1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện đa khoa sài gòn

53 2,6K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 344,47 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện đa khoa sài gòn

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐẠI VIỆT

Đơn vị thực tập: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Thời gian thực tập: từ ngày 25/4/2016 đến ngày 09/09/2016

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… …….4

LỜI CẢM ƠN……… ……….5

1 Giới thiệu về cơ sở thực tập……… ………6

2 Báo cáo kết quả tìm hiểu về tổ chức hành chính, nhân sự của cơ quan nơi thực tập……….…….…………10

2.1 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện……… …….………… 10

2.1.1 Cấp cứu khám bệnh - chữa bệnh……… ……….10

2.1.2 Đào tạo cán bộ y tế……… ………11

2.1.3 Nghiên cứu khoa học về y học……… ……… 12

2.1.4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật……… … …14

2.1.5 Phòng bệnh……… … 14

2.1.6 Hợp tác quốc tế……….……… ………….14

2.1.7 Quản lý y tế kinh tế……… ………… 15

2.1.8 Chức năng khác……… ………….15

2.2 Tổ chức……… …… ………15

2.2.1 Ban giám đốc……….……… …………15

2.2.2 Các phòng chức năng……….……….17

2.2.3 Các khoa……… …… …….17

2.3 Sơ đồ tổ chức tổ chức Bệnh Viện Đa Khoa Sài Gòn………….……… 18

3 Báo cáo kết quả tìm hiểu về các hoạt động chuyên ngành và môi trường làm việc của khoa lâm sàng……… ……… ………19

3.1 Hoạt dộng chuyên môn khoa……….… ……….19

3.2 Nội qui-hoạt động của khoa……… ………20

3.3 Cơ cấu tổ chức……….………21

3.3.1 Tổ chức nhân sự……… ………21

3.3.2 Phân công công tác……… ………21

3.3.3 Tổ chức buồng bệnh……… …… ………22

3.4 Nhiệm vụ của các thành viên trong khoa.……… ………21

4 Kết quả thực tập tại bệnh viện……… ………….31

Trang 3

4.2 Bảng đánh giá chỉ tiêu thực hiện tại các khoa………… …… ……….37

5 Lập 03 bệnh án……….……… ……… 40

5.1 BỆNH ÁN 1……….…………40

5.2 BỆNH ÁN 2……… …… ……44

5.3 BỆNH ÁN 3……….…………47

6 Tự nhận xét của sinh viên……… ……… ….……… 51

6.1 Thuận lợi………… ……… ……….51

6.2 Khó khăn……… ……… 51

6.3 Ưu điểm……… ……… …… 51

6.4 Khuyết điểm………51

6.5 Hướng giải quyết……….……… ……52

6.6 Kiến nghị……… ……… 52

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Có nhà Triết học đã từng nói:

“ Khi có sức khỏe ta có ngàn ước mơ

Khi không có sức khỏe ta chỉ có một ước mơ là sức khỏe”

Đã bao đời nay người ta thường nói sức khỏe là quan trọng nhất vì “ Có sức khỏe là có tất cả ” Cuộc đời như một dòng sông, nếu muốn đi trên dòng sông đó để thực hiện được những ước

mơ, khát vọng đó thì chúng ta đều phải mang theo bên mình những hành trang cho riêng mình như: Nghị lực, tài năng, kiến thức Nhưng có một hành trang luôn là động lực làm nên tất cả

những hành trang ấy mà không ai có thể thiếu được đó là “sức khỏe”

Đúng vậy sức khỏe là tài sản vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho mỗi con người Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và gia đình Khi không có sức khỏe thì thành công gì đó cũng chỉ là hư vô, để biến các hư vô đó thành hiện thực, là phần trọng trách không thể thiếu của ngành y tế

Vì lẽ đó từ lâu em đã có ước mơ là sẽ được khoác trên mình chiếc áo Blue trắng để trở thành một nhân viên của ngành y tế, nhằm góp phần nhỏ phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Giờ đây em đang thực hiên ước mơ đó.

Là một người y sĩ nhưng em sẽ không ngừng phấn đấu tìm tòi, học hỏi các kỹ năng từ các anh chị đồng nghiệp đi trước để nâng cao tay nghề, luôn có thái độ - trách nhiệm cao trong công việc Trong đó quan trọng hơn là phải có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, luôn trung thực và chính xác, để phấn đấu vươn lên làm tốt lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu” Các

y sĩ hiện nay không còn là trợ tá phục tùng theo sự chỉ đạo của bác sĩ, mà họ đã đủ khả năng làm việc độc lập, chủ động khám, chẩn đoán, kê đơn, điều trị để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người bệnh

Đối với mục tiêu đào tạo y sĩ với đầy đủ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Từ nhu cầu thực tế, trường trung cấp Đại Việt được thành lập đã và đang đào tạo ra những y sĩ,

nữ hộ sinh, điều dưỡng viên Trung học và Cao đẳng có kiến thức – kỹ năng – đạo đức – trách nhiệm cao để cống hiến sức lực, trí tuệ, thăm khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho cộng đồng Là học sinh Trường trung cấp Đại Việt với em là niềm vui, niềm tự hào.

Bước chân vào cuộc sống mới sẽ rất nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi bản thân em nói riêng và học sinh ngành y sĩ nói chung phải tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng vững vàng và lòng say mê nghề nghiệp, đặc biệt phải có lòng yêu thương để vượt qua mọi thử thách nhằm giúp chúng em chuẩn bị tốt hành trang đó và có cơ hội gần gũi với cộng đồng

Ban đầu thật khó khi phải làm quen với những tiết học của ngành y Nhưng với sự giúp đỡ, chỉ dạy tận tình của thầy cô giáo cùng với lòng quyết tâm của bản thân, em đã vượt qua những khó khăn đó Đến nay, sau 2 năm học tập tại trường và 6 tháng thực tập tại bệnh viện em đã có vốn kiến thức cho riêng mình Kỳ thi tốt nghiệp sắp tới là vượt qua thử thách để kiểm chứng kết quả học tập của bản thân em trong hơn 2 năm qua

Ban giám hiệu nhà trường và phòng đào tạo đã tạo điều kiện tốt để cho lớp Y Sĩ 26_YD3 chúng

em đi thực tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Sài Gòn.

Qua 6 tháng đi thực tế em viết bài báo cáo này để tổng kết tóm tắt quá trình đi thực tế tại bệnh viện trên

Trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian và còn ít kinh nghiệm về nghề nghiệp chuyên môn, việc hoàn thành bài thu hoạch này em không thể tránh khỏi thiếu sót, khiếm khuyết của bản thân Em rất mong được các thầy cô giáo, các bạn sĩ và các cô điều dưỡng cùng các bạn đồng nghiệp góp

ý xây dựng để bài báo cáo của em được đầy đủ và chặt chẽ hơn Trong thời gian làm báo cáo không tránh khỏi sự sai xót, em kính mong quý thầy cô, các bạn sĩ, các cô điều dưỡng bỏ qua cho em.

Em xin chân thành cảm ơn…!

Trang 5

ngành y thực sự, lúc này đây khi sắp rời ghế nhà trường,rời xa thầy cô quí mến Em xin gửi lời cảm chân thành đến thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, thầy cô các bộ môn

đã dẫn dắt truyền thụ tận tình cho chúng em trên con đường học tập,giúp cho chúng em

có nền tảng về chuyên môn, lương tâm,y đức của 1 thầy thuốc tương lai Trong đó không thể quên công ơn dạy dỗ và giúp đỡ của thầy giáo chủ nhiệm Lớp Y Sỹ 26_YD3 Bên

cạnh đó phải kể đến Bệnh Viện Đa Khoa Sài Gòn giúp cho chúng em có những bài học kinh nghiệm quý giá và bổ ích mà em chưa biết trên sách vở ở đây em được thực hành, được cọ sát thực tế và cũng chính nơi đây đã giúp cho vốn kiến thức của em thêm vững chắc tay nghề và chuyên môn thành thạo, giúp em có lòng tự tin hơn trước người bệnh và trước cuộc sống xã hội Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới những con người mà hàng ngày vẫn tận tình chăm sóc cứu chữa người bệnh, đó là các cô chú anh chị ở Bệnh Viện

Đa Khoa Sài Gòn

_ 2 Trường Trung Cấp Đại Việt luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất và tốt nhất cho em hoàn

thành chỉ tiêu học tập mà nhà trường đề ra Khi chính thức khoác trên mình chiếc áo Blu trắng

em biết mình phải cố gắng học hỏi không ngừng trau rồi kiến thức, mang đến những điều tốt nhất cho bênh nhân đó là : tinh thần phục vụ, thái độ và kinh nghiệm mà mình có được để không phụ lòng mong mỏi sự dạy bảo của bố mẹ và thầy cô trong trường và sự tự hào với xã hội vì trường Trung Cấp Đại Việt đã đào tạo được những con người có ích cho xã hội Em tự hứa với bản thân, gia đình, bạn bè và những người luôn ở bên cổ vũ khích lệ cho em không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức nghề nghiệp để không phụ công mong mỏi của tất cả mọi người, để lòng mình luôn xứng đáng với dòng chữ “lương y như từ mẫu” xứng đáng là học sinh trường Trung Cấp Đại Việt Đến đây 1 lần nữa em xin gửi đến các thầy cô giáo trong

trường,ban giám hiệu nhà trường và thầy giáo chủ nhiệm lớp Y Sỹ 26_YD3 những lời chúc tốt đẹp nhất chúc thầy, cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt, đào tạo ra những mầm xanh của đất nước, thúc đẩy ngành Y Sỹ nói riêng và nền y học nước nhà nói chung không ngừng phát triển sánh vai với các nước trên thế giới

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP:

TỔNG QUAN BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN:

- Bệnh Viện Đa Khoa Sài Gòn tọa lạc tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh Số

125 Lê Lợi, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Được xây dựng

từ khá lâu trên 5,443.2m² diện tích khuôn viên đất, để phục vụ cho công tác khámchữa bệnh Bệnh Viện Đa Khoa Sài Gòn là bệnh viện chuyên đa khoa gồm 5 khốinhà với tổng diện tích sàn là 14,536m² Khuôn viên đất của Bệnh viện có hình mũitàu hướng ra vòng xoay chợ Bến Thành, xung quanh tiếp giáp với các con đường lớnnên không gian khá thông thoáng Mặt tiền chính (cổng chính) của Bệnh viện ởhướng Tây Bắc, giáp với đường Lê Lợi; hướng Đông Nam giáp đường Huỳnh ThúcKháng

- Trong quá trình sử dụng tòa nhà đã được cải tạo nhiều lần, lần cải tạo gần nhất

là vào năm 2003 Mặt khác, nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý nănglượng, ban quản lý tòa nhà xác định đây là mối quan tâm hàng đầu, đã và đang được

Trang 7

cho tòa nhà, ban lãnh đạo đã và đang từng bước đưa ra các chính sách năng lượngcũng như kế hoạch thực hiện các hoạt động quản lý năng lượng một cách chi tiết, cụthể và thiết thực.

- Bên cạnh đó bệnh viện đã thành lập nhóm quản lý năng lượng, bao gồm cácnhân viên trong tổ kỹ thuật, chuyên trách việc theo dõi tình hình sử dụng năng lượng

và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường về mặt quản lý năng lượng, cũng như cácgiải pháp cải tiến về mặt kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả về mặt năng lượng cho tòanhà

- Bên cạnh đó bệnh viện đã thành lập nhóm quản lý năng lượng, bao gồm cácnhân viên trong tổ kỹ thuật, chuyên trách việc theo dõi tình hình sử dụng năng lượng

và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường về mặt quản lý năng lượng, cũng như cácgiải pháp cải tiến về mặt kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả về mặt năng lượng cho tòanhà

- Được biết, bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn cũng rất chú trọng đến công tác bồidưỡng, nâng cao kiến thức về quản lý năng lượng cho nhân viên, luôn khuyến khích

và tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho các cán bộ kỹ thuật,các cán bộ quản lý năng lượng Qua đó đội ngũ kỹ thuật bảo trì bảo dưỡng của tòanhà ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, tính khoa học trong công tácquản lý trang thiết bị, hiệu quả về mặt năng lượng trong việc sử dụng và vận hànhmáy móc thiết bị

- Vào cuối thập niên 30 của thế kỷ 20 dưới thời đô hộ của thực dân Pháp, dân sốSài Gòn lúc ấy khoảng 1 triệu dân Bỏ sông Sài Gòn rẽ sang dòng kênh Tàu Hủ,khách thập phương lao động tấp nập dọc theo dòng kênh Có những địa điểm nổitiếng sau này là chợ Cầu Ông Lãnh, bến đò Lakai, chợ Hòa Bình…Vì dân lao độngthập phương tập trung đông và hầu hết là dân lao động nghèo nên bệnh tật cũng nảysinh và nhu cầu khám chữa bệnh là bức thiết

- Thời ấy có một thương gia giàu có tên là Tang Chanh Hui Bon Hoa, người cóhai khu biệt thự nổi tiếng đến nay vẫn còn tồn tại: một ở Lý Thái Tổ và một ở đườngCalmette Ông đã đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp tiền của, nhưng phầnlớn là của ông quyên góp và được phép của toàn quyền Đông Dương thời bấy giờ đểxây dựng nên một cơ sở khám chữa bệnh

Trang 8

- Đến ngày 25 tháng 01 năm 1937, Bệnh Viện được khánh thành dưới thời thựcdân Pháp cai trị, kế đến là phát xít Nhật và đế quốc Mỹ.

Bệnh viện đã trải qua những giai đoạn cải tổ, và lần lượt mang các tên:

- Poly Clynic De Jean De SaiGon ( 1937 – 1945 )

- Polyclinique De Jean De La Batie ( 1945 – 1954 )

- Y viện Đô Thành ( 1954 – 1960 )

- Hospital De SaiGon ( 1960 – 1968 )

- Bệnh viện Sài Gòn (1968 – 1975 )( còn gọi là Bệnh viện Khẩn cấp Đô Thành )

- Bệnh viện Sài Gòn ( 1975 – 1985 )

- Trung Tâm Cấp Cứu Tp.Hồ Chí Minh ( 1985 – 2000 )

- Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn ( 2000 – đến nay )

Qua 75 năm tồn tại và phát triển Bệnh viện đã trải qua các vị Giám Đốc như :

1 Bs De Jean De La Batie

2 Bs Nguyễn Đăng Phong

3 Bs Nguyễn Văn Nguyên

4 Bs Nguyễn Ngọc Cung

5 Bs Trương Văn Quýnh

6 Bs Nguyễn Văn Đàm

7 Bs Nguyễn Phước Đại (Bàn giao bệnh viện năm 1975 )

8 Bs Lương Văn Tam

BỆNH VIỆN SÀI GÒN 10 NĂM SAU GIẢI PHÓNG

- 7 giờ sáng ngày 01/05/1975, có khoảng 267 CB – CNV và hơn 100 bệnh nhân

chờ đón Tổ Quân Quản để bàn giao quyền quản lý bệnh viện: đại diện là Bs

Trang 9

Nguyễn Phước Đại Giám Đốc đương nhiệm của chế độ trước bàn giao cho Bs

Lương Văn Tam đại diện cho Tổ Quân Quản

- Từ những ngày đầu tiếp quản, mọi hoạt động được duy trì, tài sản bàn giao đầy

đủ, điều đó nói lên tinh thần làm chủ, lòng yêu nước thiết tha của CB – CNV ở đây

đã đứng về cách mạng muốn hòa bình, độc lập và tự chủ - Bệnh viện tiếp tục hoạt động

- Đầu năm 1976, Ngành Y Tế Thành Phố đi vào cải tạo, sắp xếp lại các tuyến

khám bệnh và điều trị cho CB – CNV và nhân dân Đến năm 1977, Sở Y Tế quyết sátnhập Trạm Cấp Cứu vào bệnh viện, xây dựng thành Trung Tâm Cấp Cứu Thành Phốvới nhiệm vụ chính trị được giao như sau :

 Là một Bệnh viện Đa Khoa khu vực không hoàn chỉnh có nhiệm vụ thu nhậnđiều trị bệnh nhân cấp cứu, phục vụ sức khỏe cho nhân dân Quận 1, Nhà Bè, DuyênHải, xã Thủ Thiêm của Huyện Thủ Đức

 Nhận khám bệnh, điều trị và quản lý sức khỏe cho 167 cơ quan với 40.064 CB– CNV mức lương quy định

 Làm nhiệm vụ một Trung Tâm tổ chức vận chuyển và chỉ đạo cấp cứu toànThành phố

 Cấp cứu khách quốc tế và cấp cứu Thành Ủy

 Phục vụ các yêu cầu chính trị của Thành Phố, của Ngành TTVH, TDTT, đồngthời phục vụ mọi yêu cầu đột xuất của Sở Y Tế khi cần

 Những việc được ưu tiên tại đây là đã xây dựng được khoa Cấp cứu tổng quát

và săn sóc đặc biệt, khu cấp cứu tim mạch sắp xếp lại phòng khám bệnh, đón bệnhnhân cấp cứu nhanh.Tổ chức lại khoa ngoại, khoa nội, xây dựng lại phòng hậuphẫu, khoa dược tiến hành pha chế dịch truyền, pha chế thuốc Đông Y, khoa xétnghiệm và liên chuyên khoa cũng làm tốt chức năng đáp ứng được mọi yêu cầu củađiều trị

 Trong 10 năm đã thu nhận điều trị 106.172 bệnh nhân cấp cứu nặng, hạ tỷ lệ tửvong từ 2% xuống còn 1,25%

 Những kết quả trên đây nói lên sự đóng góp của toàn thể CB – CNV với ngườibệnh Nhưng điều quan trọng là cứu sống bệnh nhân chất lượng điều trị là công tác

tổ chức cấp cứu, có thể nói từ khi ra đời khu cấp cứu và những hoạt động thực tếcủa các khoa nội, ngoại, liên chuyên khoa, bệnh viện đã cứu sống nhiều bệnh hiểm

Trang 10

nghèo, gây được tiếng vang và lòng tin của nhân dân với Bệnh viện Sài Gòn, những

dư âm tốt về điều trị cấp cứu, ngộ độc, rắn cắn, xuất huyết tiêu hóa, điều trị chấnthương, giải phẫu lồng ngực Gần đây Bệnh viện tổ chức ca mổ sọ não đầu tiênthành công, xây dựng thêm cấp cứu tim mạch, tuy bước đầu còn nhiều khó khănnhưng trong tương lai sẽ đầy hứa hẹn Bệnh viện đã không phụ lòng tin của bệnhnhân

2 Báo kết quả tìm hiểu về tổ chức hành chính, nhân sự của cơ quan nơi thực tập:

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn là Bệnh viện hạng 2 trực thuộc do Sở y tế TP Hồ ChíMinh quản lí Gồm có 12 khoa ( khoa cấp cứu tổng hợp, khoa ngoại, khoa ngoại chấnthương chỉnh hình- bỏng, khoa nội cấp cứu, khoa nội tổng hợp, khoa nội tổng hợp3( dịch vụ), khoa nội tim mạch, khoa khám bệnh, khoa phẩu thuật gây mê hồi sức,khoa dược, khoa Đông y, khoa phẩu thuật gây mê hồi sức), 2 cận lâm sàn ( xétnghiệm, X-quang) và 5 phòng chức năng ( phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tổ chức,phòng tài chánh- kế toán, phòng điều dưỡng) Với hơn 325 nhân viên và trên 250giường bệnh

2.1 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện

2.1.1 Cấp cứu khám bệnh – chữa bệnh

- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh việnkhác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú

- Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước

- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trựcthuộc trung ương và các ngành

- Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giámđịnh y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu

- Chuyển người bệnh lên tuyến khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết

Trang 11

Quy trình đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

2.1.2 Đào tạo cán bộ y tế

- Bệnh viện đã và đang tổ chức nhiều lớp đào tạo các chuyên đề như: Cao huyết

áp, mỡ trong máu, viêm gan siêu vi B…

- Ngoài ra bệnh viện còn tổ chức thi biên chế, tổ chức các lớp dạy về ứng xử

trong giao tiếp với bệnh nhân, triển khai Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, học

tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và luật phòng chống chữa cháy cho tất cả

cán bộ nhân viên trong bệnh viện

Đăng ký Xếp số

Các bốc khám ( pk….)

Nhập khoa,

nhập viện

Bệnh nhân thanh toán viện phí

Trang 12

- Bệnh viện còn là nơi hỗ trợ là cơ sở thực hành là nơi đào tạo các sinh viên của

các trường y & dược thành phố Hồ Chí Minh

- Bệnh viện đã có những chương trình bổ túc, bồi dưỡng cho một số các bộ bệnh

viện tuyến dưới đào tạo gây mê cho huyện Duyên Hải, bổ túc thực hành ngoại khoa,cấp cứu cho bệnh viện Tân Bình, Nhà Bè và Quận 4, góp phần huấn luyện công táccấp cứu cho bệnh viện Hậu Giang, cho 1 số cán bộ bệnh viện Y học Dân Tộc… Tạibệnh viện còn có chương trình bổ túc công tác điều đưỡng cho nhân viên của cáckhoa, phòng…

2.1.3 Nghiên cứu khoa học về y học

- Đề tài nghiên cứu đóng da từ từ bằng phương pháp kéo da cải tiến từ bộ dây

truyền dịch do tác giả là Bác sĩ chuyên khoa II (BS CKII) Phạm Văn Đôi

- Năm 2010 BS CKII Phạm Văn Đôi cùng với BS CKII Nguyễn Thành Hy đã

đạt được giải ba trong cuộc thi sang tạo với đề tài điều trị vết thương thiếu da và sẹobằng dụng cụ kéo da cải tiến

- Công tác nghiên cứu khoa học được gắn liền với điều trị, lấy kết quả điều trị để

làm sáng tỏ cho đề tài nghiên cứu

- Trước đây, công tác nghiên cứu chỉ có một số ít Bác sĩ có nhiệt tình, các công

trình thường lẻ tẻ, chưa được Nhà nước đầu tư vốn và giúp đỡ thì nay công tácnghiên cứu khoa học đã thành một trong những chức năng của bệnh viện Tại đây, tổchức công tác nghiên cứu khoa học từ năm 1978, tuy lúc đầu còn bỡ ngỡ nhưng dầndần trở thành một trong những nhiệm vụ lớn của bệnh viện Trong 7 năm đã tiếnhành nghiên cứu được : 92 đề tài, trong đó :

Ngoại khoa : 35

Nội khoa : 36

Chuyên khoa : 09

Khác : 12

- Bệnh viện được nhà nước đầu tư 159.330 đồng

- Để đánh giá đúng các công trình nghiên cứu tại đây cần thấy đây chỉ là bước

đầu Tồng số 92 đề tài có những đề tài có tính chất thống kê, hoặc giới thiệu nhữngvấn đề quan tâm trong điều trị, một số áp dụng những kết quả nghiên cứu của nhiềutác giả trong nước và nước ngoài

Trang 13

- Đặc biệt có 2 đề tài nghiên cứu cấp thành phố là đề tài nghiên cứu “Phòng Hộ

Lao Động” cho công nhân và nghiên cứu khía cạnh y tế xã hội các trường hợp tự tử

Sở dĩ đề tài này được liệt kê có giá trị vì nó phục vụ đúng yêu cầu chính trị và trongtâm cho sản xuất hiện nay

- Đề tài hồi truyền máu cũng đã được đi báo cáo ở Hội nghị Ngoại khoa các tỉnh

phía Nam và phía Bắc

- Các công trình nghiên cứu khoa học đã được báo cáo khoa học nổi bật từ 1975 - 1985

 Diazepam trong điều trị ngộ độc Chloroquin cấp tính - Bs Bửu ThứcPhươngpháp đơn giản hồi truyền máu trong lúc phẫu thuật – Bs Nguyễn Văn Lũy

 Thử nghiệm Adrenaline một khả năng chẩn đoán sớm khối u ác tính đường tiêuhóa – Bs.Nguyễn Duy Minh

 Vài thành quả điều trị ngộ độc thuốc rầy bằng Atropine – Bs Doãn Cao Trung

 Cắt dạ dày chữa ổ loét – Bs Trần Khương Kiều

 Mổ ngực theo đường nách giữa – Bs.Nguyễn Đăng Hồng

 Một trường hợp ngộ độc Arsenic mãn gặp ở BV.Sài Gòn năm 1984 –Bs.Nguyễn Kim

 Một vài trường hợp Luput đỏ gặp trong nội khoa BV.Sài Gòn năm 1983– Bs.Nguyễn Duy Minh

 Bàn về cơ chế độc rượu – Bs.Doãn Cao Trung

 Nhận xét 4 trường hợp thay đầu xương đùi giả kiểu Moore – Bs.Nguyễn VănLũy

 Theo dõi tuổi thọ của các dung dịch truyền sản xuất BV.Sài Gòn – Ds LưuCông Tước

 Điều trị vết thương bàn tay tại BV.Sài Gòn – Bs Bùi Văn Đức – Bs.Ngô ThếQuí

 Cắt cơn suyễn bằng châm cứu và đánh nóng – Bs Nguyễn Văn Trạch

 Những trường hợp rắn cắn điều trị tại BV.Sài Gòn năm 1979 – 1980 – Bs.BửuThức

 Nhuộm răng và ăn trầu với vấn đề nha khoa phòng ngừa – Nha sĩ : Phó Đức Hải

 Kết hợp xương theo kỹ thuậ A – O – Bs Nguyễn Văn Lũy

 Bướu lành trong xoang hàm – Bs.Nguyễn Tấn Hiền

 Nhận xét về ngộ độc Barbituric từ năm 1982 – 1984 – Bs.Bửu Thức

Trang 14

 Muối Baryum hòa tan trong thuốc Sili

 Thống kê tai nạn giao thông năm 1984 – Bs.Võ Huy

 Sơ kết nghiên cứu về các trường hợp tự tử điều trị tại BV.Sài Gòn năm 1985 –Bs.Trần Phong Cản

2.1.4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn và kỹ thuật

- Tổ chức, điều phối và quản lý công tác đào tạo, chuyển giao các kỹ thuật tạituyến dưới

- Tổ chức , điều phối và quản lý công tác luân phiên cán bộ

- Tổ chức, quản lý và thực hiện các hoạt động của Dự án Đào tạo- Chỉ đạo tuyến

- Tổ chức, điều phối và quản lý hoạt động thông tin bệnh nhân chuyển tuyến

- Tổ chức, quản lý, điều phối và phát triển các hoạt động chỉ đạo tuyến khác, xử

lý các trường hợp vượt khả năng của tuyến dưới.Tham gia phòng chống, sẵn sàngứng phó, khắc phục thiên tai, thảm họa, tư vấn và hỗ trợ công tác chuyên môn, triểnkhai đưa vào sử dụng kỹ thuật y tế chuyên sâu…

- Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến đưới; tổ chức kiểmtra, giám sát việc thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn đối với các

cơ sở khám

- Hoàn thiện mô hình hoạt động chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ

- Tư vấn thành lập, kiện toàn và chuyển giao mô hình, phương thức hoạt độngcủa phòng Chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ cho các bệnh viện tuyến dưới trongphạm vi địa bàn được Bộ Y tế phân công

2.1.5 Phòng Bệnh

- Kết hợp với các y tế xã phường tiêm chủng vắc xin cho người dân khi có đợt

Trang 15

- Tuyên truyền cho người dân về tác hại của khói thuốc lá để phòng và tránh các

bệnh về phổi như: COPD, lao…

- Tuyên truyền về bệnh tay chân miệng ở trẻ

- Khuyến khích tiêm chủng vắc- xin đầy đủ cho mọi người dân

2.1.6 Hợp tác quốc tế

- Khám, điều trị, chuyển tuyến cho các bệnh nhân ngoại quốc

- Có các chuyên viên, sinh viên nước ngoài viếng thăm, trao đổi, học tập kinh

nghiệm Pháp, Mỹ, Nhật, New Dilen…

- Đào tạo cho Bác sĩ nước bạn Campuchia, giảng dạy cho sinh viên Lào về cấp

cứu cơ bản

- Tham gia hội phẫu thuật chiến trường Campuchia trong chiến dịch năm 1974,

chiến tranh biên giớiChủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinhnghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán

bộ với các cơ sở khám chữa bệnh của nước ngoài; xây dựng các dự án đầu tư liêndoanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật

2.1.7 Quản lý y tế kinh tế

- Kê toa hợp lý với người dân, sử dụng các dụng cụ y tế đúng cách, bảo quản tài

sản bệnh viện kỹ lưỡng

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thu, chi ngân

sách; thực hiện tốt quản lý tài chính theo các quy định của pháp luật đối với đơn vị sựnghiệp có thu

- Triển khai và mở rộng các dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo, hợp tác với các

cơ quan trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật để hỗ trợ hoạt độngchuyên môn, tăng nguồn kinh phí, cải thiện đời sống cán bộ, viên chức

- Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa ngành y tế của Đảng và Nhà nước để huy

động nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư, nâng cấp Bệnh viện đúng pháp luật

2.1.8 Chức năng khác

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, sắp xếp tổ chức bộ

máy, biên chế, quản lý cán bộ, viên chức, lao động, tiền lương, tài chính, vật tư, trangthiết bị kỹ thuật của đơn vị theo quy định của nhà nước

2.2 Tổ chức

Trang 16

2.2.1 Ban giám đốc

- Ban giám đốc gồm 2 người, 1 Giám đốc và 1 phó giám đốc

- Giám đốc bệnh viện là BSCKII Nguyễn Đức Vũ người đứng đầu bệnh viện ,

chịu trách nhiệm trước Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố , Sở Y tế về mọi hoạt động củabệnh viện

- Giám đốc là chủ tài khoàn , trực tiếp quản lý việc sử dụng ngân sách của bệnh

viện có hiệu quả , kiển soát việc thu chi theo đúng qui định cùa nhà nước Thườngxuyên kiển tra công tác tài chính kế toán để chống thất thu ,tham ô , lãng phí

- Căn cứ kế hoạch của nghành và nhiệm vụ của bệnh viện , xây dựng kế hoạch

dài hạn về phát triển bệnh viện , xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm để trình cấptrên duyệt và tổ chức thực hiện

- Thực hiện mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho bệnh viện , đặc biệt chú trọng công

tác cấp cứu và chăm sóc các đối tượng được chính sách ưu đãi , người nghèo và giáodục y đức cho các viên chức trong bệnh viện

- Quản lý , sử dụng có hiệu quả những thiết bị y tế và tài sản khác trong bệnh

viện

- Hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho tuyến trạm y tế , thực hiện khâu khám chữa

bệnh ban đầu của tuyến y tế cơ sở

- Đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và thực hiện công tác nâng

cao tay nghề chuyên môn cho tuyến trạm y tế , hướng dẫn học viên đến thực hành tạibệnh viện

- Làm nghiên cứu khoa học và tổng kết rút kinh nghiệm về khám bệnh , chữa

bệnh nhằm không ngừng nâng cao chuyên môn , kỹ thuật , hướng phát triển bệnhviện hạng II

- Tổ chức nguồn lực của bệnh viện phù hợp với nhiệm vụ được giao Thực hiện

tốt quản lý nhân sự và thực hiện mọi chính sách chế độ đối với các viên chức trongbệnh viện và người bệnh theo quy định Giáo dục động viên các viên chức trongbệnh viện thực hiện tốt nhiệm vụ của bệnh viện

- Thực hiện tốt các quy định của luật pháp về lao động và công tác bảo hộ lao

động

Trang 17

- Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước nhằm phát triển mọi nguồn lực

của bệnh viện theo các quy định cùa Nhà Nước Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ ,đột xuất theo yêu cầu , theo tình hình diễn biến không mang tính thường kỳ , đưa ra 1giải pháp kiến nghị với cấp trên và xin ý kiến cấp trên

- Phó giám đốc là TS.BS Trần Đình Phong người giúp giám đốc thực hiện các

nhiệm vụ , tùy theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm nhiệm vụ đãđược giám đốc phân công

- Khoa Hồi sức cấp cứu

- Khoa Cấp cứu nội

- Khoa Nội tổng hợp

- Khoa Nội tim mạch

- Khoa Nội thần kinh

- Khoa Ngoại tổng quát

- Khoa Ngoại chỉnh hình

- Khoa Phẩu thuật gây mê hồi sức

- Khoa Dịch vụ

- Khoa Đông y

Trang 18

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh

- Khoa Xét nghiệm

- Khoa Dược

Trang 19

2.3 Sơ đồ tổ chức bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn

Trang 20

3 Báo cáo kết quả tìm hiểu về các hoạt động chuyên ngành và môi trường làm việc của khoa lâm sàng.

3.1 Hoạt động chuyên môn khoa Nội:

- Thường xuyên khám và thực hiện điều trị các bệnh thuộc các chuyên khoa của

chuyên ngành nội khoa như:

 Viêm phổi, apxe phổi

 Ho ra máu lượng ít- vừa

 Hội chứng đại tràng kích thích IBS

Viêm gan cấp, mạn, áp xe gan, xơ gan

Trang 21

Bệnh lý nội tiết.

 Bệnh lý tuyến giáp: Basedow, suy giáp

 Đái tháo đường tuype1-2, hạ đường huyết

 Viêm cầu thận cấp , mạn

 Hội chứng Cushing

Bệnh huyết học.

 Thiếu máu do thiếu sắc

 Thiếu máu mạn tính ngoại vi

 Thiếu máu do xuất huyết giảm tiểu cầu

 Phổi, Gan, Đường tiêu hoá,…

3.2 Nội qui – qui định hoạt động của khoa

Thời gian, chế độ làm việc – trực:

- Giờ hành chánh: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30

Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30

- Giờ trưa trực thừ 11h 30 đến 13 giờ

Trang 22

- Giờ trực đêm từ 16 giờ 30 đến 7 giờ sang hôm sau ra trực được nghỉ 24 giờ

- Thứ 7, chủ nhật, ngày lễ trực 24 giờ, sau đó được nghỉ 24 giờ

Thái độ làm việc:

- Khi đến tiếp đón niềm nở

- Khi ở tận tình chăm sóc

- Khi về dặn dò chu đáo

Qui định – giao ban – họp – các nội dung khác:

- Họp khoa giao ban vào buổi sáng ,giờ hành chánh

- Đưa ra những công việc mới của khoa , nêu ra những khó khăn để khắc phục;

tình hình trong buồng bệnh

3.3Cơ cấu tổ chức:

3.3.1.Tổ chức nhân sự:

- Tổng số nhân viên: người, trong đó:

+ Bác sĩ: 9 người, trong đó : 1 Bác sĩ chuyên khoa 2,

4 Bác sĩ khoa 1;

+ Điều dưỡng: 18 người, trong đó: 2 Cử nhân Điều dưỡng,

16 Điều dưỡng trung cấp

+ Dược sĩ: 0 người, trong đó: 0 Dược sĩ đại học, 0 Dược sĩ trung cấp

+ Hộ lý: 4 người

+ Nhân viên khác: 0 người

3.3.2 Phân công công tác:

- 01 Bác sĩ trưởng khoa

- 01 Bác sĩ phó trưởng khoa

- 09 Bác sĩ điều trị

- 01 Điều dưỡng trưởng khoa

- 18 Điều dưỡng viên

- 04 Hộ Lý

Trang 23

3.3.3 Tổ chức buồng bệnh

- Số buồng bệnh hiện có tại khoa Nội là : 17 Trong đó có 2 buồng cấp cứu và 15

buồng lưu bệnh

- Số giường bệnhhiện có tại khoa Nội là: 100 giường

+ Buồng cấp cứu: 11 giường

Trang 24

Sơ đồ tổ chức khoa Nội

3.4 Nhiệm vụ của các thành viên trong khoa

Trưởng khoa:

- Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện;

Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thựchiện vệ sinh và bảo hộ lao động.Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, trưởngkhoa chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện các hoạt động của khoa vàcác nhiệm vụ được giao

- Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình

Bác Sĩ Trưởng Khoa Bác Sĩ Phó Khoa

Bác Sĩ Điều Trị

Điều Dưỡng Trưởng

Khoa Bác Sĩ Điều Trị

Điều Dưỡng Hành

Chánh

Điều Dưỡng Hành

Chánh Điều Dưỡng Chăm Sóc

Hộ Lý

Điều Dưỡng Chăm Sóc

Trang 25

- Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt quy định về y đức và

làm theo lời dạy của Bác Hồ "Lương y phải như từ mẫu"

- Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và

Quy chế bệnh viện

- Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học

do giám đốc phân công

- Làm nghiên cứu khoa học; sơ kết ,tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên

môn và quản lý

- Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia công

tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới

- Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện;

Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thựchiện vệ sinh và bảo hộ lao động

- Định kì sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc; những diễn biến bất

thường, đột xuất phải báo cáo ngay

- Chủ trì giao ban khoa hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.

- Chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên khoa.

- Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc.

- Chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc, chăm sóc người

bệnh toàn diện, xử lý các trường hợp bất thường cho các người bệnh trong khoa

- Kí các giấy tờ cho người bệnh vào viện, chuyển khoa, ra viện, chứng nhận tình

trạng sức khoẻ (chưa đến mức phải giám định) cho người bệnh, duyệt người bệnh raviện

- Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả học viên thực tập về tinh thần trách

nhiệm, thái độ phục vụ, khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệnh viện xét đềbạt, đào tạo, nâng lương, khen thưởng, kỉ luật

Phó Trưởng Khoa:

- Là người giúp Trưởng khoa, thay mặt Trưởng khoa trực tiếp điều hành các

mảng công việc được Trưởng khoa phân công;

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Báo cáo Trưởng khoa tình hình, kết quả công việc theo quy định;

Trang 26

- Trực tiếp phụ trách một số bộ phận theo sự phân công của Trưởng khoa;

- Thực hiện các công việc khác do Trưởng khoa phân công.

Bác Sĩ Điều Trị

- Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệmbáo cáo đáy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướngdẫn của trưởng khoa

- Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa, bác sĩ điều là chịu trách nhiệm nước trưởngkhoa về công tác chẩn đoán, điều trị và chỉ định chế độ chăm sóc ăn uống của ngườibệnh được trưởng khoa phân công Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ quyền hạn sau:

- Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quychế: Chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị,quy chế vào viện, chuyểnkhoa chuyển viện, ra viện quy chế quản lí buồng bệnh, buồng thủ thuật và quy chế sửdụng thuốc

- Đối với những người bệnh mới vào hoặc từ khoa khác chuyển đến phải khámngay, cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc án uống Trong 24 giờ phải hoàn thànhbệnh án, các xét nghiệm cần thiết Người bệnh cấp cứu phải làm bệnh án ban đầungay sau khi vào viện

- Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệmbáo cáo đáy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướngdẫn của trưởng khoa

- Hàng ngày, buổi sáng phải khám từng người bệnh, cho y lệnh về thuốc, chế độchăm sóc, ăn uống Buổi chiều đi thăm lại người bệnh một lần nữa và cho y lệnh bổsung khi cần thiết Đối với người bệnh nặng phải được theo dõi sát, xử lí kịp thời khi

có diễn biến bất thường

- Thực hiện chế độ hội chẩn theo đúng quy định đối với những trường hợp sau:

Ngày đăng: 10/03/2017, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w