Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “ Mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-
TRẦN THỊ MAI
MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA SẢN LƯỢNG ĐIỆN TIÊU THỤ
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ASEAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Trang 3Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “ Mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Ung Thị Minh Lệ
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công
bố ở bất kì công trình nào trước đây
Tác giả luận văn
Trần Thị Mai
Trang 4MỤC LỤC
-♦♦ -
Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục hình vẽ và đồ thị Danh mục các bảng Danh mục chữ viết tắt CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1.Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Bố cục của Luận văn 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA SẢN LƯỢNG ĐIỆN TIÊU THỤ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5
2.1 Cơ sở lý thuyết 5
2.1.1 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế 5
2.1.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế.7 2.2 Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ điện năng Error! Bookmark not defined 2.2.1 Sản xuất điện năng ở khu vực ASEAN 15
2.2.2 Tình hình tiêu thụ điện năng ở khu vực ASEAN 18
Trang 52.3 Đóng góp của đề tài 20
2.3.1 Khắc phục những hạn chế của bài nghiên cứu trước 20
2.3.2 Khắc phục hiện tượng thiếu biến 20
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23
3.1 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 23
3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu .23
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu 23
3.2 Khung phân tích kinh tế lượng 24
3.2.1 Các kiểm định 24
3.2.2 Phương pháp hồi quy 27
3.2.3 Kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các biến 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1 Phân tích thống kê mô tả 31
4.2 Kiểm định tương quan chéo (Cross-section independence) và kiểm định tính dừng dữ liệu bảng 32
4.2.1 Kiểm định tương quan không gian (Cross-section dependence) 32
4.2.2 Kiểm định tính dừng dữ liệu bảng Levin–Lin–Chu (2002) 32
4.3 Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến 34
4.3.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến 34
4.3.2 Kiểm định đa cộng tuyến 35
4.4 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi - Greene (2000) 35
4.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư – Wooldridge (2002) và Drukker (2003) 36
4.6 Kiểm định đồng liên kết trên dữ liệu bảng 37
4.7 Phân tích kết quả hồi quy 38
4.8 Phân tích mối quan hệ VECM Granger các biến 42
4.9 Thảo luận kết quả nghiên cứu 45
Trang 6CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 47
5.1 Kết luận 47
5.2 Gợi ý chính sách 47
5.3 Hạn chế của đề tài 51
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 7Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
quân/ người
người
people series
Số người sử dụng internet trên 100 người
Model
Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số
Trang 8Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Tóm tắt những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa
sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế 12
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình 31
Bảng 4.2: Kiểm định tương quan chéo (cross-section independence) 32
Bảng 4.3: Kiểm định tính dừng Levin–Lin–Chu (2002) 33
Bảng 4.4: Kết quả ma trận tương quan 34
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai 35
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình 36
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình 36
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng Kao (1999) 37
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng Fisher 38
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy 40
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định nhân quả VECM Granger 42
Trang 9Danh mục hình vẽ, đồ thị
Hình 2.1: Cơ cấu sản xuất điện dựa vào nguồn phát điện của 6 nước ASEAN 16 Hình 2.2: Dự báo sản lượng điện theo nguồn phát điện (TWh)
giai đoạn 2011-2035……… 17 Hình 2.3: Biến động sản lượng điện tiêu thụ bình quân/người của 6 nước ASEAN giai đoạn 1984-2011 18 Hình 2.4: Cơ cấu tiêu thụ điện năng 19
Trang 10CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.Lý do chọn đề tài
Những nghiên cứu về năng lượng đều thống nhất rằng điện năng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Điện năng sẽ tiếp tục là dạng năng lượng được sử dụng nhiều nhất trong các dạng năng lượng và khả năng sản xuất điện là rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Từ đó, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sản lượng điện tiêu thụ đã được thảo luận và nghiên cứu rộng rãi trong nghiên cứu của Kraft và Kraft (1978) Tác giả đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả một chiều – tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến sản lượng điện tiêu thụ từ dữ liệu của Mỹ trong giai đoạn 1947-1974 Vài năm sau đó, nhiều nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa chúng đã đưa ra nhiều tranh cãi Jumbe(2004) đã chỉ ra rằng nhiều nhà kinh tế, nhiều nhà hoạch định chính sách đã quan tâm đến mối quan hệ nhân quả này, bởi họ cho rằng mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và sản lượng điện tiêu thụ có ý nghĩa trọng yếu cho chính phủ trong việc thiết kế và thực thi chính sách năng lượng quốc gia Mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ điện năng có thể chia làm 4 nhóm: Nhóm đầu tiên (Altinay và Karagol, 2005; Shiu và Lam, 2004) cho rằng có mối quan hệ nhân quả một chiều là điện tiêu thụ quyết định đến tăng trưởng Nhóm thứ hai, tăng trưởng kinh tế quyết định sản lượng điện tiêu thụ, mối quan hệ này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Ghosh, 2002;Yoo,2006… Nhóm thứ ba, tăng trưởng kinh tế
và tiêu thụ điện năng có mối quan hệ hai chiều cùng tác động và ảnh hưởng lẫn nhau (Jumbe,2004; Yoo, 2005) Nhóm cuối cùng kết luận giữa chúng không tồn tại mối quan hệ nhân quả chẳng hạn như nghiên cứu của Stern(1993); Ghaderi và cộng sự ( 2006)… Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết khu vực Đông Nam Á sẽ cần 1.700 tỷ USD vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng sẽ tăng mạnh trong hai thập niên tới Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn thấp, chỉ bằng 50% mức trung bình của thế giới nhưng nhu cầu
Trang 11của khu vực này có thể tăng hơn 80% trong thời gian từ nay đến năm 2035 Trong đó, điện năng đã trở thành hình thức ưa thích và chiếm ưu thế của năng lượng trong nền kinh tế công nghiệp, cũng như đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của khoa học công nghệ Để chủ động đối phó với sự gia tăng nhu cầu về điện năng kèm theo sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng Các nước trong khu vực phải nỗ lực để phát hiện ra mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế và triển khai những chính sách điện thích hợp Nhiệm vụ này đã trở thành một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất đối với ASEAN trong hiện tại và tương lai
Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề này, luận văn nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu bảng của 6 quốc gia thuộc ASEAN bao gồm: Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam trong giai đoạn 1996-2014 để tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế Các quốc gia còn lại thuộc khối ASEAN do hạn chế về số liệu nên nghiên cứu này không đề cập đến Điểm mới của đề tài là mở rộng dữ liệu theo cả không gian và thời gian, khắc phục hiện tượng thiếu biến cùng với những kỹ thuật nghiên cứu mới hơn so với những nghiên cứu trước
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sử dụng dữ liệu bảng để tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan
hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và sản lượng điện tiêu thụ
Bài nghiên cứu đóng góp các bằng chứng thực nghiệm đưa ra những gợi ý chính sách đầu tư phát triển ngành điện cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế Đồng thời đưa
ra những chính sách tiết kiệm điện hợp lý
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN nhằm làm rõ các câu hỏi sau:
Trang 12x Tiêu thụ điện năng có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không?
x Tăng trưởng kinh tế có tác động đến tiêu thụ điện năng hay không?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu
Ở các nước đang phát triển, các nước thu nhập thấp thường bị hạn chế về dữ liệu cho nghiên cứu Việt Nam là một trong những trường hợp điển hình Luận văn này nghiên cứu ở khu vực ASEAN với các quốc gia như sau: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines Việc nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp dữ liệu bảng Ngoài việc đảm bảo số quan sát trong mô hình để đạt được
độ tin cậy của kết quả định lượng Dữ liệu bảng còn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo
ASEAN là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới trong ba thập
kỷ qua Khoảng 90% nhu cầu năng lượng thương mại cơ bản của ASEAN được cung cấp từ các loại nhiên liệu như than, dầu, khí đốt Nhưng đặc biệt, hiện nay sự gia tăng nhanh chóng trong việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông chẳng hạn như điện thoại di động, máy tính cá nhân, máy ghi hình, máy nghe nhạc kỹ thuật số…đã đặt
áp lực gia tăng việc sử dụng các nhiên liệu để phát điện Điện trở thành hình thức ưa thích và chiếm ưu thế trong các dạng năng lượng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống
và đóng một vai trò rất quan trọng trong công nghệ và khoa học (Rosenberg, 1998) Theo trung tâm Năng lượng ASEAN, các nước trong Hiệp hội cần tới 461 tỷ USD đầu
tư vào lĩnh vực năng lượng trong thời kỳ 2001-2020 để đảm bảo tăng trưởng kinh tế,
do nhu cầu tiêu thụ năng lượng của khu vực này sẽ tăng từ 280 triệu tấn năng lượng quý đầu năm 2001 lên 583 triệu tấn vào năm 2020 Khoảng 323 tỷ USD trong số này
sẽ được đầu tư vào ngành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, các quốc gia
ASEAN nên tập trung xây dựng chính sách thu hút đầu tư để đảm bảo vấn đề an ninh
Trang 13năng lượng và khả năng chi trả nó trong khu vực Ngoài ra, việc tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của các nước ASEAN cao hơn nhiều so với các nước phát triển Nếu áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng cũng sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia ASEAN Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) , nếu các quốc gia thực hiện được điều này sẽ cắt giảm được khoảng 15% nhu cầu năng lượng trong năm 2035 Chính vì vậy, để chủ động đối phó với sự gia tăng nhu cầu điện năng và có các chính sách điện hợp lý đi kèm, các nước ASEAN cần nỗ lực để phát hiện ra mối quan hệ nhân quả việc tiêu thụ điện năng
và tăng trưởng kinh tế Nhiệm vụ này trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất đối với ASEAN trong hiện tại và tương lai
Thời gian nghiên cứu
Dữ liệu sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế của 6 quốc gia được lấy trong khoảng thời gian từ năm 1995-2014
1.5 Bố cục của Luận văn
x Chương I: Giới thiệu
x Chương II: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế
x Chương III: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
x Chương IV: Kết quả nghiên cứu và giải thích các kết quả thu được
x Chương V: Kết luận và gợi ý chính sách
Trang 14CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA SẢN LƯỢNG ĐIỆN TIÊU THỤ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở CÁC NƯỚC ASEAN
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Theo định nghĩa của Simon Kuznets, “tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng một cách bền vững của sản lượng bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi lao động” Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số (Douglass C North và Robert Paul Thomas) Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về mặt số lượng Nó được hiểu một cách khá thống nhất là chỉ sự tăng thu nhập trên đầu người Nếu sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một quốc giatăng lên, bằng bất cứ cách gì đó, và cùng với nó là thu nhập trung bình tăng, thì quốc gia đó đạt được tăng trưởng kinh tế
2.1.1.2 Cách đo lường
Để đo lường tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng thước đo phổ biến là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một năm hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người trong một năm Một số nước sử dụng các chỉ số khác để xác định mức tăng trưởng kinh tế như: GNP (tổng sản phẩm quốc gia); GNI (tổng thu nhập quốc gia); NNP (sản phẩm quốc gia ròng) hoặc NNI (thu nhập quốc gia ròng) Các chỉ số trên thường được tính trong một năm và đều có thể sử dụng theo tiêu chí bình quân trên đầu người) Bài nghiên cứu này chọn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đo lường
sự tăng trưởng kinh tế
Trang 152.1.1.3 Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Các nhà kinh tế học đã luôn tìm hiểu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Sau nhiều năm, kiến thức về quá trình tăng trưởng đã mở rộng ra rất nhiều nhưng cũng chưa hoàn chỉnh (Economics of Development - Seventh Edition - Dwight H Perkins et al) Có rất nhiều yếu tố có tầm quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên nằm ở trọng tâm của hầu hết các lý thuyết tăng trưởng kinh tế như lý thuyết cổ điển về tăng trưởng kinh tế gồm các nhà kinh tế tiêu biểu Adam Smith, R Malthus, David Ricardo;
Lý thuyết tăng trưởng của trường phái Keynes (Mô hình Harrod-Domar); lý thuyết tân
cổ điển về tăng trưởng kinh tế (Mô hình Solow)…là mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất cơ bản là vốn, lao động và năng suất sử dụng các yếu tố sản xuất đó Trong cuốn
“Economics of Development” (Seventh Edition), Dwight H Perkins et al đã nói rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình cơ bản là:Sự tích lũy các yếu tố sản xuất chính là sự gia tăng quy mô trữ lượng của các yếu tố sản xuất - vốn và lực lượng lao động
Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Vốn ở đây được đặt ra dưới dạng vật chất bao gồm toàn bộ tư liệu: Nhà máy, công xưởng, máy móc thiết bị, đường sá, bến cảng, phương tiện vận chuyển…cũng như khoáng sản, đất đai, dầu mỏ, rừng, đại dương được bao gồm trong định nghĩa rộng của trữ lượng vốn…
Lực lượng lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu Lao động không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn thể hiện ở chất lượng Lao động cần phải được nâng cao có kiến thức, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, trí tuệ …đáp ứng cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao Tổ chức lao động có hiệu quả sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất
Theo Dwight H Perkins (Economics of Development,2012), tăng trưởng năng suất được định nghĩa là sự gia tăng sản lượng tạo ra từ một cỗ máy hay một người lao động
Trang 16trong một khoảng thời gian nhất định Có thể tăng năng suất theo hai cách: Thứ nhất là việc cải thiện hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất Ví dụ, ban đầu có một người lao động chịu trách nhiệm sản xuất một sản phẩm từ công đoạn đầu tiên cho đến công đoạn cuối cùng Nhưng để đạt được năng suất cao hơn có thể bố trí sao cho mỗi người chuyên làm một giai đoạn nhất định thì nhà sản xuất có thể tăng sản lượng Thứ hai là thông qua việc nâng cao công nghệ, những ý tưởng mới, máy móc mới, hay cách tổ chức mới sẽ làm gia tăng sản lượng Một nước có thể phát triển nhanh chóng hơn các nước còn lại nếu họ có thể phát minh ra những công nghệ mới và nhanh chóng đưa vào
áp dụng sản xuất
2.1.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế
2.1.2.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng đưa ra bốn giả thiết với bốn khả năng có thể xảy ra: (i) giả thiết trung lập là không có mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và sản lượng tiêu thụ năng lượng; (ii) giả thiết bảo tồn tức có mối quan hệ một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến tiêu thụ năng lượng; (iii) giả thiết tăng trưởng tức có mối quan hệ một chiều từ tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế
Nhưng thật đáng tiếc là không có cách nào để dự báo được giả thuyết nào trong bốn giả thuyết đó sẽ đúng cho một quốc gia hay một nhóm các quốc gia, nếu không tiến hành phân tích thực nghiệm Thật vậy, kể từ khi năng lượng là yếu tố đầu vào của sản xuất và là hàng hóa tiêu thụ cuối cùng Nhiều nhà nghiên cứu đều mong đợi giả thuyết rằng mối quan hệ một chiều từ tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế sẽ là đặc trưng cho hầu hết các quốc gia Nhưng không có kết luận thích hợp nào được đưa
ra sau đó Tuy nhiên nếu tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế được phân tách ra
Trang 17để nghiên cứu thì mối quan hệ nhân quả giữa chúng sẽ có ý nghĩa hơn Khi đó lý thuyết tân cổ điển có thể dùng để dự báo về mối quan hệ nhân quả đó Ví dụ: việc tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp như một yếu tố đầu vào ( cùng với vốn và lao động) tác động đến đầu ra - sản lượng công nghiệp Các nhà nghiên cứu luôn mong đợi mối quan
hệ tích cực giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế ( Lidde and Lung, 2014)
2.1.2.2 Các nghiên cứu trước
Trong một nghiên cứu, Yoo (2006) kiểm tra quan hệ nhân quả giữa GDP thực tế
và tiêu thụ điện ở Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan trong giai đoạn
1971-2002 Kết quả chỉ ra có một mối quan hệ hai chiều đối với Malaysia và Singapore và một mối quan hệ một chiều cho Indonesia và Thái Lan Nhìn chung, đối với tất cả các quốc gia này đều thể hiện mối quan hệ rằng tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đên sự gia tăng sản lượng điện tiêu thụ Wolde-Rufael (2006) sử dụng chuỗi thời gian của 17 nước châu Phi để kiểm tra các mối quan hệ dài hạn giữa GDP thực tế bình quân đầu người
và mức tiêu thụ điện bình quân đầu người cũng như việc xác định hướng nhân quả của mối quan hệ trong giai đoạn 1971-2001 Tác giả sử dụng phương pháp giới hạn điều kiện hệ mô hình hồi quy kiểm soát sai số (UEMC) nhằm kiểm tra đồng liên kết và sử dụng phương pháp Toda-Yamamoto nhằm kiểm tra chiều của tác động nhân quả của các biến Kết quả được tìm thấy là 9 trong số 17 quốc gia có mối quan hệ giữa GDP thực tế bình quân đầu người và mức tiêu thụ điện bình quân đầu người trong dài hạn Trong đó có 5 quốc gia, mối quan hệ dài hạn giữa chúng cho thấy với tiêu thụ điện bình quân đầu người sẽ gây tác động đến GDP thực tế bình quân đầu người; 4 quốc gia cho thấy sự tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định đến mức tiêu thụ điện bình quân đầu người; 8 quốc gia còn lại, không có mối quan hệ dài hạn nào được tìm thấy Đối với mối quan hệ nhân quả Granger tìm thấy tác động một chiều từ GDP bình quân đầu người đến sản lượng điện tiêu thụ trên 6 quốc gia; từ sản lượng điện tiêu thụ đến GDP
Trang 18bình quân đầu người trên 3 quốc gia; 3 quốc gia khác có mối quan hệ nhân quả hai chiều; các quốc gia còn lại tác giả không tìm thấy mối quan hệ giữa chúng
Squalli (2007) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để ước lượng các mối quan hệ trong dài hạn và chiều hướng của mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1980-2003 Ông sử dụng mô hình tự hồi quy có phân phối trễ (ARDL) để ước tính các mối quan hệ dài hạn và kiểm định Wald kiểm định giả thiết (MWT) để xác định hướng nhân quả của nó Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ dài hạn giữa các biến cho tất cả các nước OPEC Mối quan hệ một chiều đã được tìm thấy trên 6 quốc gia trong các quốc gia OPEC và 5 quốc gia còn lại có mối quan hệ hai chiều mạnh mẽ
Chen et al (2007) ước lượng mối đồng liên kết trong dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa GDP và tiêu thụ điện của 10 nước châu Á đang phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1971-2001 Đây là một trong những nghiên cứu duy nhất sử dụng cả chuỗi thời gian và kỹ thuật dữ liệu bảng cho việc ước lượng các mối quan hệ Cả chuỗi thời gian và dữ liệu bảng đều đã được tiến hành kiểm định tính dừng để đánh giá tính dừng của dữ liệu Kiểm định tính đồng liên kết cũng được tiến hành và đã phát hiện mối quan hệ giữa GDP và mức tiêu thụ điện Kết quả từ dữ liệu chuỗi thời gian cho biết có những mối quan hệ khác nhau ở các quốc gia khác nhau Kết quả từ dữ liệu bảng cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa GDP và mức tiêu thụ điện trong dài hạn; đồng thời cũng cho thấy có mối quan hệ một chiều, tăng trưởng kinh tế tác động đến mức tiêu thụ điện trong ngắn hạng
Narayan và Prasad (2008) đã tiến hành kiểm tra các mối quan hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ điện và GDP thực cho 30 quốc gia OECD Họ sử dụng một phương pháp kiểm định nhân quả với phương pháp Bootstrapped và thấy rằng điệntiêu thụ là nguyên nhân tác động lên GDP thực của Australia, Iceland, Italy, Cộng hòa Slovak,
Trang 19Hàn Quốc, Bồ Đào Nha và Anh Đối với các nước còn lại, không có bằng chứng về mối quan hệ nhân quả được tìm thấy
Narayan et al (2010) nghiên cứu quan hệ nhân quả trong dài hạn giữa tiêu thụ điện và GDP thực trên dữ liệu bảng gồm tổng cộng 93 quốc gia Lần đầu tiên họ sử dụng kiểm định Canning and Pedroni để kiểm định mối quan hệ nhân quả trong dài hạn cho vấn đề tiêu thụ điện năng Họ tìm thấy mối quan hệ nhân quả trong dài hạn cho tất cả các bảng dữ liệu trừ tác động nhân quả 1 chiều GDP đến tiêu thụ năng lượng Có tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa các biến trong tất cả các bảng dữ liệu, ngoại trừ các nước G6, tiêu thụ điện gia tăng nhưng GDP giảm
Acaravci và Ozturk (2010) xem xét mối quan hệ trong dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa mức tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế dưới bộ dữ liệu bảng của
15 quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi Nghiên cứu này là một trong số rất ít các nghiên cứu, cho thấy rằng không thấy bất kỳ mối quan hệ dài hạn giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế, ngụ ý rằng chính sách nhằm giảm mức tiêu thụ điện năng
sẽ không có ảnh hưởng đến GDP thực của các nước này
Ciaretta và Zarraga (2010) sử dụng dữ liệu hàng năm để điều tra mối quan hệ trong dài hạn và mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện và GDP thực bằng dữ liệu bảng của 12 quốc gia châu Âu trong giai đoạn 1970-2007 Và họ đã tìm thấy được mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa năng lượng và GDP và giữa mức tiêu thụ điện năng
và giá năng lượng
Apergis và Payne (2011) nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng của 88 quốc gia phân loại thành bốn bảng dựa trên các xếp hạng thu nhập của Ngân hàng Thế giới (ví dụ, thu nhập cao, trên mức trung bình, trung bình và thấp) trong giai đoạn 1990-2006 Kết quả cho thấy có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa GDP thực, tiêu thụ than, tổng vốn
cố định và lực lượng lao động cho các nước có thu nhập cao, trên trung bình và dưới trung bình Họ cũng tìm thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều ở các nước có thu nhập
Trang 20cao và thu nhập trên mức trung bình trong cả ngắn hạn và dài hạn Họ tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều trong ngắn hạn và hai chiều trong dài hạn ở các nước có mức thu nhập trung bình Và mối quan hệ một chiều - tiêu thụ điện năng càng nhiều sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế ở những nước có thu nhập thấp
Bildirici and Kayikci (2012) nghiên cứu dữ liệu của 11 quốc gia trong cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) trong mô hình tự hồi quy có phân phối trễ (ARDL) và phương pháp FMOLS để kiểm định mối quan hệ nhân quả Tác giả chia dữ liệu bảng của các quốc gia CIS vào ba bảng phụ dựa trên thu nhập và đã tìm thấy mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong tất cả các nhóm nước Ngoài ra, tất cả các nước cũng có mối quan hệ nhân quả một chiều tác động từ sản lượng điện tiêu thụ đến tăng trưởng kinh tế
Cowan et al (2014) nghiên cứu dữ liệu của các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn
Độ, Trung Quốc và Nam Phi) trong giai đoạn 1990 - 2010 và tiến hành phân tích quan
hệ nhân quả bằng dữ liệu bảng Họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng hỗ trợ nào cho các mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế ở Brazil, Ấn
Độ và Trung Quốc Tuy nhiên, ở Nga và Nam Phi lại tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ sản lượng điện tiêu thụ đến tăng trương kinh tế
Wolde-Rufael (2014) sử dụng một phương pháp tương tự và phân tích mối quan
hệ thực nghiệm giữa mức tiêu thụ điện và tăng trưởng kinh tế trong 15 quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi ở giai đoạn 1975-2010 Theo mong đợi, bằng chứng về mối quan hệ nhân quả nhiều chiều đã được tìm thấy
Trang 242.2 Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ điện năng
Điện năng có thể chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác nhau như: nhiệt năng, quang năng, động năng…Theo nghiên cứu của Rosenberg (1998), điện năng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia, cũng như là nhu cầu thiết yếu trong việc nâng cao đời sống xã hội
Đơn vị tiêu chuẩn của năng lượng trong hệ đo lường quốc tế (SI) là joule (J), bằng một watt x giây Năng lượng theo kilowatt-giờ là tích của công suất đo bằng watt và thời gian đo bằng giờ Kilowatt-giờ phổ biến nhất được biết đến như một đơn vị thanh toán năng lượng cung cấp cho người tiêu dùng bằng các thiết bị điện
Kilowatt-giờ thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp phân phối điện cho mục đích thanh toán Tiêu thụ năng lượng hàng tháng của phạm vi một khách hàng tiêu biểu dân cư từ vài trăm đến vài ngàn kilowatt-giờ Megawatt-giờ (MWh), Gigawatt-giờ (GWh), và Terawatt-giờ (TWh) thường được sử dụng cho việc đo số lượng lớn hơn năng lượng điện cho các khách hàng công nghiệp và sản xuất điện Các Terawatt-giờ (TWh) và Petawatt-giờ (PWh) đơn vị này đủ lớn để thế hiện điện hàng năm cho toàn
bộ một quốc gia
2.2.1 Sản xuất điện năng ở khu vực ASEAN
Sản xuất điện năng là quá trình biến đổi các dạng năng lượng khác ( năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối, năng lượng hóa thạch…) sang năng lượng điện Phát triển kinh tế- xã hội luôn đòi hỏi sự tăng trưởng của nhu cầu năng lượng và điện năng trên toàn thế giới nói chung và của khu vực Đông Nam Á nói riêng
Tổng sản lượng điện của khu vực khoảng 685.552 GWh vào năm 2011, tăng đáng
kể từ 286.454 GWh vào năm 2002 với tốc độ tăng trưởng khoảng 10,2% trên năm Trong cơ cấu sản xuất điện năng năm 2011, các nhà máy nhiệt điện khí chiếm ưu thế
Trang 25đóng góp khoảng 299.858 GWh Các nhà máy nhiệt điện than xếp thứ hai, đóng góp khoảng 205.615 GWh Thủy điện được ghi nhận với sự đóng góp vào khoảng 87.325 GWh Và nguồn từ nhà máy nhiệt điện dầu và địa nhiệt điện là 73.436 GWh và 19.315
GWh tương ứng trong năm 2011 (Theo ASEAN Center Energy)
Hình 2.1: Cơ cấu sản xuất điện dựa vào nguồn phát điện của 6 nước ASEAN
(Nguồn: kết quả tính toán từ nghiên cứu- Phụ lục 1 XI )
Theo IEA dự báo, tổng sản lượng điện sản xuất của khu vực Đông Nam Á sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 4,2%/năm và dự báo đạt 1.900 TWh vào năm 2035 Ở cuối giai đoạn dự báo này, tổng điện năng sản xuất của khu vực sẽ bằng tổng của 2 quốc gia phát triển là Nhật Bản và Hàn Quốc Hầu hết các loại năng lượng đều có sự tăng trưởng sản lượng đáng kể ngoại trừ các nhà máy điện chạy dầu (nhiệt điện dầu có mức tăng trưởng âm, chỉ còn đóng góp lớn ở Indonesia, sự lệch pha này đến từ chi phí sản xuất cao, cơ sở hạ tầng cải thiện là động lực thay thế các nhà máy này bởi những nguồn năng lượng khác hiệu quả hơn)
Trang 26Nhiên liệu hóa thạch (than đá, khí thiên nhiên, dầu) vẫn là loại năng lượng chính
để phát điện trong khu vực ASEAN dù tổng cơ cấu sản xuất có sự giảm sút nhẹ (từ 86% năm 2011 xuống còn 78% năm 2035) Tuy nhiên, cơ cấu sản xuất có sự đối lập giữa 2 loại nhiệt điện chính Nếu như đến năm 2035, các tuabin khí chỉ còn đóng góp 28% trong tổng sản lượng điện toàn khu vực thì nhiệt điện than được dự báo sẽ vượt lên nắm chủ đạo với 49% tổng sản lượng Ngoại trừ năng lượng sinh khối với đóng góp không đáng kể vào sản xuất điện, nhiệt điện than có tốc độ tăng trưởng cao hơn bất kỳ loại hình năng lượng nào khác
Hình 2.2: Dự báo sản lượng điện theo nguồn phát điện - Giai đoạn 2011-2035
(Nguồn IEA- Southeast Asia Energy Outlook, FPTS tổng hợp)
Về tổng công suất phát điện, IEA dự báo khu vực Đông Nam Á sẽ tăng đều đặn từ
176 GWh vào năm 2011 lên gần 460 GWh ở năm 2035 Công suất bổ sung cho cả giai đoạn này tương đương với toàn bộ hệ thống điện của Nhật Bản hiện tại, khoảng 300 GWh Tập trung phát triển nhiệt điện than là xu hướng chung của ngành điện khu vực, đóng góp đến 40% tổng công suất bổ sung cho giai đoạn này Nhiệt điện khí (26%) và
Trang 27thủy điện (15%) vẫn sẽ là những nguồn cung cấp điện quan trọng, trong khi cơ cấu các nhà máy chạy dầu sẽ giảm dần do chi phí vận hành cao và sẽ chỉ được giữ lại ở những khu vực biệt lập
2.2.2 Tình hình tiêu thụ điện năng ở khu vực ASEAN
Nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng tăng ở các quốc gia ASEAN Điện tiêu thụ bình quân đầu người của ASEAN là 677,9 kWh/người vào năm 2002 và đã tăng lên đến 1.015,8 kWh/người vào năm 2011 Trong giai đoạn 2002-2011, lượng điện tiêu thụ bình quân đầu người đạt mức tăng trưởng trung bình 4,6% mỗi năm (theo ASEAN Center Energy)
Hình 2.3: Biến động sản lượng điện tiêu thụ bình quân/người của 6 nước ASEAN giai đoạn 1984-2011
(Nguồn: kết quả tính toán từ nghiên cứu)
Điện năng chiếm 52% trong sự gia tăng nhu cầu năng lượng của khu vực Đông Nam Á trong kịch bản chính sách mới (New Policies Scenario), làm nổi bật tầm quan trọng của điện năng trong triển vọng phát triển của ngành năng lượng
Trang 28Sản lượng điện tiêu thụ tăng bình quân 4,2% mỗi năm Trong cơ cấu tiêu thụ điện,
tỷ trọng điện tiêu thụ trong lĩnh vực dân cư tăng rất nhanh và vượt qua lĩnh vực công nghiệp vào cuối kỳ dự báo (Hình 2.4) Việc tiêu thụ điện trong lĩnh vực dân cư ngày càng tăng là do tiêu chuẩn sống cao hơn, thu nhập ngày càng cao, ngày càng đô thị hóa
và mở rộng sự tiếp cận điện
Hình 2.4: Cơ cấu tiêu thụ điện năng
(Nguồn: IEA- Southeast Asia Energy Outlook)
Trang 292.3 Đóng góp của đề tài
2.3.1 Khắc phục những hạn chế của bài nghiên cứu trước
Mở rộng dữ liệu nghiên cứu trên 6 quốc gia ASEAN
Sử dụng dữ liệu bảng thay vì sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian Do dữ liệu bảng
có một số ưu điểm hơn so với dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian:
(i) Dữ liệu bảng liên hệ các quốc gia theo thời gian, nên chắc chắn có tính không đồng nhất trong các đơn vị này Các kỹ thuật ước lượng dựa trên dữ liệu bảng có thể tính đến tính không đồng nhất
(ii) Bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho chúng ta dữ liệu chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, nâng cao được số quan sát của mẫu và phần nào khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến
(iii) Bằng cách nghiên cứu quan sát lặp đi lặp lại của các đơn vị chéo, dữ liệu bảng phù hợp hơn cho việc nghiên cứu động thái thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo này
(iv) Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy
2.3.2 Khắc phục hiện tượng thiếu biến
Xét hai hồi quy sau (1)Yi = β1 + β2X2i + +βKXKi + εi
(2)Yi = β1 + β2X2i + +βKXKi + β(K+1)X(K+1),i+ + β(K+L)X(K+L),i + εi
Với Y, X lần lượt là biến phụ thuộc và biến độc lập, β là các hệ số của các biến
Trang 30Mô hình (1) có các trị thống kê tương ứng có ký hiệu R và mô hình (2) có các trị thống kê tương ứng có ký hiệu U
Có hai trường hợp xảy ra:
x Trường hợp 1: Nếu mô hình (2) là đúng nhưng chúng ta chọn mô hình (1) nghĩa là chúng ta bỏ sót L biến quan trọng (XK+1, XK+L) Hậu quả
là ước lượng các hệ số cho K-1 biến độc lập còn lại bị chệch, mô hình này có tính giải thích kém cho mục tiêu dự báo vào phân tích chính sách
x Trường hợp 2: Nếu mô hình (1) là đúng nhưng chúng ta chọn mô hình (2), nghĩa là chúng ta đưa vào mô hình các biến không liên quan Hậu quả là ước lượng hệ số cho các biến quan trọng vẫn không chệch nhưng không hiệu quả
(Nguồn : Phạm Trí Cao và Vũ Minh Châu, 2006– Kinh Tế Lượng Ứng Dụng )
2.3.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
Lutkepohl (1982) đã chứng minh rằng về mặt lý thuyết và trong thực tế khó hoặc không thể rút ra kết luận về mối quan hệ giữa một vài biến số kinh tế chỉ dựa trên
cơ sở của một loạt mô hình chuỗi thời gian cho các biến này Cấu trúc của các mối quan hệ chỉ có thể tìm được bằng cách kiểm tra tất cả các biến quan trọng trong mô hình Kiểm định nhân quả Grancher trong hệ thống hai biến có thể xảy ra hoặc không xảy ra mối quan hệ nhân quả do đã bỏ sót một số biến quan trọng
Ghosh S (2009) và Odhiambo (2009) nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế bao gồm cả biến việc làm Ghost đã tìm thấy trên dữ liệu của India mối quan hệ một chiều đi từ tăng trưởng kinh tế đến tiêu thụ điện năng Và Odhiambo đã tìm ra mối quan hệ hai chiều giữa hai biến trên dữ liệu của South Africa
Trang 31Salahuddin and Alam (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng internet, sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế Họ đã tìm thấy mối quan hệ một chiều giữa chúng
Iyke (2014) đã nghiên cứu mô hình gồm sản lượng điện tiêu thụ, tăng trưởng kinh tế và lạm phát để tránh sự thiên lệch khi chỉ nghiên cứu mô hình gồm giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế trên dữ liệu của Nigeria.Và tìm thấy giữa chúng có mối quan hệ nhân quả trong cả ngắn hạn và dài hạn
Narayan and Singh (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ điện năng bao gồm cả biến lực lượng lao động ở Fiji Islands giai đoạn 1971–2002 Và cũng tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ tiêu thụ điện đến tăng trưởng kinh tế và từ tiêu thụ điện đến lực lượng lao động
Hiện tượng thiếu biến sẽ gây ra những hậu quả như việc ước lượng các hệ số cho các biến độc lập bị chệch, mô hình ước lượng được có tính giải thích kém cho cả mục tiêu dự báo vào phân tích chính sách Chính vì vậy bài nghiên cứu này ngoài việc kiểm định lại mô hình gồm 2 biến chính Cũng sẽ kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế trong khuôn khổ đa biến bằng cách đưa thêm biến về lao động, việc sử dụng internet và lạm phát vào mô hình
Trang 32CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu
Số liệu các biến của 6 nước ASEAN sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ World Bank trong giai đoạn 1995-2014
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu
3.1.2.1 Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu:
GDPi,t= αi + βi ECi,t + γ NETi,t + η Li,t + ω CPIi,t + εi, t
Với i=1,…,N (N chỉ số ứng với từng quốc gia và t=1, …,T (T là chỉ số thời gian)
GDP: GDP bình quân đầu người (giá cố định $USD năm 2005)
EC: Năng lượng tiêu thụ bình quân đầu người (kWh)
CPI: Tỷ lệ lạm phát hằng năm (%) (đại diện bằng CPI)
NET: Số người sử dụng internet trên 100 người (%)
L: Lực lượng lao động (người)
Các biến này (trừ biến tỷ lệ lạm phát) được lấy Logarit tự nhiên để giảm tính không đồng nhất của dữ liệu
Trang 333.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích mối liên hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ điện năng, dữ liệu bảng sử dụng trong nghiên cứu này được tiến hành thông qua ba bước
Phân tích thông kê mô tả: Với bộ dữ liệu đã tổng hợp được sử dụng phần mềm Stata để phân tích thống kê mô tả xem xét các đặc trưng cơ bản của các biến
Kiểm định tương quan chéo (Cross-section independence) và kiểm định tính dừng dữ liệu bảng
Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư
Kiểm định đồng liên kết trên dữ liệu bảng
Phân tích kết quả hồi quy
Phân tích mối quan hệ VECM Granger các biến
3.2 Khung phân tích kinh tế lượng
3.2.1 Các kiểm định
3.2.1.1 Kiểm định tương quan không gian và kiểm định tính dừng của dữ liệu bảng
a) Kiểm định tương quan không gian
Sử dụng kiểm định LM - Breusch and Pagan (1980) để kiểm tra tương quan không gian trong dữ liệu bảng
b) Kiểm định tính dừng của dữ liệu bảng
Trang 34Tạo cơ sở cho việc phân tích hồi qui liên quan đến các dữ liệu chuỗi thời gian, một giả định ngầm là dữ liệu đó phải dừng Nếu không như vậy thì phương thức kiểm định giả thuyết thông thường dựa trên t, F, các kiểm định khi bình phương và tương tự
có thể trở nên không đáng tin cậy ( Nguồn: Damodar N Gujarati- Basic Econometrics)
Trong bài nghiên cứu này, sử dụng kiểm định Levin–Lin–Chu (2002) để kiểm định tính dừng của dữ liệu Do dữ liệu mẫu với số năm quan sát không quá lớn, không vượt quá 25 năm để trở thành bảng dữ liệu lớn (theo Baltagi, 2008) vấn đề tính dừng trên chuỗi dữ liệu bảng không quá nghiêm trọng Đồng thời, với cỡ mẫu của bài nghiên cứu có T lớn hơn N phù hợp với kiểm định Levin–Lin–Chu (2002)
3.2.1.2 Kiểm định sự đa cộng tuyến
Đa cộng tuyến có nghĩa là sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa một số hoặc tất
cả các biến giải thích trong một mô hình hồi qui (Damodar N Gujarati- Basic Econometrics)
Các hệ quả của đa cộng tuyến:
i Các hàm ước lượng OLS có phương sai và đồng phương sai lớn, gây khó khăn cho việc ước lượng chính xác
ii Vì hệ quả 1, khoảng tin cậy có khuynh hướng rộng hơn nhiều, dẫn đến việc
dễ dàng chấp nhận “giả thiết H0 zero” (zero null-hypothesis) hơn
iii Cũng vì hệ quả 1, tỷ số t của một hoặc nhiều hệ số có khuynh hướng không
Trang 35Trong bài nghiên cứu này, xem xét ma trận tự tương quan và sử dụng nhân tử phóng đại phương sai để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến
3.2.1.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Một trong số các giả thiết quan trọng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là phương sai của từng yếu tố ngẫu nhiên Ui, trong điều kiện đã cho của biến độc lập Xi,
là một số không đổi, bằng σ2 Đây là giả thiết về phương sai không thay đổi scedasticity), hay là khoảng chênh lệch (scedasticity) bằng nhau (homo), tức là, phương sai bằng nhau (Damodar N Gujarati- Basic Econometrics)
(homo-Hiện tượng phương sai sai số thay đổi xảy ra khi giả thiết trên bị vi phạm Khi xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi sẽ ảnh hưởng tới các ước lượng thu được như sau:
Các ước lượng bình phương nhỏ nhất vẫn là ước lượng không chệch nhưng không phải là ước lượng hiệu quả (ước lượng có phương sai nhỏ nhất)
Ước lượng của các phương sai sẽ bị chệch, do đó các kiểm định mức ý nghĩa và khoảng tin cậy dựa theo phân phối T và F không còn đáng tin cậy nữa
Để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi sử dụng kiểm định Modified Wald
- Greene (2000)
3.2.1.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư
Tự tương quan có thể được định nghĩa như là “quan hệ tương quan giữa các thành viên của chuỗi của các quan sát được sắp xếp theo thời gian [như trong dữ liệu chuỗi thời gian] hoặc không gian [như trong dữ liệu chéo]” (Maurince G Kendall và William R Buckland, Từ điển thuật ngữ thống kê, Hafner Publishing Company, NewYork, 1971, trang 8)
Trang 36Khi ước lượng OLS không quan tâm tới sự tự tương quan thì sẽ dẫn đên một số
hệ quả sau đây:
i Các ước lượng không chệch nhưng không hiệu quả (vì phương sai không nhỏ nhất)
ii Các kiểm định về mức ý nghĩa t và F thông thường không còn hiệu lực nữa, và nếu áp dụng thì chúng có khả năng cho ta các kết luận sai lạc một cách nghiêm trọng về mức ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi qui đã ước lượng
Sử dụng kiểm định của Wooldridge (2002) và Drukker (2003) để kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư
3.2.1.5 Kiểm định đồng liên kết trên dữ liệu bảng
Các biến trong chuỗi dữ liệu bảng được kiểm định tính đồng liên kết để xem liệu có mối quan hệ tồn tại giữa các biến trong dài hạn hay không?
Sử dụng kiểm định Kao (1999) để kiểm định đồng liên kết
Kiểm tra chéo lại với kiểm định Fisher (1988, 1999)
3.2.2 Phương pháp hồi quy
Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) là phương pháp được dùng rất phổ biến trong lĩnh vực kinh tế lượng Ưu điểm của phương pháp này không quá phức tạp nhưng hiệu quả Với một số giả thiết ban đầu, phương pháp này sẽ dễ dàng xác định các giá trị ước lượng hiệu quả, không chệch và vững
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về chuỗi dữ liệu thời gian, có nhiều chuỗi vi phạm một hoặc một số giả định của OLS Khi đó, các ước lượng thu được sẽ bị bóp méo, mất tính vững và sẽ là sai lầm nếu sử dụng chúng để phân tích Một trong những dạng vi phạm giả định phổ biến là hiện tượng nội sinh, một trường hợp khi hệ số ước lượng (hoặc biến) tương quan với phần dư
Trang 37Mô hình hồi quy phổ biến trên dữ liệu bảng là hiệu ứng tác động cố định (Fixed effect – FEM), hồi quy dữ liệu bảng hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect – REM) Tuy nhiên FEM và REM không kiểm soát được hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan, cũng như các vấn đề liên quan đến tính chất động của mô hình dữ liệu bảng, dẫn tới việc sử dụng mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Squares) Phương pháp FGLS theo Beck and Katz (1995) là ước lượng không chệch phù hợp trên
cỡ mẫu với T > N, trường hợp cỡ mẫu bài nghiên cứu Theo Damodar N Gujarati, phép biến đổi các biến gốc để các biến đã biến đổi thỏa mãn các giả thiết của mô hình
cổ điển và sau đó áp dụng phương pháp OLS đối với chúng được gọi là phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát Nói ngắn gọn, GLS là OLS đối với các biến đã biến đổi để thỏa mãn các giả thiết bình phương tối thiểu tiêu chuẩn Các ước lượng tính được như vậy được gọi là các ước lượng GLS Sử dụng GLS có thể kiểm soát được các hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan ( Damodar N Gujarati- Basic Econometrics)
Việc nghi ngờ các biến có tác động ngược đến kết quả nghiên cứu gây ra hiện tượng nội sinh Theo kết quả nghiên cứu của Arellano và Bond, phương pháp hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng động là một giải pháp hữu hiệu để ước lượng hồi quy trong mô hình trong trường hợp mô hình vừa có hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan
và nội sinh Phù hợp với điểm mạnh của phương pháp GMM như:
Dữ liệu bảng có T nhỏ, N lớn (rất nhiều quan sát với ít mốc thời gian)
Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến giải thích
Mô hình động với một hoặc hai vế của phương trình có chứa biến trễ
Các biến độc lập không phải là một biến ngoại sinh ngặt (strictly exogenous), nghĩa là chúng có thể tương quan với các phần dư (hiện tại hoặc trước đó) hoặc tồn tại biến nội sinh (endogenous variables) trong mô hình
Trang 38Tồn tại vấn đề phương sai thay đổi hoặc tự tương quan ở các sai số đo lường (idiosyncratic disturbances)
Tồn tại các tác động cố định riêng rẽ (fixed individual effects)
Tồn tại phương sai thay đổi và tự tương quan trong mỗi đối tượng (nhưng không tồn tại giữa các đối tượng)
Chính vì vậy, GMM là phương pháp hiệu quả hơn cả nhưng cũng khá phức tạp GMM được Lars Peter Hansen - giáo sư kinh tế ĐH Chicago – người vừa đoạt giải Nobel kinh tế năm 2013, trình bày lần đầu tiên vào năm 1982 trong bài viết “Large Sample Properties of Generalized Methods of Moments Estimators” (Econometrica, Vol 50, page 1029-1054)
Phương pháp GMM là 1 phương pháp thống kê cho phép kết hợp các dữ liệu kinh tế quan sát được trong các điều kiện moment tổng thể (population moment conditions) để ước lượng các tham số chưa biết của các mô hình kinh tế
Tính chất của phương pháp ước lượng GMM
Khi số lượng mẫu phù hợp giá trị của các hệ số ước lượng được sẽ vững, khi đó giá trị ước lượng được sẽ càng gần với giá trị thực của nó Ước lượng GMM sẽ cho ra các giá trị ước lượng tuân theo phân phối chuẩn, đây là thuộc tính rất quan trọng vì đó
là cơ sở để chúng ta xây dựng giá trị dự đoán ở các độ tin cậy (confidence bands) và thực hiện các kiểm định khác Phương pháp GMM cũng cho ra kết quả là các giá trị ước lượng hiệu quả, nghĩa là giá trị phương sai trong mô hình ước lượng là nhỏ nhất
3.2.3 Kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các biến
Bảng dữ liệu trên mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) theo hai bước của Engle và Granger (1987) được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ động trong ngắn hạn và dài hạn
Trang 39i Bước đầu sử dụng mô hình DOLS (panel dynamic ordinary least square) ước tính các tham số trong phương trình để có được các phần
dư (ECT) tương ứng với độ trễ của từng biến ứng với trạng thái cân bằng trong dài hạn
ii Bước hai sử dụng mô hình GMM trên dữ liệu bảng với cách tiếp cận của Arellano và Bond để ước lượng hệ số và sử dụng kiểm định Wald nhằm xác định mức ý nghĩa của các quan hệ Granger
Trang 40CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích thống kê mô tả
Sau khi thu thập và tính toán dữ liệu, kết quả trình bày theo bảng thống kê mô tả trong bảng 4.1 dưới đây Kết quả chỉ ra phạm vi, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến sử dụng trong nghiên cứu này
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình
Variable Obs Mean Std Dev Min Max
Cỡ mẫu nghiên cứu gồm 120 quan sát là cỡ mẫu lớn trong thống kê Dữ liệu bài nghiên cứu phù hợp thực hiện hồi quy