1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cà mau

87 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Điều này cũng được thể hiện 1 phần trong việc tín dụng của tỉnh luôn tăng trưởng thấp trong suốt 5 năm từ 2011 đến 2015 Thực tế cho thấy, vẫn còn một số khó khăn, thách thức trong việc t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cà Mau “là do bản thân tôi tự nghiên cứu

và thực hiện Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực

Cà Mau, tháng 06 năm 2016

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hiền

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU……….…….…….1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU , CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5

1.2.1Mục tiêu: 5

1.2.2Câu hỏi nghiên cứu 5

1.3 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6

1.3.1Phạm vi nghiên cứu 6

1.3.2Đối tượng nghiên cứu 6

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.6 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU : 7

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ LUẬN 8

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8

2.1.1Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa 8

2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 8

2.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 9

2.1.1.3 Vai trò của DNNVV 11

Trang 5

2.1.2Lý thuyết về tiếp cận tín dụng 12

2.1.3Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 13

2.1.3.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng 13

2.1.3.2.Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 14

2.1.4Ý nghĩa, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 14

2.1.4.1.Ý nghĩa của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 14

2.1.4.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 15

2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DNNVV 16

2.2.1Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 16

2.2.2Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 17

2.2.3Tài sản bảo đảm 17

2.2.4Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 19

2.2.5Tuổi doanh nghiệp 19

2.2.6Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng 20

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY 21

2.3.1Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước 21

2.3.2Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới 23

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 24

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 25

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 25

3.1.1Nghiên cứu định tính 25

3.1.1.1.Thiết kế nghiên cứu định tính 25

3.1.1.2.Kết quả nghiên cứu định tính 26

3.1.2Nghiên cứu định lượng 26

Trang 6

3.2 MẪU NGHIÊN CỨU 27

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 27

3.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 28

3.4.1Vốn chủ sở hữu 28

3.4.2Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 29

3.4.3Tài sản bảo đảm 30

3.4.4Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 31

3.4.5Tuổi doanh nghiệp 32

3.4.6Mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng 33

3.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 34

3.5.1Mô hình nghiên cứu đề xuất 34

3.5.2Mô hình hồi quy Binary Logistic 36

3.6 PHƯƠNG PHÁP ĐƯA BIẾN ĐỘC LẬP VÀO MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC 39

3.7 CÁC KIỂM ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC 39

3.7.1Phân tích tương quan Pearson để kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình 39

3.7.2Kiểm định độ phù hợp của mô hình 400

3.7.3Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số 400

3.7.4Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát 411

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 41

CHƯƠNG4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH 42

4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

4.1.1 Phân tích thống kê mô tả 42

4.1.1.1.Thống kê mô tả thông tin chung về mẫu nghiên cứu 42

4.1.1.2 Thông tin chung về kết quả nghiên cứu 43

Trang 7

4.1.2 Phân tích tương quan: 45

4.1.3 Phân tích hồi quy Logistic : 47

4.1.3.1 Kiểm định Chi Square 48

4.1.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình (Model Summary) 49

4.1.3.3 Kiểm định ý nghĩa hồi quy của các hệ số hồi quy tổng thể Wald Chi- square 500 4.1.3.4 Kết quả kiểm định giả thuyết: 53

4.2 THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CÁC GIẢI PHÁP 577

5.1 KẾT LUẬN 577

5.2 CÁC GỢI Ý GIẢI PHÁP 588

5.2.1 Giải pháp đối với tỷ suất lợi nhuận 58

5.2.2 Giải pháp với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 59

5.2.3 Giải pháp đối với mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng 59

5.2.4 Giải pháp đối với tài sản bảo đảm 60

5.2.5 Giải pháp đối với tuổi doanh nghiệp 61

5.2.6 Giải pháp mang tính bổ trợ đối với DNNVV 622

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 64

Tóm tắt chương 5 644 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC A: PHIẾU THAM VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA (Định tính)

PHỤ LỤC B: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

PHỤ LỤC C: THỐNG KÊ MÔ TẢ

PHỤ LUC D: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN, HỒI QUY

Trang 8

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

NQ Nghị quyết

ROA Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

SXKD Sản xuất kinh doanh

TDN Tuổi doanh nghiệp

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn đầu tư 2

Bảng 1.2 Dư nợ cho vay và huy động vốn của các NHTM 2

Bảng 1.3 Dư nợ cho vay theo quy mô doan nghiệp 3

Bảng 2.1 Phân loại DNNVV theo ngành hoạt động ở Việt Nam 9

Bảng 3.1 Các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng 34

Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu phân theo ngành nghề kinh doanh 42

Bảng 4.2 Cơ câu mẫu theo mục đích sử dụng vốn 43

Bảng 4.3 kết quả khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng củaDNNVV 43

Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến độc lập và phụ thuộc 44

Bảng 4.5 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 45

Bảng 4.6 Kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình 48

Bảng 4.7 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình tổng thể 49

Bảng 4.8 Mức độ dự đoán của mô hình 50

Bảng 4.9 Kiểm định mô hình lần 1 51

Bảng 4.10 Kiểm định mô hình lần 2 51

Bảng 4.11 Mô tả kết quả giả thuyết từ SPSS 51

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

TrangHình 3.1 Mô hình nghiên cứu được đề xuất 36 Hình 4.1 Mô hình đã điều chỉnh chính thức 53

Trang 11

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Ngày nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa ( DNNVV ) ngày càng khẳng định rõ vị thế và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng Loại hình doanh nghiệp này đã phát triển rộng khắp tại tất cả các vùng miền trong cả nước và tham gia vào hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng DNNVV lại là mắt xích yếu và dễ tổn thương nhất khi nền kinh tế có sự biến động do hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn đi vay

Theo khảo sát DNNVV toàn cầu của Ngân hàng Thế giới, dù chiếm số lượng lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào, nhưng DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, mà trong đó, đói vốn luôn là rào cản lớn nhất Ngân hàng thương mại được các doanh nghiệp chọn tiếp cận vốn, song vay vốn từ ngân hàng không hề

dễ dàng

Cà Mau đã triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn thử thách Tuy vậy tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,3 %/ năm

Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tích cực Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh không ngừng cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường

Do ảnh hưởng chung của nền kinh tế quốc tế và trong nước, số lượng doanh nghiệp từng thời điểm cũng có những thay đổi theo Tuy nhiên, DNNVV luôn chiếm tỷ trọng lớn,, chủ yếu phân bổ trên địa bàn thành phố Cà Mau, chiếm đến 62.91% năm 2015, và hơn 50% là ngành thương mại dịch vụ , góp phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội, tạo thu nhập và việc làm cho người lao động

Trang 12

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau

Nói đến DN thì phải nói đến ngân hàng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau

có 30 TCTD và chi nhánh TCTD Trong đó: có 26 chi nhánh NHTM (05 chi nhánh NHTM Nhà nước, 19 chi nhánh NHTM cổ phần, 02 chi nhánh NHTM TNHH MTV), 02 chi nhánh ngân hàng chính sách và 02 quỹ tín dụng nhân dân

Bảng 1.2 : Dư nợ cho vay và huy động vốn của các NHTM

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Cà Mau

- Nguồn huy động vốn của các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh có tăng trưởng qua các năm Tuy nhiên, vẫn không tự cân đối được vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng Do đó các NHTM thường sử dụng vốn từ ngân hàng cấp trên để cho vay

Trang 13

Dư nợ cho vay 21.607 24.396 27.500 28.392 27.759

Dư nợ cho vay

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Cà Mau

Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, trong đó thiếu vốn đang là một trong những vấn đề

“nan giải” nhất, và khó khăn lớn nhất vẫn là việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng Điều này cũng được thể hiện 1 phần trong việc tín dụng của tỉnh luôn tăng trưởng thấp trong suốt 5 năm từ 2011 đến 2015

Thực tế cho thấy, vẫn còn một số khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của DNNVV:

- Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là DNNVV, tiềm lực tài chính yếu, các dự án quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp, khả năng đáp ứng các yêu cầu về tài sản đảm bảo còn hạn chế Điều đó gây nên hệ quả là doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại

- Lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng nghiêm trọng,

do những năm qua chi phí liên tục bị cắt giảm, đầu tư công bị hạn chế,

Trang 14

4

- Thị trường luôn biến động, phần lớn hàng hóa được tiêu thụ nội tỉnh; quy

mô kinh doanh của doanh nghiệp còn theo kiểu truyền thống hộ gia đình, trình độ quản trị doanh nghiệp và áp dụng khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay

Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang đối mặt với tình trạng nợ phải thu lớn, dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh, năng suất giảm, hàng hóa không nơi tiêu thụ… kéo theo hệ lụy là nợ vay ngân hàng càng tăng Chi phí sản xuất tăng Các dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong các khu công nghiệp triển khai chậm, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc

- Mặc dù nợ xấu 2015 có giảm so 2014 , nhưng nợ xấu, nợ dây chuyền giữa các DN đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của DN, việc mua bán, giao thương giữa các

DN chủ yếu bằng tiền vốn “thực” nên DN càng khó khăn hơn khi kinh doanh Mặc

dù mong muốn cơ cấu lại DN, nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển kinh doanh bền vững, nhưng với khả năng tiếp cận vốn khó khăn, dòng tiền yếu, chi phí cao, cùng với nhiều khó khăn và rủi ro kéo dài đã làm DNNVV suy kiệt và chết dần

- Bên cạnh đó, các NHTM đã siết chặt cho vay theo Nghị quyết số

11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội với lãi suất cao và duy trì liên tục trong năm 2012, kèm với việc tín dụng tăng trưởng thấp, thủ tục chặt chẽ hơn đã khiến hầu hết DN vô cùng khó khăn Hầu hết DN không tiếp cận được vốn, dòng tiền chậm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN Nhiều DN phá sản và thua lỗ, khó khăn tiếp tục kéo dài Bên cạnh đó, Thông tư 09/2014/TT-NHNN của NHNN ban hành ngày 18/3/2014 có

xu hướng xiết chặt phân loại nhóm nợ và cơ cấu nợ khiến tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh

hơn, càng khó khăn cho DN có nợ quá hạn cần vay mới

Thực tế này đặt ra bài toán cần những giải pháp căn cơ để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp nhất là trong điều kiện hội nhập thị trường ASEAN

Trang 15

5

Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN

NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÀ MAU ” đã được chọn để nghiên cứu

Qua sưu tầm, tham khảo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, các nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên nhiều khía cạnh khác nhau như về sản phẩm tín dụng, về loại hình tín dụng, về tiếp cận tín dụng, về hiệu quả tín dụng,…các nghiên cứu này ở các điều kiện và khía cạnh khác nhau Đây cũng là nguồn tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu của tác giả

Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa có đề tài nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV, cho thấy đây là một nghiên cứu hoàn toàn mới, không có sự trùng lập

1.2.1 Mục tiêu:

- Xác định các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của của DNNVV tại Cà Mau

- Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố

- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho các DNNVV tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng tại Cà Mau

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Cà Mau trong thời gian qua tiếp cận tín dụng ngân hàng như thế nào?

- Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Cà Mau ?

- Để các DNNVV trên đại bàn Cà Mau có điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng, cần có các gợi ý chính sách nào

Trang 16

6

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Cà Mau

- Phạm vi về thời gian: dữ liệu để thực hiện đề tài được thu thập trong

khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của đề tài là tập

trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Cà Mau và phân tích các yếu tố đó

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV đang hoạt động trên địa bàn Cà Mau

Đối với mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo

của ngân hàng nhà nước tỉnh Cà Mau, số liệu từ Sở Kế Hoạch Đầu tư, cục thuế, tạp chí chuyên ngành để phân tích Phương pháp diễn dịch để trình bày lý thuyết cơ bản

về tín dụng và đặc điểm của DNNVV, các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu, làm cơ sở lý thuyết cho việc xác định các biến nghiên cứu

Đối với mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp sở

kế hoạch đầu tư, ngân hàng nhà nước, hồ sơ vay vốn của các DNNVV tại các ngân hàng thương mại, báo cáo tài chính của DNNVV tại cục thuế tỉnh Cà Mau

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được với sự hỗ trợ của Excell và phần mềm SPSS phiên bản, tác giả phân tích quy nạp, phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy thông qua mô hình kinh tế lượng với mô hình Binary Logistic để kiểm tra các giả thuyết dựa trên mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập Biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu này là khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Cà Mau

Trang 17

7

Đối với mục tiêu 3: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng quan, thống

kê suy luận dựa vào các kết quả đạt được ở các phần trên để đánh giá tình hình tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tại Cà Mau

Với đề tài “ Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của

các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cà Mau ” tác giả kỳ vọng sẽ mang lại các ý nghĩa

thực tiễn cho các DNNVV và NHTM tại Cà Mau như:

Trên cơ sở, tổng quan cơ sở lý luận về DNNVV, về tín dụng ngân hàng đối với DNNVV qua sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giúp cho người đọc thấy được tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

Xuất phát từ những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Cà Mau, tác giả đưa ra gợi ý các chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNNVV, nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phồn thịnh hơn

- Chương 1: giới thiệu nghiên cứu

- Chương 2: tổng quan lý luận

- Chương 3: mô hình nghiên cứu

- Chương 4: kết quả nghiên cứu và phân tích

- Chương 5: kết luận và gợi ý các giải pháp

Trang 18

8

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ LUẬN

2.1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ở nhiều quốc gia khác nhau, tiêu chí xác định doanh nghiệp cũng khác nhau điển hình:

Theo quan niệm của Ngân hàng Thế giới (WB) Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về phương diện vốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó

là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Trong

đó, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động

Theo Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (FASB) định nghĩa DNNVV có khoảng 50 nhân viên và doanh thu hàng năm khoảng 10 triệu euro, thực tế trên dưới

10 nhân viên, không có bộ phận theo dõi tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính

Ở Việt Nam theo Khoản 1 Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm(tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên )

Theo Nghị định trên, DNNVV phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Về mặt pháp lý: phải là cơ sở kinh doanh đã kinh doanh theo quy định của

pháp luật

- Về quy mô: được phân thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo tổng nguồn

vốn

Trang 19

9

- Về vốn đăng ký: phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp

- Về số lượng lao động trung bình hằng năm: phụ thuộc vào quy mô và loại

hình doanh nghiệp

Bảng 2.1 Phân loại DNNVV theo ngành hoạt động ở Việt Nam

Quy mô Khu vực

DN siêu nhỏ

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

I Nông lâm nghiệp

và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

Từ trên 200 người đến

300 người

II.Công nghiệp và

xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10 người đến

200 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

Từ trên 200 người đến

300 người

III.Thương mại và

dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10 người đến

50 người

Từ trên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

Từ trên 50 người đến

100 người

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP)

2.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghiên cứu về mô hình các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới, có thể nêu lên những nét điển hình như sau:

Trang 20

10

- Đặc điểm về hình thức sở hữu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát

triển ở mọi loại hình khác nhau: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN, DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã

- Đặc điểm về vốn: DNNVV khởi sự với vốn đầu tư ban đầu ít, hoạt động

kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân là chủ yếu Việc mở rộng qui mô đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tín dụng không chính thức như: vay, mượn bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tài chính và phi tài chính trong xã hội

- Năng lực quản lý lao động: Phần lớn các DNNVV có quy mô hoạt động

nhỏ, vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, chủ yếu được thành lập dựa trên năng lực, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp Vì vậy, đội ngũ quản lý còn thiếu trình độ, kỹ năng quản lý, sử dụng kinh nghiệm là chủ yếu chưa có đào tạo chuyên môn, và cũng là những người vừa quản lý vừa tham gia sản xuất, phần lớn

họ không qua các lớp đào tạo chính quy, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế nên

họ ít quan tâm đến việc đào tạo nâng cao năng lực của mình

- Đặc điểm về lao động:DNNVV Việt Nam phần lớn sử dụng lao động giản

đơn, trình độ tay nghề chưa cao, đa số là sử dụng lao động hộ gia đình Vì vậy, có thể nói chính các DNNVV cũng là nơi đào tạo nguồn lao động ít tốn kém chi phí

nhất

- Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị: DNNVV lựa chọn kỹ thuật

phù hợp với khả năng về vốn và trình độ lao động, ứng dụng kỹ thuật trong các DNNVV rất đa dạng, phong phú, từ thủ công đến cơ khí hóa, tự động hóa, từ truyền thống đến tiên tiến, hiện đại và họ thường đổi mới công nghệ phù hợp với qui mô của mình Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đổi mới công nghệ, kỹ thuật và tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để các DNNVV tồn tại trên thị trường Tuy nhiên, do không đủ tiềm lực về tài chính nên hạn chế trong việc nghiên cứu, triển khai các

công nghệ mới

Trang 21

11

- Khả năng tiếp cận thị trường kém:Nguyên nhân chủ yếu do các doanh

nghiệp nhỏ và vừa thường là các doanh nghiệp mới thành lập, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing còn hạn chế, chưa có khách hàng truyền thống, thêm vào đó do quy mô nhỏ nên chỉ bó hẹp trong phạm vi địa phương

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, do

đó họ thường sử dụng vốn từ các nguồn như: sử dụng vốn tự có của bản thân doanh nghiệp hoặc mượn người thân, bạn bè hoặc vay mượn bên ngoài Điều này cũng lý giải rằng: quy mô doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực tài chính hạn chế, thiếu tài sản bảo đảm, trình độ quản lý chưa cao, sổ sách chứng từ kế toán không đầy đủ rõ ràng, chưa có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, mối quan hệ xã hội còn yếu và đặc biệt là chưa có uy tín trên thị trường

- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế

- Làm cho nền kinh tế năng động hơn, do có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh hoạt động, nhanh thích ứng với những biến động của môi trường kinh doanh

- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng

- Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như DN lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương

Trang 22

12

2.1.2 Lý thuyết về tiếp cận tín dụng

Trong quan hệ tín dụng, có hai đối tượng tham gia là người vay và người cho vay Người vay sử dụng tiền vay trong điều kiện không gian và thời gian nhất định, đồng thời bị chi phối bởi các yếu tố khách quan hay chủ quan

Mặt khác, vốn tín dụng là một nguồn tài nguyên khan hiếm và khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người vay phụ thuộc vào cách đánh giá rủi ro của người cho vay Việc tiếp cận tín dụng được bắt đầu với lý thuyết cầu tín dụng của một cá nhân hoặc doanh nghiệp với mong muốn tối đa hóa hữu dụng kỳ vọng của họ từ việc vay tiền của các nhà cung cấp tín dụng

Theo Stiglitz và Weiss (1981) cho thấy lý thuyết cung cầu tín dụng dựa vào lãi suất không thể giải thích khả năng tiếp cận vốn của người đi vay do quyết định cung tín dụng không được điều chỉnh bởi lãi suất trên thị trường trong khi quyết định cho vay phụ thuộc vào cách mà người cho vay lựa chọn người đi vay dựa trên thông tin của người đi vay Theo Stiglitz và Weiss (1981) nghiên cứu tín dụng phân phối tại thị trường với thông tin không hoàn hảo kết quả nghiên cứu cho thấy các tổ chức tín dụng biết được tâm lý đi vay nhằm chia sẽ rủi ro của doanh nghiệp, nhưng

do thông tin không hoàn hảo nên các tổ chức tín dụng không biết được chính xác mức độ rủi ro của doanh nghiệp như chính bản thân doanh nghiệp Họ cho rằng hạn chế tín dụng xuất phát từ hai loại thông tin bất đối xứng: lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức Thông tin bất cân xứng trong hợp đồng cho vay làm cho người cho vay không thể phân biệt mức độ rủi ro giữa người đi vay ít rủi ro và người đi vay nhiều rủi ro, và mức độ cố gắng hoàn trả nợ vay của người đi vay Vấn đề lựa chọn bất lợi phát sinh trong quá trình lựa chọn người đi vay, trong đó việc phân biệt giữa người

đi vay ít rủi ro và người đi vay nhiều rủi ro được phản ánh trong lãi suất Rủi ro đạo đức liên quan đến việc giám sát và thực thi cơ chế cho vay, cụ thể là khả năng người đi vay không nổ lực hoàn trả nợ sau khi nhận được khoản vay vì họ biết người cho vay phải gánh chịu một phần rủi ro Nói chung, người cho vay quyết định cấp tín dụng và cấp bao nhiêu dựa trên một tập hợp các thông tin mà họ có được từ người đi vay Điều đó có nghĩa là không phải tất cả người đi vay sẽ nhận được các

Trang 23

Với lý thuyết sàn lọc tín dụng giải thích tại sao một số người được vay trong khi số khác lại không được vay Do đó, khách hàng vay phải đối mặt với sàn lọc tín dụng bất kể khả năng trả nợ của họ (Armendariz de Aghion & Morduch, 2005) Nói cách khác, dòng chảy tín dụng không chỉ đơn giản tuân theo lý thuyết cung cầu, nó

là một quá trình cân nhắc trong đó cá nhân hoặc doanh nghiệp nộp đơn xin vay sau

đó người cho vay xác định số tiền cho vay dựa trên các cách đánh giá của người cho vay đối với người đi vay

Tóm lại, dòng chảy tín dụng phụ thuộc vào cấu trúc thị trường và tính chất

của thông tin bất cân xứng Như vậy, tiếp cận tín dụng là đề cập đến khả năng rằng các cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tiếp cận tài chính dịch vụ, bao gồm tín dụng, tiền gửi, thanh toán, bảo hiểm và các dịch vụ rủi ro khác Hay nói cách khác, khả năng tiếp cận tín dụng là một xác xuất mà người đi vay có khả năng nhận được hoặc không nhận được các khoản tiền tín dụng

2.1.3 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng

2.1.3.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vừa là bên đi vay vừa là bên cho vay Bên cho vay chuyển giao tạm thời quyền sử dụng tài sản cho bên đi vay trong thời gian thỏa thuận, bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả vô điều kiện đầy đủ vốn và lãi cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán

Trang 24

14

2.1.3.2.Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Về đối tượng dùng để cấp tín dụng: được thực hiện chủ yếu dưới hình thức tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ Cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân

Chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng: trong quan hệ tín dụng ngân hàng, người đi vay là các tổ chức kinh tế-xã hội, các cá nhân; người cho vay là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng

Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa Có những trường hợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hóa không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hóa bị thu hẹp nhưng cầu tín dụng vẫn tăng Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, hàng hóa lưu thông mạnh nhưng cung tín dụng lại không đáp ứng kịp

Tín dụng ngân hàng có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu vốn của các chủ thể trong nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú: có thể cho vay ngắn, trung và dài hạn Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, nên có thể cho nhiều đối tượng khách hàng vay

2.1.4 Ý nghĩa, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

2.1.4.1.Ý nghĩa của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu này sang người sử dụng trong một khoảng thời

Trang 25

Thông qua tín dụng mà ngân hàng có thể đa dạng hóa được danh mục tài sản

có, giảm thiểu rủi ro, mở rộng các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ,…

2.1.4.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm hơn 98% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đóng góp vào mức tăng trưởng GDP, tạo việc làm và các vấn

đề xã hội Do vậy, sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp này là một điều tất yếu khách quan Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp lớn, DNNVV có nhiều đặc điểm khác biệt, sự khác biệt này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này vẫn sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiết hụt vốn cũng như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình

Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng rất cần thiết cho tất cả các thành phần kinh

tế cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Trong quá trình hoạt động do đặc điểm luân chuyển vốn trong quá trình kinh doanh luôn tạo ra sự không ăn khớp về thời gian và quy mô giữ nhu cầu vốn và khả năng tài trợ nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn, nguồn vốn tín dụng ngắn hạn giúp cho các đơn vị vay giải quyết các vấn đề cung ứng vốn lưu động để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục

Tín dụng ngân hàng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là các DNNVV Thông qua việc cho các doanh nghiệp

Trang 26

16

vay vốn, tín dụng ngân hàng đã giúp các doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho việc cũng cố, phát triển các quan hệ sản xuất mới

Tín dụng ngân hàng như một công cụ để thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời phát huy vai trò kiểm soát bằng đồng tiền của nó gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các thành phần kinh tế

Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNNVV được hoạt động liên tục Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn thay đổi mẫu mã mặt hàng, cải tiến kỹ thuật, máy móc thiết bị, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, thúc đẩy sự ra đời của các ngành sản xuất mới, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới Từ đó, góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục

Tín dụng ngân hàng còn hỗ trợ vốn cho các DNNVV ở nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp tiến hành cơ giới hóa, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi,…sản xuất tập trung các sản phẩm có chất lượng cao, có lợi thế trong xuất khẩu

Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ rất cần thiết cho doanh nghiệp phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đây cũng là nguồn tài nguyên không thể thiếu đối với các DNNVV, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, tín dụng ngân hàng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết của doanh nghiệp để họ tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DNNVV

2.2.1 Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần

Trang 27

17

Vốn chủ sở hữu được hình thành từ nguồn vốn tự có của chủ sở hữu và từ lợi nhuận giữ lại trong quá trình sản xuất kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì bất kỳ hoạt động kinh doanh hay đầu

tư nào cũng cần phải có vốn, nhưng muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải kết hợp hài hòa các nguồn vốn với nhau Khi thẩm định cho vay các ngân hàng thường xem xét đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Hơn nửa, các ngân hàng cũng chỉ cấp tín dụng với một mức nhất định và không dự án hay phương án kinh doanh nào được tài trợ toàn bộ bằng vốn vay

2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

Khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau đó mới quyết định cho hay không cho vay, thông qua các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, hàng tồn kho, khả năng thanh toán,…(Ricardo N Bebczuk, 2004) Trong nghiên cứu của Mac An Bhaird et al, (2010) đã cho rằng các tổ chức tài chính thường nhấn mạnh đến ROA để xem xét cho vay Về cơ bản các chỉ số tài chính đo lường số lợi nhuận thu được từ mỗi giá trị tài sản của doanh nghiệp Nó đánh giá năng lực của các doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận Cooke và Uchida (2004) cho rằng ROA được sử dụng để đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp ROA cung cấp thông tin về lợi nhuận tạo ra theo từng đơn vị tài sản của doanh nghiệp (Petersen và Shoeman, 2008)

2.2.3 Tài sản bảo đảm

Theo Gitman (2003) định nghĩa tài sản thế chấp là tài sản được cam kết giữa người vay và người cho vay để bảo đảm cho khả năng thanh toán nợ Vì vậy, tài sản

có thể làm tăng khả năng thanh lý doanh nghiệp cải thiện việc bảo lãnh trả nợ, giảm rủi ro cho con nợ (Harris và Raviv, 1991)

Theo lý thuyết đánh đổi của Kraus & Litzenberger ( 1973) , doanh nghiệp có tài sản cố định hữu hình cao sẽ làm giảm chi phí liên quan thông qua việc sử dụng tài sản cố định hữu hình và dễ dàng sử dụng nó làm vật thế chấp trong khi đi vay nợ, do đó các DN có giá trị tài sản cố định lớn thường vay nợ

Trang 28

Theo Coco (2000) tài sản thế chấp có thể giải quyết vấn đề bắt nguồn từ sự bất đối xứng trong xác định giá trị dự án, sự không chắc chắn về chất lượng của các

dự án và mức độ rủi ro của khách hàng vay, và các vấn đề liên quan đến các chi phí giám sát hoặc giám sát hành vi của khách hàng vay Tài sản thế chấp cũng chỉ ra rằng tài sản thế chấp giúp giảm thiểu sự mất cân đối thông tin và vấn đề rủi ro đạo đức giữa ngân hàng và doanh nghiệp Tài sản thế chấp có thể thuộc quyền sở hữu của các chủ nợ trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ, do đó nâng cao khả năng bảo vệ cho chủ nợ

Stiglitz và Weiss (1981) giá trị tài sản bảo đảm cũng có thể làm giảm nguy

cơ và tăng lợi nhuận cho ngân hàng Ricardo Politi cho rằng những khó khăn trong việc mở rộng việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ chủ yếu là do chi phí, tài sản thế chấp, phụ thuộc và những khó khăn về thông tin bất đối xứng

Hơn nữa, khi doanh nghiệp sỡ hữu nhiều tài sản cố định hữu hình khi phị phá sản tổn thất sẽ ít hơn các doanh nghiệp sở hữu nhiều tài sản vô hình các nghiên cứu

Trang 29

19

điển hình như: De Jong et al (2008); Daskalakis và Psillaki (2009); Bevan và Danbolt (2004) Với thị trường tiền tệ và thị trường vốn thiếu thông tin và chất lượng thông tin thiếu minh bạch như Việt Nam hiện nay, vấn đề thông tin bất cân xứng càng trở nên rõ rệt hơn nên yêu cầu tài sản bảo đảm gần như là điều kiện bắt buộc cho các DNNVV tìm kiếm các khoản tín dụng ngân hàng DNNVV sở hữu tài sản cố định hữu hình có giá trị cao làm tài sản bảo đảm sẽ dẽ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn

2.2.4 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Theo lý thuyết đánh đổi (The trade – off theory) của Kraus & Litzenberger ( 1973) hay còn được gọi là “lý thuyết đánh đổi của đòn bẫy tài chính” Theo lý thuyết này các doanh nghiệp nên giữ tỷ lệ nợ vay đúng mức nhằm cân bằng giữa lợi ích và chi phí nợ Trong điều kiện có thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp

sẽ đánh đổi lợi ích thuế từ việc tài trợ bằng nợ vay Vì lãi vay là khoản chi phí được khấu trừ vào khoản thu nhập chịu thuế, việc sử dụng nợ tạo nên một khoản lợi ích hay nói cách khác là tạo nên tấm lá chắn thuế Tấm chắn này được tính bằng tích số giữa thuế suất thuế biên tế và lãi vay Tấm chắn thuế thu hút các doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều đến mức có thể Theo lý thuyết đánh đổi các doanh nghiệp khác nhau thì có tỷ lệ nợ khác nhau

2.2.5 Tuổi doanh nghiệp

Các nhà kinh tế khác cũng cho rằng các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dài có thể tích tụ được nhiều vốn tự có để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình Theo Petrunia (2007) các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu có kinh nghiệm, có kiến thức sâu sắc về thị trường, có lực lượng vững chắc bởi lực lượng khách hàng hùng hậu và các nhà cung cấp truyền thống, có tiềm lực mạnh Mặt khác, khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp, các ngân hàng thường xem xét đến các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm trong ngành (Edmore Mahembe, 2011)

Trang 30

20

Khi nói đến tuổi tác của các công ty, những công ty càng có tuổi sẽ có xu hướng để có thể tiếp cận nhiều hơn với tín dụng, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp (Chandler, 2009; Biais và Gollier, 1994; Burkart và Ellingsen, 2004 Berger và Udell, 1995; Abor và Biekpe, 2009; Voordeckers et al, 2006: Colluzi et al 2009)

2.2.6 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng

Mối quan hệ lâu dài giữa người cho vay và người đi vay được cho là giúp giảm bớt các vấn đề thông tin bất đối xứng (Frame et al, 2001; Binks và Ennew, 1997) Ngoài ra, một mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng vay tạo

ra sự tin tưởng mà giảm nhẹ các vấn đề về đạo đức Petersen và Rajan (1994) nhấn mạnh rằng mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng sẽ giúp tăng cường dòng chảy tín dụng DNNVV và giảm lãi suất cho các doanh nghiệp

Vigneron (2005) đã xem xét cách các ngân hàng khắc phục những vấn đề thông tin bất đối xứng thông qua sự phát triển của mối quan hệ đặc biệt giữ người cho vay với người đi vay Tác giả đã chỉ ra rằng tài sản đảm bảo là không hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ và không có ảnh hưởng trên khả năng tiếp cận tín dụng Chỉ có quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng vay mới quan trọng Công ty có xu hướng giảm thông tin bất đối xứng và tăng khả năng tiếp cận tín dụng

Mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tiếp cận vốn (Hongjiang Zhao, 2006) Các DN có mối quan hệ gần gũi với ngân hàng sẽ có điều kiện tiếp cận với vốn ngân hàng (Diamond, 1989; Boot Thakor, 1991; Uzzi, 1999; Scholtens, 1999; Cole, 1998; Berger và Udell, 1995; Petersen và Rajan, 1994; Fama, 1980) Mặt khác, quá trình phê duyệt khoản vay sẽ rút ngắn hơn giảm cân xứng thông tin và điều này mang lại lợi ích cho khách hàng vay (Behr, Patrick; Entzian, Annekathrin, 2011) Lợi thế thường tăng bởi mối quan

hệ lâu đời giữa khách hàng và ngân hàng chính khi doanh nghiệp có thể tiếp cận với các khoản tín dụng ưu đãi của ngân hàng không còn được đảm bảo

Trang 31

21

2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành (2008) nghiên cứu khả năng tiếp cận các

nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã chỉ ra rằng nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại qua các kết quả điều tra là do giá trị tài sản đảm bảo (thế chấp) của các DNNVV thấp, thứ đến là hạn chế của chủ DNNVV trong mối “quan hệ nghiệp vụ” và “quan hệ xã hội” với ngân hàng Kết quả phỏng vấn sâu một số ngân hàng thương mại cho thấy, nguyên nhân các DNNVV khó vay vốn ngân hàng là ngoài giá trị tài sản đảm bảo thấp, còn liên quan đến một khái niệm là “quan hệ nghiệp vụ” bị hạn chế Điều này

lý giải rằng khi làm dự án vay vốn, các chủ doanh nghiệp của các DNNVV thiếu các thông tin minh bạch về báo cáo tài chính cần thiết làm cho cán bộ tín dụng của ngân hàng thiếu tin tưởng vào người vay vốn Mặt khác, số liệu khảo sát doanh nghiệp cũng cho thấy về xây dựng “mối quan hệ xã hội” thông qua “mức độ quen biết”, hay thiết lập mối quan hệ đối tác giữa các DNNVV và các ngân hàng là thấp

Nghiên cứu của Hà Diệu Thương và Nguyễn Thu Ngà (2014) nghiên cứu khả

năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế với mô hình phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) và mô hình hồi quy Binary Logistic đã chỉ ra rằng 7 nhân tố thuộc nhóm chỉ tiêu tài chính

và nhóm chỉ tiêu phi tài chính ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV như (1) năng lực DN, (2) phương án kinh doanh, (3) bối cảnh kinh tế, (4) tỷ số nợ/VSCH, (5) hệ số thanh toán nhanh, (6) nợ quá hạn, (7) hiệu quả sử dụng tài sản

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua mô hình hồi quy Logistic đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ là: (1) tuổi của doanh nghiệp, (2) trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, (3) quy mô doanh nghiệp, (4) tốc độ tăng doanh thu, (5)

Trang 32

22

các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp Trong đó, nhân tố các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của DNNVV

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà và cộng sự (2013) đã phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Thông qua 120 doanh nghiệp và 10 ngân hàng thương mại tại Tỉnh Trà Vinh với phân tích hồi quy Binary Logistic đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNVVN như: (1) uy tín doanh nghiệp, (2) tài sản đảm bảo, (3) tính minh bạch của báo cáo tài chính, (4) năng lực quản lý, (5) khả năng lập phương án kinh doanh, (6) chính sách cho vay, (7) lãi suất, trong đó uy tín doanh nghiệp là nhân tố quyết định mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại Trà Vinh

Nghiên cứu của Võ Thành Danh (2007) nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín

dụng ngân hàng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Bài viết này nhằm đánh giá tình hình cung tín dụng và cầu tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Đối với cung tín dụng kết quả cho thấy rằng để xét một khoản tín dụng các ngân hàng thương mại thường căn cứ vào thông tin tài chính hơn là thông tin về quản trị, hoạt động, mục đích vay, phương án sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Kết quả phân biệt cho thấy rằng các tỷ số tài chính: nợ trên tổng tài sản, doanh thu trên tổng tài sản và tổng nợ vay là các yếu tố quan trọng đến mức độ tín nhiệm cho các ngân hàng thương mại Ngoài ra, phân tích hồi quy cũng cho thấy loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, khả năng thanh toán, tổng vốn tự có và mức độ tín nhiệm là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến

số tiền được vay Các công ty tư nhân thường được vay ít hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác Đối với cầu tín dụng, kết quả phân tích phân biệt cho thấy các chỉ tiêu tài chính như: tổng tài sản, lãi suất và khả năng tiếp cận với các nguồn vốn khác ngoài tín dụng ngân hàng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu tín dụng

Trang 33

23

Dao, H.T.T và cộng sự, (2014) nghiên cứu khẳng định rằng những khó khăn

trong khả năng tiếp cận với nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu này khám phá yếu tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV Cả hai phương pháp định tính và định lượng được áp dụng Trong đó, mô hình Logit được sử dụng để điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của 756 doanh nghiệp nhỏ và một bảng câu hỏi bán cấu trúc được sử dụng đẻ tìm ra nguyên nhân gây thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp nhỏ và các ngân hàng ở Tỉnh Bến Tre Kết quả thể hiện rằng giáo dục của các nhà quản lý, tài sản bảo đảm, giá trị tài sản của các tập đoàn, các khoản vay của các tập đoàn từ Ngân hàng Chính sách

xã hội Việt Nam, khoảng cách tới các tổ chức tín dụng và địa điểm trụ sở chính của tập đoàn ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các DNNVV

Nghiên cứu của Võ Trí Thành và công sự, (2011) đã sử dụng 169 quan sát

thu thập từ cuộc khảo sát các DNNVV, áp dụng mô hình Logistic Binary để đo lường khả năng tiếp cận vốn chính thức của DNNVV Kết quả hồi quy cho thấy tình trạng pháp lý, thời gian hoạt động, khả năng của doanh nghiệp và chu kỳ tăng trưởng là những nhân tố có ảnh hưởng rõ ràng tới việc được chấp thuận vốn vay của DNNVV

2.3.2 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới

Trên thế giới, đã có nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề mà đề tài quan tâm Mỗi một mô hình nghiên cứu đều có những điểm riêng, do hạn chế về điều kiện nên tác giả chỉ tiếp cận được một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín Nghiên cứu của luận văn này xin giới thiệu một số công trình nghiên cứu sau đây:

Công trình nghiên cứu của tác giả Ricardo N Bebczuk (2004): thông qua

việc khảo sát 140 DNNVV ở Argentina, phân tích dữ liệu bằng phương pháp phân tích hồi quy Logit với biến phụ thuộc là biến nhị phân đã chỉ ra rằng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi các nhân tố sau: (1) tuổi DN, (2) ROA, (3) độ thanh khoản, (4) doanh thu, (5) tài sản cố định/ tài sản, (6) nợ/tổng tài sản

Trang 34

24

Công trình nghiên cứu của Gamage Pandula (2011) nghiên cứu khả năng

tiếp cận tài chính ngân hàng của thông qua mẫu khảo sát 557 DN tại Sri Lanka thông qua các yếu tố như: quy mô DN, tuổi DN, loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, báo cáo tài chính, tài sản hữu hình, doanh thu, trình độ giáo dục của chủ DN, kinh nghiệm quản lý và mối quan hệ với hiệp hội

Công trình nghiên cứu của Alex Reuben Kira (2013) nghiên cứu này sử dụng

1933 các doanh nghiệp nằm trong 5 quốc gia có nền kinh tế Đông Phi Tác giả tiến hành phân tích các dữ liệu bằng cách chạy mô hình probit và mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố làm trở ngại tài chính của các công ty như: tuổi doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn tác giả đã đề cập về cơ sở lý thuyết về các vấn đề cần nghiên cứu như: Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa Tổng quan về tín dụng ngân hàng Ý nghĩa, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV

Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra một số mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghi trong và ngoài nước Đây là cở sở để tác giả đi vào nghiên cứu chương 3

Trang 35

25

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương này phác thảo thiết kế nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng, mẫu nghiên cứu Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Cà Mau

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1.1 Nghiên cứu định tính

3.1.1.1.Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện trên cơ sở các nghiên cứu Edmore

Mahembe (2011), Ricardo N Bebczuk (2004), Hongjiang Zhao(2006), Gamage Pandula (2011), Tabeb Ahmad (2005), Nguyễn Quốc Nghi (2012),… và các tài liệu

có liên quan về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV, bên cạnh đó tác giả đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia kinh tế và các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để thiết lập và điều chỉnh bảng câu hỏi

sử dụng cho nghiên cứu định lượng

Dàn bài thảo luận (Phụ lục A) gồm có :

- Giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu

- Các câu hỏi mở nhằm thu thập các ý kiến để làm cơ sở cho phần thảo luận Mục đích của nghiên cứu định tính là dùng để tìm ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV qua đó đưa vào

mô hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi Tuy nhiên mỗi thị trường, địa bàn, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế có những đặc thù riêng Do đó, nghiên cứu

sơ bộ thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung thêm các biến cho phù hợp Theo đó, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm chuyên đề với các chuyên gia trong ngành ngân hàng, các lãnh đạo phòng

Bước đầu tiên: thảo luận với các chuyên gia, là những nhà quản lý có kinh

nghiệm lâu năm, có trình độ chuyên môn bằng một số câu hỏi mở nhằm tìm ra các

Trang 36

26

yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Cà Mau Sau đó, tác giả giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV được tác giả đề xuất trong chương 2 (mục 2.2) để nhóm thảo luận và cho ý kiến Cuối cùng, tổng hợp được hơn 2/3 ý kiến trong nhóm đồng tình

Bước tiếp theo: tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp với 10 khách hàng

DNNVV đang vay vốn tại các ngân hàng nhằm điều chỉnh các biến quan sát dùng

để phân tích

3.1.1.2.Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả thảo luận hơn 2/3 thành viên trong nhóm đồng tình với các yếu tố dự kiến xây dựng trong mô hình là Vốn chủ sở hữu (VCSH), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tài sản bản đảm (TSBD), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TN_TTS), tuổi doanh nghiệp (TDN), mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng(MQH) và các yếu tố này được giữ nguyên, không thay đổi

Kết quả phỏng vấn thử đã cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng là đầy đủ và cần thiết

3.1.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm tra các yếu tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Cà Mau Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành lập phiếu thu thập thông tin từ các DNNVV tại Cà Mau (phụ lục B)

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là tiến hành kiểm tra lại mô hình, các giả thuyết để từ đó tác giả đưa ra các gợi ý chính sách cho các DNNVV nhằm nâng cao hơn nửa khả năng tiếp vốn tín dụng ngân hàng hơn

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng mô hình hồi quy Binary Logistic thông qua phần mềm SPSS

Trang 37

27

Phương pháp chọn mẫu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích:

Theo nghiên cứu của Allergol IM &Munopathol (2011), kích thước mẫu tối

thiểu trong mô hình hồi quy Binary Logistic là (10x(k+1) quan sát, với k là số biến độc lập trong mô hình Mô hình đang nghiên cứu của đề tài có 6 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 70 quan sát

Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006), để xác định kích thước mẫu

cho nghiên cứu Theo của Hair và cộng sự (2006) yêu cầu tối thiểu quy mô mẫu phải có ít nhất 5 lần mỗi biến Tổng biến trong đề tài có 6 biến quan sát, tương đương với kích thước mẫu tối thiểu bằng 5* 6 = 30 quan sát

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số quan sát tối thiểu

phải bằng 5 lần số biến quan sát trong phân tích nhân tố cho mỗi dự báo, theo cách này đề tài có 6 biến quan sát, số mẫu tối thiểu bằng 5 *6 =30 quan sát

Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện, thời gian và chi phí nên tác giả chọn 230 DNNVV để khảo sát Việc xem xét kích thước mẫu trong mô hình hồi quy Binary Logistic cũng cần phải xem xét tới kích thước của mỗi phạm trù Kích thước mẫu của mỗi phạm trù phải lớn hơn số biến độc lập

Để phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng các phương pháp chuyên gia, phân tích thống kê, và mô hình kinh tế lượng

- Phương pháp chuyên gia : Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích

định tính:

Thảo luận chuyên gia để xác định vấn đề nghiên cứu, hình thành các thang

đo, bảng thu thập dữ liệu

Trang 38

28

Khi có kết quả phân tích định lượng, tác giả cùng chuyên gia thảo luận về các kết quả nghiên cứu có được, nhằm giúp nâng cao tính khả thi cho các gợi ý chính sách ở chương 5

- Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng phương pháp này là dùng để

mô tả đặc điểm của đối tượng DNNVV được khảo sát

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu định tính Các chỉ số thống kê mô tả như:

Giá trị trung bình mẫu (mean): là một đại lượng mô tả thống kê, được tính bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát

Số trung vị (Median): là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã được sắp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần Số trung vị chia dãy số làm hai phần, mỗi phần

Độ lệch chuẩn (Std Deviation): là đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức

độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số

Câu hỏi nghiên cứu: “ Các yếu tố nào tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín

dụng ngân hàng của các DNNVV tại Cà Mau “

3.4.1 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chỉ tiêu quan trọng để ngân hàng đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sẽ

Trang 39

29

thua lỗ bao nhiêu thì bị phá sản Doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả thì phải cân đối hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng Mặt khác, ngân hàng cũng sẽ cung cấp tín dụng với một tỷ lệ nhất định so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án càng cao thì ngân hàng càng tin tưởng hơn khi cho cấp tín dụng

Giả thuyết H1: Các DNNVV có VCSH càng cao thì việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (+)

3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Đây là tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân, thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được và tổng tài sản bình quân, phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý tài sản và tạo ra lợi nhuận Khi tỷ số này càng cao, tài sản được sử dụng càng hiệu quả doanh nghiệp có đủ nguồn lực để hoàn trả các khoản vay khi đến hạn ROA là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, một ngành hoặc một loại hình kinh tế, qua đó đánh giá chất lượng, sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là căn cứ để các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định phù hợp với thực tiễn Khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp sau đó mới quyết định cho hay không cho vay (Mac An Bhaird et al, 2010;

Ricardo N Bebczuk, 2004)

ROA được đo lường bằng tỷ lệ % giữa lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Lợi nhuận ròng

= 100% x Tổng tài sản ROA

Giả thuyết H2: Các DNNVV có ROA càng cao thì DN càng có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn (+)

Trang 40

30

3.4.3 Tài sản bảo đảm

Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động tín dụng

là sự lựa chọn đối nghịch trong trường hợp khách hàng vay không trả được nợ Chính vì thế các ngân hàng thường yêu cầu người vay phải cung cấp tài sản bảo đảm cho khoản vay, từ đó giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho ngân hàng trong điều kiện người vay không trả được nợ Mặt khác, giúp cho người vay có ý thức hơn trong việc thực hiện nghiêm túc những điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng

Việc đánh giá tài sản bảo đảm cho khoản vay (bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản thế chấp, năng lực pháp lý của người thế chấp tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,…) là rất cần thiết trong tình hình hiện nay Mặt khác, hoạt động cho vay vẫn vấp phải nhiều rủi ro, nếu lượng tiền của doanh nghiệp không đủ trả nợ, ngân hàng vẫn được đảm bảo thu nợ bằng nguồn khác Nếu doanh nghiệp không trả được nợ, ngân hàng sẽ thu hồi nợ và thanh lý tài sản đảm bảo Tài sản bảo đảm phục vụ như một phương sách cuối cùng để thu hồi nợ vay Đối với tài sản có giá trị và có tính thanh khoản cao là một lợi thế trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây cho rằng ngân hàng sẽ cho vay phụ thuộc vào tài sản bảo đảm và họ cho rằng các yếu tố khác không thay đổi thì các doanh nghiệp có tài sản phi vật thể sẽ vay ít hơn các doanh nghiệp có tài sản hữu hình Trong đó, các tài sản này như giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, máy móc, nhà xưởng, tài sản cá nhân, tỷ lệ đất và tòa nhà với tổng tài sản, tỷ lệ máy móc

thiết bị với tổng tài sản và tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản (Ricardo N Bebczuk,

2004; Okurut, 2006; Berger và Udell, 1998; Gamage Pandula, 2011)

Tài sản bảo đảm đảm được đo lường bằng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản của doanh nghiệp

Tài sản cố định hữu hình

= 100 % x

Tổng tài sản Tài sản bảo đảm

Ngày đăng: 13/03/2017, 17:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w