cập trong nhiều văn bản

Riêng ở Việt Nam, pháp luật quy định về độ tuổi của trẻ em chính thức được

đề cập trong một văn bản pháp quy sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hànhPháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979,

trong đó quy định “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15

tuổi” (Điều 1) Đến năm 1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban

hành đã nâng độ tuổi trẻ em lên đến dưới 16 tuổi (Điều 1) “Trẻ em quy định trong

Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” Độ tuổi này tiếp tục được

khẳng định tại Điều 1 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm

2004 Như vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận độ tuổi trẻ emđược pháp luật bảo vệ và chăm sóc là những công dân dưới 16 tuổi Mặc dù quyđịnh độ tuổi thấp hơn so với Công ước quốc tế, nhưng quy định của Việt Nam vẫnđược coi là phù hợp bởi quy định mở của Công ước

Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn

có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em như Bộ luật Hình sự, Bộ

Trang 18

luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thanh niên, LuậtQuốc tịch, Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học… Tuy nhiên trong mỗingành luật đều tiếp cận khái niệm trẻ em ở một khía cạnh khác nhau Đặc biệt, một

số văn bản luật đã có các chế định cụ thể quy định quyền tự định đoạt của trẻ em từ

đủ chín tuổi trở lên đối với các vấn đề liên quan trực tiếp tới mình như: có tài sảnriêng; nhận nuôi con nuôi; thay đổi họ, tên của con nuôi (Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2000) Trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặcnhờ cha mẹ quản lý (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) Trẻ từ đủ 15 tuổi đếnchưa đủ 18 tuổi được lấy ý kiến bằng văn bản khi thay đổi quốc tịch (Luật Quốctịch năm 1998)…

Như vậy khái niệm trẻ em được thống nhất như sau: “Trẻ em là một thuật

ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người” Từ cách tiếp cận này, chúng ta có thể hiểu khái niệm

về độ tuổi của trẻ em là khoảng thời gian đã tồn tại từ khi ra đời cho đến năm 16

(theo pháp luật Việt Nam) hoặc năm 18 tuổi (theo pháp luật quốc tế).

Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều khái niệm khác nhau, cũng như vận dụng độtuổi khác nhau dẫn đến khó khăn trong công tác áp dụng pháp luật và việc thụhưởng quyền lợi của trẻ em Đến thời điểm này, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BộLao động – thương binh và Xã hội) vẫn đang tiếp tục xin ý kiến các chuyên giapháp luật, nhà nghiên cứu về tâm - sinh lý lứa tuổi và đặc biệt là lấy ý kiến của trẻ

em và người dân về việc nâng độ tuổi của trẻ em lên dưới 18 tuổi Việc quy địnhnâng độ tuổi của trẻ em vừa phù hợp với luật pháp quốc tế, vừa tránh được việc phải

sử dụng nhiều khái niệm trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, đồng thời việc quyđịnh độ tuổi này cũng đã phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta tronggiai đoạn hiện nay

Mới đây, tại phiên thảo luận dự luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em(sửa đổi) ngày 23/11/2015, các đại biểu đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đềxuất nâng độ tuổi trẻ lên 18

Trang 19

Ủng hộ đề xuất nâng độ tuổi trẻ em từ dưới 16 lên đến dưới 18 tuổi như dựluật, đại biểu Nguyễn Thị Phúc thông tin, theo nghiên cứu của Quỹ nhi đồng LiênHiệp Quốc, trong số quốc gia thành viên Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đa sốquy định độ tuổi trẻ em là dưới 18 Chỉ có 12.1% quốc gia quy định trẻ em dưới 16tuổi, trong đó có Việt Nam.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thúy Hoàn cho rằng thời điểm này mớiđiều chỉnh tuổi trẻ em từ dưới 16 lên dưới 18 đã là muộn, trong khi các nước xungquanh và thậm chí như Lào, Campuchia là 2 quốc gia gần nhất cũng đã quy định độtuổi này Theo đại biểu Hoàn, báo cáo của Bộ Lao động đã có tới 12/13 bộ, ngànhđược xin ý kiến nhất trí, có tới 55/63 tỉnh thành nhất trí quy định độ tuổi trẻ em làdưới 18

Do vậy, nâng quy định độ tuổi trẻ em dưới 18 tuổi sẽ tạo nhiều điều kiệnthuận lợi hơn cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc đầy đủ, toàn diện, trở thành người

có ích cho xã hội

Trong phạm vi bài viết này, tác giả xác định độ tuổi trẻ em là từ 11 đến 18tuổi, vừa phù hợp với độ tuổi bắt đầu bậc giáo dục THCS và độ tuổi hoàn thành bậcgiáo dục THPT, vừa theo quy chuẩn xác định độ tuổi của trẻ em trên thế giới và xuhướng nâng độ tuổi trẻ em trong tương lai ở Việt Nam

2.1.2 Giáo dục là gì?

Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáodục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinhnghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người”

Theo ông John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cảicách giáo dục người Mỹ, ông cho rằng cá nhân con người không bao giờ vượt quađược quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà

cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phảinhững kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của

sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội Giáo dục là “khả năng” của loàingười để đảm bảo tồn tại xã hội

Trang 20

Như vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân,đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệtrước, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cảnhững gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn.Với ýnghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của

xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội.Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triểncon người và phát triển xã hội

Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triểnthông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó Đó chính là những tác độngtích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triểncho xã hội Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm giáo dục:

- Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dướiảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thứccủa con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội Ví dụ: Ảnh hưởng củacác hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnh hưởng của lối dạybảo, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách vở, tạp chí; ảnh hưởng của nhữngtấm lòng nhân từ của người khác;…

- Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác địnhđược tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) củacác cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân cách.Qua những môn học trên trường, lớp cũng như qua những hoạt động như báo cáothời sự, biểu diễn văn nghệ, cắm trại, thăm quan,… được tổ chức ngoài giờ lên lớp,

sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách củangười được giáo dục, dưới tác động của giáo viên, của nhà giáo dục

- Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách ngườigiáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà trường, chỉ liên quanđến các mặt giáo dục như: trí học, đức học, mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động

Trang 21

- Ngoài ra, giáo dục còn được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhâncách người được giáo dục chỉ liên quan đến giáo dục đạo đức Sự ra đời và pháttriển của giáo dục gắn liền với cự ra đời và phát triển của xã hội Một mặt, giáo dụcphục vụ cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ, xã hội sẽ không phát triển thêm một bướcnào nếu như không có những điều kiện cần thiết cho giáo dục tạo ra Mặt khác, sựphát triển của giáo dục luôn chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầungày càng cao và những điều kiện ngày càng thuận lợi do sự phát triển xã hội manglại Chính vì vậy, trình độ phát triển của giáo dục phản ánh những đặc điểm pháttriển của xã hội.

Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục thế giới và của mỗi quốc gia đangkhông ngừng cái cách đổi mới nhằm thích ứng tốt hơn với những xu thế phát triểnmới mẻ, năng động của toàn nhân loại và có khả năng tạo ra được những nguồn lựcmới để phát triển nhanh, bền vững

2.1.3 Chương trình giáo dục

Thuật ngữ “Chương trình giáo dục” hoặc “chương trình đào tạo” về giáo dụccủa tiếng Việt có hai nghĩa khác nhau, tương ứng với hai từ trong bảng từ vựng vềgiáo dục của tiếng Anh Nghĩa thông thường được sử dụng là một văn bản quy địnhmục đích và các mục tiêu cụ thể đặt ra đối với một ngành đào tạo, các khối kiếnthức và các môn học, tổng thời lượng cùng thời lượng dành cho mỗi môn mà nhàtrường tổ chức giảng dạy để trang bị các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết chosinh viên theo học một ngành nào đó Nghĩa này tương đương với nội dung củathuật ngữ tiếng Anh “Curriculum” Nghĩa thứ hai tương đương với nội dung củathuật ngữ “Program” trong tiếng Anh Đó là “nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng,nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của một đơn vị đào tạo đang triển khai để đàotạo một ngành học trong một bậc học nhất định, thường được ký hiệu bằng mãngành” Chương trình giáo dục xem xét ở đây được hiểu theo nghĩa thứ nhất

Trong lịch sử phát triển của giáo dục, có ba cách tiếp cận phổ biến về chươngtrình giáo dục đó là cách tiếp cận nội dung, cách tiếp cận mục tiêu và cách tiếp cậnphát triển

Trang 22

Với quan niệm giáo dục là quá trình truyền thụ nội dung kiến thức, cách tiếpcận nội dung đưa ra định nghĩa: “Chương trình giáo dục là bản phác thảo về nộidung giáo dục qua đó người dạy biết mình cần phải dạy những gì và người học biếtmình cần phải học những gì” Theo cách tiếp cận này thì Chương trình = Nội dung.

Cách tiếp cận mục tiêu, quan niệm giáo dục là công cụ để đào tạo nên cácsản phẩm với các tiêu chuẩn đã được xác định sẵn Vì vậy, chương trình giáo dục làmột kế hoạch giáo dục phản ánh các mục tiêu giáo dục mà nhà trường theo đuổi, nócho biết nội dung cũng như phương pháp dạy và học cần thiết để đạt được mục tiêu

đề ra Theo cách tiếp cận này: Chương trình = Nội dung + Mục tiêu + Phương pháp

Theo quan niệm: chương trình giáo dục là quá trình, còn giáo dục là sự pháttriển, cách tiếp cận phát triển cho rằng: Chương trình giáo dục là một bản thiết kếtổng thể cho một hoạt động giáo dục (có thể kéo dài một vài giờ, một ngày, mộttuần hoặc vài năm) Bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung giáo dục, chỉ

rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khi học, nó phác họa ra quy trình cầnthiết để thực hiện nội dung giáo dục, nó cũng cho biết các phương pháp giáo dục vàcác cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếptheo một thời gian biểu chặt chẽ

Như vậy, tùy theo các quan niệm khác nhau của các cách tiếp cận để có kháiniệm về chương trình giáo dục khác nhau Có thể khái quát các khái niệm vềchương trình giáo dục nêu trên như sau: “Chương trình giáo dục là một tập hợp củacác hoạt động gắn kết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của nhà trường”.Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹnăng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chứchoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗilớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo

Chương trình giáo dục phải đảm bảo tính hiện đại, tính ổn định, tính thốngnhất, tính thực tiễn, tính hợp lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạođiều kiện cho sự phân luồng, lien thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo,

Trang 23

ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảođảm chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu hội nhấp quốc tế.

2.1.4 Chính sách miễn, giảm học phí được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Nghị định số 74/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định Nhànước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổthông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có đối tượng thuộc diệnđược miễn, giảm học phí, Thông tư này hướng dẫn cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ

em học mẫu giáo và học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên, học viên học ở các cơ

sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có đơn đề nghị miễn, giảm học phí và

hỗ trợ chi phí học tập gửi tới cơ sở giáo dục trong vòng 30 ngày kể từ ngày khaigiảng năm học mới

Theo đó, các đối tượng học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí sẽ đượccác cơ sở đào tạo trực tiếp miễn giảm tiền học phí mà không phải làm thủ tục đềnghị hoàn lại tiền học phí từ Phòng Lao động - Thương binh và xã hội như trướcđây Tuy nhiên, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội vẫn tiếp tục chi trả tiềnmiễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho năm 2012 - 2013 đối với ngườihọc đã nộp đầy đủ hồ sơ trước ngày 31/08/2013

Các đối tượng không phải đóng học phí gồm: học sinh tiểu học trường cônglập; học sinh, sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sởgiáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhànước, được Ngân sách nhà nước cấp bù học phí; người theo học các khóa đào tạonghiệp vụ sư phạm để đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo

Được giảm 70% học phí gồm các đối tượng: học sinh, sinh viên các chuyênngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặngnhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề

Được giảm 50% học phí gồm: trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên làcon cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắcbệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; trẻ em học mẫu giáo và học

Trang 24

sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chínhphủ; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong thời gian 3 năm kể từ ngày tốt nghiệp

đi học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp

Về nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ cấp bù học phí và hỗ trợ chi phíhọc tập, Thông tư quy định rõ: Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương

để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho người họctheo nguyên tắc: Hỗ trợ 100% đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách

và tỉnh Quảng Ngãi, hỗ trợ 50% kinh phí đối với địa phương có tỷ lệ điều tiết vềngân sách trung ương dưới 50%, các địa phương còn lại tự đảm bảo kinh phí.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương cùngvới nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương để thực hiện chính sách miễn, giảm họcphí và hỗ trợ chi phí học tập cho người học theo quy định

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2014 Thời điểmthực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập quy định tạiThông tư liên tịch này được tính hưởng từ ngày 01/9/2013

2.2 MỤC TIÊU VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Ngày nay loài người tiến bộ đang khao khát hướng tới một mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đáng kể chất lượng sống cho con người trong

sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa mức sống cao

và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi người, cho thế hệ ngàynay và muôn đời con cháu mai sau Nói theo cách của Việt Nam: Thực hiện “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Để đạt được mục tiêu tốt đẹp trên đây, cần phải tìm cho được động lực cơbản của sự phát triển Vào thời kỳ của những thế kỉ trước, khi lao động thủ côngđóng vai trò chủ yếu, thì các yếu tố lao động và đất đai đóng vai trò động lực Nếubiết kết hợp đúng đắn lao động và đất đai thì của cải sẽ sinh sôi, nảy nở Chính vìvậy mà nhà kinh tế học Adam Smit đã nhận định: “Đất là mẹ, lao động là cha” Đếnthời kỳ cách mạng công nghiệp, lao động, vốn, kĩ thuật và phương pháp quản lí

Trang 25

được xem là những yếu tố chủ chốt của tăng trưởng kinh tế Trong thời đại của cuộccách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, đếncác “xã hội thông tin”, trong đó “thông tin” trở thành nguồn tài nguyên quan trọngcủa mọi quốc gia, việc “tin học hoá” tạo nên những chuyển biến nhanh chóng vềlượng cũng như về chất của nền kinh tế thế giới, thì con người được vũ trang bằngnhững tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển.

Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực vàsức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáodục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triểnkinh tế, phát triển xã hội Các nước chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sứcquan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển Chỉ cómột chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ

ba thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công nghệ Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đãnói nhân dịp khai giảng năm học 1995 - 1996: “Con người là nguồn lực quý báunhất, đồng thời là mục tiêu cao cả nhất Tất cả do con người và vì hạnh phúc củacon người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia Vì vậy, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu

tố quyết định tương lai của đất nước” Do vậy, giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tửđối với mỗi quốc gia

Trong thời đại hội nhập như hiện nay, khoa học công nghệ bùng nổ thì càngkhông thể thiếu vai trò của người dân có trình độ công nghệ cao Theo Becker(1964), nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 1992, không có đầu tư nào mang lại nguồnlợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư vào giáo dục Việc thựchiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã thực sự đem lại những chuyển biến vềtrình độ học vấn trong cộng đồng người dân, đây là một yếu tố thuận lợi mang tínhnội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việclàm cho người dân

Điều đó cho chúng ta thấy khi người dân đạt được một trình độ học vấn nhấtđịnh họ sẽ có khả năng tiếp thu thông tin cũng như khả năng phát huy chuyên môn

Trang 26

của mình một cách tốt nhất Vì vậy, những người có trình độ học vấn càng cao thì

cơ hội họ tìm được một công việc tốt và thích hợp sẽ dễ dàng hơn so với nhữngngười khác Mặt khác, một điều mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là việc đầu tư chogiáo dục sẽ làm tăng năng suất cho chính bản thân họ Từ đó sẽ làm nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân (Becker, 1964)

Người dân là nhân tố sáng tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụngchúng vào quá trình phát triển kinh tế Do đó ta có thể nhận thấy việc nâng cao trình

độ học vấn và trang bị kiến thức chuyên môn cho người dân sẽ làm tăng năng suất

và hiệu quả cao Ở phạm vi vĩ mô, giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năngsuất và dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Do vậy, giáo dục được xem như làmột hoạt động đầu tư làm tăng vốn nhân lực, có ích cho tăng trưởng kinh tế trongdài hạn (Trần Nam Bình, 2002) Chính vì thế, giáo dục được coi là quốc sách.Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển chỉ ra rằng ở những quốc gia mà người dân

có trình độ học vấn cao thường có trình độ phát triển cao hơn (Becker 1964, Mincer

1974, Krueger và cộng sự 2001, Aghion và cộng sự 2009) Các học giả đều chorằng đào tạo là yếu tố sản xuất quan trong trong hàm sản xuất của nền kinh tế Sựđầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng chất lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinhtế

Phát triển giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực conngười, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

“Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là

một bộ phận của các nguồn lực, có khả năng huy động, tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội” (Nguyễn Hữu Long, 2004).

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chấtlượng nguồn nhân lực, biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thểlực, kiến thức, kỹ năng, trình độ và nhân cách nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạtđộng, lao động cá nhân và sự phát triển của xã hội Trong thực tế hoạt động pháttriển nguồn nhân lực có thể được xem xét trên 3 nội dung là giáo dục đào tạo và

Trang 27

phát triển Giáo dục là những hoạt động học tập giúp cho con người bước vào mộtnghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề khác thích hợp hơn trong tương lai Đàotạo là những hoạt động học tập nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn,trình độ lành nghề nhằm giúp người lao động thực hiện công việc hiện tại của họ tốthơn Phát triển là những hoạt động học tập định hướng và chuẩn bị cho người laođộng tiếp cận với sự thay đổi của tổ chức và bắt kịp với nhịp độ thay đổi đó khi tổchức thay đổi và phát triển hoặc nhằm phát triển sâu hơn kỹ năng làm việc củangười lao động.

Giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục nângcao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độlao động Giáo dục nâng cao chất lượng của lao động, được thể hiện qua việc tíchlũy vốn, tăng thu nhập người lao động Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trướctruyền lại cho các thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ Giáo dụcđào tạo thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng độngsáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội Giáodục gắn liền với học hành, những điều học sinh học trong nhà trường sẽ gắn vớinghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai của họ Giáo dục đào tạo lớp người cókiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học,công nghệ, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các chuyên gia, các nhàkhoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng củađội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước

Sự gia tăng trình độ học vấn dẫn tới mức năng suất cao, ảnh hưởng tới tăngtrưởng kinh tế Vì vậy các nhà chính trị và hoạch định chính sách đều cố gắng hànhđộng nhằm nâng cao trình độ học vấn của người dân Các tranh luận rằng Chínhphủ nên hỗ trợ nhiều cho giáo dục vì giáo dục cần và tốt cho tăng trưởng kinh tế vàphát triển giáo dục

Trang 28

2.3 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ GIÁO DỤC

2.3.1 Lý thuyết mẫu về đầu tư chất xám

Lý thuyết mẫu về đầu tư chất xám được phát triển ban đầu bởi Ben-Porath(1967) và Becker (1964) Lý thuyết này phát biểu rằng cá nhân sẽ so sánh giữa lợiích có được và chi phí bỏ ra của việc tiếp tục học Nếu lợi ích biên của việc tiếp tụchọc lớn hơn chi phí biên thì cá nhân sẽ tiếp tục học Hạn chế của lý thuyết này là ởgiả thuyết cá nhân không bị ràng buộc gì cả khi ra quyết định đầu tư Giả thuyết nàykhông đúng trong thực tế, đặc biệt là đối với vấn đề đầu tư giáo dục cho con em của

hộ gia đình, khi mà quyết định bỏ học không đơn giản chỉ là quyết định của cá nhâncác em học sinh và hộ gia đình không phải luôn luôn dồi dào tiền bạc cho các em đihọc Trẻ không tự quyết định mà phần lớn là do cha mẹ quyết định Lý thuyết vềviệc ra quyết định đầu tư giáo dục cho con em của hộ gia đình loại bỏ giả thuyết ởtrên và chấp nhận tồn tại một mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, trong đó cha mẹđóng vai trò là người ra quyết định và con cái là người phải nghe theo Theo cáinhìn của cha mẹ việc học của con cái vừa là hàng hóa tiêu dùng, vừa là hàng hóađầu tư Là hàng hóa tiêu dùng vì cha mẹ hài lòng khi trẻ được giáo dục tốt Là hànghóa đầu tư vì cha mẹ mong muốn nhận được hỗ trợ từ con cái họ sau này

2.3.2 Mô hình về quyết định đầu tư giáo dục của hộ gia đình

Mô hình này được trình bày trong bài nghiên cứu của Glick và Sahn (1998)

và được thảo luận chi tiết trong nghiên cứu của Võ Trí Thành và Trịnh Quang Long(2005) Mô hình này được xây dựng trên giả thuyết các hộ gia đình là hộ gia đìnhnhất thể Điều này có nghĩa là sở thích của cha, mẹ trong hộ gia đình được giả định

là đồng nhất Nếu có sự khác nhau thì họ được giả định là hành động theo hướngsao cho hàm dụng ích chung của họ là tối ưu

Giả sử một hộ gia đình bao gồm một cha, một mẹ và N con, trong đó N conđược chia ra thành m con gái và n con trai Vòng đời của cha mẹ được chia ra thànhhai giai đoạn Họ làm việc và sinh con trong giai đoạn thứ nhất, nghỉ hưu trong giaiđoạn thứ hai Trong giai đoạn thứ nhất, thu nhập từ việc làm, sau khi đã trừ đi mộtphần đầu tư giáo dục cho con, được xem như là chi tiêu hộ gia đình Trong giai

Trang 29

đoạn thứ hai, chi tiêu của cha mẹ phụ thuộc vào số tiền mà con cái gửi về, và số tiềnnày lại tùy thuộc vào mức độ giáo dục mà con cái họ đạt được trong giai đoạn thứnhất Như vậy, có một sự đánh đổi trong việc ra quyết định đầu tư giáo dục cho concái giữa một bên là chi tiêu trong giai đoạn thứ nhất và một bên là chi tiêu cộng với

sự giàu có của con cái trong giai đoạn thứ hai

Ý nghĩa của mô hình là mức lương của cha mẹ trên thị trường lao động, thunhập ngoài việc làm, chi phí giáo dục, vốn học của cha mẹ, đặc tính của trẻ, và cácyếu tố về đặc tính hộ gia đình, làng xã, vùng miền có ảnh hưởng đến việc ra quyếtđịnh đầu tư giáo dục cho con cái của các bậc cha mẹ Các yếu tố này có thể phân rathành 4 nhóm: nhóm các đặc tính của trẻ, nhóm các đặc tính của hộ gia đình, nhómcác đặc tính của trường học và nhóm các đặc tính vùng miền Bốn nhóm các đặctính này có ảnh hưởng đến quyết định bỏ học của trẻ

2.3.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa di cư lao động với giáo dục

Trong lý thuyết kinh tế mới của di cư lao động (NELM) thì việc quyết định

di cư của một cá nhân thường không được thực hiện bởi cá nhân độc lập đó màthường là quyết định của cả một tập thể Quyết định từ tập thể cho việc di chuyểncủa một cá nhân nhằm tối đa hóa thu nhập dự kiến của việc di cư, giảm thiểu rủi rotrong sản xuất, và giúp đỡ các hộ gia đình vượt qua thất bại thị trường, chẳng hạnnhư thị trường tín dụng, bảo hiểm, thị trường lao động, v.v (Taylor, 1999) Hộ giađình có người di cư kì vọng về những khoản tiền gởi từ những người di cư sẽ hỗtrợ họ trong trang trải cuộc sống, đặc biệt là lúc kinh tế của họ hay địa phương gặpkhó khăn Do đó, trong khuôn khổ lý thuyết này, cũng mong đợi rằng trẻ em sẽđược hưởng lợi trực tiếp từ sự di cư của một thành viên trong gia đình thông quachi tiêu trong giáo dục, dinh dưỡng, y tế, nhà ở và đời sống vật chất Như vậyquyết định di cư của cha hoặc mẹ hoặc cả hai di cư để đi làm việc và con cái họvẫn ở lại, có thể làm cho cuộc sống gia đình của họ tốt hơn khi họ gửi tiền về chogia đình, hoặc là kết quả của tối đa hóa lợi ích gia đình có thể được đưa vào vàxem xét những rủi ro của việc di chuyển đến nơi làm việc (Funkhouser, 1995)

Trang 30

2.3.4 Lý thuyết về mối quan hệ của di cư với lao động trẻ em

Như đã đề cập ở phần tác động của di cư đến vấn đề đầu tư cho giáo dục thìchính việc di cư có thể làm thay đổi kết quả học tập và di cư cũng ảnh hưởng đếnhoạt động lao động ở trẻ em thì phần này bài nghiên cứu sẽ trình bày rõ hơn về tácđộng này

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng di cư ảnh hưởng đến tình trạng laođộng của trẻ em ở hai góc độ là lao động vì tiền lương bên ngoài và lao động bêntrong gia đình (đó là các công việc nội bộ liên quan đến các hoạt động kinh tếtrong gia đình như tự sản xuất nông nghiệp, thủy sản, phi nông nghiệp v.v) Ví dụ:Rossi (2008) cho thấy rằng tác động của di cư đến các hoạt động kinh tế của trẻ em

ở lại thay đổi tùy vào công việc đứa trẻ làm việc trong hoặc ngoài hộ gia đình

Trẻ em ở những gia đình có người di cư có thể làm những công việc trongmột hộ gia đình nhiều hơn Thứ nhất, những đứa trẻ này có thể phải làm việc đểthay thế cho những người đi di cư lao động đã vắng mặt Thứ hai, tiền gửi nếuđược sử dụng để tài trợ cho đầu tư sản xuất như đất đai, thiết bị thì hộ có thể thiếulao động và có thể buộc trẻ em phải làm việc nhiều hơn với khoản tài trợ từ kiềuhối đó

Đối với các hoạt động lao động kiếm tiền bên ngoài gia đình thì thu nhậpcủa hộ gia đình được kì vọng tăng lên từ các khoản tiền gửi từ những người di cưlao động sẽ tác động vào việc giảm lao động bên ngoài hộ gia đình của trẻ em

Do đó, tác động tổng thể của di cư đến các hoạt động kinh tế của trẻ em phụthuộc vào phân chia lao động trong gia đình và loại hiệu ứng mà loại hình lao độngchiếm ưu thế Như vậy, tác động của di cư đến lao động của trẻ em là hỗn hợp phụthuộc nhiều yếu tố như là độ tuổi của trẻ, giới tính của trẻ em, cũng như vào việc

hộ gia đình ở khu nông thôn hay thành thị, v.v

2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ ĐẾN TRƯỜNG CỦA HỌC SINH

Tỷ lệ đến trường của học sinh THCS & THPT ở ĐBSCL vào loại thấp nhất

cả nước (Tổng cục thống kê, 2012), chỉ đứng trên Tây Nguyên và các vùng miền

Trang 31

núi, hải đảo khác Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) số lượng học sinh bỏ học

và học yếu khá phổ biến, nhiều gia đình nông thôn chỉ cho con học đến lớp 2, 3hoặc cao nhất là lớp 5

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường, vậy đâu là nhữngnguyên nhân chính ?

2.4.1 Miễn giảm học phí

Miễn giảm học phí của Chính phủ (Orazio Attanasio Emla Fitzsimons AnaGomez, 2005) là số tiền chi ra của Chính phủ để giúp phần nào chi phí học tập củangười học Nếu người nhận được miễn giảm có thể có trình độ học vấn cao hơnngười không nhận được miễn giảm thì khi đó mặt tích cực do miễn giảm học phímang lại đã phát huy tác dụng

Học phí (Aysegul Sahin, 2004, Orazio Attanasio Emla Fitzsimons AnaGomez, 2005) là tiền đóng hàng năm của học sinh, sinh viên Học phí ảnh hưởngđến tỷ lệ đến trường vì nếu mức học phí càng cao thì tỷ lệ đi học càng thấp Vì đồngbằng sông Cửu Long có mức sống chưa cao nên khi mức học phí cao thì người ta sẽcho con em học nghỉ học sớm

2.4.2 Giới tính của trẻ em

Giới tính của trẻ em là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến trình độ họcvấn của cá nhân (Aysegul Sahin, 2004, Orazio Attanasio Emla Fitzsimons AnaGomez, 2005) Theo tục lệ ông bà ngày xưa thì con trai sẽ được đi học nhiều hơncon gái, chính vì thế mà tỷ lệ đến trường của nữ luôn thấp hơn nam giới Nam giới

là trụ cột gia đình nên cần được học nhiều hơn nữ giới Những năm gần đây thì tỷ lệ

nữ giới học cao ngày càng tăng do phong trào đấu tranh bình đẳng giới dần phổ biếntrên thế giới, việc mở cửa hội nhập tiếp thu những tinh hoa giáo dục của các nướcphát triển

Khả năng của người học (Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez,2005) là mức độ đam mê và ham học hỏi của mỗi người Nếu cá nhân này thật sựyêu thích việc học thì sẽ có động lực và sẽ cố gắng học tốt hơn Vì thế nếu mỗi cá

Trang 32

nhân đều có lòng đam mê và sự ham học hỏi thì trình độ học vấn sẽ cao Để đạtđược điều này đòi hỏi giáo dục phải kích thích đúng vào sự tìm tòi và ham học hỏicủa mỗi người để từ đó thúc đẩy nền giáo dục nước mình phát triển Muốn pháttriển kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như mọi mặt trong đời sống, đầu tiên phải pháttriển tư duy con người.

2.4.3 Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn của chủ hộ (Aysegul Sahin, 2004, Orazio Attanasio EmlaFitzsimons Ana Gomez, 2005) ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường của học sinh Nếutrong gia đình học vấn trung bình của chủ hộ cao thì tỷ lệ đến trường của các thànhviên trong gia đình cũng sẽ cao hơn Nguyên nhân là vì nếu cha mẹ có trình độ họcvấn cao thì sẽ nhận thức được vai trò và lợi ích của việc học nên sẽ cho các thànhviên trong gia đình đi học nhiều hơn

Nghiên cứu của Aysit Tansel (2005) cho thấy tổng chi tiêu trong gia đình,trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu cho giáo dục của ngườidân từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường Nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2008)cho thấy nếu cha mẹ có trình độ học vấn càng cao thì mức độ ảnh hưởng đến việchọc của của con cái họ sẽ nhiều hơn Hộ có trình độ học vấn càng cao thì chi tiêucho giáo dục càng nhiều Bên cạnh đó, chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ có nhiềukiến thức để giúp hộ hoạt động trong nhiều lĩnh vực tạo thu nhập Các kết quả từcác nghiên cứu về hành vi đa dạng hóa ở châu Phi (Barrett, Reardon và Webb, 2001;Lanjouw và cộng sự, 2001; Idowu và cộng sự, 2011; Trần Tiến Khai và NguyễnNgọc Danh, 2014) cũng đã chỉ ra rằng nhân tố giáo dục quyết định đến việc đa dạnghóa các hoạt động tạo thu nhập

2.4.4 Công việc chính của chủ hộ

Công việc chính của chủ hộ bao gồm các công việc về nông nghiệp, phi nôngnghiệp và làm công ăn lương Thu nhập nông nghiệp có nguồn gốc từ sảnxuất, thu thập các loại cây trồng chưa qua chế biến hoặc chăn nuôi, lâm nghiệp hoặcđánh bắt thủy hải sản, sản phẩm từ tài nguyên thiên nhiên Thu nhập phi nông

Trang 33

nghiệp có nguồn gốc từ tất cả các nguồn thu nhập khác, bao gồm cả chế biến, vậnchuyển, kinh doanh chưa qua chế biến nông nghiệp, lâm nghiệp và các sản phẩmthủy hải sản Còn làm công ăn lương là những người bán dịch vụ lao động của họ,

sử dụng lao động để đổi lấy tiền lương (bao gồm cả hiện vật và hiện kim)

Theo Alderman và Paxson (1992) thì đa dạng hóa thu nhập đã được đưa ranhư một trong những chiến lược hộ gia đình sử dụng để giảm thiểu biến đổi thunhập hộ gia đình và để đảm bảo mức tối thiểu thu nhập Trong nghiên cứu củaDavis (2003) đã đề cập đến nền kinh tế phi nông nghiệp nông thôn (The Rural Non-Farm Economy - RNFE) như là một phần rất quan trọng cho nền kinh tế nông thôn

vì sự liên kết trong sản xuất và ảnh hưởng đến việc làm, tạo thu nhập đáng kể chocác hộ gia đình nông thôn Khi thu nhập của hộ gia đình ổn định thì tỷ lệ đến trườngcũng tăng lên

2.4.5 Thu nhập bình quân đầu người/tháng

Thu nhập bình quân đầu người/tháng (Aysegul Sahin, 2004) là mức độ giàunghèo của hộ gia đình, nếu gia đình có thu nhập bình quân cao nghĩa là gia đình đógiàu có, họ sẽ có điều kiện cho con em mình đi học nhiều hơn Theo nghiên cứu củaAysit Tasel (2005), Đặng Hải Anh (2007), Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông(2014) khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì mức chi cho giáo dục cũng tăngthêm qua đó ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường của học sinh

2.4.6 Tỷ lệ phụ thuộc

Tỷ lệ phụ thuộc là số người ăn theo trên một lao động trong hộ Các nghiên

cứu về nghèo đói của Ngân hàng thế giới và các chuyên gia kinh tế phát triển đềunhất trí rằng tỷ lệ phụ thuộc là một yếu tố quan trọng quyết định sự sung túc haynghèo khó của các hộ gia đình ở các địa phương Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì phúclợi mà mỗi người trong hộ nhận được càng thấp, do một người lao động phải nuôisống nhiều người hơn Đặc biệt là những hộ có nhiều trẻ em sẽ có mức thu nhậpbình quân đầu người thấp hơn những hộ có ít trẻ em Tỷ lệ này càng lớn thì càng

Trang 34

làm cho khoản chi tiêu cho giáo dục ít đi, thu nhập của hộ gia đình phải san sẻ chonhững nhu cầu khác vì thế tỷ lệ đến trường của trẻ em cũng ít đi.

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004 chỉ ra rằng những hộ gia đình càng đôngngười thì thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người càng giảm xuống Dorter Verner(2005), Dự án Diễn đàn miền núi (2005), Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng có kếtluận tương tự về mối quan hệ nghịch biến giữa số nhân khẩu trong hộ và phúc lợicủa người nghèo

2.4.7 Khu vực sống

Khu vực sống của học sinh, sinh viên (Aysegul Sahin, 2004, OrazioAttanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005) ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường.Nông thôn là xã hội nông nghiệp, ở đó có nhiều quan niệm cho rằng không cần họcnhiều mà cần có con nhiều để có sức lao động Bên cạnh đó điều kiện vật chất, kếtcấu hạ tầng, chương trình hệ thống giáo dục, mức sống ở nông thôn luôn thấp hơn ởthành thị Vì vậy tỷ lệ đến trường của học sinh ở nông thôn cũng thấp hơn ở thànhthị

2.4.8 Giới tính của chủ hộ

Giới tính của chủ hộ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường.Theo nghiên cứu của Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014) chỉ rarằng vai trò của phụ nữ vẫn còn khá yếu so với nam giới, đồng thời yếu tố giới tínhảnh hưởng một phần đến các quyết định quan trọng trong gia đình

Theo Buvinic và Gupta (1997), có sự khác biệt trong tỷ lệ nghèo theo giớitính WB (1999), các hộ có chủ hộ là nữ có mức chi tiêu bình quân trên hộ thấp hơn

so với các hộ có chủ hộ là nam và thường tập trung vào nhóm nghèo nhiều hơntrong xếp hạng mức sống của cộng đồng

Theo Báo cáo phát triển Việt Nam (2007), cả nam giới và phụ nữ đều thamgia vào khu vực làm công ăn lương, nhưng phụ nữ tụt lại phía sau khá rõ Ngoàinông nghiệp, thường thấy phụ nữ ở khu vực lao động tự do nhiều hơn (26% số phụ

nữ làm việc so với 19% nam giới), và ít hơn trong khu vực làm công ăn lương

Trang 35

(26% so với 41% nam giới) Những phụ nữ tham gia vào khu vực làm công ănlương cũng chủ yếu tập trung làm những công việc kém uy tín hơn, và ở vị thếtương đối thấp hơn trong thang bậc nghề nghiệp

Hộ có chủ hộ là nữ sẽ có xác suất nghèo cao hơn (WB, 2005) Tại các nướcChâu Á phụ nữ trong các hộ gia đình nông thôn ít có điều kiện tiếp cận với giáo dục

do tư tưởng “trọng nam truyền thống” nên hệ quả là phụ nữ có cơ hội ít hơn trongquá trình tìm kiếm thu nhập, cho dù Việt Nam vấn đề giới chưa thể hiện sự nghiêmtrọng nhưng hiện tượng này rất phổ biến Vì vậy nghiên cứu này giả định khi chủ hộ

là nữ sẽ có tỷ lệ đi học của các thành viên trong gia đình thấp hơn khi chủ hộ lànam

2.4.9 Tình trạng hôn nhân của chủ hộ

Tình trạng hôn nhân của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường củahọc sinh THCS & THPT Nếu gia đình có đầy đủ cả vợ lẫn chồng thì việc nuôi dạycon cái tốt hơn, thu nhập cũng tăng lên Theo các nghiên cứu của Reardon (1998);Ellis (2000); Ashley và Carney (1998), vốn con người (cả về số lượng và chấtlượng) là một nhân tố quyết định quan trọng đối với việc tạo ra thu nhập phi nôngnghiệp ở hầu hết tất cả các nghiên cứu đa dạng hoá thu nhập Số người ở độ tuổi laođộng trong hộ có tác động tích cực đến đa dạng hóa Hộ càng có nhiều lao động thìkhả năng tham gia các hoạt động tạo thu nhập cũng tăng lên (Ersado, 2003; Idowu,2011), khi thu nhập tăng lên thì việc chi tiêu cho giáo dục cũng tăng theo

hộ người Kinh; các tỷ lệ về trình độ học vấn của chủ hộ và của vợ cũng thấp

Trang 36

hơn.Tài sản dưới dạng nhà ở hoặc những tài sản khác cũng thấp hơn mức trungbình.Tác động hỗn hợp của các tất cả các đặc điểm này là các hộ dân tộc nghèo hơnrất nhiều.Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo ở các dân tộc thiểu số cũng không giống nhau.

Kết quả phân tích của Dự án diễn đàn miền núi Ford (2004) cho thấy mốitương quan chặt giữa đặc điểm dân tộc của chủ hộ và tỷ lệ nghèo Cụ thể, tỷ lệ hộnghèo trong nhóm các dân tộc thiểu số cao hơn trong nhóm dân tộc Kinh – Hoa ở cảthành thị và nông thôn Các dân tộc thiểu số với tập quán sản xuất và lối sống lạchậu, lại sống ở những vùng sâu, vùng xa cách biệt với thế giới bên ngoài (trongtrường hợp ở nông thôn) có xu hướng dễ bị rơi vào vòng đói nghèo

Vì vậy dân tộc Kinh có mối quan hệ rộng và có mức đa dạng hóa thu nhậpcao hơn so với các dân tộc khác (Idowu, 2011; Trần Tiến Khai và Nguyễn NgọcDanh, 2014) Khi mức sống cao hơn sẽ ảnh hưởng đến việc học của các thành viêntrong gia đình

Trang 37

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 SỐ LIỆU SỬ DỤNG CHO NGHIÊN CỨU

Tác giả sử dụng bộ dữ liệu của cuộc Điều tra mức sống dân cư Việt Nam(VHLSS) năm 2012 Đây là cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc vào mỗi hai nămmột lần Bộ số liệu năm 2012 là số liệu tương đối mới được công bố cho đến thờiđiểm thực hiện đề tài này (năm 2015)

Để có các biến phục vụ cho chạy mô hình tác giả tiến hành ghép, trích lọccác mục: Muc1A, Muc2A1, Muc2A2, Muc2A3, Muc4A1, Muc8, Ho11, Viec lam,wt2012new Sau khi ghép các biến ở các bộ dữ liệu có liên quan, tác giả đã tiếnhành trích xuất số liệu dựa trên các biến và phạm vi nghiên cứu

3.2 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Hình 3.1: Khung phân tích tỷ lệ đến trường

Trang 38

Bảng 3.1 Diễn giải các biến trong mô hình Tên biến Diễn giải Dấu kỳvọng

Giá trị được lấy từ mục 8 câu 2c trong VHLSS 2012

2 biến giả: (1-có; 0-không)

1 Làm nông nghiệp & làm công ăn lương

2 Làm nông nghiệp & phi nông nghiệp

(+)(+)

X 7 : Khu vực sống Là biến giả, nếu cá nhân sống ở nông thôn biến này

nhận giá trị 0, cá nhân sống ở thành thị biến nàynhận giá trị 1

Chính sách miễn, giảm học phí (X 1 ): là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu

cá nhân được hưởng chính sách này, nhận giá trị 0 nếu cá nhân không được hưởng.Những cá nhân được miễn, giảm học phí thì họ sẽ có động lực học nhiều hơn vì cóthể tiết kiệm chi phí của gia đình hơn so với những cá nhân không được miễn giảm,

Trang 39

biến giả này được kỳ vọng có tương quan dương (Aysegul Sahin, 2004, OrazioAttanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005), nếu cá nhân được miễn giảm nhiềuhơn sẽ có tỷ lệ đến trường cao hơn những cá nhân không nhận được miễn giảm Tuynhiên ở đồng bằng sông Cửu Long thì không hẳn là nhận được miễn giảm sẽ có tỷ

lệ đến trường cao vì những cá nhân được miễn giảm chủ yếu là những người nghèo,dân tộc thiểu số nên dù được miễn giảm nhưng họ vẫn phải nghỉ học sớm vì không

đủ chi phí học tiếp Vì thế có thể cá nhân được miễn giảm có thể có tỷ lệ đến trườngthấp hơn những cá nhân không được miễn giảm

Giới tính của trẻ em (X 2 ): là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu là nam và

nhận giá trị 0 nếu là nữ Biến này được kỳ vọng tương quan dương (Aysegul Sahin,2004; Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005) Theo quan niệm vàphong tục thì nam sẽ học nhiều hơn nữ, nguyên nhân là vì nam được cho là trụ cột

và người tạo ra thu nhập chính trong gia đình nên nam sẽ được gia đình cho đi họcnhiều hơn

Trình độ học vấn của chủ hộ (X 3 ): là số năm học của chủ hộ đã được

chuyển đổi sang hệ 12 năm Biến này được kỳ vọng có tương quan dương (AysegulSahin, 2004) Nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao thì sẽ nhận thức được vai trò vàlợi ích của giáo dục nên sẽ tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình được họcnhiều hơn Vì thế khi trình độ học vấn của chủ hộ càng cao đồng nghĩa với trình độhọc vấn của những thành viên còn lại trong gia đình cũng cao

Công việc chính của chủ hộ (X 4 ): bao gồm các công việc về nông nghiệp,

phi nông nghiệp và làm công ăn lương Biến này có 2 biến giả Biến giả thứ 1 là

biến “Làm nông nghiệp & làm công ăn lương”, biến giả thứ 2 là biến “Làm nôngnghiệp & phi nông nghiệp” hai biến này nhận giá trị 1 là có và 0 là không Hai biếnnày được kỳ vọng tương quan dương (Davis ,2003) Khi công việc chính của chủ hộ

ổn định sẽ tạo nguồn thu nhập cho gia đình gia tăng, từ đó tỷ lệ đến trường cũngtăng lên

Thu nhập bình quân của gia đình (X 5 ): là tổng số tiền nhận được bình

quân hàng tháng của hộ gia đình và là chỉ tiêu để đo lường mức độ giàu nghèo của

Trang 40

hộ Nếu thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình cao thì hộ gia đình đó sẽ cóđiều kiện vật chất tốt cho việc đi học của các thành viên trong gia đình Biến này kỳvọng tương quan dương (Aysegul Sahin, 2004, Orazio Attanasio Emla FitzsimonsAna Gomez, 2005), nếu thu nhập bình quân của gia đình cao sẽ làm tăng trình độhọc vấn của các thành viên trong gia đình.

Tỷ lệ phụ thuộc (X 6 ): là số thành viên không có việc làm trên tổng số lượng

thành viên trong gia đình Biến này được kỳ vọng tương quan âm (Dorter Verner,2005) Tỷ lệ phụ thuộc là một yếu tố quan trọng quyết định sự sung túc hay nghèokhó của các hộ gia đình ở các địa phương Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì phúc lợi màmỗi người trong hộ nhận được càng thấp, do một người lao động phải nuôi sốngnhiều người hơn Đặc biệt là những hộ có nhiều trẻ em sẽ có mức thu nhập bìnhquân đầu người thấp hơn những hộ có ít trẻ em Tỷ lệ này càng lớn thì càng làm chokhoản chi tiêu cho giáo dục ít đi, thu nhập của hộ gia đình phải san sẻ cho nhữngnhu cầu khác vì thế tỷ lệ đến trường của trẻ em cũng ít đi

Khu vực sống (X 7 ): là biến giả, nếu sống ở nông thôn thì nhận giá trị 0, nếu

sống ở thành thị thì nhận giá trị 1 Biến này tương quan dương (Aysegul Sahin,

2004, Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005) Nếu sống ở thành thịthì các cá nhân có lợi thế hơn về điều kiện học tập và ý thức về vấn đề phát triểncon người và xã hội tốt hơn các cá nhân ở nông thôn nên trình độ học vấn của cánhân sống ở thành thị sẽ cao hơn cá nhân sống ở nông thôn

Giới tính của chủ hộ (X 8 ): là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là

nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ

Tình trạng hôn nhân của chủ hộ (X 9 ): là biến giả, chủ hộ đang sống với vợ

hoặc chồng thì nhận giá trị 1, các trường hợp còn lại có giá trị 0 Biến này được kỳvọng tương quan dương Nếu gia đình có đầy đủ cả vợ lẫn chồng thì việc nuôi dạycon cái tốt hơn, thu nhập cũng tăng lên Hộ càng có nhiều lao động thì khả năngtham gia các hoạt động tạo thu nhập cũng tăng lên (Ersado, 2003; Idowu, 2011), khithu nhập tăng lên thì việc chi tiêu cho giáo dục cũng tăng theo

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w