MUC LUC Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ Phần mở đầu CHUONG 1:
NHUNG VAN DE CO BAN VE CAC RUI RO TTQT CUA NGAN HANG THUONG MAI
1.1 Rủi ro trong hoạt động TTỌT
1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro TTQT
1.1.2 Phân loại rủi ro trong TTỌT
1.1.2.1 Rủi ro kỹ thuật ( rủi ro tác nghiệp)
1.1.2.2 Rủi ro tín dụng
1.1.2.3 Rủi ro ngoại hối
1.1.2.4 Rủi ro ngân hàng đại lý 1.1.2.5 Rủi ro pháp lý
1.1.2.6 Rủi ro chính trị 1.1.2.7 Rui ro dao đức
1.2 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro TTQT 1.2.1 Hậu quả khi phat sinh rii ro TTQT 1.2.2 Cac bién pháp phòng ngừa rủi ro TIỌT
Trang 21.2.2.7 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức CHƯƠNG 2:
THUC TRANG HOAT DONG TTQT TAI BIDV 2.1 Tổng quan về BIDV
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của BIDV
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của BIDV
2.2 Tổ chức hoạt động TTỌT tại BIDV
2.2.1 Mô hình tổ chức
2.2.2 Các hoạt động TTQT chủ yếu
2.2.2.1 Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 2.2.2.2 Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu
2.2.2.3 Hoạt động thanh toán theo phương thức chuyên tiền
2.2.2.4 Hoạt động thanh toán séc du lịch, phát hành hối phiếu ngân hàng
2.3 Kết qủa hoạt động TTỌT tại BIDV trong thời gian qua 2.3.1 Hoạt động TTQT tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng 2.3.2 Các nghiệp vụ TTỌT ngày cảng được mở rộng
2.3.3 Trình độ công nghệ ngân hàng và trình độ cán bộ được nâng cao 2.3.4 Quy trình nghiệp vụ được cải tiễn liên tục
2.3.5 Quan hệ đại lý ngày càng được mở rộng 2.3.6 Ủy tín của BIDV ngày càng được nâng cao 12 13 13 13 14 14 17 17 19 21 23 23 24 24 25 26 26 27 CHUONG 3:
SU DUNG DIEN SWIFT DE HAN CHE RUI RO TRONG CAC PHƯƠNG THUC TTQT TAI BIDV
Trang 33.2 Phương thức nhò thu 3.2.1 Khai niệm 3.2.2 Quy trình thực hiện thanh toán nhờ thu và các điện SWIFT được sử dụng 3.2.3 Các vướng mắc thường gặp trong phương thức nhờ thu 3.3 Phương thức tín dụng chứng từ 3.3.1 Khái niệm
3.3.2 Sử dụng các mẫu điện liên quan đến phát hành và thông báo L/C 3.3.2.1 Đối với ngân hàng phát hành L/C
3.3.2.2 Đối với ngân hàng thông báo L/C
3.3.3 Sử dụng các mẫu điện liên quan đến chứng từ xuất trình có bất
đồng
3.3.4 Sử dụng các mẫu điện liên quan đến hoàn trả giữa các ngân hàng 3.3.4.1 Thực hiện thanh tốn thơng thường đối với thư tín đụng
không cho phép đòi tiền điện
3.3.4.2 Thực hiện thanh toán trường hợp thư tín dụng cho phép đòi
tiền điện và tự động ghi nợ tài khoản nostro
3.4 Cac dién SWIFT dung trong tra soát
3.4.1 Phương thức chuyên tiên
3.4.2 Phương thức nhờ thu
3.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ CHƯƠNG 4:
NHẬẠN XÉT VÀ KIÊN NGHỊ
4.1 Định hướng phát triển hoạt động TTỌQT tại BIDV đến 2010 4.2 Nhận xét về hệ thống thanh toán SWIET
4.2.1 Những điểm mạnh
4.2.2 Những tôn tại
4.3 Đề xuất và Kiến nghị
4.3.1 Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 4trình TTQT trong hệ thống
4.3.1.2 Nhóm đề xuất về quản lý và đào tạo
4.3.1.3 Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro cho các nghiệp vụ có liên quan đến nghiệp vụ TTQT như tài trợ xuất nhập khẩu,
kinh doanh tiền tệ 4.3.1.4 Nhóm đề xuất về công nghệ 4.3.1.5 Nhóm đề xuất về phát triển và phòng ngừa rủi ro từ ngân hàng đại lý 4.3.1.6 Nhóm đề xuất về trích lập quỹ dự phòng và tăng cường giám sát hoạt động TTQT trong hệ thống
4.3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước, NHNN và các đơn vị liên quan
4.3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước
4.3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 4.3.2.3 Các đơn vị liên quan
KET LUAN
TAI LIEU THAM KHAO PHU LUC
Phụ lục 1: Các yêu cầu đối với điện thanh toán được xử lý tự động
1.1 Các yêu cầu để điện MT103 được xử lý tự động 1.2 Các yêu cầu đề điện MT202 được xử lý tự động
Phụ lục 2: Danh sách các tài khoản nostro của BIDV
Phụ lục 3: Giới thiệu SWIFT và các hệ thống thanh toán chính
3.1 Giới thiệu SWIFT, đặc điểm của điện SWIFT
3.1.1 Giới thiệu SWIFT
3.1.2 Đặc điểm của điện SWIFT
3.2 Hệ thống thanh toán đồng USD
Trang 53.3 Hệ thống thanh toán đồng EUR XI
3.3.1 Hệ thống thanh toán tức thời xuyên suốt Châu Âu theo thời gian xi
thực- TARGET (Trans European Automated Real Time Gross Settlement Express Transfer)
3.3.2 Hé thong thanh toan bi trix EBA (The ECU Banker Association) Xill 3.3.3 Gidi thiéu vé IBAN (International Bank Account Number) xII 3.4 Hệ thống thanh toán bù trừ của các quốc gia (National Clearing xII
System)
3.5 Hệ thống mạng lưới ngân hàng đại lý Xill
3.6 Tai khoan Vostro va tai khoan Nostro XIV
Phụ lục 4: Danh muc dién SWIFT sw dung trong phương thức nhờ thu XV Phụ lục 5: Danh muc dién SWIFT sw dung trong phương thức tín dụng Xvi
chung tir
Trang 6PHAN MO DAU
1 YNGHIA CUA DE TAI
Kinh tế quốc tế mở rộng, dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc tế như một tất yêu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế Đứng trước yêu cầu đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993 Trải qua hơn 10 năm hoạt động, tuy còn non trẻ, nhưng hoạt động TTQT tại BIDV đã đạt được rất nhiều thành quả, góp phần đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng trong nước Tuy nhiên, đo còn mới mẻ, nên hoạt động TTỌT tại BIDV vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vẫn đề rủi ro trong TTỌT, một vẫn đề gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng không chỉ về tài sản vật chất mà cả uy tín trên trường quốc tế Vì vậy, để đạt được mục tiêu của Ngân hàng là “phát triển bền vững”, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong hoạt động thanh toán quốc tế là phải ứng dụng các mẫu điện SWIFT một cách chính xác, linh hoạt và hiệu quả trong từng phương thức thanh toán quốc tế để hạn chế tối đa các rủi ro TTQT có thể phát
sinh Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng điện SWIFT để hạn chế rủi
ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế
2 _ MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI
- - Nghiên cứu và ứng dụng các điện SWIFT trong các phương thức thanh toán
quốc tế: phương thức chuyên tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ
- _ Phối hợp các điện SWIFT trong từng phương thức thanh toán quốc tế phù hợp với thực tế phát sinh, bảo đảm các giao dịch được thực hiện an toàn, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả
- Dé xuat cdc nhóm giải pháp đôi với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan
Trang 73 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-_ Đối tượng: các mẫu điện SWIFT được sử dụng và các đề xuất và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro TTIỢỌT thông qua việc sử dụng điện SWIFT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- _ Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động TTQT của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, điễn giải,
quy nạp, so sánh trên cơ sở số liệu thống kê của Ngân hang Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đề nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp sưu tầm tại bàn thông qua tài liệu tại BIDV, internet, thư viện
Luận văn sử dụng phương pháp lấy mẫu thanh toán điện SWTFT tại BIDV Luận văn sử dụng phương pháp phân tích SWOT
5 KẾTCẤUCỦA ĐÈ TÀI
Đề tài có 80 trang, 3 bảng, 15 sơ đồ, 6 phụ lục kết cầu trong 4 chương:
Chương 1: Những vẫn đề cơ bản về các rủi ro TTQT của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động TTỌT tại BIDV
Chương 3: Sử dụng điện SWIFT để hạn chế rủi ro trong các phương thức TTQT tai BIDV
Trang 8CHUONG 1:
NHUNG VAN DE CO BAN VE CAC RUI RO TTQT CUA
NGAN HANG THUONG MAI
1.1 RUI RO TRONG HOAT DONG TTQT 1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro TTỌT
Có thể nói rủi ro là một vẫn đề tồn tại ở khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống Rủi ro hiện điện hầu hết trong mọi hoạt động của con người Khi có rủi ro, người ta không thể đự đoán chính xác kết quả, và sự hiện điện của mọi rủi ro gây nên sự bất
định Nguy cơ rủi ro sẽ phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng
được hay mất không thê đoán trước
Một khái niệm về rủi ro khá phố biến hiện nay là: rủi ro là những biến động tiềm ấn ở những kết quả
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chỉ trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dung va dich vu phi mau địch giữa các tô chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng
Rui ro TTQT là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động TTỌT, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia
TTQT (nha xuất khâu, nhà nhập khẩu, ngân hàng, các tô chức, cá nhân và các tác
nhân trung gian) hoặc những nguyên nhân khách quan khác gây nên 1.1.2 Phần loại những rủi ro đặc thù trong TTỌT
Trong hoạt động kinh doanh, một NH hiện đại thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro Trong đó có ít nhất là 7 loại rủi ro cơ bản trong hoạt động TTQT: rủi ro kỹ
thuật, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, ngân hàng đại lý, rủi ro pháp lý, rủi ro chính trị, rủi ro đạo đức
Trang 9Đây là những rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp, mang tính chủ quan, phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ TTQT và sự phối hợp giữa các phòng ban và bộ phận trong ngân hàng Những rủi ro kỹ thuật xảy ra tại các ngân hàng phần lớn là do trình độ của cán bộ tác nghiệp Hậu quả của rủi ro tác nghiệp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín và tài sản của ngân hàng Tuy nhiên các rủi ro này hoàn toàn có khả năng phòng tránh
1.1.2.2 Rui ro tin dung
Rủi ro tín dụng là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên liên quan nhưng không có khả năng đòi hoàn trả Rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến
tinh hình tài chính, khả năng thanh toán của các bên Trong phạm v1 của bản luận văn này chỉ xem xét đến các khoản tín dụng được cấp thông qua nghiệp vụ TTQT Trong các phương thức TTỌQT thực hiện qua ngân hàng, có phương thức bảo lãnh và tín dụng chứng từ liên quan trực tiếp đến các rủi ro tín đụng nói trên
1.1.2.3 Rúi ro ngoại hỗi
Có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro hối đoái: Thứ nhất, các NH giao dịch các dòng tiền nước ngoài nhằm phục vụ cho khách hàng và cho chính bản thân mình;
thứ hai, các NH đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ Cả hai nguyên
nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái hối đoái mở trong mua bán ngoại hối và trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ Rủi ro ngoại hối liên quan đến trạng thái hối đoái
mở và tỷ giá hối đoái của một đồng tiền nhất định Nếu như trạng thái hối đoái mở là
đương (trường) đối với một loại ngoại tệ, mà loại ngoại tệ đó bị giảm giá thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro Ngược lại, nếu trạng thái hỗi đoái mở là âm (đoản) và loại ngoại tệ đó lên giá thì ngân hàng cũng gặp rủi ro về tỷ giá Tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào nhiều nhân tố
khác nhau mà các nhân tố này thường xuyên thay đổi kéo theo sự biến động không ngừng của tỷ giá hối đoái Cho đù chỉ với một sự thay đổi nhỏ trong tỷ giá hối đoái nhưng khối lượng ngoại hối lớn thì cũng sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn, thậm chí có thẻ dẫn
đến tình trạng phá sản Vì vậy các ngân hàng phải luôn tìm cách cân bằng trạng thái hỗi
đoái thực để hạn chế bớt những thiệt hại của rủi ro này
Trang 10-10-
1.1.2.4 Rúi ro ngân hàng đại lý
Khi triển khai hoạt động TTỌQT, các ngân hàng đều coi nhiệm vụ phát triển quan hệ đại lý ra nước ngoài là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định cho việc mở cửa hoạt động của ngân hàng Việc thiết lập và phát triển rộng rãi hệ thống ngân hàng đại lý tạo lòng tin lẫn nhau, giúp cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ TTỌT được thuận tiện, nhanh chóng, giảm chi phí trung gian Rủi ro ngân hàng đại lý
xuất hiện khi:
- Ngân hàng giữ tài khoản nostro của một ngân hàng bị phá sản, đóng cửa sẽ là một rủi ro vô cùng nghiêm trọng đối với hoạt động của ngân hàng, thậm chí có thê dẫn đến phá sản theo Do vậy, để phân tán rủi ro, các ngân hàng không nên duy trì một tài khoản Nostro duy nhất đối với mỗi loại ngoại tệ giao dịch chính
- Một ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng thông lệ quốc
tế, hoặc bị phá sản thì có thể làm ảnh hưởng đến các ngân hàng đại lý của mình Ví
dụ nếu ngân hàng phát hành L/C bị phá sản thì ngân hàng xác nhận gặp rủi ro phải thanh toán thay khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của
L/C Dé có thê hạn chế được các rủi ro trong quan hệ đại lý, các ngân hàng cần phải
lựa chọn những ngân hàng có uy tín, có năng lực tài chính lành mạnh để thiết lập các quan hệ đại lý
1.1.2.5 Rúi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là những rủi ro liên quan đến luật điều chỉnh các hoạt động TTQT, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, luật giải quyết tranh chấp khi có vấn đề khiếu kiện phát sinh Vấn đề pháp lý trong hoạt động TTQT cũng là một nội dung quan trọng và rất phức tạp, do các bên liên quan trong hoạt động TTQT ở các quốc gia khác nhau, trong điều kiện môi trường pháp lý và hệ thông luật pháp khác nhan Trong hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt động ngoại thương nói chung, hoạt động TTQT nói riêng gồm có luật quốc tế và luật quốc gia
Trang 11-11-
Đối với những phương thức thanh toán này, người ta phải áp dụng luật của nước phát
hành Luật pháp các nước khác nhau để gây tranh cãi trong giao dịch, dẫn đến rủi ro Những tập quán quốc tế chỉ là những quy phạm pháp lý tuỳ ý, không bắt buộc Do vậy mỗi nước vận dụng các tập quán quốc tế không giống nhau Ví dụ, UCP 500
đo phòng thương mại quốc tế phát hành điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ
Tuy nhiên, nếu một L/C muốn áp dụng UCP 500 thì phải dẫn chiếu đến UCP trong nội dung của L/C Mặt khác, các ngân hàng có thê lựa chọn áp dụng một số điều của
UCP cũng như từ chối áp dụng một số điều khác bằng việc miễn trừ trong nội dung
của L/C phát hành Như vậy, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của từng nước, từng ngân hàng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào hệ thống pháp luật nước đó Luật quốc
gia thông thường tôn trọng và ít khi có đối đầu với luật hoặc tập quán quốc tế, nhưng
không phải là không có mâu thuẫn Nếu có sự khác biệt giữa luật quốc gia và luật quốc tế thì luật quốc gia sẽ được ưu tiên áp dụng Quan điểm của phòng thương mại quốc tế là các tập quán thương mại quốc tế không thẻ thay thế luật quốc gia, những tranh chấp nếu có tốt nhất là để cho tòa án xem xét giải quyết Trên thực tế chưa có một tòa án quốc tế đủ mạnh đề áp đặt các chế tài đối với các bên liên quan Nếu có tranh chấp xảy ra, các bên có thể đưa ra Phòng thương mại quốc tế phân xử Tuy nhiên kết luận của Phòng thương mại quốc tế chỉ có tính chất tương đối bởi vì cơ quan này thiếu sức mạnh trong việc yêu cầu các bên thi hành quyết định Để giải
quyết vẫn đề đó, các bên có thê thoả thuận đưa ra xét xử tại một toà án quốc gia
Trong trường hợp đó, ít nhất có một bên không am hiểu về luật của nước ngoài nên
rất dễ bị thua kiện và gánh chịu rủi ro
1.1.2.6 Rúi ro chính trị
Trong trường hợp ngân hàng đầu tư bằng bản tệ cho các công ty nước ngoài có trụ sở ở nước ngoài cũng có thể chịu rủi ro nước ngoài đó là rủi ro quốc gia Rủi ro
quốc gia còn nghiêm trọng hơn cả trường hợp rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải
khi đầu tư cho các công ty nội địa Ví dụ: khi một công ty nội địa không có khả năng
Trang 12-12-
công ty có khả năng và sẵn lòng hoàn trả vốn vay, nhưng cũng có thê không thực hiện
được bởi vì chính phủ nước này cắm hoặc hạn chế việc thanh tốn cho nước ngồi do dự trữ ngoại hối hạn hẹp hay vì lý do chính trị Ngân hàng lúc này là chủ nợ nhưng có rất it hoặc không có cơ hội khiếu nại lên toà án địa phương hay toà án quốc tế Tham gia vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề, có quan hệ với nhiều đối tượng kinh tế của nhiều quốc gia, TTQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia Một sự biến động về cơ chế quản lý kinh tế-chính trị sẽ ảnh
hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết như đã thoả thuận của các
bên Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, và từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán Rủi ro chính trị xảy ra khi môi trường pháp lý, môi trường kinh tế-chính trị của một nước chưa ổn định, thường xuyên thay đổi Khi một quốc gia thay đổi các chính
sách về dự trữ ngoại hối, thuế xuất nhập khẩu, ty giá, lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động TTQT của các bên liên quan Trong thực tế, những thay đổi này thường khiến các ngân hàng, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu không thê thực hiện cam kết của mình, làm cho quá trình thanh toán bị ngưng trệ, thậm chí huỷ bỏ gây thiệt hại cho các
bên liên quan Tỷ giá hoặc lãi suất của một loại tiền tệ thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến các ngân hàng và khách hàng có phát sinh giao dịch bằng loại ngoại tệ đó, có thé làm suy giảm khả năng thanh toán của ngân hàng hoặc khách hàng Chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của một nước có thê làm cho nhiều lô hàng không được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu, gây thiệt hại cho các bên liên quan Ví dụ: hai doanh nghiệp
ký kết hợp đồng mua bán một loại hàng hoá, với hình thức thanh toán là tín dụng
chứng từ Hàng đã được giao và chứng từ đã được lập đây đủ phù hợp với quy định của
L/C và được gửi tới xuất trình tại ngân hàng phát hành Tuy nhiên do chính sách điều hành xuất nhập khẩu của nước nhập khẩu thay đôi, mặt hàng đó không được phép nhập
khẩu vào trong nước nếu không có giấy phép của một cơ quan có thâm quyền Lô hàng
bị ách lại tại cửa khẩu để chờ giẫy phép trong khi bộ chứng từ phù hợp phải được thanh toán theo đúng cam kết của L/C Rủi ro trước tiên thuộc về nhà nhập khẩu, tuy nhiên
ngân hàng phát hành cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong trường hợp ngân hàng phát
Trang 13-13-
Rủi ro chính trị còn liên quan đến những lệnh cấm vận của các nước đặc biệt là lệnh cắm vận của Mỹ đối với một số nước và tổ chức Nếu thực hiện TTQT cho những nước nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ bằng đồng USD qua các ngân hàng tại Mỹ, khoản tiền thanh toán đó lập tức bị phong toả Ngân hàng thực hiện thanh toán bị mất tiền trong khi người thụ hưởng vẫn chưa nhận được khoản tiền mà họ được hưởng Đã có rất nhiều khoản tiền của nhiều ngân hàng trên thế giới bị phong tỏa tại Mỹ do vi phạm các quy định cấm vận của nước này
1.1.2.7 Rúi ro dạo đức
Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia cô tình không thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyên lợi của các bên liên quan Đây là vẫn đề quan trọng trong thương mại quốc tế, bởi vì các bên đối tác thường ở cách xa nhau, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình mua bán, do vậy có thê không nắm
rõ những thông tin về uy tín, đạo đức kinh doanh, năng lực tài chính của đối tác Hơn
nữa, do các bên đối tác ở cách xa nhau nên điều kiện tiếp cận thường xuyên để theo dõi, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ gặp nhiều khó khăn Trong điều kiện như vậy,
các rủi ro đạo đức rất đễ xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng đối với cả khách hàng lẫn
các ngân hàng Nhìn chung, nguyên nhân sâu xa của rủi ro đạo đức là thông tin không đây đủ và thiếu chính xác Giữa các đối tác tham gia giao dịch thường cách nhau một khoảng cách địa lý rất xa nên không nam duoc day đủ những thông tin cần thiết về năng lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh cũng như về uy tín và đạo đức
kinh doanh của đối tác Vì vậy mà đã đưa ra những quyết định sai lầm gây nên rủi ro
trong thanh toán
1.2 MOT SO BIEN PHAP PHONG NGUA RUI RO TTQT 1.2.1 Hau qua khi phat sinh rui ro TTQT
Rui ro TTQT khi phát sinh sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và tài
Trang 14-14-
nhờ thu hoặc ngân hàng chỉ trả trong hình thức chuyên tiền Mặt khác, ngân hàng
cũng gặp khó khăn trong việc đề nghị các ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ TTQT cho mình, như xác nhận thư tín dụng, chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo L/C do mình phát hành Rủi ro về uy tín là những rủi ro không phát sinh hậu quả
ngay, không định lượng được và phải mất một thời gian đài người ta mới nhận ra hậu
quả của nó Tuy nhiên, những hậu quả đó khi đã xảy ra sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng và rất khó khắc phục Uy tín là vẫn đề nhạy cảm và phải được xây dựng trong một thời gian dài Tạo được uy tín trên thị trường quốc tế đã là khó, nhưng đánh
mat uy tin và xây dựng lại uy tín còn là một vẫn đề khó khăn hơn rất nhiều
Bên cạnh những rủi ro về uy tín, các ngân hàng có thể gặp rủi ro về tài
chính, là những rủi ro có thể nhìn thấy ngay, định lượng được ngay và gây hậu trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng Những rủi ro về tài chính những thiệt hại do ngân hàng phải tự thanh toán bằng tiền của mình cho các khoản phí, tiền phạt hoặc trị giá của lô hàng khi:
- Thực hiện thanh toán sai chỉ dẫn của khách hàng dẫn đến mất tiền, hoặc bị phạt do chậm thanh toán (ngân hàng chuyền tiền, nhờ thu );
- Phải thanh toán thay cho khách hàng nếu ngân hàng đã thay mặt khách hàng cam kết trả tiền cho người thụ hưởng trên cơ sở một số điều kiện nhất định nhưng không được khách hàng hoàn trả (ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, ngân hàng bảo lãnh );
- Phai chiu phat do vi pham cam kết hoặc các nghĩa vụ (chậm thanh toán bộ
chứng từ theo L/C, từ chối bộ chứng từ do những lỗi bất đồng không hợp lệ,
khơng thực hiện hồn trả đúng cam kết .)
- Những rủi ro di là về uy tín hay tài chính đều gây thiệt hại trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Các ngân hàng cần phải đề xuất
nhiều giải pháp để phòng ngừa tốt nhất các rủi ro có thể xảy ra 1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro TTỌT
Để phòng ngừa các rủi ro TTQT có thê xảy ra, các ngân hàng trên thế giới đã
áp dụng rất nhiều biện pháp Sau đây là một số biện pháp cơ bản nhất
Trang 15-15-
Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro gây ra bởi sự không cần trọng một cách hợp lý trong quá trình xử lý giao dịch của cán bộ nghiệp vụ dẫn đến vi phạm các quy tắc, quy ước, các cam kết của ngân hàng Trong vẫn đề rủi ro tác nghiệp, con người là yếu tố quan trọng nhất và có tính chất quyết định Do vậy, để phòng tránh rủi ro tác nghiệp cần phải tác động vào yếu tô con người trước tiên Các ngân hàng cần bố trí cán bộ có
đủ năng lực, trình độ, tỉnh thần trách nhiệm thực hiện hoạt động TTQT Sự cẩn thận,
am hiểu sâu nghiệp vụ của cán bộ tác nghiệp trong quá trình xử lý giao dịch sẽ góp phần đáng kê trong việc hạn chế các rủi ro tác nghiệp có thê xảy ra
Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng đảm bảo xử lý các giao dịch một cách hoàn hảo, không sai sót Do vậy, xây dựng cơ chế kiểm tra kiểm soát hợp lý để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ là một nhiệm vụ cần thiết của mỗi ngân hàng
Bên cạnh việc bồ trí cán bộ có năng lực phù hợp với công việc, các ngân hàng cần phải quan tâm thích đẳng đến công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là trong hoạt động TTQT Day là một lĩnh vực hoạt động mang tính quốc tế, đa dạng, phức tạp và
thường xuyên vận động Nếu không chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ thì cho đù
có bố trí cán bộ có năng lực tốt vẫn không thích ứng kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường Một ví dụ rất đơn giản là sự vận dụng các quan điểm của ICC trong
việc phân tích, đánh giá các lỗi bất đồng của chứng từ xuất trình theo L/C Có những tình huồng tại thời điểm này duoc ICC giải thích là bất đồng chứng từ nhưng sau một thời gian lại được phân tích là không bị bất đồng Đó là kết quả tất yếu của sự vận
động liên tục của hoạt động TTỌỢT trên toàn thế gidi, dé tim ra những cách giải thích hợp lý nhất với thực tiễn hoạt động Nếu các cán bộ nghiệp vụ không ngừng học hỏi, cập nhật các kiến thức liên quan thì sẽ không thê đáp ứng được yêu cầu của hoạt động TTỌT
b) Xây dựng quy trình nghiệp vụ
Quy trình nghiệp vụ là văn bản pháp lý do bản thân ngân hàng ban hành, quy định rõ các bước thực hiện của từng nghiệp vụ TTQT, nhiệm vụ và trách nhiệm của
các cá nhân, bộ phận tham gia trong nghiệp vụ đó Quy trình nghiệp vụ rõ ràng sẽ là
Trang 16-16-
năng lực kiểm soát hoạt động TTQT, phòng ngừa và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp
Việc ban hành quy trình nghiệp vụ phải dựa trên các tập quán và thông lệ quốc
tế, phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia
1.2.2.2 Các biện pháp phòng ngừa rúi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng khi chưa điều tra kỹ về năng lực tài chính, khả năng hoàn trả, hiệu quả kinh doanh của đối tác Rủi ro tín
dụng thường dẫn đến hậu quả là người được cấp tín dụng không có khả năng hoàn trả
khoản tín dụng đã được cấp
Đề phòng ngừa rủi ro tín dụng, trước khi quyết định cấp tín dụng cho đối tác,
ví dụ như mở L/C không yêu cầu ký quỹ 100%, xác nhận thư tín dụng, chiết khấu bộ
chứng từ , ngân hàng cần phải phân tích và đánh giá mức độ an toàn tín dụng của
người được cấp tín dụng Xây dựng hạn mức tín đụng cho từng đối tác cụ thê để kiểm
soát được mức độ rủi ro tín dụng có thể xảy ra Áp dụng các biện pháp đảm bảo hợp lý (ví dụ như đảm bảo bằng tài sản thế chấp, đảm bảo bằng bảo lãnh của một ngân hàng có uy tín, đảm bảo bằng quyền ghi nợ tài khoản tự động, đảm bảo bằng lô hàng
nhập khẩu ) để đảm bảo khả năng hoàn trả
1.2.2.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hồi:
Các bên tham gia hoạt động TTQT có thể thực hiện các biện pháp:
- Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn: Đề tránh những rủi ro biến động tỷ giá gây
nên, đảm bảo khả năng chủ động trong nguồn ngoại tệ thanh toán, các ngân hàng có thể ký các hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn theo tỷ giá ở một thời điểm cố định cho một số lượng ngoại tệ nhất định
- Gidi hạn trạng thái ngoại hối: Giới hạn trạng thái ngoại hỗi của một ngoại tệ
là mức chênh lệch cao nhất hoặc thấp nhất giữa tổng tài sản có và tổng tài sản nợ của
ngoại tệ đó Việc quy định giới hạn trạng thái ngoại hỗi giúp ngân hàng có thể kiếm soát và hạn chế tối đa những tốn thất có thể xảy ra do tỷ giá hối đoái của loại ngoại tệ
đó thay đổi Nếu như đối với một loại ngoại tệ tại một thời điểm bị vượt giới hạn
Trang 17_17-
- Đề phòng tránh rủi ro tỷ lệ lãi suất (tỷ lệ SWAP), xảy ra khi chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền tham gia vào giao dịch biến đổi bất lợi, ngân hàng có thê áp dụng một số công cụ hiệu quả như Hợp đồng lãi suất kỳ hạn Khi ký một hợp đồng kỳ
hạn cho một đồng tiền là chúng ta tạo khả năng ấn định trước lãi suất của đồng tiền đó cho một thời hạn trong tương lai Đây là hình thức hợp đồng lãi suất được kinh
đoanh trên thông tin liên ngân hàng và được các ngân hàng sử dụng như một công cụ
phòng tránh rủi ro lãi suất cho từng khối lượng tiền, đồng tiền hay thời gian nhất định
nao đó
1.2.2.4 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro quan hé dai ly:
Dé phòng ngửa và hạn chế rủi ro quan hệ đại lý, trước khi thiết lập quan hệ đại lý với một ngân hàng nào thì cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá tình hình tài chính, uy tín kinh doanh, các chỉ tiêu cơ bản của ngân hàng như Tổng tài sản, lợi nhuận, ROA, ROE để xếp hạng ngân hàng Những thông tin trên có thê được tìm
hiểu từ nhiều kênh: tài liệu trao đôi giữa hai ngân hàng, tìm hiểu qua các tổ chức đánh
giá và xếp loại ngân hàng quốc tế như Ficht Rating,
Thường xuyên theo đối, đánh giá, cập nhật thông tin về tình hình hoạt động của mỗi ngân hàng, xếp loại ngân hàng để có đề xuất ký kết các thỏa thuận đại lý với
những ngân hàng tốt, có uy tín
1.2.2.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý:
Rủi ro pháp lý là một trong những rủi ro khó phòng tránh bởi liên quan đến môi trưởng pháp lý của các bên liên quan Tuy nhiên, các bên có thê hạn chế bằng cách quy định rõ các nguồn luật điều chỉnh, tòa án giải quyết tranh chấp có lợi nhất
cho mình Nếu có thể sử dụng luật quốc tế hoặc các tập quán quốc tế để điều chỉnh thì
cần phải dẫn chiếu đến trong giao dịch
Như đã trình bày trong phân rủi ro pháp lý, các luật quốc tế và các tập quán quốc tế hiện nay tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đã tạo nên một khuôn khô chung cho
các bên liên quan trong các giao dịch TTQT có dẫn chiếu áp đụng Luật và tập quán
Trang 18-18-
nên nếu có tranh chấp phát sinh thì có thể bảo vệ được quyền lợi của mình một cách
hợp lý
Các tập quán quốc tế không có tính bắt buộc như luật pháp trong nước Nếu
muốn áp dụng các tập quán đó thì phải dẫn chiếu đến trong các tài liệu liên quan Chính vì vậy, để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động TTQT, các bên tham gia cần hiểu rõ các tập quán quốc tế và lựa chọn những điều khoản, những quy ước phù hợp đề điều chỉnh các giao dịch TTQT của mình
Trong trường hợp không có luật quốc tế và tập quán quốc tế điều chỉnh thì tốt nhất là nên chọn luật quốc gia và tòa án quốc gia hoặc một tòa án quốc tế trung lập, có uy tín để đảm bảo hiểu rõ các quy định cũng như trình tự tố tụng Việc giành được quyền chọn luật hoàn toàn phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa hai bên Trong trường hợp không thê chọn luật quốc gia và tòa án trong nước điều chỉnh quan hệ kinh tế của hai bên, cần nghiên cứu kỹ luật điều chỉnh cũng như trình tự tố tụng của tòa an duoc lua chon
Điều quan trọng hơn là phải xem xét quy định các điều khoản điều kiện trong hợp đồng chặt chẽ, đảm bảo an toàn, tránh xảy ra các tranh chấp hạn chế việc khiếu kiện ra toà án Trong những trường hợp phức tạp, cần có các chuyên gia pháp lý tư
vẫn, tránh tình trạng có tranh chấp xảy ra mới tìm đến các luật sư, vừa tốn kém, lại
không hiệu quả
1.2.2.6 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro chính trị:
Rủi ro chính trị là một trong những rủi ro khó phòng tránh nhất bởi liên quan đến nền kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia Mỗi sự thay đổi trong kinh té, chính trị của một nước ảnh hưởng đến tất cả các mặt hoạt động của nên kinh tế và tất cả các đối tác
Vấn đề phòng ngừa rủi ro chính trị liên quan đến việc tìm hiểu nắm bắt thông
tin về tình hình kinh tế chính trị của nước đó, đánh giá mức độ rủi ro quốc gia của
từng nước, từng khu vực đề có chính sách riêng đối với từng thị trường cụ thẻ
Đối với những quốc gia có nên kinh tế chính trị ổn định, mức độ rủi ro quốc gia thấp thì các giao dịch TTQT có thể được thực hiện bình thường mà không cần bất
Trang 19-J9-
thanh toán, hoặc để xác nhận những L/C nói trên, ngân hàng phát hành cần phải ký
quỹ 100% tại ngân hàng xác nhận
Ngoài ra, ở một số nước, để hạn chế bớt các thiệt hại do rủi ro quốc gia gây ra, người ta đã thành lập các hãng bảo hiểm Ví dụ ở Đức có hãng bảo hiểm tín đụng của
chính phủ đảm nhiệm bảo hiểm 85-90% các rủi ro Như vậy các nhà xuất khâu ở Cộng hòa Liên bang Đức chỉ phải chịu trách nhiệm 10% rủi ro thanh toán do các nguyên nhân về chính trị hoặc 15% rủi ro đo nguyên nhân về kinh tế
1.2.2.7 Các biện pháp phòng ngừa rúi ro dạo đúc:
Yếu tố tiên quyết để phòng ngừa rủi ro đạo đức là tìm hiểu kỹ đối tác giao dịch Vẫn đề rủi ro đạo đức liên quan chặt chẽ đến văn hóa doanh nghiệp Khi tiến hành giao địch với một đối tác, trước tiên cần tìm hiểu tư cách pháp nhân, năng lực
tài chính và mức độ uy tín của doanh nghiệp đó Đối với các đối tác chưa thực sự hiệu rõ cần phải áp dụng các biện pháp, các phương thức thanh toán đảm bảo an toàn Đối với các ngân hàng, khi thực hiện các giao dich TTQT cần phải lựa chọn các đối tác tin cậy, có uy tín cao trên trường quốc tế
Đề phục vụ yêu cầu tất yếu đó của các ngân hàng, đã có rất nhiều tổ chức đánh giá ngân hàng quốc tế ra đời, thực hiện dịch vụ nghiên cứu và đánh giá các ngân hàng trên toàn thế gidi về xếp loại tín dụng, xếp loại uy tín, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm Ví dụ tổ chức Standard and Poor, Fitch Rating
Đối với các khách hàng thực hiện giao dịch TTQT, ngân hàng cần phải xây
đựng chính sách khách hàng riêng cho từng đối tượng, áp đụng các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống, có quan hệ tốt, có uy tín Ngược lại đối với các khách hàng mới, khách hàng nhiều rủi ro tiềm ấn phải có các quy định chặt chẽ đảm
bảo an toàn cho ngân hàng Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình kinh doanh
của khách hàng để phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh của khách hàng để có
biện pháp xử lý kịp thời
Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc tìm hiểu các thông tin về đối tac nude ngoài để có các quyết định kinh đoanh đúng đắn Việc tìm hiểu thông tin có thê được
thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, như thông qua các ngân hàng đại lý, các tổ chức xúc tiến thương mại, tham tán thương mại tại quốc gia đó, các tạp chí chuyên ngành,
Trang 20- 20 -
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI BIDV
2.1 TONG QUAN VE BIDV
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư và phát triên ở Việt Nam và là một trong năm ngân hàng thương mại quốc doanh lớn
nhất tại Việt Nam
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tùy theo yêu cầu chức năng nhiệm vụ của từng thời kỳ lịch sử, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã 3 lần
thay đổi tên gọi (Bảng 2.)
Bang 2.1:Tén goi cia Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ Thời gian Tên gọi Theo Quyết định Từ 26/04/1957 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam | 177/TTg ngày 26/04/1957 đến 24/06/1981 Từ 24/06/1981 Ngân hàng Đâu tư và Xây đựng | 259/CP ngày 24/06/1981 đến 14/10/1990 | Việt Nam Từ 14/10/1990 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển | 401/CP ngày 14/10/1990
đến nay Việt Nam
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế tổng hợp, hoạt động
theo luật ngân hàng, luật các tổ chức tin dụng, luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật
Cơ cầu tô chức của BIDV gồm Hội đồng quản trị (Văn phòng và Ban kiểm
Trang 21-21-
Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất được Nhà nước uỷ quyền
thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước với toàn bộ hệ thống và chịu trách nhiệm trước Nhà nước Các thành viên của Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bồ nhiệm và miễn nhiệm
Tổng giám đốc là đại điện pháp nhân trong các hoạt động của Ngân hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Ngân hàng
Các đơn vị thành viên của BIDV gồm:
- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc: được chủ động trong kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự, được uỷ quyền một phần trong đầu tư phát triển và huy động vốn đầu tư, thành lập các đơn vị trực thuộc Hiện nay, BIDV có 72 chị
nhánh cấp 1 tại tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước, 42 chi nhánh trực thuộc, 59
phòng giao dịch và 215 quỹ tiết kiệm
- Cac thành viên hạch toán độc lập: là các đơn vi trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh Các doanh nghiệp này vừa có sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty, vừa có quyền tự chủ kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách pháp nhân kinh tế độc lập, gồm Công ty thuê mua tài chính, Cơng ty chứng khốn, Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản
- Các đơn vị liên doanh: được thành lập với tỷ lệ góp vốn giữa BIDV và các đối
tác nước ngoài là 50/50, hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, gồm có Ngân hàng Liên doanh VID-PUBLIC (liên doanh với Public Bank Berhad, Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt (liên doanh với Ngân hàng ngoại thương Lào — Banque pour le Commerce Exterieure Lao) và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt-Úc
(liên doanh với Tập đoàn bảo hiểm QBE, Úc)
- Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm thanh toán điện tử hoạt động theo quy chế do Tổng giám đốc duyệt, thực
hiện hạch toán nội bộ, lấy thu bù chi, được sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng và được tạo nguồn thu từ thực hiện dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu
2.2 TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TTỌT TẠI BIDV
2.2.1 Mô hình tổ chức:
Trang 2222 -
khẩu tăng lên Đặc biệt là từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam thi ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh đoanh xuất nhập khẩu
Dé dam bảo đáp ứng được nhu cầu TTQT của các khách hàng có quan hệ tín dụng
với BIDV, từ tháng 3 năm 1993, phòng Kinh tế đối ngoại tại Hội sở chính bắt đầu
thực hiện nghiệp vụ TTỌT Ban đầu đo lượng khách hàng chỉ bó hẹp ở những khách hàng có quan hệ tín dụng có nhu cầu TTỌT, nên ngoài việc thực hiện hoạt động TTỌT, phòng Kinh tế đối ngoại còn đảm nhiệm các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, mua bản ngoại tệ, quan hệ quốc tế Sau này, đề đáp ứng được nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng, các nghiệp vụ dần được tách riêng, và Phòng Kinh tế đối ngoại được đổi tên thành phòng TTỌQT, chỉ đảm nhiệm nghiệp vụ TTỌQT
Mô hình hoạt động TTỌT của BIDV được tô chức theo ngành dọc Đầu mối thanh tốn với nước ngồi của cả hệ thống là Hội sở chính Chỉ có Hội sở chính mới
được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tại các ngân hàng nước ngoài Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động
Hệ thống Trung tâm tài trợ
‘ SWIFT ene mai (TFC) Vượt han mức Trong hạn mức Chị nhánh thực Chi nhánh thực hiện TTIQT trực hiện TTỌQT gián tiép tiép
Trong hoạt động TTỌT, các chi nhánh trong hệ thống BIDV được chia thành 2 loại: + Loại l: Các chi nhánh thực hiện TTỌT trực tiếp: là các chỉ nhánh có đủ điều kiện cần thiết đề trực tiếp xử lý các nghiệp vụ TTQT, cụ thé là:
- Cán bộ được đào tạo về nghiệp vụ TTỌT, có trình độ ngoại ngữ và kiến thức ngoại thương đủ đáp ứng yêu cầu công việc
- Có thị trường và khách hàng xuất nhập khâu
Trang 2323 -
- Được Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cấp giấy phép hoạt động TTQT trực tiếp
Chi nhánh trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, xử lý và chịu trách nhiệm vê
các giao dịch phát sinh với các đối tắc trong và ngoài nước Các điện giao dịch của
chỉ nhánh sẽ được chuyên tới Hội sở chính bằng hệ thống thanh toán điện tử T5 và SIBS (đối với các chi nhánh đã triển khai đự án Hiện đại hoá Ngân hàng) để chuyên
tiếp ra nước ngồi thơng qua hệ thông SWIFT
Tuỳ theo trình độ nghiệp vụ và chất lượng giao dịch TTQT của các chỉ nhánh, Hội sở chính xây dựng hạn mức điện tự động cho từng loại giao dịch của từng chi nhánh Dưới hạn mức đã được xác định, các giao dịch của chi nhánh sẽ tự động chuyên tới các ngân hàng đại lý qua hệ thống SWIFT Các giao dịch vượt hạn mức sẽ
được kiểm soát và duyệt lại tại Hội sở chính
Định kỳ, các chi nhánh thực hiện TTỌT trực tiếp phải báo cáo Hội sở chính về doanh số và tình hình hoạt động nghiệp vụ TTỌT phát sinh tại chi nhánh
+ Loại 2: Các chi nhánh thực hiện THỌT giản tiếp: là các chi nhánh có thị
trường và khách hàng xuất nhập khẩu nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện để thực
hiện trực tiếp nghiép vu TTQT Tai chỉ nhánh cũng tiép nhận và kiểm tra hồ sơ do
khách hàng xuất trình Những hồ sơ này sau đó sẽ được chuyền lên Hội sở chính để
xử lý nghiệp vụ và chuyên tiếp ra nước ngoài Chỉ nhánh là đầu mối trực tiếp tiếp xúc
với khách hàng, tư vẫn và hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục và các chứng từ cần thiết cho giao dịch TTỌQT, có trách nhiệm quản lý khách hàng, kiểm tra tính
xác thực của các chứng từ do khách hàng xuất trình Hội sở chính có trách nhiệm kiểm tra nội dung của các loại giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật, các thông lệ quốc tế, thực hiện giao dịch theo đúng quy trình đảm bảo an toàn về vốn và uy tín cho Ngân hàng và khách hàng
Chất lượng giao dịch của các chỉ nhánh được đánh giá định kỳ 1 lần/năm theo
Trang 24- 24 -
2.2.2 Các hoạt động TTỌT chủ yếu:
2.2.2.1 Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Sơ đồ 2.2:Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ (8) Thanh toán (bộ chứng từ phù hợp) (7) Gửi bộ chứng từ đời tiền Ngân hàng thông báo (Advising Bank) Ngan hang mo L/C | (Issuing Bank) | 1 Sunys oq OvId “OU ORG DEOY meow Tet YOU, (.8) mở L⁄C (2) Đơn đề nghị Nhà nhập khâu (3) Phát hành L/C chứng từ 2/1 0q 3ưọd1, (y) (6) Xuất trình bộ 99 ovg (6) (1) Ky hop déng (Applicant) [ Nhà xuất khâu | (Beneficiary) (5) Giao hang
a L/C nhập khẩu: Phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động TTỌT của các khách hàng sử dụng dịch vụ THỌT của BIDV Do vậy,
doanh số thanh toán nhập khẩu theo phương thức này chiếm tý trọng lớn nhất trong doanh số hoạt động TTQT của BIDV (chiếm gần 60%- Bang 2.2)
Về bản chất của việc mở thư tín dụng là ngân hàng đứng ra cam kết thanh toán
cho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều
khoản, điều kiện của thư tín dụng Đề tránh rủi ro trong việc thực hiện cam kết thanh toán, Ngân hàng phải xem xét rất kỹ nguồn vốn thanh toán thư tín dụng
1) Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn vay của BIDV, khách hàng không cần ký quỹ Đây là các giao dịch an toàn về nguồn vốn thanh toán nhưng lại tiêm ân rủi ro vê tín dụng Hiệu quả phương án nhập khâu của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng và vốn của ngân hàng Khối lượng những giao dich này chiếm tỷ trọng khá lớn trong các giao địch tín dụng chứng từ tại BIDV (chiếm khoảng 50% tông khối lượng giao dich bang
phương thức tín dụng chứng từ của BIDV)
ii) — Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tài trợ uỷ thác của các tổ chức quốc
Trang 25-_25-
thường có trị giá lớn, nằm trong các đự án ODA do các tô chức nước ngoài hoặc các quốc gia cấp cho Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực y tế, giao thông công cộng, cấp thoát nước Việc thanh toản được thực hiện theo phương thức tín dụng chứng từ bằng Thư cam kết của tô chức cấp ODA hoặc rút tiền từ tài khoản đặc biệt của khách hàng mở tại BIDV Đây là các giao địch an toàn về vốn nhưng rất phức tạp về nghiệp vụ và khả năng thu phí dịch vụ còn hạn ché ii) — Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng nguồn vốn của bên thứ ba như vốn vay
của ngân hàng khác, von đồng tài trợ, nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển, ngoài việc xem xét điều kiện tín dụng của bên thứ ba đó, BIDV còn yêu cầu khách hàng phải có biện pháp dự phòng nguồn vốn gối đầu và ký quỹ tối thiêu 5% Mức độ rủi ro của các giao dịch này phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính của bên thứ ba cấp tín dụng hoặc bảo lãnh và các điều kiện khoản vay
iv) Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tự có, BIDV yêu cầu khách hàng phải ký quỹ tối thiểu 5% và có các biện pháp đảm bảo cho nguồn vốn còn lại
như ký Hợp đồng tín dụng dự phòng, Bảo lãnh của bên thứ ba, ví đụ như Tổng công ty
Việc phát hành thư tín dụng được thực hiện tại tất cả các chi nhánh đã thực
hiện TTQT trực tiếp Chi nhánh tự chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ khách hàng,
nguồn vốn thanh toán thư tín dụng trong mức phán quyết tín dụng của chỉ nhánh do Tổng giám đốc giao Những thư tín dụng vượt hạn mức tự động của chi nhánh được
kiểm soát lại tại Hội sở chính
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh số và số lượng thư tín dụng phát hành, cơ câu hàng hoá nhập khẩu thanh toán qua BIDV cũng thay đổi qua các năm theo xu hướng đa dạng hoá Nếu trong những năm mới hoạt động, mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị do các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực
Trang 26- 26 -
hàng xuất bằng thư tín dụng hầu như không có Bởi vì các khách hàng truyền thống
của BIDV hầu như không hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Hoạt động nhập
khẩu chủ yếu là để phục vụ chính nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ, không phải nhằm mục đích thương mại Ý thức được khó khăn này, BIDV đã cô gang nâng cao chất lượng địch vụ TTQT đề xây đựng được uy tín tốt, thu hút các khách hàng mới sử dung dich vu TTQT tai Ngan hang Két qua la doanh số hoạt động thanh toán xuất khẩu nói chung và thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng đã tăng mạnh qua các năm (Bảng 2.2)
Trong phương thức thanh toán này, vẫn đề quan trọng nhất là phải xem xét kỹ các điều khoản, điều kiện của thư tín dụng, về khả năng đòi tiền từ ngân hàng phát hành thư tín dụng và mức độ hoàn hảo của bộ chứng từ đòi tiền Vì vậy ngay từ bước
thông báo thư tín dụng, BIDV đã tư vấn cho khách hàng để chỉnh sửa những điều khoản bất lợi đảm bảo khả năng lập được bộ chứng từ đòi tiền hoàn hảo nhất
Nhằm đa đạng hoá dịch vụ cung cấp và hỗ trợ các khách hàng trong hoạt động xuất khẩu, BIDV đã xây dựng cơ chế chiết khấu chứng từ hàng xuất có truy đòi
Chiết khấu chứng từ hàng xuất là hình thức BIDV ứng trước trị giá bộ chứng từ cho
hàng xuất khi ngân hàng phát hành thanh toán Nghiệp vụ này giúp cho khách hàng rút ngăn thời gian vốn bị đọng, tăng nhanh vòng quay của vốn, đặc biệt đối với những
khách hàng có trị giá bộ chứng từ lớn như xuất khẩu than, gạo Hiện nay BIDV đã thực hiện chiết khấu tối đa 95% trị giá bộ chứng từ đối với thư tín dụng trả ngay, 85% trị giá bộ chứng từ đối với thư tín dụng trả chậm và được nhiều khách hàng sử dụng
dịch vụ này
Cơ cấu hàng xuất thanh toán qua BIDV ngày một đa dạng Trước đây, các mặt hàng xuất khâu qua BIDV chủ yếu là hàng gia công giầy đép, sản phẩm may mặc, là
kết quả của việc đầu tư nhập khẩu dây truyền thiết bị của Ngân hàng thì hiện nay mặt
hàng đã thay đổi theo cơ cấu đầu tư của Ngân hàng như thuý sản, gạo, cao su, cà phê, than, lâm sản
2.2.2.2 Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu q Nhờ thu trơn:
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán trong đó khách hàng nhờ ngân hàng