2. Lưới sàng 4 Cửa tháo liệu.
3.5. Các hiện tượng biến đổi xảy ra trong quá trình thu mua, chế biến và bảo quản nguyên liệu và sản phẩm
quản nguyên liệu và sản phẩm
* Các hiện tượng hư hỏng xảy ra trong quá trình chế biến và bảo quản gạo thành phẩm:
Gạo là một sản phẩm lương thực từ cây lúa, hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi tách vỏ trấu và loại bỏ cám. Vì vậy hạt gạo ít bị biến đổi trong qua trình chế biến, chỉ bị biến đổi trong quá trình bảo quản là chính.
Các hiện tượng biến đổi gạo trong quá trình bảo quản:
- Hiện tượng bó cám: hiện tượng này thường xảy ra đối với gạo trắng thẳng, gạo thành phẩm có mức xát trắng thấp không đạt yêu cầu và thời gian bảo quản lâu, Làm cho lớp cám bên ngoài hạt gạo bị xù lên, làm mất giá trị cảm quan. Khi khối gạo bị trường hợp này thì chỉ có cách là đem gạo vào qui trình lau bóng lại nhầm làm sạch lớp
cám trên bề mặt hạt gạo. Quá trình lao bóng lại sẽ làm sáng bóng hơn, phẩm chất không thay đổi nhiều nhưng sẽ làm tăng tỷ lệ gãy nát, mặt khác còn làm mất đi một phần chất khô, dẫn đến khối lượng hạt gạo bị hao hụt, làm tổn thất kinh tế cho xí nghiệp.
- Hiện tượng sâu mọt: nguyên nhân là do hiện tượng bó cám ở trên không được phát hiện và khắc phục kịp thời mà vẫn tiếp tục bảo quản, nhưng cũng có thể là do các bao chứa hoặc các pallet không được vệ sinh cẩn thận nên sau một thời gian bảo quản, trứng của sâu mọt sẽ phát triển gây hại. Hiện tượng này tại xí nghiệp thường ít xảy ra vì lượng hàng hóa trong công ty luôn luân chuyển nên thời gian bảo quản và lưu kho không quá lâu (từ 1-3 tháng), với khoảng thời gian trên sâu mọt không đủ để phát triển gây hại. Nếu có hiện tượng sâu mọt xảy ra thì biện pháp tốt nhất là tiến hành phun thuốc diệt sâu mọt. Gạo sau khi qua quá trình xử lí phun thuốc diệt sâu mọt thì hiện tượng sâu mọt sẽ được ngăn chặn nhưng phẩm chất lô gạo sẽ bị giảm đi, do lượng tạp chất tăng lên, đồng thời khối lượng cũng bị giảm xuống.
- Hiện tượng ẩm vàng: do lượng gạo trong nhà máy sản xuất nhiều, có độ ẩm cao và không đồng nhất, cán bộ kiểm soát không quản lí triệt để, hiện tượng này thường xảy ra đối với vụ lúa hè thu cũng có thể do máy che đậy kho bảo quản không được tốt bị dột, vách không thông gió, khối gạo bị bóc nóng gây ẩm vàng. Biện pháp xử lí thường thì xí nghiệp đem lao bóng lại và dùng để đấu với các loại gạo khác.
- Hiện tượng bóc nóng: sản phẩm gạo rất hiếm xảy ra do thời gian bảo quản tương đối ngắn và khi có dấu hiệu sẽ được xử lí kịp thời. Tuy nhiên khi hiện tượng bóc nóng xảy ra tác hại của hiện tượng để lại không nhỏ:
+ Làm các chất dinh dưỡng bị tiêu hao. + Làm khối gạo biến màu.