Tuy không tự nhận mình là nhà văn nhưng với số lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó có không ít những tác phẩm xuất sắc Phan Bội Châu xứng đáng đứng trong hàng ngũ các nhà văn lớn của dân tộc,
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Thái Th ị Xuân Lan
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ
LU ẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thành ph ố Hồ Chí Minh, năm 2003
Footer Page 1 of 16
Trang 2Footer Page 2 of 16.
Trang 33
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn
- Ban giám hiệu
- Tập thể Thầy, Cô khoa Ngữ văn
- Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Footer Page 3 of 16
Trang 44
MỤC LỤC
L ỜI CẢM ƠN 3
M ỤC LỤC 4
M Ở ĐẦU 8
1.Lý do ch ọn đề tài 8
2.Gi ới hạn đề tài 9
2.1.Về thể loại 9
2.2.Về đề tài 9
2.3.Về văn bản 10
3.L ịch sử văn đề 10
3.1.Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1940 11
3.2.Từ năm 1940 trở đi: 12
3.2.1.Các bài h ồi ký 12
3.2.2.Nh ững công trình nghiên cứu: 13
3.2.3.Nh ững ý kiến bàn sâu về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu 15
4.Nh ững đóng góp mới của luận văn 17
5.Phương pháp nghiên cứu 18
5.1.Phương pháp lịch sử - cụ thể 18
5.2.Phương pháp hệ thống 19
5.3.Phương pháp so sánh 19
5.4.Phương pháp thống kê 19
6.K ết cấu luận văn 19
Chương 1: PHAN BỘI CHÂU - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 21 1.1.TH ỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI 21
Footer Page 4 of 16
Trang 55
1.1.1.Xã hội Việt Nam từ những nấm cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX 21
1.1.1.1.Tình hình kinh t ế, chính trị, xã hội 21
1.1.1.2.Tình hình văn học 23
1.1.2.Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu 25
1.2.QUAN NI ỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ PHAN BỘI CHÂU 34 1.2.1.Con người có tư thế hăm hở, có nhiệt ánh cứu nước sục sôi tuôn trào 35
1.2.2.Con người có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân, có hoài bão lưu danh thiên cổ 37
1.2.3.Con người duy tân táo bạo 38
1.2.4.Con người trải lòng cùng thi nhân 39
1.2.5.Con người ngổn ngang bao tâm sự riêng chung 41
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU 47
2.1.KHÔNG GIAN NGH Ệ THUẬT 47
2.1.1.Không gian vũ trụ 47
2.1.2.Không gian đất nước 52
2.1.3.Không gian hải ngoại 55
2.1.4.Không gian nhà tù 57
2.1.4.1.Không gian nhà tù Qu ảng Đông 57
2.1.4.2.Không gian b ị giam lỏng (Huế) 60
2.2.TH ỜI GIAN NGHỆ THUẬT 66
2.2.1.Thời gian quá khứ 67
2.2.2.Thời gian hiện tại 69
2.2.3.Thời gian tương lai 78
2.2.3.1.Th ời gian mùa xuân (tương lai gần) 78
Footer Page 5 of 16
Trang 66
2.2.3.2.Th ời gian muôn thuở (tương lai xa) 79
2.3.NGÔN NG Ữ NGHỆ THUẬT 80
2.3.1.Từ ngữ 81
2.3.1.1.Điển tích, điển cố 81
2.2.1.2.Các bi ện pháp tu từ 82
2.3.1.3.S ử dụng chữ Quốc ngữ 97
2.3.1.4.S ử dụng Pháp ngữ 99
2.3.1.5.S ử dụng thành ngữ - tục ngữ 101
2.3.2.Câu 102
2.3.2.1.Câu kh ẳng định tường minh sử dụng rất đắc địa trong giai đoạn thơ trước 1925 102
2.3.2.2.Câu kh ẳng định hàm ẩn xuyên suốt hai chặng đường sáng tác là nghệ thuật đặc s ắc của phong cách thơ Phan Bội Châu 105
2.3.3.Nhịp điệu và vần 113
2.3.4.Thơ Phan Bội Châu hút nhụy ngọt từ những bông hoa nghệ thuật của các bậc tiền bối và có sự gặp gỡ rất đẹp với thế hệ cách mạng đàn em 119
2.3.5.Trong vườn thơ Phan Bội Châu, nhất là thời kỳ ông già Bến Ngự, ta đã thu hái nhiều hoa trái tốt tươi, phát hiện thêm nhiều hoa thơm cỏ lạ, nhưng đôi lúc cũng thấy lẫn cả những cành lá ùa tàn 123
K ẾT LUẬN 125
PH Ụ LỤC 128
PH Ụ LỤC I: Những bài thơ dùng để khảo sát 128
1.1.Giai đoạn thơ trước 1925 , gồm 15 bài thơ tuyển chọn () 128
1.2.Giai đoạn thơ sau 1925, gồm 678 bài thơ Nôm - các thể loại () 128
Năm 1930 132
Footer Page 6 of 16
Trang 77
Năm 1931 133
Năm 1938 142
PH Ụ LỤC II 148
2.1 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT : 148
THƯ MỤC NGHIÊN CỨU (CHỌN LỌC) VỀ PHAN BỘI CHÂU 153
Footer Page 7 of 16
Trang 8từng đúc kết "trăm lần thất bại không một thành công", nhưng người "anh hùng thất bại" ấy đã
lưu danh thiên cổ Cuộc đời ấy là sự trải nghiệm quí báu, là bài học rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng Công lao của cụ, lịch sử đã khẳng định
Phan Bội Châu, cũng như nhiều nhà nho yêu nước đương thời, đã dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu Tuy không tự nhận mình là nhà văn nhưng với số lượng tác phẩm đồ sộ, trong
đó có không ít những tác phẩm xuất sắc Phan Bội Châu xứng đáng đứng trong hàng ngũ các nhà văn lớn của dân tộc, thực sự là một nghệ sĩ có năng lực biểu hiện phong phú, đa dạng với
tấm lòng sục sôi nhiệt huyết, được các thế hệ tôn trọng, yêu mến Trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật, thành công của Phan Bội Châu được ghi nhận trên nhiều thể loại của loại văn chương tuyên truyền cổ động cách mạng Nhưng nếu chỉ thấy tác dụng tuyên truyền thì chưa gọi đã
thấu đáo hết văn chương Phan Bội Châu Người đọc không thể không nhận ra một tâm hồn lớn,
một khí phách lớn và biết bao nỗi niềm trăn trở, suy tư, kỳ vọng Chất trữ tình đan xen trong toàn bộ thơ văn Phan Bội Châu là giá trị không thể phủ nhận cả quá trình sáng tác từ khi bôn
ba hoạt động cách mạng đến lúc trở thành "ông già Bến Ngự" thể hiện rõ sự vận động của hình
tượng thơ, ngôn ngữ thơ và giọng điệu thơ cụ Phan
Thơ trữ tình Phan Bội Châu - một vùng đất nghệ thuật mới mẻ cho những ai tâm huyết,
bởi vì đằng sau cánh cửa hùng tráng, ngang tàng của một người "đầu đội trời chân đạp đất" là
một người thâu đêm đối bóng, tìm tri kỷ không ai khác ngoài sông nước, con đò và vầng trăng
cô đơn Con người từng lấy sự sổi động xung quanh làm lẽ sống, tưng ra Bắc vào Nam, từng bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước phải chịu cảnh "cá chậu chim lồng" thật ngột ngạt, cô
độc! Ây vậy, con người đó không tắt niềm hy vọng, còn một chút vẫn hy vọng
Tìm hiểu thơ trữ tình Phan Bội Châu là việc làm có ý nghĩa nhiều mặt Bản thân người
viết tha thiết muốn tìm hiểu sâu chất trữ tình đó mà dường như trước nay ít có sự quan tâm thỏa đáng Phải chăng vì cụ là một trong những nhà thơ cuối cùng của làng nho phong kiến ? Phải
Footer Page 8 of 16
Trang 99
chăng người ta say mê với phong trào thơ Mới mà quên đi một tấm lòng thủy chung gắn bó truyền thống ? Thơ Phan Bội Châu có thể nói chất truyền thống rất đậm đà mà tính hiện đại ngày càng sâu sắc Nếu truyền thống với những niêm luật chặt chẽ, gò bó thì nay Phan Bội Châu canh tân cho nó uyển chuyển, nhẹ nhàng, tinh tế Những rung động rất thật, rất mãnh
liệt của một tâm hồn lớn, một khí phách lớn, có cả cái giản dị, hiền hòa, chất phác hoàn toàn
trở thành lĩnh vực độc đáo của nghệ thuật thơ Phan Bội Châu
2.Gi ới hạn đề tài
2.1 Về thể loại
Phan Bội Châu sáng tác rất nhiều : thơ, phú, tuồng, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, câu đối, văn tế Tuy sở trường của Phan Bội Châu là phú nhưng thơ mới là nơi tác giả gởi gắm chí khí và hoài bão Thơ còn đảm đương cả việc chở bao tâm sự buồn, thương, oán, giận của tác
giả Thơ lại chiếm số lượng vượt trội hơn các thể loại khác và phân bố khắp quá trình sáng tác Chúng tôi xin tập trung khảo sát thể loại này
Thơ Phan Bội Châu cũng rết phong phú, đa dạng Có thể thơ Đường luật già dặn điêu luyện; có thể thơ Hát nói đậm đà chất phóng túng ; có thơ Lục bát và Song thất lục bát thiết tha trìu mến, dễ đi vào lòng người
2.2 Về đề tài
Để tìm hiểu "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", người viết sẽ đi vào những yếu tố
cốt lõi của nghệ thuật : Quan niệm nghệ thuật về con người; Không gian nghệ thuật; Thời gian
ngh ệ thuật và Ngôn ngữ nghệ thuật Thơ Phan Bội Châu ra đời lúc nhiều nhà nho cấp tiến đã
hướng đến cái mới Họ hiểu, khi mà đất nước chìm trong họa vong quốc, người nghệ sĩ chân chính không thể ngồi đó hưởng thụ hoặc cầu kỳ, gọt giũa Văn chương phải là vũ khí tấn công
kẻ thù, văn chương phải nhạy bén trước thời cuộc Chất cách mạng vì thế len lỏi tự nhiên vào
những vần thơ trữ tình của các nhà thơ chí sĩ như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý cáp Thơ Phan Bội Châu cũng vậy : Trữ tình mà có chung niềm tủi cực, xót xa; trữ tình
mà phát ra hừng hực lửa đấu tranh; kể cả những đêm dài khắc khoải lời thơ tâm tình vẫn không vơi niềm uất hận Đáng quí hơn nữa, những vần thơ trữ tình Phan Bội Châu còn chứa đựng tinh
thần lạc quan cao đẹp như chính bản chất con người ông Gần nhắm mắt, Phan Bội Châu còn
Footer Page 9 of 16
Trang 1010
ấp ủ kỳ vọng "thanh niên rường cột nước nhà" Thơ trữ tình kiểu ấy có sức lay động lòng
người ghê gớm !
2.3 Về văn bản
Trong quá trình xử lý đề tài, người viết sẽ tiếp cận bốn văn bản chính:
Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, xuất bản năm 1990 Phần
"Thơ nôm - Các thể loại" , gồm 678 bài Đây là văn bản tập họp khá đầy đủ thơ Phan Bội châu
Văn bản này giúp người viết có điều kiện thống kê những hình ảnh, hình tượng thơ xuất hiện nhiều lần, từ đó rút ra những kết luận cần thiết
Thơ văn Phan Bội Châu , Chương Thâu tuyển chọn, Nxb Văn học , Hà Nội, xuất bản
năm 1985 Người biên soạn đã phân thơ văn Phan Bội Châu ra làm hai thời kỳ, ứng với quá trình hoạt động và quá trình sáng tác của Phan Bội Châu Trước 1925: 15 bài (thơ chữ Hán, bản
dịch, thơ tiếng Việt) Sau 1925 : 62 bài (thơ chữ Hán, bản dịch, thơ tiếng Việt, thơ Bình dân )
Sử dụng văn bản này người viết có thể so sánh những đặc sắc nghệ thuật ở mỗi giai đoạn thơ
Thơ văn Phan Bội Châu, Kiều Văn biên soạn, Nxb Đồng Nai, xuất bản năm 2000, gồm
85 bài thơ các thể loại
Thơ văn Phan Bội Châu, thời kỳ ở Huế 1926 -1940, Trần Anh Vinh và Chương Thâu
sưu tập, tuyển chọn, Nxb Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 1987, gồm 104 bài thơ nôm Mục đích của người viết khi sử dụng văn bản là để xét thơ Phan Bội Châu trên diện hẹp hơn so với văn bản Phan Bội Châu toàn tập, qua một số biểu hiện về ngôn ngữ nghệ thuật
Chọn bốn văn bản trên, người viết cũng thấy được sự thuận lợi trong quá trình tìm hiểu Các văn bản vừa có bề rộng khái quát lại vừa có bề sâu chi tiết nên việc đối chiếu, so sánh để
3.Lịch sử văn đề
Thơ văn Phan Bội Châu luôn gợi nhiều sự quan tâm ương lĩnh vực nghiên cứu Tuy nhiên
việc khảo sát đối tượng ở góc độ nghệ thuật vẫn chưa được chú ý đầy đủ Phần lớn các công trình nghiên cứu từ ưước đến nay ngoài việc tuyển chọn thơ văn Phan Bội Châu chủ yếu thường khẳng định giá trị nội dung tư tưởng của bộ phận sáng tác này Nổi trội hơn cả là các chuyên luận của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh và bộ Phan Bội Châu toàn tập của Chương
Thâu Ngoài ra phải kể đến các bài viết công phu của Nguyễn Đình Chú, Trần Đình Hươu, Lê
Footer Page 10 of 16
Trang 11Tác phẩm của Phan Bội Châu ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng bấy giờ Huỳnh
Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn đều chú ý sức mạnh của những "câu thơ dậy sóng'' của Phan Bội
Châu :
Nào nh ững lúc câu thơ kiến chí Bút hào hùng nhã khí phong lôi
(Trích Chúc th ọ cụ Sào Nam, Võ Liêm Sơn, Tân thế kỷ, số 92 ngày 28 - 2 - 1927)
Nói đến "câu thơ dậy sóng”, đến tác phẩm làm rung động lòng người là đề cập đến những
ảnh hưởng đương thời Có người đọc Lưu cầu huyết lệ tân thư bị kích động mạnh "suốt đêm
không ng ủ", "bỏ nghề học cũ", "kết giao với khách gươm rượu" để nhằm vào việc đuổi giặc
cứu nước (Trích Việt Nam nghĩa liệt sử của Đặng Đoàn Bằng, mục "chép chung chuyện
Nguy ễn Đức Công, Nguyễn Thức Đường") Đọc Ai cáo Nam Kỳ phụ lão thư, số học sinh du
học ở Nam Kỳ tăng lên nhiều Trường hợp của Nguyễn Thiện Thuật, Lưu Vĩnh Phúc xem
chương trình Duy tân hội và Việt Nam vong quốc sử, đã "đẩy gối đứng dậy", "quyết cai
nghi ện thuốc phiện", tìm phương kế chống giặc (Trích Phan Bội Châu niên biểu của Phan Bội
Châu Bản dịch của Phạm trọng Điềm và Tôn Quang Phiệt, Nxb Văn sử Địa - 1957) Cái đẹp chính của thơ văn Phan Bội Châu là chất hùng tráng Những công trình nghiên cứu và dịch thơ Phan Bội Châu giai đoạn này cũng dựa trên chất hùng tráng làm nền cơ bản Lê Đại - một
thành viên chủ chốt của Đông Kinh nghĩa thục đã bỏ nhiều công sức dịch Hải ngoại huyết thư
và cho xuất bản năm 1907 Bảy mươi năm sau Hoài Thanh cảm nhận:
"T ừ tuổi lên 9, lên lo tôi đã thuộc nhiều câu thơ của Phan Bội Châu Vì làng tôi không
m ấy ai không thuộc
L ời huyết lệ gửi về trong nước
K ể tháng ngày chưa được bao lâu
Footer Page 11 of 16
Trang 1212
Nhác trông phong c ảnh Thần châu Gió mây ph ẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ
H ồn cố quốc vẩn vơ, vơ vẩn
Trong đầu óc một em bé nhà nho, cơ hồ chưa ra khỏi mấy rặng tre làng quen thuộc,
nh ững câu thơ ấy đã mở ra những chân trời mới, đã gợi lên những suy nghĩ và cảm xúc thắm thi ết, bao la" (Trích Phan Bội Châu -Cuộc đời và thơ văn, Hoài Thanh, Nxb Văn hóa, Hà Nội,
1978)
Nhóm quan lại Nam - triều tuy không dám dứt bỏ lợi danh, hưởng ứng cách mạng bằng hành động cụ thể, nhưng văn tài của Phan Bội Châu làm họ phải xúc động và suy nghĩ nhiều Cũng trong thời gian này, ảnh hưởng của thơ văn Phan Bội Châu còn vượt biên giới sang Trung Hoa, Nhật Bản Những liên lạc giữa Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu, qua việc cho in
chung Vi ệt Nam vong quốc sử vào Ẩm Băng Thát văn tập đã xác nhận điêu đó Một người
Trung Hoa, sau khi đọc Việt Nam vong quốc sử đã ghi lại: " Đụng vào những lệnh cấm của
chúng thì nh ững hình phạt thảm khốc như : chém bêu đầu, giết vợ con họ hàng, đào mổ mả tổ tiên, li ền theo ngay Tôi đọc sách ấy, mới rõ nỗi sầu khổ của người dân mất nước" (Trích bài
viết sau khi đọc Việt Nam vong quốc sử Tác giả : một người Trung Hoa 1906)
Tóm lại, các bài viết về thơ văn Phan Bội Châu từ đầu thế kỷ XX đến 1940 chủ yếu đã đánh giá sự thành công của cụ về phương diện tuyến truyền cách mạng
biết với Phan Bội Châu : Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Ái Quốc, Tản Đà, Tôn Quang Phiệt,
Hoài Thanh đã chân thành ghi lại " bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được
20 tri ệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng ".(Trích Những trò lố hay là Va-ren và Phan
B ội châu, Nguyễn Ái Quốc, 1925, Nguyên văn tiếng Pháp, Lời dịch của Phạm Huy Thông); "
Footer Page 12 of 16
Trang 1313
bài h ọc mà chúng ta rút ở Phan Bội Châu là chẽ Phan Bội Châu đã góp một phần quan trọng cho cu ộc vận động giải phóng dân tộc của chúng ta Phan Bội Châu là một người thủy chung yêu nước thành thật, một người cách mạng chân chính để lại nhiều ảnh hưởng tốt "(Tôn
Quang Phiệt : Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh , Ban nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản năm
1956, tr 62, 63, 64) v.v Nội dung chủ yếu của những bài viết là những kỷ niệm có liên quan đến nhà thơ, nhằm bày tỏ tình cảm yêu thương quí mến người quá cố, và đề cập đến những bài
học có ý nghĩa tốt đẹp rút ra từ cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu
Gần 30 năm sau, nhân dịp kỷ niệm 100 năm năm sinh cụ Phan, lại thêm một số bài viết
khác "M ấy nét kí ức về Phan Bội Châu" của Nguyễn Đức Dân (Tạp chí Văn học số 12 - 1967)
; "C ụ Phan và lòng dân" của Nguyễn Hiến Lê (Kỷ yếu Kỷ niệm 100 năm, năm sinh của Phan
Bội Châu Nxb Trình Bày, Sài Gòn, 1967); "Một số hồi ức chưa được công bố về Phan Bội
Châu" c ủa Đào Duy Anh (Hà Nội, 1/1/1980 "Ông già Bến Ngự” Hồi ký Nxb Thuận Hóa,
Huế, 1987) cũng bày tỏ tình cảm, lòng ngưỡng mộ tài năng, và ghi lại những giai thoại xung
quanh cuộc đời hoạt động của nhà chí sĩ
3.2.2 Những công trình nghiên cứu:
Công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh trong Đặng Thai Mai toàn tập và Hoài
Thanh toàn tập giúp cho người nghiên cứu, người học tập ý thức sâu sắc sự cống hiến của Phan Bội Châu về mặt lịch sử cũng như mặt văn chương
Ngoài ra cần nhắc đến các bài viết về Phan Bội Châu trong các Giáo trình văn học Việt
Nam của Trần Đình Hươu, Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú ; cũng như các bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Văn học của Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Trần Ngọc Vương, Trần Thanh Đạm
Cần khẳng định ngay trong phạm vi hẹp của lịch sử văn học, Phan Bội Châu chắc chắn
nằm trong số vài ba tác giả quan trọng nhất của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
"Thơ ca Phan Bội Châu phần thành công rõ rệt nhất qua mấy mươi năm "bút mặc tung hoành" chính là ở chỗ đã biểu hiện được tất cả cái tỉnh thần yêu nước nồng nàn của cả một
Footer Page 13 of 16
Trang 1414
dân t ộc, trong thời đại bấy giờ" (Đặng Thai Mai - Văn thơ Phan Bội Châu - Nxb Văn hóa,
1958 Tr 104)
Lê Trí Viễn cũng thống nhất sự đánh giá như thế:
"Thơ Phan Bội Châu là cái vốn quí báu nhất trong kho tàng văn học yêu nước cách mạng
Vi ệt Nam trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ Khổng những nó ghi chép lịch sử tư tưởng, tình c ảm, hành động đấu tranh của một người, một phong trào, một giai đoạn cách mạng mà còn th ể hiện được truyền thống quật cường của dân tộc Việt Nam" (Lê Trí Viễn Giáo trình
l ịch sử văn học Việt Nam tập IVB Nxb Giáo dục 1965)
Công trình Văn học Việt Nam 1900 - 1945 của Phan Cự Đệ - Trần Đình Hươu - Nguyễn
Trác - Nguyễn Hoành Khung - Lê Chí Dũng - Hà Văn Đức (Nxb Giáo dục 2000.), trong phần
viết về Phan Bội Châu, hai nhà nghiên cứu Trần Đình Hươu và Lê Chí Dũng đã khẳng định vai trò và ví trí của thơ văn Phan Bội Châu trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc từ truyền thống đến hiện đại
"Phan B ội Châu là tấm gương phản chiếu cả thời đại Tư tưởng và sáng tác văn học của ông soi r ọi rõ vận mệnh hợp quỵ luật của nền văn học cổ truyền Việt Nam đì từ phong kiến đến
hi ện đại Trên bước đường đi qua, Phan Bội Châu đã để lại những thành tựu mang dấu ấn cá nhân trong thơ, nhất là thơ cổ động, tuyên truyền cách mạng" (Trang 135)
Nhà thơ Trinh Đường nhấn mạnh đến sự cách tân nghệ thuật của thơ Phan Bội Châu qua
việc bình một bài thơ Vào thành "Đọc bài Vào thành không ai nghĩ tác giả làm văn chương,
ch ỉ thấy tác giả nói lên lòng mình, ký thác, chia sẻ tâm huyết mình lên mặt giấy với người đọc
Vĩ thế mà bài thơ vừa hàm súc, vừa tân kỳ lại văn chương nhất
Đầu mối toàn bài là "vào thành" để "ra cửa" lặp lại bốn lần một cách dụng ý cả bài
v ẩn bằng đột ngột dựng lên hai thanh trắc Mới ngó tưởng đâu để tránh đơn điệu trong âm
v ận, kỳ thực cốt để làm nổi bật lên một chân trời "mưa gió đen hơn mực" của đám lê dân bị trị
gi ữa một hoành tráng "xe ngựa, áo mũ, đàn địch, xa xỉ của bọn vua chúa" ( Thử bình bài Vào
thành c ủa cụ Phan Bội Châu, Trinh Đường, Văn nghệ Bình Trị Thiên số 27, tháng 10-1982)
Trần Anh Vinh lại đề cập đến mảng thơ Bình dân - mảng thơ hợp với khẩu vị quần chúng nên giá ừị tuyên truyền đạt hiệu quả cao : " Thơ tự sự, kể lại chuyện những mảnh đời khác nhau
Footer Page 14 of 16
Trang 1515
c ửa những con người nghèo khổ, với những số phận hẩm hiu, bi đát" "Lời thơ giản dị, mộc
m ạc gần như lời tâm sự, lời kể chuyện hằng ngày của hạng người lao động nghèo khổ, tầng lớp bình dân trong xã h ội" ( Phan Bội Châu với văn đề đổi mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ
niệm 130 năm ngày sinh Phan Bội Châu, Huế, 12-1997)
Nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm đã có một sự tôn vinh cực kỳ trân trọng:"Phan Bội
Châu tr ở thành nhà khai sáng của văn chương Việt Nam thế kỷ XX không phải chủ yếu sáng
t ạo nên những hình thức mới mà trước hết bởi vì tiên sinh, đã xuất hiện trong lịch sử cũng như trong văn chương Việt Nam những con người mới, tiêu biểu cho thế kỷ XX : Đó là người yêu
nước, người anh hùng kiêm nhà cách mạng, nhà duy tân, xả thân vì độc lập tự do"( Phan Bội
Châu - Nhà khai sáng l ịch sử và văn chương Việt nam thế kỷ XX -Trần Thanh Đạm - Huế,
3.2.3 Những ý kiến bàn sâu về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu
Những bài viết trực tiếp bàn về thơ Phan Bội Châu không nhiều lắm Tuy nhiên từ những bài viết đã công bố, chúng tôi tiếp nhận được những nhận xét sâu sắc sau đây
Đặng Thai Mai trong Văn thơ Phan Bội Châu ( Nxb Văn hóa, 1958 ) cho rằng : "Hai yếu
t ố tràn trề trong bao nhiêu thơ, phú là tình cảm và tưởng tượng xét về mặt nào đó Phan
B ội Châu có thể xem như nhà thi sĩ đầu tiên sáng tác theo tinh thần lãng mạn cách mạng "
Từ hai câu thơ của Phan Bội Châu :
Mõ chuông là cái lưỡi đây Lôi đình trên ngọn bút nấy nổi lên
(H ải ngoại huyết thư)
Trần Văn Giàu đã có một nhận định xác đáng :
Footer Page 15 of 16
Trang 1616
"lôi đình trên ngọn bút", đó là phong khí, là thực chất thơ Phan Bội Châu Ngoài nội dung tư tưởng cao quí, thơ văn Phan Bội Châu nhiều khi lại lai láng tình cảm, bay bổng tưởng
tượng, bao giờ cũng hùng biện lâm ly, dễ thấm sâu vào lý trí, cõi lòng (Trích Tưởng nhớ cụ
Phan B ội Châu , Nxb Khoa học xã hội, 1970)
Một lân nữa lại thấy nhà phê bình đề cập đến "tình cảm” và "tưởng tượng" là hai mặt hài
hòa trong thơ Phan Bội Châu Chính nó đã làm cho những vần thơ tuyên truyền cổ động có sức thuyết phục mạnh mẽ Đọc thơ Phan Bội Châu hàng trăm thanh niên hăng hái từ giã gia đình, người thân ra đi vì lý tưởng xả thân cho sông núi
Triều Dương trong bài viết "Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng"(Tìm hiểu và suy nghĩ
Nxb Tác phẩm mới, H, 1982,tr.152, 159) cũng nói về sức mạnh tuyên truyền nghệ thuật của
thơ Phan Bội Châu : "Tính chất dậy sóng trong thơ Phan Bội Châu với những biểu hiện tâm
tình dưới nhiều dạng, nhiều cung bậc, mức độ khác nhau cứ tiếp tục thấm sâu vào lòng người như mạch nước ngâm từ nhiều hướng dẫn tới và đến lúc nào đó, tụ lại, vọt lên ào ra thành
su ối, thành sổng, thực sự khuấy động loi cuốn dậy sóng trong lòng người ta ”
Lê Trí Viễn lại có cách bình nghệ thuật thơ Phan Bội Châu theo một hướng độc đáo hơn:
"Ba câu thơ đầu :
D ậy ! Dậy ! Dậy !
Bên án m ột tiếng gà vừa gáy Chim trên cây li ền ngỏ ý chào mừng
C ảnh bình minh của một ngày con người trước cảnh xuân mới cũng vậy : bỏ cái gì cũ, đón cái gì mới, tống tựu nghênh tân Nhưng sao lại bắt đầu bằng một lời đánh thức, mà lại
g ấp gáp hối hả như có ai đang ngủ quá say và người đánh thức đang nóng lòng nóng ruột"
(Trích Bình giảng Bài ca chúc tết thanh niên In trong sách Những bài giảng văn ở đại học,
Nxb Giáo dục, 1982 ) Người bình đã đi vào "thời gian nghệ thuật'" để phát biểu quan điểm nhân sinh tiến bộ của nhà thơ Chúng tôi cho rằng đây là một trong những cách tiếp cận khoa
học với nghệ thuật thơ Phan Bội Châu
Trở lại với Trinh Đường trong việc bình bài thơ Vào thành, người bình đã bám vào các
tầng ý nghĩa của ngôn từ: "Toàn bài là một bức tranh tả chân khách quan đến mức lạnh lùng
Footer Page 16 of 16
Trang 1717
Ngòi bút c ửa tác giả biến hóa khôn lường, chỉ với 12 câu ngắn mà khi thì lên án, khi thì thán
t ức, lúc tâm tình, lúc lại kích động, mỗi chữ mỗi câu là một chất men, chất nổ truyền qua, khơi
d ậy một lúc nhiều cảm xúc khác nhau trong lòng người đọc Thật là một bút pháp phỉ thường" (
Th ử bình bài Vào thành của cụ Phan Bội Châu, Văn nghệ Bình Trị Thiên, số 27, tháng l0 -
1982) Tác giả Trinh Đường đã nhấn mạnh đến tài năng sử dụng ngôn ngữ cô đọng, hàm súc
của Phan Bội Châu
Ngô Thế Oanh trong bài viết "Chân dung cụ Sào Nam qua Đêm trăng hồi bóng" đã đi
vào hộ thống câu hỏi tu từ: "Bóng, nhưng cũng là nhà thơ đấy thôi Nhà thơ tự hỏi về mình, về
đời mình, về số phận mình Những nỗi buồn thương Những niềm u uất Cho đến cuối bài thơ, là những dấu hỏi đặt ra khổng ngừng Những câu hỏi thể hiện một tâm trạng day dứt, bị
ám ảnh không ngừng bởi lý tưởng theo đuổi không thành " ( Chân dung cụ Sào Nam qua
Đêm trăng hỏi bóng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Phan Bội Châu , cuộc đời và hoạt động,
Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Đức, Hà Nội, 1999) Tác giả bài viết đã căn cứ trên
những dấu hiệu của ngôn ngữ nghệ thuật mà tìm hiểu tâm tư, tình cảm, tìm hiểu những trăn trở không nguôi của nhân vật trữ tình Vì vậy, cách phân tích này cũng sát với ý đồ nghệ thuật của nhà thơ
Điểm lại các bài nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp nghệ thuật thơ Phan Bội
Châu, người viết thấy các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện chính xác một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Phan Bội Châu Thế nhưng, những nhận xét tinh tế và có sức khái quát cao
ấy lại chưa được trình bày trong những công trình chuyên sâu hay lý giải văn đề một cách có hệ
thống
4.Những đóng góp mới của luận văn
4.1.Trên cơ sở tiếp thu ý kiến bàn về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu của những công trình
đi trước, luận văn chọn cách trình bày, lý giải "Đặc điềm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" từ góc
độ nghiên cứu "cảm hứng" nghệ thuật của nhà thơ Chọn hướng tiếp cận này vì "đặc điểm nghệ
thu ật" có quan hệ chặt chẽ với "cảm hứng" Người viết quan niệm "đặc điểm nghệ thuật" là
tổng hợp các đặc điểm mang tính độc đáo, xuyên suốt nội dung và hình thức tác phẩm nên việc
vận dụng khái niệm "cảm hứng" để nghiên cứu" Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", bởi
lẽ "cảm hứng" là yếu tố thuộc nội dung tác phẩm, liên quan đến nhân tố chủ quan của sáng tạo
Footer Page 17 of 16
Trang 1818
nghệ thuật, đến các văn đề tư tưởng, tình cảm nghệ thuật và có nguồn gốc từ hiện thực khách
quan Đây là một phạm trù quan trọng của lý luận văn học Vận dụng "cảm hứng”để nghiên
cứu "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" mang lại cho việc khảo sát đối tượng một sự
ti ếp cận mới Hơn nữa việc vận dụng khái niệm này rất phù hợp với đặc điểm của bản thân đối
tượng nghiên cứu : Phan Bội Châu là nhà thơ của những cảm xúc mãnh liệt, chân thành, chứa chan bao khát vọng, yêu thương Cái độc đáo ương những sáng tác của Phan Bội Châu là trái tim sôi sục, tuôn trào, cháy bỏng lòng yêu nước thương dân không một phút giây ngơi nghỉ, trong bất kỳ hoàn cảnh và tình huống khắc nghiệt nào
Trong quá trình nghiên cứu, người viết có ý thức khảo sát một cách có hệ thống những nét
độc đáo của nghệ thuật thơ Phan Bội Châu : Từ những biểu hiện về nội dung, đặc điểm của
c ảm hứng đến những phương tiện nghệ thuật gắn bó diễn tả nội dung, đặc điểm ấy Cách xem
xét này giúp người đọc hình dung nghệ thuật thơ Phan Bội Châu không phải như một tổng số các đặc điểm rời rạc mà như một chỉnh thể thống nhất các nét độc đáo xuyên suốt quá trình sáng tác của Phan Bội Châu
4.2.Bằng việc làm sáng tỏ những "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", luận văn
góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị trí của nhà thơ trong tiến trình phát triển
lịch sử văn học yêu nước từ truyền thống đến hiện đại Đồng thời những kết quả của luận văn còn góp phần
Luận văn khảo sát "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu” tức là để cập đến tác gia và
tác phẩm văn học Mà tác gia, tác phẩm văn học là sản phẩm của thời đại, của hoàn cảnh lịch
sử xã hội cụ thể và nằm trong tiến trình của lịch sử văn học dân tộc Vì vậy, người viết sẽ sử
dụng phương pháp lịch sử - cụ thể để tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, môi trường văn hóa, tư tưởng
thời đại đã tác động, ảnh hưởng đến nhà thơ khiến nhà thơ có thể tạo ra được những tác phẩm
Footer Page 18 of 16
Trang 1919
văn học có giá trị, mang nét độc đáo, tiêu biểu, mặt khác là những đóng góp của nhà thơ đối
với lịch sử văn học dân tộc ở thời điểm giao thời giữa hai nền văn học cận và hiện đại
5.2.Phương pháp hệ thống
"Đặc điểm nghệ thuật thơ" bao gồm những đặc điểm tiêu biểu về nội dung và hình thức
mang tính độc đáo, kết hợp với nhau theo một qui luật nội tại, gắn với hàng loạt yếu tố thuộc các hệ thống của tác phẩm nghệ thuật và xuyên suốt quá trình sáng tác của nhà thơ
Vận dụng phương pháp hệ thống giúp chúng tôi lý giải, khái quát những văn đề thuộc đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu
5.3.Phương pháp so sánh
Luận văn đề cập đến Phan Bội Châu và tác phẩm thơ của ông không thể không so sánh Phan Bội Châu với các nhà thơ khác (việc so sánh này nhằm làm nổi rõ đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu, tuyệt nhiên không nhằm đề cao hay hạ thấp nhà thơ này hoặc nhà thơ khác) Mặt khác, đặc điểm nghệ thuật thơ tuy có phần ổn định, bền vững song cũng có những
biến chuyển nhất định không thể không so sánh những tác phẩm của chính nhà thơ ở các giai
đoạn sáng tác khác nhau để thấy sự phát triển của "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu"
theo hướng đa dạng, linh hoạt nhưng nhất quán
5.4.Phương pháp thống kê
Việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật bắt buộc phải dùng phương pháp thống kê để chỉ ra
sự lặp lại của những chi tiết, những dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc khẳng định đặc
điểm nghệ thuật thơ Kết quả thống kê là cơ sở cho những khái quát khoa học về "Đặc điểm
ngh ệ thuật thơ Phan Bội Châu"
6.Kết cấu luận văn
Như đã nói trên, người viết chọn hướng trình bày "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội
Châu" t ừ góc độ nghiên cứu những "cảm hứng” nghệ thuật cùng với những "phương tiện" nghệ
thuật gắn bó, diễn tả nội dung và đặc điểm nghệ thuật ấy theo một hệ thống xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ tác phẩm của nhà thơ Do đó ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn
được tổ chức thành hai chương với nội dung cụ thể như sau
Footer Page 19 of 16
Trang 2020
Chương một : Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương Phan Bội Châu Sau
đó tìm hiểu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ ông : Con người có tư thế hăm hở,
có nhi ệt tình sục sổi cứu nước; con người có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân,
có hoài bão lưu danh thiên cổ; con người duy tân táo bạo; con người trải lòng cùng tha nhẩn; con người ngổn ngang bao tâm sự riêng - chung
Chương hai: Là chương trọng tâm của luận văn Ở chương này, người viết giải quyết một
số đặc điểm nghệ thuật cốt lõi trong thơ Phan Bội Châu : Không gian nghệ thuật; Thời gian
ngh ệ thuật; Ngôn ngữ nghệ thuật Người viết cũng đặc biệt xoáy sâu vào những hình tượng thơ
độc đáo, cá tính .Cách sử dụng các biện pháp tu từ, câu, nhịp điệu và vần một cách đắc
địa bảo đảm tính nhất quán của đặc điểm nghệ thuật như một phạm trù xuyên suốt từ nội dung đến hình thức của tác phẩm
Footer Page 20 of 16
Trang 2121
Chương 1: PHAN BỘI CHÂU - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON
NGƯỜI 1.1.THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI
1.1.1 Xã hội Việt Nam từ những nấm cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX
1.1.1.1.Tì nh hình kinh tế, chính trị, xã hội
Năm 1858 giặc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta Từ năm 1858 đến hết thế kỷ XIX, thực dân Pháp chủ yếu hoạt động về quân sự Mặc cho triều đình Huế bạc nhược cầu hòa rồi từng bước đầu hàng, cuộc chiến đâu chống xâm lược của nhân dân ta vẫn nổ
ra khắp nơi và ngày càng lan rộng trong cả nước Đây là cuộc chiến đấu gian khổ, anh dũng, nhiều hy sinh đau xót chưa từng thấy trong lịch sử Sau cái chết của Phan Đình Phùng, phong trào cần vương chống Pháp chấm dứt
Cả bộ máy từ vua quan ương triều đình xuống tỉnh, huyện, làng xã đều lần lượt làm tay sai cho thực dân Pháp Nền kinh tế nước ta bị kéo vào quỹ đạo kinh tế tư bản nhưng không được công nghiệp hóa mà chủ yếu biến thành thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu, hàng
xuất khẩu cho Pháp Thực dân độc chiếm thị trường, độc quyền khai thác tài nguyên, độc quyền ngân hàng, độc quyền kinh doanh các ngành quan trọng: giao thông, làm muối, nấu rượu
Tuy nhiên việc mở mang giao thông, phát triển buôn bán đã tạo ra một thị trường thống
nhất trong cả nước, phá vỡ chính sách "bế quan tỏa cảng" của nhà Nguyễn Đô thị mọc lên
ngày càng nhiều Tất cả những điều kiện đó được xem là những nhân tố mới có tác động đến
sự phát triển nước ta
Bộ máy cai trị của thực dân được tổ chức lại, chi phối mọi mặt hoạt động Chúng lập ra
đủ thứ : Viện dân biểu, Hội đồng tư văn để chơi trò hề dân chủ, thi hành chính sách ngu dân, chính sách chia để trị Xã hội Việt Nam trước khi Pháp sang là xã hội phong kiến phương Đông, con người sống gắn bó với họ hàng, làng xóm Chính quyền trung ương tập trung chuyên chế dựa vào bộ máy quan liêu và quân sự để duy trì sự thống trị , bắt dân nộp thuế, đi phu, đi lính cả nước là nông thôn, đô thị là thủ phủ về chính trị, văn hóa, quân sự Xã hội
Việt Nam chuyển dần từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến, nền kinh tế
Footer Page 21 of 16
Trang 2222
nông nghiệp chuyển dần sang kinh tế tư bản thuộc địa Những nhà tư sản thương nghiệp, những viên chức (thông ngôn, ký lục ) trong các công sở của chính quyền thực dân là lớp thị dân đầu tiên Kinh tế hàng hóa kích thích sự phát triển, giai cấp tư sản (dân tộc và mại bản) đông dần lên Mặt khác nông dân phá sản dồn về thành thị trở thành phu phen, bồi bếp, anh kéo xe, chị
vú em, con sen, người buôn thúng bán bưng, gái điếm, lưu manh Tầng lớp dân nghèo thành
thị sống bấp bênh không có ngày mai
Muốn bám chặt thuộc địa, điều cần thiết là thực dân Pháp phải có một bộ máy cai trị trung thành đắc lực, cần tạo ra cơ sở xã hội thích ứng với chế độ của chúng Lớp nho sĩ có tinh thần dân tộc vốn hết lòng với ưiều đình, có uy tín với nhân dân đã từng chống lại sự xâm lược của
thực dân Pháp bị loại bỏ và thay thế Thực dân mở các trường Tây học đào tạo đội ngũ công
chức mới Những ông phán, ông thông, những người đậu đạt Tây học được Pháp ưu đãi nhiều
mặt Tầng lớp thượng lưu xã hội thuộc địa hồi nay là những viên chức trí thức tư sản ở thành
thị, các cường hào, địa chủ ở nông thôn Xã hội Việt Nam chuyển mình sang hướng tư sản què
quặt, kém lành mạnh để lại những hậu quả tai hại, nhưng đồng thời cũng đã góp phần thay đổi
bộ mặt thành thị, biến nó thành trung tâm kinh tế, thủ tiêu nhiều thế lực bảo thủ, trì trệ tạo điều
kiện bước đầu cho xã hội phát triển theo mô hình các xã hội hiện đại
Sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội đã dẫn đến sự du nhập lối sống thực dụng, vật
chất chủ nghĩa của phương Tây Cái lố lăng hợm hĩnh của những kẻ có tiền lúc đầu đã tạo ra sự
bất bình, sự phản ứng gay gắt của xã hội vốn trọng lễ giáo về sau khi quyền lực của kẻ có tiền được khẳng định thì sự hưởng thụ, thú vui vật chất được coi là tự nhiên Cái mới không chỉ
xuất hiện ở thành thị mà còn tràn về nông thôn, chiếc đèn Hoa Kỳ, cái đồng hồ quả lắc, bộ ghế
xa lông đã thay thế ngọn đèn dầu lạc, cái án thư, chiếc trường kỷ Cái mới đã tấn công vào
tận căn cứ địa cuối cùng của các nhà nho và người nông dân Họ có nhiều cách chống lại Phan
Bội Châu sang Nhật, Phan Chu Trinh sang Pháp Trường Đông Kinh nghĩa thục được mở và được đón nhận nồng nhiệt ở Hà Nội Phong trào Duy tân phát triển sôi nổi Trong phong ưào đấu tranh chống Pháp, ngọn cờ Cần vương đã hạ xuống và ngọn cờ cách mạng dân chủ tư sản giương cao ở cấp độ thấp hơn, người thi đỗ không chịu ra làm quan, người làm quan thì lui về làng ở ẩn, người thì tẩy chay đồ Tây, tiếng Tây, thậm chí tẩy chay cả chữ Quốc ngữ Nhưng cái mới rồi vẫn cứ hấp dẫn mà những tình cảm thiêng liêng với cha ông, với đạo lý thánh hiền cũng không thắng nổi Cái mới dần dần chinh phục cả những người khó tính, nệ cổ Khổng ai
Footer Page 22 of 16
Trang 23tiền bạc mà quyết định
1.1.1.2.Tình hình văn học
Giai đoạn này có nhiều biến động lớn Thực dân Pháp du nhập văn hóa phương Tây, nhất
là văn học Pháp, để thay thế văn hóa cổ truyền của dân tộc ta Ta phản kháng lại sự xâm nhập
nô dịch để bảo vệ nền văn hóa dân tộc nhưng đồng thời có ý thức học hỏi, tiếp thu, chọn lọc cái
mới theo hướng hiện đại Những truyện dịch từ Pháp, từ Trung Quốc được đăng báo hay in thành sách là món ăn tinh thần của lớp công chúng thị dân Bên cạnh nhà nho là lực lượng sáng tác chủ yếu ữước đây, giờ xuất hiện một lực lượng sáng tác mới Văn học mới và văn học cũ cùng xuất hiện trên báo chí, nhưng văn học cũ mà căn bản là sản phẩm của xã hội phong kiến không còn thích hợp, công chúng thành thị đông đảo đã bỏ tiền ra nuôi sống báo chí, nuôi sống người cầm bút nên trỏ thành lực lượng chi phối sự phát triển của văn học
Trước thế kỷ XX, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm văn học Trung Quốc và Nho giáo Theo quan niệm nho gia, văn là biểu hiện của đạo, văn chương là phương tiện truyền đạt đạo ly thánh hiền nêu gương sáng đạo đức để giáo hóa Vì vậy văn nhân vẫn gần với thánh
hiền, hơn là nghệ sĩ Văn không tách khỏi triết - sử Với quan niệm nay, viết văn không thể không quan sát, nhận thức, miêu tả, phản ánh thực tế nhưng các nhà nho văn nhân lại không quan tâm đến thực tế, quan niệm văn chương đạo lý không làm cho văn học chú ý đến con người thực, cuộc sống thực Do đó kìm hãm sự phát triển của văn học chân chính Người ta trong cuộc sống đua chen cạnh tranh cần sống thực, không thể thỏa mãn với những lời giáo
huấn Người ta cân hiểu rõ, hiểu kỹ cuộc sống với đầy đủ những tình tiết, những khía cạnh cụ
thể Người ta muốn nếm ưải cái có thật, hay có thể có thật Người ta muốn rút ra những bài học sinh động của cuộc sống chứ không phải những bài học khô khan giáo điều Đáp ứng thị hiếu
Footer Page 23 of 16
Trang 2424
mới ấy, văn học đã thay đổi Một nền văn học lấy đề tài từ trong cuộc sống bình thường, không
gắn với triết - sử , mà đã tách ra thành nghệ thuật độc lập Quá trình hiện đại hóa văn học là quá trình xóa bỏ quan niệm xã hội luân thường, người sáng tác phải quan tâm đến sự việc, đến cốt truyện, đến nhân vật, chú ý đến yêu cầu nhận thức, phản ánh Quá trình hiện đại hóa còn là quá trình cụ thể hóa, đa dạng hóa các nhân vật văn học, những hình tượng nghệ thuật của xã hội cũ như : vua, quan, thầy đồ, lý trưởng, nông dân, giờ đây giảm dần và xuất hiện ngày càng nhiều
những nhân vật thành thị như: thầy thông, thầy phán, ông thầu khoán, anh học trò, người lao động, công nhân, cô gái mới Cuộc sống trong văn học cũng trở nên đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ như cuộc sống thực Để thể hiện nó, thể loại, phương pháp sáng tác, tiêu chuẩn
thẩm mỹ phải thay đổi theo Văn học Việt Nam gặp những văn đề chung của văn học thế giới, bước vào quỹ đạo của văn học thế giới Một nền văn học mới, dựa vào công chúng thành thị Thành thị của ta tồn tại và phát ứiển một tầng lớp trí thức Tây học, biết tiếng Pháp, tiếp xúc với
nền văn học phương Tây, chủ yếu là văn học Pháp Do đó họ đã học hỏi rút ra được kinh nghiệm của ba, bốn thế kỷ văn học thế giới cho sự phát triển của văn học nước nhà Điều đó đã giúp nền văn học Việt Nam được hiện đại hóa theo nhịp độ gấp rút, khẩn trương
Trước thế kỷ XX, Việt Nam đã có một nền văn học phát triển không cao lắm nhưng khá phong phú và có tính dân tộc rõ rệt Đầu thế kỷ XX sự phát triển của kinh tế hàng hóa thị trường, đã là cơ sở thúc đẩy sự thống nhất dân tộc Yêu cầu chống Pháp, tình cảm, nguyện
vọng, suy nghĩ của các tầng lớp nhân dân cũng thống nhất lại và cùng thúc đẩy sự thống nhất dân tộc
Trong văn học bác học, các nhà nho yêu nước đã dùng văn học làm vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cứu nước và duy tân, các cụ đã quan tâm đến quần chúng nhân dân, vì thế văn học yêu nước không những có nội dung tiến bộ mà còn góp vào lịch sử phát triển văn học dân tộc
những cách tân đáng kể về mặt nghệ thuật Một số nhà nho ra thành thị sinh nhai bằng nghề
viết văn đã khai thác những gì thích hợp để nói về cuộc sống mới, con người mới ở đô thị Họ cũng mang vào lịch sử văn học những cách tân đáng kể về nội dung văn học nghệ thuật, về quan niệm văn học Đối với bộ phận văn học dân gian, tình cảnh bần cùng khiến người nông dân phải rời lũy tre làng đến sống ương môi trường thành thị mới mẻ Nếu trước đây họ đã từng dùng câu hò, câu ca kể nỗi khổ, tố cáo những áp bức bất công của bọn lý trưởng, cường hào,
bọn xâm lược thì nay họ dùng chúng kể nỗi uất ức của người công nhân, người lính mộ làm bia
Footer Page 24 of 16
Trang 2525
đỡ đạn, những tầng lớp lao khổ của xã hội mới Bộ phận văn học trào phúng nhằm vào bọn
thống trị mới cũng thống nhất với văn học yêu nước Ba dòng văn học đã gặp gỡ nhau ở nội dung tố cáo hiện thực, khích lệ lòng yêu nước làm nền tảng cho văn học dân tộc của thế kỷ XX
Lớp nhà nho ra thành thị có dịp đi đây đi đó, thấy được nhiều cái mới không chỉ ở nước mình mà còn nhiều nước khác Họ thấy được cái lạc hậu, bảo thủ, cái yếu của mình, tiêu biểu như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Phan Bội Châu Họ có ý thức giành lại quyền làm chủ đất nước mà lẽ ra giai cấp tư sản phải làm Với sự tín nhiệm của xã hội và khả năng văn hóa
các nhà nho đã đảm đương vai trò lịch sử vẻ vang trong khoảng hai mươi lăm năm đầu thế kỷ
XX Phan Bội Châu xuất dương kêu gọi bạo động chống Pháp Phan Chu Trinh từ quan sang
Nhật tranh luận về đường lối cứu nước với Phan Bội Châu, ráo riết vận động chống hủ tục, mở trường học, lập hội đoàn, đề xướng dân chủ Hai xu hướng ôn hòa và kịch liệt có ý kiến xung
khắc về đường lối cứu nước nhưng lại có chỗ gặp nhau là khai dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng nhân tài Trên mảnh đất chung đó, trường Đông Kinh nghĩa thục đã tập hợp nhiều nhà yêu nước có tài viết văn, cho ra đời hàng loạt tác phẩm yêu nước và cách mạng Đông Kinh nghĩa thục đã kết thúc văn học cổ, mở đường cho văn học đi vào thời đại mới Tuy nhiên
những sáng tác giai đoạn nay chỉ là những thử nghiệm bước đầu, chất lượng nghệ thuật chưa cao Một trong vài ba người tiêu biểu cho văn học những năm đầu thế kỷ XX là cây bút "dậy
sóng" Phan Bội Châu Giữa những ngày đau thương của đất nước, ba tiếng Phan Bội Châu đã
trở thành niềm tin, hy vọng và tự hào Phan Bội Châu không chỉ là lãnh tụ cách mạng của một
thời mà còn là nhà văn, nhà thơ ưu tú của dân tộc Văn thơ Phan Bội Châu là đỉnh cao của thơ
ca cách mạng đầu thế kỷ XX
1.1.2 Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu
Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26 - 12 - 1867 ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà nho nghèo
Thuở nhỏ, Phan Bội Châu đã nổi tiếng thông minh, tám tuổi đã thông thạo các loại văn chương cử tử, mười ba tuổi đi thi ở huyện, đỗ đầu, mười sáu tuổi đỗ đầu xứ, nên cũng được gọi
là ông đầu xứ San
Footer Page 25 of 16
Trang 2626
Phan Bội Châu còn là người rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động và từng là chàng trai hát phường vải cừ khôi Nhưng điểm đặc sắc nhất ở Phan Bội Châu là ông sớm có tinh thần yêu nước Từ chín tuổi, Phan đã được sống giữa phong trào Bình Tây sôi nổi nổ ra ở
xứ Nghệ, mười bảy tuổi được tin Pháp đánh Bắc Kỳ (1882), Phan đã thảo hịch Bình Tây thu
B ắc dán ở cây to đầu làng, mười chín tuổi (1885) kinh thành Huế thất thủ, hưởng ứng chiếu cần
vương của vua Hàm Nghi, thân hào Nghệ Tĩnh nổi lên khắp nơi, Phan cũng tổ chức đội "thí
sinh quân” sáu mươi người để ứng nghĩa, nhưng chưa kịp hành động đã bị đàn áp tan rã
Trong khoảng mười năm cuối thế kỷ XIX, Phan Bội Châu vừa làm thầy đồ dạy học để nuôi cha già, vừa tìm đọc thêm "Tân thư" và mở rộng giao du, tìm người đồng tâm, đồng chí
chuẩn bị cho công việc cứu nước
Năm 1900, Phan Bội Châu dự kỳ thi Hương, đỗ thủ khoa trường Nghệ và chính thức bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng Cùng với bạn bè đồng chí, Phan thành lập Duy tân hội (1904) chủ trương võ trang bạo động và nhờ ngoại viện để đánh đuổi giặc Pháp khôi phục nước
Việt Nam, lập ra chính phủ độc lập
Đầu năm 1905, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông du, từ năm 1905 đến năm 1908 ông đã tổ chức cho gần hai trăm thanh niên xuất dương sang Nhật học tập Đồng thời ông cũng liên lạc với các hội, đảng yêu nước tiến bộ của học sinh và chính khách ở các nước có mặt tại Tokyo nhằm trao đổi kinh nghiệm vận động cứu nước, ủng hộ lẫn nhau Đặc biệt, ông còn sáng tác rất nhiều thơ văn yêu nước như : Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Tân Việt
Nam, S ừng bái giai nhân, Việt Nam quốc sử khảo
Tháng 3 - 1905 tổ chức Đông du bị giải tán, Phan Bội Châu bị chính phủ Nhật trục xuất,
phải về ẩn náu ở Trung Quốc một thời gian ngắn, rồi sang Thái Lan mở trại cày Bạn Thầm để tính toán kế lâu dài Năm 1911, cách mạng Tân Hợi Trung Quốc thành công, Phan Bội Châu
trở lại Trung Quốc tập hợp số anh em còn lại, tuyên bố giải tán Duy tân hội thành lập Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ duy nhất : "Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành
l ập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam" Hội cử người về nước hoạt động và gây nên một số vụ
bạo động vũ trang có tiếng vang nhưng kẻ thù đã thẳng tay đàn áp Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam vào đầu năm 1914
Footer Page 26 of 16
Trang 271924, sau khi tiếp xúc và được sự góp ý của Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu dự định sẽ cải tể
lại Việt Nam Quốc dân đảng theo hướng tiến bộ Nhưng ngày 30 - 6 - 1925 trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu để gặp anh em, vừa đến ga Thượng Hải thì bị thực dân Pháp bắt cóc đem
về nước, rồi đem xử ở tòa Đề hình Hà Nội Một phong trào bãi khóa, bãi cổng, bãi thị đã nổ ra
khắp cả nước, đòi trả tự do cho Phan Bội Châu Cuối cùng thực dân Pháp buộc phải tha bổng ông, nhưng bắt về an trí tại Huế
Từ năm 1926 trở đi, Phan Bội Châu bị cách ly với thực tế đấu tranh của dân tộc Tuy vậy, ông vẫn cố vươn lên, hy vọng tiếp tục hoạt động cứu nước và trong điều kiện sống bị bao vây theo dõi vẫn cố gắng làm một người tuyên truyền yêu nước Thơ văn ông vẫn tiếp tục phản ánh
nỗi khổ nhục của người dân mất nước và trách nhiệm của người dân đối với nước
Độ là những tác phẩm động viên tuyên truyền có giá trị: Nam quốc dân tu tri, Nữ quốc
dân tu tri, Thu ốc chữa dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Thuốc hoàn hển, Lời hỏi thanh niên
và các công trình biên khảo công phu; Phan Bội Châu niên biểu, Xã hội chủ nghĩa, Nhân
sinh tri ết học, Khổng học đăng, Chu dịch Riêng về sáng tác văn chương trên 800 bài thơ,
phú, văn tế, rất nhiều câu đối và tạp văn khác để lại, Phan Bội Châu đã làm phong phú kho tàng văn thơ yêu nước và cách mạng Việt Nam cận đại
Những năm tháng cuối đời, nhà chí sĩ Phan Bội Châu vẫn chứa chan biết bao nỗi niềm ưu
ái, hy vọng tin tưởng vào đồng bào, đồng chí Cho đến khi trước ngày mất 29/10/1940 tại căn nhà tranh ở dốc Bến Ngự (Huế), ông vẫn có lời "Chúc phường hậu tử tiến mau !"
Nếu trong lịch sử dân tộc, Phan Bội Châu là nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất thì trong
nền văn học yêu nước, Phan Bội Châu là cây cổ thụ mà cành lá sẽ còn che mát đến nhiều thế hệ sau
Khi Phan Bội Châu thực sự bước vào cuộc đời cách mạng, thực sự dùng thơ văn để đấu tranh là lúc thực dân Pháp đã chấm dứt thời kỳ bình định nước ta bằng quân sự để chuyển sang
Footer Page 27 of 16
Trang 2828
thời kỳ củng cố nền thống trị và khai thác vơ vét kinh tế Bao nhiêu tai ương nhục nhã, bao nhiêu hống hách kinh miệt, chúng ngang nhiên đổ lên đầu người Việt Nam mất nước Trong tình trạng đó, Phan Bội Châu đã dồn hết căm thù lên ngọn bút Ông đã tố cáo toàn bộ chính sách của thực dân nhằm tiêu diệt dân tộc ta :
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt Rút ch ặt dần như thắt chỉ se
Mi ền kẻ chợ, phía nhà quê
C ủa đi có lối của về thì không
(H ải ngoại huyết thư)
Ông tái hiện cảnh bắt phu đắp đường để vơ vét tài nguyên:
V ừa dạo nọ Thái Nguyên, Yên Bái Xương chật đường máu nổi đầy sông
(H ải ngoại huyết thư)
rồi chúng đối xử với nhân dân ta :
Nó nuôi mình như trâu như chó
Nó coi mình như cỏ như rơm
(H ải ngoại huyết thư)
Bọn vua, quan phong kiến làm tay sai cho đế quốc không tránh khỏi ngòi bút căm giận
của Phan Bội Châu Cũng trong Hải ngoại huyết thư, ông tố cáo vua nhà Nguyễn:
Cơm ngự thiện, bữa nghìn quan Ngoài ra dân đói dân hàn mặc dân
còn bọn quan lại thì :
Ngày mong m ỏi vài con ấm tử
T ối vui chơi mấy đứa hầu non Trang hoàng gác tía l ầu son
Footer Page 28 of 16
Trang 2929
Đã hao mạch nước lại mòn xương dân
Tổ quốc ta đẹp như gấm vóc Người Việt Nam thế hệ anh hùng này nối tiếp thế hệ anh hùng khác Ấn tượng của Phan Bội Châu về đất nước, về tổ tiên là như thế Mỗi lần nhắc đến
lịch sử là mỗi lần thơ ông dấy lên niềm sảng khoái tự hào:
N ọ thuở trước đánh Tàu mấy lớp Cõi tr ời Nam cơ nghiệp mở mang Sông Đằng lớp sóng Trần vương Núi Lam r ẽ khói mở đường nhà Lê Quang Trung đế từ khi độc lập Khí anh hùng đầy lấp giang sơn
(H ải ngoại huyết thư)
Cổng lao của tổ tiên rực rỡ oanh liệt biết dường nào ! Nhưng đó chỉ là quá khứ, hiện tại thì :
T ừ phen lở đất nghiêng trời
Bi ển bờ vỡ sóng, non rời rạc mây
(Ai cáo Nam K ỳ phụ lão thư)
hay
H ồn cố quốc vẩn vơ, vơ vẩn
Khói tuôn khí u ất, sóng cuồn trận đau
(H ải ngoại huyết thư)
Trước hiện thực nước mất, dân đau khổ ấy, Phan Bội Châu cất lên tiếng kêu thống thiết:
K ể như thế trăm chiều thảm thiết Còn gì là gi ống Việt Nam ta
Footer Page 29 of 16
Trang 3030
(H ải ngoại huyết thư)
Đau thương dẫn đến đấu tranh Văn thơ Phan Bội Châu thời kỳ đỉnh cao đã làm nhiệm vụ khích lệ động viên đồng thời phê phán những gì yếu kém không lợi cho cách mạng còn tồn tại trong quần chúng Đáng sợ nhất đối với Phan Bội Châu là : "cái vạ chết lòng", là tình trạng
"dân ch ỉ biết dân, mặc quân với quốc, mặc thần với ai" Phan Bội Châu chưa có quan điểm giai
cấp khoa học để nhìn nhận văn đề nhân dân cho thật chính xác nhưng theo ông nhìn chung hễ
là người Việt Nam nào không thuộc hạng người “lòng lang dạ thú'' cam tâm làm tay sai cho
giặc để hại dân hại nước đều là đồng bào, là đối tượng cần tập hợp, khêu gợi trong họ lòng căm thù, nêu lên lý tưởng sống, lý tưởng anh hùng, vẽ ra cho họ thấy viễn cảnh tương lai của đất nước độc lập Tất cả nhằm dẫn dắt đồng bào vào con đường đấu tranh Xác định nhiệm vụ, quyền lợi của người dân đối với tổ quốc, của cá nhân với đồng bào, so với lịch sử tư tưởng nước nhà, quả là một điều hết sức mới mẻ Nó đánh dấu sự xa lìa ý thức hệ phong kiến và thể
hiện tư tưởng dân chủ trong nhà chí sĩ Phan Bội Châu
Có hai đối tượng Phan Bội Châu đặc biệt quan tâm khích lệ, động viên là thanh niên và
phụ nữ Trong thực tiễn hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu có ý thức dựa vào thanh niên, bằng chứng là phong trào Đông du đã lôi kéo một thế hệ thanh niên ưu tú của nước nhà hồi này đi vào cuộc đấu tranh sôi nổi, kiên cường, coi thường mọi gian lao nguy hiểm Khí
thế chiến đấu của họ đã đưa đến cho phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX một không khí tươi
trẻ, phấn khởi Từ khi bị bắt về Huế, Phan Bội Châu luôn tìm cách động viên lớp người trẻ, hầu như tết nào Phan Bội Châu cũng có thơ chúc họ
Đúc gan sắt để dời non lấp bể
X ối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ
(Bài ca chúc t ết thanh niên)
Đối với phụ nữ, thái độ và cách nhìn của Phan Bội Châu khác hẳn so với lịch sử Văn học
thời trước đã dựng lên hình ảnh người phụ nữ đẹp Họ là hiện thân của mọi đau khổ, nhưng giàu tình cảm, giàu đạo đức, thiết tha với quyền sống, quyền hạnh phúc Họ cũng dũng cảm đấu tranh Nhưng quan niệm về phụ nữ của các tác giả xưa nói chung còn hạn chế Nguyễn Du là nhà thơ của người phụ nữ đau khổ nhưng chưa phải là nhà thơ của người phụ nữ chống áp bức
Footer Page 30 of 16
Trang 3131
bất công Phan Bội Châu đã nhận ra điều đó "Cô Chí” một nhân vật trong Trùng Quang tâm
s ử đã nói : "cái lòng thương nước giữ nòi có phải là độc quyền của nam giới đâu"
Văn đề thanh niên, văn đề phụ nữ muốn giải quyết đúng đắn nhất thiết phải có quan điểm giai cấp Phan Bội Châu chưa đến mức đó Thái độ trân trọng, cái nhìn mới mẻ về họ có được
là do nhiệt tình cứu nước, là do Phan Bội Châu được thời đại cho phép thanh toán một phần tư tưởng phong kiến lạc hậu
Tinh thần lạc quan cũng là điểm nổi rõ trong chủ nghĩa yêu nước của Phan Bội Châu, đặc
biệt là ở thời kỳ đầu Trước tình cảnh đất nước lầm than, nhân dân đau khổ , chỉ ngồi đó mà than khóc phỏng có ích gì Hoặc nhấm nháp quá khứ oanh liệt của cha ông chưa phải đã hay Thái độ của người cách mạng là phải biết ngẩng cao đầu nhìn vào hiện thực mà đấu tranh, nhìn
vào tương lai mà tin tưởng lạc quan Trong Việt Nam vong quốc sử, Xác giả cho biết giặc Pháp
hung ác đến thế, nhưng kết thúc tác phẩm, nhà cách mạng vẫn tin tưởng reo lên "bọn Pháp
nguy to r ồi !" Trong Hải ngoại huyết thư, thực trạng đất nước thật mù mịt nhưng tương lai
thật sáng đẹp:
H ạ đăng sáng khắp mọi nơi Bóng sao l ấp lánh, vẻ trời long lanh Đài kỷ niệm tranh vanh trong nước Đèn hoan nghênh kẻ rước người đưa
Trong cuộc đời cách mạng của Phan Bội Châu mọi gian nan nguy hiểm cứ diễn ra liên
tiếp Trong nước giặc Pháp bủa lưới vây bắt Ra nước ngoài, nhiều khi thiếu thốn cả cơm áo Sang Nhật, niềm vui chưa đến, thất bại đã chờ về Trung Quốc, chẳng bao lâu đã bị bọn thống
trị bắt giam để làm quà tặng Pháp Trăm cay nghìn đắng vẫn không mất niềm tin, ngồi trong nhà ngục, tính mệnh treo trên đầu sợi tóc, tinh thần Phan Bội Châu vẫn sáng ngời ý chí lạc quan:
Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hi ểm sợ gì đâu!
(C ảm tác vào nhà ngục Quảng Đông)
Footer Page 31 of 16
Trang 3232
Phan Bội Châu đã vượt những ràng buộc của ý thức hệ phong kiến, đón nhận được luồng sinh khí của tư tưởng cách mạng tư sản cho nên mới có được tinh thần lạc quan Tinh thần lạc quan này đã làm cho thơ văn Phan Bội Châu đượm màu sắc lãng mạn, một thứ lãng mạn tích
cực, vì nó bắt rễ sâu từ hiện thực cuộc sống và đấu tranh cho cuộc sống Nhưng dĩ nhiên nó chưa phải là tinh thần lạc quan cách mạng ương văn học cách mạng vô sản thời kỳ sau Và cũng vì thế mà tinh thần lạc quan trong thơ văn Phan Bội Châu không bền vững về sau ưong
cuộc đời éo le của "ông già Bến Ngự" dần dần tinh thần lạc quan mờ đi, tâm trạng bi quan lấn
át
Một trong nội dung giáo dục, tuyên truyền khá quan trọng trong thơ văn Phan Bội Châu là
lý tưởng anh hùng Quan điểm anh hùng của Phan Bội Châu lấy lý tưởng chống Pháp cứu nước làm lý tưởng chính trị Quan điểm ấy của Phan Bội Châu kế tục quan điểm anh hùng của văn
học yêu nước những thế kỷ trước, nhất là văn thơ chống Pháp cuối thế kỷ XIX
Thế nhưng quan điểm anh hùng của Phan Bội Châu lại có mặt khác và vượt cao hơn ông tách dần lý tưởng anh hùng khỏi tư tưởng trung quân Để có được anh hùng, theo Phan Bội Châu là phải căm thù giặc sâu sắc, không chịu khuất phục kẻ thù, có nhiệt tình cách mạng nồng cháy, có can đảm vượt mọi gian nan trong chiến đấu, có mưu lược, có nhân cách cao thượng, không ham những lợi ích nhỏ nhen, hưởng thụ tầm thường, sống anh hùng là thế Còn chết anh hùng cũng phải hiển hách, chết trong đấu tranh Sau đó là quan niệm về anh hùng hữu danh và anh hùng vô danh Với quan niệm này, Phan Bội Châu đã nhìn thấy phần nào chân lý : "anh
hùng là k ết tinh sức mạnh của quần chúng" Chỉ tiếc là quan niệm quần chúng của Phan Bội
Châu chưa dựa trên học thuyết giai cấp khoa học Nhưng dù sao ở thời đại của Phan Bội Châu, quan niệm như thế đã là mới mẻ, tiến bộ Phan Bội Châu cũng là người bắt đâu nhìn thấy được quan hệ giữa anh hùng với thời thế "xã hội hun đúc nên anh hùng, anh hùng tạo nên thời thế, vì
có nhân mà được quảy rồi do quả lại sinh ra nhân" Nhìn chung trong lịch sử tư tưởng nước
nhà, quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu nằm ở vị trí quá độ Nó là kết tinh, là sản phẩm
của phong trào cách mạng, của điều kiện xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX Nó là bộ phận quan
trọng trong chủ nghĩa yêu nước cửa Phan Bội Châu
Phan Bội Châu không phải không có năng lực lý luận nhưng viết gì cũng thế, tình cảm
vẫn là điều đi trước Tên của một tác phẩm, một bài thơ cũng thể hiện được đặc điểm đó: Lưu
Footer Page 32 of 16
Trang 33Ch ỉ trên bức giấy mà như thế Chi l ọ giang sơn mới nọ nay
Chất trữ tình trong thơ Phan Bội Châu còn có sức cảm hóa mãnh liệt vì những hình tượng nghệ thuật trong thơ ông được dệt nên bằng những cảm xúc của chính tâm trạng bức xúc và trăn trở của tác giả Đồng thời Phan Bội Châu cũng là nhà văn nhà thơ có óc tưởng tượng phong phú Dưới ngòi bút của Phan Bội Châu, những khái niệm trừu tượng như tổ quốc đã được tụ lại qua những hình ảnh giàu sức gợi cảm Có khi là hình ảnh mẹ hiền:
Nước là mẹ ta,
Ta là con nước
Có khi trở thành hình ảnh người chồng để vợ tự hào lo lắng Có khi lại biến thành nhân
vật trữ tình lắng nghe lời tâm sự của tác giả Có khi trở thành con thuyền tòng trành giữa biển
cả đợi tay chèo chống Đặc biệt trong thơ Phan Bội Châu, trí tưởng tượng phong phú cùng với
những tình cảm bi hùng kết hợp với độ lớn tâm hồn tạo ra những hình tượng nghệ thuật mang đậm chất anh hùng ca tuyệt đẹp Chẳng hạn hình tượng tuổi trẻ có hoài bão lớn:
Khi ngâm nga x ảo lộn cổ kim đi Tùa tám cõi ném vào trong m ột túi
(Chơi xuân)
Hoặc như hình tượng người cách mạng tạm biệt tổ quốc ra đi trong tư thế bay bổng tuyệt
vời:
Footer Page 33 of 16
Trang 34(Xu ất dương lưu biệt - Tôn Quang Phiệt dịch)
Sức mạnh của cuộc đấu tranh cũng được thể hiện rất xúc động:
Ấy ai đua sức gắng tài
R ẽ mây phẩy gió quét trời cho quang
(H ải ngoại huyết thư)
Ngay cả hình ảnh của tác giả trong những ngày bị giam lỏng ở Huế cũng không hề mất đi
tầm vóc lớn lao phi thường:
Nh ững ước anh em đầy bốn bể Nào ng ờ trăng gió nhốt ba gian
(T ừ giã bạn bè lần cuối cùng)
Văn thơ Phan Bội Châu không đơn điệu Điều này chứng tỏ nhà nghệ sĩ có vốn hiểu biết
và tài năng nghệ thuật bậc thầy Mặt khác tuy Phan Bội Châu có tài sử dụng thành thục các thể
loại nhiữig nhìn chung hình thức vẫn chưa khỏi khuôn khổ nghệ thuật cổ điển để vươn tới hình
thức mới, nhất là đối với thời kỳ văn học chuyển mình theo hướng hiện đại hóa đầu thế kỷ XX
1.2.QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ PHAN BỘI CHÂU
Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học Văn học không thể vắng bóng con người dù là tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, dù trực tiếp hay gián tiếp thì văn học đều miêu tả con người
Sự miêu tả con người trong văn học không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh và tâm hồn nhà văn cũng không chỉ như tấm gương trong cho hiện thực phản chiếu nào Nhân vật văn học
là sản phẩm sáng tạo của nhà văn Nhà văn sáng tạo ra nhân vật, miêu tả ra nhân vật và do đó
Footer Page 34 of 16
Trang 3535
nhân vật bao giờ cũng hiện ra theo cách hình dung, cách cảm nhận của tác giả Ở đây cần phân
biệt quan niệm con người như một phạm trù tư tưởng, đạo đức xã hội với quan niệm con người như một phạm ưù nghệ thuật thẩm mỹ Tuy vậy quan điểm tư tưởng triết lý về con người có quan hệ mật thiết với quan điểm nghệ thuật Chỉ có một quan niệm nghệ thuật không ngừng mở
rộng đổi mới thì nhà văn mới có khả năng phản ánh các chiều sâu phong phú của nhân vật Nói cách khác, muốn khám phá sự cảm nhận con người tới mức nào thì cần khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện trong hình thức miêu tả nhân vật Việc nghiên cứu thi pháp nhân vật khác với việc phân tích nhân vật Phân tích thi pháp nhân vật là khám phá cách cảm
nhận về con người qua việc miêu tả nhân vật Điều quan trọng không phải là quan tâm tới nhân
vật mà là quan tâm tới con người được cảm nhận qua các nhân vật loại này hoặc nhân vật của tác giả này, thuộc tác phẩm này Một khi đã hiểu quan niệm con người được miêu tả qua nhân
vật thì chúng ta sẽ hiểu được nhân vật sâu sắc hơn, toàn diện hơn
Trong lịch sử văn học chẳng những con người vươn tới tư cách là đối tượng thể hiện của văn học đổi thay mà ngay quan điểm nghệ thuật về con người cũng đổi thay, làm cho khả năng chiếm lĩnh con người trong văn học ngày càng phong phú tạo thành lịch sử của sự cảm nhận và miêu tả con người trong văn học
Đọc lại thơ Phan Bội Châu, ta có thể thấy khá rõ quan niệm nghệ thuật về con người của ông
1.2.1 Con người có tư thế hăm hở, có nhiệt ánh cứu nước sục sôi tuôn trào
Nay ta h ất một thiên ái quốc Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
(Ái qu ốc)
Có thể nói, hễ là người Việt Nam còn có lương tri từ trí thức đến thường dân, từ cụ già đến em bé đều công nhận Phan Bội Châu là nhà yêu nước vĩ đại Thậm chí kể cả kẻ thù của dân
tộc, những thế lực chính trị đối lập đều công nhận như thế
Dưới chế độ phong kiến, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng "trung quân", Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã từng nhấn mạnh "Tấc đất ngọn rau ơn chúa tài
b ồi" Nhưng rồi chủ nghĩa yêu nước truyền thống bị phá sản, bản thân Nguyễn Đình Chiểu trăn
Footer Page 35 of 16
Trang 36ngọn cờ tư tưởng mới Nhiệm vụ cơ bản của văn học lúc nay là thức tỉnh đồng bào, hâm nóng lòng yêu nước, góp phần mở mang dân trí, chống mọi tư tưởng trì trệ, chống chính sách ngu dân của thực dân Pháp, nhằm giải phóng dân tộc Văn chương Phan Bội Châu nhất là thơ, là bộ
phận khắng khít trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Những vần thơ thiết tha yêu nước và nhiệt tình sôi sục :
Mõ chuông là cái lưỡi đây Lôi đình trên ngọn bút này nổi lên
(H ải ngoại huyết thư)
Thơ phục vụ chính trị nhưng không nghèo nàn khô khan mà lai láng tình cảm, bay bổng tưởng tượng và bao giờ cũng hùng biện lâm ly dễ đi vào lòng người Ở Phan Bội châu yêu nước cụ thể là yêu non sông gấm vóc, yêu dân tộc anh hùng, yêu truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông , vì thế nên rất đau lòng khi từng tấc đất thân yêu lọt vào tay giặc Pháp Ông
đã thốt lên những tiếng căm hờn
Than ôi !L ục tỉnh Nam Kỳ Nghìn nam cơ nghiệp còn gì hay không ?
(Ai cáo Nam K ỳ phụ lão thư)
Quyết tâm của Phan Bội Châu là phải: "Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ" Cái sáng suốt
của Phan Bội Châu là ngay từ đầu, ông đã nhìn thấy kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng Nối đến tội ác của kẻ thù, ông không nén được căm giận, nên nghiến răng, rỏ lệ, hừng hực khí thế "tuốt gươm" Lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù
giặc sâu sắc đã chỉ cho Phan Bội Châu con đường "Đúc gan sắt để dời non lấp bể" Ông giáo
dục thanh niên nhưng cũng là khắc sâu thêm cho mình thái độ xả thân vì đất nước
Footer Page 36 of 16
Trang 3737
Những vần thơ yếu nước sục sôi của Phan Bội Châu thường không lên giọng giáo huấn
mà tràn đầy tình cảm và thiết tha kỳ vọng
1.2.2 Con người có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân, có hoài bão lưu danh thiên cổ
Phan Bội Châu sinh ra trong gia đình một nhà nho, sớm bộc lộ những đường nét chính
của một nhân cách lớn Ông sớm có ý thức coi việc nước là việc của mình và có niềm tin mạnh
mẽ rằng mình sẽ là người đứng mũi chịu sào, mưu đồ đại sự
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Kh ởi thiên tải hậu cánh vô thùy ? (Trong kho ảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thu ở há không ai)
(Xu ất dương lưu biệt - Tôn Quang Phiệt dịch)
Lúc nhỏ ông từng lấy tre làm súng, lấy hột vải làm đạn chơi trò bình Tây, mười bảy tuổi
thảo hịch, mười chín tuổi lập đội "thí sinh quân" Trong lúc ẩn nhẫn chờ thời, biết kết giao với
nhiều người để có thể huy động vào việc lớn ngày mai Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi cả dân tộc chìm trong đen tối, Phan Bội Châu luôn bị ám ảnh bởi người hào kiệt hành động theo chí lớn, có hoài bão lưu danh thiên cổ Đó là mẫu người anh hùng tạo thời thế, có khả năng
biến đổi lịch sử Nhà thơ Tú Xương đã có những lời thơ xiết bao trân trọng, ái mộ Phan Bội
Châu, nào là "M ấy năm vượt biển lại trèo non", "Vá trời gặp hội mầy năm vẻ / Lấp biển ra công đất một hòn" toàn là những từ ngữ biểu đạt tinh thần xoay chuyển vũ trụ Nguyễn Ái
Quốc cũng hết lời ca ngợi Phan Bội Châu là "bậc anh hùng", "vị thiên sứ" Trong khoảng hai
mươi lăm năm đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu là nhân vật trung tâm của lịch sử dân tộc, người
Việt Nam hiện đại tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, chí khí quật cường, người tiên phong mở đầu cho công cuộc cứu nước đầu thế kỷ XX cùng với Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế
Tất cả tư tưởng tình cảm của Phan Bội Châu thể hiện trong thơ văn đều thấm nhuần tình
cảm yêu nước và niềm tin mãnh liệt vào con người, vào dân tộc Chính nguồn cảm hứng sâu xa
ấy cùng với tài năng bậc thầy ấy khiến cho dù ông không muốn làm văn thơ như một nghệ sĩ
Footer Page 37 of 16
Trang 3838
mà chỉ muốn dùng văn chương làm lợi khí tuyên truyền thì văn chương đó vẫn đạt đến mức độ nghệ thuật cao và có giá trị lâu bền
1.2.3.Con người duy tân táo bạo
Có nhiều nguyên nhân làm cho người học trò tưởng như suốt đời ưung thành với tư tưởng
Khổng Mạnh này phải đổi mới từ nhận thức đến hành động Bên cạnh hoàn cảnh lịch sử, xã hội chuyển biến mau lẹ, lý do chính vẫn là vì Phan Bội Châu không bao giờ bằng lòng với chính mình, với những việc mà mình đã làm
Nhìn thế giới ngày một đổi thay mà ông canh cánh một nỗi lo nghĩ về tình trạng dân Mi
thấp kém, dân khí hèn yếu, hủ tục hoành hành , phần lớn dân tộc còn đang "mê ngủ", phải
đánh thức họ dậy Phan Bội Châu đã làm công việc này hết sức kiên trì nhẫn nại Ông ra sức cổ động chữ Quốc ngữ
Ch ữ quốc ngữ là hồn nước vậy
Qu ốc âm ta ta phải tinh tường
(C ải lương hương tục ca)
Xã hội còn lắm hủ tục nên Phan Bội Châu hô hào:
Vi ệc làm ngày phải canh tân
B ỏ ngay tục dở, theo lần thói hay
(C ải lương hương tục ca)
Cái tên "Duy tân h ội" đầu thế kỷ XX là sự phản ánh tư tưởng cách mạng và tư tưởng canh
tân của Phan Bội Châu Có được tư tưởng mới mẻ cũng như hành động táo bạo hẳn là nhờ lòng yêu nước nhiệt tình, nhờ luồng ánh sáng và ý thức hệ mà Phan Bội Châu đã nhiệt tình đón nhận
nó từ phong trào "Tân thư"
Tiếp xúc với "Tân thư" cũng đồng thời giúp ông nhận ra rằng văn chương thơ phú không
phải để ngâm vịnh (ít nhất là trong giai đoạn này) mà để tuyên truyền cách mạng Bản thân Phan Bội Châu đã thể hiện sự nhận thức ấy một cách cụ thể, khi tình hình thơ đầu thế kỷ XX
như Hoài Thanh nhận xét "Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn Ý
văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn lại lung lay" (Phan Bội Châu -Cuộc đời và thơ văn, Nxb Văn
Footer Page 38 of 16
Trang 3939
hóa, Hà Nội, 1978) Bài Chơi xuân sáng tác năm 1905 quả là ý thơ sôi nổi, mãnh liệt, khuôn
khổ câu thơ không những lung lay mà đã rạn vỡ trong hình thức ca trù cổ điển để dung chứa
một tâm hồn thơ hiên ngang, bay bổng, thể hiện phẩm chất hoài bão to lớn của nhà chí sĩ cách
mạng
Phan Bội Châu không chỉ duy tân về tư tưởng, cảm hứng mà còn canh tân về thi pháp và
thể loại Chính ông là người báo hiệu sớm nhất những cuộc cách mạng về hình thức trong các
thập niên sau Bên cạnh thể thơ Đường luật, thể thơ Bình dân giai đoạn sau năm 1925 xuất hiện
với tần số đáng để ta chú ý Đây là loại thơ tự sự kể lại những cảnh đời khác nhau của người nghèo khổ, với những số phận hẩm hiu bi đát, lời thơ giản dị, mộc mạc như lời tâm sự, kể chuyện thường ngày của người lao động
Văn học chân chính bao giờ cũng góp phần tạo ra và bồi dưỡng những phẩm chất cao đẹp cho con người, nâng cao phẩm giá con người trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Phan Bội Châu đã có công rất lớn, ông đã cống hiến cho văn học những tác phẩm giá trị, bổ sung và đổi
mới gia tài văn học dân tộc, đồng thời dân chủ hóa các loại và thể
1.2.4 Con người trải lòng cùng thi nhân
Một trong những nét nổi bật của thơ Phan Bội Châu thời kỳ "ông già Bến Ngự" là hình
ảnh người lao động nghèo khổ chiếm một vị ữí xứng đáng Ta bắt gặp họ khá nhiều trong từng trang, từng đoạn Riêng thơ, Phan Bội Châu đã dành trên năm mươi bài viết về người cơ cực Ngòi bút của ông già Bến Ngự viết về họ thật cụ thể và cũng thật xót xa
Phan Bội Châu trước hết đã thấy được văn đề cơ bản mà ông cho đó là "thuốc chữa" có
tác dụng giải mê cho người nghèo, nhưng cay đắng đối với lũ thống trị Hình ảnh cô gái sống
bằng nghề Gánh nước mướn : "Đầu mun mặt trú" tuy xấu xí về hình thức nhưng công việc lại
vô cùng cao cả vì "Khổ nỗi chết mầy thì chết nước" nên "Nặng tình nước phải thương mầy" Người lao động vất vả cực nhọc là vậy nhưng trớ trêu thay họ phải chịu cảnh đói khát "bán
con, c ầm vợ" khổ về vật chất và khổ về tinh thần Phan Bội Châu cũng không quên vạch rõ
nguyên nhân sâu xa làm nên những nỗi đau khổ của họ "sưu cao thuế nặng" và bóc trần tâm địa
dã man của thực dân đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng khiến họ phải thí thân theo
kiểu "Đã quách sang Tây đi lính mộ" Và cũng lần đầu tiên, người nông dân bần cùng dưới đáy
xã hội đã đi vào thơ ca Ấy là người nông dân lam lũ "thả cuốc buông cào", người công nhân,
Footer Page 39 of 16
Trang 40ra xã hội : "Thềm bậc vì ai khéo đặt bày", "Kẻ sao sang tột kẻ bùn lầy" Họ ước mơ được đổi
đời, vùng dậy quật ngã bất công:
Ví d ầu quả đất xoay lên mũi
X ốc ngược trời lên hỏi: Tởm chưa ?
(Phu xe than tr ời mưa)
Cùng cảnh ngộ còn có người phu đường Dưới con mắt của nhà thơ Phan Bội Châu, người
phu đường chứa chan tấm lòng vị tha "Thương người ta phải quét cho quang" và cũng đầy khí phách ''Ch ống mưa cản gió dặm mây trường" Chung số phận với họ là những em bé bán bánh
rao Viết về hạng người này, tình cảm của Sào Nam tiên sinh đã trào ra đầu ngọn bút
"Ai ăn bánh mì không ", rao rát miệng Đường lầy lội quá bước chồn chân
Ta cũng thấy trong thơ ông già Bến Ngự, một nhân vật lạ KỀ trộm gái: Con bé khốn khổ gánh nước thuê không đủ nuôi mẹ già, liều đi ăn ừộm bị bắt
Vì m ấy hôm nay mẹ tôi đau
Luôn ba b ốn ngày nhà hết gạo
Nhà thơ nghèo nghe than đau lòng quá, còn đồng bạc cuối cùng cho nó và bảo
Đêm tối ăn trộm khen cho mày Còn hơn những kẻ trộm ban ngày
Footer Page 40 of 16