34
Hạt nguyên - Tạp chất
- Thóc lẫn
Mẫu ban đầu
Mẫu chung Kiểm tra mùi và côn trùng
Mẫu thử nghiệm Phần mẫu thử 1 (500 g) Phần mẫu thử 2 (3 x 50 g) Phần mẫu thử 3 (25 g) Phần mẫu thử 4 (100 g) Xát định mức xát Tấm - Hạt vàng - Hạt bạc phấn - Hạt đỏ - Hạt sọc đỏ - Hạt hư hỏng - Hạt xát dối - Hạt xanh non Xác định độ ẩm
+ Bước một: Chúng ta cần xác định chỉ tiêu cần phân tích (dựa theo qui định của hợp
đồng).
+ Bước hai: Dùng xiên lấy gạo để làm mẫu. Bảo đảm mẫu lấy phải đại diện được cho lô hàng đồng nhất về các chỉ tiêu phân tích.
Gạo phải được lấy ở những vị trí khác nhau, phải lấy đều cây gạo (theo qui tắc lấy mẫu). Trộn chung tất cả gạo được lấy lại thành một mẫu và tiến hành lấy mẫu.
Tại bước này ta kiểm tra mùi và côn trùng.
+ Bước ba: Lấy mẫu thí nghiệm (ta có thể dùng máy chia mẫu hoặc thực hiện bằng tay để chia mẫu).
Dựa vào các chỉ tiêu phân tích mà ta chia thành các mẫu có khối lượng khác nhau như hình...
Tại bước này ta dùng máy kett để đo độ ẩm gạo, độ ẩm không vượt quá 14%.
+ Bước bốn: Phân tích các chỉ tiêu.
Cân 500g mẫu, dùng sàng phân ly và tay nhặt để tách tạp chất vô cơ và tạp chất hữu cơ. Cân toàn bộ tạp chất. Tỷ lệ tạp chất được tính bằng phần trăm khối lượng theo công thức: 100 500 1 0 m x m Tc = + Trong đó:
m0: Khối lượng tạp chất vô cơ (g); m1: Khối lượng tạp chất hữu cơ (g);
Ta dùng 25g mẫu cho vào sàng lõm, lắc đều tay, trút nhẹ sàng cho gạo chạy xuống, tấm sẽ được giữ lại ở các lõm sàng. Mục đích của việc sàng giúp chúng ta phân tích tấm và hạt nguyên nhanh hơn, dễ dàng hơn. Tỉ lệ tấm không vượt quá 5%.
Ta dùng 100g mẫu để phân tích các chỉ tiêu: hạt vàng, hạt bạc bụng, hạt đỏ, hạt sọc đỏ, hạt hư hỏng, hạt xát dối, hạt non xanh, hạt gạo nếp.
3.5 CÁC HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH THU MUA,CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM. CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM.
3.5.1 Những biến đổi xảy ra trong quá trình bảo quản.
Ở giai đoạn bảo quản hạt gạo vẫn tiếp tục xảy ra một số quá trình sinh lý, sinh hóa, ảnh hưởng đến khối lượng, phẩm chất cũng như giá trị cảm quan của sản phẩm.
Biến đổi sinh lý:
Hạt gạo là một cơ thể sống, muốn duy trì sự sống thì phải thực hiện quá trình hô hấp. Quá trình hô hấp xảy ra mọi lúc, mọi nơi với mọi trạng thái của hạt, lúc trên cây, sau thu hoạch và ngay trong kho bảo quản. Trong quá trình hô hấp các chất dinh dưỡng của hạt bị oxi hóa tạo thành năng lượng, một phần cung cấp cho tế bào để duy trì sự sống, phần còn lại thoát ra môi trường xung quanh. Khi hạt chưa tách khỏi cây hạt vẫn hô hấp, vẫn tiêu hao chất dinh dưỡng, nhưng ở giai đoạn này quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh hơn, nên chất dinh dưỡng trong hạt tăng dần. Tuy nhiên, khi hạt đã chín và tách khỏi cây thì quá trình sinh tổng hợp không còn nữa, do đó sự tổn thất chất dinh dưỡng sẽ không được bù đắp, nên khối lượng chất khô giảm đi trong quá trình bảo quản.
Ngoài ra, hệ số hô hấp và cường độ hô hấp là yếu tố quan trọng để đánh giá quá trình hô hấp của hạt. Cường độ hô hấp của hạt phụ thuộc nhiều vào độ ẩm, nhiệt độ và thời gian bảo quản, độ ẩm và nhiệt độ bảo quản càng cao thì hạt hô hấp càng mạnh. Do đó cần bảo quản hạt ở chế độ thích hợp nhằm hạn chế quá trình hô hấp của hạt.