1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu sự phát thải formaldehyde ra môi trường không khí của một số nguồn gây ô nhiễm điển hình

63 616 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định được nồng độ formaldehyde trong phòng có chứa các nguồn gây phát thải điển hình; - Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu nồng độ của formaldehyde trong phòng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

===========o0o===========

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1 Tên khóa luận: “Nghiên cứu sự phát thải formaldehyde ra môi trường không khí của một số nguồn gây ô nhiễm điển hình”

2 Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Hà

3 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Văn Năng

4 Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định được nồng độ formaldehyde trong phòng có chứa các nguồn gây phát thải điển hình;

- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu nồng độ của formaldehyde trong phòng

có các nguồn gây ô nhiễm

5 Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu một số nguồn điểm tiềm năng gây phát thải chất formaldehyde;

- Đánh giá sự phát thải formaldehyde ra không khí trong phòng từ các nguồn

+ Tác động của formaldehyde trong không khí trong nhà đến sức khỏe

- Sự phát thải của formaldehyde trong không khí tại 1 số phòng, cơ sở dịch

vụ

Trang 2

+ Khảo sát quy trình xác định HCHO bằng phương pháp so màu quang điện theo phương pháp 3500 của NIOSH

+ Nồng độ formaldehyde trong phòng thí nghiệm

+ Nồng độ formaldehyde trong cửa hàng đồ gỗ nội thất

- Sự phát thải của formaldehyde trong cửa hàng rèm cửa

+ Nồng độ formaldehyde trong cửa hàng vật liệu Cát Tường

+ Nồng độ formaldehyde trong khói thuốc lá

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm tới sự phát thải formaldehyde trong nhà + Bước đầu áp dụng 1 số quy chuẩn, tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm formaldehyde trong phòng tại điểm quan trắc

- Biện pháp kiểm soát nồng độ formaldehyde

+ Nguyên tắc chung của phương pháp chống ô nhiễm không khí trong phòng

+ Biện pháp phòng chống formaldehyde

+ Xử lý formaldehyde bằng thực vật

* Kết luận

Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành những kiến thức và kĩ năng đã học sau bốn năm học tập và rèn luyện, được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Bộ môn Quản lý Môi trường, em thực hiện khóa luận

tốt nghiệp “Nghiên cứu sự phát thải formaldehyde ra môi trường không khí của một số nguồn gây ô nhiễm điển hình”

Nhân dịp này, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:

Toàn thể các thầy cô giáo của khoa QLTNR & MT và Bộ môn Quản lý Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận này

Thầy giáo hướng dẫn Th.S Bùi Văn Năng đã định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ

em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc với những tình cảm, sự động viên cổ vũ của gia đình, những người thân và bạn bè đã dành cho em trong suốt thời gian học tập và quá trình thực hiện đề tài

Do bản thân còn những hạn chế nhất định về mặt chuyên môn thực tế, thời gian thực hiện đề tài không nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong khóa luận Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2012

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Hà

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Ô nhiễm không khí trong nhà 3

1.2 Ô nhiễm không khí trong nhà từ formaldehyde 5

1.2.1 Sơ lược về formaldehyde 5

1.2.2 Nguồn gây nhiễm không khí formaldehyde trong nhà 8

1.2.3 Tiêu chuẩn formaldehyde trong không khí trong nhà 9

1.3 Những nghiên cứu ngoài nước 9

1.4 Những nghiên cứu trong nước 13

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 14

2.2 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 14

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 14

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 14

2.3 Nội dung nghiên cứu 14

2.4 Phương pháp nghiên cứu 15

2.4.1 Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp 15

2.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 15

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 19

2.2.4 Phương pháp so sánh, đánh giá 20

Trang 5

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

3.1 Một số nguồn điểm phát thải formaldehyde và độc tính của formaldehyde21 3.1.1 Đặc điểm nguồn phát thải formaldehyde 21

3.1.2 Tác động của formaldehyde trong không khí trong nhà đến sức khỏe 25

3.2 Sự phát thải của formaldehyde trong không khí tại 1 số phòng, cơ sở dịch vụ 26

3.2.1 Khảo sát quy trình xác định HCHO bằng phương pháp so màu quang điện theo phương pháp 3500 của NIOSH 27

3.2.2 Xác định nồng độ formaldehyde trong phòng thí nghiệm 30

3.2.3 Xác định nồng độ formaldehyde trong cửa hàng đồ gỗ nội thất 31

3.2.4 Sự phát thải của formaldehyde trong cửa hàng rèm cửa 33

3.2.5 Xác định nồng độ formaldehyde trong cửa hàng vật liệu Cát Tường 34

3.2.6 Xác định nồng độ formaldehyde trong khói thuốc lá 35

3.2.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm tới sự phát thải formaldehyde trong nhà36 3.2.8 Bước đầu áp dụng 1 số quy chuẩn, tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm formaldehyde trong phòng tại điểm quan trắc 38

3.3 Biện pháp kiểm soát nồng độ formaldehyde 40

3.3.1 Nguyên tắc chung của phương pháp chống ô nhiễm không khí trong phòng 41

3.3.2 Biện pháp phòng chống formaldehyde 43

3.3.3 Xử lý formaldehyde bằng thực vật 44

Chương 4 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 46

4.1 Kết luận 46

4.2 Tồn tại 46

4.3 Khuyến nghị 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia NCI National Cancer Institute

Viện Ung thƣ Quốc gia NIOSH National Institute for Occupational Safety and Health

Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp ONKK Ô Nhiễm không khí

OSHA An toàn nghề nghiệp và Sức khỏe

Occupational Safety and Health Administration

PF Phenol – formaldehyde

SS Sidestream smoke

Dòng khói phụ

UF Ure –formaldehyde

Trang 7

US.EPA US environmental protection Agency

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ VOCs Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

VSATLD Vê sinh an toàn lao động

WHO World Helth Organization

Tổ chức y tế thế giới

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các nghiên cứu về nồng độ formaldehyde trong không khí ở trong nhà 12 Bảng 2.1 Địa điểm lấy mẫu 17 Bảng 3.1 Tác động đến sức khỏe của formaldehyde ở nồng độ khác nhau 25 Bảng 3.2 Kết quả đo độ hấp thụ quang của các mẫu chuẩn 28 Bảng 3.3 Nhiệt độ và độ ẩm tại thời điểm quan trắc trong phòng thí nghiệm Bảo vệ thực vật rừng 30 Bảng 3.4 Nồng độ formaldehyde trong không khí tại phòng nghiệm Bảo vệ thực vật rừng 31 Bảng 3.5 Nhiệt độ và độ ẩm tại thời điểm quan trắc trong cửa hàng nội thất đồ gỗ ép 32 Bảng 3.6 Nồng độ formaldehyde trong không khí tại cửa hàng đồ nội thất gỗ ép32 Bảng 3.7 Nồng độ formaldehyde trong không khí tại cửa hàng rèm cửa 33 Bảng 3.9 Lấy mẫu 1h tại thời điểm khác nhau trong ngày 36 Bảng 3.10 Tiêu chuẩn HCHO của các nước trên thế giới 39

Trang 8

DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Máy so màu quang điện và bồn nhiệt sử dụng trong phân tích Formaldehyde

27

Hình 3.2 Đường chuẩn và phổ hấp thụ phân tử, λmax = 565 nm 28

Hình 3.3 Khoảng tuyến tính nồng độ của formaldehyde 29

Hình 3.4 Biểu đồ đường chuẩn của formaldehyde 29

Hình 3.5 Mẫu không khí được lấy tại phòng thí nghiệm 30

Hình 3.6 Mẫu không khí được lấy tại cửa hàng nội thất 32

Hình 3.7 Mẫu không khí được lấy cửa hàng rèm cửa 33

Hình 3.8 Mẫu không khí được lấy cửa hàng vật liệu 34

Hình 3.9 Mẫu không khí được lấy trong khói thuốc lá 35

Hình 3.10 Biểu đồ so sánh giá trị trung bình mẫu thu được với tiêu chuẩn 39

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, khi nhắc tới “ô nhiễm không khí” đa số mọi người đều nghĩ tới

những nguồn gây ô nhiễm từ khí thải công nghiệp, khói xe ô tô, rác thải Trong khi đó, rất ít người biết được những vật dụng hằng ngày trong ngôi nhà cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể cho ngôi nhà của chúng ta Nhiều người vẫn nghĩ rằng không khí ngoài trời ô nhiễm hơn không khí ở trong nhà, nhưng trên thực tế thì lại không đúng như vậy Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), mức độ ô nhiễm

Trang 9

không khí trong nhà thường cao gấp 2 đến 5 lần so với ngoài trời, thực tế con số này còn có thể lớn hơn Ngoài ra một vài nghiên cứu cho thấy, thời gian sống của nhiều người chủ yếu là ở trong nhà, có thể từ 80 – 90% đối với cán bộ làm việc trong các văn phòng và thường là 50% đối với những người làm việc trực tiếp ngoài trời hoặc sản xuất trực tiếp Như vậy có thể thấy con người tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong nhà lâu hơn, nồng độ cao hơn so với ngoài trời Vì vậy, cần thiết phải quan tâm đến chất lượng không khí trong nhà Những chất gây ô nhiễm trong nhà xuất hiện từ những sản phẩm vật dụng phục vụ cuộc sống của chúng ta như: các thiết bị, đồ đạc nội thất, thảm, sơn tường, các loại hóa chất tẩy rửa… những thứ có thể thải ra môi trường các loại khí độc khó bị phát hiện Các khí này tích tụ lại do không khí kín gió, ít lưu thông nên có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, từ những bệnh về đường hô hấp cho đến ung thư Những chất gây ô nhiễm nguy hiểm được quan tâm nhiều nhất hiện nay là formaldehyde (HCHO), benzen (C6H6), amoni (NH3) và radon (Rn) Trong đó, formaldehyde là chất đáng

sợ nhất vì nó là chất gây ung thư đối với con người, mặt khác nó được sử dụng để sản xuất các loại vật liệu xây dựng và đồ dùng gia đình Các loại vật dụng này càng được sử dụng nhiều hơn trong các không gian sống của con người Chất này phát tán dần vào không khí trong nhà trong nhiều năm

Mặc dù nguy cơ gây ô nhiễn và khả năng phơi nhiễm của con người với chất này cao nhưng cho đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về nồng độ chất này trong các môi trường làm việc, trong nhà Chính vì vậy em thực hiện khóa

luận: “Nghiên cứu sự phát thải formaldehyde ra môi trường không khí của một số nguồn gây ô nhiễm điển hình” nhằm đánh giá được thực trạng sự phát thải ra môi

trường không khí trong nhà của chất này từ các vật dụng sử dụng trong gia đình để

từ đó tìm ra các giải pháp giảm thiểu nồng độ của formaldehyde trong phòng có các nguồn gây ô nhiễm

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Ô nhiễm không khí trong nhà

Ô nhiễm môi trường ngày càng được quan tâm vì những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến sức khỏe con người Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng, ô nhiễm ngoài trời có tác động mạnh hơn ô nhiễm trong nhà nhưng thực ra điều chúng ta vẫn nghĩ chỉ là sự lầm tưởng Theo một nghiên cứu của Mỹ, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 2 – 5 lần so với ngoài trời Gần đây, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Trung Quốc vừa công bố một báo cáo về tình trạng

ô nhiễm không khí, cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong nhà thậm chí còn lớn gấp 5 – 10 lần so với không khí ngoài trời Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng

đã chỉ ra, ô nhiễm không khí trong nhà được đánh giá là vấn đề nghiêm trọng nhất,

vì có tới 90% hoạt động của con người diễn ra trong nhà Như vậy sau hơn 30 năm cải thiện chất lượng không khí ngoài trời, đến lượt chất lượng không khí trong nhà trở thành vấn đề đáng được quan tâm

Ô nhiễm không khí trong nhà được hiểu là do các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học của không khí ở bên trong ngôi nhà cao hơn mức bình thường và có tác động bất lợi đến sức khỏe Ô nhiễm không khí trong nhà là cụm từ nói chung về sự

ô nhiễm trong nhà ở, phòng làm việc, lớp học, nhà xưởng, Không khí trong nhà ô nhiễm thường không được để ý và khó nhận biết Điều này có thể do ngôi nhà được làm kín, ít thông thoáng nên các nhân tố gây ô nhiễm tích tụ làm nồng độ ngày càng cao Con người ở trong môi trường đó đã quen dần nên khó cảm nhận được mối nguy hại đang gặp phải Sinh sống và làm việc thường xuyên trong bầu không khí ô nhiễm làm cho con người không thoải mái, mệt mỏi, sức khỏe dần

Trang 11

giảm sút Khi không khí trong nhà bị ô nhiễm có thể gây tổn thương đến đường hô hấp, niêm mạc hoặc tích tụ trong cơ thể gây ra các bệnh đối với gan và các bộ phận khác

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và khoa học kĩ thuật, hiện nay ô nhiễm không khí trong nhà được cho là mối de đọa lớn nhất đối với sức khỏe con người Người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ là nhóm người bị tổn thương nhiều nhất vì

họ có nhiều thời gian ở trong nhà hơn Đối với các nước đang phát triển vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà lại càng đặc biệt quan trọng Kết cấu nhà ở nhiều nước không khoa học, thiếu thông thoáng Nhà ở chật chội là yếu tố tạo điều kiện cho mối nguy hiểm tăng lên Nhiều nước ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện phát sinh các tác nhân gây ô nhiễm, gây độc trong nhà Năm 1992, Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí trong nhà ở các nước đang phát triển là một trong bốn vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất toàn cầu Trung bình mỗi ngày mức ô nhiễm phát ra từ trong nhà thường vượt hơn so với những số liệu mà tổ chức WHO chỉ ra và đã được thừa nhận Hiện tại các nước đang phát triển, nguồn ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu do đốt nguyên liệu từ than củi, rơm rạ, phân gia súc, để sưởi và đun nấu Sử dụng những nguyên liệu này có thể phát sinh lượng bụi hô hấp gấp 1 – 100 lần so với dùng gas hoặc kerosene và hàng trăm loại hóa chất khác nhau Những ảnh hưởng chính đến sức khỏe cộng đồng theo WHO, là viên đường hô hấp cấp tính ở trẻ em, tắc nghẽn phổi mãn tính và ung thư phổi Các bệnh con người mắc phải do ô nhiễm không khí trong nhà gọi chung là “bệnh nhà kín”

Trong nhà có nhiều tác nhân ô nhiễm là do: không gian trong nhà là một khối khí đóng, nhiều người cùng thở, cùng sinh hoạt và làm việc (nấu ăn, làm việc, bài tiết, ) trong đó Mặt khác, còn có rất nhiều các thiết bị và đồ đạc hoạt động (ti

vi, tủ lạnh, máy lạnh, máy vi tính, máy in, đèn chiếu sáng, rèn cửa, đồ gỗ nội

Trang 12

thất, ) Mỗi căn nhà tương đối hẹp chỉ từ vài chục đến vài trăm mét vuông, nên nền không khí trong nhà sẽ “đặc quẹo” hơn không gian ngoài môi trường

Các nguồn gây ô nhiễm chính trong nhà bao gồm:

- Phóng xạ radon từ nền đất đá

- Khói thuốc lá khi nhà có người nghiện thuốc

- Phấn hoa và nấm mốc lâu ngày nơi các kẽ tường

- Khói bếp hay lò sưởi

- Các hóa chất dùng để tẩy rửa, lau chùi chưa nhiều benzen, methylen chriod

và perchloroethylen

- Formaldehyde trong đồ gỗ nội thất, rèm cửa

- Amiăng từ mái lợp fibrocement

- Chất chì bay hơi ra khi cạo rửa sơn cũ

- Bụi khuẩn nằm dưới thảm lót nhà

- Thuốc diệt côn trùng [1]

Tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà là một phạm trù rất rộng vẫn chưa được đánh giá hết Nó cần được đánh giá đầy đủ từ các yếu tố tác động khác nhau

về độc tính của từng nguồn Hiện nay trên thế giới các chất ô nhiễm trong nhà được đánh giá là nguy hiểm cao bao gồm: formaldehyde (HCHO), benzen (C6H6), amonia (NH3) và radon (Rn) Trong đó, formaldehyde là chất đáng sợ nhất vì nó phát tán dần vào không khí trong nhà trong nhiều năm và tích tụ trong cơ thể người

1.2 Ô nhiễm không khí trong nhà từ formaldehyde

1.2.1 Sơ lược về formaldehyde

Hợp chất hữu cơ formaldehyde (còn được biết đến như là mêtanal), ở điều kiện bình thường là một chất khí có mùi hăng mạnh Nó là anđêhít đơn giản nhất Công thức hóa học của nó là H2CO Formaldehyde lần đầu tiên được nhà hóa học

Trang 13

người Nga Aleksandr Butlerov tổng hợp năm 1859 nhưng chỉ được Hoffman xác định chắc chắn vào năm 1867 Formaldehyde có thể được tạo ra từ sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu chứa cacbon Có thể tìm thấy nó có mặt trong khói của các đám cháy rừng, trong khí thải ô tô và trong khói thuốc lá Trong khí quyển Trái Đất, formaldehyde được tạo ra bởi phản ứng của ánh sáng mặt trời và ôxy đối với mêtan và các hyđrocacbon khác có trong khí quyển Một lượng nhỏ formaldehyde được tạo ra như là sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất của phần lớn các sinh vật, trong đó có con người

• Tính chất vật lý

- Trạng thái vật lý: Chất khí ở điều kiện bình thường Thường hiện hữu dưới dạng dung dịch 36 – 50% (formalin); là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs – Volatile Organic Compounds);

- Màu sắc: Không màu;

- Mùi: Mùi hăng nồng, có thể phát hiện ở nồng độ 1 ppm;

- Phân tử gam: 30,03 g/mol

- Công thức phân tử: CH2O

- Công thức cấu tạo:

Trang 14

• Tính chất hóa học

- Dung dịch formaldehyde phản ứng dữ dội với các tác nhân oxy hóa rất mạnh: hydrogen peroxide (H2O2), axit perchloric (HClO4) với xúc tác anilin, kali permanganat, nitromethane (CH3NO2)

- Phản ứng với bazơ (hydroxide natri, kali hydroxit, ammonia)

- Phản ứng nổ ở khoảng 180°C với Nitrogen dioxide

- Phản ứng với axit hydrochloric tạo thành chất có độc tính cao chloromethy [(CH 2Cl)2O]

- Phản ứng trùng hợp với phenol tạo thành phenol – formaldehyde

• Độc tính

- Liều lượng gây tử vong qua đường tiêu hóa của con người là: LD50 = 0,5 –

5 g/kg

- Trong không khí, ở điều kiện bình thường, formaldehyde hiện hữu ở nồng

độ 0,03 ppm vì vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người;

- Ở mức 0,1 ppm trở lên có thể gây ho và dị ứng da;

- Ở mức 0,3 ppm có thể gây chảy nước mắt;

- Ở mức 2 – 3 ppm gây đau rát cho mắt, mũi và họng;

- Nhưng quan trọng hơn hết tổ chức IARC (International Agency for Research on Cancel) trực thuộc WHO, từ năm 2004 đã xếp formaldehyde vào

nhóm 1 các chất gây ung thư (carciogenic) cho người Formaldehyde có thể gây

ung thư vòm họng, ung thư thanh quản và các bộ phận của hệ hô hấp

• Cơ chế gây độc của khí formaldehyde

- Với đường hô hấp: khí formaldehyde đi thẳng vào khí quản tác dụng với oxi tạo axít formic Axít formic ức chế cytochrome oxidase trong hệ thần kinh làm xáo trộn dẫn truyền sợi trục, gây tăng độ axít trong máu, dẫn đến suy hô hấp và ngưng thở Ở nồng độ thấp axit formic kích thích đường hô hấp gây chảy nước mũi, lâu ngày gây viêm đường hô hấp, viêm phế quản

Trang 15

- Formaldehyde đi vào cơ thể người thông qua cơ chế hấp thụ bị động qua các

lỗ chân lông của da Nó được phân bố chủ yếu ở cơ và thấp hơn trong đường ruột, gan, và các mô khác (Bhatt et al, 1988)

- Sau khi xâm nhập vào cơ thể: Formaldehyde dễ dàng liên kết với protein, RNA và DNA sợi đơn để tạo ra DNA – protein cross – liên kết và phá vỡ DNA sợi đơn Nó phản ứng dễ dàng với đại phân tử trong tế bào, chủ yếu là tại các điểm tiếp

xúc với cơ thể (Ma & Harris, 1988), formaldehyde làm tăng cả tổng hợp DNA ở chuột (Overman, 1985) và các số nucleic và biến dị nhân tế bào biểu mô ở chuột

(Migliore et al, 1989) Đây là cơ chế gây ung thư của formaldehyde

1.2.2 Nguồn gây nhiễm không khí formaldehyde trong nhà

Các nguồn thải chính ra formaldehyde: các sản phẩm gỗ ép, đặc biệt là những sản phẩm có chứa keo dán urea – formaldehyde, là một nguồn tạo formaldehyde Những sản phẩm này bao gồm những miếng ván nhỏ để lát sàn, làm các ngăn kéo, tủ,

đồ đạc, các loại giấy dán tường Trong các nhà và văn phòng nguồn formaldehyde mạnh nhất là các tấp xốp urea – formaldehyde dùng để các nhiệt, cách âm, ốp tường hoặc vách ngăn giữa các phòng

- Vào những thập niên 60, nhiều báo cáo đã nêu ra về việc các sản phẩm về sợi, vải vóc, giấy chống thấm gây ra hiện tượng dị ứng cho người Những cảnh báo này không được chấp nhận trong những năm gần đây khi các nhà máy đang từng bước giảm lượng formaldehyde Các loại sợi sau này cũng chỉ được thêm vào một lượng rất nhỏ chất này

- Các nguồn đốt như việc đốt gỗ, dầu lửa , thuốc lá các loại khí tự nhiên và các động cơ đốt trong (như xe ô tô) cũng thải ra một lượng nhỏ formaldehyde, do

đó cũng góp phần tạo ra nguồn formaldehyde trong không khí trong nhà

- Mỹ phẩm, sơn, lớp phủ ngoài và một vài loại giấy chống thấm cũng tạo ra formaldehyde, tuy nhiên lượng formaldehyde thải ra từ sản phẩm này rất ít và nồng độ thấp vì vậy mà chỉ có một số người nhạy cảm và bị dị ứng với chúng

- Chất cách ly bọt urea – formaldehyde

Trang 16

- Các sản phẩm như thảm hay vật dụng bằng thạch cao: những sản phẩm này không chứa khi còn mới nhưng chúng lại có khả năng hút formaldehyde phát ra từ các sản phẩm khác Sau đó chúng phát trở lại chất này khi nhiệt độ, độ ẩm trong nhà thay đổi

- Formaldehyde giết chết phần lớn các loại vi khuẩn, vì thế dung dịch của formaldehyde trong nước thông thường được sử dụng để làm chất tẩy uế hay để bảo quản các mẫu sinh vật Nó cũng được sử dụng như là chất bảo quản cho các vắcxin Trong y học, dung dịch formaldehyde được sử dụng có tính cục bộ làm khô

da, chẳng hạn như trong điều trị mụn cơm Các dung dịch formaldehyde được sử dụng trong ướp xác để khử trùng và tạm thời bảo quản xác chết

Tuy nhiên, phần lớn formaldehyde được sử dụng trong sản xuất các polyme

và các hóa chất khác Khi kết hợp cùng với phenol, urê hay mêlamin, formaldehyde tạo ra các loại nhựa phản ứng nhiệt cứng Các loại nhựa này được sử dụng phổ biến như là chết kết dính lâu dài, chẳng hạn các loại nhựa sử dụng trong

gỗ dán hay thảm Chúng cũng được tạo thành dạng bọt xốp để sản xuất vật liệu cách điện hay đúc thành các sản phẩm theo khuôn Việc sản xuất nhựa từ formaldehyde chiếm hơn một nửa sản lượng tiêu thụ formaldehyde

Do nhựa formaldehyde được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, và xốp cách điện nên các vật liệu này sẽ thải formaldehyde ra rất chậm theo thời gian ra môi trường, formaldehyde là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà

1.2.3 Tiêu chuẩn formaldehyde trong không khí trong nhà

Xác định tiêu chuẩn an toàn của formaldehyde không phải việc dễ dàng Cục

An toàn nghề nghiệp và Sức khỏe (OSHA) giới hạn mức độ tiếp xúc của công nhân trong thời gian 1 ca làm việc 8 giờ mỗi ngày với nồng độ formaldehyde 0,1 ppm Tất nhiên tiêu chuẩn nghề nghiệp không dùng để ngoại suy ra mức an toàn cho những người sống trong những căn nhà có một hàm lượng nào đó với thời gian

từ 14 đến 24 giờ/ngày, 7 ngày một tuần, lại không chỉ là người lớn tuổi khỏe mạnh

Trang 17

mà còn cả người già và trẻ em Tuy vậy, ở một số nước đã có tiêu chuẩn chất lượng không khí về hàm lượng formaldehyde như Đan Mạch, Hà Lan, CHLB Đức và Italia Các tiêu chuẩn đó vào khoảng 0,10 ppm và mục tiêu là 0,05 ppm Mỹ chưa

có tiêu chuẩn formaldehyde đối với không khí trong nhà Hiệp hội Kỹ sư xây dựng đưa ra tiêu chuẩn tự nguyện 0,10 ppm và riêng bang California là 0,05 ppm.[1]

1.3 Những nghiên cứu ngoài nước

Hiện nay trên thế giới ô nhiễm không khí trong nhà đặc biệt là khí formaldehyde được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu liều lượng, mức

độ ảnh hưởng của khí với người dân ở những nguồn điểm khác nhau Khi formaldehyde có mặt trong không khí vượt mức quá 0,1 ppm, người ta có thể thấy được sự ảnh hưởng tới sức khỏe chẳng hạn như chảy nước mắt, cảm giác nóng mắt, mũi và cổ họng, ho, thở khò khè, buồn nôn và kích ứng da Tùy vào độ nhạy cảm khi tiếp xúc với formaldehyde, một số người vẫn bình thường ở mức nồng độ

đó

Formaldehyde có thể gây ung thư, minh chứng là những nghiên cứu bởi các nhà khoa học đối với sinh vật thử nghiệm Năm 1980, phòng thí nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc với formaldehyde có thể gây ra ung thư mũi ở chuột Phát hiện này nêu lên câu hỏi liệu formaldehyde tiếp xúc cũng có thể gây ra ung thư ở người Năm 1987, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) phân loại formaldehyde như một chất gây ung thư có thể xảy ra trong điều kiện tiếp xúc cao bất thường hoặc kéo dài Kể từ đó, một số nghiên cứu của công nhân công nghiệp

đã cho rằng tiếp xúc với formaldehyde có liên quan với bệnh ung thư mũi, và có thể bị bệnh bạch cầu Năm 1995, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (IARC) kết luận rằng, formaldehyde là một chất có thể gây ung thư Tuy nhiên, trong một đánh giá lại các dữ liệu hiện có trong tháng sáu năm 2004, cơ quan IARC phân loại formaldehyde như một chất gây ung thư

Mối liên hệ giữa formaldehyde và ung thư đã được tiến hành nghiên cứu từ những năm 1980, do Viện Ung thư Quốc gia (NCI) tiến hành nghiên cứu để xác

Trang 18

định xem có mối liên quan giữa phơi nhiễm nghề nghiệp với formaldehyde và tăng nguy cơ ung thư Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp cho EPA và cơ quan An toàn nghề nghiệp và Sức khỏe (OSHA) với thông tin để đánh giá ảnh hưởng sức khỏe tại nơi làm việc tiếp xúc với formaldehyde Một số nghiên cứu của NCI đã tìm thấy rằng giải phẫu sinh học và ướp xác, nghề nghiệp với tiềm năng tiếp xúc với formaldehyde có nguy cơ gia tăng bệnh bạch cầu và ung thư não so với dân số nói chung Năm 2003, một số nghiên cứu đã được hoàn thành trong số các công nhân tiếp xúc với formaldehyde Một nghiên cứu tiến hành bởi NCI, phân tích 25.619 công nhân trong các ngành công nghiệp formaldehyde và ước tính mỗi công nhân tiếp xúc với formaldehyde trong khi tại nơi làm việc Các phân tích cho thấy tăng nguy cơ tử vong do bệnh bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu myeloid trong số những công nhân tiếp xúc với formaldehyde Một nghiên cứu khác với 14.014 công nhân dệt may được thực hiện bởi Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH) cũng tìm thấy mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc với formaldehyde và tử vong do bệnh bạch cầu Tuy nhiên, một nghiên cứu khác về 11.039 công nhân ngành công nghiệp của Anh không tìm thấy mối liên quan giữa phơi nhiễm formaldehyde tích lũy và tử vong do bệnh bạch cầu

Formaldehyde trải qua những thay đổi hóa học nhanh chóng ngay sau khi hấp thụ Vì vậy, một số nhà khoa học nghĩ rằng tác động của formaldehyde ảnh hưởng hơn so với đường hô hấp trên là không Tuy nhiên, một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy HCHO có thể ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết và máu Dựa trên các dữ liệu dịch tễ học từ nghiên cứu thuần tập và các dữ liệu thử nghiệm từ phòng thí nghiệm nghiên cứu, các nhà điều tra NCI đã kết luận rằng tiếp xúc với formaldehyde có thể gây ra bệnh bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu myeloid trong con người Tuy nhiên, kết quả không phù hợp từ các nghiên cứu, nên cần nghiên cứu thêm trước khi được rút ra kết luận rõ ràng

Salthammer (2010), đã trình bày một đánh giá toàn diện về các nguồn formaldehyde và mức độ được tìm thấy trong môi trường trong nhà Dựa trên việc

Trang 19

kiểm tra của nghiên cứu quốc tế được thực hiện năm 2005, sau đó họ kết luận rằng việc tiếp xúc trung bình của người dân với formaldehyde là 20 đến 40 μg/m3

trong điều kiện sống bình thường [7]

Trong nhà formaldehyde bay hơi từ các sản phẩm gỗ ép, thảm, vải, vật liệu cách nhiệt, sơn tường, túi giấy, cùng với lượng khí thải từ lò đốt gas, máy sưởi dầu lửa và thuốc lá Nhìn chung, nguồn không khí trong nhà chính của HCHO có thể được môi tả: là những nguồn khí thải cao nhất khi sản phẩm mới với giảm phát thải theo thời gian Gilbert (2006), đã nghiên cứu 96 ngôi nhà trong thành phố Quebec, Canada và tìm thấy mức độ cao trong nhà với gỗ mới hoặc đồ nội thất mới mua trong vòng 12 tháng Một bản tóm tắt dữ liệu trong nhà được cung cấp trong bảng 1.1 Kết quả khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm nhà ở và ngày nghiên cứu

Bảng 1.1 Các nghiên cứu về nồng độ formaldehyde

trong không khí ở trong nhà [7]

Hare, 1996 30 ngày sau khi lắp đặt,

sử dụng đồ gỗ ép

42−

540 Gammage và

Những ngôi nhà lưu động không phản ánh về

60−

144 30− 84

120−

1080

12−

4080 12− 204 0− 5040

Trang 20

CLKK Những ngôi nhà lưu động

1032

300 Hawthorne,1986 18

11

11

40

Nhà thường 0 – 5 năm Nhà thường 5 – 10 năm Nhà thường >15 năm Nhà công cộng

96

48

36

72 24− 480 U.S EPA, 1987 560 Không phản ánh, nhà

thường, ngẫu nhiên Không phản ánh, nhà lưu động, ngẫu nhiên

151 Nhà khu dân cư (Canada) 35 0 – 148

Zhang,1994a, b 6 Khu dân cu, trải thảm,

nhà không hút thuốc

66 42− 89

90,0 Shah và Singh, 1988 315 Khu dân cư và thương

mại

59 23− 89

Krzyzanowski, 1990 202 Nhà thông thường 31

1.4 Những nghiên cứu trong nước

Các chuyên gia cảnh báo rằng ô nhiễm không khí trong nhà đang ở mức báo động Thạc sĩ Nguyễn Trinh Hương thuộc viên nghiên cứu Khoa học Kĩ thuật Bảo

hộ Lao động Việt Nam đưa ra nhận định “nếu xét về mức độ tác động đến sức khỏe con người so với các loại ô nhiễm khác, thì ô nhiễm không khí trong nhà có tỷ lệ tử vong cao nhất” Hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về sự nguy hại

của ô nhiễm không khí trong nhà Theo bà Hương, các yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe người lao động như bụi, hơi khí độc, hóa chất, sinh vật, tiếng ồn, rung động, gánh nặng, và tư thế lao động, thì nhóm yếu tố gây ô nhiễm mỗi trường nơi

Trang 21

làm việc ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe Nhóm yếu tố này gồm bụi, hơi khí độc, hơi hóa chất Ngoài ra, GS.TSKH Lê Huy Bá cũng đã nêu về tình trạng ô

nhiễm không khí trong nhà qua công trình “Độc học môi trường” Ông đã chỉ ra

nguồn gốc của các tác nhân và những tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà Formaldehyde cũng là một trong các khí được ông đánh giá rất chi tiết cụ thể về độc tính của nó đối với con người

Hiện nay, ở nước ta việc nghiên cứu về khí formaldehyde trong nhà chưa được tiến hành, mặc dù trên thế giới đã có và đánh giá chính xác độc tính của nó đối với con người Vì vậy cần phải có những nghiên cứu về tính độc hại của các chất ô nhiễm trong phòng nói chung và formaldehyde nói riêng, đặc biệt là xác định được hàm lượng của nó để có biện pháp kiểm soát Vì con người sống chủ yếu trong những ngôi nhà và thường xuyên tiếp xúc, đối mặt với nguồn khí độc hại

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là:

- Xác định được nồng độ formaldehyde trong phòng có chứa các nguồn gây phát thải điển hình;

- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu nồng độ của formaldehyde trong phòng

có các nguồn gây ô nhiễm

Trang 22

2.2 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Phòng thí nghiệm trường Đại học Lâm nghiệp, một số cơ sở buôn bán đồ nội thất gỗ ép, rèm cửa, tấm cách âm cách nhiệt và trong khói thuốc lá

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu được thực hiện trong khu vực thị trấn Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội và phường Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội Vấn đề nghiên cứu được khảo sát tại các nguồn điểm có khả năng phát thải ra formaldehyde như: phòng thí nghiệm trường Đại học Lâm nghiệp, một số cơ sở buôn bán đồ nội thất, rèm cửa, tấm cách âm cách nhiệt và trong khói thuốc lá

2.3 Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu trên khóa luận tập chung giải quyết các nội dung chính sau:

- Nghiên cứu một số nguồn điểm tiềm năng gây phát thải chất formaldehyde;

- Đánh giá sự phát thải formaldehyde ra không khí trong phòng từ các nguồn

có tiềm năng;

- Đề xuất giải nhằm kiểm soát nồng độ formaldehyde trong phòng có một số nguồn gây phát thải điển hình

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp

Đây là phương pháp nhằm giảm bớt thời gian và công việc ngoài thực địa, trong phòng thí nghiệm Phương pháp này rất cần thiết và được nhiều người sử dụng trong quá trình nghiên cứu Từ các tài liệu thu thập được giúp đề tài tổng kết lại các kinh nghiệm và kế thừa có chọn lọc thành nghiên cứu từ trước đến nay

Những tài liệu cần thu thập được bao gồm:

Trang 23

- Phương pháp 3500 do NIOSH ban hành

- Sách báo, luận văn, tạp trí và các trang Web…

- Tình hình sử dụng các đồ dùng có phát thải formaldehyde tại khu vực của người dân

2.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

2.4.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường

Việc điều tra, khảo sát khu vực lấy mẫu sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá

sự có mặt của formaldehyde tại địa điểm lấy mẫu Điều tra nhằm đánh giá tình hình sử dụng các loại đồ nhựa, rèn cửa, tấm cách âm cách nhiệt, gỗ ép,… tại các hộ gia đình, công sở hay tại các cửa hàng buôn bán Xác định được những điểm lấy mẫu đại điện để tiến hành đo đạc nồng độ formaldehyde trong không khí trong phòng

Quá trình điều tra chủ yếu dựa trên 2 hình thức sau:

- Quan sát mô tả định tính

- Phỏng vấn cộng đồng dân cư tại khu vực, phương pháp này chủ yếu dựa vào hình thức trò chuyện thân mật giữa người phỏng vấn với người dân và cán bộ lãnh đạo địa phương Mục đích nhằm thu thập, bổ sung thông tin, kiểm tra lại những thông tin đã thu thập được

2.4.2.2 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển tới phòng thí nghiệm

Thiết bị và thuốc thử

Thiết bị: + Máy lấy mẫu khí

+ Máy đo quang phổ UV – VIS + Bình tam giác, bình định mức, pipet

Thuốc thử: + Dung dịch NaHSO3 1%

+ Axít chromotropic 1%

Trang 24

+ H2SO4 96%, + Dung dịch HCHO bán trên thị trường nồng độ từ 37 - 40% + H2SO4 0.01 mol/l

+ NaOH 0.01 mol/l + Dung dịch I2 0.05 N + Dung dịch Na2S2O3 0.1mol/l + Dung dịch hồ tinh bột

Vị trí lấy mẫu

- Khi lấy mẫu không khí trong nhà cần tiến hành quan trắc các thông số độ

ẩm và nhiệt độ không khí Vì nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ của formaldehyde trong phòng

- Thời gian lấy mẫu: thường là 8 giờ liên tục theo giờ làm việc:

+ Buổi sáng lấy từ 7 giờ đến 11 giờ

+ Buổi chiều từ 13 giờ đến 5 giờ

Hoặc thời gian con người sống và hoạt động trong nhà

- Vị trí lấy mẫu: mẫu được lấy ngay tại phòng chứa các vật liệu phát thải

formaldehyde trên sàn 1,2 đến 1,5 m và khoảng cách đến cửa sổ khoảng 1,5 m

- Điểm lấy mẫu và số lượng mẫu

Bảng 2.1 Địa điểm lấy mẫu

lấy mẫu

1 Phòng thí nghiệm bảo vệ thực vật rừng – ĐHLN 4

2 Cửa hàng nội thất Lợi Nhung – Xuân Mai – Hà Nội 2

Trang 25

3 Đồ gỗ nội thất Thắng lập – Xuân Mai – Hà Nội 2

4 Cửa hàng vật liệu Cát Tường – Quang Trung – Hà

5 Cửa hàng rèm cửa Phương Oanh – Quang Trung –

6 Phòng thí nghiệm phân tích môi trường – ĐHLN

(lấy mẫu formaldehyde có trong khói thuốc lá) 1

Quy trình lấy mẫu và bảo quản mẫu

Việc lấy mẫu được thực hiện theo quy trình của phương pháp 3500 do NIOSH ban hành:

1 Hiệu chỉnh máy bơm

2 Chuẩn bị 2 impinger, cho vào mỗi inpinger 20ml NaHSO3 1% Sau đó nối tiếp 2 impinger với nhau và nối tiếp với máy

3 Tốc độ dòng lấy mẫu khí 1l/ phút, thời gian lấy mẫu trong 8 giờ liên tục

4 Chuyển toàn bộ lượng mẫu từ impinger vào chai thủy tinh tiện cho việc vận chuyển và bảo quản

Chú ý: Bộ lọc PTFE là cần thiết khi mẫu được lấy tiến hành trong một môi trường bụi bặm, có thể đóng góp hoặc gây nhiễu tích cực hay tiêu cực đến các phương pháp sử dụng impinger kép để bảo đảm thu hiệu quả Formaldehyde Trong quá trình bảo quản và vận chuyển mẫu tránh sự nhiễm bẩn

• Lấy mẫu khí trong khói thuốc lá

Việc lấy khói thuốc lá khác hơn so với toàn bộ việc lấy các mẫu khí khác: Trong công đoạn 2 sử dụng thêm 1 inpinger nữa, tức là sẽ có 3 impinger nối tiếp

Trang 26

với tỷ lệ thể tích lần lượt 40 – 30 – 30 ml NaHSO3 nhằm thu lượng khói hút vào trong, vận tốc dòng khí 0,5 l/phút

2.4.2.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

a) Tiến hành tạo dung dịch chuẩn và xây dựng đường chuẩn

• Tạo dung dịch chuẩn

Vì dung dịch formaldehyde bán trên thị trường có nồng độ thường đạt từ 37 – 40 % Do vậy phải chuẩn hóa lại dung dịch này để xác định chính xác nồng độ, sau đó mới sử dụng để xác định đường chuẩn Quá trình được thực hiện như sau:

- Cho 2,5 ml formaldehyde vào bình định mức 1000 ml rồi định mức tới vạch

- Lấy 20 ml formaldehyde từ bình 1000 ml cho vào bình tam giác, thêm vào

25 ml dung dịch I2 0,05N; 10ml dung dịch NaOH 1 mol/l, để trong tối 15 phút Sau

đó lấy ra cho thêm 15 ml dung dịch H2SO4 1 mol/l Lúc này dung dịch có màu vàng Đem chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0,1 mol/l; tại gần cuối điểm tương đương (dung dịch có màu vàng rơm) cho thêm 3 giọt hồ tinh bột và chuẩn độ đến khi dung dịch có màu trắng thì dừng, ghi lại thể tích dung dịch Na2S2O3 0,1 mol/l

đã tiêu tốn Tính toán nồng độ CHCHO (mg/ml) trong dung dịch formaldehyde:

CHCHO = (mg/ml) Trong đó: Vmẫu: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng chuẩn độ mẫu

Vblank: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng chuẩn độ mẫu trắng

[Na2S2O3]: nồng độ của dung dịch Na2S2O3 (0,1mol/l)

20: thể tích của dung dịch formaldehyde

• Xây dựng đường chuẩn

Trang 27

Đường chuẩn được xác định ở các mức nồng độ 0; 0,15; 0,45; 0,75; 1,05; 1,5; 3; 6 mg/l

b) Chuẩn bị mẫu phân tích

- Chuyển dung dịch mẫu thu được từ mỗi impinger vào cốc đựng mẫu khô

và sạch, ghi lại thể tích dung dịch mẫu có trong impinger lúc trước với thể tích là

Vf (ml) và sau khi đổ vào cốc đựng mẫu Vb (ml)

- Dùng pipet lấy 4 ml dung dịch mẫu cho vào bình thủy tinh có nút nhám thể tích 25 ml

- Sau đó thêm vào bình 1 ml dung dịch C10H8O8S2 1% vào bình và hòa tan

- Thêm 6 ml H2SO4 đặc từ từ vào bình, thay các nút nhám nhẹ nhàng, lắc nhẹ dung dịch để trộn đều

- Đun nóng dung dịch ở 950C trong vòng 15 phút Sau đó lấy ra để chỗ tối ở nhiệt độ phòng từ 2 đến 3 giờ rồi mang đi đo độ hấp thụ quang

c ) Tính toán kết quả phân tích

Nồng độ formaldehyde trong không khí được tính theo công thức sau:

C = (µg/m3) Trong đó m: là hàm lượng HCHO trong toàn bộ dung dịch hấp thụ (µg)

V: là thể tích không khí hấp thụ (m3

)

m được tính theo công thức:

m = Cđ/c*Vpt*F Trong đó: Cđ/c: là nồng độ HCHO trong dung dịch mang đi so màu

được tính theo đường chuẩn (µg/ml)

Vpt: tổng thể tích dung dịch hấp thụ sử dụng tạo phức F: Tỉ lệ giữa thể tích dung dịch hấp thụ trên thể tích dung dịch phân tích

Trang 28

+ Sử dụng phần mềm Winword, Excel để xây dựng biểu đồ, đồ thị, miêu tả các mối liên quan xuất hiện trong vấn đề nghiên cứu

2.2.4 Phương pháp so sánh, đánh giá

Kết quả thu được đem so sánh với tiêu chuẩn:

- QCVN 06: 2009/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về một số chất độc

hại trong không khí xung quanh Đối với formaldehyde là 0,02 mg/m3

- QĐ: 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động Trong tiêu chuẩn 21 hoá chất – giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc, đối với formaldehyde

là 0,5 mg/m3 trung bình 8 giờ và 1 mg/m3từng lần tối đa

- Tổ chức Y tế Thế giới: nồng độ giới hạn formandehyde là 100 µg/m3 trong không khí với thời gian trung bình 30 phút

Để từ đó đánh giá rút ra kết luận về chất lượng không khí trong phòng

Trang 29

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Một số nguồn điểm phát thải formaldehyde và độc tính của formaldehyde 3.1.1 Đặc điểm nguồn phát thải formaldehyde

a) Formaldehyde trong phòng thí nghiệm

Hiện nay, trong phòng thí nghiệm Bảo vệ thực vật rừng của Trường Đại học Lâm nghiệp đang sử dụng hóa chất formaldehyde để làm chất tẩy uế hay để bảo quản các mẫu sinh vật Vì hóa chất này có khả năng giết chết phần lớn các loại vi khuẩn Mặc dù đã được bảo quản kín, nhưng do tính chất của hóa chất này có thể bay hơi ở nhiệt độ phòng và do quá trình thực hành vẫn làm phát thải ra môi trường một lượng formaldehyde trong không khí tại phòng Hiện nay phòng thí nghiệm đang sử dụng một lượng tương đối lớn dung dịch formaldehyde bán ngoài thị trường có nồng độ từ 37 – 40% để bảo quản mẫu côn trùng trong từng lọ nhỏ Ước tính có khoảng 300 – 400 lọ dựng mẫu tiêu bản đang lưu giữ tại đây Do vậy khả năng phát thải formadehyde ra không khí trong phòng là rất lớn

b) Formaldehyde trong đồ nội thất gỗ ép

Hiện nay tất cả các loại ván công nghiệp đều chứa formaldehyde Trong quá trình sản xuất gỗ ép phải sử dụng các loại keo như UF, PF… Các loại keo này tan trong nước, có tác dụng liên kết với cellulose của gỗ tạo nên độ bền, giữ hình thái, khiến tấm ván rắn chắc Khi ván này được sử dụng để làm đồ nội thất thì formaldehyde vẫn có mặt ở trong đồ dùng bằng gỗ đó, nó có khả năng phóng thích

ra không khí, phát tán và tích tụ trong nhà Đặc biệt với những ngôi nhà có hệ thống thông gió kém, nồng độ của formaldehyde có thể tăng cao gây ảnh hưởng tới

Trang 30

sức khỏe con người Vì vậy các cửa hàng đồ gỗ có khả năng phát thải khí formaldehyde

Hiện nay gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong nghành sản xuất nội thất nói chung và nội thất văn phòng nói riêng Nó có khả năng thay thế gỗ tự nhiên với những ưu và nhược điểm khác nhau Tùy vào mục đích sử dụng để người ta dùng MDF để sản xuất sản phẩm Do MDF có khả năng chịu nước kém nhưng đảm bảo không bị đàn hồi hay co ngót đồng thời với giá thành sản phẩm thấp và ván có khổ lớn đồng đều Do vậy, MDF được sử dụng nhiều trong sản xuất bàn, tủ nội thất văn phòng

Keo chất kết dính thông dụng cho sản xuất MDF cũng như các loại ván khác trong hiện nay là UF, PF, MF-UF, MF-PF Từ các nghiên cứu về MDF cho thấy,

sự thải ra formaldehyde của MDF trong qua trình sử dụng là rất cao Formaldehyde gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng khi tiếp xúc lâu dài Cho nên, pháp luật của Mỹ buộc các nhà sản xuất đồ gỗ từ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật và

EU phải cam kết dùng các loại MDF thải ra formaldehyde rất ít vào đầu năm 2009

và hoàn toàn không có formaldehyde vào 2010

c) Formaldehyde trong rèm cửa

Từ lâu, những chiếc rèm cửa đã được dùng rộng rãi trong các gia đình Rèm cửa thường được sử dụng với mục đích chính là hạn chế ánh sáng chiếu vào nhà và tạo ra khoảng không gian riêng tư cho các thành viên trong gia đình Bên cạnh đó, tùy vào nhu cầu và chất liệu mà rèm cửa còn có nhiều công dụng khác như: hạn chế nắng nóng vào mùa hè, giữ ấm cho ngôi nhà vào mùa đông, ngăn bớt khói bụi

và tiếng ồn,… Ngày nay, chiếc rèm của còn mang thêm một mục đích sử dụng không kém phần quan trọng chính là làm đẹp cho những ô cửa và tổng thể ngôi nhà

Trang 31

Có khá nhiều loại rèm khác nhau, có xuất xứ từ nhiều nước trên Thế giới như: Thụy Sĩ, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức Các loại rèm được sử dụng trong các ngôi nhà như: rèm cuốn, rèm vén, rèm roman (rèm xếp lớp), rém lá,… Chất liệu của rèm cũng rất đa dạng, từ vải, trúc, nhựa tổng hợp, đến kim loại, hạt cườm,… Những chất liệu được sử dụng nhiều nhất vẫn là vải vì đặc tính mềm mại, màu sắc và kiểu dáng phong phú phù hợp với nhiều không gian, phong cách trang trí khác nhau Việc lựa chọn một tấm rèm hợp lý cho ngôi nhà cũng đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau Cần lưu ý đến phòng chức năng để chọn tấm rèm phù hợp, vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng vừa làm đẹp không gian

Bên cạnh những hữu ích và tiện dụng từ rèm cửa mang lại thì nó cũng đang tiềm ẩn sự nguy hiểm bên trong Từ năm 2007 người ta đã phát hiện formaldehyde

có trong vải với liều lượng cao Do những tính năng mà formaldehyde mang lại, người ta sử dụng nó trong công đoạn in nhuộm và hoàn tất nhằm giữ màu và tạo liên kết ngang để chống nhăn trong khâu hoàn tất, chống nấm mốc Hiện giờ rèm cửa đang là mối quan tâm và được đánh giá cao về khả năng phát thải khí formaldehyde trong nhà

d) Formaldehyde trong khói thuốc lá

Từ trước tới nay người ta vẫn cho rằng trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện, các chất gây độc và có tới 40 chất gây ung thư Nhưng mới đây vào ngày 13/12/2010, văn phòng Tổ chức Heathbridge Canada, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe và phòng chống thuốc lá cho hay trong khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hại, trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư [10]

Để đánh giá đầy đủ độc tính của khói thuốc lá người ta chia làm 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường

Ngày đăng: 03/03/2017, 11:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w