1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

tiếp cận chẩn đoán tăng bạch cầu ái toan

38 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Tuy nhiên mứcbạch cầu ái toan của bệnh nhân tăng cao, chúng tôi hội chẩn với chuyên khoatruyền nhiễm để điều trị cho bệnh nhân với albendazole 400mg/kg/ngày.Đồng thời tìm các biến chứng

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ VIỆT HÀNGƯỜI THỰC HIỆN: ĐẶNG PHƯƠNG THÚY BSNT 39

Hà Nội – 2016

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ VIỆT HÀNGƯỜI THỰC HIỆN: ĐẶNG PHƯƠNG THÚY BSNT 39

Hà Nội - 2016

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ ii

MỞ ĐẦU 1

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN 7

1.1 Đặc điểm cấu trúc và chức năng miễn dịch của bạch cầu ái toan 7

1.2 Sinh lý bệnh tăng bạch cầu ái toan 12

HỘI CHỨNG TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN 17

1.3 Định nghĩa 17

1.4 Phân loại 17

1.5 Tiếp cận chẩn đoán và điều trị 19

1.6 Tăng bạch cầu ái toan và biểu hiện tại các cơ quan 23

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

Hình 1 Cấu trúc bạch cầu ái toan………9

Hình 2 Quá trình hoạt hóa bạch cầu ái toan……… 11

Hình 3 Các yếu tố hoạt hóa bạch cầu ái toan……….15

Hình 4 Quá trình cư trú của bạch cầu ái toan tại ruột………16

Hình 5 Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu ái toan…… … 23

Bảng Bảng 1 Các nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan thứ phát………18

Bảng 2 Bảng 2: Các căn nguyên gây tăng bạch cầu ái toan kèm các biểu hiện tại phổi……….24

Bảng 3 Bảng 3: Các ký sinh trùng gây tăng bạch cầu ái toan kèm các triệu chứng tiêu hóa……….26

Bảng 4 Bảng 4: Các nhiễm trùng gây tăng bạch cầu ái toan và rối loạn chức năng gan……… 27

Bảng 5 Các căn nguyên gây tăng bạch cầu ái toan kèm các biểu hiện thần kinh……… 29

Bảng 6: Các thuốc thường gây tăng bạch cầu ái toan……….31

Trang 5

MỞ ĐẦU

Ca lâm sàng

Bệnh nhân nữ, 12 tuổi, tiền sử trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thườngvào viện vì đau bụng, chướng bụng Bệnh diễn biến 1 tháng trước vào viện,với các biểu hiện:

- Đau âm ỉ vùng quanh rốn, với tính chất đau không đặc hiệu

- Khám bụng: bụng mềm, không ghi nhận các dấu hiệu ngoại khoa

Cổ chướng tự do mức độ trung bình

- Gan lách ko to, không vàng da, không phù, tiểu bình thường

- Toàn thân có biểu hiện thiếu máu nhược sắc mức độ nhẹ, với thểtrạng gầy (BMI = 13.5), sút 10% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng.Ngoài ra, hạch ngoại vi không to, không đau xương khớp, khôngsốt, không rõ biểu hiện nhiễm trùng

Trẻ đã được khám tại viện tỉnh và chẩn đoán tràn dịch màng bụng chưa

rõ nguyên nhân, điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch Metronidazole vàCeftriaxone trong 3 tuần Nhưng tình trạng không cải thiện, trẻ chướng bụngtăng dần, kèm theo sốt nhẹ 38oC

Qua khám lâm sàng và hỏi bệnh, chúng tôi nhận thấy ở bệnh nhân nàynổi bật lên là tình trạng cổ chướng tự do, nhưng không ghi nhận bất thường vềgan, thận Nhóm nguyên nhân nhiễm khuẩn cũng không phù hợp khi bênhnhân không rõ biểu hiện nhiễm trùng, điều trị kháng sinh tĩnh mạch trong 3tuần không đáp ứng Kèm theo đó bệnh nhân có biểu hiện toàn thân với cáctriệu chướng, mệt mỏi, thiếu máu, gầy sút Do vậy, chẩn đoán ban đầu chúngtôi đưa ra là tràn dịch màng bụng nghi do lao, và làm các xét nghiệm như siêu

âm ổ bụng, chọc hút dịch màng bụng và xét nghiệm tế bào, sinh hóa dịchmàng bụng, các marker chẩn đoán lao như PCR lao dịch màng bụng, kháng

Trang 6

thể kháng lao (trẻ chưa được tiêm phòng lao, không rõ tiền sử tiếp xúc nguồnlao), và một số xét nghiệm cơ bản như công thức máu, chức năng gan, chứcnăng thận v v…

Kết quả là:

- Siêu âm ổ bụng: Nhiều dịch tự do ổ bụng, chỗ dày nhất ≅ 90mm,dịch trong Dày thành ruột dọc khung đại tràng, đặc biệt là đại tràngtrái, chỗ dày nhất ≅ 10mm

Trang 7

Nuôi cấy Âm tính

GOT, GPT, Bil, ALP, GGT, Ure, creatinin Trong gh bình thường

BK đờm 3 mấu, Kháng thể kháng lao Âm tính

Như vậy, với các kết quả trên chẩn đoán tràn dich màng bụng do laokhông còn phù hợp Xét nghiệm dịch màng bụng cho thấy tình trạng viêm,với tế bào trung tính chiếm ưu thế Các xét nghiệm chẩn đoán lao đều âmtính Công thức máu cho thấy bạch cầu tổng là 18,67 G/l, trong đó bạch cầu

ưa acid chiếm đa số (74,6%), số lượng tuyệt đối 13,92G/l

Như vậy ở bệnh nhân này nổi bật lên 2 tình trạng đó là triệu chứngđường tiêu hóa và tăng bạch cầu ái toan mức độ nặng Do đó, nguyên nhân

Trang 8

hàng đầu chúng tôi nghĩ đến là tình trạng nhiễm ký sinh trùng Bệnh nhânđược soi phân tìm trứng và ấu trùng kí sinh trùng thì không ghi nhận gì đặcbiệt Tuy nhiên cũng không loại trừ được nhiễm kí sinh trùng, nhất là nhiễm

kí sinh trùng trong giai đoạn mới nhiễm, kí sinh trùng còn non, chưa đẻ trứng(sán lá gan, sán máng) Hay trong giai đoạn mãn tính, kí sinh trùng đóng kénnhư Toxoplasma, hay mật độ ký sinh thấp như Trypanosoma, kí sinh trùngđịnh vị trong nội tạng sâu như bệnh amíp ở gan, lợn gạo ở cơ, não Do vậychúng tôi làm các xét nghiệm ELISA tìm kháng thể với những loại kí sinhtrùng có thể Kết quả cho thấy kháng thể kháng giun lươn, giun đũa, giun đũachó dương tính, kháng thể kháng giun chỉ, sán lá gan, sán dây lợn, sán dâychó âm tính Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm này tùy thuộc chủ yếuvào chất lượng của kháng nguyên Vì kháng nguyên sử dụng trong phòng xétnghiệm của chúng tôi là kháng nguyên thô nên cho nhiều phản ứng chéo,dương tính giả, kết quả dương tính không cho biết được bệnh đang mắc hay

đã qua, vì kháng thể giảm rất chậm, từ vài tháng đến cả năm Kết quả âm tínhcũng không loại trừ hoàn toàn nhiễm kí sinh trùng, có thể do mới bị nhiễm,hoặc bị nhiễm quá lâu, hoặc lượng kí sinh trùng quá ít để có thể kích thíchđược hệ miễn dịch Vì vậy, kết quả xét nghiệm, dù âm hay dương, cũng cầnđược xem xét một cách cẩn thận Do vậy với kết quả này, chúng tôi chũngchưa khẳng định được tình trạng nhiễm kí sinh trùng của trẻ Tuy nhiên mứcbạch cầu ái toan của bệnh nhân tăng cao, chúng tôi hội chẩn với chuyên khoatruyền nhiễm để điều trị cho bệnh nhân với albendazole 400mg/kg/ngày.Đồng thời tìm các biến chứng bệnh nhân có thể mắc phải ở mức bạch cầu áitoan tăng cao như trên hô hấp, tim mạch, thần kinh, thì ghi nhận trên siêu âmtim cho thấy hở van 2 lá mức độ nhẹ do sa van 2 lá Tràn dịch màng tim mức

độ nhẹ, dịch đồng nhất, không fibrin, không vách hóa, chủ yếu ở buồng timphải Đánh giá sau điều trị, bệnh nhân đáp ứng kém, Kiểm tra lại bạch cầu ái

Trang 9

toan vẫn ở ngưỡng cao Do vậy chúng tôi quyết định phải hạ nhanh mức bạchcầu ái toan nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm bằng cách phối hợpthêm solumedrol 2mg/kg/ngày trong 4 ngày sau đó chuyển sang uốngpredisolon 2mg/kg/ngày trong 7 ngày đầu và giảm dần liều sau đó Kiểm tralại sau 1 tháng, 2 tháng và sau 1 năm thì mức bạch cầu ái toan dần trở về bìnhthường.

Với ngưỡng bạch cầu ái toan tăng nặng ở bệnh nhân này, đồng thờichưa khẳng định được chắc chắn tình trạng nhiễm KST của bệnh nhân nênchúng tôi cũng đã loại trừ trường hợp tăng bạch cầu ái toan nguyên phát gặptrong những bệnh lý máu ác tính như rối loạn sinh tủy mạn tính, bệnh bạchcầu cấp Do vậy bệnh nhân được chọc hút tủy xương làm tủy đồ Kết quả tủy

đồ cho thấy số lượng tế bào tủy tăng, dòng bạch cầu hạt tăng sinh, bạch cầu

ưa acid tăng mạnh (25%), các dòng phát triển bình thường

Ngoài ra, chúng tôi còn lưu ý đến chẩn đoán viêm dạ dày ruột tăngbạch cầu ái toan ở bệnh nhân này do các biểu hiện nổi trội ở đường tiêu hóa.Nhưng khi tiến hành nội soi dạ dày tá tràng và sinh thiêt (rất tiếc chúng tôichưa nội soi được đoạn đại tràng có tổn thương của bệnh nhân) thì kết quảviêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, giải phẫu bệnh không thấy thâm nhiễm bạchcầu ái toan

Các chẩn đoán phân biệt khác cần đặt ra ở bệnh nhân này như các bệnh

lý dị ứng (dị ứng thuốc, hen…), hệ thống, viêm mạch, rối loạn nội tiết thì đềukhông thấy phù hợp trên lâm sàng

Theo dõi 1 năm sau chẩn đoán và điều trị, bạch cầu ái toan của bệnhnhân về ngưỡng bình thường, do đó chúng tôi không nghĩ đến trường hợptăng bạch cầu ái toan tự phát

Như vậy chẩn đoán ở bệnh nhân này là tăng bạch cầu ái toan do nhiễm

Trang 10

kí sinh trùng và có tổn thương tim, liệu rằng đó có phải là tổn thương có từtrước hay đó là biến chứng của tình trạng tăng bạch cầu ái toan Và đây cũng

là ca bệnh đầu tiên chúng tôi ghi nhận tình trạng bạch cầu ái toan tăng cao >

10000 bạch cầu/ microlit Trong y văn cũng đã ghi nhận 1 trường hợp bệnhnhân nam 16 tuổi nhiễm toxocarasis có hội chứng ấu trùng di chuyển Bệnhnhân này có số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi lên đến 64000 bạchcầu / microlit

Qua ca bệnh này chúng tôi thấy rằng để tiếp cận chẩn đoán một bệnhnhân tăng bạch cầu ái toan là một câu hỏi lớn, không hề dễ dàng Do vậy,chuyên đề này nhằm mục đích trả lời được câu hỏi đó

Trang 11

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH TĂNG BẠCH CẦU ÁI

TOAN 1.1 Đặc điểm cấu trúc và chức năng miễn dịch của bạch cầu ái toan

1.1.1 Đặc điểm cấu trúc

Bạch cầu ái toan là những tế bào bạch cầu, dạng bạch cầu hạt có nhân,thường có hai thùy nối liền với nhau bởi một sợi chromatin nhỏ, thanh mảnh,bào tương không mịn, hơi thô, bao quanh bởi các hạt, đồng nhất về kích thước

và nhuộm đồng nhất với thuốc nhuộm eosin Trong các hạt lớn, cấu trúc tinhthể trung tâm, chứa protein kiềm chính MBP( Major Basic Protein) Phầnngoại vi của cấu trúc này chứa 3 protein kiềm khác là ECP (EosinophilCationic Protein), EPO ( Eosinophil Peroxydase Protein), EDN (Eosinophil-derived neurotoxin) Các protein này đóng vai trò là các hóa chất trung gianđộc tế bào

- Protein kiềm chính (MBP), quan trọng nhất:

+ Có độc tính mạnh với kí sinh trùng và một số vi khuẩn

+ Độc với tế bào biểu mô khí quản, ruột và da

+ Hoạt hóa tiểu cầu và bạch cầu đa nhân trung tính

+ Gây giải phóng Histamin từ dưỡng bào và bạch cầu ái kiềm

- Protein điện tích dương (ECP)

+ Có độc tính với kí sinh trùng mạnh gấp 10 lần MBP

+ Có hoạt tính phân hủy RNA yếu

+ Độc với tế bào biểu mô phế quản, tế bào tim

+ Ức chế tăng sinh Lympho

+ Gây giải phóng Histamin từ bạch cầu ái kiềm và dưỡng bào

- Protein hoạt tính Peroxydase (EPO)

Trang 12

+ Độc tính đối với tế bào biểu mô phế quản

+ Có hoạt tính diệt khuẩn, chống ung thư, chống kí sinh trùng

+ Gây giải phóng Histamin từ dưỡng bào và bạch cầu ái kiềm

+ Bất hoạt sản xuất Leucotrien C4

+ Phản ứng trên H2O2, cuyển chúng thành các dẫn xuất độc

- Các chất độc thần kinh từ bạch cầu ái toan (EDN)

+ Có hoạt tính độc thần kinh mạnh

+ Có hoạt tính phân hủy RNA mạnh

+ Tính độc với kí sinh trùng yếu

+ Ức chế tăng sinh lympho

Trong các hạt nhỏ hơn của bạch cầu ái toan chứa nhiều men: Arylsulfatase,Phosphatase acid Ngoài ra nó còn chứa các hóa chất trung gian khác như

- Hóa chất trung gian Lipid:

+ Leucotrien 4: Khi bạch cầu ái toan hoạt hóa, người ta nhận thấytăng đáng kể các thể lipid Con đường Lipoxygenase từphospholipase A2 nổi trội với sự sản sinh LTC4 và chuyển tiếpthành LTD4 và LTE4, giải phóng vào nội bào

+ Yếu tóa hoạt hóa tiểu cầu (Platelet activating factor): Bạch cầu áitoan hoạt hóa tổng hợp PAF có hoạt tính mạnh trên chính nó (hóaứng động, thoái hóa hạt…

Trang 13

Hình 1 Cấu trúc bạch cầu ái toan

- Cytokin và chemokine: Bạch cầu ái toan chứa và tổng hợp nhiềucytokine và chemokine, đòng thời nó cũng là đích tác động của cácyếu tố này

+ TNFα và IL4: hoạt hóa tế bào nội mô, làm biểu lộ các phân tử kếtdính

+ IL16 và eotaxin: tác động làm thu hút tế bào TCD4 hay lên một số

tb Th2

+ IL4 tác động lên các tế bào Lympho B, chuyển lớp kháng thểđược sản xuất sang IgE

Trang 14

+ IL8 tác động lên bạch cầu đa nhân trung tinh

+ IL9 và SCF tác động lên tương bào

- Các men và dẫn xuất oxy: Bạch cầu ái toan tổng hợp và giải phóngnhiều enzyme arylsulfatase, phospholipase D, collagenase Sự kíchthích bạch cầu ái toan làm giải phóng các gốc tự do, các dẫn xuấtoxy, có khả năng gây độc:

+ ion âm

Trang 15

Hình 2 Quá trình hoạt hóa bạch cầu ái toan

Lượng bạch cầu ái toan trong tổ chức/ mô thường cao gấp vài trăm lầntrong máu và cao nhất ở các mô có lớp niêm mạc tiếp xúc với bên ngoài, baogồm cả đường tiêu hóa, hô hấp và tiết niệu Thời gian sống của bạch cầu áitoan thường dài hơn so với bạch cầu đa nhân trung tính, trung bình bạch cầu

ái toan sống vài tuần trong các mô

Bạch cầu ái toan đóng hai vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch:

- Phá hủy các chất lạ: Các bạch cầu ái toan có thể tiêu thụ các chất lạ,đặc biệt các chất có liên quan đến nhiễm trùng ký sinh trùng, điều đó cho thấy

sự phá hủy nhờ vào các thành phần của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân

- Điều hòa phản ứng viêm: các bạch cầu ái toan tăng giúp thúc đẩy quátrình viêm, điều này đóng vai trò có lợi trong việc ly tách và kiểm soát một vịtrí bệnh đang diễn ra Đôi khi các phản ứng viêm có thể diễn ra mạnh hơn cầnthiết, dẫn đến các triệu chứng phức tạp và rắc rối, thậm chí gây thương tổn

mô Chẳng hạn, bạch cầu ái toan đóng vai trò chính trong các triệu chứng củahen phế quản và dị ứng Các rối loạn hệ thống miễn dịch khác cũng có thểgóp phần gây phản ứng viêm mạn tính

Ở các bệnh nhân tăng bạch cầu ái toan do bệnh ký sinh trùng hay cáccăn nguyên khác, bạch cầu ái toan thường có biểu hiện đa hình và thay đổichức năng để thành dạng “hoạt động” Các thay đổi đó bao gồm tăng hoạtđộng chuyển hóa, giảm mật độ, tăng tính gây độc tế bào thông qua kháng thể,tăng tạo Leukotriene C4 Các thay đổi về hình thái gồm tạo các hốc nhỏ nộibào, thay đổi số lượng và kích thước các hạt, tăng tạo thể mỡ và hiện tượngmất hạt đặc hiệu của lưới nội bào hoặc các thể chứa protein cơ bản chính củabạch cầu ái toan (MBP)

Các thay đổi kiểu hình này có thể tái tạo được trên thực nghiệm bằng

Trang 16

cách cho bạch cầu ái toan tiếp xúc với các cytokine kích thích tăng trưởngbạch cầu ái toan như GM-CSF, IL-3, IL-5 Tuy các cytokine này gây thay đổibạch cầu ái toan (hoạt hóa), chỉ riêng chúng thì không thể tạo ra sự hoạt hóahoàn toàn bạch cầu ái toan Các cytokine khác và các kích thích tố từ mô hoặclưới ngoại bào có chức năng tăng cường khả năng hoạt động của bạch cầu áitoan

Các chức năng miễn dịch của bạch cầu ái toan vẫn còn đang đượcnghiên cứu Ngoài việc hoạt động như một bạch cầu “hiệu dụng” (effectorleucocyte), bạch cầu ái toan còn có vai trò tương tác với tế bào lympho và các

tế bào khác Với tư cách là bạch cầu chức năng, bạch cầu ái toan tiết ra cácchất điều hòa lipid đặc hiệu, ví dụ leukotriene C4 và các cytokine khác Ngoài

ra, bạch cầu ái toan còn chứa các protein mang điện tích dương cao trong cáchạt nguyên sinh chất của nó Sự giải phóng các protein này có thể phá hủy tổchức Một ích lợi của các protein này là chúng có thể diệt giun sán Mức độtham gia của bạch cầu ái toan trong đáp ứng miễn dịch với giun sán, đặc biệtgiai đoạn ấu trùng sớm, để diệt các ký sinh trùng đó hiện còn chưa rõ

1.2 Sinh lý bệnh tăng bạch cầu ái toan

Chu kỳ phát sinh và biệt hóa trong tủy kéo dài từ 4 đến 6 ngày Ởngười, hiện tượng tăng sinh bạch cầu ái toan ở tủy xảy ra trước hiện tượngtăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi khoảng hơn 1 tuần Tỷ lệ bạch cầu áitoan lưu hành trong máu chiếm khoảng 1%, 99% còn lại là ở mô, chủ yếu là ởruột, không có trên da, và hiếm ở trong phổi

Bạch cầu ái toan xuất hiện khi các cytokine đặc hiệu, GM-CSF, IL-3 vàIL-5 kích thích sinh bạch cầu ái toan Ngoài ra, chúng còn tác động lên bạchcầu ái toan trưởng thành để kéo dài thời gian sống và tăng cường các hoạtđộng chức năng của chúng Trong các yếu tố đó, IL-5 đóng vai trò chính làm

Trang 17

tăng sinh bạch cầu ái toan và tăng số lượng bạch cầu ái toan ngoại vi trongcác bệnh nhiễm giun sán, dị ứng và các bệnh khác IL-5 còn có tác dụng huyđộng các kho chứa bạch cầu ái toan nằm ở vùng ngoại vi của tủy IL-5 đượctạo ra bởi tế bào CD4 giống Th2 (và một số tế bào khác trong đó có bạch cầu

ái toan); và hiện tượng tăng bạch cầu ái toan là thường gặp khi có đáp ứngmiễn dịch với sự hoạt hóa tế bào T giống Th2 gây ra do nhiễm giun sán vàcác phản ứng dị ứng Trong các trường hợp này, IgE luôn tăng Nhìn chung,đáp ứng này đòi hỏi sự thâm nhiễm mô do ký sinh trùng và tiếp xúc với các tếbào hiệu ứng miễn dịch Đáp ứng Th2 đặc trưng bởi sinh ra interleukin 4 (IL-4), kich thích sinh IgE và quy tụ các bạch cầu ái toan và IL-5 điều hòa sinhbạch cầu ái toan tăng, lượng bạch cầu ái toan đi ra từ tủy xương và quá trìnhhoạt hóa bạch cầu ái toan và sống sót Mặc dù người ta còn chưa rõ làm thếnào ký sinh trùng hoặc bệnh lý dị ứng lại tạo ra được đáp ứng đó Kết quả một

số nghiên cứu cho thấy có lẽ tăng bạch cầu ái toan không phải là phản ứng vớimột kháng nguyên cụ thể mà là đáp ứng miễn dịch với một vật thể lớn dạnghạt (particulate object) Tuy nhiên vẫn có thể (mặc dù chưa được khẳng định)

là một số đặc điểm của kháng nguyên ký sinh trùng giun sán, cũng như cấutrúc hạt của chúng ảnh hưởng tới quá trình trình diện kháng nguyên, từ đó gây

ra đáp ứng tế bào T giống Th2 và tăng bạch cầu ái toan và điều này thể hiệnbạch cầu ái toan tăng rõ nhất ở các trường hợp nhiễm giun sán khi chúng di

cư qua tổ chức hoặc bắt đầu định cư trong tổ chức

Ngược lại, sốt, nhiễm trùng hay chỉ định thuốc glucocorticoid có thể ứcchế số lượng bạch cầu ái toan đáng kể Bạch cầu ái toan trong máu được báocáo thay đổi khác nhau trên cùng một người tại các thời điểm khác nhau trongngày và trên các ngày khác nhau, cả trên những người có rối loạn tăng bạchcầu ái toan và trên những người tình nguyện khỏe mạnh Tuy nhiên, kết quảnày không trước sau như một giữa các nghiên cứu và sự khác biệt thay đổi

Trang 18

hiếm khi quá lớn trên các bệnh nhân Đối với các bệnh khác gây tăng bạchcầu ái toan, cơ chế gây tăng ái toan còn chưa rõ

Bạch cầu ái toan trong máu có thể tăng lên do mở rộng dòng của một tếbào sinh máu bất thường, hoặc kích thích cytokine của quá trình sinheosinophil và /hoặc sự đi ra từ tủy xương Các cytokine kích thích bạch cầu áitoan được sinh ra phần lớn bởi tế bào lympho và quá trình sinh đó có thể domột số bệnh lý nhiễm trùng hoặc đáp ứng dị ứng

Hình 3 Các yếu tố hoạt hóa bạch cầu ái toan

Bạch cầu ái toan phần lớn trong các mô với một bề mặt lớp biểu mônhầy đối với môi trường, như hệ hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu dưới Quá trìnhtập trung của chúng phần lớn qua trung gian bởi eotaxin, một họ củachemokines (cytokines kích thích sự di chuyển tế bào) mà gắn với thụ thểchemokine CCR3 với bạch cầu ái toan Eotaxin được sinh ra đầu tiên trongruột và phổi

Trang 19

Hình 4 Quá trình cư trú của bạch cầu ái toan tại ruột

Hoạt hóa bạch cầu ái toan phóng thích những hạt tích trữ những protein

cơ bản, peroxidase, eosinophil cationic protein gây tổn thương các tế bào.Hơn nữa các tế bào bị thương tổn sản sinh cytokine làm gia tăng phản ứngmiễn dịch Tổn thương mô thường có thể xảy ra khi lượng bạch cầu ái toantuyệt đối vượt quá 1.500 tế bào/microL, nhưng có thể xảy ra ngay cả khi mứcbạch cầu ái toan giảm thấp Bạch cầu ái toan hoạt hóa có thể dẫn đến tổnthương mô trong một số cơ chế dưới đây:

- Sự sinh ra các chất điều hòa lipid như leukotriene và yếu tố hoạt hóatiểu cầu (PAF_platelet activating factor), điều hòa co thắt cơ trơn

- Ly giải các sản phẩm dạng hạt gây độc (chẳng hạn các protein nềnquan trọng, các độc tố thần kinh có nguồn gốc eosin, các eosinophilperoxidase, hay các eosinophil cationic protein) có thể gây tổn thương các tếbào biểu mô và sợi thần kinh

- Ly giải các cytokine như yếu tố hoạt hóa dòng đại thực bào hạt

Ngày đăng: 09/03/2017, 21:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Koỗ B et al (2016). A patient who presented with abdominal pain and eosinophilia. Turk Pediatri Ars, 51(1), 57-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Turk Pediatri Ars
Tác giả: Koỗ B et al
Năm: 2016
3. Blanchard C, Rothenberg M. E (2009). Biology of the Eosinophil. Adv Immunol, 101, 81-121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: AdvImmunol
Tác giả: Blanchard C, Rothenberg M. E
Năm: 2009
4. Zuo L, Rothenberg M.E (2007). Gastrointestinal eosinophilia. Immunol Allergy Clin North Am, 27(3), 443-455 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ImmunolAllergy Clin North Am
Tác giả: Zuo L, Rothenberg M.E
Năm: 2007
5. Ripert C (2000). Reactive hypereosinophilia in parasitic diseases. Rev Prat, 50(6), 602-607 Sách, tạp chí
Tiêu đề: RevPrat
Tác giả: Ripert C
Năm: 2000
6. Nutman T.B (2007). Evaluation and differential diagnosis of marked, persistent eosinophilia. Immunol Allergy Clin North Am, 27(3), 529- 549 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Immunol Allergy Clin North Am
Tác giả: Nutman T.B
Năm: 2007
7. Schleimer R.P, Bochner B. S. The effects of glucocorticoids on human eosinophils. J Allergy Clin Immunol, 94(6), 1202-1213 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Allergy Clin Immunol
8. Ommen S.R, Seward J. B, Tajik A. J et al (2000). Clinical and echocardiographic features of hypereosinophilic syndromes. Am J Cardiol, 86(1), 110-113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am JCardiol
Tác giả: Ommen S.R, Seward J. B, Tajik A. J et al
Năm: 2000
9. Hidron A (2010). Cardiac Involvement with Parasitic Infections. Clin Microbiol Rev, 23(2), 324-349 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ClinMicrobiol Rev
Tác giả: Hidron A
Năm: 2010
11. Tefferi, A, Patnaik M. M, Pardanani A et al (2006). Eosinophilia:secondary, clonal and idiopathic. Br J Haematol, 133(5), 468-492 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Br J Haematol
Tác giả: Tefferi, A, Patnaik M. M, Pardanani A et al
Năm: 2006
12. Roufosse F, Weller P.F (2010). Practical approach to the patient with hypereosinophilia. J Allergy Clin Immunol, 126(1), 39-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Allergy Clin Immunol
Tác giả: Roufosse F, Weller P.F
Năm: 2010
13. Tefferi A (2005). Blood eosinophilia: a new paradigm in disease classification, diagnosis, and treatment. Mayo Clin Proc, 80(1), 75-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mayo Clin Proc
Tác giả: Tefferi A
Năm: 2005
14. Bundy D.A (1992). Evaluating measures to control intestinal parasitic infections. World Health Stat Q, 45(2-3), 168-179 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Health Stat Q
Tác giả: Bundy D.A
Năm: 1992
15. Simon D, Wardlaw A, Rothenberg M. E et al (2010). Organ-specific eosinophilic disorders of the skin, lung and gastrointestinal tract. J Allergy Clin Immunol, 126(1), 3-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JAllergy Clin Immunol
Tác giả: Simon D, Wardlaw A, Rothenberg M. E et al
Năm: 2010
16. Cross N.C, Reiter A (2002). Tyrosine kinase fusion genes in chronic myeloproliferative diseases. Leukemia, 16(7), 1207-1212 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Leukemia
Tác giả: Cross N.C, Reiter A
Năm: 2002
17. Klion A (2009). Hypereosinophilic syndrome: current approach to diagnosis and treatment. Annu Rev Med, 60, 293-306 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Annu Rev Med
Tác giả: Klion A
Năm: 2009
18. Campos L.E, Pereira L. F (2009). Pulmonary eosinophilia. J Bras Pneumol, 35(6), 561-573 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J BrasPneumol
Tác giả: Campos L.E, Pereira L. F
Năm: 2009
19. Haque R (2007). Human Intestinal Parasites. J Health Popul Nutr, 25(4), 387-391 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Health Popul Nutr
Tác giả: Haque R
Năm: 2007
20. Choudhary S (2013). Drug Reaction with Eosinophilia and Systemic Symptoms (DRESS) Syndrome. J Clin Aesthet Dermatol, 6(6), 31-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Clin Aesthet Dermatol
Tác giả: Choudhary S
Năm: 2013
21. Minemura M, Tajiri K, Shimizu Y (2014). Liver involvement in systemic infection. World J Hepatol, 6(9), 632-642 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World J Hepatol
Tác giả: Minemura M, Tajiri K, Shimizu Y
Năm: 2014
22. Gotlib J (2012). World Health Organization-defined eosinophilic disorders: 2012 update on diagnosis, risk stratification, and management. Am J Hematol, 87(9), 903-914 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am J Hematol
Tác giả: Gotlib J
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w