Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
1,68 MB
Nội dung
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1. Lịch sử hình thành 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Phân xưởng chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh được thành lập ngày …, tháng…, năm… Tại ấp Thới Khánh, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Ban đầu thành lập phân xưởng gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện vật chất chưa đầy đủ, cán bộ công nhân viên còn non trẻ. Nhưng nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty xuất nhập khẩu nông sản Cần Thơ đã giúp xí nghiệp vượt qua những khó khăn thách thức từ những ngày đầu thành lập và phát triển như ngày hôm nay. Đồng thời đã tạo được sự tín nhiệm tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nước như ngày hôm nay. Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được quan tâm mở rộng, nhưng đó cũng là thách thức mà doanh nghiệp phải vượt qua. Để phù hợp với tình hình chung của đất nước ngày 20/07/2010 “Công ty xuất nhập khẩu nông sản Cần Thơ” chính thức chuyển thành “Công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ” theo quyết định QDD3355/QĐ- UBND ngày 28/12/2008 của UBND Thành phố Cần Thơ. Vì vậy, “phân xưởng chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh” được mở rộng thêm nhà kho và nâng cấp lên thành “Xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh”, có Ban giám đốc điều hành và quản lý mọi hoạt động của xí nghiệp 1.1.2. Cơ sở vật chất của Xí nghiệp. Hiện nay, “Xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh” có các đơn vị như sau: - Nhà máy lau bóng gạo Thới Thạnh: + Mua nguyên liệu gạo lứt chế biến thành gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. + Khu máy móc thiết bị lau bóng gạo công suất 8÷14 tấn nguyên liệu gạo lức/giờ. + Kho chứa 9000 tấn + khu phụ phẩm. - Nhà máy xay xát lúa – gạo Thạnh Thắng: + Phục vụ cho sấy lúa, gia công xay xát lúa và lau bóng gạo trắng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. + Với công suất sấy 1.500kg/giờ. + Công suất xay xát và lau bóng gạo (5000 – 6000tấn/ngày đêm). - Phân xưởng gạo xuất An Bình: Với kho chứa 3.000 tấn phục vụ cho dự trữ và cung ứng. Hoạt động chính của Xí nghiệp là chế biến, kinh doanh gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Thị trường xuất khẩu gạo của công ty: gồm nhiều nước trên thế giới như: Các quy trình từ khâu thu mua nguyên liệu đến xay xát và chế biến gạo các loại, lưu trử hành hóa và giao nhận hàng điều thức hiện theo quy trình ISO 9001: 2000. Hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng 25.000 tấn gạo thành phẩm các loại. Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh. Địa chỉ: Số …, ấp Thới Khánh, xã Tân Thạnh, Thới Lai, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Điện thoại: 07103681040 Fax: 07106265015 Văn phòng đại diện: 54-56, Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tên giao dịch quốc tế: CT Agricultural product Email: mekonimex/ns@hcm.vnn.vn Điện thoại tại văn phòng đại diện: 07103835543 Fax tại văn phòng đại diện: 07103832060 1.1.3. Định hướng phát triển của công ty - Mục tiêu hiện tại của Xí nghiệp: là hoạt động có hiệu quả nhằm thu lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất, không ngừng phát triển hoạt động sản xuất, ngày càng nâng cao năng suất hoạt động đạt tỉ suất lợi nhuận tối ưu, nâng cao đời sống người lao động trong Xí nghiệp, doanh nghiệp hoạt động luôn đảm bảo nằm trong khuôn khổ hợp pháp của pháp luật, làm tròn nghĩa vụ thuế của Xí nghiệp đối với nhà nước. - Chiến lược phát triển của Xí nghiệp: luôn mở rộng và nâng cao năng suất sản xuất cho Xí nghiệp, mở rộng quan hệ tìm kiếm khách hàng, đầu tư xây dựng máy móc hiện đại với kĩ thuật cao từng bước nâng cao chất lượng gạo thành phẩm để có thể sản xuất theo hướng xuất khẩu, từng bước đưa đến sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước hướng đến cải tiến công nghệ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, khẳng định uy tín của Xí nghiệp. 1.2. Sơ đồ mặt bằng tổng thể của xí nghiệp Bảo vệ Kho phụ phẩm Khu vực sản xuất Kho Bao Bì Nhà Vệ Sinh Kho gạo Nhà giữ xe Ban điều hành phân xưởng Sông Hình 1. Sơ đồ mặt bằng tổng thể của xí nghiệp 1.3. Bộ máy tổ chức của xí nghiệp Giám đốc Phó giám đốc Bộ phận Kế toán Bộ phận Thủ kho Bộ phận Kiểm phẩm Bộ phận Kỹ thuật Hình 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức 1.3.1. Giải thích sơ đồ 1.3.1.1. Giám đốc Đại diện cho xí nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý, duy trì và phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Thiết lập và duy trì chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của xí nghiệp. 1.3.1.2. Phó giám đốc Có nhiệm vụ hỗ trợ cho Giám Đốc và chịu trách nhiệm về thu mua, bảo quản và tiếp nhận nguyên liệu. 1.3.1.3. Bộ phận kế toán Làm tham mưu cho Giám Đốc đề xuất các phương hướng kinh doanh mang lại hiệu quả cao, quản lý việc sử dụng vốn tổ chức hoạch toán kế toán theo pháp luật nhà nước quy định, kiểm tra các chứng từ hóa đơn . Nhiệm vụ ghi nhận và chi tiền cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động khác của Xí nghiệp. Ghi chép sổ sách thu chi đầy đủ, đúng nguyên tắc, cuối ngày kiểm tra đối chiếu sổ sách với kế toán, xác nhận hàng tháng về số liệu tồn quỷ, chịu tránh nhiệm về tiền tồn quỷ theo quy định của công ty. 1.3.1.4. Bộ phận thủ kho Nhiệm vụ ghi chép số liệu hàng hóa nhập kho, xuất kho, quản lý tất cả hàng hóa, thiết bị dung cụ có trong kho, không để mất mác, bố trí sắp xếp hàng hóa hợp lý. Kết hợp với kiểm phẩm, kiểm tra định kỳ về số lượng, chất lượng hàng hóa trong kho, thường xuyên đối chiếu sổ sách để tránh thất thoát, hao hụt. 1.3.1.5. Bộ phận kiểm phẩm Kiểm tra chất lượng gạo nguyên liệu khi nhập, thành phẩm khi xuất kho, xác định chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất. Kiểm tra chất lượng cây hàng theo định kỳ. Đấu trộn tỉ lệ theo tuần loại theo tiêu chuẩn xuất kho. 1.3.1.6. Bộ phận kĩ thuật Nhiệm vụ là điều chỉnh máy móc, thiết bị vận hành trong sản xuất để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu, đạt tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm. Kiểm tra từng bộ phận trong dây chuyền máy móc trước khi vận hành. Bảo trì, thay đổi, sửa chửa máy móc thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật. CHƯƠNG 2. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 2.1. An toàn lao động An toàn lao động (ATLĐ) là một vấn đề quan trọng luôn được các xí nghiệp quan tâm, nhằm đảm bảo an toàn cho tính mạng của người lao động. Việc trang bị bảo hộ lao động cho công nhân phù hợp với từng công việc cụ thể là điều rất quan trọng, bảo hộ lao động do công ty phát ra hay do cá nhân tự trang bị cần phải đảm bảo vấn đề an toàn cho công nhân. Đảm bảo tốt ATLĐ giúp cho người lao động làm việc trong môi trường an toàn, tạo điều kiện cho người lao động được yên tâm và đạt năng suất cao trong sản xuất. Công nhân cũng phải thực hiện đúng nội quy ATLĐ để đảm bảo an toàn cho chính mình và cho người khác. 2.1.1. An toàn máy móc thiết bị Máy móc thiết bị có thể gây ảnh hưởng tới người lao động trong lúc làm việc hay nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một số máy móc thiết bị cần được đặt ngay trong khu vực sản xuất nên phải được che chắn hạn chế phát ra tiếng ồn thấp nhất, phải có thiết bị che chắn và biển báo nguy hiểm. Cần phải giữ khoảng cách an toàn giữa thiết bị và người lao động. Nơi đặt các loại máy móc thiết bị phải có bảng hướng dẫn vận hành. Các thiết bị như bánh đai, dây curoa,…phải có bộ phận che chắn. Vào đầu mỗi ca sản xuất bộ phận kỹ thuật phải cho máy vận hành trước nhằm kiểm tra lại các thông số kỹ thuật có liên quan đến quá trình sản xuất, cũng như hiệu quả làm việc của máy móc. Nếu như không đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả làm việc phải sữa chữa ngay trước khi vận hành, năng suất làm việc tốt nhất. Khi phân công, sắp xếp người lao động làm việc trong một số thiết bị máy móc quan trọng hay có nguy cơ nguy hiểm cao cần phải được tập huấn, chỉ dẫn trước cho người vận hành thiết bị hiểu rõ một số đặc điểm về an toàn lao động đối với thiết bị mình đang vận hành cũng biết cách khắc phục xự cố khi xảy ra vấn đề sự cố ngoài ý muốn. 2.1.2. An toàn đối với người lao động Phải am hiểu về tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của công việc mình phụ trách, phải có tinh thần trách nhiệm cho mình và cho người khác về vấn đề an toàn lao động, trước khi vào khu vực sản xuất cần phải thực hiện đúng yêu cầu về an toàn lao động. Công nhân không thực hiện đúng nội qui về an toàn lao động cần được xử lí. Khẩu trang là một trong những trang bị bảo hộ quan trọng nhất trong các nhà máy chế biến lương thực sản xuất lúa gạo. Môi trường làm việc thì có rất nhiều bụi bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, đặc biệt ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp khi trực tiếp hít phải bụi bẩn trong xí nghiệp trong quá trình sản xuất, do đó việc trang bị khẩu trang cho các bộ công nhân khi tham gia sản xuất là vấn đề rất quan trọng bảo đảm sức khỏe của cán bộ, công nhân tại xí nghiệp. Quần, áo, nón cũng không kém phần quan trọng, việc thiết kế bảo hộ lao động phù hợp cho công nhân khi tham gia sản xuất tạo cho công nhân thuận lợi trong thao tác, góp phần làm tăng hiệu quả làm việc tăng năng xuất lao động cho xí nghiệp. Số lượng công nhân trong từng khu sản xuất phải bố trí phù hợp để đảm bảo an toàn cho công nhân trong quá trình sản xuất. Trong một số trường hợp được phân công làm việc trong những nơi máy móc thiết bị mà ta không hiểu biết về an toàn kĩ thuật khi vận hành. Ta nên từ chối báo ngay cho cơ quan cán bộ bộ phận kĩ thuật của xí nghiệp để giải quyết kịp thời. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1lần/năm cho công nhân để sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp Công nhân được cấp thẻ bảo hiểm y tế để tiện việc khám chữa bệnh 2.1.3. An toàn về điện Các thiết bị điện như: máy phát điện, động cơ điện, máy biến thế phải được nối đất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và sử dụng. Dây dẫn điện phải có ống cách nhiệt tốt. Các thiết bị sử dụng điện phải có khoảng cách an toàn với công nhân. Khi sửa chữa các thiết bị điện phải có ít nhất 2 người để đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra. Sau mỗi ca sản xuất và trước khi ra khỏi khu vực làm việc phải tắt hết tất cả các thiết bị và công tắt điện. 2.1.4. An toàn về cháy nổ Phải có hệ thống còi báo tự động khi xảy ra sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân. Trang bị đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC). Phải có hệ thống cửa thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Kiểm tra định kỳ các hệ thống PCCC. 2.2. Vệ sinh công nghiệp Vệ sinh là cơ sở hàng đầu đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm, nhất là những công ty, xí nghiệp thuộc về lĩnh vực chế biến thì việc tạo ra những sản phẩm tốt đạt chất lượng thì một trong những khâu không thể thiếu đó là vấn đề vệ sinh sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị, để tạo ra và sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh hưởng đến thực phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. 2.2.1. Vệ sinh máy móc thiết bị Nhà máy chế biến lương thực có diện tích nhỏ nhưng tập trung nhiều thiết bị máy móc, do trong quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến việc tạo ra sản phẩm đều được thực hiện bằng máy móc hiện đại. Việc thực hiện vệ sinh máy móc đúng yêu cầu qui định cũng là một trong những vấn đề đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh, sản phẩm được sản xuất tiếp xúc trực tiếp với máy móc thiết bị do đó máy móc thiết bị khi hoạt động cần được làm vệ sinh. Công nhân ở bộ phận vệ sinh thực hiện thao tác vệ sinh như sau: - Trong quá trình sản xuất đối với những máy móc thiết bị không mang tính nguy hiểm như cói lứt, máy xát trắng…dùng chổi rơm hoặc giẻ lau làm vệ sinh máy móc thiết bị trước khi vào ca sản xuất. - Ngoài việc thực hiện công tác vệ sinh theo ca sản xuất công ty còn thực hiện việc tổng vệ sinh nhà máy hàng tuần theo qui định của nhà máy, đảm bảo giảm thiểu bụi bẩn trong xí nghiệp trong giới hạn cho phép để công nhân luôn làm việc trong môi trường không độc hại và bụi. 2.2.2. Vệ sinh sản phẩm nhà xưởng Vệ sinh sản phẩm nhà xưởng là vấn đề quan trọng để tạo ra một sản phẩm sạch phục vụ cho nhu cầu khách hàng, tạo môi trường làm việc sạch sẽ thông thoáng để cán bộ, công nhân trong nhà máy thoải mái khi làm việc trong môi trường trong sạch, tạo vẻ mĩ quan sạch sẽ cho xí nghiệp thu hút khách hàng đến tham quan tìm hiểu về xí nghiệp. Thao tác: trước khi vào ca chế biến, trong quá trình chế biến, sau khi chế biến công tác vệ sinh phải luôn được bảo đảm Đầu ca sản xuất công nhân ở bộ phận vệ sinh trong nhà xưởng thực hiện công tác vệ sinh như sau: sử dụng những dụng cụ chuyên dùng trong công tác làm vệ sinh (chổi rơm, đồ hốt rác, cần xé chứa rác…) để vệ sinh sản phẩm và nền trong nhà máy. Thao tác: sản phẩm được công nhân vệ sinh dùng chổi rơm vệ sinh từ trên xuống nền theo nguyên tắc bao trên cùng vệ sinh trước, để tránh bị nhiễm bẩn trở lại những sản phẩm đã vệ sinh xong, vệ sinh thật kỹ nhất là những khe hở giữa các bao vì đây là bộ phận dễ nhiễm bẩn và khó vệ sinh nhất trong công tác vệ sinh. Khi vệ sinh sản phẩm xong thì công nhân mới thực hiện công tác vệ sinh nhà xưởng (nền). Rác và bụi bẩn khi vệ sinh xong được đựng trong cần xé chứa rác và đưa ra ngoài nơi bãi rác Giữa ca sản xuất công nhân thực hiện vệ sinh tương tự như ở đầu ca nhưng chỉ vệ sinh trần nhà. Rác và bụi bẩn cũng được đưa ra ngoài đúng nơi qui định. Cuối ca sản xuất công nhân ở khâu vệ sinh làm vệ sinh giống như đầu ca sản xuất. 2.2.3. Vệ sinh môi trường Vấn đề vệ sinh môi trường cũng rất quan trọng cần phải được chú ý, nhằm tiêu diệt và hạn chế côn trùng gây hại đến mức thấp nhất. Xí nghiệp luôn trang bị đầy đủ dụng cụ chứa đựng những rác thải và nơi tiêu hủy. Hằng ngày luôn có công nhân trực vệ sinh phải thu gom chất thải xử lý. Nhà xưởng có tường bao che chắn ngăn ngừa côn trùng gây hại xâm nhập vào làm hư hỏng sản phẩm, máy móc thiết bị. CHƯƠNG 3. QUI TRÌNH CHẾ BIẾN 3.1. Qui trình chế biến gạo 5% tấm từ gạo xô Hình 3. Qui trình chế biến gạo 5% tấm 3.2. Thuyết minh qui trình Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng và lợi thế rất lớn về sản xuất lúa gạo. Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã gắn liền với truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, gắn liền với nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam. Cây lúa, hạt gạo đã có vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của mỗi người Việt Nam chúng ta. Cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ lực với sản lượng chiếm trên 90% sản lượng cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập khoảng 80% số hộ nông dân Việt Nam. Lúa gạo hiện cung cấp tới 70% năng Nước, khí nén Nguyên liệu (gạo xô) Xát trắng (1,2) Lau bóng (1,2,3) Sấy Phân ly (gạo – tấm) Bao gói, bảo quản Thành phẩm Tấm Cám khô Cám ướt Tấm (1,2,3) Sàng tạp chất Tạp chất Sàng tách thóc Thóc