Tác động do ô nhiễm phóng xạ

Một phần của tài liệu báo cáo ĐTM cho Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon công suất 1.425.000m3 cát quặng/năm tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và công suất 513.000m3 cát quặng/năm tại xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. (Trang 68 - 71)

Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động

Tác động do ô nhiễm phóng xạ

xạ là Thorium và Uranium nên bụi từ khai thác mỏ và chế biến tinh quặng sẽ có một lượng nhất định các nguyên tố trên đây tuy nhiên không nhiều.

Monazit là khoáng phức hợp gồm phosphate kim loại đất hiếm và Thorium silicate. Trong thành phần sa khoáng các mỏ còn chứa một lượng rất nhỏ Uranium tự nhiên, tồn tại ở dạng muối silicate hoặc photphat. Tuy nhiên, kết quả phân tích nguyên tố phóng xạ Thorium và Uranium cho thấy rằng tổng nguyên tố phóng xạ trong các sản phẩm khoáng tinh chế của khu vực là thấp, không ảnh hưởng tới môi trường và con người.

(1). Tác động do phóng xạ nơi chứa sản phẩm quặng thô

Sản phẩm sa khoáng Ilmenite – Zircon được lưu trữ thành đống và vận chuyển bằng xe tải chuyên dụng đến Nhà máy tuyển tinh tại Cụm CN Tân Thiện, thị xã La Gi. Trong quá trình lưu trữ và vận chuyển, hàm lượng phóng xạ của các nhân phóng xạ thải ra môi trường xung quanh. Tuy nhiên, mức độ phóng xạ trong sản phẩm quặng thô không nhiều và phát tán trên diện tích rộng nên tác động này không đáng kể.

Theo kết quả đo đạc của một số mỏ Ilmenite của thị xã La Gi cho thấy tại khu vực chưa khai thác thì suất liều chiếu xạ giao động trong khoảng 6,0 – 9,8 nC (mức giới hạn an toàn là 7,75-9,03 nC), khu vực chứa quặng thô suất liều chiếu xạ giao động trong khoảng 18,0 – 25,3 nC.

(2). Tác động do phóng xạ trong cát thải và bãi thải

Cát thải trong quá trình tuyển thô có hàm lượng quặng rất nghèo nên mức độ phóng xạ trong cát thải là không nhiều. Phát xạ Alpha và hàm lượng Thorium rất thấp nên hàm lượng phóng xạ này không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường xung quanh.

Tác động về kinh tế - xã hội

(1). Tác động tích cực

Các tác động tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực dự án bao gồm:

− Góp phần làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp của địa phương;

của khu vực cũng như địa phương khác;

− Với thị trường tiêu thụ ổn định, Dự án sẽ góp phần tiêu thụ một lượng sa khoáng nặng ven biển, thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của địa phương;

− Khi Dự án đi vào hoạt động, với sự khai thác và tận thu tài nguyên khoáng sản đúng quy định sẽ góp phần làm cho môi trường xung quanh sạch hơn, giảm hàm lượng phóng xạ ra môi trường.

(2). Tác động có hại

Cùng với những lợi ích to lớn về tăng trưởng kinh tế - xã hội, thì sự hình thành và hoạt động của Dự án cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như:

− Làm thay đổi điều kiện sinh hoạt, việc làm, thu nhập của nhân dân địa phương;

− Gia tăng dân số cơ học trong khu vực, gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong phát triển văn hóa và bảo đảm trật tự trị an tại khu vực Dự án.

Vì vậy, Chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để từng bước giải quyết triệt để các vấn đề môi trường đã phát sinh và giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án.

Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của Dự án

Các tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án đã được nghiên cứu, phân tích và đánh giá chi tiết ở trên, có thể được đánh giá tổng hợp theo phương pháp ma trận môi trường không có trọng số như trình bày trong bảng 3.19.

Bảng 3.19. Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động lâu dài của Dự án.

STT Nguồn gốc tácđộng Đất Không khí Nước Tài nguyênsinh học Kinh tế -xã hội

1 Khí thải * *** * * ** 2 Nước thải * * ** * * 3 Chất thải rắn ** ** ** * * 4 Rủi ro, sự cố ** ** ** ** ** Ghi chú : * : Ít tác động có hại; ** : Tác động có hại ở mức độ trung bình; *** : Tác động có hại ở mức mạnh.

khai thác sa khoáng, giao thông vận tải, …sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến môi trường không khí. Nước thải, rác thải trong các hoạt động sinh hoạt công nhân ảnh hưởng chủ yếu đến môi trường đất, nước… Vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tài nguyên sinh thái mà thông qua đó sẽ ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế xã hội và con người. Vì vậy những giải pháp xử lý thích hợp (chương IV) sẽ giúp cho dự án hoạt động với những ảnh hưởng đến môi trường được giảm thiểu ở mức thấp nhất có thể.

 Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường:

− Phương pháp thống kê

− Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

− Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập

− Phương pháp so sánh

− Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu báo cáo ĐTM cho Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon công suất 1.425.000m3 cát quặng/năm tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và công suất 513.000m3 cát quặng/năm tại xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w