1. Trang chủ
  2. » Tất cả

bai sua lan 1

43 219 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1 Lịch sử hình thành. 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. Để có được những thành tựu như ngày nay, tạo được sự tín nhiệm của khách hàng trên thị trường trong nước lẫn nước ngoài, xí nghiệp đã phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Nhưng nhờ những chủ trương và chiến lược đúng đắng của cấp lãnh đạo, sợ đoàn kết của toàn thể nhân viên Xí nghiệp và đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của cấp ủy Đảng và Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ. Chính những điều kiện trên đã giúp cho Xí nghiệp vượt qua những khó khăn ban đầu và ngày càng phát triển hơn. Có thể tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp như sau: 1.1.1.1 Giai đoạn 2006 – 2010. Trước nhu cầu mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, sự quan tâm của Ban Giám Đốc Công ty xuất nhập khẩu Nông sản Cần Thơ. Phân xưởng chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh được thành lập vào…. năm 2006, tại số… phường Thới Thạnh, quận Ô Môn, TP Cấn Thơ. Ban đầu do điều kiện vật chất chưa đầy đủ cùng đội ngủ Cán Bộ - Công nhân viên còn non trẻ nên bước đầu Phân xưởng còn gặp nhiều khó khăn. 1.1.1.2 Giai đoạn 2010 đến nay. Để phù hợp với tình hình chung hiện nay. Ngày 20/7/2010 “Công ty xuất nhập khẩu Nông sản Cần Thơ” chính thức chuyển thành “Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ” theo quyết định QĐ3355/QĐ – UBND ban hành ngày 28/12/2008 của UBND Thành Phố Cần Thơ. Nhờ vậy “Phân xưởng chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh” được mở rộng thêm nhà kho và nâng cấp lên thành “Xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh”, có Ban Giám Đốc điều hành và quản lý mọi hoạt động của xí nghiệp. 1.1.2 Cơ sở vật chất của Xí nghiệp. Hiện nay, “Xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh” có các đơn vị như sau: - Nhà máy lau bóng gạo Thới Thạnh: + Mua nguyên liệu gạo lứt chế biến thành gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. + Khu máy móc thiết bị lau bóng gạo công suất 8÷14 tấn nguyên liệu gạo lức/giờ. + Kho chứa 9000 tấn + khu phụ phẩm. - Nhà máy xay xát lúa – gạo Thạnh Thắng: + Phục vụ cho sấy lúa, gia công xay xát lúa và lau bóng gạo trắng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. + Với công suất sấy 1.500kg/giờ. + Công suất xay xát và lau bóng gạo (500 – 600tấn/ngày đêm). - Phân xưởng gạo xuất An Bình: Với kho chứa 3.000 tấn phục vụ cho dự trữ và cung ứng. 1 Hoạt động chính của Xí nghiệp là chế biến, kinh doanh gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Thị trường xuất khẩu gạo của công ty: gồm nhiều nước trên thế giới như: Singapore, Indonesia, Phillipines, Rusia, Europe, Middle East… Các quy trình từ khâu thu mua nguyên liệu đến xay xát và chế biến gạo các loại, lưu trữ hàng hóa và giao nhận hàng điều thực hiện theo quy trình ISO 9001: 2000. Hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng 25.000 tấn gạo thành phẩm các loại. Một số thông tin về xí nghiệp:  Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh.  Địa chỉ: Phường Thới Thạnh, quận Ô Môn, TP Cần Thơ.  Điện thoại: 0710. 3681040  Fax: 0710. 6265015  Văn phòng đại diện: 152-154, Trần Hưng Đạo, Phường An Hội, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.  Điện thoại tại văn phòng đại diện:  Fax tại văn phong đại diện:  Web site:  Email: 1.1.3 Định hướng phát triển của công ty - Mục tiêu hiện tại của Xí nghiệp: Là hoạt động có hiệu quả nhằm thu lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất, không ngừng phát triển hoạt động sản xuất, ngày càng nâng cao năng suất hoạt động đạt tỉ suất lợi nhuận tối ưu, nâng cao đời sống người lao động trong Xí nghiệp, doanh nghiệp hoạt động luôn đảm bảo nằm trong khuôn khổ hợp pháp của pháp luật, làm tròn nghĩa vụ thuế của Xí nghiệp đối với nhà nước. - Chiến lược phát triển của Xí nghiệp: Luôn mở rộng và nâng cao năng suất sản xuất cho Xí nghiệp, mở rộng quan hệ tìm kiếm khách hàng, đầu tư xây dựng máy móc hiện đại với kĩ thuật cao từng bước nâng cao chất lượng gạo thành phẩm để có thể sản xuất theo hướng xuất khẩu, từng bước đưa đến sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước hướng đến cải tiến công nghệ sản xuất nhằm năng cao hiệu quả sản xuất, khẳng định uy tín của Xí nghiệp. 1.2 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của xí nghiệp 2 Sông Hình 1. Sơ đồ mặt bằng tổng thể của xí nghiệp 3 Bảo vệ Kho phụ phẩm Khu vực sản xuất Kho Bao Bì Nhà Vệ Sinh Kho gạo Nhà giữ xe Ban điều hành phân xưởng 1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức. Hình 2: Sơ đồ tổ chức quản lý của xí nghiệp 1.3.1 Giải thích sơ đồ. Hiện nay xí nghiệp có khoảng 35 công nhân và 12 cán bộ nhân viên 1.3.1.1 Giám đốc: Là người có quyền điều hành cao nhất tại Xí nghiệp, quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp. Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật Nhà nước và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Nhận kế hoạch từ ban giám đốc của công ty, sau đó triển khai công việc cho phó giám đốc và cán bộ công nhân viên của từng bộ phận. Luôn kiểm tra, giám sát và đánh giá năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên. 1.3.2 Phó giám đốc: Có nhiệm vụ hỗ trợ cho Giám đốc điều hành xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao. Thay thế giám đốc giải quyết các công việc có tính thường xuyên của xí nghiệp (ký những chứng từ) khi giám đốc vắng mặt. Nhận lệnh và thông tin của giám đốc xí nghiệp về phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua và xuất hàng để có bước chuẩn bị về nguồn vốn. 1.3.3 Bộ phận kế toán: Làm tham mưu cho Giám Đốc đề xuất các phương hướng kinh doanh mang lại hiệu quả cao, quản lý việc sử dụng vốn tổ chức hoạch toán kế toán theo pháp luật nhà nước quy định, kiểm tra các chứng từ hóa đơn . Nhiệm vụ ghi nhận và chi tiền cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động khác của Xí nghiệp. Ghi chép sổ sách thu chi đầy đủ, đúng nguyên tắc, cuối ngày kiểm tra đối chiếu sổ sách với kế toán, xác nhận hàng tháng về số liệu tồn quỷ, chịu tránh nhiệm về tiền tồn quỷ theo quy định của công ty. 4 Bộ Phận Kiểm Phẩm Bộ Phận Kế Toán Bộ Phận Thủ Kho Bộ Phận Kỹ Thuật Giám Đốc Xí Nghiệp Phó Giám Đốc Xí Nghiệp 1.3.4 Bộ phận thủ kho: Nhiệm vụ ghi chép số liệu hàng hóa nhập kho, xuất kho, quản lý tất cả hàng hóa, thiết bị dung cụ có trong kho, không để mất mác, bố trí sắp xếp hàng hóa hợp lý. Kết hợp với kiểm phẩm, kiểm tra định kỳ về số lượng, chất lượng hàng hóa trong kho, thường xuyên đối chiếu sổ sách để tránh thất thoát, hao hụt. 1.3.5 Bộ phận kiểm phẩm: Kiểm tra chất lượng gạo nguyên liệu khi nhập, thành phẩm khi xuất kho, xác định chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất. Kiểm tra chất lượng cây hàng theo định kỳ. Đấu trộn tỉ lệ theo tuần loại theo tiêu chuẩn xuất kho. 1.3.6 Kĩ thuật: Thường xuyên kiểm tra chất lượng gạo thành phẩm, để điều chỉnh lưu lượng nguyên liệu cũng như các thông số kỹ thuật, để máy luôn hoạt động trong tình trạng ổn định. Vệ sinh thiết bị, máy móc khi hết ca sản xuất hoặc khi máy ngưng hoạt động. Tiến hành bảo trì thiết bị, máy móc theo định kỳ. Phát hiện hư hỏng để kịp thời khắc phục sửa chữa, nếu không sửa được thì báo cáo lãnh đạo để có kế hoạch xử lý. 5 CHƯƠNG 2. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 2.1 AN TOÀN LAO ĐỘNG. An toàn lao động (ATLĐ) là một vấn đề quan trọng đối với mọi người và cũng là vấn đề không thể thiếu đối với bất cứ nhà máy, xí nghiệp nào nhằm đảm bảo đến sức khỏe, tính mạng người lao động và tài sản của công ty. Đảm bảo tốt ATLĐ sẽ giúp cho người lao động làm việc trong môi trương an toàn, giúp cho công nhân an tâm làm việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và nâng cao nâng xuất lao động, hiệu quả trong công việc. 2.1.1 An toàn cho người lao động. - Công nhân được cấp bảo hiểm y tế để tiện việc khám và chữa bệnh. - Công nhân được tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1lần/năm. - Công nhân trực tiếp sản xuất phải được trang bị bảo hộ lao động chuyên dụng. - Xí nghiệp có phòng y tế được trang bị giường và đầy đủ thuốc cho công nhân. - Phụ nữ mang thai được nghỉ hộ sản đúng thời gian quy định. 2.1.2 An toàn máy móc, thiết bị. Máy móc thiết bị có thể gây ảnh hưởng đến người lao động cả lúc lao động và nghỉ ngơi bởi tiếng ồn mà nó phát ra. Vì thế nó thường được bố trí ở khu vực riêng biệt, tuy nhiên một số máy móc buộc phải đặt ngay trong khu vực sản xuất thì thường được bố trí ở nơi mà mức độ ảnh hưởng của nó là thấp nhất và thường có rào chắn cảnh báo nguy hiểm hoặc ít nhất là cách chỉ dẫn sử dụng an toàn. - Khi sử dụng máy móc cần phải tuân thủ theo các nguyên lý vận hành và nguyên lý hoạt động của máy. Trước khi cho máy vào hoạt động cần kiểm tra lại các thông số kỹ thuật, nếu có gì không an toàn phải báo ngay cho bộ phận sửa chữa về cơ điện để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. - Luôn giữ an toàn giữa thiết bị và người lao động, tất cả các máy móc thiết bị phải có bảng hướng dẫn vận hành. - Những thiết bị điện, dây dẫn điện âm dưới đất, một số dây dẫn bắt buộc sử dụng không được để ở lối đi lại mà phải được bao bọc và đặt ở nơi thích hợp, có hệ thống vận hành hợp lí. - Phải giữ khoảng cách an toàn giữa máy móc và người lao động. - Những bộ phận như bánh răng, dây curo,…phải có thiết bị che chắn. - Các dụng cụ sắc nhọn phải để gọn gàng đúng nơi qui định, nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xãy ra. 2.1.3 An toàn về điện. 6 - Các thiết bị điện như: máy phát điện, động cơ điện, máy biến thế phải được nối đất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và sử dụng. - Dây dẫn điện phải có ống cách điện, cách nhiệt tốt. - Các thiết bị sử dụng điện phải có khoảng cách an toàn với công nhân. - Định kì kiểm tra, bảo trì hệ thống điện. Khi sửa chữa các thiết bị điện phải có ít nhất 2 người để đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra. - Sau mỗi ca sản xuất và trước khi ra khỏi khu vực làm việc phải tắt hết tất cả các thiết bị và công tắt điện. 2.1.4 An toàn về cháy nổ. - Xí nghiệp luôn bố trí các của thoát hiểm khi có sự cố xảy ra. - Bố trí các hệ thống còi báo tự động để phát hiện sớm khi có sự cố, nhằm đảm bảo an toàn. - Được bố trí các thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) ở các lối đi và trong các phân xưởng. - Thường xuyên tập huấn cho công nhân trong công ty về PCCC. 2.2 Vệ sinh công nghiệp. Vệ sinh công nghiệp đó là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các nhà máy chế biến thực phẩm nói chung, nhà máy chế biến lương thực riêng. Chính vì vậy, vấn đề vệ sinh trong các phân xưởng, xí nghiệp chế biến lương thực là hết sức quan trọng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là việc làm của mọi người nhất là đối với công nhân trực tiếp sản xuất. 2.2.1 Vệ sinh cá nhân và bảo hộ lao động. - Công nhân vào tham gia sản xuất, chế biến thì phải được kiểm tra sức khỏe định kì. - Không được đem quà vặt vào phân xưởng. - Khi vào sản xuất công nhân phải có đầy đủ bảo hộ lao đông. - Khi làm việc công nhân tuyệt đối không gây ồn, không đùa dởn, không ăn uống, không khạc nhổ trong khu vực chế biến. 2.2.2 Vệ sinh máy móc - thiết bị Nhà máy chế biến lương thực là một trong những nhà máy có diện tích nhỏ nhưng tập trung máy móc thiết bị lại rất nhiều, do trong quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến việc tạo ra sản phẩm đều được thực hiện thông qua qui trình máy móc hiện đại. Việc thực hiện vệ sinh máy móc đúng yêu cầu qui định cũng là một trong những vấn đề bảo đảm sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh, sản phẩm được 7 sản xuất tiếp xúc trực tiếp với máy móc thiết bị do đó máy móc thiết bị khi hoạt động cần được làm vệ sinh. - Thao tác vệ sinh được công nhân ở bộ phận vệ sinh thực hiện như sau: + Dùng chổi rơm hoặc giẻ lau làm vệ sinh máy móc thiết bị trước khi vào ca sản xuất, trong quá trình sản xuất đối với những máy móc thiết bị không mang tính nguy hiểm. + Luôn theo dổi quá trình hoạt động của thiết bị để kịp thời sửa chửa hoặc thay đôi thiết bị mới để luôn đảm bảo an toàn trong sản xuất. + Ngoài việc thực hiện công tác vệ sinh theo ca sản xuất công ty còn thực hiện việc tổng vệ sinh nhà máy hàng tuần theo qui định của nhà máy. 2.2.3 Vệ sinh nhà xưởng. - Kho bảo quản phải kín, tránh được sự xâm nhập của côn trùng và sinh vật gây hại. Sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm. - Trước khi chứa gạo, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ; tường kho, nền kho, bục kê (pallet) phải được khử trùng bằng các loại thuốc được phép sử dụng theo qui định hiện hành. - Trước khi chất gạo vào kho, nền kho phải được kê lót bằng các bục kê (pallet). - Lô gạo xếp cách tường từ 0,5 m đến 0,8 m. Khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1m để nhân viên có trách nhiệm có thể đi lại kiểm tra, lấy mẫu và xử lý. - Bao gạo xếp thành từng lô. Trong mỗi lô, gạo được xếp theo cùng loại chất lượng, cùng loại bao. Lô gạo được xếp thẳng hàng, vuông góc với sàn kho để không bị đổ. - Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho, không để nước đọng xung quanh nhà kho. - Khi phát hiện trong kho có côn trùng gây hại thì phải xử lý bằng các phương pháp khử trùng cho phép. 2.2.4 Vệ sinh sản phẩm. - Bảo quản gạo trắng trong kho ở dạng đóng bao, không nên bảo quản ở dạng đổ rời. - Sản phẩm không được để tiếp xúc với nền, tường nhà. Sản phẩm phải đặt trên những tấm pallet. - Vật chứa dụng sản phẩm phải đảm bảo hợp vệ sinh. 2.2.5 Vệ sinh môi trường. - Các phụ liệu như chấu, tấm, cám,… được để ở một khu vực riêng, những phụ liệu đó được bán cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, củi trấu hoặc các sản phẩm khác. 8 - Đối với các loại rác thải, nhà máy cho công nhân vệ sinh thu gom và kết hợp với công ty công trình đô thị để thu gom và chở về bãi rác để xử lý. - Xung quanh công ty được các công nhân vệ sinh làm vệ sinh hàng ngày và chăm sóc cây cảnh tạo cảnh quan cho xí nghiệp. CHƯƠNG 3 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN 3.1 Qui trình chế biến gạo 5% tấm từ gạo lức. 9 Nguyên liệu (gạo lức) Nước, khí nén Xát trắng (1,2) Lau bóng (1,2,3) Sấy Phân ly (gạo – tấm) Bao gói, bảo quản Thành phẩm Tấm Cám khô Cám ướt Tấm (1,2,3) Sàng tạp chất Tạp chất Sàng tách thóc Thóc Hình 3. Qui trình chế biến gạo 5% tấm từ gạo lức. 3.2. THUYẾT MINH QUI TRÌNH Lương thực giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và trong chăn nuôi gia súc. Thật vậy, 75% năng lượng dùng cho hoạt động sống của con người và gia súc 10 . CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1. 1 Lịch sử hình thành. 1. 1 .1 Quá trình hình thành và phát triển. Để có được. Thạnh, quận Ô Môn, TP Cần Thơ.  Điện thoại: 0 710 . 36 810 40  Fax: 0 710 . 6265 015  Văn phòng đại diện: 15 2 -15 4, Trần Hưng Đạo, Phường An Hội, quận Ninh Kiều,

Ngày đăng: 25/06/2013, 16:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sơ đồ mặt bằng tổng thể của xí nghiệp - bai sua lan 1
Hình 1. Sơ đồ mặt bằng tổng thể của xí nghiệp (Trang 3)
Hình 2: Sơ đồ tổ chức quản lý của xí nghiệp 1.3.1 Giải thích sơ đồ. - bai sua lan 1
Hình 2 Sơ đồ tổ chức quản lý của xí nghiệp 1.3.1 Giải thích sơ đồ (Trang 4)
Bảng ... chỉ tiêu chất lượng mua nguyên liệu gạo lức (tính theo %). - bai sua lan 1
ng .. chỉ tiêu chất lượng mua nguyên liệu gạo lức (tính theo %) (Trang 12)
Bảng ... Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong gạo trắng. - bai sua lan 1
ng .. Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong gạo trắng (Trang 32)
Hình 17: Dụng cụ chia mẫu bằng tay - bai sua lan 1
Hình 17 Dụng cụ chia mẫu bằng tay (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w