1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thực tập tổng hợp tại doanh nghiệp tư nhân trường thiềm

19 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 413,5 KB

Nội dung

Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Tư nhân Trường Thiềm DNTN Trường Thiềm cũng là một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động mua bán và phân p

Trang 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRƯỜNG THIỀM 1.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp:

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Tư nhân Trường Thiềm

DNTN Trường Thiềm cũng là một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động mua bán và phân phối các sản phẩm chế biến tái chế từ nhựa, bao bì, phế liệu chủ yếu là ống nhựa và bao bì

Tên: Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm

Tên viết tắt: DNTN Trường Thiềm

Địa chỉ trụ sở chính: Xóm Kiều Chính, Xã Xuân Phương, Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: 0280 3867 342

Vốn đầu tư: 950.000.000 VNĐ

Chủ doanh nghiệp: Dương Xuân Trường

Tổng lao động: 13 nhân viên

Lịch sử hình thành và phát triển của DNTN Trường Thiềm

DNTN Trường Thiềm được thành lập theo quyết định số 1701000642 của sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thái Nguyên ngày 21/09/2005

Từ năm 2005 đến cuối năm 2006, doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực mua bán các sản phẩm từ gỗ

Đầu năm 2007, do doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả nên giám đốc quyết định tạm ngừng hoạt động

Đăng kí kinh doanh thay đổi lần 1 ngày 21/07/2008 Sau khi nghiên cứu thị trường và tham khảo những người trong ngành, giám đốc quyết định tiếp tục hoạt động doanh nghiệp nhưng chuyển sang ngành nghề chính là mua bán các sản phẩm từ nhựa, bao bì, phế liệu tái chế

Từ cuối năm 2008 đến nay, doanh nghiệp hoạt động bình thường

Doanh nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng

1.1.2 Nhiệm vụ, chức năng của doanh nghiệp

Trang 2

Nhiệm vụ:

Kinh doanh sản phẩm trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài theo giấy phép đã được cấp bởi Bộ thương mại

Nâng cao, đa dạng cơ cấu mặt hàng, phong phú về chủng loại và phù hợp với nhu cầu của thị trường

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo trang trải về mặt tài chính sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phục vụ việc phát triển kinh tế và nhập khẩu của đất nước

Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ đem lại nguồn thu cho đất nước

Tuân thủ các chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản mà doanh nghiệp đã kí kết

Luôn tích cực chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên

Chức năng:

Mua bán và phân phối các sản phẩn tái chế từ nhựa, bao bì và phế liệu DNTN Trường Thiềm luôn cố gắng để trở thành một đối tác tin cậy của khách hàng và mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất và nỗ lực để trở thành một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường tỉnh Thái Nguyên nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung

1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của DNTN Trường Thiềm

Mô hình tổ chức của DNTN Trường Thiềm được tổ chức thành 4 phòng với đội ngũ gồm 13 nhân viên

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của DNTN Trường Thiềm

Trang 3

(Nguồn: Phòng kế toán - hành chính tổng hợp)

1.1.4.Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp đã trải qua 1 lần thay đổi đăng kí kinh doanh nhưng các ngành nghề không thay đổi nhiều

Doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực sau:

Mua bán và xuất nhập khẩu hàng nông, lâm sản, thực phẩm

Mua bán và sản xuất các sản phẩm từ nhựa, bao bì, phế liệu tái chế

1.2 Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp:

Đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công hay thất bại Tìm kiếm và triển khai một công cụ hỗ trợ các nhà quản trị trong việc quản lý nhân sự, xác lập cũng như theo đuổi định hướng phát triển nhân sự đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp

DNTN Trường Thiềm cũng vậy, tuy chỉ là một doanh nghiệp nhỏ nhưng cũng chú trọng đến đến việc dùng người

Tổng số nhân viên của doanh nghiệp là 13 người, trong đó:

Giám đốc: Có 1 giám đốc

Phòng kinh doanh: Gồm 7 người

Phòng kỹ thuật: Gồm 2 người

Phòng kế toán -hành chính – tổng hợp: Gồm 3 người

Trong số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có 5 người có trình độ đại học, 8 người trình độ trung cấp, cao đẳng được đào tạo đầy đủ các ngành nghề kinh tế,

kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm Lãnh đạo của doanh nghiệp từ kinh doanh nhỏ lẻ thành lập doanh nghiệp nên còn nhiều hạn chế

Giám đốc

Phòng kỹ thuật

Phòng kế toán hành chính tổng hợp Phòng kinh doanh

Trang 4

Ngoài ra doanh nghiệp có 20 công nhân lao động lành nghề có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao

1.3 Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp:

1.3.1 Cơ cấu vốn kinh doanh.

Bảng 1.1: Cơ cấu vốn kinh doanh của DNTN Trường Thiềm

Vốn cố định 234.456.303 30.88% 193.628.776 24,24% 307.073.256 35.05%

Vốn lưu động 515.780.216 69.12% 605.129.179 75,76% 569.079.544 64,95%

Tổng tài sản 759.236.519 100% 798.757.955 100% 876.152.800 100%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán, Phòng kế toán – hành chính tổng hợp)

Từ bảng số liệu ta có thể thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011 tăng 117 triệu đồng Vốn lưu động luôn chiếm tỷ lệ cao trên 65% do yêu cầu của hoạt động đầu tư Vốn cố định cũng tăng do công ty đầu tư mua các thiết bị máy móc phục vụ hoạt động sản xuất và thi công công trình

1.3.2 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh

Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của DNTN Trường Thiềm

Vốn chủ sở hữu 690.450.100 90,94% 798.757.955 100% 687.190.008 78,43%

Tổng nguồn vốn 759.236.519 100% 798.757.955 100% 876.152.800 100%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán, Phòng kế toán – hành chính tổng hợp)

Từ bảng số liệu ta thấy vốn chủ sở hữu thay đổi qua các năm, tăng cao nhất năm 2010(798.757.955đ) Cũng trong năm 2010, vốn vay của doanh nghiệp bằng 0, chứng tỏ doanh nghiệp đang làm chủ về nguồn vốn của mình Vốn chủ sở hữu cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn (trên 75%)

1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Bảng 1.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Trường Thiềm ( năm 2009-2011)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

Tương đối Tuyệt đối %

=(4)/(1)

(7)

=(5)/(2 ) 1.Doanh

thu 542.327.400 934.615.700 651.831.500 392.288.300 (282.784.200) 72,33 (30,26)

Trang 5

khoản giảm

trừ

3.Doanh

thu thuần 542.327.400 934.615.700 651.831.500 392.288.300 (282.784.200) 72,33 (30,26) 4.Giá vốn

hàng bán 497.534.230 858.965.952 580.053.872 361.431.722 (278.912.080) 72,64 (32.47) 5.Lợi

nhuận gộp 44.793.170 75.649.748 71.777.628 30.856.578 (3.872.120) 68.89 (5,12)

6.Chi phí

quản lý 40.563.760 54.064.810 67.643.523 13.501.050 13.578.713 33,28 25,12

7.Lợi

nhuận

thuần

4.229.410 21.584.938 4.143.105 17.361.528 (17.441.293) 410.49 (80.80)

8.Thu nhập

khác 243.000 0 540.900 (243.000) 540.900 (100) -9.Chi phí

khác 130.500 0 210.900 (130.500) 210.900 (100) -10.Lợi

-11.Tổng

lợi nhuận

trước thuế

4.341.910 21.584.938 4.473.105 17.243.028 (17.111.833) 397.13 (79.28)

12.Lợi

nhuận sau

thuế

3.256.432 16.188.299 2.853.079 12.931.867 (13.335.220) 397.13 (79.28)

(Nguồn: Báo cáo tài chính ,Phòng kế toán – hành chính tổng hợp)

Đơn vị tính: Đồng

Nhận xét:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng so với năm 2009 (392.288.300 đồng tương ứng 72.33%) do năm 2009 doanh nghiệp bước đầu trở lại hoạt động kinh doanh nên doanh thu còn thấp Sau năm 2010 hoạt động ổn định và sản phẩm doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn nên đã có sự tăng doanh thu trên Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 giảm 282.784.200 đồng tương ứng so với năm 2010

Giá vốn năm 2010 cao hơn hẳn là 858.965.952 tăng 72.64% so với năm 2009 Giá vốn hàng bán năm 2011 là 580.053.872 đồng giảm 278.912.080 đồng tương ứng với 32,47% so với năm 2010 Mức độ giảm của giá vốn hàng bán do nhiều yếu tố tác

Trang 6

động như: sự sụt giảm giá hạt nhựa bán ra nên nguyên vật liệu mua vào cũng bị giảm giá, đầu ra gặp nhiều khó khăn

Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2009, năm 2010 và năm 2011 của DNTN Trường Thiềm có thể thấy tình hình kinh doanh của donh nghiệp có nhiều biến chuyển, không ổn định qua các năm

Trang 7

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRƯỜNG THIỀM

Tổng quan phương pháp thu thập số liệu

A Nguồn thông tin, số liệu phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn:

1 Ông: Dương Xuân Trường (Giám đốc công ty)

2 Bà: Dương Thị Hương (Phòng kế toán – hành chính tổng hợp)

3 Ông: Hà Quốc Hưng (Trưởng phòng kinh doanh)

B Nguồn thông tin, số liệu điều tra trắc nghiệm

Đối tượng: 10 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp

Số phiếu phát ra: 10

Số phiếu thu về:10

Mẫu phiếu câu hỏi điều tra được đính kèm ở Phụ lục 1

C Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp: Thông tin từ báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh, hồ sơ năng lực, thông tin từ Phòng kế toán – Hành chính tổng hợp

Các nội dung dưới đây được phân tích tổng hợp dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn và các nguồn dữ liệu thứ cấp (các báo cáo nội bộ của doanh nghiệp)

2.1 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị; vấn đề thu thập thông tin

và ra quyết định quản trị; kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp quản trị trong doanh nghiệp

2.1.1 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.1 Tình hình thực hiện chức năng quản trị của doanh nghiệp

Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013

Trang 8

Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ 2.1 thì công tác

quản trị tại doanh nghiệp là khá tốt đặc biệt trong công tác tổ chức và lãnh đạo( trên

60%) Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn ông Dương Xuân Trường – Giám đốc doanh nghiệp cho biết do là doanh nghiệp tư nhân nên mọi hoạt động quản trị đều xuất phát

từ giám đốc Lợi thế ở đây là giám đốc doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của các chức năng quản trị (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát) và coi trọng tất cả các chức năng đó Giám đốc của doanh nghiệp là người quyết định các chiến lược và hoạch định chiến lược nhưng dựa trên nền tảng của các nhà quản trị cấp dưới

là trưởng phòng kế toán – hành chính tổng hợp, trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng kinh doanh

Về thành công: Việc hoạch định chiến lược tổng thể, xây dựng hệ thống các

hoạt động; tổ chức triển khai các kế hoạch, xác định những việc phải làm, người nào phải làm, phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, giữa các bộ phân; lãnh đạo, phân cấp lãnh đạo điều khiển cũng như động viên tinh thần làm việc của nhân viên tương đối tốt

Về tồn tại: Việc đánh giá, kiểm tra chưa mang lại kết quả tích cực, nhiều lúc

những thành quả đạt được không phù hợp với kế hoạch đề ra trước đó Giám đốc phải

ôm đồm quá nhiều việc, đôi khi dẫn đến quá tải Công ty chưa có bộ phận riêng biệt tìm hiểu, đánh giá sự thay đổi của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa có bộ phận nghiên cứu, thăm dò thị trường, khách hàng Phòng kinh doanh hiện tại phải kiêm nhiệm nhiều công việc ngoài chuyên môn như: marketing, vận chuyển hàng…Sự thống nhất trong hệ thống quản lý vẫn chưa chặt chẽ, có sự chồng chéo giữa các bộ phận, các khâu trong sản xuất và kinh doanh, chưa thực sự có sự phối hợp nhiều khi còn tạo ra sự dư thừa và thiếu hụt nguồn lực

2.1.2 Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị

Theo kết quả phỏng vấn Bà Dương Thị Hương (Trưởng phòng kế toán – hành chính tổng hợp) cho biết thông tin được chuyển đến giám đốc từ nhiều nguồn các

nhau Tuy nhiên phần lớn là từ phòng Kế toán – Hành chính tổng hợp dưới dạng văn bản, một số thông qua phản ảnh trực tiếp từ nhân viên và công nhân Từ quá trình tổng hợp các thông tin đó Giám đốc sẽ đưa ra các quyết định chiến lược mang tính tổng thể và vĩ mô Tất cả các quy trình như: quy trình xây dựng kế hoạch 5 năm và

Trang 9

hàng năm, quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự, quy trình quản lý và thực hiện các

dự án đầu tư, quy trình kiểm soát tổ chức hạch toán trên toàn bộ doanh nghiệp, quy chế liên thông giữa các phòng ban quản trị chất lượng… Hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp được thực hiện theo tiêu chuẩn HACCP kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm

Tuy nhiên doanh nghiệp chưa thiết lập được cho mình mạng lưới thu nhận riêng

để đảm bảo tính chính xác và kịp thời, cũng như tăng khả năng tìm kiếm thị trường mới

2.1.3 Kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp quản trị trong doanh nghiệp

Theo kết quả phỏng vấn ông Hà Quốc Hưng – Trưởng phòng Kinh doanh thì

Đội ngũ lãnh đạo trong toàn doanh nghiệp đã thực hiện khá tốt các kỹ năng quản trị, bao gồm: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng tư duy Việc hoàn thiện

kỹ năng quản trị cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp đã được chú ý ngay từ ban đầu ở khâu tuyển dụng, và trong quá trình làm việc, doanh nghiệp cũng rất chú ý đến việc hoàn thiện các kỹ năng của ban lãnh đạo thông qua các khóa đào tạo kỹ năng, việc luân chuyển cán bộ cũng được thực hiện nhằm đảm bảm đúng người đúng việc

2.2 Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp

2.2.1 Hoạch định chiến lược

2.2.1.1 Đánh giá về tình thế môi trường kinh doanh

Theo kết quả phỏng vấn, Ông Dương Xuân Trường – Giám đốc doanh nghiệp

cho biết công ty đang có các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu sau:

Cơ hội: Thị trường của doanh nghiệp đang phát triển khi Thái Nguyên đang

đẩy mạnh phát triển công nghiệp và có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh

Thách thức: Tỷ lệ lạm phát gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với tỷ lệ cạnh tranh cao của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hạt nhựa vào Việt Nam

Điểm mạnh: Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính ổn định, khả năng quay vòng

vốn nhanh Bên cạnh đó, doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên và công nhân với dây chuyền sản xuất ổn định làm ra tăng chất lượng công việc và chất lượng sản phẩm

Trang 10

Điểm yếu: Doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư vào hoạt động Marketing,

nghiên cứu thị trường còn hạn chế do còn nhiều chồng chéo trong cơ cấu tổ chức

2.2.1.2 Đánh giá về quy trình và các nội dung hoạch định chiến lược

Biểu đồ 2.2 Công tác thực hiện hoạch định chiến lược

Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013

Nhận xét chung: Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ

2.2, công tác hoạch định chiến lược của doanh nghiệp được đánh giá là khá, đặc biệt trong việc xây dựng tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh trên 40% nhân viên đánh giá tốt

Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn Ông Dương Xuân Trường– Giám đốc doanh nghiệp, việc đánh giá hiệu quả hoàn thành các sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp là

tốt, mặc dù hiện nay doanh nghiệp đang trong quá trình cơ cấu lại bộ máy tổ chức và chịu nhiều sự ảnh hưởng của sự biến động nền kinh tế trong nước và quốc tế, tuy nhiên với toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của doanh nghiệp luôn nỗ lực từng bước hoàn thành sứ mạng, mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn

Về thành công: Sứ mệnh, tầm nhìn chung của doanh nghiệp được hình thành

ngay từ ban đầu một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành

Về tồn tại: Do doanh nghiệp mới hoạt động trở lại, các phòng ban vẫn đang

trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự chưa ổn định nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc phân tích môi trường kinh doanh để đưa ra các chiến lược mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh

2.2.1.3 Đánh giá về chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường của doanh nghiệp

Theo kết quả phỏng vấn ông Dương Xuân Trường – Giám đốc doanh nghiệp,

trong thời gian qua doanh nghiệp áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển

Ngày đăng: 12/03/2017, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w