ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng
Tác động tới chất lượng không khí
được trình bày ở mục 3.1.1.1. ở trên phát sinh các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:
− Bụi do đào đắp đất cát, san ủi mặt bằng;
− Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển và bốc dỡ: + Khối lượng thực vật từ phát quang mặt bằng; + Cát, đất phục vụ công tác san lấp mặt bằng;
+ Nguyên vật liệu phục vụ xây dựng (đá, cát, xi măng, sắt, vv..); + Thiết bị máy móc phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng;
− Hơi xăng, dầu phát sinh trong quá trình tập kết, lưu trữ nhiên liệu;
− Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của các phương tiện giao thông vận tải và các phương tiện thi công cơ giới.
− Nhiên – nguyên vật liệu rơi vãi;
− Bụi do gió cuốn từ đường lên;
− Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn sắt thép; cắt, hàn để lắp ráp thiết bị; đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường...);
− Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông vận chuyển, các thiết bị thi công;
− Mùi hôi phát sinh từ khu vệ sinh tạm của công nhân, từ nơi tập trung chất thải sinh hoạt của công nhân.
Các tác nhân nêu trên chỉ là các tác động tạm thời, không liên tục và sẽ kết thúc ngay sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng. Các tác động chính tới chất lượng không khí trong quá trình xây dựng là bụi, khí thải phương tiện giao thông vận tải và tiếng ồn. Các tác động này sẽ được đánh giá chi tiết như sau:
a. Ô nhiễm bụi trong quá trình xây dựng
Ô nhiễm do bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp, san lấp mặt bằng và xây dựng Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu phát sinh từ khâu phát quang, san lấp mặt bằng, thi công xây dựng,…) có thể gây ra các tác động xấu cho công nhân trực tiếp thi công và cho môi trường xung quanh (dân cư, hệ sinh thái), đặc biệt là vào mùa khô. Hiện tại, nồng độ bụi trong khu vực Dự án khá thấp (khoảng 0,1 ÷ 0,3 mg/m3), nhưng chắc chắn trong giai đoạn xây dựng nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể.
Bảng 3.3. Ước tính tải lượng ô nhiễm trong quá trình san lấp mặt bằng
STT Nguyên nhân gây ra ô nhiễm Ước tính tải lượng(g/m3)
1 Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng bị gió cuốn lên (bụi cát) 1÷100
2 Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, đá, cát,…) 0,1÷1
3 Xe vận chuyển cát, đất bị rơi vãi trên mặt
đường phát sinh bụi 0,1÷1
(Nguồn: Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO)
Tuy nhiên, hoạt động san lấp mặt bằng cũng như thi công xây dựng chỉ diễn ra cục bộ, các hạng mục về xây dựng chủ yếu là nhà tạm, công ty tự làm và lắp ghép; đồng thời diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng không lớn mà diện tích phát tán rộng (trên toàn diện tích dự án 57ha). Hơn nữa, khu vực cách xa khu dân cư nên mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm không khí từ bụi đến công nhân và người dân địa phương trong trường hợp này là không đáng kể. Tuy nhiên, đây là dạng bụi lắng trên bề mặt và sẽ phát tán mạnh khi có gió lốc, giông giật,… Vì thế, chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi và đảm bảo trang bị đầy đủ bảo hộ lao động trong suốt quá trình thi công xây dựng nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe và năng lực làm việc của công nhân thi công.
b. Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải và thiết bị thi công cơ giới
Các hoạt động này sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, Cacbuahydro, bụi,… Tùy theo công suất sử dụng của các phương tiện máy móc và tùy vào tiến độ công trình san lấp mà tải lượng khí thải ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện giao thông sẽ được tính toán. Tuy nhiên tác động này là rất khó dự báo cụ thể vì thiếu các số liệu tính toán cụ thể, tin cậy về tổng số lượng phương tiện hoạt động, phạm vi hoạt động cụ thể của các phương tiện, tổng số lượng nhiên liệu sử dụng, tải trọng phương tiện vận chuyển,…
Hướng phát tán gây ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí tượng trong khu vực Dự án. Các thông số về khí tượng ảnh hưởng trực tiếp đến phát tán
ô nhiễm là hướng gió và vận tốc gió. Như vậy, các vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm bụi và khói thải cũng thay đổi theo hướng gió.
Bảng 3.4. Bảng tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
STT Chất gây ô nhiễm Tác động
1 Bụi Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi;Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh đường tiêu hóa.
2 Khí axit (SOx, NOx)
Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu;
SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu;
Tạo mưa axit ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng;
Tăng cường quá trình ăn mòn các công trình lộ thiên; Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzon
3 Oxyt Cacbon (CO)
Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin và biến thành cacboxyhemoglobin
4 Khí cacbonic
Gây rối loạn hô hấp phổi Gây hiệu ứng nhà kính Tác hại đến hệ sinh thái
5 Tổng hydrocacbons Gây nhiễm độc cấp tính : suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan , thậm chí gây tử vong.
(Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 9/2007) c. Ô nhiễm do tiếng ồn từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công
Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đất, vận chuyển, xây dựng,… thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, khoan xe trộn bê tông, xe lu, xe ủi, máy phát điện,… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời.
Tiếng ồn sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, ảnh hưởng trực tiếp lên cơ quan thính giác của con người. Tuy nhiên, các ảnh hưởng trên khi tác động đến môi trường xung quanh cũng không nhiều do khối lượng thi công xây dựng không nhiều, khu vực thi công khá rộng lại cách xa khu dân cư sinh sống.
Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới được trình bày trong bảng sau. Mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách ảnh hưởng và có thể dự báo như sau:
Lp(x) = Lp(xo) + 20log10(xo/x)
Lp(xo) = Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) xo = 1m
Lp(x) = Mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA) x = Vị trí cần tính toán (m)
Bảng 3.5. Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới
ST
T Phương tiện và thiếtbị thi công cơ giới
Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) Mức ồn cách nguồn 20m (dBA) Mức ồn cách nguồn 50m (dBA) 01 Máy ủi 88 – 98 67 59 02 Xe lu 72 – 74 47 39
03 Máy xúc gàu trước 72 – 84 52 44
04 Máy kéo 77 – 96 60,5 52,5
05 Máy cạp đất, máy san 80 – 93 60,5 52,5
06 Máy lát đường 87 – 88,5 61,7 53,7
07 Xe tải 82 – 94 62 54
08 Máy trộn bê tông 75 – 88 55,5 47,5
09 Cần trục di động 76 – 87 55,5 47,5
10 Máy phát điện 72 – 82,5 51,2 43,2
11 Máy nén khí 75 – 87 55 47
12 Máy đóng cọc 95 - 106 74,5 66,5
TCVN 5949-1998: 75dBA (6 – 18h)
Tiêu chuẩn Bộ Y Tế: Khu vực sản xuất: 85 dBA (thời gian tiếp xúc 8 giờ)
( Nguồn: Mackernize, 1985)
Mức ồn tối đa do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới tại vị trí cách nguồn 20m nhỏ hơn giới hạn cho phép của TCVN 5949 – 1998. Đây là tác động không thể tránh khỏi song chỉ ở mức độ tác động thấp.
Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước