2. Mặt sàng 3. Gờ trên sàng 4. Nguyên liệu ra
Cấu tạo
Sàng khay được cấu tạo gồm những tấm thép, ngoài lợp tole. Bên trong có các từ 8 – 10 khây, được xếp chồng lên nhau với khoảng cách 5cm. Các khay này được làm bằng thép không rỉ và được gia công thành các vết lõm đồng nhất trên toàn bộ bề mặt khay.
Ở đỉnh cao của góc khay được lắp phễu nạp liệu. Ở đầu thấp của khây có lắp máng thu sản phẩm ra, trong máng này được chia làm 3 ngăn để hứng 3 loại sản phẩm, các tấm ngăn này có thể điều chỉnh qua lại theo yêu cầu.
Khây được lắp với hai độ nghiên:
- Độ nghiên về phía trước (nghiên theo chiều dài của khây) được giữ cố định. Với độ nghiên này thì dòng hạt sẽ chuyển động từ đầu cao xuống đầu thấp của khây.
- Độ nghiên về phía bên (nghiên theo chiều rộng của khây), có thể điều chỉnh được. Độ nghiên này nhằm mục đích phân ly thóc - gạo. Đầu cao là gạo, đầu thấp là thóc.
Thao tác
Hỗn hợp thóc gạo được đưa vào ở góc cao nhất. nhờ vào chuyển động của sàng, thóc bị phân lớp và nổi lên trên bề mặt lớp hạt. Do có các hốc nên khi sàng chuyển động lớp gạo sẽ được đưa lên phía cao của sàng và lấy ra ở một góc sàng. Lớp thóc nằm trên bề mặt lớp gạo sẽ trượt xuống dưới (trược trên bề mặt lớp gạo), và sẽ di chuyển xuống thấp nhất. Giữa góc lấy thóc và gạo là vùng hỗn hợp thóc gạo và được đưa lại cửa nạp liệu. Tần số chuyển động của sàng thường là 300 lần/phút.
Yêu cầu
Sau quá trình sàng thì khối gạo thu được phải không cào sót lại hoặc nằm trong giới hạn cho phép. Bề mặt sàng phải thật phẳng để đảm bảo quá trình phân loại xảy ra chính xác.
3.2.2.6. Sấy
Mục đích
Làm giảm độ ẩm hạt gạo xuống đạt độ ẩm yêu cầu cho quá trình bảo quản, tránh các hiện tượng biến đổi làm ảnh hưởng chất lượng gạo thành phẩm.
Hình 12. Máy sấy nhiệt.
Chú thích:
1. Lò đốt than đá 4. Quạt làm mát
2. Van cánh bướm 5. Tháp chứa hạt sấy
3. Quạt sấy 6. Gàu tải
Cấu tạo
Gồm thân hình trụ đứng làm bằng lưới (Ø lỗ 1mm) đường kính 1.5m, và một hình trụ thứ hai có đường kính khoảng 1.2m lòng bên trong, được gắn chặt bên dưới là phiểu thu hồi hình nón, được nối thôn với quạt thổi và lò đốt.
Thao tác
Từ công đoạn lau bóng gạo được chuyển qua vào buồng sấy nhờ quạt hút nhiệt từ lò đốt đưa qua làm nóng gạo, khi đó nước có trong gạo bốc hơi làm độ ẩm gạo hạ xuống, ở dưới có máng hứng gạo (giống cái phễu) đưa gạo vào bồ đài và chuyển sang sấy gió, ở đây gạo sẽ được làm mát nhờ gió. Mỗi bồn sấy đều có le lửa và le gió. Mục đích là khi nhiệt độ tăng quá mức thì le lửa sẽ được đóng lại và le gió mở ra để hạ nhiệt độ xuống.
Yêu cầu
Hạt sau khi sấy có độ đồng đều cao, sai lệch ẩm độ hạt nhỏ hơn 0,5%.
Nhiệt độ sấy thấp, tiêu hao chất đốt thấp, tỷ lệ rạn nứt sau khi sấy thấp: (1¸2)%. Kết cấu máy vững chắc, độ bền cơ khí cao.
Chi phí nhiên liệu: 1000 kcal/1kg H20 = (5¸6) kg than đá/1tấn gạo.
3.2.2.7. Phân loại
Mục đích
Dùng để phân từng loại tấm ra khổi hỗn hợp gạo tấm nhờ các lớp lưới
Hình 14. Sàng đảo
Chú thích:
1. Cửa nạp liệu 3. Thân sàng.