1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh nữ 9

21 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 295 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong quá trình giảng dạy môn thể dục và đã được áp dụng trong thực tiễn giảng dạy và đạt những thành công, kết quả nhất định. Sáng kiến tập trung vào vấn đề nâng cao thành tích nhảy xa cho các em học sinh nữ lớp 9 từ đó giúp các em có hứng thú tập luyện thể dục thể thao và cải thiện thành tích học tập. Sáng kiến hi vọng góp một phần vào công việc của các giáo viên cùng ngành

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MÔN: THỂ DỤC 9

Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích

môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9 trường THCS Đông Kỳ - Hải Dương

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh này sinh sáng kiến

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, lợi thế sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực trí tuệ cao, có kỹ năng vững vàng, có sức khỏe tốt để theo kịp sự phát triển của thế giới Đặc biệt với sức khỏe nó là tài sản vô giá của mỗi công dân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, là một nhân tố cơ bản tạo nên động lực phát triển của đất nước

Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định : “ Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững ”

Điều đó càng chứng tỏ trách nhiệm to lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo Nhà trường và xã hội phải đảm bảo phát triển con người một cách toàn diện về sức khỏe

và trí tuệ Giúp thế hệ trẻ có kiến thức ngang tầm thời đại, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi, có ý thức vươn lên trong học tập, có sức khỏe tốt để có thể làm chủ tương lai đất nước

Ở nước ta, Đảng và nhà nước thể hiện sự quan tâm đó bằng nhiều chủ trương chính sách, nhằm khuyến khích việc nâng cao sức khỏe cho mọi công dân, đặc biệt

là trong các trường phổ thông

Chỉ thị 36-CT/TWT ngày 24/03/1994 của Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác giáo dục thể dục thể thao đã nêu rõ: “ Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác giáo dục thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển, tiến bộ góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong hoạt động thể thao quốc tế, trước hết

là khu vực Đông nam Á”

Do vậy giáo dục sức khỏe cho con người là một trong những nội dung quan trọng không chỉ của ngành giáo dục và đào tạo mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, với mục đích: “ Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành một con người mới,

có sức khỏe tốt, có thể lực cường tráng, có dũng khí kiên cường, để tiếp tục sự nghiệp của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh”

Điền kinh là một môn thể thao khá phổ biến, là những môn thi đấu chính của các

kỳ đại hội Olompic quốc tế, Đại hội TDTT trong nước Trong nhà trường phổ thông Điền kinh là môn có nhiều nội dung chủ yếu trong chương trình học

Những năm gần đây Bộ Giáo Dục và đào Tạo đã không ngừng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy và tập luyện môn điền kinh nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng Nhưng với thực tế tại trường THCS Đông Kỳ, do cơ sở vật chất còn hạn chế đối tượng học sinh đa phần là con em nông dân Đặc biệt là học sinh nữ, ở lứa tuổi này các em đang phát triển tâm sinh lý lứa tuổi chính vì thế việc lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp cho học sinh nữ lớp 9 của trường luôn làm tôi băn

Trang 3

khoăn trăn trở làm thế nào để các em trập luyện nội dung nhảy xa kiểu " Ngồi" có

hiệu quả nhất Chính vì những lý do đó tôi chọn đề tài: "Một số phương pháp tập

luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9 trường THCS Đông Kỳ - Hải Dương”.

2 Đ iều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

Điều kiện áp dụng sáng kiến: có đầy đủ các dụng cụ và trang thiết bị học tập, sân bãi, đệm (hoặc hố nhảy)

Thời gian áp dụng sáng kiến: Đã được áp dụng vào năm học 2014-2015,

2015-2016 và 2015-2016-2017

Đối tượng áp dụng: Học sinh nữ khối 9 trường THCS Đông Kỳ

3 Nội dung sáng kiến

3.1 Tính sáng tạo, tính mới của sáng kiến

*/ Mục đích nghiên cứu :

Đề tài nghiên cứu để tìm ra một số phương pháp tập luyện nhảy xa cho học sinh

nữ lớp 9 Trường THCS Đông Kỳ Từ đó có cơ sở để nâng cao thể lực, sức khỏe, cải thiện thành tích nhảy xa cho học sinh

*/ Nhiệm vụ nghiên cứu :

Để đạt được mục đích nghiên cứu tôi cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng học sinh nữ khối 9 học nội dung nhảy xa

tại trường THCS Đồng Cương

 Nhiệm vụ 2: Phương pháp tập luyện và hiệu quả của phương pháp tập luyện

nội dung nhảy xa của học sinh nữ khối 9 trường THCS Đồng Cương

*/ Phương pháp nghiên cứu :

Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng hai nhóm phương pháp sau

 Nhóm phương pháp lý thuyết:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:

Trên cơ sở nhận xét thực trạng của học sinh học nội dung nhảy xa ở trường THCS Đồng Cương, sự góp ý của đồng nghiệp và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài Nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở lý luận tổng hợp tất cả các tài liệu cần thiết để đưa ra phương hướng giải quyết đề tài

 Nhóm Phương pháp thực tiễn.

- Phương pháp quan sát sư phạm :

Để tiến hành đề tài này tôi đã quan sát sự phát triển thể lực của học sinh Quan sát các buổi tập nhảy xa của học sinh nữ lớp 9A1 và lớp 9A2, A3 Sử dụng phương pháp này tôi có cơ sở để tìm ra được các bài tập và phương pháp hiệu quả nhất

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả trong quá trình thực nghiệm các bài tập Sau khi đã lựa chọn và xác định được các bài tập tôi đã tiến

Trang 4

hành phân nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm: 20 em học sinh nữ lớp 9A1 nhóm đối chứng 20 em học sinh nữ lớp 9A2 + A3 nhóm thực nghiệm

- Phương pháp toán học thống kê :

Để giải quyết nhiệm vụ một cách chính xác và hoàn thiện tôi đã sử dụng phương pháp toán học thống kê để rút ra kết quả cụ thể từ đó có cơ sở đánh giá hiệu quả bài tập

Công thức để sử lý số liệu:

Trị số TB: X A1 =

n

x n i i

B A

n n

X X

3.3 Lợi ích thực hiện sáng kiến

Bằng cách áp dụng sáng kiến, tôi đã hướng dẫn học sinh có niềm đam mê trong tập luyện Đa số học sinh hăng hái, yêu thích môn học, nhiều học sinh đạt thành tích cao Học sinh tham gia đội tuyển điền kinh cấp huyện đều có giải thưởng cao Có

em còn đạt giải cấp tỉnh ở bộ môn này

4 Khẳng định giá trị kết quả sáng kiến

Sáng kiến được áp dụng qua một số năm học 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017 đều có học sinh đạt giải cao cấp huyện và tham gia đội tuyển đi thi cấp tỉnh có giải

5 Đề xuất kiến nghị

Sáng kiến cần áp dụng và mở rộng cho nhiều năm học Để thực hiện được sáng kiến này thì nhà trường cần tăng cường đầu tư trang thiết bị cho tập luyện để đảm bảo an toàn Có động viên, khen thưởng học sinh đạt thành tích cao, tạo phong trào thể thao trong toàn trường

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Cơ sở lý luận

1.1.

Nguồn gốc hình thành và phát triển môn nhảy xa

Các bài tập nhảy xa đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp Song lịch sử của môn nhảy xa được ghi nhận từ năm:

-1851 môn nhảy xa được đưa vào chương trình giảng dạy và thi đấu ở các trường Đại Học ở nước Anh

- 1880 - 1890 môn nhảy xa phát triển mạnh ở nhiều nước Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Thụy điển, Nauy

- 1896 với việc khôi phục truyền thống Đại hội thể thao Olympic Aten Hy Lạp Môn nhảy xa trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình thi đấu của các Đại hội thể thao Olympic

1.2 Sự phát triển kỹ thuật nhảy xa

- Với sự khao khát vươn tới những đỉnh cao thành tích, các VĐV, Huấn luyện viên, các nhà khoa học luôn tìm tòi các phương pháp có hiệu quả nhất trong tập luyện và thi đấu

- Ngày xưa, trong thi đấu VĐV chỉ biết nhảy xa “kiểu ngồi” Ngày nay các VĐV đã biết sử dụng nhảy xa kiểu “ưỡn thân” hoặc “cắt kéo” ( Năm 1920, nhảy xa kiểu “ưỡn thân” ra đời do VĐV B.Tuelos Phần Lan thực hiện đầu tiên Năm 1991, VĐV Mike Power ( Mỹ ) nêu kỷ lục Thế giới với kiểu nhảy “cắt kéo”)

- Sự thay đổi về luật thi đấu cũng là yếu tố tác động mạnh đến sự tiến bộ và thay đổi của kỷ thuật nhảy xa

 Thành tích môn nhảy xa phát triển qua các giai đoạn

* Nam Thế giới

- Năm 1864 thành tích Thế giới đầu tiên của nam được công bố kỷ lục là 5m48

- Năm 1896 tại Thế vận hội lần thứ nhất (Athène Hy Lạp) kỷ lục Thế giới là 6m25

- Năm 1936 tại Thế vận hội lần thứ XI (berlin, Đức) vận động viên Mỹ da đen Jess Owens lập kỷ lục với thành tích 8m13, kỷ lục này giữ 24 năm Sau đó vận động viên Bop Bimon lập kỷ lục Thế giới với thành tích 8m90 (Mexico 1968 )

- Năm 1991 Vận động viên Mike Power ( Mỹ ) lập kỷ lục Thế giới là 8m95 Kỷ lục này

vẫn được giữ cho đến ngày hôm nay.

* Nữ Thế giới

- Năm 1948 tại thế vận hội lần thứ XIV ở Londres Anh Vận động viên nữ mới được chính thức thi đấu trong các Thế vận hội, Vận động viên người Hung-ga-ri đạt thành tích cao nhất là 5m96, đến năm 1994 Vận động viên Helen Drister Đức lập kỷ lục Thế giới là

7m74 Kỷ lục này vẫn được giữ cho đến ngày hôm nay.

* Kỷ lục môn nhảy xa của Việt Nam :

- Nam : 7m70 : Nguyễn Ngọc Quân (Hải Phòng) lập ngày 2/5/1997 tại Hà Nội

- Nữ : 6m46 : Phan Thị Thu Lan (Khánh Hòa) lập T9/2001 tại Seagames 21

1.3 Ý nghĩa môn nhảy xa

-Tập luyện môn nhảy xa có hệ thống và khoa học có tác dụng tốt trong việc giữ gìn, tăng cường và củng cố sức khỏe cho người người tập Thông qua bài tập nhảy xa giúp cho người tập hoàn thiện về các chức năng:

Trang 6

- Đối với hệ thần kinh :Rèn luyện tính linh hoạt quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt, phản xạ nhanh.

- Đối với hệ vận động : Tăng cường sức mạnh cơ bắp ,đặc biệt là cơ chân về sức mạnh và sức bật

-Đối với cơ quan phân tích có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là các cơ quan cảm thụ bản thể ở cổ, giúp cho sự phối hợp động tác phức tạp và những xung đột từ cơ quan tiền đình, có một vai trò lớn để giúp thăng bằng cho cơ thể ở tư thế trên không (khi bay)

- Đặc biệt trong khi thi đấu do thời gian vận động ngắn nên chức năng các cơ quan thực vật, tuần hoàn, hô hấp ít biến đổi và mau hồi phục

- Nhảy xa còn rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, khắc phục khó khăn.Nó thiết thực trong đời sống sinh hoạt hằng ngày

- Bài tập nhảy xa phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đặc điểm của cá nhân Mặt khác, sân bãi đơn giản, dễ tập nên nhảy xa giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường học, trong chương trình huấn luyện thể lực, trong chương trình thể thao cho mọi người và thể thao thành tích cao

2 Thực trạng vấn đề

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, lợi thế sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực trí tuệ cao, có kỹ năng vững vàng, có sức khỏe tốt để theo kịp sự phát triển của thế giới Đặc biệt với sức khỏe nó là tài sản vô giá của mỗi công dân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, là một nhân tố cơ bản tạo nên động lực phát triển của đất nước

Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định : “ Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững ”

Điều đó càng chứng tỏ trách nhiệm to lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo Nhà trường và xã hội phải đảm bảo phát triển con người một cách toàn diện về sức khỏe

và trí tuệ Giúp thế hệ trẻ có kiến thức ngang tầm thời đại, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi, có ý thức vươn lên trong học tập, có sức khỏe tốt để có thể làm chủ tương lai đất nước

Ở nước ta, Đảng và nhà nước thể hiện sự quan tâm đó bằng nhiều chủ trương chính sách, nhằm khuyến khích việc nâng cao sức khỏe cho mọi công dân, đặc biệt

là trong các trường phổ thông

Chỉ thị 36-CT/TWT ngày 24/03/1994 của Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác giáo dục thể dục thể thao đã nêu rõ: “ Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác giáo dục thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển, tiến bộ góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong hoạt động thể thao quốc tế, trước hết

là khu vực Đông nam Á”

Do vậy giáo dục sức khỏe cho con người là một trong những nội dung quan trọng không chỉ của ngành giáo dục và đào tạo mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, với mục đích: “ Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành một con người mới,

Trang 7

có sức khỏe tốt, có thể lực cường tráng, có dũng khí kiên cường, để tiếp tục sự nghiệp của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh”.

Điền kinh là một môn thể thao khá phổ biến, là những môn thi đấu chính của các

kỳ đại hội Olimpic quốc tế, Đại hội TDTT trong nước Trong nhà trường phổ thông Điền kinh là môn có nhiều nội dung chủ yếu trong chương trình học

Những năm gần đây Bộ Giáo Dục và đào Tạo đã không ngừng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy và tập luyện môn điền kinh nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng Nhưng với thực tế tại trường THCS Đông Kỳ, do cơ sở vật chất còn hạn chế, đối tượng học sinh đa phần là con em nông dân Đặc biệt là học sinh nữ, ở lứa tuổi này các em đang phát triển tâm sinh lý lứa tuổi chính vì thế việc lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp cho học sinh nữ lớp 9 của trường luôn làm tôi băn khoăn trăn trở làm thế nào để các em trập luyện nội dung nhảy xa kiểu " Ngồi" có

hiệu quả nhất Chính vì những lý do đó tôi chọn đề tài: "Một số phương pháp tập

luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9 trường THCS Đông Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương”.

3 Nội dung

Môn nhảy xa muốn có thành tích tốt, ngoài kỹ thuật còn phải tập luyện thường xuyên và có các bài tập nâng cao Nhìn lại ở trường THCS Đông Kỳ trong những năm qua, do chương trình của bộ giáo dục quy định, các kỹ thuật trong môn điền kinh nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng là phần dạy học bắt buộc trong công tác giáo dục thể chất của nhà trường Nhìn chung học sinh đã được học, xong chưa liên tục và hoàn chỉnh Do vậy kết quả đạt được chưa cao, nguyên nhân chính là do các em chưa có điều kiện tập luyện thường xuyên và phương pháp tập luyện hợp lí nhất Đây cũng là lý do để đưa các em vào công việc này

3.1 Điều tra thực trạng học sinh học nội dung nhảy xa kiểu "Ngồi"

Thực hiện được công việc này thực chất chúng ta đã giải quyết xong nhiệm vụ

1 Nhảy xa là hoạt động hết sức cơ bản và rất cần thiết đối với cuộc sống con người

Để phát triển thể chất cho thế hệ trẻ ngay từ thời xa xưa, người ta đã coi nhảy xa là phương tiện giáo dục thể chất hết sức quan trọng Tuy vậy xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường cũng như của học sinh hiện nay Trong quá trình giảng dạy

và kiểm tra kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi” Tôi thấy học sinh thường thực hiện động tác mà không hiểu kỹ thuật, coi thường môn học vì thế kết quả đạt được chưa cao nếu không nói là còn thấp

Vì vậy là một giáo viên dạy bộ môn thể dục trong trường trung học cơ sở tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp mới Qua tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp và đặc biệt là qua thực tế giảng dạy tại trường tôi đã áp dụng một số bài tập nhằm đưa học sinh học nội dung nhảy xa đạt kết quả cao hơn

Trước khi áp dụng những bài tập và phương pháp mới Tôi chọn 20 học sinh nữ lớp 9A1 làm nhóm đối chứng (A1), và 20 học sinh nữ lớp 9A2 + A3 làm nhóm thực nghiệm ( A2) để kiểm tra kết quả ban đầu với nội dung kiểm tra: Kỹ thuật và thành tích nhảy xa kiểu “Ngồi” Phần kiểm tra kỹ thuật tôi chia thành 04 loại

Trang 8

- Loại A : Thực hiện đúng kỹ thuật bốn giai đoạn

- Loại B : Thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên không,

kỹ thuật tiếp đất có sai sót

- Loại C : Kỹ thuật giai đoạn trên không cơ bản đúng Có sai sót nhiều trong các giai đoạn kỹ thuật còn lại

- Loại D : Không hình thành được kỹ thuật giai đoạn trên không

Kết quả tôi thu được như sau:

Bảng 1: KẾT QUẢ KIỂM TRA BAN ĐẦU.

Trang 9

19 Nguyễn Thị Phương B 267

Trang 10

Nhóm thực nghiệm A2

là yếu, kém Nhóm A2 chỉ đạt được 40% điểm trung bình trở lên còn lại là yếu kém

Để xây dựng cho học sinh có thái độ học tập đúng, học sinh tích cực chủ động sáng tạo, hiểu kỹ thuật trong từng giai đoạn để luyện tập kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”

Ngày đăng: 13/03/2017, 22:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w