1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

báo cáo thực tập phòng kỹ thuật chi nhánh miền bắc công ty cổ phần hạ tầng viễn thông cmc

42 660 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

báo cáo thực tập phòng kỹ thuật chi nhánh miền bắc công ty cổ phần hạ tầng viễn thông cmc

Trang 1

Mục lục

Mục lục 3

Danh mục các từ viết tắt 5

Danh mục các hình ảnh 6

Lời mở đầu 7

Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 8

1 Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom) 8

2 Quá trình phát triển của công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC 8

3 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng Viễn Thông CMC (CMC telecom) – chi nhánh miền Bắc 9

4 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ Phần Hạ Tầng Viễn Thông CMC ( CMC telecom)- Chi nhánh miền Bắc 11

5 Mô hình mạng đến các thuê bao 11

Phần 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 13

ỨNG CỨU VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ CÁP QUANG 13

1 Cơ sở lý thuyết 13

1.1 Sợi quang 13

1.1.1 Cấu tạo sợi quang 13

1.1.2 Phân loại cáp quang 14

1.1.3 Ưu điểm của cáp quang 16

1.2 Máy đo OTDR 17

1.2.1 Máy đo sợi quang OTDR (Optical Time - Domain Reflectometer) 17

1.2.2 Nguyên lý hoạt động của máy đo OTDR 17

1.2.3 Phương pháp đo OTDR 17

1.2.4 Đặc điểm cơ bản của OTDR 18

1.2.5 Máy OTDR Yokogawa AQ1200 18

1.2.6 Quy trình sử dụng máy OTDR AQ1200 để xác định điểm xảy ra sự cố 1.3 Máy đo công suất quang 22

1.3.1 Giới thiệu máy đo công suất quang 22

Trang 2

1.4 Máy hàn sợi quang 23

1.4.1 Giới thiệu máy hàn sợi quang 23

1.4.2 Cấu tạo cơ bản máy hàn sợi quang 23

1.4.3 Máy hàn sợi quang Fujikura FSM-60S 24

2 Thi công, triển khai công việc ứng cứu sự cố cáp quang 25

2.1 Phạm vi thực hiện, nhân lực, công cụ, máy móc: 25

2.2 Quy định chung trong triển khai 25

2.3 Dụng cụ sử dụng trong ứng cứu sự cố cáp quang 26

2.3.1 Hộp dụng cụ 26

2.4 Quy trình hàn và đấu nối cáp quang 28

2.4.1 Luật màu hàn nối cáp: thì được tuân thủ theo luật màu sau: 28

2.4.2 Cách đấu nối trên Panel: 28

2.4.3 Quy trình hàn sợi quang 28

2.4.4 Một số lưu ý quan trọng khi hàn sợi quang: 35

2.5 Ứng cứu và xử lý sự cố không có tín hiệu mạng tại nhà khách hàng 35

Kết luận 39

Tài liệu tham khảo 40

Trang 3

Danh mục các từ viết tắt

Trang 4

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty CMC Telecom 10

Hình 1.5: Mô hình mạng đến các thuê bao 11

Hình 1.1.1 Cấu tạo sợi quang 14

Hình 1.1.2a Phân loại sợi quang 15

Hình 1.1.2b Truyền dẫn tín hiệu trên cáp quang 16

Hình 1.2.6.a: Khởi động máy đo OTDR 19

Hình 1.2.6b: Kết nối sợi quang vào máy đo OTDR 19

Hình 1.2.6c: Các cổng kết nối của máy đo OTDR AQ1200 20

Hình 1.2.6d: Đọc kết quả đo 21

Hình1.3.2 Máy đo công suất quang JDSU OLP-35 22

Hình 1.4.3 Máy hàn sợi quang Fujikura FSM-50S 24

Hình 2.3.1b Dao cắt sợi quang 27

Hình 2.4.3 Quy trình hàn sợi quang 28

Hình 2.4.3a: Cài đặt chế độ cho máy hàn 29

Hình 2.4.3b: Luồn ống co nhiệt vào sợi quang 30

Hình 2.4.3c: Tuốt sợi quang 30

Hình 2.4.3d: Làm sạch sợi quang 31

Hình 2.4.3e : Cắt sợi quang 31

Hình 2.4.3f: Đưa sợi vào máy hàn 32

Hình 2.4.3g: Thực hiện hàn sợi quang 33

Hình 2.4.3h: Gia cố mối hàn bằng ống co nhiệt 34

Hình 2.5.1 : Kết quả đo hiển thị điểm đứt 36

Hình 2.5.2 Cố định cáp vào măng xông 4fo 37

Trang 5

Trong thời gian vừa qua, em đã được thực tập tại phòng kỹ thuật chi nhánh miền Bắc của công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC, đó là khoảng thời gian vô cùng quý báu và bổ ích với em Em đã có cơ hội được học tập, làm việc, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, làm quen dẫn với môi trường làm việc bên ngoài Từ những trải nhiệm đó, em đã tích lũy cho mình thêm nhiều kinh ngiệm quýbáu, hình thành cho mình định hướng rõ ràng hơn về mục tiêu, kế hoạch sẽ thực hiện trong tương lai.

Trong quá trình thực tập cũng như nội dung bài báo cáo thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong Ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty và các thầy cô có thể cho em những ý kiên đóng góp để em có thể hoàn thiện bản thân hơn nữa trong học tập và công việc

Sau đây em xin trình bày nội dung bản báo cáo, nội dung báo cáo gồm hai phần chính:

Phần 1: Giới thiệu về đơn vị thực tập

Phần 2: Nội dung tìm hiểu trong quá trình thực tập

Trang 6

CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC TELECOM

1 Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)

Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng Viễn Thông CMC (CMC Telecom) được thànhlập vào 5/9/2008 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP.Hà Nội cấp đăng kí kinh doanh và

Bộ Thông Tin Truyền Thông cấp các giấy phép chuyên ngành viễn thông Là mộtđơn vị thành viên của tập đoàn công nghệ CMC Là công ty còn trẻ về tuổi đờinhưng với tiềm lực tài chính, con người và công nghệ CMC telecom đã và đangkhẳng định vị thế trên thị trường nội địa và hướng tới thị trường khu vực và quốc tế

Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng Viễn Thông CMC

Tên viết tắt: CMC TELECOM

Chi nhánh Hà Nội:

Tầng 15 tòa nhà CMC, đường Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Số 91 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

Tầng 2, số 60, ngõ Thịnh Hào 1, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội

Tháng 4/2009: Bộ TT&TT đã cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch

vụ Internet Ký biên bản hợp tác toàn diện với Công ty dịch vụ Truyền thanh

Trang 7

Truyền hình Hà Nội (BTS) về chia sẻ hạ tầng và hợp tác kinh doanh nội dungtruyền hình trên địa bàn TP Hà Nội.

Tháng 5/2009: Ký biên bản hợp tác với Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện

Hà Nội trong việc triển khai hạ tầng và ngầm hóa các tuyến cáp

Tháng 6/2009: Ký biên bản hợp tác toàn diện với NetNam trong việc chia sẻ

hạ tầng và kinh doanh các sản phẩm mà 2 bên có thế mạnh

Tháng 7/2009: Ký biên bản hợp tác với Điện lực Hà Nội trong việc phối hợpđầu tư hạ tầng viễn thông trong các tòa nhà văn phòng

Tháng 4/2009: Chính thức cung cấp dịch vụ GigaNET dựa trên công nghệFTTx GPON đầu tiên tại Việt Nam

Tháng 9/2010: Nhận giấy phép thử nghiệm mạng di động công nghệ 4G.Tháng 12/2011: Ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án tuyến cáp quangbiển APG với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và Công ty Cổ phần viễnthông FPT

Tháng 4/2012: Chính thức cung cấp dịch vụ GigaNET Home - Dịch vụInternet trên truyền hình cáp

Tháng 5/2012: Mở VPOP tại Hồng Kông nâng cấp dung lượng quốc tế lên2,5G

Tháng 1/2013: Hợp nhất CMC IT và CMC Telecom Nâng vốn điều lệ lên

Trang 8

ứng dụng đơn giản, hiệu quả Tạo lập môi trường sáng tạo, năng động, đây là nơiquy tụ nhân tài của Việt Nam Công ty còn chú trọng đến hợp tác với đối tác nướcngoài để cung cấp dịch vụ truyền dẫn chất lượng cao trong nước và quốc tế như :IPLC/DPLC, VPN/MPLS, Metro- Ethernet –NGN…

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty CMC Telecom

Cơ cấu tổ chức của công ty được bố chí hợp lí và phù hợp với quá trình sảnxuất, cung ứng dịch vụ của công ty

Bộ phận lãnh đạo: giám đốc chịu trách nhiệm định hướng chiến lược chỉ đạocác bộ phận trong phòng ban thực hiện công việc Chịu trách nhiệm trước tổng giámđốc về những quyết định và kết quả kinh doanh của chi nhánh Phó giám đốc chi

Trang 9

nhánh và trưởng các khối làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về những địnhhướng chiến lược chuẩn bị đề ra từ giám đốc chi nhánh để những chiến lược đó phùhợp với tình hình hoạt động hiện tại của công ty.

4 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ Phần Hạ Tầng Viễn Thông CMC ( CMC telecom)- Chi nhánh miền Bắc.

CMC Telecom-Chi nhánh miền Bắc hoạt động theo loại hình Công ty Cổphần, hiện tập trung cung cấp tới khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, tòa nhàvăn phòng, khu dân cư tập trung các dịch vụ Viễn thông –Internet cao cấp như:

Dịch vụ internet băng thông rộng – Giganet

Dịchvụ Internet trên hệ thống truyền hình cáp – Gigahome

Dịch vụ DC/IDC – Gigadata

Dịch vụ truyền số liệu (trong nước và quốc tế)

Nội dung số

Dịch vụ giá trị gia tăng (VAS)

5 Mô hình mạng đến các thuê bao

Trang 10

Hình 1.5: Mô hình mạng đến các thuê bao

Trang 11

Phần 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

ỨNG CỨU VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ CÁP QUANG

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Sợi quang

1.1.1 Cấu tạo sợi quang

Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đãđược tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng Sợi quang đượctráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu ánh sáng và hạn chế sự gẫy gậpcủa sợi cáp quang

Sợi cáp quang được cấu tạo từ ba thành phần chính:

Hai loại cáp quang phổ biến là GOF (Glass Optical Fiber) – cáp quang làmbằng thuỷ tinh và POF (Plastic Optical Fiber) – cáp quang làm bằng plastic POF cóđường kính core khá lớn khoảng 1mm, sử dụng cho truyền dẫn tín hiệu khoảng cáchngắn, mạng tốc độ thấp Trên các tài liệu kỹ thuật, bạn thường thấy cáp quang GOFghi các thông số 9/125µm, 50/125µm hay 62,5/125µm, đây là đường kính của core/cladding; còn primary coating có đường kính mặc định là 250µm

Trang 12

Hình 1.1.1 Cấu tạo sợi quang

Bảo vệ sợi cáp quang là lớp vỏ ngoài gồm nhiều lớp khác nhau tùy theo cấutạo, tính chất của mỗi loại cáp Nhưng có ba lớp bảo vệ chính là lớp chịu lực kéo(strength member), lớp vỏ bảo vệ ngoài (buffer) và lớp áo giáp (jacket) – tùy theotài liệu sẽ có tên gọi khác nhau Strength member là lớp chịu nhiệt, chịu kéo căng,thường làm từ các sợi Kevlar Buffer thường làm bằng nhựa PVC, bảo vệ tránh vađập, ẩm ướt Lớp bảo vệ ngoài cùng là Jacket Mỗi loại cáp, tùy theo yêu cầu sửdụng sẽ có thêm các lớp jacket khác nhau Jacket có khả năng chịu va đập, nhiệt vàchịu mài mòn, bảo vệ phần bên trong tránh ẩm ướt và các ảnh hưởng từ môi trường

Có hai cách thiết kế khác nhau để bảo vệ sợi cáp quang là ống đệm khôngchặt (loose-tube) và ống đệm chặt (tight buffer)

Loose-tube thường dùng ngoài trời (outdoor), cho phép chứa nhiều sợi quangbên trong Loose-tube giúp sợi cáp quang “giãn nở” trước sự thay đổi nhiệt độ, cogiãn tự nhiên, không bị căng, bẻ gập ở những chỗ cong Tight-buffer thường dùngtrong nhà (indoor), bao bọc khít sợi cáp quang (như cáp điện), giúp dễ lắp đặt khithi công

1.1.2 Phân loại cáp quang

Cáp quang Single-mode (SM) có đường kính core khá nhỏ (khoảng 9µm), sửdụng nguồn phát laser truyền tia sáng xuyên suốt vì vậy tín hiệu ít bị suy hao và cótốc độ khá lớn SM thường hoạt động ở 2 bước sóng (wavelength) 1310nm,1550nm

Cáp quang Single-mode truyền được dữ liệu với khoảng cách rất xa, đượccác đơn vị viễn thông sử dụng để truyền dữ liệu trong hệ thống của họ Hiện nay các

Trang 13

dịch vụ viễn thông được rất đông đảo người dân sử dụng nên các nhà cung cấp dịch

vụ liên tục phải mở rộng hệ thống truyền dẫn quang của họ để có thể đáp ứng nhucầu của khách hàng, do vậy đã làm cho cáp quang Single-mode trở nên rất phổdụng, giá thành hạ đi rất nhiều

Cáp quang Multi-mode (MM) có đường kính core lớn hơn SM (khoảng50µm - 62.5µm) MM sử dụng nguồn sáng LED (Light Emitting Diode) hoặc laser

để truyền tia sáng và thường hoạt động ở 2 bước sóng 850nm, 1300nm; MM cókhoảng cách kết nối và tốc độ truyền dẫn nhỏ hơn SM

Cáp quang Multi-mode hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụngtruyền dữ liệu với khoảng cách ≤ 5Km, thường được các doanh nghiệp, cơ quan sửdụng trong các hệ thống mạng nội bộ, truyền thông trong công nghiệp

Hình 1.1.2a Phân loại sợi quang

MM có hai kiểu truyền: chiết xuất bước (Step index) và chiết xuất liên tục(Graded index) Các tia sáng kiểu Step index truyền theo nhiều hướng khác nhau vìvậy có mức suy hao cao và tốc độ khá chậm Step index ít phổ biến, thường dùngcho cáp quang POF Các tia sáng kiểu Graded index truyền dẫn theo đường cong và

Trang 14

Step index Graded index được sử dụng khá phổ biến.

Truyền dẫn tín hiệu trên cáp quang có hai dạng: đơn công (simplex) và songcông (duplex) Simplex truyền tín hiệu chỉ 1 chiều Duplex có thể truyền nhận tínhiệu 1 chiều bán song công (half-Duplex) hoặc cả 2 chiều song công toàn phần(full-Duplex) ở cùng thời điểm tùy theo cách cấu hình

Hình 1.1.2b Truyền dẫn tín hiệu trên cáp quang

1.1.3 Ưu điểm của cáp quang

- Tính bảo mật cao: do không thể bị trích để lấy trộm thông tin bằng cácphương tiện điện thông thường

- Độ tin cậy cao: do cáp quang được thiết kế thích hợp có thể chịu đựngđược những điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt và thậm chí

có thể hoạt động ở dưới nước

- Tính linh hoạt: do các hệ thống thông tin quang đều khả dụng cho hầuhết các dạng thông tin số liệu, thoại và video Các hệ thống này đều cóthể tương thích với các chuẩn RS.232, RS422, V.35, Ethernet, Arcnet,FDDI, T1, T2, T3, Sonet, thoại 2/4 dây, tín hiệu E/M, video tổng hợp

và còn nhiều nữa

Trang 15

- Dễ dàng nâng cấp khi chỉ cần thay thế thiết bị thu - phát quang còn hệthống cáp sợi quang vẫn có thể được giữ nguyên.

1.2 Máy đo OTDR

1.2.1 Máy đo sợi quang OTDR (Optical Time - Domain Reflectometer)

Máy đo OTDR cáp quang là một thiết bị quang tử dùng để kiểm tra xác địnhđặc tính của sợi cáp quang

Máy đo cáp quang là máy đo các thông số về cáp quang như thông số về độdài tuyến cáp, điểm đứt, về suy hao điểm hàn, suy hao tại các điểm uốn cáp, suy haotại các mối nối, măng xông, suy hao đầu nối, công suất phát, công xuất thu, độnhạy, góc, đường kính sợi, độ tán xạ, nhận biết sợi quang, đo thông mạch

Bản chất của nguyên lý đo OTDR là dựa vào phương pháp đo RADA

Dựa vào nguyên lý này người ta có thể xác định được độ dài tuyến cáp, điểmđứt cáp, và các điểm suy hao cần xác định

1.2.2 Nguyên lý hoạt động của máy đo OTDR

Người ta đưa vào sợi cáp quang cần kiểm tra một dòng xung ánh sáng, xungánh sáng này chạy dọc trong sợi quang khi gặp điểm lỗi nó sẽ phản xạ trở lại, tạiđiểm cuối của sợi một số phản xạ trở lại một số phóng ra khỏi sợi, tín hiệu phản xạtrở lại sẽ sẽ bị thay đổi về lượng xung, căn cứ về thay đổi lượng xung này kết hợpvới chiều dài ánh sáng phát và thời gian phát xung thiết bị này sẽ xác định đượcthông số suy hao và chiều dài sợi Phương án này cũng giống với máy đo TDR(Time-Domain Reflectometer) ở cáp đồng, nhưng ở cáp đồng là thay đổi về trởxuất

1.2.3 Phương pháp đo OTDR

Trong thực tế thì các máy đo OTDR được thực hiện ở hai chế độ đó là chế độ

đo tùy chỉnh và chế độ đo tự động Việc đo tùy chỉnh được thực hiện bằng cáchchúng ta tự chọn độ rộng và biên độ xung quang để bơm vào sợi

Chế độ tự động là máy sẽ thực hiện đo 3 lần với 3 loại xung lấy ngẫu nhiên

và dùng phương pháp tính gần đúng để đưa ra kết quả đo

Trang 16

bản chất để sử dụng máy một cách tốt nhất

Trang 17

1.2.4 Đặc điểm cơ bản của OTDR

Một OTDR có độ rộng xung ánh sáng càng lớn thì việc đo suy hao và phạm

vi đo sẽ trong phạm vi càng rộng

Ví dụ như: Dùng một xung có độ rộng lớn sẽ đo xác định đặc tính được sợiquang có chiều dài 100 km, tuy nhiên các sự kiện đo chỉ xuất hiện từ 1km trở lên,trong phạm vi dưới 1km sẽ không xác định được gì Điều này rất thích hợp đo đặctính của đoạn dài nhưng với sự kiện ngắn thì không ổn chút nào Vì vậy OTDR phải

có dải các xung để có thể đo thay đổi các đoạn cần xác định, đoạn ngắn thì dùngxung ngắn, đoạn dài dùng xung dài hơn Vùng mà không xác định được đặc tuyến,không đo được, gọi là vùng chết - hay vùng mù sự kiện

Vùng chết sự kiện: Vùng chết được phân ra thành 2 loại: 1 là vùng chết chocác sự kiện đo được do phản xạ, 2 là vùng chết cho sự kiện đo không do phản xạ

Về mặt lý thuyết OTDR sẽ đo đặc tính sợi ở mức chính xác tốt khi phầnmềm và bộ phát xung chuẩn thạch anh đi kèm có độ chính xác nhỏ hơn 0.01%.1.2.5 Máy OTDR Yokogawa AQ1200

Hình 1.2.5 Máy OTDR Yokogawa AQ1200

Trang 18

tay với kích thước nhỏ gọn, trong lượng nhẹ phù hợp cho việc lắp đặt và bảo dưỡngcác tuyến cáp quang AQ1200 được thiết kế để nhằm đơn giản hóa công việc đokiểm mà nâng cao hiệu quả và vẫn đảm bảo được độ chính xác cho các kết quả đo.

1.2.6 Quy trình sử dụng máy OTDR AQ1200 để xác định điểm xảy ra sự cố

Bước 1: Khởi động máy đo

- Giữ phím nguồn của máy OTDR để máy khởi động lên

- Đợi cho máy khởi động

- Trong Menu ấn phím F1 để chọn chức năng OTDR

Hình 1.2.6.a: Khởi động máy đo OTDR

Bước 2: Kết nối sợi quang vào máy đo

Trang 19

Hình 1.2.6b: Kết nối sợi quang vào máy đo OTDR

- Sử dụng dây quang 1 đầu SC và 1 đầu FC

- Đầu FC kết nối vào cổng OTDR trên máy OTDR

+ Tháo nắp bảo vệ ở đầu sợi quang

+ Mở nắp đậy Module OTDR đo trên máy OTDR

+ Cắm đầu dây quang vào Module Lưu ý: Cắm thẳng và lựa sao cho nẫy trên đầu dây quang vào đúng khe trên Module

Hình 1.2.6c: Các cổng kết nối của máy đo OTDR AQ1200

Bước 3: Cài đặt chế độ đo

Trước khi đo Ta phải ước lượng chiều dài tuyến quang là bao nhiêu Để đặt các điều kiện thích hợp

- Trên máy đo ấn nút SETUP

- Đối với đo thông thường ta có một số giá trị cần phải xác định:

+ Khoảng cách: tương ứng với tuyến ta định đo Thường đặt giá trị khoảng cách gấp đôi chiều dài tuyến để có thể xác định được điểm cuối của tuyến

+ Bước sóng: với khoảng cách nhỏ ta để bước sóng 1550nm, với khoảng cách xa (lớn hoen 20km ta để bước sóng 1310nm)

Trang 20

+ Độ rộng xung: Thông thường ta để Auto

o Khi ta thay đổi khoảng cách đo máy sẽ tự động thay đổi

Bước 4: Tiến hành đo

- Máy AQ1200 có 2 chế độ đo là Real Time và AVG:

- AVG là chế độ đo trung bình Máy sẽ đo tuyến quang trong thời gian được cài đặt ở bước 2 Sau đó máy sẽ tính toán kết quả trung bình rồi hiển thị trên màn hình

- Real Time: Kết quả đo được cập nhật liên tục và hiển thị trên màn hình theo thời gian thực

Bước 5: Đọc kết quả đo

` Ví dụ với chế độ đo AVG:

Hình 1.2.6d: Đọc kết quả đo

Trang 21

Trên đồ thị: S – Điểm bắt đầu tuyến

E – Điểm kết thúc tuyến1,2,3… - Các Event trên tuyến Có thể là các điểm đứt, uốncong hoặc điểm hàn nối…

Bảng thông số: Điểm E ở vị trí 1.411Km: Tuyến có độ dài 1.411Km

Điểm 2 ở vị trí 0.85Km, Return Loss 57.47dB:Ở vị trí 0.85Km có một điểm suy hao 57.47dB (điểm đứt)

Điểm 1 và 3 ở vị trí lần lượt: 0.45Km và 1.1Km là 2 điểm suy hao do đấu nối

1.3 Máy đo công suất quang

1.3.1 Giới thiệu máy đo công suất quang

Máy đo công suất quang là loại máy dùng để đo, kiểm tra công suất hiện đã

có trong sợi quang, thông qua máy này, người sử dụng biết công suất hiện tại đếnđiểm đo là bao nhiêu, có tín hiệu quang trong sợi hay là không Từ đó đưa ra nhậnxét về chất lượng đường truyền

1.3.2 Cấu tạo cơ bản máy đo công suất quang JDSU OLP-35

1 Jack cắm sợi quang – Cổngnhận ánh sang

2 Màn hình hiển thị kết quả,bước song và thời lượng pin

3 Các phím lựa chọn chứcnăng: Bước sóng, Bướcsóng tự động, Đơn vị (dBm/W), Lưu kết quả

Ngày đăng: 10/03/2017, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w