Nghiên cứu của Fong và Wong 2015 về ý định hành vi mua sắm trực tuyến trên di động của người tiêu dùng tại Hồng Kông đã tìm ra có 4 nhân tố tác động đến ý định của người tiêu dùng là thá
Trang 1- -
LÊ NGUYÊN LỘC
NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN TRÊN SMARTPHONE CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH – 2016
Trang 2- -
LÊ NGUYÊN LỘC
NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN TRÊN SMARTPHONE CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh Doanh Thương Mại
Mã số: 60340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS BÙI THANH TRÁNG
TP HỒ CHÍ MINH – 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tại TP.HCM” là công sức của quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc của bản thân Các số liệu được thu thập từ thực tiễn và sử dụng nghiêm túc Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Bùi Thanh Tráng
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Lê Nguyên Lộc
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1
1.1 Lý do chọn đề tài: 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 3
1.5 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài: 4
1.6 Tính mới của đề tài 6
1.7 Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8
2.1 Khái niệm về mua sắm trực tuyến và hành vi mua sắm trực tuyến 8
2.1.1 Khái niệm về mua sắm trực tuyến trên smartphone 8
2.1.2 Khái niệm về hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone: 9
2.2 Các lý thuyết về hành vi mua sắm của người tiêu dùng 10
2.2.1 Thuyết nhận thức rủi ro (TPR) 10
2.2.2 Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975): 11
2.2.3 Thuyết hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991) 11
2.2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1986) 12
2.2.5 Mô hình Tam rút gọn (Davis và cộng sự, 1989) 12
Trang 52.3 Các nghiên cứu có liên quan đến hành vi mua sắm trực tuyến trên
smrtphone 13 2.3.1 Mô hình chấp nhận thương mại điện tử E-Cam (Joongho Ahn và cộng sự, 2001) 13 2.3.2 Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003) 14 2.3.3 Khám phá các yếu tố cá nhân tác động đến việc chấp nhận mua sắm trực tuyến qua thiết bị di động của Manzano và các cộng sự (2009) 17 2.3.4 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến trên các website bán hàng trên nền tảng di động của hai tác giả Hsi-Peng Lu và Philip Yu-Jen Su (2009) 18 2.3.5 Nghiên cứu việc sử dụng thiết bị di động trong mua sắm trực tuyến tại Malaysia của Uchenna Cyril Eze và các cộng sự (2011) 20 2.3.6 Nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng miền bắc Malaysia (Lim Yi Jin và cộng sự, 2014) 21 2.3.7 Ứng dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định trong việc chấp nhận thương mại di động tại Ấn Độ của Sita Mihra (2014) 22 2.3.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến trên di động của người tiêu dùng Hồng Kông của Ken Kin-Kiu Fong & Stanley Kam Sing Wong (2015) 23 2.3.9 Nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Mumbai (Khan và Chavan, 2015) 24 2.4 Hệ thống hóa các mô hình lý thuyết và nghiên cứu có liên quan đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone: 25 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất: 27 2.6 Các giả thuyết nghiên cứu: 29
Trang 6CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 32
3.1 Quy trình nghiên cứu: 32
3.2 Thiết kế nghiên cứu định tính: 33
3.2.1 Thảo luận chuyên gia: 33
3.2.2 Thảo luận nhóm: 35
3.2.3 Kết quả của bước nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh mô hình 36
3.3 Thiết kế nghiên cứu định lượng: 39
3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu: 40
3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo: 41
3.3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng và kiểm định kết quả nghiên cứu: 42
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 45
4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo: 47
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 49
4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố cho các nhân tố (biến độc lập) 49
4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone (biến phụ thuộc) 53
4.3.3 Mô hình nghiên cứu sau khi chạy phân tích nhân tố: 54
4.4 Phân tích tương quan và hồi qui bội: 54
4.4.1 Phân tích tương quan: 54
4.4.2 Phân tích hồi qui bội: 56
4.4.2.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến 62
4.4.2.2 Phương trình hồi qui 62
4.5 Kiểm định các giả thuyết và phân tích sự khác biệt 64
Trang 74.5.1 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu có tác động đến hành vi mua
sắm trực tuyến trên smartphone: 64
4.5.2 Kiểm định sự khác biệt 67
4.5.2.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính 67
4.5.2.2 Kiểm định sự khác biệt của các yếu tố theo độ tuổi: 67
4.5.2.3 Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn 68
4.5.2.4 Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập: 68
4.5.2.5 Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 71
5.1 Kết luận 71
5.2 Một số kiến nghị thúc đẩy hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh 73
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
PHỤ LỤC
Phụ lục 2: Danh sách 10 khách hàng tham gia thảo luận
Phụ lục 3: Dàn bài thảo luận chuyên gia
Phụ lục 4: Tóm tắt kết quả thảo luận chuyên gia
Phụ lục 5: Dàn bài thảo luận nhóm khách hàng
Phụ lục 6: Kết quả thảo luận nhóm
Phụ lục 7: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức
Phụ lục 8: Phân tích thống kê mô tả
Trang 8Phụ lục 9: Phân tích độ tin cậy thang đo
Phụ lục 10: Phân tích nhân tố khám phá lần 1
Phụ lục 11: Phân tích nhân tố lần 2
Phụ lục 12: Phân tích tương quan
Phụ lục 13: Phân tích hồi qui
Phụ lục 14: Phân tích hồi qui lần 2
Phụ lục 15: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính Phụ lục 16: Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi
Phụ lục 17: Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn Phụ lục 18: Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập
Phụ lục 19: Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp Phụ lục 20: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 1
Phụ lục 21: Thống kê mô tả biến độc lập
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA Phân tích phương sai một yếu tố (Analysis of variance)
B2C Doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business-To-Consumer)
C-TAM-TPB Mô hình kết hợp giữa TAM và lý thuyết hành vi dự định TPB
(Combined TAM and TPB)
EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
IDT Thuyết truyền bá sự đổi mới (Innovation Diffusion Theory)
MLR Hồi qui bội (Multiple Regression)
MM Mô hình động cơ thúc đẩy (Motivational Model)
M-Commerce Thương mại điện tử trên di dộng
MPCU Mô hình sử dụng máy tính (Model of PC Utilization)
OLS Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least-Squares): SCT Lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory)
Smartphone Điện thoại thông minh
TAM Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model) TMĐT Thương mại điện tử
TPB Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)
TRA Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)
UTAUT Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of
Acceptance and Use of Technology)
SPSS Chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê (Statistical
Package for the Social Sciences)
VIF Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor)
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng tóm tắt chung cơ sở lý thuyết 26
Bảng 3.1 Biến quan sát trong mô hình nghiên cứu đề xuất 30
Bảng 3.2 Thang đo và các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu chính thức sau khi nghiên cứu định tính 35
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả biến nhân khẩu học 46
Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả biến quan sát 47
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha 48
Bảng 4.4 Kiểm định KMO và Barlett's của các biến độc lập lần 1 50
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố các thanh đo lần 1 51
Bảng 4.6 Kiểm định KMO và Barlett's của các biến độc lập lần 2 51
Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố lần 2 52
Bảng 4.8 Kết quả phân tích nhân tố hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone 54 Bảng 4.9 Ma trận hệ số tương quan 56
Bảng 4.10 Đánh giá sự phù hợp của mô hình lần 1 57
Bảng 4.11 Kiểm định sự phù hợp của mô hình lần 1 58
Bảng 4.12 Phân tích hồi quy lần 1 58
Bảng 4.13 Đánh giá sự phù hợp của mô hình lần 2 59
Bảng 4.14 Kiểm định sự phù hợp của mô hình lần 2 59
Bảng 4.15 Phân tích hồi qui lần 2 59
Bảng 4.16 Bảng kiểm định hệ số tương quan hạng Spearman 61
Bảng 4.17 Kết quả so sánh hai mô hình 64
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 67
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Thuyết nhận thức rủi ro 10
Hình 2.2 Thuyết hành động hợp lý (TRA) 11
Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định (TPB) 11
Hình 2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) 12
Hình 2.5 Mô hình TAM rút gọn 13
Hình 2.6 Mô hình chấp nhận thương mại điện tử (ECAM) 13
Hình 2.7 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) 15
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu chấp nhận mua sắm trực tuyến trên thiết bị di dộng của Manzano và cộng sự (2009) 17
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu ý định hành vi mua sắm trực tuyến trên di động 19
Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận mua sắm trực tuyến qua thiết bị di động 21
Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng miền bắc Malaysia 22
Hình 2.12 Mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến trên di động của người tiêu dùng Ấn Độ 22
Hình 2.13 Kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại điện tử trên di động 23
Hình 2.14 Mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Mumbai 25
Hình 2.15 Mô hình nghiên cứu đề xuất 29
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 33
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức sau khi tiến hành nghiên cứu định tính 37 Hình 4.1 Biểu đồ Scatterplot 60
Hình 4.2 Biểu đồ tần số Histogram 62
Hình 4.3 Biểu đồ tần số P-P plot 62
Hình 4.4 Mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh 65
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng và những nhân tố tác động đến hành vi người tiêu dùng đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau trong nhiều lĩnh vực như marketing, tâm lý và quan điển kinh tế, do đó các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng khá phong phú và đa dạng không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Tuy nhiên, sự phát triển của internet và thương mại điện tử đã tác động vào cuộc sống của người tiêu dùng, cách thức họ giao dịch và quá trình ra quyết định từ đó tạo ra những sự khác biệt giữa hành vi tiêu dùng trực tuyến với hành vi tiêu dùng truyền thống (Pavlou, 2003 & Pavlou and Fygenson, 2006)
Theo Emarketer (2014), trên thế giới có hơn hai tỷ người sử dụng smartphone và
dự đoán đến năm 2016 có khoảng ¼ dân số toàn cầu sử dụng smartphone Nghiên cứu của Mulpuru và cộng sự (2013) đã dự báo rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu bán
lẻ nói chung là 4% cho giai đoạn 2015 đến 2016, nhưng thương mại di động sẽ tăng trưởng 21 đến 29% Dù mua sắm trực tuyến trên di dộng ngày càng trở nên phổ biến với người tiêu dùng, vẫn còn thiếu những bằng chứng liên quan đến sự tác động đến hành vi mua sắm trên di dộng của người tiêu dùng (StrongView, 2012)
Tại Việt Nam theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của MasterCard, Việt Nam xếp thứ 8 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trên điện thoại thông minh sau Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc và Malaysia Việt Nam với hơn 90 triệu dân, 39% người dân sử dụng internet, số lượng thuê bao di động trên 130 triệu thuê bao, 34% người dân có
sử dụng internet trên di động (báo cáo thương mại điện tử năm 2014) và con số này chắc chắn đã cao hơn rất nhiều ở thời điểm hiện tại Cũng theo báo cáo “Our Mobile Planet” của Google năm 2014, tại Việt Nam có 20% dân số Việt Nam sử dụng Smartphone, 95% người sử dụng tìm kiếm thông tin sản phẩm và dịch vụ qua smartphone của họ và có đến 60% trong số họ đã dùng smartphone để mua sắm trực tuyến Năm 2015 theo báo cáo của “We are social” Việt Nam có 90.7 triệu dân, 39.8 triệu người sử dụng internet tăng khoảng 10% so với năm 2014, thời gian sử dụng
Trang 13điện thoại truy cập internet từ 1 giờ 43 phút lên 2 giờ 41 phút Khoảng 32.4 triệu người (36% dân số) sử dụng internet trên di động, có 18% dân số sử dụng điện thoại
di động tìm kiếm thông tin về sản phẩm dịch vụ và có 15% dân số đã sử dụng điện thoại di động mua sắm trực tuyến trong tháng vừa qua Qua đó thấy được một sự chuyển hướng trong hành vi của người tiêu dùng từ sử dụng máy tính sang sử dụng các thiết bị đi dộng để truy cập internet, tìm kiếm thông tin về sản phẩm và mua sắm trực tuyến
Theo báo cáo tại hội thảo phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di dộng năm
2015 việc phát triển và ứng dụng các giải pháp TMĐT trên nền tảng công nghệ di động để hỗ trợ hoạt động kinh doanh đang trở thành một xu hướng mới của TMĐT Việt Nam và thế giới, ước tính doanh thu từ thương mại điện tử trên di động (B2C) năm 2014 là 2,97 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2013 và chiếm 2,12% tổng mức bán
lẻ hàng hóa của cả nước Năm 2015 cũng được xem là năm có bước nhảy vọt về doanh số mua hàng trực tuyến trên thiết bị di động, cụ thể theo báo cáo của Lazada Việt Nam 60% doanh số đến từ mua sắm trên di động Tại Sendo.vn tỷ lệ này là 45%
và kỳ vọng năm 2016 là 65% (Trần Hải Linh, 2015) Vì vậy, TMĐT trên nền tảng di động chắc chắn đóng vai trò quan trọng trong TMĐT nói riêng và trong phát triển thương mại, dịch vụ nói chung
Mặc dù, thương mại điện tử trên nền tảng di động đặc biệt là smartphone được đánh giá là rất tiền năng tại Việt Nam nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn như việc hiểu được hành vi của người tiêu dùng trên desktop và người tiêu dùng trên mobile Từ những hiểu biểt đó phải xây dựng những hệ thống và chính sách tương thích (Nguyễn Phượng Hoàng, 2015) Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu hành vi và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi
mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” đề làm luận văn thạc sĩ
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu đánh giá tác động của của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
- Xem xét có hay không sự khác biệt giữa các yếu tố nhân khẩu học đến hành vi
và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất một số hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp nhằm xây dựng một hệ thống đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng và làm gia tăng hành
vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thông qua thiết bị di động
- Đối tượng nghiên cứu: là hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
- Đối tượng khảo sát: Người tiêu dùng đã từng sử dụng smartphone để mua sắm trực tuyến trên các website bán hàng trực tuyến, đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3/2015 đến 3/2016
Kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cụ thể nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) được thực hiện thông qua thảo luận chuyên gia và thảo luận nhóm khách hàng sau khi đã xây dựng được mô hình nghiên cứu đề xuất
- Giai đoạn nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng) được thực hiện thông qua việc điều tra, khảo sát người tiêu dùng đã mua sắm trực tuyến trên smartphone tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua bảng câu hỏi giấy và trực tuyến
Trang 15Các phương pháp thu thập và công cụ xử lý thông tin được vận dụng để thực hiện nghiên cứu này bao gồm:
- Phương pháp thu thập thông tin:
Đối với thông tin sơ cấp: áp dụng kết hợp phương pháp thảo luận chuyên gia, thảo
luận nhóm người tiêu dùng và điều tra thực tế bằng bảng câu hỏi những người tiêu dùng đã từng mua sắm trực tuyến trên smartphone tại thành phố Hồ Chí Minh
Đối với thông tin thứ cấp: áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập
thông tin từ các nguồn: báo cáo, chuyên đề, tạp chí chuyên ngành và báo cáo thương mại điện tử Việt Nam
- Phương pháp xử lý thông tin:
Nghiên cứu áp dụng phối hợp các phương pháp phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui và các kiểm định T-Test, ANOVA
- Công cụ xử lý thông tin: Sử dụng phần mềm SPSS 22
Hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone có liên quan mật thiết đến sự phát triển của công nghệ vì vậy các lý thuyết nghiên cứu về hành vi liên quan đến công nghệ sẽ được tác giả nghiên cứu Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) dựa trên nền tảng lý thuyết hành động hợp lý (TRA) đã thừa nhận rằng nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng có tác động quan trọng đến ý định sử dụng công nghệ và ý định được xem là một nhân tố trung gian quan trọng tác động đến hành vi sử dụng công nghệ thực sự Các mô hình đã được phát triển dần dần bằng cách loại bỏ và thêm các biến cho phù hợp hơn cụ thể là mô hình TAM rút gọn đã bỏ đi nhân tố thái độ trong mô hình TAM Venkatesh và các cộng sự (2003) đã phát triển mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) bằng cách kế thừa và phát triển các mô hình lý thuyết trước đây, mô hình UTAUT đã được kiểm nghiệm và cho kết quả tốt hơn các nghiên cứu trước đây Mô hình chấp nhận thương mại điện tử (E-CAM) được xem là một trong những nghiên cứu đi đầu về lĩnh vực thương mại điện tử, Joongho Ahn và cộng sự (2001) đã kết hợp hai mô hình TAM rút gọn và TPR để xây dựng nên mô
Trang 16hình lý thuyết chấp nhận thương mại điện tử điều đáng quan tâm trong nghiên cứu này là nhóm tác giả đã đưa thêm nhân tố rủi ro vào mô hình và nó được đánh giá là phù hợp khi giải thích hành vi mua sắm trên internet
Cùng với sự phát triển của công nghệ và internet hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng có những thay đổi từ mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến trên máy tính và hiện nay là mua sắm trực tuyến trên thiết bị di động như smartphone hay máy tính bảng Vì vậy việc nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến nói chung và hành vi mua sắm trực tuyến trên nền tảng di động (điển hình là smartphone) đã được
sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu trên thế giới như:
Gần đây nhất là nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của hai tác giả Khan và Chavan (2015) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Mumbai Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố như thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, tính đổi mới, chuẩn chủ quan có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng và các biến rủi ro tài chính, rủi ro không giao hàng có tác động tiêu cực đến thái độ hướng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
Nghiên cứu của Fong và Wong (2015) về ý định hành vi mua sắm trực tuyến trên
di động của người tiêu dùng tại Hồng Kông đã tìm ra có 4 nhân tố tác động đến ý định của người tiêu dùng là thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức tính dễ sử dụng và định vị
Nghiên cứu của Sita Mihra (2014) trong việc ứng dụng lý thuyết hành vi dự định trong việc chấp nhận thương mại di động tại Ấn Độ Nghiên cứu đã chỉ rằng các nhân
tố thái độ, chuẩn chủ quan, năng lực kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định và ý định có tác động quan trọng tích cực đến hành vi mua sắm trực tuyến trên
di động
Nghiên cứu của Eze và các cộng sự (2011) về các nhân tố tác động đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Malaysia Các tác giả đã tìm thấy có sáu nhân tố có tác động đến quyết định mua sắm trực tuyến trên di động của người tiêu dùng là tính đổi mới, chuẩn chủ quan, nhận thức về chi phí, sự tin cậy, nhận thức tính
Trang 17dễ sử dụng và nhận thức sự hữu ích có tác động tích cực đếm ý định chấp nhận mua sắm trực tuyến trên di động
Nghiên cứu của Lu và Su (2009) đã tìm ra 5 nhân tố có tác động đến ý định hành
vi mua sắm trực tuyến trên di động là sự hưởng thụ, dễ dàng truy cập, nhận thức sự hữu ích, tính tương thích và sự lo lắng Trong đó yếu tố lo lắng có tác động tiêu cực đến ý định hành vi
Thứ nhất, đề tài đã xây dựng được mô hình nghiên cứu với 6 nhấn tố tác có tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Thứ hai, đề tài đã tìm ra 5 nhấn tố tác có tác động thuận chiều đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng và 1 nhân tố có tác động nghịch chiều đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng Thành Phố Hồ Chí Minh
Thứ ba, đề tài tìm thấy được nhân tố nhận thức sự hữu ích có tác động mạnh nhất đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone, tiếp đến là điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng xã hội, nhận thức tính dễ sử dụng, sự tin cậy và cuối cùng là rủi ro liên quan đến sản phẩm Từ đó giúp nhà quản trị, người làm marketing và nhà phát triển nội dung trong việc xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả trong kinh doanh trực tuyến
Cuối cùng, đề tài tìm được sự khác biệt giữa các biến nhân khẩu học trong việc đánh giá các nhân tố có tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tạo thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của luận văn - Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tính mới của đề tài
Chương 2: Cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu - Trình bày các cơ sở lý thuyết
Trang 18về hành vi tiêu dùng, các công trình nghiên cứu trước có liên quan, xây dựng mô hình nghiên cứu và đặt ra các giả thiết nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu - Trình này quy trình nghiên cứu, thiết kế các bước nghiên cứu định tính và các bác nghiên cứu định lượng
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu - Mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan - hồi qui và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu - Trình bày các kết luận của nghiên cứu qua đó đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu và đồng thời nêu lên những hạn chế nghiên cứu, đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 19CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Tiếp theo, chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone, các công trình nghiên cứu có liên quan đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone Từ
đó đưa ra mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh và các giả thuyết của nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm về mua sắm trực tuyến trên smartphone
Mua sắm trực tuyến là một hình thức của thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng có thể trực tiếp mua hàng hóa hay dịch vụ từ một người bán trên Internet sử dụng một trình duyệt web (Nupur, 2015) Bởi vì mua sắm trực tuyến trên smartphone
là một hình thức của thương mại di động, vì vậy trước khi tìm hiểu về mua sắm trực tuyến trên smartphone chúng ta cần phải biết thương mại điện tử trên di dộng (m-commerce) là gì? Thương mại điện tử trên di động là một khái niệm tương đối mới
ở Việt Nam, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại di dộng Abu Bakar (2005) định nghĩa thương mại điện tử trên di động là sự trao đổi, mua bán hàng hóa
và dịch vụ thông qua các thiết bị cầm tay không dây như điện thoại di động, thiết bị
di động cầm tay (PDA) Moshin và các cộng sự (2003) cho rằng thương mai điện tử trên di động là sự phát triển rộng ra của thương mại điện tử Thương mại điện tử trên
di động theo Hoffman và Novak (1996) có hai lợi thế hơn hẳn thương mại điện tử mà các doanh nghiệp rất quan tâm là “định vị địa điểm ” và “định danh người dùng” Mua sắm trực tuyến trên di động là việc sử dụng các thiết bị di động như laptop, điện thoại di động, máy tính bảng, PDA,… để mua sắm trực tuyến Điều đó có nghĩa
là internet di dộng và thiết bị di dộng cũng có một vai trò vô cùng lớn cho việc mua sắm trực tuyến trên di động Sự phát triển không ngừng của internet di động và thiết
bị di động đặc biệt là smartphone đã tạo ra những lợi thế vô cùng lớn cho mua sắm trực tuyến trên smartphone nói riêng, thương mại điện tử trên di động nói chung phát triển, Theo Tomi Ahinen Almanac (2009) việc mua sắm trực tuyến trên thiết bị di động rất thuận tiện và dễ dàng hơn thông qua internet di động, chúng tôi chỉ cần nhấp
Trang 20vào một số nút và sau đó có thể trực tiếp lượt internet qua Wifi, GPRS để mua sắm trực tuyến
Vì vậy, mua sắm trực tuyến trên smartphone là một hình thức của thương mại điện
tử trên di động bằng việc sử dụng smartphone có kết nối internet di động để mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ một người bán thông qua internet
2.1.2 Khái niệm về hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone:
Hành vi mua sắm của người tiêu dùng là hành động của người tiêu dùng liên quan đến việc mua sắm và tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ bao gồm việc tìm kiếm thông tin, đánh giá, mua sắm và hành vi sau khi mua (Philip Kotler, 2003) và có bốn nhóm nhân
tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý Hành vi mua sắm trực tuyến (còn được gọi là hành vi mua hàng trực tuyến và mua sắm Internet) đề cập đến hành động mua sản phẩm hoặc dịch vụ qua Internet (Ha và Stoel, 2004) Hành vi mua sắm trực tuyến đề cập đến quá trình mua sản phẩm hoặc dịch vụ qua Internet, Quá trình này bao gồm năm bước tương tự như hành vi mua sắm truyền thống (Liang và Lai, 2000) Trong quá trình mua sắm trực tuyến điển hình, khi người tiêu dùng tiềm năng nhận ra một nhu cầu đối với một số hàng hóa hoặc dịch vụ, họ sẽ dùng Internet để tìm kiếm thông tin cần thiết liên quan, sau đó họ sẽ đánh giá lựa chọn, tiến hành giao dịch và hành vi sau khi mua (Li và Zhang, 2002) Công nghệ thông tin có tác động quan trọng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng và đây là sự khác biệt chính giữa các hành vi của người tiêu dùng trực tuyến và ngoại tuyến (Al-Azzam và Mahmoud, 2014) Ưu điểm của mua sắm trực tuyến so với mua sắm truyền thống là sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, không phải di chuyển nhiều và chờ đợi trong cửa hàng Mua sắm trực tuyến có thể được thực hiện ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào khi người tiêu dùng cần Những thông tin về sản phẩm dịch vụ được người bán cung cấp hầu như là miễn phí và khá phong phú ngoài ra người bán còn cung cấp cho người tiêu dùng những công cụ trực tuyến
để giúp người tiêu dùng có thể so sánh và đưa ra quyết định mua sắm (Hoffman và Novak, 1996)
Mua sắm trực tuyến trên smartphone là việc khách hàng sử dụng smartphone để
Trang 21mua hàng hóa và dịch vụ từ một người bán thông qua internet Như vậy, hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone đề cập đến quá trình mua sản phẩm/ dịch vụ của người tiêu dùng từ một người bán (người bán có thể là tổ chức hoặc cá nhân) trên môi trường internet thông qua smartphone
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu trình bày 5 học thuyết quan trọng liên quan đến hành vi mua sắm đó là: Thuyết nhận thức rủi ro (Bauer, 1960), thuyết hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Davis, 1986), mô hình TAM rút gọn (Davis và cộng sự, 1989), thuyết hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991)
2.2.1 Thuyết nhận thức rủi ro (TPR)
Trong thuyết nhận thức rủi ro TPR (Bauer, 1960) cho rằng hành vi tiêu dùng chịu
sự tác động của nhận thức rủi ro, bao gồm hai yếu tố: Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến
Nguồn: Bauer, 1960
Hình 2.1 Thuyết nhận thức rủi ro TPR
Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ: như mất tính năng, tổn thất về tài chính, tốn thời gian, mất cơ hội và nhận thức rủi ro toàn bộ đối với sản phẩm/ dịch vụ
Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến: các rủi ro có thể xảy ra khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch trên các phương tiện điện tử như: sự
bí mật, sự an toàn và nhận thức rủi ro toàn bộ về giao dịch
Nhận thức rủi ro liên quan đến
giao dịch trực tuyến
Nhận thức rủi ro liên quan đến
sản phẩm/dịch vụ
Hành vi tiêu dùng
Trang 222.2.2 Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975):
Theo thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein được xây dựng từ năm
1975, ý định hành vi là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu dùng Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố: thái độ hướng đến hành vi và chuẩn chủ quan Trong đó, thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân, thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng Còn chuẩn chủ quan thể hiện ảnh hưởng của quan hệ xã hội lên
cá nhân người tiêu dùng
TRA đã cung cấp cho chúng ta một mô hình để giải thích và dự đoán hành vi của người tiêu dùng Nhưng, nhược điểm của mô hình TRA là bị giới hạn khi dự báo sự thực hiện các hành vi mà con người không thể kiểm soát được Trong trường hợp này, các yếu tố về thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan của người đó không đủ giải thích cho hành động của họ
Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975
Hình 2.2 Thuyết hành động hợp lý TRA 2.2.3 Thuyết hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991)
Thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi của người tiêu dùng mà họ không thể kiểm soát được; yếu tố về thái độ đối với hành
vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng
Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định (TPB)
Hành vi thực sự
Ý định hành
vi Chuẩn chủ quan
Hành vi thực sự
Trang 23Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajen xây dựng
bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình TRA
Thành phần nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội
để thực hiện hành vi Mô hình TPB được xem là tối ưu hơn so với mô hình TRA trong
dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu
2.2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1986)
Dựa trên cơ sở của thuyết hành động hợp lý (TRA), Davis đã phát triển mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận và sử dụng một công nghệ Hai yếu tố cơ bản của mô hình là nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng:
+ Nhận thức sự hữu ích là “mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao sự thực hiện công việc của chính họ”
+ Nhận thức tính dễ sử dụng là “mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực”
Nguồn: Davis, 1986
Hình 2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ 2.2.5 Mô hình Tam rút gọn (Davis và cộng sự, 1989)
Davis, Bagozzi và Warshow đã sử dụng mô hình TAM để tiến hành một cuộc nghiên cứu khác, ông muốn đo lường ý định của họ về việc sử dụng hệ thống sau một giờ được nghe giới thiệu về hệ thống và lặp lại sau 14 tuần (Chuttur, 2009) Trong cả hai trường hợp, những kết quả đều chỉ ra rằng có mối liên hệ mạnh mẽ giữa “ý định
sử dụng” và việc sử dụng hệ thống với “nhận thức sự hữu ích” Bên cạnh đó, “nhận thức tính dễ sử dụng” chiến tỷ lệ nhỏ nhưng có ảnh hưởng quan trọng đến “ý định sử
sự
Trang 24Nguồn: Joongho Ahn và cộng sự, 2001
Hình 2.6 Mô hình chấp nhận thương mại điện tử
dụng” và nó giảm dần theo thời gian Nhưng cả hai thành phần “nhận thức sự hữu ích” và “nhận thức tính dễ sử dụng” đều tác động trực tiếp đến “ý định hành vi”, vì vậy kết luận rằng có thể loại bỏ thành phần “thái độ” trong mô hình TAM nguyên thủy và mô hình mới được hình thành như hình dưới:
sử dụng thương mại điện tử
Biến bên
ngoài
Nhận thức sự hữu ích
Nhận thức tính
dễ sử dụng
Ý định sử dụng Sử dụng thực
Trang 25Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ: phản ánh sự băn khoăn lo lắng
của người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ trực tuyến Rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ như khó khăn trong việc đánh giá sản phẩm/ dịch vụ, sản phẩm dịch vụ không tốt như đã cam kết hay những tổn thất về tài chính, thời gian khi nhận được sản phẩm hỏng
Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch: là nhận thức rủi ro trong bối cảnh giao
dịch trực tuyến mà người tiêu dùng có thể gặp phải khi tiếp xúc với các phương tiện trong thương mại điện tử như rủi ro bảo mật thông tin, tính an toàn và nhận thức rủi
ro toàn bộ quá trình giao dịch trực tuyến
Nhận thức tính dễ sử dụng: là mức độ người tiêu dùng tin rằng họ có thể dễ dàng
tìm kiếm thông tin, dễ dàng thao tác, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ khách hàng và dễ dàng trong tổng thể việc sứ dụng thương mại diện tử để mua sắm trực tuyến
Nhận thức sự hữu ích: là mức độ một người tiêu dùng tin rằng khi sử dụng dịch
vụ thương mại điện tử sẽ mang đến cho họ nhiều lợi ích như tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian, dễ dàng giao dich ở bất cứ đâu và nhận thức lợi ích tổng quát
Mô hình đã cung cấp kiến thức về các yếu tố tác động đến việc chuyển người sử dụng internet thành khách hàng tiền năng Nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức
sự hữu ích phải được nâng cao, trong khi nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch
vụ và nhận thức rủi ro lên quan đến giao dịch trực tuyến phải được giảm đi Tuy kết quả kiểm định E-Cam ở Mỹ và Hàn Quốc cho kết quả khác nhau (thậm trí trái ngược nhau), nhưng không vì thế mà mô hình giảm giá trị, ngược lại nó cho thấy các yếu tố tác động lên việc chấp nhận sử dụng thương mại điện tử của từng vùng văn hóa khác
là khác nhau (Joongho Ahn và các cộng sự, 2001)
2.3.2 Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh và cộng
sự, 2003)
Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được phát triển bởi Venkatesh và các cộng sự để giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng của người dùng đối với hệ thống thông tin Mô hình được hợp nhất dựa vào tám mô hình lý thuyết: Thuyết hành động hợp lý (TRA - Ajzen & Fishbein, 1975), Thuyết hành vi
Trang 26dự định (TPB - Ajzen, 1985), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM - Davis 1980 & TAM2 - Venkatesh & Davis, 1990), Mô hình động cơ thúc đẩy (MM – Davis & Warshaw, 1992), mô hình kết hợp Tam và TPB (Taylor - Todd, 1995), Mô hình sử dụng máy tính cá nhân (MPCU - Thompson và các cộng sự), thuyết truyền bá sự đổi mới, thuyết nhận thức xã hội (SCT - Compeau va Higgins)
Nguồn: Venkatesh và công sự, 2003
Hình 2.7 Lý thuyết chấp nhận và sự dụng công nghệ
Hiệu quả mong đợi: là mức độ mà một cá nhân tin rằng bằng cách sử dụng hệ
thống đặc thù nào đó sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao hơn Venkatesh và các cộng
sự đã hiệu chỉnh thang đo từ năm khái niệm: cảm nhận lợi ích (TAM/ TAM rút gọn/ C-TAM-TPB), động lực bên ngoài (MM), quan hệ với công việc (MPCU), lợi thế tương đối (IDT) và mong muồn thành quả (SCT) Trong mô hình UTAUT (Venkatest
và cộng sự, 2003) hiệu quả mong đợi chịu sự tác động của giới tính và tuổi Cụ thể, đối với nam sự ảnh hưởng đó sẽ mạnh hơn nữ, những người nam càng ít tuổi thì mức
độ tác động càng lớn
Nỗ lực mong đợi: là mức độ mà một cá nhân nghĩ rằng dễ dàng khi sử dụng hệ
thống Thang đo khái niệm này được Vankatesh và các cộng sự hiệu chỉnh từ ba khái niệm trước đây là: nhận thức dễ sử dụng (TAM/TAM2), sự phúc tạp (MPCU) và vận hành đơn giản (IDT) Sự ảnh hưởng của nỗ lực mong đợi chịu tác động của giới tính
Hiệu quả mong
Giới tính Độ tuổi Kinh nghiệm
Tự nguyện sử dụng
Trang 27và kinh nghiệm sử dụng, cụ thể ảnh hưởng này sẽ mạnh hơn đối với nữ, đặc biệt là
nữ ít tuổi và càng mạnh hơn đối với người ít kinh nghiệm sử dụng
Ảnh hưởng xã hội: Là mức độ mà cá nhận nhận thức những người quan trọng tin
rằng họ nên sử dụng hệ thống mới Ảnh hưởng xã hội được xem là nhân tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến ý định sử dụng được thể hiện qua chuẩn chủ quan (trong TRA, TAM rút gọn), yếu tố xã hội (trong MPCU) và yếu tố hình tượng (trong IDT) Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định, và
nó bị tác động bởi các biến nhân khẩu là giới tính, tuổi, sự tính nguyện sử dụng và kinh nghiệm Cụ thể, sự ảnh hưởng sẽ lớn hơn đối với nữ, đặc biệt người lớn tuổi, với điều kiện bắt buộc sử dụng và những người ít kinh nghiệm
Các điều kiện thuận tiện: Là mức độ cá nhân tin rằng tổ chức cơ sở hạ tầng và kỹ
thuật tồn tài để hổ trợ cho việc sử dụng hệ thống Vankatesh và các cộng sự đã hiệu chỉnh thang đo của ba khái niệm: kiểm soát nhận thức hành vi (trong TPB, C-TAM-TPB), điều kiện xúc tiến (trong MPCU), sự tương thích (trong IDT) để thiết kế thang
đo khái niệm này Theo đó, những điều kiện thuận lợi không ảnh hưởng trực tiếp đến
ý định sử dụng mà ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thực sự, và nó bị tác động bởi các biến nhân khẩu là tuổi và kinh nghiệm Cụ thể, sự ảnh hưởng sẽ lớn hơn đối với người lớn tuổi và tăng theo kinh nghiệm
Khái niệm ý định sử dụng: đề cập đến ý định người dùng sẽ sử dụng sản phẩm hay
dịch vụ Trong mô hình UTAUT ý định sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến hành vi
Mô hình đã được kiểm tra thực nghiệm và cho kết quả tốt hơn các mô hình khác Tuy nhiên, UTAUT không phải là hoàn hảo Để áp dụng UTAUT vào các lĩnh vực khác nhau cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo khuyến cáo của Venkatesh và các
Trang 28Tính cách
cộng sự (2003) Do đó tác giả quyết định sử dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và sẽ bổ sung thêm một số yếu tố mới cho phù hợp với nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
2.3.3 Khám phá các yếu tố cá nhân tác động đến việc chấp nhận mua sắm
trực tuyến qua thiết bị di động của Manzano và các cộng sự (2009)
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các biến tính cách (tính đổi mới, tính tương thích, ái lực) và các yếu tố nhận thức sự hữu ích, thái độ và nhận thức tính dễ
sử dụng ảnh hướng như thế nào đến ý định mua sắm trực tuyến qua thiết bị di động
Khả năng tương thích: đề cập đến nhận thức của cá nhân về sự việc mua sắm trực
tuyến trên thiết bị di động có phù hợp với với kinh nghiệm mua sắm trực tuyến trước đây Người tiêu dùng có kinh nghiệm mua sắm trên internet có một ý định mạnh mẽ hơn để tham gia vào mua sắm trực tuyến trên thiết bị di động so với những người chưa bao giờ sử dụng internet như một kênh mua sắm
Ái lực: đề cập đến việc đánh giá về mối quan hệ của cá nhân với các phương tiện
và nội dung được cung cấp trên thiết bị di dộng Manzano và các cộng sự (2009) đã dựa trên kết quả nghiên cứu của Ruiz và Sanz (2006) về ái lực đến ý định mua sắm trực tuyến để đưa ra giả thuyết rằng ái lực càng mạnh thì càng tăng cường việc mua sắm trực tuyến trên các thiết bị di động
Nguồn: Manzano và các cộng sự, 2009
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận mua sắm
trực tuyến trên thiết bị di dộng của Manzano và các cộng sự (2009)
Hành vi mua thực sự Đổi mới Ái lực Tính tương thích
Trang 29Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trong nhóm tính cách (tính đổi mới, khả năng tương thích và ái lực) có tác động tích cực đến ý định mua sắm trực tuyến trên thiết bị di động trong đó tính đổi mới có tác động mạnh nhất, tiếp đến là tính tương thích và ái lực có tác động rất ít Các yếu tố trong mô hình TAM (nhận thức tính dễ
sử dụng, nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng và thái độ) có ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến trên thiết bị di động Phát hiện thú vị của nghiên cứu này là khi đưa thêm nhóm tính cách vào mô hình Tam sẽ giải thích tốt hơn mô hình giúp hệ số bình phương hiệu chỉnh từ 0.23 tăng lên 0.318
2.3.4 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến trên
các website bán hàng trên nền tảng di động của hai tác giả Hsi-Peng Lu
và Philip Yu-Jen Su (2009)
Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá một mô hình lý thuyết để phân tích nhận thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng các dịch vụ thương mại di động cho việc mua sắm trực tuyến Nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn sâu về hành vi của người tiêu dùng và có ý nghĩa quan trọng với các nhà thiết kế, nhà quản lý, tiếp thị và các nhà cung cấp hệ thống website mua sắm trực tuyến trên nền tảng di động
Các tác giả đã sử dụng 7 thang đo trong mô hình nghiên cứu bao gồm:
Sự thụ hưởng: đề cập đến những niềm vui mà người tiêu dùng có được khi trải
nghiệm và mua sắm trên nền tảng di động Ví dụ như điện thoại thông minh cung cấp một loạt các phương tiện hiển thị trực tuyến như thông tin, hình ảnh, video về sản phẩm, âm nhạc và những trò chơi … qua đó khách hàng vừa có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm vừa có có thể tương tác với các phương tiện giải trí khác được cung cấp trên internet di động (Davis và cộng sự, 1992)
Dễ dàng truy cập: đề cập đến mức độ mà một người tiêu dùng tin rằng việc truy
cập internet qua điện thoại di dộng sẽ dễ dàng mà không cần nỗ lực Tác giả lập luận rằng các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu đến yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng nhưng không đề cập đến tính dễ dàng truy cập vì vậy tác giả dự kiến yếu tố dễ dàng
Trang 30truy cập sẽ có tác động tích cực đến nhận thức của khách hàng trong bối cảnh mua sắm trên nền tảng di động
Nhận thức sự hữu ích: là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc thực hiện hành vi
sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao hơn Việc truy cập ngay lập tức các thông tin về sản phẩm và dịch vụ ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể hấp dẫn khách hàng qua đó làm cho việc mua sắm trực tuyến đạt hiệu quả cao hơn
Tính tương thích: đề cập đến mức độ mà một sự đổi mới phải phù hợp với các giá
trị, kinh nghiệm quá khứ và nhu cầu của các ứng dụng tiềm năng
Kỹ năng: đề cập đến sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của mình để
thực hiện việc mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động
Sự lo lắng: đề cập đến những cảm xúc tiêu cực trong nhận thức của người tiêu
dùng khi tương tác thực tế hay tưởng tượng về việc thực hiện hành vi mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động
dùng đối với hoạt động mua động mua sắm trực tuyến cụ thể
Nguồn: Hsi-Peng Lu và Philip Yu-Jen Su, 2009
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu ý định hành vi mua sắm trực tuyến trên di dộng
Trang 31Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự lo lắng có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi mua sắm trực tuyến Yếu tố kỹ năng có tác động đến sự lo lắng, yếu tố thụ hưởng và nhận thức sự hữu ích Không thể tìm thấy mối liên hệ giữa dễ dàng truy cập và ý định mua sắm trên di động Dễ dàng truy cập có tác động tích cực đến nhận thức sự hữu ích,
sự thụ hưởng Nhận thức sự hữu ích có tác động tích cực đến ý định mua sắm trên di dộng Sự hưởng thụ, tính tương thích cũng có tác động tích cực đến ý định hành vi
và yếu tố sự thụ hưởng có tác động mạnh nhất đến ý định mua sắm trên nền tảng di động
2.3.5 Nghiên cứu việc sử dụng thiết bị di động trong mua sắm trực tuyến tại
Malaysia của Uchenna Cyril Eze và các cộng sự (2011)
Mục tiêu của nghiên cứu: phát hiện ra những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến trên thiết bị di động của người tiêu dùng Malaysia Các thang đo được sử dụng trong mô hình nghiên cứu:
Tính đổi mới: biểu thị nhận thức của cá nhân trong việc chấp nhận và sử dụng các
công nghệ mới (Rogers)
Chuẩn chủ quan: nhận thức của người tiêu dùng về những ảnh hưởng xã hội nói
anh ấy hoặc cô ấy nên hay không nên thực hiện một hành vi cụ thể nào đó (Ajzen and Fishbein)
Nhận thức về chi phí: Nhận thức về chi phí phải bỏ ra khi thực hiện một hành vi
nào đó Theo Anil và các cộng sự yếu tố chi phí là một trong những yếu tố ảnh hướng đến việc mua sắm trên di động của người tiêu dùng Singapore
Sự tin cậy: là mức độ mà một cá tin rằng người bán có một hoặc các đặc tính có
thể mang lạo lợi cho họ
Nhận thức tính dễ sử dụng là mức độ mà một người tiêu dùng tin rằng việc mua
sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động không cần quá nhiều nỗ lực
Nhận thức sự hữu ích: là mức độ mà một người tiêu dùng tin rằng việc thực hiện
mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di dộng sẽ mang lại lợi ích cho họ
Trang 32
Nguồn: Uchenna Cyril Eze và các cộng sự, 2011
Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận mua sắm trực tuyến qua
thiết bị di động
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính đổi mới, chuẩn chủ quan, nhận thức về chi phí,
sự tin cậy, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích có ảnh hưởng đến ý định chấp nhận mua sắm trực tuyến trên di dộng Trong đó yếu tố chuẩn chủ quan có tác động mạnh nhất đến ý định hành vi với hệ số Beta chuẩn hóa là 0.3, tiếp đến là yếu
tố nhận thức về chi phí với hệ số beta chuẩn hóa là 0.265 Hai yếu tố sự tin cậy và nhận thức tính dễ sử dụng có tác động ít nhất đến ý định hành vi với hệ số beta chuẩn hóa là 0.138
2.3.6 Nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng miền
bắc Malaysia (Lim Yi Jin và cộng sự, 2014)
Nhận thức sự hữu ích và sự tin cậy hướng đến hành vi tiêu dùng: đứng trên quan điểm của người tiêu dùng mua sắm trực tuyến (Lim Yi Jin và các cộng sự, 2014) Mục tiêu nghiên cứu để đánh giá mối liên hệ của hai nhân tố là nhận thức sự hữu ích
và sự tin cậy đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng miền bắc Malaysia
Vì hầu hết các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ý định hành vi mua sắm trực tuyến hơn là hành vi mua sắm trực tuyến liên quan đến giai đoạn cuối cùng của việc mua bán
di động
Trang 33Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu
dùng miền bắc Malaysia
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhận thức sự hữu ích và sự tin cậy là những yếu
tố quan trọng tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ở miền bắc Malaysia Tính toàn vẹn và uy tín của các nhà bán lẻ trực tuyến là rất quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng để mua sắm trực tuyến bởi vì lòng tin của của người tiêu dùng càng lớn thì họ sẽ càng tham gia vào các hoạt động mua sắm trực tuyến
2.3.7 Ứng dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định trong việc chấp nhận
thương mại di động tại Ấn Độ của Sita Mihra (2014)
Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi mua sắm trên di động
Nguồn: Sita Mihra, 2014
Hình 2.12 Mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến trên di động
của người tiêu dùng tại Ấn Độ
Nhận thức sự hữu ích
Sự tin cậy
Hành vi mua sắm trực tuyến
Ý định sử dụng
Hành vi thực sự
Trang 34Nguồn: Ken Kin-Kiu Fong & Stanley Kam Sing Wong (2015)
Hình 2.13: Kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thương
mại điện tử trên di dộng
Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng thái độ, chuẩn chủ quan và năng lực kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định, nhưng chuẩn chủ quan có tác động không đáng kể đến ý định hành vi Và cũng như kết luận của Ajzen (1991), Sita Mihra (2014) cũng tìm ra được mối quan hệ tích cực giữa ý định và hành vi Thái độ là yếu
tố quan trọng nhất tác động đến ý định mua sắm tiếp đến là nhận thức năng lực kiểm soát hành vi do đó các nhà tiếp thị nếu có thể tạo ra thái độ tích cực đối với mua sắm trực tuyến trên di động trong tâm trí của người tiêu dùng, nó sẽ dẫn đến ý định cao hơn và cuối cùng là hành vi mua thực sự
2.3.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến trên di động của
người tiêu dùng Hồng Kông của Ken Kin-Kiu Fong & Stanley Kam Sing Wong (2015)
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định và tìm hiểu các yếu tố quan trọng tác động đến ý định hành vi của người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thương mại di động ở Hồng Kông
Thái độ Chuẩn chủ quan
Ý định sử dụng
Không tác động Tác động
Trang 35Nguồn: Khan và Chavan, 2015
Hình 2.14 Mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng tại Mumbai
Kết quả từ 390 người trả lời khảo sát chỉ ra rằng bốn nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến ý định hành vi của người tiêu dùng về việc sử dụng một dịch vụ thương mại di động là: thái độ, chuẩn chủ quan của người sử dụng hay áp lực nhóm xã hội và các đồng đẳng khuyên nên sử dụng dịch vụ thương mại di động; nhận thức tính dễ sử dụng về các dịch vụ thương mại di động và định vị (Bằng cách sử dụng khai thác dữ liệu, các nhà kinh doanh có thể cung cấp dịch vụ để cung cấp kịp thời, chính xác (Pan, 2014; Tong và cộng sự, 2012) Như hầu hết các điện thoại thông minh được trang bị các hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và dịch vụ vô tuyến gói chung (GPRS), nó cũng
có thể cho các dịch vụ nhà cung cấp để cung cấp thông tin vị trí cụ thể giúp cung cấp các mã giảm giá của cửa hàng, cung cấp vị trí cụ thể của dịch vụ cho khách hàng của mình (Cherian và Rudrapatna, 2013) Và các yếu tố nhận thức sự hữu ích, tính tương thích, tính di động tính cá nhân hóa không có tác động đến ý định mua sắm trực tuyến qua di động
2.3.9 Nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại
Mumbai (Khan và Chavan, 2015)
Nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng và được xem là những thông tin quan trọng nhất của thương mại điện tử và lĩnh vực marketing Tuy nhiên, theo nhóm tác giả vẫn còn rất nhiều hạn chế trong kiến thức về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng vì đây là một hiện tượng xã hội phức tạp và liên quan đến quá nhiều yếu tố
Nhận thức kiểm soát hành vi (Nhận thức và
nguồn lực sẳn có) Nhận thức rủi ro (Rủi ro không giao hàng, rủi ro
sản phẩm, rủi ro tài chính, tiết lộ thông tin cá
nhân)
Thái độ (đánh giá tích cực hay tiêu cực của cá
nhân)
Tính đổi mới (Domain Specific
Innovativeness)(Chức năng của thái độ với môi
trường) Chuẩn chủ quan (thiết kế của website, kích thích
thị giác, phương tiện truyền thông xã hội, gia
đình, bạn bè / đồng nghiệp)
Hành vi mua sắm trực
tuyến
Trang 36Nghiên cứu này có số mẫu là 100 và lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tài chính và rủi ro không giao hàng ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ hướng đến hành vi mua sắm trực tuyến, các yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ, tính đổi mới, chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến hành
vi mua sắm trực tuyến
vi mua sắm trực tuyến trên smartphone:
Phần trên tác giả đã trình bày khái niệm, lý thuyết và các công trình nghiên cứu có liên quan đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone, sau đây là bảng hệ thống hóa các mô hình lý thuyết và nghiên cứu có liên quan đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone
Bảng 2.1 Bảng hệ thống hóa các mô hình lý thuyết và công trình nghiên cứu có
1975
Chuẩn chủ quan
Ý định hành vi Hành vi thực sự
Ý định sử dụng Hành vi thức sự
Ý định sử dụng Hành vi thực sự
Trang 37Nỗ lực mong đợi Ảnh hưởng xã hội Các điều kiện thuận lợi
Ý định hành vi Hành vi sử dụng
Nhận thức sự hữu ích Thái độ
Tính đổi mới
Ái lực Tính tương thích
Ý định mua sắm trên mobile Hành vi mua thực sự trên mobile
Yu-Nhận thức sự hữu ích Tính tương thích
2011
Chuẩn chủ quan Nhận thức về chi phí
Sự tin cậy Nhận thức tính dễ sử dụng Nhận thức sự hữu ích
Ý định mua sắm trực tuyến qua thiết bị di động
Ý định Hành vi thực sự
2015
Chuẩn chủ quan Nhận thức tính dễ sử dụng Định vị
Nhận thức rủi ro Thái độ
Tính đổi mới Chuẩn chủ quan Hành vi mua sắm trực tuyến
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trang 382.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Dựa theo lập luận để đi đến công trình nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng miền bắc Malaysia của Lim Yi Jin và cộng sự (2014) “Vì hầu hết các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ý định hành vi mua sắm trực tuyến hơn là hành vi mua sắm trực tuyến liên quan đến giai đoạn cuối cùng của việc mua bán” và đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là những khách hàng đã từng mua sắm trực tuyến trên smartphone nên mô hình nghiên cứu đề xuất bỏ qua yếu tố
“ý định hành vi” ra khỏi mô hình nghiên cứu từ đó nghiên cứu trực tiếp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh
Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả kế thừa từ các mô hình lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đây đặc biệt là mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ của Venkatesh và các cộng sự (2003) cụ thể như sau:
Nghiên cứu Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ đã được Venkatesh và các cộng sự (2003) phát triển dựa trên tám mô hình lý thuyết để nghiên cứu ý định và hành vi Mô hình đã sử dụng các yếu tố nỗ lực mong đợi, hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng xã hội (chuẩn chủ quan), điều kiện thuận lợi (năng lực kiểm soát hành vi) và các biến nhân khẩu Mô hình này đã được kiểm tra thực nghiệm và cho kết quả tốt hơn các mô hình khác điều này càng cũng cố thêm các luận cứ để tác giả sử dụng các yếu tố hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, các điều kiện thuận lợi vào mô hình nghiên cứu và Venkatesh và các cộng sự (2003) đã chứng minh các nhân tố này tác động tích cực đến ý định và hành vi Tuy nhiên, UTAUT không phải
là hoàn hảo, để áp dụng UTAUT vào các lĩnh vực khác nhau cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo khuyến cáo của Venkatesh và các cộng sự (2003) Do đó, tác giả đã dựa vào kết quả nghiên cứu ý định hành vi mua sắm trực tuyến trên di động của hai tác
giả Hsi-Peng Lu và Philip Yu-Jen Su (2009) để bổ sung thêm yếu tố sự thụ hưởng
vào mô hình Từ lý thuyết nhận thức rủi ro của Bauer (1960), mô hình chấp nhận thương mại điện tử của Joongho Ahn và cộng sự (2001), mô hình ý định hành vi mua
Trang 39sắm trực tuyến trên di động của Hsi-Peng Lu và Philip Yu-Jen Su (2009) và mô hình nghiên cứu của Khan và Chavan (2015) đã chứng minh yếu tố rủi ro có ảnh hưởng đến ý định và hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Vì vậy, tác giả quyết định đưa các yếu tố rủi ro liên quan đến sản phẩm và rủi ro liên quan đến giao dịch vào mô hình nghiên cứu hành vi của mình
Trong mô hình TAM rút gọn Davis đã loại bỏ yếu tố thái độ được đo lường bằng hai biến cảm nhận sự hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng ra khỏi mô hình TAM nguyên thủy và yếu tố này cũng được loại bỏ trong các mô hình nghiên cứu của Davis (1986); Davis và cộng sự (1989); Venkatesh và cộng sự (2003); Musleh và Marthandan (2014) Vì vậy, tác giả quyết định bỏ yếu tố thái độ và xem xét trực tiếp hai yếu tố cảm nhận sữ hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến
Trong mô hình nghiên cứu của Uchenna Cyril Eze và các cộng sự (2011) và Lim
Yi Jin và cộng sự (2014) đã sử dụng yếu tố sự tin cậy nên tác giả quyết định thêm yếu
tố sự thụ hưởng vào mô hình nghiên cứu
Từ những lập luận trên tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất được trình bày ở hình 2.15 gồm 8 nhân tố (biến độc lập) hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, sự thụ hưởng, sự tin cậy, nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến tác động đến yếu tố (biến phụ thuộc) hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả cũng đưa thêm các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập vào mô hình nghiên cứu để tím ra sự khác biệt của các yếu tố nhân khẩu học đến các nhân tố trong mô hình
Trang 4029
Hình 2.15 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ: Thành phần nhận thức rủi ro liên quan
đến sản phẩm dịch vụ: như mất tính năng, mất tài chính, tốn thời gian, mất cơ hội và nhận thức rủi ro toàn bộ đối với sản phẩm/ dịch vụ (Bauer, 1986) Phản ánh sự băn khoăn lo lắng của người tiêu dùng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm/ dịch
vụ, sản phẩm dịch vụ khi nhận có thể không tốt như đã cảm kết hay những tổn thất
về tài chính, thời gian khi nhận được sản phẩm hỏng (Joongho Ahn và cộng sự, 2001)
Giả thuyết H1: Rủi ro liên quan đến sản phẩm có tác động nghịch chiều (-) đến hành vi mua sắm trực tuyến
Rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến: Thành phần nhận thức rủi ro liên
quan đến giao dịch trực tuyến: các rủi ro có thể xảy ra khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch trên các phương tiện điện tử như: sự bí mật, sự an toàn và nhận thức rủi ro toàn bộ về giao dịch (Bauer, 1986; Joongho Ahn và cộng sự, 2001)
Giả thuyết H2: Rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến có tác động nghịch chiều (-) đến hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone
Sự tin cậy Hiệu quả mong đợi
Sự thụ hưởng
Nỗ lực mong đợi
Ảnh hưởng xã hội
Điều kiện thuận lợi
Rủi ro liên quan đến sản phẩm
Hành vi mua sắm trực tuyến trên smartphone
Rủi ro liên quan đến giao dịch -H1
-H2 +H3 +H4 +H5 +H6 +H7 +H8
Biến nhân khẩu học (giới tính,
độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp , thu nhập