Nhận thấy vai trò của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh, em lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC”.. Mọi doanh ngh
Trang 1TÓM LƯỢC
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC, em nhậnthấy trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khókhăn, tổn thất Nhận thấy vai trò của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh, em lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC” Khóa luận đã hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về rủi
ro, quản trị rủi ro từ đó làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trịrủi ro và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty
Kết cấu đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công
Trang 2Em xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Hùng đã trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho em trong suốt thời gian em thực hiện khóa luậntốt nghiệp này.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc cùng toàn thểnhân viên của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC đã cung cấp thông tin và tạomọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty để em có thểnắm bắt được những kiến thức thực tế và hoàn thành đề tài nghiên cứu
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2014
Sinh viên Nguyễn Thị Hằng
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Ma trận về tần số và biên độ rủi ro
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH Cơ khí xây dựng VDC giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.2 Đánh giá quy trình thực hiện quản trị rủi ro
Bảng 2.3 Những rủi ro chính của Công ty TNHH Cơ khí
xây dựng VDC
Bảng 2.4 Mức độ ảnh hưởng của các rủi ro chính cho Công
ty
Bảng 2.5 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty TNHH
Cơ khí xây dựng VDC giai đoạn 2011-2013
Trang 5Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch của Công ty TNHH Cơ khí xây
dựng VDC giai đoạn 2014-2016
Bảng 3.2 Liệt kê một số nguy cơ rủi ro, nguyên nhân và các
hạn chế nguy cơ rủi ro tại Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Cơ khí xây dựng
VDC
Trang 6và phát triển thị trường
Phòng
Kế toán tài chính
Phòng Kinh doanh Ban Giám Đốc
Phân xưởng sản xuất
Trang 7BHXH : Bảo hiểm xã hội
SL : Số lượng
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời buổi kinh tế tri thức như hiện nay cùng với những tiến bộ khoa học
kỹ thuật, công nghệ thông tin, nhân loại đã đạt được rất nhiều kỳ tích nhưng đồngthời cũng phải gánh chịu thêm nhiều loại rủi ro mới với mức nghiêm trọng ngàycàng gia tăng Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập nên kinh tế quốc dân trở diễn rangày càng mạnh mẽ, rộng khắp và trở nên tất yếu Việt Nam đã và đang hội nhậpngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới trở thành thành viên của tổ chức WTOmang lại cho các doanh nghiệp nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng không ít tháchthức Hiện tại, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu kém, lại phảiđối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hơn nữa thiên nhiên ngày càngkhắc nghiệt, bão lũ, mưa đá, hạn hán, động đất, dịch bệnh xảy ra liên tiếp và bấtthường Những biến đổi sâu sắc trên đã buộc mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại
và thành công phải tìm cách nhận biết, quản lý và thích nghi có hiệu quả với rấtnhiều rủi ro đa dạng trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt
Mọi doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: rủi ro môi trườngthiên nhiên, rủi ro do biến động thị trường, giá cả, rủi ro do chính sách – phápluật… Mặt khác, đối với đặc thù của ngành sản xuất cơ khí xây dựng, nếu xảy rarủi ro thì mức độ thiệt hại và tổn thất là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kếtquả hoạt động sản xuất – kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp, ngoài ra doanhnghiệp phải đối mặt với các nguy cơ rủi ro mất cơ hội kinh doanh, mất đối tác, mấthợp đồng…Qua những phân tích này cho thấy công tác quản trị rủi ro đối với công
ty là vô cùng quan trọng, góp phần hạn chế rủi ro tổn thất, gia tăng lợi nhuận cũngnhư đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp hiệnnay lại chưa chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, hầu hết đều chưa có bộ phậnchuyên trách quản trị rủi ro cũng như chưa có các chương trình cụ thể để thực hiệnquản trị rủi ro Vì vậy đây là một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu
Trang 9Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC là doanh nghiệp đa ngành, vừa sảnxuất, vừa thương mại, vừa xây lắp với các mặt hàng chủ yếu bao gồm sản xuất lắpdựng cửa nhựa lõi thép, cửa sắt, cửa nhôm kính, cửa thủy lực, xây dựng các côngtrình dân dụng, buôn bán sắt thép và các sản phẩm khác Qua thời gian thực tậpkhảo sát và nghiên cứu nguồn tài liệu sơ cấp thu thập được tại công ty, tôi nhậnthấy trong những năm vừa qua công ty đã gặp nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất– kinh doanh của mình Tuy nhiên qua quá trình điều tra các vị lãnh đạo cũng nhưcác vị đại diện các phòng ban của công ty, tôi thấy rằng công tác quản trị rủi rocủa Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC còn chưa hoàn thiện.
Từ những kết quả thu được qua tìm hiểu thực tiễn hoạt động quản trị rủi rocủa công ty, kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tại
trường tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC”.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phan Thị Hằng (2010), Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong kinh doanh vận tải thủy nội địa của Công ty cổ phần vận tải Thủy Thái Bình, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại
Tác giả đưa ra một số lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro trong kinh doanh vận tải thủy nội địa của công ty Cổ phần vận tải Thủy Thái Bình
Phan Đình Bình (2011), Giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh nội thất của công
ty cổ phần bất động sản nội thất Đất Việt, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại
Tác giả đưa ra một số lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh và đưa ra giải pháp kiến nghị hoạt động quản trị rủi ro kinh doanh nội thất của công
ty Cổ phần Bất động sản Nội thất Đất Việt
Nguyễn Xuân Thành (2011), Một số giải pháp phòng tránh rủi ro từ phía nhà cung cấp của công ty TNHH Cường Hậu, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại
Trang 10Tác giả đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản về phòng tránh rủi ro từ phía nhà cung cấp và đề xuất các giải pháp phòng tránh rủi ro từ phía nhà cung cấp của công ty TNHH Cường Hậu.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là làm rõ nội dung lý luận, đánh giá được thực trạng công tác quản trị rủi ro trong công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC, từ
đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH
Cơ khí xây dựng VDC
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là công tác quản trị rủi ro tại các doanh
nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Công ty TNHH Cơ khí xây dựng
VDC
Về thời gian: Trong 3 năm 2011, 2012, 2013.
5 Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp này được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp ,thông tin thu thập bằng việc hỏi trực tiếp về công tác quản trị rủi ro tại công ty.Đối tượng phỏng vấn là nhà quản trị của công ty Nội dung phỏng vấn tập trunglàm rõ quan điểm của ban lãnh đạo công ty về thực trạng công tác quản trị rủi rotại công ty hiện nay
Phương pháp điều tra trắc nghiệm
Phương pháp này thu thập dữ liệu thông qua phiếu điều tra về một số vấn đềliên quan đến công tác quản trị rủi ro tại công ty Phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi
Trang 11chủ yếu tập trung làm rõ về sự hiểu biết và quan điểm của CBCNV trong công ty
về rủi ro và công tác quản trị rủi ro tại công ty
5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cập được thu thập thông qua sưu tập số liệu, tài liệu được lưu lạitrong các phòng ban của công ty Ngoài ra còn tìm hiểu trong báo cáo tài chính,kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012, 2013 của công ty và dựavào hoạt động nghiên cứu của công ty từ những năm trước
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp so sánh đối chiếu số liệu
Thứ nhất so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giữa kỳ thựchiện với kỳ kế hoạch, so sánh giữa các năm với nhau
Thứ hai trên cơ sở so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu tiến hành đánh giá cácmặt mạnh, yếu, hiệu quả cà không hiệu quả để tìm ra biện pháp hoàn thiện côngtác quản trị rủi ro của công ty
Phương pháp phân tích kinh tế
Phương pháp này được sử dụng để thống kê các kết quả điều tra được từbản điều tra, thông kê ý kiến của những điều được điều tra, các yếu tố tác độngđến công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các thông tin đã thu thập cũngnhư các kết quả đã xử lý để đưa ra kết quả chung nhất về vấn đề đang nghiên cứu.Khái quát rủi ro chính mà công ty gặp phải trong hoạt động kinh doanh của công
ty Nguyên nhân gây ra rủi ro, mức tổn thất, thiệt hại cụ thể Tổng hợp các biệnpháp đã áp dụng để đối phó và phòng ngừa rủi ro
6 Kết cấu đề tài
Trang 12Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo, phụlục, kết cấu đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công
ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC
Trang 13CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại rủi ro
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro trong kinh doanh được biểu hiện là những vận động khách quan bênngoài chủ thể kinh doanh gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thựchiện mục tiêu kinh doanh tàn phá các thành quả đang có và bắt buộc các chủ thểphải chi phí nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình pháttriển của mình
Qua khái niệm trên, ta có thể rút ra một số nhận xét sau để hiểu rõ hơn vềbản chất của rủi ro:
Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp là hai đại lượng đồng biếnvới nhau trong một phạm vi nhất định
Khi đề cập đến rủi ro người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặctrưng của rủi ro là biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra và tần suất xuấthiện rủi ro: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện / tổng số trường hợp đồngkhả năng
Rủi ro là yếu tố khách quan nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn
mà chỉ có thể ạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra
1.1.1.2 Đặc điểm của rủi ro
Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra: Đó là những sự kiện mà người ta không
lường trước được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào bất kỳ một thờiđiểm bất kỳ trong tương lai và bất kỳ đâu Mọi rủi ro là bất ngờ cho dù mức độ bấtngờ có thể khác nhau Tính bất ngờ của rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào nhận thứccủa con người, vào quy luật của rủi ro, nhờ đó con người có thể đề ra những biện
Trang 14pháp thích hợp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro Môt trong những mục tiêu của conngười nhằm chống lại rủi ro là làm sao để giảm bớt tính bất ngờ của rủi ro.
Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất: Một khi rủi ro xảy ra là để lại hậu
quả cho con người, hậu quả đó có thể nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng Nhiềuhậu quả của rủi ro không đáng kể nên khó nhận thấy Tổn thất có nguyên nhân từrủi ro tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc vô hình, có thể là những tổn thất về vật chấthoặc tinh thần, sức khỏe hoặc trách nhiệm pháp lý Không phải mọi tổn thất người
ta đều có thể nhận thấy dễ dàng, chẳng hạn tổn thất là những cơ hội mất đi Nhìnchung mọi tổn thất đều có một đặc tính là gây thiệt hại, giảm sút lơi ích của conngười
Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi: Điều hiển nhiên rủi ro là sự kiện bất ngờ
gây tổn thất vì vậy nó là sự kiện ngoài mong đợi của tất cả mọi người Không aitrong chúng ta lại không mong muốn về một tương lai tốt đẹp, những kỳ vọng vớinhững dự định về cuộc sống, sự nghiệp thành đạt Tuy nhiên, có thể coi là rủi ronếu như mong muốn đó không thực hiện được
Như vậy một sự kiện chỉ được coi là rủi ro khi có cả ba đặc điểm nêu trên 1.1.1.3 Phân loại rủi ro
Phân loại theo tính chất của rủi ro:
Rủi ro sự cố là những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quankhó tránh khỏi gắn với các yếu tố bên ngoài
Rủi ro cơ hội là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể Nếu xéttheo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm:
Rủi ro liên quan đến quá trình trước khi ra quyết định: liên quan đến việcthu thập xử lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định
Rủi ro trong quá trình ra quyết định: rủi ro phát sinh do ta chọn quyết địnhnày mà không chọn quyết định khác
Trang 15 Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: rủi ro về sự tương hợpgiữa kết quả thu được với dự kiến ban đầu.
Phân loại theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro:
Rủi ro thuần túy thuần túy tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có
cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng sinh lợi,nhưng có khả năng tổn thất
Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời nhưng cũng tồn tại mộtnguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng sinh lời vừa có khảnăng tổn thất
Phân loại theo khả năng phân tán, chia sẻ:
Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏahiệp đóng góp ( ví dụ: tài sản, tiền bạc…) và chia sẻ rủi ro
Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạchay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người thamgia vào quỹ đóng góp chung
Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của công ty:
Giai đoạn khởi sự: rủi ro không được thị trường chấp nhận
Giai đoạn trưởng thành: rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả không tươnghợp với tốc độ tăng trưởng của chi phí
Giai đoạn suy thoái: rủi ro phá sản
Phân loại rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh
Yếu tố luật pháp
Yếu tố kinh tế
Yếu tố văn hóa - xã hội
Yếu tố điều kiện tự nhiên…
Trang 16 Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang:
Rủi ro theo chiều dọc là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thốngcủa công ty Ví dụ như từ nghiên cứu thị trường đến thiết kế sản phẩm, rồi đếnnhập nguyên vật liệu, rồi sản xuất và tung sản phẩm ra thị trường
Rủi ro theo chiều ngang là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn khác nhaunhư: nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu phát triển…
1.1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro
1.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất,mất mát những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro
1.1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro
Giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác các rủi ro
Kết quả của phân tích rủi ro có thể được sử dụng để tạo ra một hồ sơ (có thểthiết lập hệ thống về rủi ro) rủi ro, cho phép đánh giá (nội dung và lĩnh vực gì) rủi
ro để có thể phát hiện sớm và kiểm soát rủi ro Các hoạt động phân tích rủi ro hỗtrợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đòi hỏi sự quan tâm sự quan tâm của Lãnhđạo doanh nghiệp Điều này tạo thuận lợi cho kiểm soát rủi ro tiềm năng củadoanh nghiệp Sự biến động của phương pháp quản trị để thích ứng có sẵn rủi robao gồm: sự thao túng, xử lý, chuyển giao và chấm dứt rủi ro Một doanh nghiệp
có thể quyết định kinh doanh chắc chắn và đó cũng là một nhu cầu để cải thiệnmôi trường kiểm soát
Giúp doanh nghiệp đối phó với rủi ro trong các hoàn cảnh nguy nan
Mục tiêu ứng phó rủi ro bao gồm như là yếu tố chính của rủi ro, kiểm soát rủi
ro (hoặc giảm nhẹ rủi ro), đòi hỏi phải dự đoán xa hơn Ví dụ: việc phòng tránh rủi
Trang 17ro, việc chuyển giao rủi ro của công ty bằng cách phân chia rủi ro và lợi ích củacông ty cho các đối tác khác và việc cuối cùng là tài trợ tài chính cho hoạt độngcho rủi ro Bất kỳ hệ thống xử lý rủi ro nào cũng cần phải xây dựng hệ thống kiểmsoát nội bộ hiệu quả Hiệu quả của kiểm soát nội bộ là mức độ rủi ro sẽ được loại
bỏ hoặc giảm rủi ro nhờ các biện pháp đề xuất kiểm soát Hiệu quả chi phí củakiểm soát nội bộ liên quan đến chi phí thực hiện kiểm soát so với những lợi íchgiảm thiểu rủi ro đạt được
Giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
Hệ thống thông tin phản hồi để góp phần thực hiện những giám sát và đánhgiá hiệu suất và truyền thông và tư vấn trên hệ thống thống tin quản trị rủi ro minhbạch và kịp thời Công việc giám sát và xem xét nguy cơ rủi ro phải đảm bảo rằngdoanh nghiệp giám sát hiệu suất rủi ro và bài học từ kinh nghiệm từ những rủi ro
và tổn thất trước đây Hệ thống thông tin phản hồi giúp việc phản hồi thông tinliên quan đến rủi ro và kịp thời đưa ra quyết định giúp doanh nghiệp vượt qua rủi
ro và hạn chế các nguy cơ trong dài hạn
Giúp doanh nghiệp xây dựng khuôn khổ quản lý rủi ro
Tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp, chức năng quản lý rủi ro có thể từmột người quản lý rủi ro một phần thời gian, một nhà quản trị rủi ro tốt nhất, một
bộ phận quản lý rủi ro quy mô đầy đủ Vai trò của chức năng kiểm toán nội bộcũng sẽ khác nhau giữa các doanh nghiệp Xác định vai trò thích hợp nhất đối vớikiểm toán nội bộ, doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự độc lập và khách quan củakiểm toán nội bộ không bị chi phối
1.1.3 Các quan điểm về rủi ro và quản trị rủi ro
1.1.3.1 Quan điểm truyền thống
Theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1995: “ Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”
Trang 18Theo Giáo sư Nguyễn Lân: “ Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may ”.
(Từ điển từ và ngữ Việt Nam năm 1998, tr.1540)
Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại ”
Theo George Rejda: “Rủi ro được hiểu là sự không chắc chắn, gây ra nhữngmất mát thiệt hại”
Như vậy: “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liênquan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho conngười”
1.1.3.2 Quan điểm hiện đại
Trường phái mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của tổ chứcmột cách toàn diện Theo quan điểm quản trị rủi ro toàn diện của Kloman Haimes
thì: “ Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công”.
1.2 Các nội dung của quản trị rủi ro
Các nội dung của nhận dạng rủi ro
Một là tập trung xem xét ba yếu tố sau:
Mối hiểm họa: bao gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng tổn thất và mức
độ của rủi ro
Trang 19Mối nguy hiểm chính là nguyên nhân gây ra tổn thất.
Nguy cơ rủi ro là một tình huống có thể được tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gâynên những tổn thất mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán được
Hai là căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro bao gồm:
Các rủi ro đến từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp như: môi trườngchính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường kỹ thuật – công nghệ, môitrường văn hóa – xã hội, môi trường tự nhiên
Các rủi ro đến từ môi trường đặc thù của doanh nghiệp như: khách hàng,nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh
Các rủi ro do nhận thức của con người nói chung và nhà quản trị nói riêng
Ba là căn cứ vào nhóm đối tượng rủi ro:
Nguy co rủi ro về tài sản: là khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất,tài sản tài chính hay tài sản vô hình
Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: là nguy cơ có thể xảy ra các tổn thất
về trách nhiệm pháp lý đã được quy định
Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực: là nguy cơ rủi ro có liên quan đến tài sảncon người của tổ chức là các rủi ro xảy ra liên quan tới nguồn nhân lực
Phương pháp nhận dạng rủi ro
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: là phương pháp nhận dạng rủi ro
bằng cách phân tích bảng tổng kết bản báo các hoạt động kinh doanh, các tài liệu
bổ trợ khác kết hợp các dự báo về tài chính và dự báo ngân sách nhà quản trị rủi ro
có thể xác định được các nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp về tài sản, về tráchnhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực
Phương pháp lưu đồ: là phương pháp nhận dạng rủi ro thông qua việc xây
dựng một hay một số, một dãy các lưu đồ nó diễn ra các hoạt động diễn ra trongnhững điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp từ đó
nó phân tích những nguyên nhân liệt kê các tổn thất tiềm năng và về tài sản vềtrách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực
Trang 20Phương pháp thanh tra hiện trường: là phương pháp nhận dạng rủi ro bằng
cách quan sát các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trongdoanh nghiệp một cách trực tiếp để tìm hiểu các mối hiểm họa, nguyên nhân vàcác đối tượng rủi ro
Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp: là phương pháp
nhận dạng rủi ro thông qua việc thu thâp thông tin bằng văn bản, bằng miệng,bằng hệ thống tổ chức chính thức Hoặc thông qua việc giao tiếp, trao đổi với các
cá nhân và bộ phận khác trong doanh nghiệp thông qua hệ thống tổ chức khôngchính thức
Phương pháp làm việc với người khác bên ngoài doanh nghiệp: là phương
pháp nhận dạng rủi ro thông qua việc tiếp xúc với các cá nhân bên ngoài doanhnghiệp nhưng lại có mối quan hệ với doanh nghiệp như các cơ quan thuế quan, các
cơ quan thông tin quảng cáo, các văn phòng luật để bổ sung các rủi ro mà bản thânnhà quản trị có thể bỏ sót đồng thời có thể phát hiện các nguy cơ rủi ro từ chínhcác đối tượng này
Phương pháp phân tích hợp đồng: Thông qua hợp đồng đã được ký kết nhà
quản trị nghiên cứu từng điều khoản trong hợp đồng để phát hiện những sai sót,những nguy cơ rủi ro trong quá trính thực hiện hợp đồng, đồng thời cũng có thểbiết được các rủi ro tăng lên hay giảm đi thông qua việc thực hiện hợp đồng này
Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ: Bằng cách tham
khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báođược các xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai tức là các tổn thất có thểlặp lại Nhà quản trị thông qua việc phân tích các số liệu thống kê, nhà quản trị tìm
ra được nguyên nhân biết được thời điểm, biết được vị trí, biết được đặc điểm củamỗi tổn thất trong quá khứ, từ đó dự báo những mối hiểm họa, những nguyên nhânnhững nguy cơ rủi ro và khi đã có đủ các dữ kiện người ta còn dự báo cả nhữngchi phí tổn thất
1.2.2 Phân tích rủi ro
Trang 21Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa và xác định nguyênnhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.
Nội dung phân tích rủi ro
Phân tích hiểm họa: là việc phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro
hoặc những điều kiện tự nhiên, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi roxảy ra… Để phân tích các điều kiện, yếu tố sử dụng phương pháp điều tra bằngcác mẫu điều tra khác nhau, tùy vào từng tình huống của các đối tượng rủi ro hoặc
là nó thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau đểphát hiện mối hiểm họa
Phân tích nguyên nhân rủi ro: Là việc phân tích yếu tố trực tiếp tạo nên rủi ro,
đây là công việc phức tạp bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhânđơn giản nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyênnhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần, nguyên nhân xa…
Phân tích tổn thất, hậu quả:
Nếu rủi ro và tổn thất đã xảy ra: phân tích những tổn thất đã xảy ra dựa trên sự
đo lường, dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra
Nếu rủi ro và tổn thất chưa xảy ra: căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi rongười ta dự đoán những tổn thất có thể có
1.2.3 Đo lường, đánh giá rủi ro
Đo lường rủi ro là việc đo lường khả năng xảy ra và tổn thất khi rủi ro xảy ra
Mục đích của đo lường rủi ro
Thực chất của đo lường rủi ro là tính toán xác định tần số xuất hiện rủi ro haygọi là tần suất và biên độ rủi ro hay mức độ nghiêm trọng từ đó phân nhóm rủi ro.Thông qua hai yếu tố đó xây dựng ma trận về tần số và biên độ rủi ro
Bảng 1.1: Ma trận về tần số và biên độ rủi ro
Tần suất xuất hiện rủi ro
Trang 22Thấp III IV
(Nguồn: Bài giảng môn Quản trị rủi ro – Trường Đại học Thương Mại)
Nhóm I: Tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuấthiện cao
Nhóm II: Tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuấthiện thấp
Nhóm III: Tập trung những rui ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuấthiện cao
Nhóm IV: Tập trung những rui ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuấthiện thấp
Dựa vào sự cao thấp của sự nghiêm trọng và tần số xuất hiện rủi ro nhà quảntrị có thể xác định các chỉ thị chiến lược trong quản trị rủi ro Chỉ thị đó trước hếttập trung quản trị đối với rủi ro nhóm I, sau đó đến rủi ro nhóm II, III, IV
Các phương pháp đo lường, đánh giá rủi ro
Các phương pháp định lượng
Phương pháp trực tiếp: là phương pháp xác định tổn thất bằng các công cụ đo
lường trực tiếp như cân đong, đo đếm… Trong thực tiễn hoạt động phương này thườngđược áp dụng để xác định các định mức như: các hàng bán ra, dự trữ hàng hóa, địnhmức phí
Phương pháp xác suất thống kê: là phương pháp xác định tổn thất bằng cách
xác định các mẫu đại diện tính tỷ lệ tổn thất trung bình qua đó xác định được tổng
số tổn thất
Các hương pháp định tính
Phương pháp cảm quan: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên
gia để xác định tỷ lệ tổn thất qua đó ước lượng tổng số tổn thất
Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp sử dụng tổng hợp các công
cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất
Trang 23Phương pháp dự báo tổn thất: là phương pháp dự báo những tổn thất có thể có
khi rủi ro xảy ra, phương pháp này dựa trên cơ sở xác suất xảy ra rủi ro, mức độtổn thất trung bình của mỗi sự cố từ đó dự báo mức tổn thất trung bình của mỗi sự
cố, dự báo mức độ tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch
1.2.4 Kiểm soát và tài trợ rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, các công cụ, các
chiến lược, các chương trình… để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu tới mức thấpnhất những tổn thất khi rủi ro xảy ra Thực chất đó là việc phòng chống, hạn chếrủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh của công ty
Kiểm soát rủi ro mang tính tích cực, chủ động với mục đích cải thiện môitrường kinh doanh làm tăng độ an toàn trong kinh doanh, là điều kiện vững chắc
để hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra ổn định an toàn, đồng thời giúp công
ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
Thông qua hoạt động kiểm soát rủi ro, công ty có thể mạo hiểm và nắm bắtcác cơ hội kinh doanh để tạo lợi nhuận lớn
Kiểm soát rủi ro phải có những biện pháp toàn diện và đồng bộ như: mua bảohiểm, tổ chức hoạt động của nhà quản trị rủi ro và các biện pháp nhận dạng, đolường và phân tán rủi ro được thực hiện theo các nội dung sau:
Né tránh rủi ro: là việc chủ động né tránh các hoạt động có thể khiến rủi ro
xảy ra hay loại bỏ các nguyên nhân gây ra rủi ro
Ngăn ngừa rủi ro: là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức độ
nghiêm trọng khi rủi ro xảy ra Ngăn ngừa rủi ro tập trung vào các mối hiểm họa,mối nguy hiểm, các yếu tố môi trường, sự tương tác giữa các yếu tố này
Giảm thiểu tổn thất: là các biện pháp nhằm làm giảm giá trị tổn thất khi rủi
ro xảy ra Có một số biện pháp cụ thể như: cứu lấy những tài sản còn sử dụngđược, chuyển nợ, kế hoạch giải quyết hiểm họa, dự phòng và phân chia rủi ro
Trang 24Đa dạng hóa rủi ro: là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các
dạng khác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắptổn thất của những hoạt động khác
Quản trị thông tin: Phòng quản trị rủi ro của một tổ chức phải cung cấp
thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mụctiêu trong tương lai họ cần đạt được
Tài trợ rủi ro là các hoạt động được tiến hành để cung cấp các phương tiện
nhằm bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra hoặc là tạo lập các quỹ cho cácchương trình khác nhau để bớt tổn thất
Các biện pháp tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro bằng cách tự khắc phục: là phương pháp mà doanh nghiệp bị
rủi ro tự mình thanh toán các tổn thất Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có củachính tổ chức đó cộng với nguồn mà tổ chức đó đi vay và có trách nhiệm hoàn trả
Tài trợ rủi ro bằng cách chuyển giao rủi ro: một phần rủi ro của doanh
nghiệp được chuyển giao cho đối tác còn một phần là tự khắc phục hay tự bảohiểm Trong trường hợp này các doanh nghiệp bị rủi ro có thể nhận được sự tài trợ
từ chính phủ, cấp trên và từ các cá nhân tổ chức có liên quan
Trung hòa: sử dụng việc đánh giá có các kết quả ngược với kết quả của rủi
ro
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của doanh nghiệp
1.3.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ công nhân viên là một nhân tố quan trọng có
tính chất quyết định đối với sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanhnói chung và công tác quản trị rủi ro nói riêng Nếu doanh nghiệp có đội ngũ cán
bộ công nhân viên năng động, có năng lực, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, tích cực trong công tác kết hợp với việc bố trí nguồn nhân lực theo chiến lược “ đúng người, đúng việc, đúng lúc” của doanh nghiệp thì nhất định sẽ có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả của công tác quản trị rủi ro và ngược lại nếu doanh nghiệp có
Trang 25đội ngũ lao động thiếu nhiệt tình, ý thức kém, thiếu kiến thức, kỹ năng sẽ làm ảnh hưởng xấu tới công tác quản trị rủi ro.
Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất và uy tín kinh doanh của doanh nghiệp: Nếu
công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật càng hiện đại bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị rủi ro: việc giữ gìn bảo quản hàng hoá, nguyên vật liệu được tốt hơn, tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển , nâng cao chất lượng phục vụ với khách hàng, từ đó có thể hạn chế được rủi ro cho công ty
Tiềm lực tài chính: Là nhân tố tối quan trọng, là thành phần không thể thiếu
trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác quản trị rủi ro của doanhnghiệp, công ty có khả năng tài chính lớn việc thực hiện công tác quản trị rủi ro dễdàng hơn
Thông tin: Có vai trò rất quan trọng, thông tin bên trong doanh nghiệp giúp
doanh nghiệp nắm bắt chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có cácbiện pháp ứng xử kịp thời, đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.
1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh
1.3.2.1 Môi trường vĩ mô
Nhóm nhân tố thuộc môi trường chính trị
Mỗi quốc gia đều tổn tại và phát triển gắn liền với những thể chế chính trị nhấtđịnh Phát triển kinh tế luôn có mối quan hệ biện chứng với chính trị Kinh doanhtrong môi trường chính trị ổn định là điều kiện cần cho sự thành công của các doanhnghiệp Với một môi trường chính trị bất ổn, doanh nghiệp sẽ luôn gặp phải nhữngrủi ro bất khả kháng, không thể lường trước được Hậu quả của những loại rủi ronày sẽ rất quan trọng đối với một tổ chức, bởi vì rủi ro chính trị thường là nguyênnhân của nhiều rủi ro khác và tạo ra chuỗi rủi ro Và các doanh nghiệp sẽ phải quantâm nhiều hơn đến công tác quản trị rủi ro
Trang 26Nhóm nhân tố thuộc môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý ổn định là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho cácdoanh nghiệp ổn định, yên tâm phát triển kinh doanh Sự thay đổi heo hướng bất lợicủa các quy phạm, quy định của văn bản pháp lý, chẳng hạn như: thắt chặt chínhsách quản lý, tăng thuế xuất nhập khẩu, tăng tỷ lệ dự trữ… hoặc có sự chồng chéocủa các văn bản pháp luật là nguyên nhân làm tăng rủi ro, làm suy giảm niềm tincủa doanh nghiệp
Nhóm nhân tố kinh tế
Nhân tố kinh tế thường khá phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinhdoanh Ảnh hưởng này nhiều khi lại trái ngược nhau, có những ảnh hưởng thuậnchiều làm gia tăng tốc độ phát triển và kết quả kinh doanh Nhóm nhân tố kinh tếbao gồm: sự biến động của chu kỳ kinh doanh, tài chính, tiền tệ, sự mất cân bằngcủa cung – cầu, giá cá, tình hình cạnh tranh, lạm phát…
Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên
Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta là một thế giới đầy bất trắc, bởi nhữnghiện tượng thiên tai như bão lũ, gió xoáy, động đất, núi lửa phun… Những rủi ro donhững điều kiện tự nhiên gây ra đang có xu hướng ngày càng gia tăng và là mối longại của nhân loại
Nhóm nhân tố điều kiện kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật là nhân tố nền tảng quyết định sản xuất, quyết định tăng năng suấtlao động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Khoa học kỹ thuật phát triểnnhằm đề phòng chống, hạn chế những rủi ro, chế ngự thiên nhiên, chống lại bệnhtật…Nhưng xét theo khía cạnh khác, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng tạo
ra những loại rủi ro mới trong cuốc sống Mặt khác, trong kinh doanh, đôi khikhoa học kỹ thuật mới ra đời và nhanh chóng được áp dụng sẽ là nguy cơ rủi rotrong đầu tư cho nhiều doanh nghiệp đang áp dụng kỹ thuật cũ
Nhóm nhân tố thuộc điều kiện xã hội
Trong kinh doanh không thể không đề cập đến môi trường xã hội, nếu nhưthiêu hiểu biết về các vấn đề xã hội như: các mối quan hệ xã hội, tôn giáo, văn
Trang 27hóa, phong tục tập quán… của từng địa phương mà doanh nghiệp có hoạt độngkinh doanh sẽ phải đối mặt với nhiều bất trắc và rủi ro.
1.3.2.2 Môi trường vi mô
Nhà đầu tư: là người cấp vốn, ý tưởng, tiền hoặc những tài sản tương đương
tiền cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể thực hiện và phát triển hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình chính vì các hoạt động của doanh nghiệp nói chung
và công tác quản trị rủi ro nói riêng phụ thuộc rất lớn tới nhà đầu tư
Nhà cung cấp: là nơi cung cấp cho doanh nghiệp hàng hóa, nguyên vật liệu…
để doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình thường, nếunhà cung cấp thiếu hàng hóa,giao hàng không đúng hẹn… sẽ dẫn tới những rủi ro
mà doanh nghiệp phải gánh chịu, làm ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp
Khách hàng: khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng tới công tác quảntrị rủi ro của công ty Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm mà công tysản xuất kinh doanh, sở thích cũng như thị yếu của khách hàng là yếu tố quantrọng mà doanh nghiệp cần nắm được để khắc phục rủi ro trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh
Trang 28CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG VDC 2.1 Khái quát về công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH cơ khí xây dựng VDC
Tên công ty: Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC
Tên giao dịch: VDC MECHANICAL CONSTRUCTION COMPANY LIMITED.Tên viết tắt: VDC CO.,LTD
Địa chỉ trụ sở chính: Số 93, Xóm Mới Triều KhúcTân Triều Thanh Trì
Trang 29Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC được thành lập năm 2004 bởi Ông VũDuy Chinh – Giám đốc Công ty Khởi đầu với số vốn điều lệ là: 2.000.000.000đồng Với các sản phẩm nhôm, kính và kinh doanh các sản phẩm cơ khí, với tầmnhìn chiến lược, ông đã phát triển công ty ngày càng lớn mạnh với sản phẩm cửanhựa lõi thép cách âm, cách nhiệt phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay.
Ngày 05/07/2011, Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 2.000.000.000 đồng lên4.588.000.000 đồng
Ngày 20/12/2012, Công ty đã tăng vốn điều lệ, với số vốn hiện tại là6.588.000.000 đồng
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC là đơn vị hoạt động đa ngành: vừasản xuất, vừa thương mại, vừa xây lắp với các mặt hàng chủ yếu bao gồm sản xuấtlắp dựng cửa nhựa lõi thép, cửa sắt, cửa nhôm kính, cửa thủy lực, xây dựng cáccông trình dân dụng, buôn bán sắt thép và các sản phẩm khác Điểm nổi bật về cácsản phẩm cơ khí của công ty là có chất lượng cao, công nghệ hiện đại đáp ứng đủtiêu chuẩn của bất kỳ thị trường nào VDC được biết đến là công ty có các sảnphẩm uy tín, chất lượng được khách hàng đánh giá cao
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH cơ khí xây dựng VDC
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC
Trang 30( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
Đứng đầu trong bộ máy quản lý công ty là Ban Giám đốc, giúp việc choGiám đốc là các trưởng phòng ban chức năng
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:
Ban giám đốc: Điều hành chung toàn Công ty Ngoài ra Ban giám đốc còn
trực tiếp quản lý và chỉ đạo các phòng ban trong Công ty Chịu trách nhiệm trướcpháp luật về mọi hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Phòng tổ chức hành chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc,
quản lý điều hành nhân sự phục vụ cho sản xuất kinh doanh Có trách nhiệm đánhmáy và nhận công văn, quyết định từ trong và ngoài Công ty
và phát triển thị trường
Phòng
Kế toán tài chính
Phòng Kinh doanh Ban Giám Đốc
Phân xưởng sản xuất
Trang 31Phòng kế toán tài chính: Có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc về
công tác tài chính, quản lý toàn bộ tài sản vật tư, tiền vốn của Công ty Khai thácnhững tiềm năng vốn để phục vụ cho sản xuất, đồng thời thay mặt Ban giám đốcthực hiện đầy đủ chức năng, nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh quản lý
hàng hóa, đối ngoại, giao dịch, tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng, tiêu thụ sảnphẩm
Phòng liên doanh và phát triển thị trường: Có chức năng nghiên cứu các
cơ chế mới ban hành của Bộ tài chính, để cải tiến và chế tạo các mặt hàng mới.Đổi mới mẫu mã sản phẩm theo kịp thị trường, mặt khác còn giám sát chặt chẽ vàkiểm nghiệm chất lượng các nguyên vật liệu theo tiêu chuẩn và quy chế chính quytrước khi đưa vào sử dụng sản xuất, hay sản phẩm hàng hóa trước khi đưa đi tiêuthụ
Phân xưởng sản xuất: Thực hiện các kế hoạch mà lãnh đạo Công ty giao
cho, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC
Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC thuộc loại hình Công ty TNHH haithành viên kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực:
Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc ngành xâydựng, thiết bị nhiệt, điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, gỗ, nhôm,sắt, kim khí, vật tư ngành nước, sơn bả trang trí nội ngoại thất;
Gia công, sản xuất, lắp đặt khung nhôm cửa kính, cửa cuốn;
Sản xuất, mua bán các loại kính trong ngành xây dựng;
Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng, dân dụng, giao thông,thủy lợi, hạ tầng cơ sở, san lấp, đào đắp mặt bằng;
Gia công, sản xuất, buôn bán hang cơ khí kim loại;
Trang 32 Đúc sắt thép;
Đúc kim loại màu ( không bao gồm: Đúc vàng);
Sản xuất các cấu kiện kim loại;
Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại…
Tuy công ty đã đăng ký trên 30 lĩnh vực kinh doanh nhưng mặt hàng kinh
doanh chủ yếu của công ty là sản xuất lắp dựng , buôn bán hàng cơ khí kim loại
chiếm tỷ trọng trong doanh thu lớn nhất trong báo cáo kết quả kinh doanh, chiếm
95% trong cơ cấu sản phẩm dịch vụ của công ty
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí xây dựng VDC
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Cơ khí xây
3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 513.865.059 674.314.973 660.655.265
4 Doanh thu tài chính 3.334.819 3.770.810 3.995.170
5 Chi phí tài chính 196.550.798 262.420.529 220.151.991
8 Tổng lợi nhuận trước thuế 38.190.151 (192.038.489) 3.685.342
-10 Lợi nhuận sau thuế 38.190.151 (192.038.489) 3.685.342
Nguồn: (Phòng kế toán tài chính)
Nhìn chung thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm
gần đây là không tốt, mức lợi nhuận ít và thậm chí công ty chịu thua lỗ Điều
Trang 33này chứng tỏ những chính sách và biện pháp kinh doanh của công ty đã khôngcòn phù hợp để thích ứng với nền kinh tế Vì vậy, công ty cần phải có sự điều chỉnh chính sách, chiến lược để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm tồn tại
trên thị trường
2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty
2.2.1 Đánh giá quy trình quản trị rủi ro của công ty TNHH cơ khí xây dựng VDC
Bảng 2.2 Đánh giá quy trình thực hiện quản trị rủi ro
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)
Nhìn chung quy trình thực hiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH
Cơ khí xây dựng VDC đạt mức bình thường Trong đó, khâu phân tích rủi ro là tốtnhất với 20% phiếu đánh giá tôt, 80% phiếu đánh giá bình thường và không cóphiếu đánh giá kém Tiếp theo là khâu kiểm soát và tài trợ rủi ro với 10% phiếutốt, 60% phiếu bình thường, có 30% phiếu đánh giá kém do chưa có quỹ tài trợ rủi
ro Khâu đánh giá và đo lường rủi ro bị đánh giá thấp nhất với 30% phiếu bìnhthường, 70% phiếu đánh giá kém, do người phụ trách việc đánh giá và đo lườngtổn thất không có nghiệp vụ chuyên môn, việc đánh giá và đo lường chủ yếu dựatrên phán đoán chủ quan và kinh nghiệm làm việc nên kết quả còn nhiều sai lệch