Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, nó mang tính chất cơ bản
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp đề tài “ Đo đạc thành lập bản
đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 Tờ số 32 trên địa bàn xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô đang công tác và giảng dạy tại Cơ sở 2 - trường Đại học Lâm nghiệp Đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là giảng viên, Phan Văn Tuấn
đã tận tình hướng giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện chuyên đề
Cảm ơn đến Ban giám đốc Cơ sở 2 - trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho quá trình học tập và nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân
Cảm ơn lãnh đạo Văn Phòng Văn Ký Đất Đai tỉnh Đồng Nai cùng toàn thể cán bộ đang công tác tại đội đo đạc đã cung cấp cho tôi các tài liệu, số liệu liên quan tới chuyên đề
Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, nhất
là trong quá trình viết báo cáo nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để báo cáo được hoàn thiện hơn
Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể quý thầy cô, cùng toàn thể các học viên trong lớp C02-QLDD sức khỏe và thành đạt
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH SƠ ĐỒ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1TỔNG QUAN 2
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: 2
1.1.1 Cơ sở khoa học: 2
1.1.1.1 Các vấn đề bản đồ địa chính: 2
1.1.1.2 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính: 6
1.1.2 Cơ sở pháp lý vấn đề nghiên cứu: 6
1.1.3 Cơ sở thực tiễn: 9
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: 10
2.1.1 Mục tiêu chung: 10
2.1.2 Mục tiêu cụ thể: 10
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu: 10
2.1.4 Phạm vi nghiên cứu: 10
2.1.5 Yêu cầu đối với bản đồ địa chính được thành lập: 10
2.2 Nội dung mục lục: 10
2.3 Phương pháp nghiên cứu: 11
2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu: 11
Trang 32.3.2 Các tư liệu và thiết bị sử dụng: 11
2.3.3.Giới thiệu các phần mềm dùng trong đo đạc và thành lập BĐĐC: 13
2.3.4 Quy trình thực hiện: 14
Chương 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 16
3.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu: 16
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên: 16
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội: 17
3.2 Xây dựng thiết kế lưới khống chế đo vẽ: 19
3.2.1 Phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ: 19
3.2.1.1 Khái quát chung: 19
3.2.1.2 Yêu cầu kỹ thuật: 19
3.2.2 Công đoạn thi công luới kinh vĩ cấp 1, cấp 2: 19
3.2.2.1.Chọn điểm chôn mốc, đóng cọc: 19
3.2.2.2 Đo lưới khống chế đo vẽ: 19
3.2.3 Bình sai lưới đường chuyền kinh vĩ: 20
3.3 Đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ địa chính: 24
3.3.1 Yêu cầu trước và trong khi đo vẽ chi tiết: 24
3.3.2 Trình tự đo vẽ chi tiết: 25
3.3.3 Xử lý số liệu đo chi tiết: 25
3.4 Biên tập thành lập bản đồ địa chính: 27
3.4.1 Quy định chung: 27
3.4.2 Biên tập bản đồ: 27
3.4.2.1.Làm việc với cơ sỡ dữ liệu trị đo: 27
3.4.3 Tiếp biên và xử lý biên bản đồ: 36
Trang 43.4.4 Biên tập hoàn chỉnh BĐĐC gốc: 36
3.5 Kiểm tra nghiệm thu, giao nộp sản phẩm và đánh giá chất lượng bản đồ thành quả: 39
3.5.1 Kiểm tra ngoại nghiệp: 39
3.5.2 Kiểm tra nội nghiệp: 40
3.5.3 Giao nộp sản phẩm: 40
3.5.4 Đánh giá chất lượng bản đồ thành quả: 41
3.5.4.1.Đánh giá kết quả thực hiện: 41
3.5.4.2 Đánh giá quy trình công nghệ đo đạc thành lập BĐĐC bằng phương pháp Toàn đạc điện tử: 43
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
4.1 Kết luận 44
4.2 Kiến Nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 5DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSDL : Cơ sở dữ liệu
BĐĐC : Bản đồ địa chính
HSĐC : Hồ sơ địa chính
QSDĐ : Quyền sử dụng đất
MĐSD : Mục đích sử dụng
NĐ – CP : Nghị định – Chính phủ
CNQSDĐ : Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bộ TN & MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 16
Hình 3.2 : Giao diện phần mềm PRONET 2002 21
Bảng 3.3 Bảng thành quả tọa độ bình sai 23
Hình 3.4 Sơ đồ lưới đường chuyền 23
Hình 3.5 Trút số liệu từ máy Toàn đạc điện tử vào máy tính 26
Hình 3.6 Số liệu sau khi được xử lý 26
Hình 3.7 : Lựa chọn Seed file cho khu đo 27
Hình 3.8: Cửa sổ giao diện phần mềm Famis 28
Hình 3.9: Đánh mã đơn vị hành chính cho khu đo 28
Hình 3.10: Tạo mới một khu đo trong Famis 28
Trang 6Hình 3.11: Nhập file số liệu do chi tiết 29
Hình 3.12: Chọn file chứa sổ đo chi tiết 29
Hình 3.13: Tạo mô tả trị đo cho các điểm đo chi tiết 29
Hình 3.14: Sửa chữa các trị đo 30
Hình 3.15: Vẽ các đối tượng dạng điểm 30
Hình 3.16: Xử lý tính toán 30
Hình 3.17: Kết nối với cơ sở dữ liệu 31
Hình 3.18: Tự động tìm, sửa lỗi 31
Hình 3.19: Sửa lỗi 32
Hình 3.20: Tạo vùng 32
Hình 3.21: Tạo bản đồ địa chính 33
Hình 3.22: Tạo khung bản đồ 33
Hình 3.23: Đánh số thửa tự động 34
Hình 3.24: Gán dữ liệu từ nhãn 34
Hình 3.25: Vẽ nhãn thửa 35
Hình 3.26: Tạo bản đồ kiểm tra 35
Hình 3.27: Tạo hồ sơ kỹ thuật 38
Hình 3.28: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất 38
Hình 3.29: Trường hợp nối điểm sai 39
Hình 3.30: Tờ BĐĐC số 32 lên Google Earth 40
Hình 3.31: Mảnh BĐĐC tờ 32 xã Bình Minh sau khi được biên tập 41
Trang 7DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1: Thông số kĩ thuật của máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 235N 12
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được Đất đai còn là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các ngành kinh tế, xã hội Để quản lí và sử dụng tốt nguồn tài nguyên này, chúng ta phải làm tốt công tác đo đạc thành lập Bản đồ Địa chính
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ
sử dụng đất, nó mang tính chất cơ bản của một quốc gia Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: thống kê đất đai, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, giải quyết tranh chấp đất đai, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, cải tạo thiết kế xây dựng các điểm dân cư, quy hoạch giao thông thủy lợi…
Bản đồ địa chính xã Bình Minh được Liên hiệp Khoa học Công nghệ và Khoáng sản đo vẽ tháng 8 năm 1998 bằng phương pháp toàn đạc kết hợp công nghệ số trên hệ HN-72 Do điều kiện nguồn kinh phí khó khăn nên xã chưa được đầu tư đo vẽ bản đồ địa chính chính quy Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng như được quốc lộ 1A đi qua nên phát triển kinh tế của
xã ngày càng tăng, công tác quy hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng, giao thông, biến động và tranh đất đai ngày càng tăng Công tác quản lý Nhà nước về đất đai gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu hiện tại
Nhằm giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẻ vốn đất, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai và xác định rõ ràng ranh giới đất đai của từng chủ sử dụng trên từng thửa đất Để khắc phục điều đó nhiệm
vụ tiên quyết đầu tiên và quan trọng nhất là phải đo đạc thành lập BĐĐC Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài Chuyên đề tốt nghiệp:
“Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 Tờ số 32 trên địa bàn xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
kề của thửa đất; ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính được xác định bằng các cạnh thửa là đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc
Trang 11giới hoặc địa vật cố định Trên BĐĐC tất cả các thửa đất đều được xác định
vị trí, ranh giới (hình thể), diện tích, loại đất và được đánh số thứ tự Trên BĐĐC ranh giới thửa đất phải thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đất đó Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên (như bờ thửa, tường ngăn,…) không thuộc thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó thể hiện được bề rộng trên BĐĐC thì ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính là mép của đường ranh tự nhiên giáp với thửa đất
Loại đất:
Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất Trên bản đồ địa chính loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất theo quy định Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng sử dụng trong khi đo vẽ lập bản đồ địa chính và được chỉnh lại theo kết quả Đăng ký quyền
sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Một thửa đất trên bản
đồ địa chính chỉ thể hiện loại đất chính của thửa đất
1.1.1.1.2 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính:
Trang 12từng khu vực, phương tiện, thiết bị và nguồn tài chính phù hợp
Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng: Các thành phố lớn, các khu vực có thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao, tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500
Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hóa quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 và 1:1000
Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 và 1:2000
Đối với Tờ 32 xã Bình Minh, tỷ lệ bản đồ được chọn để đo vẽ là 1:2000
Chia mảnh, đánh số hiệu và ghi tên gọi của mảnh bản đồ gốc:
Nguyên tắc chia mảnh:
Bản đồ tỷ lệ 1:2000:
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha
Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem phụ lục 2)
Độ chính xác của bản đồ địa chính:
+ Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên BĐĐC số so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:
5cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200
7cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500
15cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
30cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
150cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
300cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000
Trang 13+ Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính in trên giấy (sau khi đã cải chính độ biến dạng của giấy in bản đồ) so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh) gần nhất không được vượt quá 0,3 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và không vượt quá 0,4 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:10000
Và các sai số theo quy định tại các Khoản 2.17, 2.18, 2.19 của Quy phạm
thành lập bản đồ địa chính 2008
Nội dung bản đồ địa chính:
+ Điểm khống chế toạ độ, độ cao Nhà nước các hạng, điểm địa chính, điểm độ cao kỹ thuật; điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo
vẽ có chôn mốc ổn định;
+ Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính các cấp; đường mép nước thủy triều trung bình thấp nhất (đường mép nước triều kiệt) trong nhiều năm (đối với các đơn vị hành chính giáp biển);
+ Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản gắn liền với đất;
+ Dân cư: yếu tố dân cư trên BĐĐC thực chất là đất ở đô thị và đất ở nông thôn
+ Thủy văn: bao gồm đường bờ (là đường giới hạn mức nước cao nhất tràn qua chảy vào đất canhh tác) và đường mép nước
+ Yếu tố giao thông: bao gồm tất cả các đường giao thông và cuối cùng
là đường ranh thửa
+ Các địa vật độc lập định hướng: trên bản đồ địa chính, các địa vật độc lập định hướng chủ yếu thuộc về các yếu tố kinh tế - xã hội, cần thể hiện trên bản đồ địa chính bằng ký hiệu đặc trưng của chúng
+ Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện);
+ Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất (nếu có)
Trang 141.1.1.2 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính:
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ, tỷ lệ bản đồ, diện tích, hình dạng, kích thước của thửa đất; mức độ đầy đủ, chính xác và độ tin cậy của các nguồn tài liệu hiện có; điều kiện thời gian, vật tư kỹ thuật, thiết bị kỹ thuật, công nghệ và trình độ của lực lượng cán bộ kỹ thuật để xác định phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc cho phù hợp
BĐĐC gốc được thành lập bằng các phương pháp chính như sau:
- Thành lập bằng các phương pháp đo đạc trực tiếp trên mặt đất hay còn gọi là phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa
- Thành lập bằng các phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay hoặc các thiết bị bay khác kết hợp với phương pháp đo vẽ bổ sung trực tiếp ở thực địa
- Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp biên tập biên vẽ và đo
vẽ bổ sung chi tiết trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ, bản đồ gốc xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai tôi chọn phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa: sử dụng máy toàn đạc để xác định đồng thời vị trí mặt bằng của các điểm địa hình, địa vật trên mặt đất tại khu vực
Dù BĐĐC gốc được thành lập bằng phương pháp nào cũng phải áp dụng công nghệ số để đo vẽ bản đồ địa chính gốc
1.1.2 Cơ sở pháp lý vấn đề nghiên cứu:
Văn bản qui phạm Pháp luật của Trung ương
Luật đất đai năm 2013
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hệ Quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam (VN-2000)
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Trang 15Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính
Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính
Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sản phẩm địa chính
Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính
Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính
Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
Văn bản do tỉnh Đồng Nai ban hành
Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Dự án điều chỉnh, bổ sung dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn
2009 - 2010, định hướng đến 2015 tỉnh Đồng Nai
Quyết định số 3618/QĐ-UBND ngày 07/11/2013 cuả UBND tỉnh Đồng Nai điều chỉnh khối lượng và tiến độ thực hiện dự án Điều chỉnh, bổ sung Dự
Trang 16án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn 2009 – 2010, định hướng đến 2015 tỉnh Đồng Nai
Quyết định số 2950/QĐ-UBND ngày 28 tháng 09 năm 2015 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Dự toán kinh phí đo đạc chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính của 10 phường, xã, thị trấn thuộc các huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Long Thành và thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 20/11/2014 v/v quy định diện tích tổi thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 29/3/2010 UBND tỉnh Đồng Nai về việc Ban hành quy chế phối hợp cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Văn bản số 1103/UBND-CNN ngày 13/02/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT ngày 14/10/2013 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Văn bản số 3637/STNMT-CCQLĐĐ ngày 08 tháng 10 năm 2014 của
Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xử lý vướng mắc trong quá trình xét, cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Văn bản số 4518/STNMT-CCQLĐĐ ngày 04 tháng 12 năm 2014 của
Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xử lý đối với các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận mà có tăng, giảm diện tích thửa đất sau khi đo đạc, lập lại bản đồ địa chính
Văn bản số 1213/UBND-CNN ngày 11 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức Văn bản số 1282/UBND-CNN ngày 13 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
Trang 17nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với cơ sở tôn giáo.
1.1.3 Cơ sở thực tiễn:
Về mặt quản lý Nhà nước: Thành lập BĐĐC nhằm quản lý hiện trạng sử dụng đất của từng thửa đất; nắm chắc được tình hình biến động về đất đai đến địa bàn cấp phường(xã)
Về mặt quản lý xã hội: việc hoàn thành bản đồ địa chính giúp cho các cấp quản lý chặc chẽ quỹ đất của địa phương, góp phần ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, mua bán, sang nhượng đất đai trái phép, ổn định tình hình đất đai tại địa phương
Về mặt quản lý kỹ thuật: Sản phẩm tờ bản đồ địa chính số 32 xã Bình Minh được lập theo tọa độ Nhà nước VN-2000, kinh tuyến trục 107o45’, múi chiếu 3o nhằm chuẩn hóa dữ liệu địa chính theo đúng quy trình, quy phạm do
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành
Trang 18Chương 2MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.1 Mục tiêu chung:
- Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Tờ số 32 trên địa bàn xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
2.1.2 Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu các công nghệ mới trong việc đo đạc thành lập BĐĐC
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho BĐĐC: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
- Đo đạc thành lập BĐĐC tỷ lệ 1:2000 có độ chính xác theo quy định của quy phạm
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố nội dung của BĐĐC như: ranh thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất…
- Quy trình thành lập BĐĐC tỷ lệ lớn bằng phương pháp toàn đạc
2.1.4 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Chuyên đề được thực hiện trong phạm vi địa giới hành chính của xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
- Phạm vi thời gian: Từ ngày 28/03/2016 đến 30/05/2016
2.1.5 Yêu cầu đối với bản đồ địa chính được thành lập:
Sản phẩm Tờ BĐĐC số 32 bản đồ địa chính xã Bình Minh được lập theo
hệ toạ độ Nhà nước VN-2000, kinh tuyến trục 107o45’, múi chiếu 3o, tuân thủ đúng quy trình, quy phạm do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
2.2 Nội dung mục lục:
Để chuyên đề nghiên cứu đạt được thì cần thực hiện các nôi dung sau:
- Xây dựng lưới khống chế đo vẽ (lưới kinh vĩ cấp 1,2)
Trang 19- Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung Bản đồ Địa chính
- Xử lý số liệu đo, tính toán bình sai
- Biên tập Bản đồ Địa chính bằng phần mềm Famis
- Kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá chất lượng sản phẩm đạt được
- Đánh giá quy trình công nghệ đo đạc lập Bản đồ Địa chính bằng phương pháp toàn đạc điện tử
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều vẽ, điều tra thực địa:
Tiến hành điều tra khảo sát thực địa khu vực bay chụp, tiến hành công tác xây dựng lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ các nội dung của bản
đồ địa chính và lấy mẫu phục vụ cho việc giải đoán ảnh và điều vẽ đối soát thực địa kiểm tra mẫu nhằm nâng cao độ chính xác khi thành lập bản đồ
Phương pháp phân tích thống kê:
Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong các nội dung nghiên cứu của đề tài Phương pháp này được vận dụng để thu thập tổng hợp tất cả các tài liệu thống kê đất đai, số liệu liên quan đến thành lập bản đồ 2.3.2 Các tư liệu và thiết bị sử dụng:
Các tư liệu:
- Bản đồ địa hình, bản đồ giải thửa và giấy tờ pháp lý liên quan…
Trang 20- Sổ bộ, hồ sơ địa chính…
Các thiết bị sử dụng:
- Máy vi tính Pentium IV, VGA card 256m, Hard Disk 80 GB, Ram 1
GB, màn hình LCD 17 inch Ngoài ra còn có máy in, dây cáp truyền tải dữ liệu từ máy toàn đạc điện tử vào máy vi tính
- Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tiến độ thi công, tổ đo đạc BĐĐC sử dụng các thiết bị phục vụ cho công tác ngoại nghiệp chủ yếu máy toàn đạc điện tử: Topcon GTS 235N, ngoài ra còn có mia gương, thước thép, thước dây Tất cả các loại thiết bị và máy móc đều được kiểm tra và hiệu chỉnh đảm bảo độ chính xác trước khi đưa vào sử dụng
-Máy Topcon GTS 235N: 3 bộ: dùng để đo lưới kinh vĩ và đo vẽ chi tiết nội dung BĐĐC
-Máy in Laserjet (máy Ao, A3, A4) : 01 cái
-Máy Scan A4, A3: : 01 cái
-Máy photocopy: : 01 cái
Bảng 1.1: Thông số kĩ thuật của máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 235N
STT Tên máy Nước
sản xuất
Độ chính xác đo góc
- Phần mềm Pronet 2002 để bình sai lưới khống chế đo vẽ
- Phần mềm T-COM1.5 để xuất/nhập dữ liệu với máy Toàn đạc điện tử
- Microstation V7, Famis 2007 được dùng để biên tập bản đồ địa chính
Trang 212.3.3.Giới thiệu các phần mềm dùng trong đo đạc và thành lập BĐĐC:
Phần mềm bình sai Pronet 2002:
Là phần mềm xử lý các số liệu trắc địa phục vụ cho đo vẽ bản đồ địa hình và địa chính Đây là phần mềm được xây dựng từ năm 1998 chuyên dụng trong việc tự động hóa công tác xử lý số liệu trắc địa trên máy tính, đặc biệt với số lượng lớn
Phần mềm chế biến máy địa chính máy toàn đạc điện tử:
Phần mềm T-COM 1.5: Là phần mềm trung gian chạy trong môi trường Window dùng để xuất/nhập dữ liệu với máy Toàn đạc diện tử Topcon GTS 235N
Phần mềm MicroStation:
Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa và thể hiện các yếu tố bản đồ Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như: Famis, IRAC, IRAB, GEOVEC, MSFC, Mrfclean, Mrffag chạy trên đó
Mirostation còn cung cấp công cụ nhập xuất (Import, Export) dữ liệu
đồ họa từ các phần mền khác qua các file (DXF), DWG
Phần mềm FAMIS:
FAMIS: Phần mềm tích hợp cho đo vẽ BĐĐC là một phần mềm nằm
trong hệ thống phần mềm chuẩn, thống nhất trong ngành địa chính, phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính
FAMIS: cho phép thực hiện các công đoạn từ việc xử lí các số liệu đo ngoại nghiệp đến việc hoàn chỉnh bản đồ địa chính
Chức năng của phần mềm FAMIS: Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm chính :
Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo:
+Quản lí khu đo
+Thu nhận dữ liệu trị đo
Trang 22+Xuất dữ liệu
Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính:
+Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau
khảo sát thiết kế kỹ thuật
Chọn lọc các yếu tố địa
chính
Hoàn chỉnh bản đồ gốc
Xác định ranh giới hành chính
Xác định ranh giới khu đo
Đo vẽ chi tiết
Kiểm tra chất lượng đo vẽ
Trang 23Để phù hợp với tình hình thực tế chúng tôi đã xây dựng và thực hiện quy trình công nghệ đo đạc BĐĐC bằng phương pháp toàn đạc cho khu đo xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai thuận theo đúng quy phạm thành lập Bản đồ Địa chính theo thông tư 25 của Bộ TN&MT có nội dung cụ thể như sơ đồ 2.2:
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ thành lập BĐĐC cho khu đo xã Bình Minh,
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Biên tập BĐĐC theo địa giới hành chính
Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đo đạc bản đồ
Kiểm tra bản vẽ gốc ngoại nghiệp, ghép biên cùng
tỷ lệ và khác tỷ lệ, chỉnh sửa
Xây dựng lưới khống chế đo vẽ các cấp, kiểm tra
Thu thập các giấy tờ pháp lý liên quan đến thửa đất, xác định ranh giới thửa cùng với chủ sử đất dụng
Vẽ lược đồ, xác định các góc ranh đất và các địa
vật khác, lập sổ điều tra dã ngoại
Chuyển số liệu đo đạc vào máy, thể hiện ranh giới pháp lý thửa đất, tính diện tích và biên tập bản đồ
địa chính gốc trên máy vi tính Khảo sát, chuẩn bị tài liệu dụng cụ đo đạc
Trang 24Chương 3
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu:
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Xã Bình Minh thuộc huyện Trảng Bom, có ranh giới hành chính tiếp giáp:
- Phía Đông giáp xã Sông Trầu, xã Quảng Tiến, Giang Điền và thị trấn Trảng Bom
- Phía Nam giáp thành phố Biên Hòa
- Phía Tây xã Bắc Sơn huyện Trảng Bom
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
xã BÌNH MINH
Trang 25Địa hình:
Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm khoảng 85% tổng diện tích toàn xã, địa hình đồi lượn sóng có độ cao từ 20m 200m bao gồm đồi đất Khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
với các loại cây hàng năm và lâu năm điển hình như: sắn dây, xoài,…
- Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mưa rất tập trung, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm, ngược lại lượng bốc hơi thấp hơn mùa khô
- Lượng mưa phân bố theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô cây cối khô cằn, phát triển kém
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất:
Chủ yếu là loại đất nâu thẩm trên Bazan, đất thịt pha cát và xám vàng granit có độ dốc nhỏ, tầng dày trung bình
Tài nguyên nước:
Xã Binh Minh có mạng lưới thuỷ hệ với mực nước phụ thuộc theo mùa, về mùa khô lưu lượng nước ít, về mùa mưa mực nước ở các sông, suối lên cao dễ gây ra ngập lụt ở một số vùng địa hình thấp Ngoài ra còn có một
số hồ tự nhiên và hồ nhân tạo điển hình như hồ sông Mây,
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội:
Đặc điểm kinh tế:
Trang 26Trong những năm gần đây kinh tế trong xã tương đối phát triển, người dân sống bằng nghề làm nương rẫy cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế cao như cao su, sắn dây và các loại cây ăn trái khác
Đặc điểm dân cư:
Mật độ dân cư phân bố không đều, dân sống tập trung ở dọc theo tuyến đường Quốc lộ 1A và các tuyến đường liên Tỉnh, liên xã, sống tập trung thành các cụm, điểm dân cư trong địa bàn xã
Đặc điểm cơ sở hạ tầng - xã hội:
Giao thông:
Hệ thống giao thông trên địa bàn xã khá đa dạng gồm giao thông bộ tuyến đường QL1A chạy ngang xã và các đường liên huyện, liên xã đều được nhựa hóa, các tuyến đường giao thông nông thôn đa số đã được trải nhựa, bê tông cao ráo, sạch sẽ thuận lợi cho người dân đi lại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
Giáo dục:
Hệ thống cơ sở trường lớp với cơ sở vật chất khang trang, phục vụ tốt cho các cấp Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non Tiếp tục duy trì và nâng cao chuẩn quốc gia chống mù chữ, phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, … Tuy nhiên xã chưa có trường Trung học phổ thông nên còn nhiều bất lợi cho các em bước vào cấp THPT do phải đi học xa
Trang 273.2 Xây dựng thiết kế lưới khống chế đo vẽ:
3.2.1 Phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ:
3.2.1.1 Khái quát chung:
Lưới khống chế đo vẽ được thành lập nhằm tăng dày mật độ điểm, đảm bảo cho công việc đo vẽ bản đồ địa chính Cơ sở để phát triển lưới khống chế
đo vẽ là các điểm đường chuyền địa chính trở lên Các điểm khống chế đo vẽ được đóng cọc gỗ hay đinh sắt và có dấu chữ thập (x) làm tâm điểm Nếu trên đường nhựa hoặc nên bê tông thì đóng đinh sắt sát xuống mặt đường
Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng chủ yếu gọn theo từng đơn vị địa phương
Vị trí các điểm lưới khống chế đo vẽ bố trí ngoài thực địa phải thuận tiện cho việc đo góc, đo cạnh và đo chi tiết sau này Điểm nên bố trí vào lề đường, các bờ lớn…và đảm bảo không cản trở giao thông
3.2.1.2 Yêu cầu kỹ thuật:
Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế đo vẽ KV1,2 tuân theo phương án kỹ thuật đã được duyệt, gồm các chỉ tiêu cơ bản như phụ lục 3.1:
3.2.2 Công đoạn thi công luới kinh vĩ cấp 1, cấp 2:
3.2.2.1.Chọn điểm chôn mốc, đóng cọc:
Chọn điểm trên cơ sở thiết kế kỹ thuật, vị trí điểm thiết kế phải đảm bảo độ ổn định lâu dài, thoáng, tầm nhìn rộng, có khả năng đo được nhiều điểm chi tiết có thể
Điểm không chế đo vẽ nếu nằm trên đường nhựa, đường cấp phối phải được đóng bằng đinh thép, nếu trên đường đất, bờ ruộng thì được đóng bằng cọc gỗ, trên có đóng đinh thép
Mốc các điểm khống chế đo vẽ được làm bằng cọc gỗ có kích thước 3
cm x 3 cm x 30 cm, mặt mốc được đóng đinh sắt nhỏ 2 mm làm tâm mốc
3.2.2.2 Đo lưới khống chế đo vẽ:
Sau khi chôn mốc ổn định tiến hành đo lưới khống chế đo vẽ: