B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I. Môi trường vi mô 1. Phân tích khách hàng: Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao. Khi thu nhập cao kéo theo sự tăng lên về nhu cầu tiêu dùng, trong đó có nước giải khát, sữa,… Trụ sở chính của công ty Bia – Nước giải khát Cần Thơ là tại địa bàn Cần Thơ, một trong năm thành phố lớn của cả nước, một đầu mối trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước, tập trung hơn 1.214.100 người (số liệu năm 2012). Cần Thơ là một thị trường tiềm năng và hấp dẫn của bất kì doanh nghiệp nào. Một thị trường rộng, sức tiêu thụ lớn, cơ hội kinh doanh rất khả quan. Công ty phân bổ, cung cấp hàng cho các Đại lý trãi dài khắp các tình thành của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khách hàng của công ty khá đa dạng: cá nhân, tập thể, tổ chức,… nhưng bạn hàng của công ty thường là các công ty, tập thể,… mua sỉ với số lượng tương đối lớn. Một số bạn hàng lớn của công ty như: + Đại lý Đoàn Thanh Vân (Bạc Liêu) + Công ty TNHH Duy Long (Cà Mau) + DNTN Thái An (Cần Thơ) + DNTN Quang Chánh (Sóc Trăng) + DNTN Trần Anh Phú (Sóc Trăng) + Đại lý Trần Thị Lệ Thủy (Long An) Và nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ và vừa khác ở 12 tỉnh thành Đồng Bằng Sông Cửu Long (trừ Bến Tre). Theo báo cáo của phòng bán hàng, doanh thu bán hàng của các đại lý trong hai năm 2012 và 2013 như sau: Công ty cổ phần Bia Nước giải khát Cần Thơ được thành lập từ trước năm 1975, là cơ sở của tư nhân và được tổ chức dưới hình thức cổ đông. Trước đó công ty có tên gọi là Xưởng chế tạo Bánh kẹo và Mì tây Thế Giới (còn có tên gọi là lò Bánh Thế Giới). Ngày 03071975, Sở Công Thương Khu Tây Nam Bộ được trao quyền xử lý xưởng. Qua nhiều lần đổi tên, thực hiện Nghị định 388 của Hội Đồng Bộ Trưởng nay là Chính Phủ, đơn vị được Bộ Công Nghiệp nhẹ chuẩn y, UBND tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 1380QĐ.UBT.92 ngày 28111992 về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước. Đến ngày 06011995, UBND tỉnh ra quyết định số 28QĐ.UBT.95 về việc đổi tên Xí nghiệp chế biến thực phẩm Cần Thơ (năm 1989) thành Công ty Bia – Nước giải khát Cần Thơ. Căn cứ theo Nghị định 1872004NĐCP ngày 16112004 của Chính phủ về việc chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần hay còn gọi là Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 01042006, công ty chính thức mang tên Công ty Cổ phần Bia – Nước giải khát Cần Thơ. Vì thế hiện nay công ty mang tên Công ty Cổ Phần Bia Nước Giải Khát Cần Thơ , có trụ sở tại 586 đường 304, phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. Số vốn điều lệ của công ty là 23.900.000.000 (23 tỷ 900 nghìn đồng). Hiện tại công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng bia, nước giải khát có gas; sữa đóng chai các loại. Mặt hàng bia gồm: bia chai, bia hơi, bia Lager. Nước giải khát có gas gồm: nước ngọt hương trái vải, hương cola, hương cam, hương xá xị, hương
Trang 1TT MSSV Họ và tên Mức độ đóng góp Ký tên xácnhận Ghi chú
1 B1309293 Trần Ngọc Ngân
2 B1309301 Dương Thanh Nhi
3 B1309334 Nguyễn Thị Minh Thùy
4 B1309336 La Thị Anh Thư
NHÓM 04
BÁO CÁO PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – NƯỚC GIẢI KHÁT CẦN THƠ
A. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
Hình 1: logo công ty Bia – NGK Cần Thơ
Công ty cổ phần Bia - Nước giải khát Cần Thơ được thành lập từ trước năm
1975, là cơ sở của tư nhân và được tổ chức dưới hình thức cổ đông Trước đó công
ty có tên gọi là Xưởng chế tạo Bánh kẹo và Mì tây Thế Giới (còn có tên gọi là lò Bánh Thế Giới) Ngày 03/07/1975, Sở Công Thương Khu Tây Nam Bộ được trao quyền xử lý xưởng Qua nhiều lần đổi tên, thực hiện Nghị định 388 của Hội Đồng
Bộ Trưởng nay là Chính Phủ, đơn vị được Bộ Công Nghiệp nhẹ chuẩn y, UBND tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 1380/QĐ.UBT.92 ngày 28/11/1992 về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Đến ngày 06/01/1995, UBND tỉnh ra quyết định số 28/QĐ.UBT.95 về việc đổi tên Xí nghiệp chế biến thực phẩm Cần Thơ (năm 1989) thành Công ty Bia – Nước giải khát Cần Thơ Căn cứ theo Nghị định
187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển đổi Công ty Nhà nước thành
Trang 2Công ty Cổ phần hay còn gọi là Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước Ngày 01/04/2006, công ty chính thức mang tên Công ty Cổ phần Bia – Nước giải khát Cần Thơ
Vì thế hiện nay công ty mang tên Công ty Cổ Phần Bia Nước Giải Khát Cần Thơ , có trụ sở tại 586 đường 30/4, phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ Số vốn điều lệ của công ty là 23.900.000.000 (23 tỷ 900 nghìn đồng) Hiện tại công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng bia, nước giải khát có gas; sữa đóng chai các loại Mặt hàng bia gồm: bia chai, bia hơi, bia Lager Nước giải khát
có gas gồm: nước ngọt hương trái vải, hương cola, hương cam, hương xá xị, hương mãng cầu, hương chanh muối, nước tăng lực, nước tinh khiết C&T Mặt hàng sữa đóng chai gồm: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa đậu xanh, sữa đậu nành ca cao Ngoài mặt hàng truyền thống của công ty sản xuất bằng chai thuỷ tinh nay công ty đầu tư công nghệ đa dạng hoá mặt hàng mang lại sự tiện ích cho khách hàng bằng các sản phẩm chứa trong chai nhựa PET như sản phẩm trà xanh 360o, nhãn hàng koolmax các loại
Ngày 09/08/2010, xuất phát từ mục tiêu phát triển trong tương lại của công ty
là không chỉ dừng lại ở kinh doanh các sản phẩm của chính công ty sản xuất mà còn muốn đa dạng các mặt hàng kinh doanh, phòng bán hàng chính thức được tách ra thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại – Dịch vụ CABECO với vốn điều lệ 1.000.000.000đ (1 tỷ đồng) thuộc quyền kiểm soát 100% Công ty Cổ Phần Bia Nước Giải Khát Cần Thơ
Trang 3GIÁM ĐỐC CTY TNHH TM-DV MTV SABECO BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANHP KẾ TOÁN – TÀI VỤP TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
PHÒNG MARKETING PHÒNG KỸ THUẬT KCS PHÂN XƯỞNG BIA PX NƯỚC GIẢI KHÁT
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, tiếp theo
là hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc, … theo như sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bia – Nước giải khát Cần Thơ
Hội đồng quản trị gồm có năm thành viên, có ba thành viên là đang kiêm nhiệm, hai thành viên là cổ đông Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người
lãnh đạo cao nhất Ban kiểm soát gồm có ba thành viên: một Trưởng ban và hai Ủy
viên, chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty, báo cáo với Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông các hoạt động của công ty theo định kỳ Giám đốc sẽ là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan chủ quản, Hội đồng quản trị và các cổ đông của công ty, đồng thời cũng là người trực tiếp giao dịch và ký các hợp đồng giao dịch, liên doanh, liên kết với các đơn vị khác
B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. Môi trường vi mô
1. Phân tích khách hàng:
- Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao Khi thu nhập cao kéo theo sự tăng lên
về nhu cầu tiêu dùng, trong đó có nước giải khát, sữa,… Trụ sở chính của công ty Bia – Nước giải khát Cần Thơ là tại địa bàn Cần Thơ, một trong năm thành phố lớn của cả nước, một đầu mối trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước,
Trang 4tập trung hơn 1.214.100 người (số liệu năm 2012) Cần Thơ là một thị trường tiềm năng và hấp dẫn của bất kì doanh nghiệp nào Một thị trường rộng, sức tiêu thụ lớn,
cơ hội kinh doanh rất khả quan
- Công ty phân bổ, cung cấp hàng cho các Đại lý trãi dài khắp các tình thành của Đồng Bằng Sông Cửu Long Khách hàng của công ty khá đa dạng: cá nhân, tập thể,
tổ chức,… nhưng bạn hàng của công ty thường là các công ty, tập thể,… mua sỉ với
số lượng tương đối lớn Một số bạn hàng lớn của công ty như:
+ Đại lý Đoàn Thanh Vân (Bạc Liêu)
+ Công ty TNHH Duy Long (Cà Mau)
+ DNTN Thái An (Cần Thơ)
+ DNTN Quang Chánh (Sóc Trăng)
+ DNTN Trần Anh Phú (Sóc Trăng)
+ Đại lý Trần Thị Lệ Thủy (Long An)
Và nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ và vừa khác ở 12 tỉnh thành Đồng Bằng Sông Cửu Long (trừ Bến Tre) Theo báo cáo của phòng bán hàng, doanh thu bán hàng của các đại lý trong hai năm 2012 và 2013 như sau:
(nguồn: phòng Kế Hoạch Kinh Doanh)
Từ biểu đồ ta có thể thấy tuy trong năm 2013 doanh thu bán hàng có giảm nhưng sự chênh lệch không quá lớn Ba tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau vẫn là ba thị trường có sức mua lớn của công ty Trừ thị trường tỉnh Bến Tre công ty vẫn chưa xâm nhập được thì các thị trường còn lại công ty đều đã có những kế hoạch cụ thể để phát triển sức mua của người dân tại đây
2. Phân tích đối thủ cạnh tranh:
- Ngành sản xuất và kinh doanh nước giải khát đã và đang có sự cạnh tranh gay gắt
và khốc liệt Công ty phải chịu sự lấn áp của các nhãn hiệu nước giải khát nổi tiếng như Tribeco của công ty TNHH Tribeco Bình Dương, Number One của công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát, hay các nhãn hiệu nổi tiếng đa quốc gia như Công
ty Coca-Cola, Công ty PepsiCo Đó là những công ty có hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát với tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, nhân lực vật lực,…
vô cùng lớn, họ dùng nhiều chiến thuật để không chỉ là đứng vững trên thị trường Việt Nam mà là để phát triển hơn thế nữa
Như Công ty Tân Hiệp Phát, trong những năm từ 2001 đến nay họ đã liên tục tung ra các sản phẩm mới và chiếm lĩnh phần lớn thị trường nước giải khát Việt
Trang 5Nam bằng những sản phẩm đó: năm 2001 ra mắt nước tăng lực Number One đóng chai, năm 2004 sản phẩm sữa đậu nành Soya Number One, năm 2006 với trà xanh
0o, nước tăng lực Number One dâu và nước uống vận động Number One Active… gần đây công ty lại ra mắt thêm thức uống Vitamin Number One Hay một loại nước trái cây của Pepsi, Twister, cũng thành công trong việc tăng thị phần, đứng thứ 7 trong các nhãn hiệu FMCG phát triển nhanh nhất năm 2007 Đặc biệt nước tăng lực Sting – nhãn hiệu nước ngoài phát triển nhanh nhất tại Việt Nam chỉ đứng thứ tư về tăng trưởng thị phần trong năm 2007 Còn Tribeco với nguồn vốn đầu tư lớn (Kinh Đô mua 20% cổ phần của Tribeco), đa dạng hoá lĩnh vực sản xuất kinh doanh và điểm quan trọng là thừa hưởng hệ thống phân phối đang hoạt động có hiệu quả của Kinh Đô với hơn 200 nhà phân phối, gần 200.000 đại lý và các điểm bán lẻ trên toàn quốc hiện nay.Tribeco liên tục đầu tư thiết bị công nghệ (ví dụ như: sản phẩm sữa đậu nành bao bì bịch, hộp giấy được sản xuất bằng thiết bị Tetra Pak của Thụy Điển và xử lý tiệt trùng theo công nghệ UHT - công nghệ tiên tiến hiện nay, dây chuyền sản xuất nước ngọt đóng lon 330 ml là thiết bị nhập từ Mỹ tự động hóa 100%, hiện khai thác được 82% công suất ) Chính vì vậy, Tribeco đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đến nay sản phẩm của Cty đã có 46 chủng loại sản phẩm nước giải khát có gas và không gas đóng trong các loại bao bì: chai thủy tinh, lon, hộp, bịch, PET, của các dòng nhãn hiệu Tribeco - Somilk - Trio – Trimilk Sting của PepsiCo tăng thêm 8% thị phần năm 2007 Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng này đưa Sting đứng đầu về nước uống tăng lực với thị phần tăng hơn 40% ở đô thị Việt Nam
Theo thông tin điều tra của VietinbankSc thì thị phần tiêu thụ của Công ty Tân Hiệp Phát là 22,65%, Công ty PepsiCo là 25,5%, Công ty Coca-cola Việt Nam là 10,5% trong năm 2012 đã chứng minh sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh này
Thị trường nước giải khát Việt nam hiện nay khá hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp, công ty lớn trong và ngoài nước tham gia Ngoài những đối thủ hiện tại kể trên thì công ty còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác Nhiều công ty ở giải khát ở Hàn Quốc, Nhật Bản,… muốn xâm nhập thị trường Việt nam So với công ty giải khát Việt Nam, họ có ưu thế về vốn, về công nghệ và tính truyền thống độc đáo Do đó, sự xâm nhập thị trường của họ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị phần
Trang 6của các công ty giải khát Việt Nam, kể cả những công ty vừa và nhỏ như Công ty Bia –Nước giải khát Cần Thơ
Với sự cạnh tranh đó, dù đã có nhiều cố gắng nhưng công ty vẫn chưa bắt kịp
sự phát triển của ngành, thị trường tiêu thụ của công ty dần bị hạn chế lại và tồn tại hạn hẹp tại thị trường các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long Đây là một thách thức được đặt ra và yêu cầu ban quản trị công ty cần có những quyết định sáng tạo để giúp công ty phát triển hơn
- Mặt hàng bia của công ty cũng bị chèn ép nặng nề bởi các nhãn hiệu nổi tiếng như: Tiger, Heineken, Sài Gòn, 333, … Các chương trình quảng cáo, khuyến mại, chiết khấu, giảm giá hay việc thay đổi kiểu dáng, mẫu mã liên tục của các nhãn hiệu đã thu hút hầu hết nhà tiêu dùngchưa kể đến những khách hàng trung thành của một số nhãn hiệu bia Như công ty Bia Sài Gòn (Sabeco) với sản phẩm mới bia chai 333 Premium kiểu dáng chai thon nhưng mạnh mẽ,màu trắng sang trọng, lịch lãm với ánh bạc mạnh mẽ đầy nam tính Hay bia Tiger Crystal có kiểu dáng sang trọng với chai thủy tinh trong suốt như pha lê (crystal), cổ chai cao và thon Kiểu dáng này làm nổi bật chất bia vàng óng Sự cạnh tranh gay gắt này đã khiến cho mặt hàng bia của công ty trở thành sản phẩm mang tính mùa vụ, chỉ tập trung sản xuất để phục vụ Tết là chính
3. Phân tích nhà cung cấp:
Doanh nghiệp nên tạo mối quan hệ thường xuyên, tin cậy và bền vững với nhà cung cấp Đặc biệt, nguồn cung cấp nguyên liệu phải ổn định và chất lượng Vậy nên doanh nghiệp không chỉ mua nguyên liệu mà còn phải có các chính sách đánh giá, liên kết theo xu hướng cả hai bên cùng có lợi Bên cạnh đó, nhà cung ứng
có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất Những điều kiện xảy ra trong yếu tố nhà cung ứng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty, vậy nên phải theo dõi giá
cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì việc tăng giá các nguyên liệu có thể buộc công ty phải nâng giá sản phẩm lên, việc này có thể làm giảm một lượng lớn khách hàng, ngược lại nếu bớt nguyên liệu sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm Như thế trong ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ, trong dài hạn sẽ làm mất thiện cảm của công ty với khách hàng
Trang 7Do yêu cần sản xuất, công ty tùy thuộc vào lượng sản phẩm sản xuất mà nhập nguồn nguyên liệu vào có thường xuyên hay không Như đường tinh luyện (đường RE) là mặt hàng nguyên vật liệu cần thiết cho hầu hết các sản phẩm của công ty nên công ty thường nhập nhiều lần với khối lượng tương đương để sản xuất cho lô hàng lúc đó Trong khi đó lượng hương liệu và sữa bột béo công ty nhập lại ít hơn và số lần nhập về thưa thớt hơn Bên cạnh đó công ty còn đặt hàng các vỏ chai nhựa PET, chai thủy tinh cũng như kết nhựa, thùng giấy các loại
Cụ thể trong năm 2012, khối lượng đường RE, hương liệu (hương xá xị) và sữa bột béo cùng số lần thực nhập về kho được thống kê như sau:
Khối lượng Số lần
Hương sarsi dạng
(thống kê từ nguồn phòng Kế toán – Tài chính)
Số lượng nhà cung ứng càng nhiều thì doanh nghiệp càng ít chịu áp lực của nhà cung ứng và ngược lại Bên cạnh đó thì tỉ trọng hàng hóa mua của 1 nhà cung ứng càng cao thì doanh nghiệp càng chịu nhiều áp lực từ nhà cung ứng đó, đặc biệt
là áp lực về giá Để đạt được giá thành cạnh tranh, công ty chọn nhiều nguồn cung cấp cho cùng một loại nguyên liệu Điều đó giúp công ty có thể chủ động hơn trong việc chọn lựa nhà cung cấp tốt nhất với giá cả rẻ nhất (hợp lý nhất), cũng hạn chế được rủi ro thấp nhất khi xảy ra việc nhà cung cấp đột xuất ngừng cung cấp hàng cho công ty, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty, duy trì sự ổn định lâu dài Bên cạnh đó, Bộ phận thu mua nguyên vật liệu của công ty luôn tìm hiểu thị trường, theo dõi thường xuyên giá cả và nguồn cung ứng nguyên vật liệu nhằm ổn định đầu vào cho sản xuất
Một số nhà cung ứng công ty hợp tác:
Sản phẩm cung cấp Nhà cung ứng
Đường Re Cty Cổ Phần Mía Đường Cần Thơ (Casuco)
Cty TNHH MTV TM Hải Phương Hương liệu, hóa chất Cty TNHH hương liệu và hương thơm Hướng Tây Sữa bột béo Cty Cổ Phần Đại Tân Việt
Trang 8Cty TNHH MTV Đầu Tư TM Tín Thành Chai PET 330ml Cty cổ phần CN DV TM Ngọc Nghĩa
Cty TNHH SX DV Minh Thông Chai thủy tinh Cty TNHH thuỷ tinh Malaya Việt Nam
Kết chai nhựa Cty Cổ Phần nhựa Tân Phú
Bao bì, nhãn hiệu Cty TNHH Hoa Phượng
Xử lí nước thải Cty TNHH MTV SX TM DV môi trường Á Châu
4. Phân tích các yếu tố ngoại cảnh khác
- Nhân lực: số người lao động trong công ty không nhiều, chỉ dao động ở mức 130 lao động trong đó, số người có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm khoảng 15%; đa số công nhân trực tiếp sản xuất đã được công ty đào tạo lành nghề Số lao động phân bổ đều cho các khâu, cụ thể như sau: các khâu gián tiếp là 18%; khâu phụ trợ, sản xuất là 25%; còn lại là lao động trực tiếp (nguồn: phòng Nhân Sự) Hằng năm, công ty thường tổ chức khuyến khích nhân viên bằng các nguồn quỹ khen thưởng
- Tài lực: với số vốn điều lệ là 23 tỷ 900 nghìn đồng, ở mức vốn điều lệ này đã đáp ứng được khả năng sản xuất hiện tại của công ty Bên cạnh đó, khả năng thanh khoản của công ty có thể coi là ở mức tốt, cụ thể là khả năng thanh toán hiện hành đạt mức 2,5 lần trong năm 2012 tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh lại chỉ đạt mức 0,48 lần
Khả năng thanh toán hiện hành = = = 2,523
Khả năng thanh toán ngắn hạn = = = 0,479
(Theo bảng cân đối kế toán từ phòng Kế Toán – Tài Chính)
II Môi trường vĩ mô
1. Nhân khẩu
- Việt Nam là nước đang phát triển với dân số khoảng 85,7 triệu người (đứng thứ 13 thế giới) Mật độ dân số của Việt Nam đạt 260 người/km2 , cao gấp trên 2 lần và đứng thứ 8/11 nước ở Đông Nam Á, cao gấp đôi và đứng thứ 16/50 nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999 – 2009 là 1,2%/năm Do vậy, đây là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng, vừa
là nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ
Trang 9- Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước có cơ cấu dân số trẻ, số người có độ tuổi 15-40 chiếm 42% trong cơ cấu dân số trong năm 2013, đó là độ tuổi mà Euromonitor đánh giá là có nhu cầu lớn nhất về nước giải khát Sự đô thị hoá tăng cũng đồng nghĩa với mức sống tăng, nhu cầu giải khát tăng đáng kể Đặc biệt là ở những thành phố lớn,
do mức tập trung dân đông, mùa hè ngày càng nóng bức dẫn đến nhu cầu giải khát tăng mạnh vào những ngày hè Điều đó tạo cơ hội cho ngành sản xuất kinh doanh các thức uống giải khát phát triển, trong đó bao gồm công ty cổ phần Bia – Nước giải khát Cần Thơ Từ đây công ty có thể xác định được sản phẩm chủ lực và phương hướng hoạt động để hướng sẩn phẩm đến với đối tượng
2. Văn hóa – xã hội
- Với nhịp sống hối hả của người Việt Nam hiện nay, phong cách sống hiện đại hơn, ngoài giờ làm việc người ta còn rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân, tham gia nhiều các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động xã hội Vì vậy người tiêu dùng ngày nay rất thích tiêu thụ những sản phẩm có khả năng
sử dụng nhanh mà tác dụng mà lại tốt cho sức khỏe Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thức uống tiện dụng và có lợi cho sức khỏe đang tăng mạnh, bắt đầu sự chuyển dịch tiêu dùng sang lựa chọn những thức uống không gas như nước uống trái cây, trà xanh, nước cung cấp khoáng chất, nước tinh khiết,… với quan niệm các sản phẩm ấy không chỉ để giải khát mà còn cung cấp vitamin và những khoáng chất thiết yếu cho
cơ thể Điều đó đã làm cho thị trường các loại nước giải khát có gas bị lấn áp bởi thị trường của các loại nước không gas có tốc độ tăng trưởng khá cao
- Cụ thể, năm 2007, các loại nước uống có gas chiếm 20,46% trong cơ cấu sản phẩm nước giải khát thì đến nay đã giảm còn 18% và nước uống không có gas tăng từ 5,93% lên 7,76%; loại nước này dự kiến sẽ còn tăng mạnh và đến năm 2015 sẽ chiếm trên 16% trong cơ cấu sản xuất nước giải khát, còn nước uống có gas cùng thời điểm này giảm xuống dưới 16%
(nguồn: BMI)
3. Điều kiện tự nhiên
- Với quy mô và mật độ dân số đứng thứ 3 cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long là một thị trường đủ rộng lớn để tiêu thụ một lượng hàng hóa khổng lồ Do thế, địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được xây dựng tại địa bàn TP Cần Thơ - trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu, là một cơ hội thuận lợi đối với công ty
Trang 10Trụ sở được đặt ở trung tâm thành phố Cần Thơ, là một vị trí chiến lược, là cửa ngỏ của Đồng bằng Sông Cửu Long Phía Bắc giáp các tỉnh An Giang, Kiên Giang; phía Tây và Nam giáp với Hậu Giang và Sóc Trăng; phía Đông giáp Vĩnh Long Có vị trí thuận lợi, giao thông thông thoáng là một điều kiện hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp về việc giao dịch, vận chuyển, mở rộng quy mô sản xuất cũng như mở rộng thị trường Tuy nhiên trên thị trường hiện nay, lĩnh vực kinh doanh mặt hàng nước giải khát đang có sự cạnh tranh rất lớn, nhiều nhà máy công ty cùng ngành tham gia trên thị trường, trong đó có những công ty nổi tiểng trong và ngoài nước với tiềm lực kinh tế, công nghệ - khoa học,… Do vậy, đối với Công ty cổ phần Bia - Nước giải khát Cần Thơ, việc nắm vững và mở rộng thì trường là hết sức khó khăn
- Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình của Việt Nam với mùa hè lên đến 300C và mùa đông dao động ở 200C Đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, nhiệt độ dao động ở 250C Nhiệt độ nóng ẩm khiến cơ thể sinh nhiệt mất nước, từ
đó nước uống đóng chai trở thành một phương thức để điều hòa cơ thể Những đặc điểm khí hậu đó khiến nhu cầu về giải khát của người dân trên toàn lãnh thổ rất cao Ngoài ra, khí hậu nhiệt đới gió mùa còn cung cấp cho công ty nguồn nước dồi dào cùng nguồn nguyên liệu tự nhiên vô cùng phong phú
- Bên cạnh đó vẫn tòn tại những khó khăn từ điều kiện tự nhiên, bởi khí hậu Việt Nam cũng bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới), lũ lụt, hạn hán thường xuyên đe doạ Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty
4. Kinh tế
- Theo báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam và Châu Á các năm gần đây, Ban Nghiên cứu Kinh Tế, Ngân hàng ANZ kết luận, với gói kích cầu và đầu tư gần 8 tỷ USD (chiếm khoảng 8,6% GDP) và gói lãi suất ưu đãi 4% trị giá đến 1 tỷ USD (các biện pháp kích thích của CP) Việt Nam đã và đang phục hồi nhanh hơn một số nền kinh tế mới nổi khác của các nước trong khu vực Tuy nhiên năm 2013, tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn thách thức Sức mua của người dân giảm mạnh đặc biệt là người dân vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa vốn thị trường tiềm năng của đơn vị Điều đó được thấy rõ qua việc doanh thu của công ty giảm từ 56.031.676.393 triệu đồng xuống còn 49.979.664.249 triệu đồng
- Bên cạnh đó, Do biến động tình hình kinh tế thị trường Thế Giới về giá cả xăng dầu tăng vọt trong những năm gần đây đã dẫn đến cước phí vận chuyển nguyên vật liệu