1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Đặc điểm nghệ thuật thơ Tế Hanh thời kỳ chống Mỹ

160 667 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Các sáng tác thơ Tế Hanh nói chung, giai đoạn chống Mỹ nói riêng đã có cơ sở để các nhà nghiên cứu khẳng định "là một trong những nhà thơ tài năng, thơ ca vừa có tính hiện đại vừa đậm đà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ TẾ HANH

THỜI KỲ CHỐNG MỸ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC

MÃ SỐ: 5.04.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PSG.TS PHÙNG QUÝ NHÂM

Trang 2

Header Page 2 of 123.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp luận văn hoàn thành tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với phòng Sau Đại Học, Quí Thầy Cô cùng các đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua Đặc biệt tôi xin ghi nhớ công ơn của thầy PGS TS Phùng Quý Nhâm, người

đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng chỉ dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Tôi xin ghi nhận những đóng góp quí báu cho luận văn và sẽ cố gắng tiếp tục phấn đấu hơn nữa

để vấn đề nghiên cứu có thể được mở rộng và hoàn thiện một cách toàn diện

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2003

Người thực hiện luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài: 6

2 Phạm vi của đề tài và phương hướng nghiên cứu: 7

3 Phương pháp nghiên cứu: 8

4 Lịch sử vấn đề : 9

5 Cấu trúc luận văn: 17

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ TẾ HANH 18

1.1 Đặc điểm ngôn từ: 18

1.1.1 Ngôn từ giản dị, mộc mạc, trong sáng gần với lời nói thông thường: 18

1.1.2 Ngôn từ giàu sức biểu hiện, mang chất khỏe khoắn và giàu có của ngôn ngữ đời sống: 27

1.1.3 Ngôn từ đẹp, gợi cảm nhưng đôi khi lại nông nhẹ: 35

1.1.4 Vần: 40

1.2 Hình ảnh: 47

1.2.1 Hình ảnh thực, khỏe khoắn, dung dị, nồng đượm hơi thở của cuộc sống 47

1.2.2 Hình ảnh so sánh, tượng trưng: 54

1.2.3 Hình ảnh đẹp, giàu sáng tạo: 63

1.3 Nhịp điệu: 69

1.3.1 Nhịp điệu đều đều, chậm rãi: 71

1.3.2 Nhịp điệu biến đổi bộc lộ nỗi trăn trở, day dứt: 74

1.4 Thể thơ: 77

1.4.1 Thể thơ bốn chữ, năm chữ có những đổi mới: 78

1.4.2 Thể thơ 7 chữ, 8 chữ có những cách tân thể hiện sự nhuần nhuyễn: 80

1.4.3 Thơ lục bát với những cách tân hiện đại: 84

1.4.4 Thơ tự do có những tìm tòi bước đầu: 89

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TẾ HANH 91

2.1 Không gian nghệ thuật: 91

2.1.1 Không gian địa lý: 91

Trang 5

2.1.2 Không gian nỗi niềm: 105

2.1.3 Hình tượng không gian: 115

2.2 Thời gian nghệ thuật: 118

2.2.1 Thời gian hiện thực: 119

2.2.2 Thời gian hồi tưởng, thời gian hoài niệm: 129

2.2.3 Cảm thức về thời gian trong thơ Tế Hanh: 132

2.2.4 Phương thức tổ chức thời gian: 142

KẾT LUẬN 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, Tế Hanh là một trong những cây bút tiêu biểu cùng với Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu "góp vào và tạo nên những đỉnh cao trong ngũ hành thơ ca (68, tr.40)

Vốn là người đến muộn hơn so với các nhà thơ Mới nhưng Tế Hanh vẫn là "một bông hoa còn hương sắc", "là dòng suối thầm thì róc rách đi vào những mạch thầm kín của tình đời, tình người"(68, tr.10) Nhưng từ khi tập kết ra Bắc, trong những năm 1954- 1975, thời chống Mỹ cứu nước, "tài thơ của Tế Hành mới thực sự nở rộ"(68, tr 199) Tế Hanh sẵn có một tấm lòng đôn hậu, nhạy cảm, yêu quê hương đất nước đi theo cách mạng được bồi đắp sâu sắc thêm, đằm thắm thêm Giai đoạn ấy nhà thơ đã cho ra những tập thơ: Lòng miền

Nam, Gửi miền Bắc, Tiếng Sóng, Hai nửa yêu thương, Khúc ca mới, Đi suốt bài ca, Cậu chuyện quê hương, Theo nhịp tháng ngày, Bài thơ tháng bảy Trong đó có những bài thơ nổi

tiếng được nhiều người tâm đắc Ngày nay, các bài thơ ấy cũng có trong sách giáo khoa và được giới nghiên cứu trên cả nước quan tâm Các sáng tác thơ Tế Hanh nói chung, giai đoạn chống Mỹ nói riêng đã có cơ sở để các nhà nghiên cứu khẳng định "là một trong những nhà thơ tài năng, thơ ca vừa có tính hiện đại vừa đậm đà bản sắc đân tộc"(68,tr.l20)

Tài năng của Tế Hanh không chỉ thể hiện trong nội dung sáng tác chủ yếu là đề tài đấu tranh thống nhất đất nước đáp ứng nhu cầu của dân tộc đương thời mà còn thể hiện ở sự tìm tòi học hỏi, phát huy và đổi mới trong nghệ thuật sáng tạo Nội dung và hình thức nghệ thuật của sáng tác là hai mặt thống nhất không thể tách rời Tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng có thể đứng vững và sống mãi với thời gian khi đáp ứng được tính sáng tạo hài hòa trong cả hai mặt này

Chất liệu vật chất trực tiếp làm nên tác phẩm thơ ca là ngôn từ nghệ thuật cùng tài năng sáng tạo Do đó tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật thơ Tế Hanh thời kỳ chống Mỹ sẽ góp phần quan trọng vào việc đánh giá nội dung cũng như có dịp nhìn lại và tìm hiểu về một phần sáng tạo của nghệ thuật thơ giai đoạn chống Mỹ Cuối cùng người viết tin rằng tìm

Trang 7

hiểu những sáng tạo nghệ thuật của thơ Tế Hanh giai đoạn này sẽ lý thú và bổ ích cho chuyên môn giảng dạy và nghiên cứu sau này

2 Phạm vi của đề tài và phương hướng nghiên cứu:

2.1 Phạm vi của đề tài:

Văn học là một lĩnh vực của hoạt động nghệ thuật Tác phẩm văn học bao giờ cũng được tồn tại trong một hình thức nhất định với một nội dung tương ứng Tìm hiểu tác phẩm văn học phải tìm hiểu cả nội dung lẫn hình thức Vì mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong đó là hai mặt gắn bó mật thiết nhau

Nhưng vì thời gian và điều kiện có hạn, trong luận văn này chúng tôi không đi sâu vào vấn đề nội dung của thơ Tế Hanh mà chủ yếu là đi sâu tìm hiểu về đặc điểm nghệ thuật thơ

Tế Hanh Mỗi một nhà thơ mang phong cách riêng Do đó các sáng tác cũng nổi lên những đặc điểm nghệ thuật không giống nhau Đặc điểm nghệ thuật thơ Tế Hanh có nhiều vấn đề cần nghiên cứu nhưng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề nổi trội và tâm đắc là: ngốn từ, thể thơ, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật

Tế Hanh là người tận tụy với nghề Sáng tác xuyên suốt hơn nửa thế kỉ của nhà thơ đã

để lại cho đời hơn 14 tập thơ Trong đó chúng ta cũng thấy giai đoạn chống Mỹ cứu nước

1954 - 1975 thì tài năng nghệ thuật ở nhà thơ mới thực sự nở rộ Chúng tôi chỉ tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật thơ Tế Hanh giai đoạn này với hy vọng đây sẽ là những nghiên cứu bước đầu góp phần cho nghiên cứu toàn bộ thơ Tế Hanh sau này

Do điều kiện bản thân cùng lượng thời gian có hạn chúng tôi xin được tìm hiểu vấn đề

chủ yếu trên cơ sở các tập thơ: Gửi miền Bắc, Hai nửa yêu thương, Tiếng sóng, Khúc ca

mới, Câu chuyện quê hương, Đi suốt bài ca, Theo nhịp tháng ngày và một số bài thơ của tập Lòng miền Nam được trích trong tuyển tập thơ Tế Hanh Nhà xuất bản văn học Hà Nội 1997

Tuy nhiên, chúng tôi cũng thám khảo các sáng tác của Tế Hanh ở giai đoạn trước và

sau thời gian đó như: Hoa niên, Con đường và dòng sông, Giữa những ngay xuân, Bài ca sự

sống và các bài thơ trong tuyển tập thơ/Tế Hanh cũng như một vài tác phẩm sáng tác sau

này

2.2 Phương hướng nghiên cứu:

Trang 8

Để hoàn thành luận văn này trước hết chúng tôi đọc, tham khao toàn bộ tài liệu có liên quan, dựa vào những sáng tác của Tế Hanh chủ yếu là các tác phẩm thuộc giai đoạn chống

Mỹ cứu nước để xác định những đặc điểm nổi bật về vấn đề ngôn từ, thể thơ Tiếp theo luận vãn sẽ đi vào tìm hiểu về thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật của thơ Tế Hanh dưới góc độ thi pháp

3 P hương pháp nghiên cứu:

Để đạt hiệu quả trong nghiên cứu, ngay từ khi đến với đề tài này chúng tôi cố gắng tìm

và chọn những phương pháp phù hơp, khoa học để khám phá, tìm hiểu vấn để Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn này ở nhiều mức độ khác nhau chủ yếu sử dụng một số phương pháp sau:

3.1 Phương pháp nghiên cứu hệ thông:

Luận văn sử dụng phương pháp hệ thông để xác định thơ Tế Hanh giai đoạn 1954 -

1975 nằm trong hệ thống thơ ca chống Mỹ ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Tế Hanh là một trong những nhà thơ lớn lên bắt nguồn từ phong trào thơ Mới và tiếp tục qua giai đoạn chống Mỹ trở thành nhà thơ hiện đại Việt Nam Đặt ông trong hệ thống này luận văn xác định những vấn đề chung về nghệ thuật giữa thơ ông và thơ ca của thời đại Từ đó khẳng định những đặc sắc mới lạ, những đóng góp sáng tạo về nghệ thuật nói riêng của thơ Tế Hanh giai đoạn này cho nền văn học dân tộc Luận văn cũng đặt giai đoạn sáng tác thơ 1954 - 1975 vào hệ thống văn học hiện đại Việt Nam bên cạnh những nhà thơ cùng thời như Xuân Điệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu để thấy được những nét đặc

trưng riêng biệt của thơ ông với các nhà thơ cách mạng này

Sử dụng phương pháp hệ thống này người viết đặt thơ Tế Hanh trong nền văn học đấu tranh cách mạng xã hội chủ nghĩa để giải quyết một số vấn đề của luận văn

3.2 Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh trong luận văn này là để vận dụng so sánh thơ Tế Hanh với một

số nhà thơ cùng thời như Xuân Diệu, Huy Cận nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ Tế Hanh Phương pháp so sánh còn dùng để đánh giá sự

Trang 9

chuyển biến về nghệ thuật của thơ Tế Hanh giai đoạn chống Mỹ cứu nước với các giai đoạn trước và sau đó

Người viết còn vận dụng phương pháp tiếp cận thi pháp để đi sâu tìm hiểu các đặc điểm nghệ thuật cụ thể của thơ Tế Hanh thời chống Mỹ như: hình ảnh, thể loại, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật,

Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu luận văn còn sử dụng một số thủ pháp, biện pháp như: thông kê, lập biểu mẫu, phân loại nhằm nắm bắt cụ thể hơn về thể thơ, ngôn từ thơ, hình ảnh thơ, Từ đó làm nổi bật hơn sự sáng tạo về nghệ thuật thơ Tế Hanh Điều đương nhiên là các phương pháp trên được thực hiện phối hợp nhau trọng quá trình khảo sát, đánh giá các vấn đề ở nội dung của luận văn

Tóm lại, văn học gắn liền với sự nhận thức đồng thời gắn liền với tình cảm Xuất phát

từ đối tượng nghiên cứu, từ mục đích của luận văn người viết chú trọng cách tiếp cận từ văn bản Cách tiếp cận này đòi hỏi phải chú ý đến ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm "Đây là một hướng nghiên cứu cần thiết, có khả năng tăng cường tính khách quan trong khoa học" (30, tr.40)

4 Lịch sử vấn đề :

Tế Hanh thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của phong trào thơ Mới, là một trong những cây bút tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại Thơ ông xuất hiện khá muộn trên thi đàn so với các nhà thơ cùng thời Nhưng ngay từ tập thơ đầu tay ra đời đã tạo nên ấn tượng khó phai trong mắt của giới nghiên cứu bấy giờ

Tập thơ đầu tiên Nghẹn ngào ( Hoa niên) ra đời năm 1939, Nhất Linh đã cho hay: "Tế

Hanh có một linh hồn rất phong phú, có những rung động rất sâu sắc và diễn tả tâm hồn ông

có đủ nghệ thuật về cách đặt câu, tìm chữ " (68, tr.283)

Đến 1941, Tế Hanh được Hoài Thanh trân trọng giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam

và nhận thấy "Tế Hanh là một người tinh lắm Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm

thanh như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương như tiếng hát của hương đồng quyến rũ

con đường quê nho nhỏ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy

Trang 10

một cách mờ mờ, cái thế giới của những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật" vì

"người sẵn có một tâm hồn tha thiết" và "sự thành thực không thể ngờ được"(106, tr 146) Sau cách mạng, Tế Hanh luôn tận tụy, làm việc cật lực với cây bút của mình và để lại hơn mười tập thơ Điều đặc biệt là hầu hết các sáng tác của Tế Hanh xuất hiện đều được bạn đọc và giới nghiên cứu quan tâm Nhờ đó những bài phê bình kịp thời, công phu về các tập thơ cũng ra đời Các bài viết đều làm nổi bật lên những đặc sắc, thành công và hạn chế cả về nội dung lẫn nghệ thuật của từng tập thờ theo quá trình sáng tác của tác giả Nhìn chung những ý kiến, nhận xét đó đều tương đối thống nhất nhau

Nguyễn Đình trên Báo Văn học số 6, ngày 15 -7- 1958 đã nhận thấy ở Gửi miền Bắc

"Tế Hanh có một tâm hồn thơ tế nhị, một sức rung cảm sâu sắc và mau nhạy, một bút pháp vững vàng và dễ hiểu như những lời mộc mạc trong ca dao và thường là duyên dáng, ý vị dễ

đi vào tình cảm con người" Ở đây Tế Hanh đã khẳng định cái "thiết tha và vững chắc của

mình so với cái rụt rè có phần chập chững trong Hoa niên"

Trên Tạp chí Văn nghệ số 40 tháng 9 năm 1960, Lê Đình Kỵ đã nhận thấy "Tiếng

là ở Tiếng sóng 1 những bài thơ viết dưới "hình thức những mẩu chuyện riêng rẽ", "có thể

coi như một mảng trường ca về những người lao động vùng biển" Tiếng sóng 2 Tế Hanh

"cũng tỏ ra có một tâm hổn dễ rung cảm, chất thơ đậm đà, lời thơ trong sáng" Tuy câu thơ

có gì êm ả quá "có vẻ bày biện sắp đặt" nhưng "dễ đi vào lòng người, có cái tiếng ngân hiền dịu êm xa"

Tiếng sóng còn được Đỗ Hữu Tấn trên Nghiên cứu văn học, số 1, 1961, "coi là thành

công quan trọng", là "tiếng hát của một tâm hồn dễ rung cảm, một tâm hồn tế nhị" Tiếng

thực được phản ánh cũng như về trình độ trau chuốt của nghệ thuật" Có thể nói các nhà

nghiên cứu đều khẳng định "Tiếng sóng mở ra triển vọng mới cho Tế Hanh" và chứng tỏ

Tế Hanh còn có thể tiến lên nhiều nữa

Năm 1962, Chế Lan Viên trong Phê bình văn học, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội,

nhận thấy sự biến chuyển rõ rệt qua 15 năm cách mạng Ở Tế Hạnh : vẫn là lối "suy tưởng

một cách chân thành" nhưng qua Tiếng Sóng, Tế Hanh tiến thêm một bước trong lối nhìn

Trang 11

hiện thực, "Tế Hanh ngọt ngào như trước và hơn trước, là một Tế Hanh thực hơn, khỏe hơn,

có suy nghĩ hơn" "Thơ chuyện của Tế Hanh - trừ bài Người thủy thủ và con chim én, Cái

chết của em Ái khá đạt /về tình cảm và nghệ thuật, còn thì đang ở vào trình độ bình

thường"

Đến Hai nửa yêu thương cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Nguyễn Đình ở Tạp chí Văn học số 5, 1963 đã cho biết " về hình thức thơ, Hai nửa yêu thương đã có nhiều

tìm tòi mới tránh được cái đơn điệu của khá nhiều tập thơ khác nhưng những hình thức mới

ở đây còn chưa nhuần nhị" "còn đơn giản khô khan, làm rơi rụng đi khá nhiều cái ngọt

ngào, cái nên thơ dễ cảm vốn có" Cũng trên tạp chí này, Thiếu Mai nhận thấy ở Hai nửa

yêu thương "tình cảm của Tế Hanh càng được phát triển thêm, thiết tha hơn, đồng thời

cũng khỏe khoắn hơn" Bên cạnh "hình tượng ít chất thơ", "ngôn ngữ ít hình tượng, xa lạ với khiếu thưởng thức thơ của quần chúng" thì Tế Hanh cũng "có những tìm tòi đáng kể" là

"dùng nhiều hình thức diễn đạt khạc nhau tùy theo tình cảm ở từng bài thơ, tránh cho tập thơ không khí đều đều dễ chán" Vì thế Tế Hanh càng xứng đáng hơn với danh hiệu "nhà thơ của miền Nam"

Bước tiến mới của Tế Hanh về mặt tình cảm, tư tưởng đã được Hoàng Minh Châu trên Báo Văn nghệ số 12, ngày 19-7-1963 nhận thấy: "Tình cảm anh lớn lên cùng đất nước" nó

"kết tinh được cái lớn lên về cảm xúc và trí tuệ" Mặc dù nhà thơ "có sự sáng tạo" nhưng

"chưa thật hoàn chỉnh" Có bài "anh muốn thể nghiệm một lời thơ phá thể để chứa cho hết ý nhưng chính vì chưa điều khiển nổi nên để ý lấn sang tình", "một số bài chưa thật kết tinh nhuần nhuyễn"

Cùng với Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương đã đánh dấu thêm những thành công của

Tế Hanh Trên Báo Nhân dân, ngày 2 -11-1963, Trần Hữu Thung thấy Tế Hanh "đã làm giàu thêm cho thơ mình bằng cách nói mới" "đáp ứng những tư tưởng tình cảm chung", Tế Hanh "không ngừng tìm tòi để diễn đạt thơ mình" Và phần lớn thơ Tế Hanh thành công ở phần dịu ngọt, tâm tình, Từ đó đi đến nhận xét chung thơ Tế Hanh "là những vần thơ chân thật, trẻ trung, êm dịu, có bản sắc"

Năm 1966, Khúc ca mới ra đời Sau đó, trên Báo Văn nghệ số 224 , ngày 11-8-1967,

hai nhà nghiên cứu Lê Tố, Nguyễn Xuân Nam đã chỉ ra trong đó "ngọn lửa thôi thúc hành động" "Bên giọng yêu thương ngọt ngào quen thuộc Tế Hanh đã có thêm những khúc hát

Trang 12

chiến đấu" Và "hào khí trong thơ Tế Hanh đã có phần mạnh hơn so với các tập thơ trước" Các nhà nghiên cứu cũng thấy "Tế Hanh sử dụng ngôn ngữ, vần điệu khá thành thục" " ít khi gặp phải những vần điệu trúc trắc, sạn sỏi", "không bị gò bó vào một khuôn khổ nào của thơ" Câu thơ "rất dễ đàng, lưu loát" Khi cảm xúc đến là nhà thơ có được những lời và vần điệu trong sáng, bình dị

Nghiên cứu "Đường thơ của Tế Hanh", Thiếu Mai ở Tạp chí Văn học số 2-1969 đã khẳng định: "cái hay của Tế Hanh là một cái hay dễ cảm thấy mà rất khó nói" "Đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ của Tế Hanh là lòng chân thành, cảm xúc dồi dào ý nhị” Qua từng chặng đường, Tế Hanh đã "cố gắng tránh sự đơn điệu trong hình thức biểu hiện, làm cho phong cách thơ của mình đa dạng hơn" và tạo được "những hình ảnh độc đáo" "dạt dào cảm xúc" "khỏe chắc và chứa một nội dung khá sâu"

Thiếu Mai nhận xét: "Vế hình thức diễn đạt, Tế Hanh có nhiều tìm tòi", "hình thức câu thơ 8 chữ được nhà thơ phát triển thành câu 9, 10 chữ" Nhưng những tìm tòi của nhà thơ "chưa tạo thành những nét mới, ổn định trong sự phát triển tất yếu của phong cách thơ Tế Hanh"

Tế Hanh vẫn là nhà thơ "nắm bắt cái đẹp và nhạy" "lời thơ dào dạt cảm xúc"

Anh Tố trên Báo Văn nghệ số 337, ngày 1-1 -1971 cũng đưa ra cảm nghĩ của mình khi

đọc Đi suốt bài ca "Cái giàu xúc cảm chân thực được thể hiện qua những lời thơ trong trẻo,

giản dị" Tế Hanh "không đeo đuổi những hình ảnh cầu kỳ, hoặc suy tư triết lý", "giọng thơ

Tế Hanh là một giọng thơ đôn hậu, không cao đạo Thơ anh giàu tình cảm hơn là giàu hình ảnh Câu thơ thường mang dáng dấp chân thực, trong sáng, gần gũi quần chúng" "Tình của

Tế Hanh có gì thiết tha, đầm ấm, thâm trầm, thắm thiết" Tuy nhiên ngôn ngữ thơ còn dàn trải, "Tế Hanh thường thành công nhiều trong thể loại lục bát, hoặc thơ 5, 7, 8 chữ quen thuộc" "Thơ tự do Tế Hanh chưa tạo được một thế hài hòa giữa lời và cảm xúc, giữa ý và tình"

Trong Nhà văn và tác phẩm, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội, 1971, Hà Minh Đức đã

nhận thấy: "tâm hồn thơ giàu cảm xúc" làm cho thơ Tế Hanh "có một phong vị riêng"

"Bước chuyển biến có ý nghĩa quan trọng về mặt nghệ thuật " của Tế Hanh "góp vào thơ đấu tranh thống nhất đất nước một tiếng nói sâu sắc, có giá trị" Có thể nói "cảm xúc chân thành tha thiết" đã giúp Tế Hanh "nói lên bằng nhiều cách nói, nhiều giọng điệu, nhiều hình

Trang 13

ảnh" "Tế Hanh đã có nhiều đóng góp cho nền thơ ca hiện đại", "là một nhà thơ có bản sắc

và phong cách riêng", "luôn có ý thức tìm tòi, trăn trở, cố gắng để tự vượt lên mình"

Hoài Anh đã đọc Câu chuyện quê hương trên Tạp chí Tác phẩm mới số 35, tháng 3

-1974 và nhận thấy cai giọng riêng "dễ dễ mà rất khó ở Tế Hanh" "nó trong sáng và chân chất, đi thẳng vào lòng người, không uốn éo, không lên gân, không gò nặn", "thơ anh là tiếng nói của trái tim"

Cũng về một Câu chuyện quê hương trên Báo Văn nghệ số 563 , ngày 16 -8 -1974,

Trường Lưu đã chỉ ra: "Bài thơ sân khấu là một trong những sáng tạo” của nhà thơ "Bài thơ có phân cảnh đối thoại, độc thoại, cổ hồi tưởng, liên tưởng, Đó là sự kết hợp giữa tự

sự và miêu tả, giữa phản ánh và khắc họa, giữa dung lượng câu chuyện cần có và những chi tiết sống theo yêu cầu của một hình thức thể loại mà tác giả sáng tạo nên" Ở đây "Tế Hanh

đã tạo cho mình một cách khám phá hiện thực và từ đó tạo ra một cách miêu tả" Đây là tập thơ đa dạng về bút pháp "có bài tác giả đang thể nghiệm một hình thức: để sự việc trần trụi hiện ra mà không cần có hình ảnh, vần điệu"

Trên Tạp chí Tác phẩm mới, số 43, 44, tháng 11 và 12 -1974 Phong Lan đọc Theo

nhịp tháng ngày và nhận thấy thơ Tế Hanh "là ánh phản quang của một tâm hồn nhân hậu,

dễ rung cảm và hơi mơ màng" Và cũng Theo nhịp tháng ngày, trên Báo Văn nghệ số 533,

ngày 15-3-1975, Vũ Quần Phương cho rằng sở trường quen thuộc của Tế Hanh là "một cách viết trong sáng và bình dị", "thơ là một sự giãi bày"

Về tâm hồn phong cách sáng tạo, Hà Mình Đức trong Nhà văn Việt Nam 1945-1975,

tập II, Nhà Xuất Bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Hà Nội, 1983, nhận thấy "Tế Hanh là một tâm hồn giàu tình cảm, giọng tâm tình trong trẻo, sâu lắng" "Thơ Tế Hanh không phải là tiếng nói thơ ca có âm vang sâu rộng Dòng thơ anh như một con suối nhỏ chảy bền bỉ theo tháng năm" Trong nghệ thuật biểu hiện, Tế Hanh không lộ rõ sự sắc sảo, tài hoa, mà âm thầm , đằm thắm, ý vị

"Tinh cảm chân thật, cách viết trong sáng là ưu điểm nổi bật ở Tế Hanh" Vũ Quần

Phương trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1984 đã

khẳng định: với Tế Hanh "thơ là sự giãi bày", "tâm tình là giọng điệu chung" "Tế Hanh cũng tìm tòi những cách biểu hiện khác để tạo vẻ phong phú trong bút pháp" nhưng nhược

Trang 14

điểm ở Tế Hanh là "sự kể lể" Nhưng từ khi đi theo cách mạng, Tế Hanh đã có được bước tiến quan trọng trong sáng tác Và trên Báo Văn nghệ số 5, 6 ngày 2 -2 -1986, Chế Lan Viên

đã khẳng định: "Nhờ có cách mạng, nhờ có nhân dân, Tế Hanh đã đem một chất mới cho bản thân mình, riêng của mình rất Tế Hanh" đóng góp vào cái chung của nền văn học "Tế Hanh mở rộng mình ra, đối thoại cùng khách thể"

Trong lời giới thiệu Tuyển tập Tế Hanh, Nhà Xuất Bản Văn học 1987, Mã Giang Lân

cho hay "sau cách mạng, thơ Tế Hanh đang mở ra, đang vượt lên đã phản chiếu một cách trung thực xã hội và hành trình tâm trạng của nhà thơ để cuối cùng đã tự bồi dưỡng, tự làm giàu cho mình rất nhiều" Nhà nghiên cứu đã đi sâu khám phá những biểu hiện tốt cả nội dung lẫn nghệ thuật ở Tế Hanh trong từng tập thơ Bên cạnh những tìm tòi còn ở bước thể nghiệm, nghĩ đến Tế Hanh người đọc nghĩ đến "một hồn thơ đôn hậu, hiền lành nhiều rung động" Ngôn ngữ đẹp, gợi cảm, mộc mạc, giản dị, thời gian hồi tưởng, không gian nhớ nhung, xa cách

Năm 1989, trong Tuyển tập thơ Tế Hành 1938 -1988 Phạm Hổ đã khai thác tâm

trạng Tế Hanh và nhận thấy "màu sắc trầm lặng, tin yêu" trên bầu trời thơ ca Việt Nam; Và đây là "nhà thơ của những tình cảm quê hương, của những tấm lòng nhớ thương, xa cách, của sự đấu tranh chống lại sự cô đơn để vươn tới tin yêu"

Trên Báo Văn nghệ số 18, ngày 5 -5 -1990, Lê Quang Trang đã đi tìm đường thơ Tế Hanh và cho thấy "phải đến sau 1954 cho đến những năm 60, thơ Tế Hanh mới đạt độ chín" Nhà thơ "lựa chọn những gì dịu nhẹ, sâu lắng" "Đầu những năm 80 thơ ông có

những bước chuyển khá mạnh Suy nghĩ đằm lại, chiều sâu tư tưởng tăng lên lời thơ tiết

kiệm đi" Vì vậy, "ông là một trong vài ba cây bút lão thành ít bị cũ trước chuyển động của thơ hôm nay"

"Nghĩ về một câu hỏi của anh", Ngô Quân Miện trên Báo Văn nghệ số 23, ngày 8

-6-1991 đã nhận ra "Tế Hanh có một khả năng cảm nhận và truyền cảm khá nhạy bén và tinh vi" "tứ thơ có chiều sâu"

Anh Ngọc trên Báo Thể thao và Văn hóa số 37, ngày 14 -9 -1991 đã thấy 55 năm ấy,

thơ Tế Hanh đã chia làm hai nửa rõ rệt cả về nội dung lẫn hình thức "Nửa thứ nhất là những bài làm sơ lược, cảm xúc nghèo nàn, hình thức cũng thô sơ, cạn cợt" Nửa thứ hai

Trang 15

"giọng thơ da diết có cái cốt lõi là tình cảm thơ chân thực" "Tế Hanh đã thành công ở nghệ

thuật cấu trúc: cấu tứ và lập ý", "khéo đưa những quan sát tinh tế vào thơ mình" "Tế Hanh vẫn bảo toàn được chất riêng của mình qua mọi biến thiên của thời cuộc khiến cho dòng thơ ông, dẫu có lúc đầy vơi song không bao giờ đứt đoạn hay lạc dòng"

Tìm hiểu đôi nét đặc trưng thơ Tế Hanh, Trường Lưu trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật

số 8, 1994 thấy "bút pháp trữ tình thiết tha và chân thật" của "một tâm hồn trong trắng, hình ảnh mộc mạc, cụ thể được thi vị hóa thành thơ rất thật và rất gần gũi đời thường", "lời thơ chân thành dịu dàng"

Vương Trí Nhàn trên Báo Thể thao và Văn hóa số 29, ngày 20-7 -1996 đã khẳng định

Tế Hanh có "một cuộc đời sống trọn vẹn với thơ, là một nhà thơ chuyên nghiệp giọng thơ thường từ tốn, lưng chừng" nhưng "có sức truyền cảm riêng do cái vẻ hồn nhiên bột phát của nó"

Tế Hanh trọn đời cho thơ là nhận xét của Ngô Văn Phú trong Các nhà văn mới được

giải thưởng Hồ Chí minh, Nhà Xuất Bản Hội nhà văn Hà Nội, 1997 Và nhà nghiên cứu

thấy "thơ tế Hanh là một giọng riêng, hồn thơ, cốt cách, con chữ, cách nghĩ đằm hơi thơ, giọng điệu của quê hương xứ sở mà những nét hiện đại vẫn rất rõ Thơ ông có vẻ giản dị, thậm chí có lúc dễ dãi nhưng nhiều bài tính triết lý lại rất cao" "Tâm hồn và tình cảm của ông đối với thơ, với đời vẫn thiết tha đằm thắm"

Mã Giang Lân ở Tuyển tập Tế Hanh, tập II, Nhà Xuất Bản Văn học, Hà Nội, 1997

đã khẳng định: "cái tạng Tế Hanh: giản dị, trong sáng, tinh tế mà đậm tình đất nước" Cũng trong lời giới thiệu tuyển tập này, tác giả nhận thấy ngay từ buổi đầu xuất hiện tiếng nói thơ

ca Tế Hanh ấm áp và non tơ khác hẳn các nhà thơ tỏa sáng cùng thời bấy giờ "Tế Hanh là nhà thơ của đời thường Chất liệu đời thường gần gũi được Tế Hanh trân trọng khai thác"

"cảm xúc tinh tế, những liên tưởng thi vị trước cái đẹp muôn đời của thiên nhiên", "hồn thơ chân thật gắn bó với cuộc đời"

Năm 1998, trên Văn nghệ Quảng Ngãi, xuân Mậu Dần, Trương Quang Lộc cho rằng thơ Tế Hanh đã chịu ảnh hưởng của các nhà thơ Pháp như Baudelaire ở chỗ "dùng từ bạo, hình ảnh bạo" và chịu ảnh hưởng chủ yếu ở Verlaine Vì vậy mà "những sự vật trong đời

thường" luôn có trong thơ Tế Hanh Cũng vào năm 1998, Võ Văn Trực trong Gương mặt

Trang 16

những nhà thơ, Nhà Xuất Bản Văn học, Hà Nội khẳng định: "cái hay của Tế Hanh là ở sự

tự nhiên, giản dị, trong sáng Tế Hanh tạo cảm giác giỏi" Từ đó "gây ân tượng" tạo nên

"dòng sông thơ trong trẻo"

Đặc biệt, vào năm 1999 có nhiều nhà nhiên cứu quan tâm đến thơ Tế Hanh và có nhiều

bài viết ra đời Nguyễn Diên Xướng ở Tạp chí Cẩm Thành số 18, tháng 1-1999 nhận thấy Tế

Hanh "có những câu thơ dung dị như lời trần tình thành thực, có tâm thức về một vùng sông biển, sông biển quê nhà như một nhịp điệu hồi hoàn" Và Báo Người Hà Nội, số 18, ngày 1 -5 -1999, Phạm Văn Lam đã thấy trong thơ Tế Hanh "nỗi niềm da diết hướng về miền Nam ruột thịt với giọng điệu tâm tình thủ thỉ mà đằm thắm không nguôi" nên đọc

thơ Tế Hanh ta thường bắt gặp nỗi chia cắt

Tìm hiểu một phương diện khác của thơ Tế Hanh, trên Tạp chí Tác phẩm mới, số

5-1999 Mã Giang Lân cho rằng "ông là người coi trọng hình ảnh, và có ý thức xây dựng một

thế giới hình ảnh phong phú để biểu hiện thế giới cảm xúc đa dạng của tâm hồn" Đó là

"hình ảnh thực khỏe khoắn, dung dị và nồng đượm hơi thở của đời sống" Sở trường của Tế Hanh là ở sự sáng tạo những hình ảnh cụ thể, gần gũi, nhỏ gọn không chói gắt về màu

sắc "Thế giới hình ảnh trong thơ Tế Hanh được sáng tạo bằng tư duy nghệ thuật độc đáo, bằng thi pháp mang dấu ấn tài hoa và tinh tế của nhà thơ."

Trong Văn học -Một cách nhìn, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1999, Mai

Hương đã khám phá giọng điệu thơ Tế Hanh và thấy rằng "chất giọng chủ đạo, quán xuyến của thơ Tế Hanh là: giọng tâm tình giãi bày" có lúc nghẹn ngào, day dứt, suy tư

Qua các bài nghiên cứu trên, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đã khai thác từng phương diện, từng tập thợ, từng chặng đường thơ mà Tế Hanh đã đạt được Từ góc độ đó, người nghiên cứu, người đọc có điều kiện hiểu rõ hơn tầm vóc, tài năng nghệ thuật, sự sáng

tạo không ngừng cống hiến quan trọng, lớn lao ở nhiều phương diện của Tế Hanh đối với sự

phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại

Tóm lại, từ những góc nhìn vấn đề không hoàn toàn giống nhau nhưng các tác giả nghiên cứu ít nhiều đã:

+ Khẳng định Tế Hanh là nhà thơ tận tụy, có những tìm tòi sáng tạo đóng góp cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam

Trang 17

+ Khẳng định tài năng thơ, những sáng tác độc đáo của thơ Tế Hanh về nghệ thuật Tế Hanh có một hồn thơ chân thực, tinh nhạy, giàu cảm xúc

+ Khái quát những đóng góp nổi bật ở từng tập thơ và sơ lược những chặng đường phát triển của thơ Tế Hanh Từ đó khẳng định những bước tiến, những cách tân nghệ thuật ở một vài phương diện của thơ Tế Hanh

Tiếp thu theo cách kế thừa và phát huy những thành quả của các cồng trình nghiên cứu

đi trước cũng là để góp phần nhận thức, khám phá thấu đáo hơn, toàn diện hơn về đặc điểm nghệ thuật thơ Tế Hanh thời kỳ chống Mỹ

5 Cấu trúc luận văn:

Trong luận văn này, sau khi trình bày Mở đầu chúng tôi đi vào Nội dung Nội dung

luận văn được trình bày trong hai chương:

Chương 1: Đặc điểm ngôn từ và thể thơ trong thơ Tế Hanh

Chương 2: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Tế Hanh Sau đó chúng tôi Kết luận Và cuối cùng là trình bày Tài liệu tham khảo

Trang 18

C HƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ

TẾ HANH

1.1 Đặc điểm ngôn từ:

Văn học là nghệ thuật ngôn từ Ngôn từ nghệ thuật trong văn học là sự kết tinh cao nhất, sự thăng hoa từ ngôn ngữ toàn dân Giá trị bền vững của một tác phẩm một phần nhờ vào sức sống của ngôn từ Thơ ca là tiếng nói của trái tim, của tình cảm nên ngôn ngữ thơ ca

là ngôn ngữ được chọn lọc, kết tinh cao độ Như vậy, sáng tạo văn chương cũng đồng thời

là quá trình sáng tạo ra ngôn từ nghệ thuật

Ngôn từ thơ Tế Hanh mang những đặc điểm riêng của phong cách Tế Hanh, đồng thời cũng mang những dấu ấn chung của ngôn ngữ trong giai đoạn xã hội đương thời Ngôn từ thơ Tế Hanh giai đoạn 1954 -1975 nằm chung trong ngôn ngữ thơ chống Mỹ cứu nước Nhưng ở thơ Tế Hanh thế giới ngôn từ nghệ thuật ấy có những đặc điểm riêng nổi bật mà khó lầm lẫn với các nhà thơ khác cùng thời

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê biển, Tế Hanh đã in sâu trong tiềm thức của mình nét ngôn ngữ giản dị, mộc mạc của người dân sông nước Ngoài việc kế thừa và phát huy năng lực sáng tạo của cha ông, nhà thơ còn có một tấm lòng chân thật "đến với thơ ca bằng

sự thành thật, không thể ngờ được" "Tế Hanh đã sống hồn nhiên giữa cuộc đời và ít giấu mình trên trang giấy Trong đời đã vậy, mà trong nghệ thuật lại càng như vậy Trong bối cảnh mà mỗi nhà nghệ sĩ cũng là một nhà chính trị chất hồn nhiên bản năng là điều đáng

quí." (68, tr 181) Giai đoạn chống Mỹ, Tế Hanh đã đưa vào thơ một cách tự nhiên, chân thật, không cầu kỳ hàng loạt những lớp từ bình dân Và "cái hay của Tế Hanh là ở sự tự nhiên, giản dị, trong sáng, Ta có cảm giác như anh không cần đẽo gọt công phu mà tự nhiên nó thốt ra như thế" (68, tr.247) Đưa tiếng nói của quần chúng vào thơ là một cố gắng của thơ kháng chiến nói chung và là một đặc điểm nghệ thuật của ngôn từ thơ Tế Hanh Điều này chứng tỏ Tế Hanh đã có một quan niệm đúng, một tình cảm chan hòa với nhân

Trang 19

dân, một nhận thức mới về tiếp thu truyền thống và sang tạo Từ đó sáng tác của Tế Hanh đáp ứng được nhu cầu thực tế và đạt hiệu quả nghệ thuật

Người đọc nhận thấy trong thơ Tế Hanh hàng loạt những tên sông, tên đất, tên người, số liệu, thời gian xuất hiện một cách chân thực, cụ thể Những tên đất quen thuộc: Quảng Ngãi, Mỏ Cày, Phú Lợi, Mộc Châu, Bình Định, những dòng sông Trà Bồng, Trà Khúc, Nậm Rôm, Hiền Lương, sông Lam, sông Mê Kông, sông Mã gắn với những địa danh ấy là những cách gọi tên người bình dị của làng quê: chị Duyên, anh Hải, chị Diệu, chị

Lý, anh Vịnh, chị Vân, em Ái, Thủy, Yên, Lớp từ này xuất hiện với mặt độ khá dày đặc trong tác phẩm góp phần làm cho lời thơ cụ thế, gần gũi với cuộc sống Và cái chân thật đến không ai ngờ được khi đọc những câu:

Một chấm đỏ trên bản đồ nước Việt

Một chấm xanh trên bãi Thái Bình Dương

(Tiếng sóng) Dừng chân dưới một quả đồi

Gỡ từng sợi cỏ, tôi ngồi nhìn thu

(Thu)

Cách nói thẳng, bộc trực như vậy giúp lời thơ thêm rõ ràng trong sáng, không cầu kỳ

mà giản dị, tự nhiên Khi lòng căm thù sục sôi, lời thơ Tế Hanh như lời nói hàng ngày đầy căm phẫn:

Chúng tao chi có câu này

Thề cùng giặc Mỹ có mày không tao

Nơi chúng bay giết người

Thì chúng b ay phải chết

(Câu chuyên quê hương)

Trang 20

Tế Hanh sử dụng rất nhiều những từ mang phong cách khẩu ngữ tạo nên không khí cuộc sống làng quê rất dân dã, bình dị góp phần làm nên đặc điểm ngôn từ trong thơ như:

bấm tay, đó đây, ngước nhìn, chắc gì, quá chừng, lột vỏ, sáng trưng, nhìn vô, mắc nghẹn, nát bét, lởn vờn, ngủ vùi, nhỡ, tận số, bèn kể lể, nín lặng, chắc là, chòm xóm, lén lút, ngóng, rùm beng, xỏ lá, sạch trơn, ghé chơi, mạt vận, đừng hòng, chưa từng thấy, con nít, không

h ề, bộ hạ, ế ẩm, ruột rà, mặt mày, thò lò, lần chót, vụ chót, đừng mong, Đây là một chú ý,

một biểu hiện của nghệ thuật ngôn từ mà tác giả mong muốn:

Tôi muốn viết những lời thơ dễ hiểu

Như những lời mộc mạc trong ca dao

(Điệu quê hương)

Trong thơ Tế Hanh hình thức ngôn ngữ đối thoại rất phổ biến Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ kể chuyện trong thơ làm chúng ta cảm thấy như lời nói hàng ngày Bởi không chỉ bản thân ngôn ngữ mà cách diễn tả ngôn ngữ trong thơ cũng đơn giản dễ hiểu Đọc những câu thơ như thế chúng ta có cảm giác như đọc những câu văn xuôi, câu nói hàng ngày nhưng giàu sức biểu cảm, đạt hiệu quả cao trong việc biểu lộ cảm xúc

Nếu ai hỏi ta: chân lý ở đâu? Ta sẽ trả lời: chân lý

Từ một lời di chúc cửa tình thương

(Bác để lại)

khi cả bài thơ được Tế Hanh xây dựng theo kết cấu đối thoại giữa hai nhân vật

bằng ngôn ngữ nói như: Mẩu chuyện ở Quảng Bình, Câu chuyện hai người gặp lại, Những

câu hỏi dưới đất, Ngày mai khi trở về, Trong suốt Mẩu chuyện ở Quảng Bình là lời đối

thoại giữa hai nhân vật:

Anh hãy để tôi xuống!

Tôi còn đi được mà

- Chị để tôi cõng chị

Đường bệnh Viện còn xa

Trang 21

Lời thơ kể chuyện tự nhiên mà có sức truyền cảm Chẳng hạn đoạn cụ già vớt được xác anh

Hải trong Chị Duyên anh Hải:

Chị Duyên ơi! trời chẳng phụ người hiền

Nên chúng tôi vớt được anh lên:

Anh ở với bà con, nghe anh Hải!

Mặt khác, hệ thống những từ chỉ thời gian ước định như: thuở trước, ngày trước, hôm

đó, xưa kia, cách đây mười năm, mười năm về trước, ngày mai, ngày nào, mới ngày

hợp với phong cách khẩu ngữ quen thuộc của người dân

Cuộc đời thuở trước lênh đênh

Mẹ cha không tấm lưới mành nuôi con

(Hai lời rủa và một khúc ca)

Chiếc cầu Pháp đổ năm xưa

Chiếc cầu Mỹ cũng lại vừa nổ tung

(Ba chiếc cầu ở Đông Hà)

Cũng như các nhà thơ đương thời, giai đoạn chống Mỹ hiện thực cuộc sống đi vào thơ

Tế Hanh ngày càng phong phú, đa dạng Ngôn từ trong thơ Tế Hanh không những gần với

tiếng nói của quần chúng lao động mà có cả một lớp ngôn ngữ của thời chiến mang dấu ấn của thời đại như các loại: bom, đạn, pháo, súng, khẩu hiệu chiến tranh,

Khi quân thù đem tre cọc, thép gai

Dồn dân chúng trong khu trù mật

Hay mới đây trong những trận càn

Ấp chiến lược, mẹ còn không hỡi mẹ

Trang 22

(Mẹ mãi còn)

Đặc biệt những sự kiện, những chiến công được ghi lại rõ ràng trong từng thời gian cụ thể Có bài thơ lời thơ ngắn gọn chứa những số liệu cụ thể như lời nói thông thường nhưng giàu sức gợi ẩn chứa lòng căm thù sâu sắc

áp của gia đình

Trang 23

Những nhà hầm như cuộc sống soi gương

Mẹ ta xuống đó với khói cơm thơm

Con ta xuống đó với vần bằng trắc,

Với dấu huyền dấu sắc

Mà rốc két; bom bi không đảo ngược được bao giờ

(Chào Vĩnh Linh đất thánh)

Ngay những bài thơ Đường như thấtt ngôn tứ tuyệt, Tế Hanh cũng bình thường hóa chúng làm cho gần gũi hơn, lời thơ cũng mộc mạc như lời nói hàng ngày bởi việc sử dụng toàn ngôn ngữ thuần Việt mang dấu ấn của thời chiến, cách ngắt nhịp, chấm câu thay đổi

Tiêu biểu như bài Mẹ:

Mẹ tám mươi Con nghĩ không còn

Giặc ném quê mình mấy trận bom

Sáng nay mẹ nhắn tin ra.- Mẹ!

Mười sáu năm trời chớ giận con

Thơ lục bát cũng được bình thường hóa như câu nói văn xuôi thông thường bởi ngôn từ giản

dị, hiện tượng vắt dòng, chấm câu giữa dòng

Tứ về Giữa khoảng trời đêm

Vành trăng như thể mắt em soi đường

(Mùa thu tiễn em)

Ngoài ra, thơ Tế Hanh còn có khá nhiều những từ có tính cụ thể hóa rõ nét tính chất, trạng thái, mức độ của sự vật, hiện tượng góp phần làm cho lời thơ vừa rõ ràng vừa chân

chất Với Tế Hanh đã sáng thì là sáng trưng, sáng rực, sáng chói, sáng ngời, trong thì

trong trẻo, trong vắt, trong xanh, trong veo, trắng thì trắng trẻo, trắng phau, trắng bệch,

Trang 24

mạt rượi, đen nhánh, đen sì, Và Tế Hanh cũng thành công trong việc vận dụng từ láy làm

cho ngôn từ thơ cụ thể, giàu hình tượng như : long lanh, bát ngát, rộn ràng, ríu rít, rì rào,

nơi nơi, mênh mông, lấp lánh,

Thấy mặt em hiện giữa mênh mông

Rừng cây dài hay tóc em đen nhánh

Và dòng suối trong ánh trăng lấp lánh

(Cảnh!)

Hơn nữa, cách nói thẳng, nói thật, việc sử dụng rất nhiều những thán từ: ối, ơi, hỡi,

đã gợi lên nỗi lòng của nhân vật trữ tình đồng thời thấy được vẻ hồn nhiên chân thực của phong cách khẩu ngữ

Hỡi hàng dừa xanh Bình Định - Tam Quan

Xinh đẹp quá và anh dũng quá!

Bình Định ơi! Mảnh đất miền Nam

Đất anh hùng ! Ơi miền Nam, miền Nam

(ChàoAriLão)

Có thể nói, lượng thành ngữ trong thơ Tế Hanh xuất hiện nhiều bằng những cách khác nhau: 37 lần trong 250 bài thơ được khảo sát, giúp ngôn từ thơ Tế Hanh hàm súc, gợi cảm

và bình dị

Bọn Mỹ ngụy thẳng tay bắn giết

Sống giữa lũ đầu trâu mặt ngựa

Trang 25

Những hận thù càng âm ỉ ngày đêm

(Cảnh 2)

Không những thế, cách nói của nhà thơ cũng bình dị, mộc mạc như khẩu ngữ Đọc thơ ông chúng ta có cảm giác như nhà thơ không cần sự gọt đẽo công phu mà tự nhiên thốt ra như thế Đôi lúc lời thơ như lời nói thường mà ý thờ rất hàm súc:

-Có tình người nên có rét Nàng Bân

Cái hay trong thơ Tế Hanh là cái giàu cảm xúc chân thực được thể hiện qua những lời thơ trong trẻo, giản dị, câu thơ co giãn theo dung lượng cảm xúc, sự kiện, sự việc, những tên người, tên đất được nêu lên cụ thể, những trận đánh, những chiến công được ghi lại rõ ràng Nhà thơ ca ngợi cuộc sống từ góc độ bình thường nhất Câu thơ thường mang dáng dấp chân thực, trong sáng, gần gũi quần chúng Người đọc không thấy tác giả đeo đuổi những ngôn

ngữ cầu kỳ hay những suy tư triết lý Trong Câu chuyện quê hương nhà thơ đã nói thẳng,

nói thực, lời thơ như tiếng nói của trái tim, có sao nói vậy

Anh thấy em như thấy lại quê nhà

Anh tưởng như vừa từ giã hôm qua

Có thể nói ngôn ngữ thuần Việt giản dị, gần với lời nói hàng ngày là nét độc đáo trong ngôn từ thơ Tế Hanh đồng thời cũng là nét chung của thơ ca kháng chiến Trong số những cây bút đại thụ làm nên những đỉnh cao của "ngũ hành thơ ca" thì thơ Huy Cận rất gần với thơ Tế Hanh Đặt Tế Hanh bên cạnh Huy Cận sẽ thấy được những nét độc đáo làm nên phong cách của hai nhà thơ cùng thời Bên cạnh những nét chung thì nổi lên những nét riêng Mỗi nhà thơ mang một phong cách riêng trong sáng tạo nhất là việc xây dựng thế giới hình tượng trong tác phẩm Ngôn từ thơ Huy Cận trong giai đoạn này cũng tự nhiên, mộc mạc, gần với hiện thực không kém, câu thơ Huy Cận nhiều lúc cũng như câu nói:

Chuyện không nhớ năm nào

Trang 26

Tự ngày chưa có Đảng

Uất quá thì mài dao

Dao sáng trời chưa sáng

(Chuyện anh Phòng đấu tranh)

Nhưng ở Huy Cận không có nhiều số liệu, thành ngữ không được vận dụng nhiều như trong thơ Tế Hanh Có thể nói ngôn từ thơ Huy Cận nặng về tính triết lý của những câu chuyện kể

Thời chống Mỹ, hiện thực có những biến động, đòi hỏi phải có những cách tân trong nghệ thuật nên các nhà thơ thời này đều đổi mới Nếu Huy Gân vốn hồn hậu thì nay lại có thêm nhạy bén và sâu sắc, chất suy tưởng triết lý vốn giàu trong thơ băm sát hơn với những vấn đề xã hội và thời đại thì Tế Hanh không chỉ cảm xúc nữa mà nhà thơ đã tăng thêm sức suy tưởng và đang trên đường tìm tòi sự hài hòa giữa chúng trong tiếng nói tự nhiên So với giai đoạn trước thơ Tế Hanh cũng dạt dào tình cảm nhưng ngôn từ được chọn lọc sắc sảo

hơn, trau chuốt hơn, mang tính thi vị sâu sắc Đặc biệt thuở Hoa niên thơ Tế Hanh đầy

những ngôn từ chỉ cảm xúc, tâm trạng Nhà thơ ít đưa hiện thực cuộc sống vào thơ hơn sau này:

Những buổi mai tươi nắng chói xa,

Hồn tôi lóng lánh ánh dương sa;

Những chiều êm ả tôi thư thái

Như kẻ nông dân trở lại nhà

(Lời con đường quê )

Sau năm 1975, ngôn từ thơ Tế Hanh thường mang tính triết lý, suy gẫm về cuộc sống

Có một thứ kính nào

Màu thời gian đặc biệt

Trang 27

Tôi thấy lại mặt em

Trong một ngày xuân đẹp

(Những loại kính)

Thơ Tế Hanh giai đoạn chống Mỹ nói riêng, thơ chống Mỹ nói chung vang lên những

âm thanh khỏe chắc và say người là do hòa hợp được những âm sắc riêng và độc đáo Các nhà thơ bấy giờ có những biến đổi, phát triển rõ rệt trong phong cách sáng tác "Phong cách sáng tác của một nghệ sĩ thật sự có bản lĩnh và có năng lực nghệ thuật luôn phát triển và

bổ sung những yếu tố mới luôn tìm cách định hình để tạo nên một diện mạo riêng không thể trộn lẫn" (5, tr.119)

1.1.2 Ngôn từ giàu sức biểu hiện, mang chất khỏe khoắn và giàu có của ngôn ngữ đời sống:

Bên cạnh sự tự nhiên, giản dị, ngôn từ thơ Tế Hanh cũng phong phú, khỏe khoắn, giàu sinh lực biểu hiện Có được như thế trước hết là nhờ hệ thống những từ láy, từ ghép chỉ mức

độ, sắc thái một cách rõ rệt làm cho câu thơ thêm mạnh mẽ, mức độ biêu hiện đậm đặc hơn

Một bên từng từng lớp lớp than dày

Núi lấp lánh như muôn ngàn đợi sóng

Một bên điệp điệp trùng trung chuyển động

Biển mang trong lòng sức sống vô biên

(Giấc mộng diêu huyền) Kìa đôi mắt, đôi mắt

Dòng sông yêu trong vắt

Kìa vầng trán thanh thanh

Khoảng trời xưa yên lành

Trang 28

(Mặt quê hương)

Ở Hoa niên thơ Tế Hanh đầy những từ chỉ trạng thái nội tâm có gì xa vời khó nắm

bắt: bỡ ngỡ, loanh quanh, lưu luyến, buồn tênh, chán chê, ngao ngán, rã rời, hững hờ, bơ

vơ, thấm thìa, rưng rức, héo hắt, nao nao, vơ vẩn, bần thần, bực bội, tư lự, nhợt nhạt, Đến

thời chống Mỹ, giống như Huy Cận, thơ Tế Hanh đã trưởng thành hoàn toàn, hiện thực cuộc

sống đi vào trong thơ ngày càng phong phú Cho nên lòng người ở đây không còn mềm yếu,

buồn vu vơ nữa, tác giả tập trung tư tưởng vào cuộc chống ngoại xâm Hệ thống dày đặc những động từ trong thơ Tế Hanh giai đoạn này làm cho lời thơ thêm tràn đầy sinh lực, khỏe khoắn

Người đọc bắt gặp ở thơ Tế Hanh rất nhiều động từ: quấn, bắn, treo ngược, giơ tay,

phá, nhảy, cắn răng, chùi, xô; đập, chửi la, chui, giơ tay ôm, trào, giam cầm, tra tấn, giết, chao động, căm thù, khiếp sợ, thét, gầm, kêu, nhận chìm, rót, băng, vượt, gọi, tiêu diệt, rình

cướp phá, núp, nhìn, chạy, níu lấy, bá cổ, cuốn chạy, cúi nhìn, rẽ, lướt, vây riết, hám giữ,

ngẩn cao, quật, đẩy, nuốt chửng, chụp, bực tức, ghé, rình mò, khoanh tay, chôn, săn sóc, vỡ

ra, đè lên, đâm, xô đẩy, bằm, treo buộc, cản ngăn, Nhiều câu thơ, bài thơ có động từ xuất

hiện dày đặc tạo không khí căm hờn, sôi sục

Quân giặc đến

bóng đen sầm trên biển sáng quê hương

những chiếc tàu ăn cướp chắn ngang đường

muốn vây riết xóm làng trong đối khổ

lưới cháy Thuyền chìm Máu đổ

(Ngoài khơi gió lộng)

Ngôn từ khỏe khoắn, mạnh mẽ trong thơ Tế Hanh còn biểu hiện ở hệ thống những từ

đối lập xuất hiện khá nhiều Đó là: căm thù - yêu thương, tối-sáng, cái bây giờ- cái trước,

đen- vầng dương, cảnh bạo tàn- cảnh yêu thương, nơi văn hóa- nơi bắn giết,

Với lũ giặc là căm thù nghìn độ

Trang 29

Với giống nòi là tất cả yêu thương

(Trái tim Nguyễn Thái Bình)

Đem mây đen toan bôi nhọ vầng dương

Cảnh bạo tàn thay thế cảnh yêu thương

Nơi văn hóa biến thành nơi bẳn giết

(Một bài thơ về Gót)

Nếu ở Huy Cận người đọc nhận thấy ngôn từ đẹp và gợi cảm khi nói về cuộc sống mới

như trong Đoàn thuyền đánh cá, Về thăm chùa Keo, Một buổi chiều thu,

Chiều tháng chín nắng vầng thịnh vượng

Ruộng bát ngát lúa xanh màu cốm

Hương lúa cũng xanh đọng ánh sương chiều

Đất mỡ màu ngọn gió cũng phì nhiêu

Như thức gọi trăm nghìn mầm mộng

Tế Hanh cũng yêu đời, tin tưởng ở công cuộc đổi mới của cách mạng Bởi thế nhà thơ

đã đưa người đọc đến với thế giới của những ngôn từ khỏe, đẹp Lời thơ tươi vui tràn đầy sức sống bởi những so sánh gần gũi, giàu sức liên tưởng

Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài

(Nông trường cà phê) Đất mở lòng tươi như ngực trẻ

Trang 30

Mầm non hạt mới ấm bàn tay

{Mua thu ở nông trường)

Trong chiến tranh đầy mất mát, đau thương nhà thơ vẫn đau xót nhưng nỗi đau ấy đã nung nấu lòng căm thù quyết tâm chống Mỹ chứ không bi quan Nỗi đau, nước mắt trong thơ Tế Hanh chính là mối quan tâm của nhà thơ với cuộc sống là lời đấu tranh thống nhất đất nước

Nhưng tôi không chán nản đâu anh!

Khi nửa nước còn trong tay lũ giặc

Tôi cười vui dễ dãi sao đành

(Tiếng sóng)

Đối với miền Nam, những câu thơ đánh địch mới đọc tưởng khô khan nhưng rất khỏe

và chắc đánh thẳng vào lũ giặc như trong bài: Ai, Lời anh tuyên án, Đâu phải chỉ mình tôi,

Cũng như Huy Cận, ngôn từ thơ Tế Hanh giai đoạn chống Mỹ là ngôn từ khỏe, giàu sức biểu hiện Bởi nhà thơ đã có cái nhìn tin tưởng vững chắc hơn vào hiện thực cuộc sống mới Nếu Huy Cận nhận thấy:

Trang 31

Mưa xưa rời rạc tần ngần

Mưa nay ríu rít nhân quần tiếng vang

(Mưa mười năm sau)

Thì Tế Hanh ga không còn là nơi chia ly, đau khổ như trước Giờ đây ga là nơi cuộc sống mới bắt đầu, chất chứa niềm vui và tin tưởng:

Nơi tập hợp những bình minh phấn khởi

Nơi vận chuyển những nguồn sinh lực mới

(Ga)

Có thể nói cái nhìn yêu đời đã đưa tác giả đến thế giới của những ngôn từ khỏe, giàu sinh lực biểu hiện cuộc sống Thơ Tế Hanh có hàng loạt những từ ngữ chỉ niềm vui, kỳ vọng

ở ngày mai trong không khí hăng say lao động cũng như những cải cách mới Nếu thời Hoa

bùi ngùi, run rẩy, nhớ rưng rưng, cỏ cây im lặng, buồn xơ xác, ngậm ngùi, bơ phờ, thì nay

thơ Tế Hanh có những: kiến thiết, chói ngời sắc biếc, câu ca, chân trời xuân, gỗ thơm niềm

nở đón, rừng cây mát, tình yêu ghé bến, nhịp sống trăm phương, bình minh phấn khởi, nguồn sinh lực mới, ga nắng hồng, đồng xanh, nắng tràn, chân trời công nghiệp, ngọt thêm, xanh thêm, đồng ruộng biếc, ánh điện tỏa, kiêu hãnh, tiến mãi, trăng sáng khắp sân,

Niềm tin tưởng, yêu đời ở Tế Hanh không gì có thể lấp đi được Dù cơn bão biển hung tàn đã nhấn chìm tàu chỉ còn một mình Dương sống sót với thân thể đầy thương tích nhưng bài thơ vẫn loé lên niềm hy vọng, tin tưởng ở ngay mai bởi những ngôn từ chỉ màu sắc tươi sáng, giàu sức gợi cảm

Trời lại xanh, như một niềm mong đợi

Chiếc thuyền thơm gỗ mới ánh mặt trời

Chờ một ngày từ lộng lại ra khơi

Trang 32

(Ngoài khơi gió lộng)

Lời thơ thật quyết liệt, mạnh mẽ đã làm bật lên sức mạnh của dân tộc cũng như tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam trong chiến tranh Từ đó bộc

lộ niềm lạc quan trong căm thù và tin tưởng ở ngày mai

Nơi của hy sinh, bất khuất, kiên cường

Đất nước anh hùng chói sáng Thái Bình Dương

Đã đứng dậy dưới ngọn cờ giải phóng

Những trái tim như trời rộng biển khơi

Máu thắm dâng vì hạnh phúc con người

(Cả ngày mai là một với miền Nam)

Nhà thơ đã tin hơn vào sức mạnh kỳ điệu của quê hương Lời thơ thật sắc, đầy ấn tượng:

Sức triệu người trỗi dậy đất trời rung

(Quê hương lớn mạnh)

Với ý thức thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tác giả đã hạn chế cách diễn đạt

mềm mại của loại thơ thuần cảm xúc Đặc biệt từ Khúc ca mới, Đi suốt bài ca nhà thơ tìm

đến cách nói trực tiếp hơn, nhiều khi trần trụi nhưng khỏe khoắn để biểu thị được tất cả sự

phong phú, đa dạng của hiện thực vĩ đại của nhân dân ta trong chiến đấu Ở Đất này Vĩnh

Trong nỗi nhớ thương có nỗi nhớ ánh sáng mặt trời

chỉ hố bom, hố bom

Bom B52, bom tọa độ, bom phá, bom xoáy, bom khoan

Trang 33

Hố đại bác từ 105 ly đến 406

Một dân số 7 vạn người, người nào cũng có nợ thù, nợ máu

Đất nàỵ suốt bốn năm vẫn thức

Con đường sống càng đi sâu xuống đất

Chất khỏe khoắn, giàu sức sống trong ngôn từ thơ Tế Hanh còn biểu hiện ở việc nhà

thơ dùng chất liệu ít, tiết kiệm ngôn ngữ cho sát với đối tượng: Mộ Bectôn Bơrếch, Chị câm,

Những con số,

Dưới ánh sáng của Đảng, thơ Tế Hanh giai đoạn này đã xa lìa cái cô đơn của ngày trước cách mạng Ngôn từ thơ bấy giờ tràn ngập ánh sáng, màu tươi, hoa trái Các loại hoa đường như tập trung vào thơ Tế Hanh cùng đua sắc, khoe màu làm cho câu thơ, bức tranh thơ thêm hương vị đầy sức sống Hoa phượng như bó đuốc sáng soi hồng mặt đất; hoa cúc vàng, hoa thiên trúc, hoàng mai, quế hương bay man mác; hoa táo; hoa sen; hoa cà phê nở trắng cành, hương hoa bát ngát; hoa hồng, đào, thược dược; hoa ban; hoa cỏ may; hoa tý ngọ; hoa râm bụt; hoa báo mưa; hoa tuyết; hoa nhãn; hoa phia bióc; hoa cẩm chướng; hoa

quỳnh Thơ Huy Cận cũng đầy ắp hiện thực màu sắc tươi sáng đầy hoa trái: hoa mướp, hoa

bí, hoa sấu, nhưng phổ biến là lối thơ kể chuyện, nhà thơ nặng về sự việc, triết lý cuộc sống Xuân Diệu rạo rực bởi đón nhận những trái hồng lẫn trái xanh, Huy Cận lắng nghe chất nhựa trên cành, tìm hương của đất thì chỉ màu xanh của lá cũng làm Tế Hanh hạnh phúc

Cũng giống Huy Cận, ngôn ngữ thơ Tế Hanh phong phú, sôi động, giàu sức sống bởi

có hàng loạt các loài sinh vật như: chim, cá, bướm, ong, mèo, bò, ve, tôm, ngao, hến, gắn

bó tạo nên hình ảnh đẹp, tràn đầy sức sống

Những đàn cá rẽ mây lướt tới

Như cánh chim bay giữa từng không

Cá chuồn, cá thụ, cá nục, cá hồng

Trang 34

Những con cá đuối vàng vây bạc vẫy

(Ngoài khơi gió lộng)

Và người đọc cũng bắt gặp hàng loạt ngôn từ chỉ các loại rau quả như: rau muống, bắp cải, su hào, cà, khoai, ngô, đào, táo, đậu tương, đu đủ, cam, mít, mận, nho, chuối, Tất cả đều hiện ra tươi thắm làm cho lời thơ phong phú giàu sức sống Nếu ở Huy Cận người đọc bắt gặp:

Chiều xuân nắng mịn lá khoai lang

Hoa bí bò leo nở cánh vàng

(Chiều xuân bên đường)

Thì ở Tế Hanh:

Trong gánh rau tươi đến chợ mai

Bắp cải su hào còn mọng nước

Cơm thơm canh ngọt bay hơi nóng

Rau nhắm the the cà cắn giòn

(Bữa cơm sơ tán)

Trong thơ Tế Hanh có một lớp ngôn từ chỉ tên sông, tên đất, tên người, giúp lời thơ thêm sinh động Những ngôn ngữ định danh như vậy đem lại cho thơ cái cụ thể, khỏe khoắn, chân thực của cuộc sống

Tóm lại, ngôn từ thơ Tế Hanh rất phong phú, đa dạng Nhà thơ đã khéo đưa vào thơ mình khá đầy đủ tiếng nói của đời sống làm cho lời thơ gần gũi, chân thật Và từ hiện thực cuộc sống cũng như tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, Tế Hanh đem đến cho thơ mình chất khỏe khoắn, mạnh mẽ Tất cả góp phần thể hiện hồn thơ Tế Hanh

Trang 35

1.1.3 Ngôn từ đẹp, gợi cảm nhưng đôi khi lại nông nhẹ:

Nhìn chung ngôn từ thơ Tế Hanh giai đoạn chống Mỹ đẹp và gợi cảm Cái đẹp ở đây không phải ở sự bóng bẩy Cái đẹp trong ngôn từ thơ Tế Hanh là cái đẹp của ngôn ngữ chân thật, trong sáng, giàu hình ảnh liên tưởng gần gũi, mới lạ mang phong cách ngôn ngữ thuần Việt quen thuộc trong đời sống hàng ngày Đọc thơ Tế Hanh rất dễ hiểu, lời thơ trong sáng, gợi cảm không hoa mỹ Người đọc tưởng chừng như nhà thơ đang chân tình bày tỏ tiếng nói của trái tim mình Điều này trước hết là nhờ sự trong sáng, chân thực, khỏe khoắn giàu sức biểu hiện như đã nói; Tế Hanh rất có khả năng trong việc vận dụng hệ thống từ láy, từ ghép giàu hình ảnh, sinh động, gợi cảm.Từ loại này xuất hiện dày đặc làm tăng vẻ lung linh, sáng rõ trong thơ Bắt nguồn từ tình yêu quê hương và cái nhìn đổi mới về hiện thực đời sống nhà thơ đã có những lời thơ đẹp, giàu năng lực biểu hiện như khi viết về con sông quê hương

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa bóng xuống dòng sông lấp loáng

Chính từ xanh biếc để miêu tả dòng sông, nước như gương trong soi bóng những hàng tre tưởng chừng như soi tóc đã gợi lên nét đẹp nên thơ, dịu dàng, gợi cảm Tâm hồn nhà thơ

Tất cả, được nhà thơ diễn tả bằng một từ láy rất gợi cảm lấp loáng Con sông ghi dấu ấn

tuổi thơ với những kỷ niệm đẹp chứa chan tình cảm Ngôn từ giàu hình ảnh, gợi cảm, cách diễn đạt trong sáng tạo nên những hình ảnh đẹp dễ đi vào lòng người

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Trang 36

(Nhớ con sông quê hương)

"Nét riêng trong phong cách Tế Hanh là một tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp Ông miêu

tả hiện thực cuộc sống với một lý tưởng đẹp và vì vậy thường thiên về khai thác cái đẹp trong cuộc sống trong thiên nhiên" (68, tr.30) Lời thơ đẹp đầy sinh khí, ngon như đoạn miêu tả tổ đánh cá giữa biển khơi:

Con thuyền ru giữa biển tình thương

Cánh buồm giỏ lưng trời vời vợi

Những đàn cá rẽ mây lướt tới

Như cánh chim bay giữa từng không

Cá chuồn, cá thu, cá nục, cá hồng

Những con cá vây vàng đuôi vẫy bạc

(Ngoài khơi gió lộng)

Trong giai đoạn chống Mỹ dù mất mát, hy sinh nhưng Tế Hanh vẫn giữ được nét tinh

tế trong dùng từ, dùng chữ Đi vào cuộc sống nhà thơ dường như muốn lướt qua phần hiện thực vất vả mà hướng vào khai thác những nét duyên dáng, nên thơ ở những đối tượng tự nó

vốn là đẹp Tả Mùa thu ở nông trường nhà thơ chú ý vào cái duyên dáng, thi vị, thơ mộng,

mượt mà:

Nắng vàng mây lững lờ trôi

Nét xanh sóng lượn lưng đồi uốn cong

Lời thơ càng giàu sức biểu hiện, gợi cảm khi tác giả nói về những buổi Họp tổ đêm

trăng:

Công việc ngày mai đã bàn kỹ

Trang 37

Ra về thoang thoảng lúa ba hương

Sáng mai dậy sớm chờ nhau với

Chung mộng, chung lòng, chung mảnh trăng

Từ cái tạng cảm xúc ưa những gì dịu nhẹ, gần gũi, sâu lắng thơ Tế Hanh nồng nàn, trong trẻo, hồn hậu Hiện thực cuộc sống như được nhà thơ lựa chọn đưa vào những ý tiêu biểu rồi tô đậm và thể hiện bằng câu chữ tinh tế, dịu dàng, gợi cảm Tế Hanh viết nhiều về thiên nhiên Đó là thiên nhiên được miêu tả bằng giọng trìu mến yêu thương đặc biệt với những nét đẹp tinh tế sáng tạo Thơ Tế Hanh tràn ngập những trời, biển, trăng, mây, gió,

hoa, chim, cá Ngay những tia nắng đẹp cuối cùng còn lại cũng khắc vào lòng tác giả:

Góc sân ánh nắng như lưu luyến

Dừng lại trên cành hoa báo mưa

(Hoa báo mưa)

Ngòi bút Tế Hanh còn độc đáo trong việc lột tả được cái không khí huyền ảo, vẻ đẹp tinh khiết, dịu dàng của khoảnh khắc đóa hoa bừng nở, khoảnh khắc của sự giao cảm tuyệt vời giữa tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên Câu thơ lung linh cảm xúc:

Trên hoa trăng sáng một vừng

Dưới trăng hoa nở bừng bừng nhụy bông

Hoa là trăng đậu cành cong

Trăng là hoa ngự trời trong ngời

Ho a trăng với lại hồn tôi

Phút giây hư thực đất trời trôi qua

(Hoa nở theo trăng)

Thơ Tế Hanh có rất nhiều trăng, trăng hiện lên với những nét đẹp khác nhau Ánh trăng như rọi vào thơ Tế Hành làm cho thơ có cái đậm đà, ý nhị, tình tứ tươi trẻ Có thể nói

Trang 38

ngôn từ thơ Chế Lan Viên giàu chất triết lý: "Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp", Huy

Cận nồng nàn trong hương vị của đất đai và cái thẳm sâu của vũ trụ:

Đất thở xanh rờn triệu lá

Chiều thu như ngọn lửa xanh

Sông chảy chuyện trò với cá

Như khi vũ trụ bình minh

(Một buổi chiều thu)

"Tế Hanh tinh tế rút lấy cái thần, cái hồn của thiên nhiên để bộc lộ cảm xúc đa dạng phong phú của trái tim mình Đồng thời lại gửi vào thiên nhiên cả cuộc sống tâm hồn mình khiến cho cuộc sống không chỉ có hình sắc mà chất chứa biết bao tiếng nói tự bên trong." (68, tr.32) Xuất phát từ tâm hồn chân thật yêu cái đẹp nên ngôn từ trong thơ Tế Hanh đẹp

và gợi cảm, bởi nó tinh tế vô cùng Tuy nhiên, những mộc mạc, giản dị của chất liệu đời sống làm cho ngôn từ thơ Tế Hanh phong phú nhưng đôi lúc lại thiếu chọn lọc và chưa

chuyển thành năng lượng thơ Ở Gửi miền Bắc có khi những chữ những lời còn chưa thật

nhuần nhuyễn

Em gửi áo lo anh giận dỗi

Nhận áo em anh lại sợ em phiền

Đời cán bộ ít thì giờ nhàn rỗi

Vì việc chung đôi lúc nhẹ niềm riêng

(Rét Nàng Bân) Những nhà cửa tắm trong không khí

Những con đường như dẫn tới tình yêu

Trang 39

Tế Hanh có sự thắm thiết của con tim, sự chân thành trong tình cảm góp phần làm cho thơ Tế Hanh dễ nhớ và sống mãi trong lòng người đọc Nhưng bên cạnh những ngôn từ khỏe khoắn, đẹp đẽ đáng trân trọng để diễn tả tấm lòng đó, góp phần làm phong phú thơ Việt Nam đương đại thì sự chân thật, mộc mạc ấy nhiều khi làm cho thơ Tế Hanh thêm bề bộn và dễ dãi, sơ sài Ý bài thơ có phần nông cạn chưa sâu sắc Với Tế Hanh cái thật thà trần trụi trong cái chân thành, giản dị Hai vế này trộn lẫn vào nhau suốt trong quá trình sáng tạo và đôi khi ngay cả trong một bài thơ Cải giản dị chân thành ấy có thể trở thành một cử chỉ dễ thương, một câu thơ hay và trong sáng Nhưng chỉ cần sa sẩy một chút là trở nên vụng về

Bài thơ Nông trường cà phê bên cạnh những câu thơ hay thì có những câu lời thơ còn

nông cạn Để diễn tả sự mênh mông của nông trường, của những luống cà phê thẳng tấp dài như vô tận tác giả dùng ngôn từ bình dị như lời nói hằng ngày làm nên câu thơ rất thực và không kém vẻ đẹp:

Cà phê chạy tới chân mây

Song song luống thẳng, lá đầy nắng mai

Nhưng khi nhà thơ nói: "Cà phê chạy tới tương lai" thì lại là thiếu suy nghĩ Ngôn từ ở

đây dường như không đáp ứng được tâm hồn của thi nhân làm cho ý thơ nông nhẹ Và chính lối viết quá chân thực, dễ dãi chưa đào sâu vào tâm hồn nên nhà thơ diễn tả cảm xúc của

mình bằng những từ ngữ còn quá hiền lành, chung chung "Tách cà phê nóng trong đêm,

Bạn cùng tôi uống" thì chân thực chưa thấy gì nhưng ý chính của câu thơ tác giả đã buông

lỏng "hồn thêm mơ màng" Đây là bài thơ hay nhưng tâm hồn mơ màng của thi nhân có lẽ

làm rơi rụng đi ít nhiều giá trị của bài thơ

Trong bài V ườn xuân tác giả đã bày tỏ niềm vui mừng khi đến thăm trại nhi đồng vào

mùa xuân và nhớ đến thời "Tiếng đau mất nước đọng buồn trong nôi" nhưng niềm vui bên

con chỉ được thể hiện một cách nông nhẹ, lời thơ kết thúc thật hời hợt Cảnh vui bên con chỉ

làm cho lòng người cha "thêm tình" chứ chưa có gợi cho người đọc thấy một tương lai hạnh

phúc ở ngày mai

Vườn mai vang tiếng chim ca

Trang 40

Có con cha thấy lòng cha thêm tình,

Cũng có những bài thơ trong Hai nửa yêu thương như : Trông gì, Đâu phải chỉ ninh

tôi, Ai, có lẽ do quá lạm dụng các câu hỏi mà rơi vào đơn điệu Các từ : ai ( chồng ai, con

ai, làng ai, ai đi) trong cùng một bài thơ ngắn Đâu phải chỉ mình tôi, và từ "ai" trong Ai

lặp đi lặp lại 12 lần chiếm gần hết từ ngữ trong bài thơ làm cho ngôn từ nghèo đi Hay

những bài thơ như : Vì miền Nam ruột thịt, Dâng Bác những chiến thắng Khe Sanh, Chào

trên quê hương nhưng đôi khi còn khô khan

Có thể nói, bằng tâm hồn thành thực và tinh tế, nhạy cảm Tế Hanh đã đưa vào thơ mình thế giới ngôn từ phong phú, bình dị, trong sáng, khỏe khoắn, gợi cảm, giàu sinh lực

biểu hiện cuộc sống Vốn có tâm hồn nhạy cảm, khi cảm xúc đến là nhà thơ có được những

lời thơ đẹp Nhưng đôi lúc vì hời hợt nên có những lời thơ còn nông cạn, chưa diễn tả hết được tâm hồn của nhà thơ

1.1.4 Vần:

Mội trong những yếu tố tạo nên đặc trưng ngôn ngữ thơ ca là vần thơ Đối với các loại thơ Đường, thơ cách luật thì vần là một yếu tố rất quan trọng Vì bài thơ thuộc thể loại nào thì sẽ có những hiện tượng gieo vần tương ứng theo một khuôn phép không được vượt ra ngoài Nhưng từ khi thơ Mới có mặt trên thi đàn Việt Nam, vần thơ đã có những đổi mới bởi xuất hiện nhiều thể loại thơ mới, khuôn phép của thơ cũ đã bị phá vỡ Thơ hiện đại niêm luật đã có những phá vỡ ngay cả lối hiệp vần cũng khác

"Vần thơ là một phường tiện tổ chức văn bản dựa trên cơ sở để lập lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ" (48, tr.292) Theo Phan Diễm Phương, " Vần là một phương tiện tổ chức văn bản thơ ca dân gian dựa trên cơ sở lập lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nến tính hài hòa và liên kết giữa các dòng thơ" (91, tr.38) Theo Hê ghen vần trong thơ là do nhu cầu thực sự của tâm hồn muốn nhìn thấy

mình được biểu lộ rõ hơn, nhiều hơn, có sự vang dội đều đặn Vần làm nổi bật yếu tố cảm

giác, là một độ vang nặng và đầy Như vậy, vần thơ là sự phối hợp ảnh hưởng của các âm có cùng một khuôn và cùng một thanh trắc hay bằng Vần nối những từ, những hình ảnh,

Ngày đăng: 04/03/2017, 13:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa Học Xã Hội
Năm: 1984
2. Vũ Tuấn Anh (1995), Sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1945 - 1995, Lu ận án tiện sĩ ngữ văn, Viện văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1945 - 1995
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
5. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm định
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa Học Xã Hội
Năm: 2001
6. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1984
7. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Năm: 1992
8. Lê Bảo (1999), Thơ Việt Nam tác giả, tác phẩm, lời bình, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam tác giả, tác phẩm, lời bình
Tác giả: Lê Bảo
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1999
9. Huy Cận, Hà Minh Đức (1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca
Tác giả: Huy Cận, Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1993
10. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn Hóa Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn Hóa Thông Tin
Năm: 2001
11. Nguyễn Hữu Chỉnh (2001), Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm
Tác giả: Nguyễn Hữu Chỉnh
Năm: 2001
12. Trúc Chi (1999), 30 năm một nền thơ cách mạng, Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: 30 năm một nền thơ cách mạng
Tác giả: Trúc Chi
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 1999
13. Nguyễn Đăng Diệp (2000), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Diệp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
14. Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Nam (1986), Tuyển tập Huy Cận 1, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Huy Cận
Tác giả: Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Nam
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1986
16. Lê Tiến Dũng (1998), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu
Tác giả: Lê Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1998
17. Đại học Quốc gia Hà Nội (1996), N ăm mươi năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học Quốc gia Hà Nội (1996)
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
18. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1996
19. Pha n Cự Đệ (2001), Tuyển tập lý luận phê bình văn học miền trung thế k ỷ XX Nxb Đà N ẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập lý luận phê bình văn học miền trung thế
Tác giả: Pha n Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2001
20. Nguyễn Lâm Điền (2002), Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Luận văn tiến sĩ ngữ văn, Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên
Tác giả: Nguyễn Lâm Điền
Năm: 2002
22. Trinh Đường (1999), Thơ Việt Nam thế kỷ XX chọn lọc và bình, Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam thế kỷ XX chọn lọc và bình
Tác giả: Trinh Đường
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 1999
24. Hà Minh Đức (1998), Khảo luận văn chương, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận văn chương
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Khoa Học Xã Hội
Năm: 1998
25. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w