1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa nghe nhìn

74 930 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 790,5 KB

Nội dung

Việc phát triển “văn hóa đọc” đang là một hoạt động cần thiết hiện nay mà hầu hết các thư viện đều hướng đến nhằm giúp bạn đọc có thể tiếp nhậnthông tin một cách hiệu quả và nắm bắt tri

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN

- -BÙI THỊ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN

TRƯỚC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA NGHE NHÌN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Hệ đào tạo: Chính quyKhóa học : QH - 2009 - X

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN

- -BÙI THỊ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN

TRƯỚC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA NGHE NHÌN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Hệ đào tạo: Chính quyKhóa học : QH - 2009 - X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS Nghiêm Xuân Huy

HÀ NỘI – 2013

Trang 3

Trong thời gian ngắn và trình độ bản thân có hạn, nên khóa luận khôngtránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo, đóng gópcủa các Thầy Cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn và bản thân có thêmnhiều tri thức cần thiết để áp dụng một cách có hiệu quả trong công tác saunày.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Sinh viên

Bùi Thị Phương

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang 5

Biểu đồ Số trang Hình 1- Biểu đồ thể hiện Lượt bạn đọc và số lượt luân

chuyển sách, báo tại Thư viện Thành phố Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 1: Bảng thống kê kết quả điều tra dưới đây cho thấy cụ

thể mức độ quan tâm của sinh viên tới các lĩnh vực tài liệu

38

Sơ đồ 1 - Sơ đồ ba vòng tròn giao nhau về khái niệm “văn

hóa đọc”

9

Sơ đồ 2 - Sơ đồ thể hiện vai trò của sách báo trong quá trình

học tập của sinh viên

Trang 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài 5

6 Bố cục Khóa Luận 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC 7

1.1 Khái niệm về “Văn hóa đọc” 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Vai trò của “văn hóa đọc” 13

1 2 Các yếu tố cấu thành “văn hóa đọc” 14

1 2.1 Nhu cầu đọc và Hứng thú đọc 14

1 2.2 Kỹ năng đọc 16

1 2.3 Văn hóa ứng xử với sách 18

1.3 Các yếu tố tác động đến “văn hóa đọc” 18

1 3.1 Yếu tố Chủ quan 18

1.3.2 Yếu tố Khách quan 19

1.4 Chức năng của văn hóa đọc 24

1 4.1 Chức năng cung cấp thông tin, tri thức 24

1 4.2 Chức năng giáo dục 26

1 4.3 Chức năng giải trí 27

1.5 Sự thay đổi hình thức lưu trữ tài liệu và tác động của nó đến văn hóa đọc 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA NGHE NHÌN 30

2.1 Nhận xét chung về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa nghe nhìn 30

2.2 Sự đa dạng trong nhu cầu và hứng thú đọc sách 33

2.2 1 Nhu cầu đọc, hứng thú đọc 34

2.2.2 Kỹ năng đọc 44

Trang 7

2.2.3 Văn hóa ứng xử với sách 47

2.3 Sự ảnh hưởng của văn hóa nghe nhìn và mối quan hệ với văn hóa nghe nhìn 48

2.4 Mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa đọc với phương pháp học tập của sinh viên 51

2 4.1 Đặc điểm và phương pháp học tập của sinh viên 51

2.4.2 Vai trò của văn hóa đọc đối với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG SINH VIÊN 57

3.1 Đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa đọc 57

3.2 Nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện 59

3 2.1 Tăng cường nguồn lực thông tin 59

3 2.2 Tăng cường đào tạo người dùng tin 60

3 2.3 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cũng như hoạt động của thư viện 60

3.3 Đổi mới nội dung , chương trình và phương pháp giảng dạy 61

3.4 Nâng cao vai trò của nhà nước và ngành xuất bản 62

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi chữ viết xuất hiện cùng với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó

Và hoạt động in ấn với các phương tiện và hình thức khác nhau phát triển, thìviệc đọc sách đã trở thành nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Đọc sách giúptiếp thu tri thức một cách hiệu quả, thông qua sách, báo mà con người ta đãbiết vận dụng sáng tạo vào thực tế đời sống xã hội, mang lại những lợi ích tối

ưu cho cuộc sống Đồng thời, hoạt động đọc còn giúp chia sẻ thông tin, kinhnghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác trên khắp thế giới Có thể nói, hoạtđộng đọc là việc không thể thiếu trong đời sống, việc đọc đồng nghĩa với việc

tư duy và sáng tạo mà nếu không có nó thì sẽ không tồn tại tri thức Chính vìvây, đã từ lâu trên thế giới đã hình thành một nét đẹp văn hóa mà người ta vẫngọi là “văn hóa đọc”, một thuộc tính, một bản chất của tri thức

Việc phát triển “văn hóa đọc” đang là một hoạt động cần thiết hiện nay

mà hầu hết các thư viện đều hướng đến nhằm giúp bạn đọc có thể tiếp nhậnthông tin một cách hiệu quả và nắm bắt tri thức chính xác nhất “Văn hóađọc” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm hồn của toàn nhân loại, có thể nóiđây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân cũngnhư những độc giả yêu “đọc ”

Văn hóa Đọc - một bộ phận của Văn hóa – là một trong những độnglực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết,

có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựatrên nền tảng của nền kinh tế tri thức

Đặc biệt trước sự phát triển của văn hóa nghe nhìn hiện nay, việc nângcao và phát triển văn hóa đọc là một việc làm hết sức cần thiết đối với mọi đốitượng bạn đọc nhất là đối với nhóm bạn đọc là sinh viên

Trang 9

Quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyềnthông, điện tử và tin học đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin Con người bị ngậptrong một thế giới hỗn độn của hàng loạt nguồn thông tin khác nhau Trongkhi nhu cầu thực tế cho việc đọc là không quá tốn kém về thời gian cũng nhưkinh phí thì nhu cầu đọc chưa thực sự được quan tâm đúng mức Điều đó sẽcàng trở nên nghiêm trọng hơn khi giới trẻ ngày nay không còn hứng thú đọc,

nó được thể hiện rõ nhất ở việc những bạn đọc trẻ ngày nay không có hứngthú với việc đọc hay văn hóa đọc, họ không quan tâm đến việc nên đọc cái gì,đọc như thế nào để phục vụ cho việc học tập cũng như tư duy giải trí

Tuy nhiên, bất kỳ một tiện ích nào cũng có những mặt trái của nó nếunhư chúng ta không biết sử dụng đúng các nguồn lực Trong những năm gầnđây khi mà mạng internet, các phương tiện truyền thông, các phương tiệnnghe nhìn phát triển phong phú, rộng rãi thì bạn đọc có rất nhiều phương cách

để tìm kiếm thông tin mà mình mong muốn Chính hoàn cảnh này đã tác độngmạnh mẽ tới văn hóa đọc

Sinh viên là tầng lớp trí thức chiếm đông đảo , một lực lượng lao độngtrí óc lớn nhất trong xã hội tương lai, chủ nhân tương lai của đất nước Nhưlời V Lenin đã dạy, mỗi chúng ta cần phải học suốt đời :“ Học, học nữa, họcmãi ” Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường và giảng đường Đại học làkhoảng thời gian mà mỗi sinh viên cần tích lũy cho mình một kho tàng trithức mênh mông và vô tận Từ việc đọc sách giáo trình, đọc tài liệu thamkhảo,…đọc sao cho có hiệu quả nhất đã góp phần hình thành nên phong cáchđọc, kỹ năng đọc cũng như cái nền văn hóa , tri thức được tích lũy từ đó

Văn hóa Đọc đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ Cơ hội bởimỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ, đượcquyền lựa chọn Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quenđọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấpdẫn Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc trong thời đại thông tin? Cũng

Trang 10

bắt đầu từ đây, người ta đặt ra câu hỏi là “ đọc cái gì”? và “đọc như thế nàocho có hiệu quả”?

Vậy “Văn hóa đọc” đóng vai trò như thế nào đối với quá trình học tậpcủa sinh viên những năm tháng trong nhà trường Nếu mỗi chúng ta khôngbiết tự trau dồi tri thức, lười tiếp xúc với sách sẽ dẫn đến sự thiếu hụt đinhững vốn kiến thức đối với tầng lớp sinh viên Việc chọn sách cho hợp lý,cách đọc sách hiệu quả và thời gian cho việc đọc sách là những vấn đề cầnđược quan tâm Nếu mỗi người không biết chọn sách hợp lý, cách đọc sáchkhông hiệu quả và không có thời gian cho việc đọc sách thì đây sẽ là mộtnguy cơ xấu đối với sự phát triển của một xã hội như ngày nay

Hệ thống Thông tin - Thư viện cũng luôn gắn liền với văn hóa đọc, việcphát triển văn hóa đọc là góp phần phát triển thư viện và phát triển văn hóađọc trong tương lai Chính vì vậy, mỗi thư viện công cộng và các thư viện đạihọc cũng đã có những hoạt động thiết thực góp phần nâng cao “văn hóa đọc”trong mọi đối tượng bạn đọc nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng Từngbước phát triển, nâng cấp hệ thống thông tin – thư viện để giúp nâng cao trình

độ văn hóa của sinh viên nhằm thúc đẩy quá trình tự đào tạo ngày càng trởnên có hiệu quả

Đồng thời, hệ thống giáo dục nước ta trong những năm gần đây cónhững bước tiến hết sức quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ trong cách tổ chứcquản lý và hoạt động rõ ràng nhờ việc đẩy mạnh và áp dụng hiệu quả quátrình tự học của sinh viên để trở thành mục tiêu hướng tới của hầu hết cáctrường đại học Từ những quan sát thực tế cũng như qua sự tìm tòi phát hiệncác vấn đề cấp thiết của văn hóa đọc tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu vănhóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa nghe nhìn” làm

đề tài Khóa luận Đề tài được khảo sát tại trường Đại học Khoa học xã hội vàNhân văn và Thư viện Thành phố Hà Nội

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a Mục đích

Trang 11

Khóa luận tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hóa đọc củasinh viên tại các trường Đại học, Cao Đẳng làm cơ sở để định hướng giáo dụcvăn hóa đọc và thúc đẩy quá trình tự đào tạo cho sinh viên đại học cũng nhưtrong hoạt động thư viện Đồng thời chỉ ra vấn đề cấp thiết cần giải quyết đểgóp phần nâng cao văn hóa đọc.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa đọc của sinh viên cáctrường Đại học, cao đẳng

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Để phù hợp với khuôn khổ của một bàikhóa luận đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi văn hóa đọc của sinh viên năm 3trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên tới học tập và nghiêncứu tại Thư viện Thành phố Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:

- Đối với phương pháp nghiên cứu định tính: đề tài sử dụng phươngpháp quan sát trực tiếp, Phỏng vấn trực tiếp

- Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài sử dụng phươngpháp điều tra bằng bảng hỏi và thống kê số liệu

Trang 12

5 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài

Chưa bao giờ văn hóa đọc được bàn luận nhiều đến thế Đặc biệt làthực trạng văn hóa đọc của tầng lớp sinh viên vẫn đang là đề tài nóng thu hút

sự quan tâm của hầu hết mọi tầng lớp, các độc giả yêu đọc và của các nhànghiên cứu về lĩnh vực này

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang báo giấy hay báođiện tử, hàng loạt các bài luận hay các bài viết có liên quan đến văn hóa đọcvới các chủ đề như: Làm thế nào để nâng cao chất lượng văn hóa đọc, Bệnhlười đọc của sinh viên (Nhà Xuất Bản Kim Đồng, số ra ngày 01/10/2007),Văn hóa đọc thời hiện đại (Báo Nhân Dân điện tử, số ra Thứ bảy ngày29/09/2012), Văn hóa đọc của giới trẻ : Có xuống cấp? (Tạp chí Thanh niên “Phía Trước” số ra ngày 31/08/2012),… Đây là những chủ đề được bàn luậnsôi nổi và được quan tâm bởi nhiều người mà chưa có kết luận Phải chăng,đây chính là thực trạng đáng lo ngại cho sự phát triển của xã hội hiện tại vàtrong tương lai

Có một thực tế là hầu hết các vấn đề, bài viết hay các công trình nghiêncứu về văn hóa đọc đều đề cập đến sự suy giảm của văn hóa đọc, nhất là ởvăn hóa đọc của thanh niên, sinh viên trước sự phát triển mạnh mẽ và ngàycàng hiện đại của văn hóa nghe nhìn Rất nhiều những ý kiến về các giải pháp

và đề xuất cho việc cải thiện văn hóa đọc trước những ảnh hưởng và tác động

đó để góp phần nâng cao chất lượng của văn hóa đọc Nhưng, có lẽ việc tìmhiểu về bản chất của văn hóa đọc và nguyên nhân dẫn đến sự đi xuống củavăn hóa đọc trong xã hội hiện nay chưa thực sự được đề cập một cách sâu sắc

và toàn diện Và việc tìm hiểu những biểu hiện về văn hóa đọc của sinh viêncũng như những biện pháp, phương hướng giúp phát triển văn hóa đọc trongsinh viên chưa thực sự được hoàn thiện

Trang 13

6 Bố cục Khóa Luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụlục Nội dung của Khóa luận được chia làm 3 chương như sau:

Chương I: Những vấn đề chung về văn hóa đọc

Chương II: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trong xu thế phát triển của văn hóa nghe nhìn

Chương III: Giải pháp phát triển văn hóa đọc trong sinh viên

Trang 14

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC

1.1 Khái niệm về “Văn hóa đọc”

1.1.1 Khái niệm.

Văn hóa Đọc” là một khái niệm chỉ cách nhìn nhận về một phươngpháp chuẩn mực và định hướng cho lĩnh vực đọc một cách khoa học Văn hóađọc hay hoạt động đọc đã trở thành một nét đẹp của toàn nhân loại Câu nóinổi tiếng của V.I Lê Nin về sách và đọc sách đã phần nào gợi nhắc chúng ta

về tầm quan trọng của văn hóa đọc: “Không có sách thì không có tri thức,không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”

V.I Lenin đã chỉ ra rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừutượng là con đường phát triển của biện chứng nhận thức” Thật vậy, không ai

có thể phủ nhận được vai trò của các giác quan và thị giác lại là bộ phận thiếtyếu không gì có thể thay thế được

Hoạt động của thị giác nhằm đánh thức mọi giác quan, từ khả năng tưduy đến hành động cũng được sự phân công rõ rệt từ nhiều cấp độ phân chiaqua hình ảnh, sự vật sự việc,…Thực tế có rất nhiều những ký ức thông qua thịgiác được lưu giữ lại trong tiềm thức và nó duy trì lặp đi lặp lại trong nhiềuhoàn cảnh tương tự Chính xác hơn, cách tư duy qua thị giác chính là hoạtđộng đọc của con người Đó chính là việc đọc bằng mắt qua các sắc thái tìnhcảm của con người, đọc và nghiền ngẫm sách báo là tiếp thu kho tàng tri thứccủa nhân loại

Xét một cách toàn diện thì đây chính là xuất phát điểm để hình thànhnên các loại văn hóa: Văn hóa đọc, văn hóa nghe nhìn,…Tuy nhiên, ở mỗicấp độ đọc khác nhau thì hoạt động đọc hay nhìn đều có giá trị thông tin nhất

Trang 15

định Và tất nhiên, hiệu quả thông tin từ các loại văn hóa là khác nhau, thểhiện từ các khía cạnh khác nhau

Bởi vậy nên đã hình thành nên hai loại văn hóa khác nhau là: Văn hóađọc và văn hóa nghe nhìn, hai loại hình văn hóa, hai hình thức thể hiện, chúngtồn tại song song và có tác động lẫn nhau Nhìn theo hướng tích cực, văn hóanghe nhìn có thể sẽ trở thành sự kết hợp hữu ích giúp văn hóa đọc phát triển

Hiện nay, văn hóa đọc vẫn là khái niệm chưa được hiểu một cách thốngnhất Có rất nhiều khái niệm về văn hóa đọc được nhận định theo nhiềuhướng khác nhau:

Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng vàmột nghĩa hẹp Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọccủa mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội Nói cách khác, muốn phát triển nền vănhoá đọc phải nâng cao văn hóa ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc lành mạnhcho cộng đồng xã hội và mỗi cá nhân Trọng tâm và mục đích cuối cùng củaviệc phát triển văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mựcđọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội

Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xãhội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ Đó chính

là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng làmột thách thức của xã hội hiện đại Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sựhợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn khôngđồng tâm, ba vòng tròn giao nhau

Trang 16

 Ứng Xử Đọc  Giá Trị Đọc  Chuẩn Mực Đọc

Sơ đồ 1 – Sơ đồ ba vòng tròn giao nhau về khái niệm “văn hóa đọc”

Phần giao của ba vòng tròn không đồng tâm là kết quả đánh giá về bản

chất của văn hóa đọc Người có văn hóa đọc là người có tri thức được thể hiện

qua cách ứng xử với sách báo, họ trân trọng, giữ gìn những cuốn sách mà họ

có và coi sách như người bạn đồng hành của nguồn tri thức vô tận; cách họ

nhận ra những chuẩn mực của việc đọc và hiểu rõ những giá trị thiết yếu của

việc đọc Hay nói cách khác văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng

xử của chúng ta với tri thức sách báo Phải biết đọc sách một cách hợp lý và

bổ ích, đọc hiệu quả để tiếp cận tri thức một cách chủ động Văn hóa đọc

chính là sự hợp nhất từ những yếu tố đó, giúp xác định những giá trị đích thực

của việc đọc

Còn ở nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của

mỗi cá nhân Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói

quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc

là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng

những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc

Giá Tr ị c Đọc

Chu n ẩn

M c ực Đọc Đọc c

ng X Ứng Xử ử c Đọc

Trang 17

Vị lãnh tụ nổi tiếng của giai cấp vô sản V I Lênin đã từng có câu nóinổi tiếng: “Đọc cũng là một nghệ thuật” Thật vậy, có thể hiểu là kỹ năng đọc

và sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng

xử đọc Cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người.Xây dựng thói quen đọc hợp lý và hệ thống từ khi biết đọc, biết viết và đượchoàn thiện qua quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc Trong suốt quátrình học tập, mỗi cá nhân tự nhận thức sở thích đọc các loại sách mà họ hứngthú và hình thành thói quen đọc sách

Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọclại phụ thuộc vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và thông tin cá nhân),

ví dụ: có người thích đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có người thíchđọc sách nghiên cứu, có người thích đọc sách khoa học kỹ thuật, văn hoánghệ thuật Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú cho nền văn hoá đọctrong xã hội

Văn hóa là những nét đẹp trong lịch sử loài người được truyền từ đờinày qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong quá trình vận độngphát triển, nghĩa của văn hóa ngày càng được mở rộng hơn và xuất hiện ngàycàng nhiều trong các lĩnh vực xã hội để chỉ các hành vi ứng xử của con người.Văn hóa thường bao gồm các lĩnh vực rất rộng và bao quát như: Nghệ thuật,

xã hội, giải trí, tôn giáo Nhưng nhìn chung tất cả các hiện tượng văn hóa đềuthuộc về một trong bốn thành tố sau: Văn hóa nhận thức, Văn hóa ứng xử vớimôi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội, Văn hóa tổ chứccộng đồng Và như vậy văn hóa là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triểncủa xã hội loài người

Phát triển văn hóa đồng thời là phát triển văn hóa đọc, bởi văn hóa đọc

là một bộ phận của văn hóa Mối liên quan chặt chẽ giữa văn hóa và văn hóađọc là sự giao thoa những tri thức tiếp nhận từ những tinh hoa được sàng lọcbởi sự tiến bộ của xã hội và con người qua các thời đại

Trang 18

Trong buổi tọa đàm khoa học về thực trạng phát triển văn hóa đọc củangười Việt Nam hiện nay ngày 19/01/2006 “ Vấn đề chưa khép lại – Đan Sơn( Tạp chí người đọc sách), một số vấn đề cơ bản về thực trạng văn hóa đọcđược nêu ra…trong đó có một số khái niệm văn hóa đọc được đưa ra:

PGS,TS Đinh Xuân Dũng khẳng định, thế nào là nhu cầu đọc, văn hóađọc, xã hội đọc đến nay vẫn là một ẩn số cần giải đáp Đây là vấn đề lý luậngắn với thực tiễn mà các nhà khoa học nên quan tâm trước tiên

Ths Chu Văn Khánh, “văn hóa đọc là một loại hình hoạt động vănhóa” Hoạt động đọc sách báo là việc chủ động tiêu thụ và quảng bá nhữnggiá trị văn hóa Đồng thời xác định được các giá trị từ sách báo mà người đọc

đã tiếp thu, hiểu và áp dụng với thực tiễn cuộc sống Đó cũng là những kinhnghiệm quý báu giúp người đọc phát hiện và tiếp tục sáng tạo nên những giátrị tri thức tiếp sau đó

Ths Bùi Văn Vượng coi thuật ngữ “văn hóa đọc là việc đọc sách cóvăn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách” Điều này thể hiện thái độ vàcách ứng xử của người đọc sách đối với những giá trị tri thức sâu sắc, chứngminh cho việc những giá trị tri thức sâu sắc được nâng niu, giữ gìn và trântrọng của những người yêu đọc

Ts Lê Văn Viết (Phó Giám đốc Thư Viện Quốc Gia Việt Nam) quanniệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là vănhóa đọc

Có thể nói, văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng, một

xã hội Bởi nhờ hoạt động bổ ích mà con người tự rèn giũa những giá trị đạođức cho mình, mỗi người dân có văn hóa đọc là góp phần giúp xã hội hoànthiện và phát triển ổn định từ việc áp dụng tri thức hiệu quả

Dù có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng tựu trung lại, văn hóa đọc làkhái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trongviệc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần

Trang 19

Ngày nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến Văn hóa Đọc, luônkhuyến khích và tạo điều kiện cho Văn hóa Đọc phát triển Theo phát biểucủa Bà Nguyễn Thị Thanh Mai – Vụ trưởng Vụ Thư Viện: Chỉ thị số 42/CT-

TW ngày 25 tháng 8 năm 2004 của BCH Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Chăm

lo phát triển nhu cầu văn hóa đọc của các tầng lớp nhân dân, tổ chức và pháttriển các lực lượng, mạng lưới phát hành xuất bản phẩm đáp ứng đầy đủ,đúng đối tượng và địa bàn, đặc biệt quan tâm vùng nông thôn, vùng sâu, vùng

xa và miền núi”…Điều đó cho thấy, Đảng và nhà nước ta đã có những chínhsách cụ thể đảm bảo việc phổ biến sâu rộng tri thức đến toàn thể nhân dân,phát triển đất nước bằng nền kinh tế tri thức

Cũng theo chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25 tháng 8 năm 2004 của BCHTrung ương Đảng cho thấy: thực tế, ở nước ta trong mấy chục năm qua, vănhoá đọc đã có những bước phát triển vượt bậc Cũng theo tinh thần của Chỉthị, đến năm 2010, phấn đấu đưa sách đến cấp huyện và đưa sách đến phầnlớn các xã để đạt chỉ tiêu 6 bản sách/người/năm Tập trung củng cố và pháttriển hệ thống thư viện, các loại phòng đọc, trước hết là ở cơ sở… Hình thànhmôi trường đọc thuận lợi cho người dân ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, kể cảngười khiếm thị

Công tác xuất bản và phát hành ngày càng phát triển Số lượng xuấtbản phẩm gia tăng nhanh chóng Các xuất bản phẩm khá đa dạng về chủngloại (in truyền thống, dạng điện tử…), phong phú về nội dung vừa đáp ứng,vừa kích thích nhu cầu đọc sách của mọi tầng lớp nhân dân

Trong Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 (ban hành kèmtheo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6-5-2009) đã đặt ra mục tiêu, nhiệm vụcủa ngành văn hóa là phải “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, gópphần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”

Việc hình thành cho mình thói quen đọc sách từ những nhu cầu thực tế

là rất quan trọng Ngoài ra, cách chọn sách và sàng lọc tri thức cũng chính lànhững yếu tố thiết thực để có thể hiểu rõ nhất về “ Văn hóa đọc”

Trang 20

1.1.2 Vai trò của “văn hóa đọc”

Văn hóa đọc là nền tảng của nền kinh tế tri thức, thật vậy:

Thông qua việc đọc mọi người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghềnghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp,hữu ích nhất cho cuộc sống của mình Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cánhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn.Chính vì vậy, phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiếnlược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bềnvững nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công

Văn hóa đọc thôi thúc con người phải chịu khó đọc để mở rộng kiếnthức, nâng cao sự hiểu biết nhằm hoàn thiện nhân cách và làm việc có hiệuquả

Thực tế cho thấy, Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là conđường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức Ngàynay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thôngtin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet Văn hóa đọc vì thế cónhững bước thay đổi về chất

Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫnhơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóađọc Trước đây, việc tìm và đọc sách là một thú vui, một thói quen của rấtnhiều người còn ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi

Một thực tế là hiện nay xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa xuấthiện ngày càng nhiều hơn Ngày nay, văn hoá nghe nhìn ngày càng lấn lướtvăn hoá đọc Không riêng ở nước ta mà trên toàn thế giới, việc sử dụng cácphương tiện nghe nhìn đang làm cho con người ta trở nên ít động não, lườisuy nghĩ , dẫn đến việc không có tư duy sáng tạo trong mọi hoạt động sống,đặc biệt ở giới trẻ Văn hoá nghe nhìn vẫn ngày càng trở nên phổ biến hơn vàhấp dẫn hơn

Trang 21

Điều đó không có nghĩa là văn hoá đọc sẽ lụi tàn Ngược lại, văn hoáđọc sẽ dần dần trở lại vị trí đúng của mình sau những tác động từ xã hội Bởi

lẽ các loại hình văn hoá lành mạnh khác nhau chỉ bổ sung cho nhau mà khôngthể triệt tiêu lẫn nhau Hơn thế nữa văn hoá đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủđạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc màvăn hoá nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin và giải trí)không thể làm được

1.2 Các yếu tố cấu thành “văn hóa đọc”

Thực tế cho thấy, dù xã hội phát triển đến đâu, văn hóa đọc vẫn giữ vaitrò rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người Văn hóa đọc gắn liền với sự

ra đời của chữ viết có những đặc trưng riêng biệt vì thế không có hình thứcnào để thay thế được nó Quá trình đọc là quá trình tiếp thu tri thức qua cảmnhận của người đọc Trong quá trình đọc, con người phải suy nghĩ, phân tíchtổng hợp, tư duy biến tri thức của nhân loại thành tri thức của riêng mình

Văn hóa đọc cũng giúp con người tăng trí tưởng tượng nhất là nhữngtác phẩm văn học Từ những dòng chữ, thông qua ngôn ngữ văn học, nhữngnhân vật, những khung cảnh thiên nhiên, xã hội như hiển hiện trước mắtngười đọc Ðọc các tác phẩm văn học có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, tưtưởng và sự sáng tạo cho người đọc

Có thể nói văn hóa đọc giữ vai trò chủ chốt trong quá trình học tập, quátrình nhận thức của mỗi người chúng ta Từ thực tế đó, Văn hóa đọc được đềcập đến và nhìn nhận dựa trên 3 khía cạnh và nó cũng trở thành 3 thành tố củavăn hóa đọc là : Nhu cầu đọc, Kỹ năng đọc và văn hóa ứng xử với sách báo

1.2.1 Nhu cầu đọc và Hứng thú đọc

Trong cuộc sống, con người luôn có mong muốn, đòi hỏi về tri thức từnhiều lĩnh vực Đó là những nhu cầu hết sức cần thiết của con người nhằmduy trì sự sống và sự phát triển Nhu cầu của con người là một khái niệm rấtrộng, là đòi hỏi khách quan của con người với một đối tượng nhất định, trongnhững điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì cho sự sống, sự phát triển của con

Trang 22

người Mọi nhu cầu đều xuất phát từ thực tế và con người luôn mong muốnđược đáp ứng một cách đầy đủ và hiệu quả nhất Một trong số đó là nhu cầu

về việc sử dụng sách – một nhu cầu thiết yếu giúp bổ trợ tinh thần, trí tuệ, tưduy sáng tạo

Có rất nhiều khái niệm về nhu cầu đọc: “Nhu cầu đọc là đòi hỏi kháchquan của mỗi người đối với việc tiếp nhận và sử dụng các tài liệu nhằm duytrì và phát triển các hoạt động sống của con người Nói cách khác, nhu cầuđọc là thái độ của chủ thể với việc đọc như một hoạt động không thể thiếuđược”.[1]

Có thể thấy, nhu cầu đọc được xuất phát từ chính những tâm tư,nguyện vọng của con người, trong mỗi hoàn cảnh, môi trường, điều kiện,trình độ nhất định Nhu cầu đọc chịu sự chi phối ảnh hưởng từ nhiều yếu tốkhác nhau: Môi trường xã hội, trình độ văn hóa, lứa tuổi, nhân cách, nghềnghiệp,…

Trong thời buổi hiện nay, khi nhu cầu về vật chất của con người đãđược đáp ứng một cách đầy đủ, thỏa mãn mọi điều kiện phát triển thì nhu cầuđọc cũng được phát huy dựa trên những nảy sinh từ thực tiễn, xuất phát từnhững hoạt động sống hàng ngày của con người là hết sức phong phú và đadạng

Cùng với nhu cầu đọc, một yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng gópphần ảnh hưởng đến quá trình đọc sách chính là “ hứng thú đọc” Hứng thúđọc là thái độ lựa chọn tích cực của chủ thể ( mỗi cá nhân, nhóm người, xãhội ) đối với việc đọc những tài liệu có ý nghĩa quan trọng đồng thời có sứchấp dẫn về mặt tình cảm đối với chủ thể, để đáp ứng được những nhu cầu tinhthần của họ

Hứng thú đọc là nhân tố kích thích hoạt động học, nó giúp việc đọc trởnên hiệu quả hơn, phát huy tính tư duy, chủ động sáng tạo và có thể cảm thụtài liệu ở mức độ cao Cũng như khái niệm Hứng thú trong khoa học về tâm

Trang 23

lý: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có

ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân

trong quá trình hoạt động (Giáo trình Tâm lý học đại cương – Nguyễn Quang Uẩn) Điều đó cho thấy, hứng thú đọc cũng là một trong những khía cạnh tác

động đến văn hóa đọc bởi xuất phát từ hứng thú đọc con người sẽ quan tâmđến nhu cầu đọc, thói quen đọc và khả năng tiếp nhận tri thức từ việc đọc mộtcách hiệu quả

Tầng lớp sinh viên là một bộ phận tri thức trẻ tuổi, họ chính là nhữngchủ nhân tương lai của đất nước, đại diện cho một lực lượng lao động đôngđảo trong xã hội có trình độ cao, có tầm nhìn cho chiến lược phát triển của đấtnước Trải qua quá trình tự học, tự vận động để trau dồi, tư duy, học hỏi vàtích lũy kiến thức từ sách vở Bởi vậy, sinh viên là những chủ thể có nhu cầuđọc cao Nhu cầu đọc của họ chủ yếu tập trung vào thỏa mãn sự tự học và khảnăng sáng tạo của bản thân mình

1.2.2 Kỹ năng đọc

Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loạiđược lưu lại cho các thế hệ sau Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tậnđối với mọi người, đặc biệt là người trí thức - trong đó có sinh viên Mọithành công của con người đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thứclĩnh hội được từ thầy cô, từ cuộc sống, từ sách vở Thường thì không có mộtchuẩn mực nào cho việc đọc sách, tuy nhiên, việc đọc một cuốn sách sao chohiệu quả, tiếp thu, lĩnh hội được các tri thức trong đó thì cần có kỹ năng đọcsao cho phù hợp

Khái niệm kỹ năng đọc được hiểu: “Kỹ năng đọc là một thành tố quantrọng trong cấu trúc văn hóa đọc, là khả năng hiểu, lĩnh hội và cảm thụ tácphẩm, biến tri thức, kinh nghiệm trong sách thành tri thức, kinh nghiệm củachính mình để có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo trong khitiến hành các hoạt động sống khác nhau”[2] Kỹ năng đọc phụ thuộc vào các

Trang 24

yếu tố như tri thức, kinh nghiệm, năng lực,…chúng đều là những chủ thể củahoạt động đọc, là kết quả của quá trình rèn luyện của cuộc sống mang lại

Ngày nay, số luợng sách báo và tài liệu về mọi lĩnh vực là rất lớn vàkhông ngừng tăng lên Mỗi người không thể có đủ thời gian để đọc tất cảthậm chí ngay trong lĩnh vực chuyên môn của mình Mặt khác, trong số sáchbáo hiện có, nhiều cuốn sách rất tốt, đọc rất có ích Song cũng không ít nhữngcuốn sách làm tốn công sức bạn đọc, đôi khi còn gây ảnh hưởng xấu Vì vậy,phải chọn sách để cho phù hợp với sức mình, nhiệm vụ của mình Việc chọnsách tốt sẽ hướng cho người đọc có kỹ năng đọc sách có hiệu quả, đúng nộidung, chủ đề

Kỹ năng đọc cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đọc, một người nếu

có kỹ năng đọc tốt thì khả năng tiếp thu thông tin từ việc đọc hẳn là rất cóhiệu quả và ngược lại, nếu không có kỹ năng đọc tốt thì lượng thông tin thuthập được sẽ ít đi mà người đọc có thể hiểu sai vấn đề hay ý nghĩa của tácphẩm

Mỗi người có nhu cầu, hứng thú hiểu biết riêng Ngoài chương trìnhđào tạo, nhiều sinh viên có nhu cầu tìm hiểu và trau dồi cho mình những lĩnhvực kiến thức khác Cũng có nhiều sinh viên, do ham thích môn học hay vấn

đề nào đó mà có nhu cầu đào sâu, mở rộng thêm những kiến thức trongchương trình đào tạo cung cấp

Nhiều sinh viên, trong quá trình học tập đã tích cực tham gia nghiêncứu khoa học và do đó có nhu cầu đọc sách để hoàn thành công trình nghiêncứu của mình Vì vậy, ngoài những tài liệu và sách mà giảng viên qui địnhphải đọc, còn phải chủ động tìm kiếm thêm nhiều sách báo khác, phù hợp vóihứng thú hiểu biết của mình

Đối với sinh viên, một kỹ năng đọc thật tốt sẽ giúp ích rất nhiều choquá trình tự học, tự nghiên cứu Chính vì vậy, mỗi sinh viên cần nên tự trang

bị cho mình những hành trang, đặc biệt là kỹ năng đọc một cách hiệu quả,phù hợp để tập trung kiến thức và thu thập kinh nghiệm cho riêng mình

Trang 25

1.2.3 Văn hóa ứng xử với sách

Thuật ngữ văn hóa ứng xử đã tồn tại hàng ngày trong đời sống của conngười Văn hóa ứng xử chính là cách mà con người thể hiện thái độ của mìnhvới người khác và với môi trường xung quanh

Sách báo chính là sự kết tinh, đúc rút từ văn hóa ngàn đời mang lại, lànhững giá trị văn hóa vô cùng quý báu của toàn nhân loại.Văn hóa ứng xử vớisách thể hiện ở việc mỗi người có tôn trọng những cuốn sách, những sảnphẩm trí tuệ của người khác hay không ? Cách đối xử với một cuốn sách nhưthế nào?

Ngày nay, sự xuất hiện các hành vi của người đọc hay của sinh viên saukhi đọc sách như: làm tổn hại những cuốn sách, làm mất đi giá trị cao quý của

nó, quăng quật, cắt xé, vẽ bậy lên sách Những hành động như vậy sẽ làm ảnhhưởng xấu đến việc tiếp nhận tri thức và văn hóa ứng xử với sách

1.3 Các yếu tố tác động đến “văn hóa đọc”

Văn hóa đọc chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như : Môi trường xãhội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ vănhóa,…

1.3.1 Yếu tố Chủ quan:

1.3.1.1 Nghề nghiệp

Nghề nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống tinhthần của con người Đó cũng là một trong những hoạt động lao động ảnhhưởng lớn đến nhu cầu đọc Những nghề nghiệp khác nhau chắc chắn sẽ cónhững nhu cầu và kỹ năng đọc khác nhau

Mỗi nghề nghiệp nảy sinh một nhu cầu đọc khác nhau như: với nhữnghọc sinh và sinh viên sẽ có nhu cầu đọc các loại tài liệu phục vụ cho học tập,giải trí, ; với những người lao động chân tay thì nhu cầu đọc sẽ không cụ thểnhư với những người là lao động trí óc,

Trang 26

1.3.1.2 Lứa tuổi

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, văn hóa đọc lại có những cấp độ khác nhau

do ảnh hưởng của tâm sinh lý lứa tuổi:

- Tuổi thiếu nhi: Văn hóa đọc đang trong quá trình hình thành và pháttriển , có nhiều biến động

- Tuổi trưởng thành: Đây là giai đoạn nhận thức thế giới do đó, việcđọc tập trung chủ yếu phục vụ cho việc học tập và giải trí

- Tuổi lao động: Đây là giai đoạn văn hóa đọc biểu hiện rõ nét nhất.việc đọc chủ yếu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu côngviệc và hiểu biết xã hội

1.3.1.3 Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa là yếu tố tác động nhiều nhất tới văn hóa đọc Trithức càng cao thì nhu cầu đọc càng sâu, đòi hỏi nhiều phương thức thảo mãnkhác nhau , kỹ năng đọc càng hoàn thiện

1.3.2 Yếu tố Khách quan:

1.3.2.1 Môi trường xã hội

Môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn tới văn hóa đọc Văn hóa đọc ởmỗi giai đoạn , mỗi thời kỳ lịch sử lại có những biểu hiện khác nhau

Từ trước thế kỷ XIX: sách là tài sản quý giá của con người, là phươngtiện có hiệu quả nhất ghi lại các giá trị văn hóa nhân loại truyền lại cho cácthế hệ kế cận Văn hóa đọc là công cụ quan trọng giúp mỗi người và cả xã hộitiếp nhận thông tin , tri thức

Cùng với sự phát triển của xã hội và những thành tựu của công nghệthông tin và truyền thông, nhiều phương tiện nghe nhìn xuất hiện đã phần nàolàm giảm bớt vai trò của văn hóa đọc Có những giai đoạn văn hóa đọc dườngnhư bị văn hóa nghe nhìn lấn át, đặc biệt đối với lớp trẻ Bị lôi cuốn bởinhững văn hóa nghe nhìn hiện đại,một bộ phận thanh niên trở nên thờ ơ vớisách, lười đọc sách Hậu quả của nó dẫn đến tình trạng không có chiều sâu tri

Trang 27

thức, lười vận động, thiếu tính sáng tạo tìm tòi đối với mỗi sinh viên trongmọi lĩnh vực học tập và xã hội.

Tuy nhiên, mỗi hoạt động đều có hai mặt của nó, không phải văn hóanghe nhìn là không tốt và việc nói văn hóa nghe nhìn lấn át văn hóa đọctruyền thống là không hoàn toàn đúng Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xãhội với sự bùng nổ công nghệ cao, áp dụng mọi tiên tiến của thành tựu khoahọc công nghệ hiện đại, văn hóa đọc sẽ có sự lồng ghép kết hợp với văn hóanghe nhìn như một sự tất yếu trong một hình thức mới, một khuôn phép mới

mà con người ta biết cách làm hài hòa chúng Nhờ đó mà việc đọc để tiếp thuthông tin tri thức, đọc để tìm tòi sáng tạo, đọc để học sẽ không hề bị mất đi

mà còn được bổ trợ một cách nhịp nhàng để trở thành một nhu cầu thiết yếucủa mỗi cá nhân và của toàn xã hội Trong đó, lớp sinh viên là đối tượng đặcbiệt

1.3.2.2 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Trước khi kỹ nghệ in ấn xuất hiện và trở nên phổ biến, những tri thứccủa nhân loại được lưu truyền bằng nhiều cách khác nhau như : truyền miệng,khắc trên gỗ, trên đá,… khi đó, vốn tài liệu là rất ít và còn đơn giản Văn hóađọc thời kỳ này còn chưa được phổ biến Hiện nay, trước những thành tựucủa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, cùng với sự bùng nổ thông tin,các nguồn thông tin được truyền đi nhanh chóng và đáp ứng mọi nhu cầu củabạn đọc

Trước kia, phương tiện tồn tại của văn hóa là sách, đồng thời đó cũng

là phương tiện truyền truyền tải nên văn minh của nhân loại qua mọi thời đại.Ngày nay, xuát hiện một phương tiện tồn tại khác đó chính là “mạng thôngtin” Con người không thể phủ nhận được sự tiện ích do công nghệ hiện đạimang lại, tuy nhiên, sự tiến bộ của khoa học công nghệ ấy lại tình cờ đặt vănhóa đọc đứng trước một cơ hội với sự phát triển của hàng loạt các nguồn tinphong phú và đa dạng Và cũng từ đó, nhu cầu đọc của con người ngày càngđược đáp ứng hơn, văn hóa đọc cũng từ đó mà phát triển nhạnh mẽ hơn

Trang 28

Ngày nay, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã manglại nhiều lợi ích cho con người Con người không chỉ được đọc trên sách vở

mà còn có thể đọc mọi lúc,mọi nơi nhờ có internet Vật liệu chứa đựng thôngtin ngày càng phong phú và đa dạng ( băng từ, đĩa từ, CD – ROM,…), tạođiều kiện cho văn hóa đọc phát triển rực rỡ hơn

1.3.2.3 Sự gia tăng của số lượng xuất bản phẩm.

Trong những năm gần đây, sự gia tăng nhanh trong của ngành xuất bản

đã đánh dấu sự phát triển cả về số lượng và chất lượng nhờ vào sự tiên tiếnhiện đại của máy móc in ấn Số lượng sách báo có sự gia tăng cả về nội dung,mẫu mã, hình thức, mọi lĩnh vực đều đa dạng và phong phú Số lượng sáchbáo bình quân trên đầu người tăng mạnh Nhiều nhà sách đã chủ động cónhững chủ trương đổi mới nhằm thu hút bạn đọc

Ngành xuất bản có những bước tiến vượt bậc như vậy chính là nền tảngcho việc phát triển văn hóa đọc Đây cũng là cách tiếp cận tốt nhất giúp chonhiều bạn đọc có cơ hội được trau dồi tri thức, tiếp thu những giá trị quý hiếm

từ sách báo Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh là có nhiều cuốn sách giá cònkhá đắt, nhiều cuốn sách có nội dung chưa thực sự phù hợp với nhu cầu ngườidùng Chính vì vậy hiện tượng xuất bản sách một cách tràn lan sẽ ảnh hưởngđến khả năng kiểm soát và chất lượng văn hóa đọc

1.3.2.4 Phương pháp dạy và học trong nhà trường.

Trong cơ chế đào tạo theo quy chế tín chỉ hiện nay mà rất nhiều trườngĐại học đã áp dụng, phương pháp dạy và học trong các trường có ảnh hưởngrất lớn đến văn hóa đọc của sinh viên So với nền giáo dục tân tiến của cácnước phương tây, nền giáo dục bậc Đại học nước ta hiện nay còn tập trungnhiều điểm yếu và nổi bật trong đó là phương pháp dạy và học chưa khoa học.Nội dung giảng dạy mang nặng tính lý thuyết mà chưa vận dụng nhiều vềthực tập, thực tế Vẫn tồn tại hình thức dạy và học theo kiểu thụ động, điều đókhiến cho tư duy của sinh viên không rõ ràng, thiếu tính chủ động sáng tạo vàkhông có chính kiến của riêng mình

Trang 29

Phương pháp dạy - học mới sẽ rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyếttrên cơ sở sinh viên được cung cấp nguồn thông tin dồi dào trước khi lên lớp,tăng thời gian tự học của sinh viên với sự trợ giúp của thư viện.

Việc đào tạo theo hình thức truyền thống như vậy đã làm ảnh hưởngđến cách tiếp thu của sinh viên Sinh viên chỉ học khi bắt đầu các kỳ thi, chỉlàm bài khi có yêu cầu bắt buộc Sở dĩ, sinh viên lười học, lười đọc là do tâm

lý ngại phải tư duy sáng tạo, không chủ động với việc học của mình dần dầntạo thành khó quen khó sửa và thói quen cho việc dành thời gian để đọc sách,nghiền ngẫm dần mất đi Đó cũng chính là một cảnh báo cho việc văn hóa đọcngày một suy giảm

1.3.2.5 Chất lượng hoạt động của hệ thống thư viện

Trong mạng lưới Thư viện khắp nước ở Việt nam, Thư viện đại học làmột định chế đã có từ nhiều năm nay Tuy nhiên, vai trò tích cực của Thưviện đại học trong việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước vẫn còn làmột vấn đề mới mẻ đối với người Việt nam Trong tiến trình phát triển, thưviện các nước trên thế giới ngày nay đã từ lâu thoát khỏi khía cạnh tĩnh củanhững kho chứa sách và phòng đọc sách để trở thành năng động hơn Cho phùhợp với tiến trình phát triển năng động này của các thư viện trên thế giới, Thưviện đại học ở Việt nam ngày nay cần xác định vai trò chính sau đây:

- Thư viện là một trung tâm thông tin tư liệu

- Thư viện là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục, đổimới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực

- Thư viện góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, tạo môi trường tựhọc và tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của người học

- Đồng thời, Thư viện trường Đại học cung cấp các phương tiện vàhướng dẫn cho sinh viên phương pháp sử dụng tài liệu một cách hệ thống đápứng tối đa nhu cầu của họ

Trang 30

- Nghiên cứu, quản lý, rèn luyện thói quen, hứng thú đọc của sinh viên,giúp họ hoàn thiện phương pháp tự học, tự rèn luyện, tự vận dụng một cáchsáng tạo từ lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả.

- Luôn quán triệt và thường xuyên trau dồi, bổ sung, nâng cao trình độcũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ thư viện, phục vụ tốt nhất mmoij nhucầu bạn đọc

Đến thư viện, hoạt động chủ yếu và duy nhất là đọc Việc đọc có thực

sự hiệu quả hay không là kết quả của chất lượng hoạt động của thư viện cóđáp ứng một cách toàn diện hay không? Đó cũng là yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến văn hóa đọc của sinh viên

1.3.2.6 Ảnh hưởng của Internet và các phương tiện truyền thông

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các phươngtiện truyền thông điện tử, tin học đã góp phần đẩy nhanh quá trình tiếp cậncác nguồn thông tin – tri thức mới không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các lĩnh vực trong

xã hội mang lại những tiện ích nhất định Tuy nhiên, nó cũng mang tới một sốảnh hưởng tiêu cực đặc biệt là giới trẻ mà đối tượng chính là học sinh, sinhviên

Xã hội phát triển kéo theo điều kiện đọc của sinh viên có thay đổi Rấtnhiều loại sách được xuất bản, sách tràn lan trên thị trường và sinh viên có thểlựa chọn sách theo sở thích cũng như nhu cầu đọc của họ Nhưng sinh viênngày nay hầu như không hứng thú với việc đọc sách, sự phong phú của nhiềukênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình…đã làm phần nào làmgiảm đi hứng thú để họ tìm kiếm những cuốn sách hay

Sinh viên ngày nay có rất nhiều phương tiện thông tin giải trí khácngoài thời gian học tập, họ lên mạng Internet tìm kiếm thông tin, đáp ứng nhucầu giải trí Trong khi, thời gian đó họ có thể tự bổ sung kiến thức và thôngtin mới phục vụ cho việc học tập

Trang 31

Việc tiếp cận với sách và lười đọc sách đã khiến cho sinh viên ít tư duysáng tạo, không nghiền ngẫm đọc hiểu một cuốn sách theo đúng nghĩa của nó.

Tuy nhiên không thể phủ nhận sự phát triển cuả các phương tiện thôngtin hiện đại và cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho sự phát triển đó làm ảnhhưởng đến văn hóa đọc của sinh viên Mà vấn đề cần phải xem xét thực tế ởđây là việc sinh viên đọc gì? Và đọc như thế nào cho hiệu quả?

Thực tế, tài nguyên thông tin trên Internet rất lớn, có rất nhiều thông tin

bổ ích để phục vụ cho quá trình học tập của sinh viên Tuy nhiên, phần lớnsinh viên lại không biết tận dụng Internet để học tập hiệu quả Đối với vănhóa đọc của sinh viên, sinh viên thường không chủ động tìm đọc tài liệu phục

vụ học tập, thụ động, chỉ đọc những tài liệu giáo trình và tài liệu giảng viêncung cấp Điều đó đang dẫn đến một thực trạng là sinh viên đọc để đối phó,đọc nhưng không nắm rõ nội dung cuốn sách mình đang đọc

1.4 Chức năng của văn hóa đọc

Văn hóa đọc là hoạt động văn hóa của con người thông qua việc đọcsách báo, tạp chí, tài liệu để tiếp nhận và xử lý thông tin tri thức một cáchkhoa học, bổ ích

Văn hóa đọc có vai trò và chức năng cho người đọc nhiều thông tin,giúp người đọc nâng cao sự hiểu biết và tri thức thông qua việc đọc sách báo

và nghiên cứu taì liệu, văn hóa đọc có chức năng sau:

1.4.1 Chức năng cung cấp thông tin, tri thức

Thông tin là những tin tức, sự kiện, những vấn đề …được truyền đi từnơi phát sinh, sản xuất như báo chí, sách, các trung tâm khoa học kĩ thuật, khítượng thủy văn…, để cho nhiều người được biết Trong các loại tin tức thìbáo chiếm dung lượng rất lớn và quan trọng, tin tức báo chí không chỉ là bảnchất mà còn là một loại hình văn hóa bởi tin tức báo chí là loại hình văn hóabao hàm các giả định về các vấn đề quan tâm, vấn đề có ý nghĩa, thời điểm vàđịa điểm chúng ta sống và một loạt hoạt động những suy xét mà chúng ta cho

là nghiêm túc

Trang 32

Thật vậy, khi cuộc sống hiện nay ngày càng phát triển, rất nhiều cácvấn đề được quan tâm và cập nhật thường xuyên, có tác động và ảnh hưởnglớn đến tâm lý cũng như các hoạt động của con người Đồng thời đáp ứng mọinhu cầu mà con người cần có trong xã hội hiện đại.

Trong cuộc sống con người rất cần những thông tin để đáp ứng chocuộc sống sinh tồn của mình Có rất nhiều loại tin tức chứa các thông tin vềđời sống xã hội và cách phân loại tin tức căn cứ vào các cấp độ khác nhau, cóthể phân loại tin tức thành:

+ Tin tức thường nhật: về thời tiết, giá cả thị trường, chính sách mớicủa nhà nước, các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật,…

+ Tin tức khẩn cấp: Bão lũ, động đất, các loại dịch bệnh nguy hiểm nhưcúm gia cầm,…

+ Tin tức bí mật: ( Tình báo, quân sự, vũ khí, hạt nhân,…)

Sau khi nắm bắt được thông tin từ những tin tức đó, việc xử lý thôngtin là một yêu cầu cần thiết

Ví dụ: Sau khi nghe bản tin dự báo thời tiết, ngày mai có bão đổ bộ vàođịa phận nước ta, người ta sẽ thăm dò lại mái che hay chuẩn bị những vậtdụng cần thiết để chống bão Hoặc khi biết thông tin có giao lưu trực tiếp vớinghệ sỹ yêu thích, người quan tâm sẽ tìm mua vé để tham dự chương trình đểgiao lưu và chiêm ngưỡng,…

Ngoài nhu cầu nắm bắt các thông tin con người còn có nhu cầu cao hơn

đó là nhu cầu về tri thức, tìm hiểu tri thức, tiếp thu tri thức và lĩnh hội tri thứcnhằm phục vụ cho những hoạt động thiết thực như học tập, nghiên cứu haysáng tạo

Tri thức cũng bao gồm nhiều loại và nhiều cách phân loại khác nhau,căn cứ vào cấp độ người ta có thể phân loại tri thức như sau:

+ Tri thức cảm tính và tri thức lý tính

+ Tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận

+ Tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học

Trang 33

Văn hóa đọc chứa đựng trong mình những giá trị tri thức xác định và

nó cung cấp những giá trị tri thức lớn ấy cho nhân loại thông qua sách báo.Những giá trị truyền thống ấy sẽ được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từthế hệ này sang thế hệ khác và khắp nơi trên thế giới

1.4.2 Chức năng giáo dục

Văn hóa đọc được khắc họa rõ nét thông qua nhiều những tấm gươngtốt, Chính những nhân cách tốt, những tấm gương tiêu biểu đặc sắc trong cáctác phẩm văn học – nghệ thuật đã góp phần to lớn trong việc hướng lối vàgiáo dục lỗi sống đặc biệt là nhân cách của con người

Thanh niên là thế hệ dễ bị tác động bởi lối sống xấu, thói quen xấunhưng cũng là thế hệ cởi mở, dễ tiếp cận những giá trị tiến bộ và văn minh.Những nhân vật điển hình, là những hình tượng tiêu biểu trong các tác phẩmvăn học sẽ là những tấm gương hình thành nhân cách để thanh niên, học sinh,sinh viên học tập và phát huy

Những tác phẩm ấy đã góp phần không nhỏ giúp cải thiện những lốisống vô văn hóa, những nhân cách sống bị mài mòn bởi những thói hư tật xấucủa xã hội hiện đại Hàng loạt những tác phẩm có giá trị mang nội dung và

âm hưởng về những tấm gương nghị lực của tuổi trẻ, vượt lên trên số phận,như: “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, “Thép Đã Tôi Thế Đấy”, “ Mãi Mãi TuổiHai Mươi”,… Đây chính là những hình ảnh tiêu biểu về những thế hệ thanhniên anh hùng của mọi thời đại đã được nhiều bạn trẻ đón nhận và noi theo

Thanh niên hiện nay ngày càng trở nên năng động, nhạy bén Trong khicông nghệ thông tin phát triển, họ có thể dễ dàng trao đổi thông tin cho nhaubằng những chia sẻ thông qua mạng Internet Vì vậy, việc định hướng chothanh niên, sinh viên ngày nay về ý nghĩa to lớn của lòng yêu nước và niềm

tự hào dân tộc và tình bạn trong sáng thông qua sách báo và các tác phẩm vănchương có nội dung lành mạnh, cuốn hút là việc rất cần thiết và quan trọng

Trang 34

1.5 Sự thay đổi hình thức lưu trữ tài liệu và tác động của nó tới văn hóa đọc.

Từ khi chữ viết xuất hiện cũng là lúc văn hóa đọc được hình thành vàhình thức lưu trữ thông tin chủ yếu là trên giấy Sự phát triển và thay đổinhanh chóng của xã hội kéo theo các phương tiện lưu trữ thông tin cũng thayđổi và ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn nhờ mạng intenet và công nghệ thôngtin Từ chữ viết được khắc trên đất sét, mai rùa, chữ viết trên thẻ tre, rồi đếnchữ viết trên giấy và ngày nay nó đang được số hóa và được lưu trữ dướidạng tài liệu điện tử Sự thay đổi hình thức lưu trữ và dạng tồn tại của sách cóảnh hưởng lớn đến văn hóa đọc

Dạng tài liệu truyền thống lưu trữ trên giấy là một dạng tài liệu quenthuộc với hầu hết người Việt Nam và rất lâu nữa sách mới có thể bị thay thếbởi một loại hình tài liệu khác

Tài liệu in ấn đã tạo ra thói quen rất phổ biến và còn là một nét đẹp vănhóa hiện nay đó là thói quen ”tặng biếu” nhau những cuốn sách hay Hầu hếtcác giá trị văn hóa đều được lưu trữ và giữ gìn bởi nó mang tính truyền thống

Để cải thiện và phục vụ hơn nữa nhu cầu của người đọc ngành xuất bản đãkhông ngừng hoàn thiện mình đưa ra những cuốn sách có chất lượng về nộidung và thu hút về hình thức

Ngành xuất bản đã và đang trong giai đoạn phát triển, đạt được nhiềuthành tựu mới mẻ, số lượng đầu sách tăng lên mỗi năm, đội ngũ làm sách

Trang 35

ngày càng chuyên nghiệp, hướng tới đáp ứng nhu cầu của người đọc Trongkhi giới trẻ đang bị ảnh hưởng của Internet thì các nhà xuất bản đã nỗ lựctrong việc ấn hành những đầu sách đảm bảo chất lượng về nội dung và hìnhthức Xây dựng các trang web nhằm phục vụ bạn đọc tốt hơn Và vì vậy dạngtài liệu in ấn truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong xã hội hiện nay.

Tuy nhiên, do sự tác động của công nghệ thông tin, sự phát triển củakhoa học kĩ thuật, cuộc sống của con người có những thay đổi nhất định màtrong đó dạng thức tồn tại của tri thức cũng thay đổi theo Sách từ dạng tồn tạitrên dạng tài liệu truyền thống là sách in nay chuyển dần sang sách điện tử

Công nghệ thông tin phát triển, Internet phủ sóng rộng khắp đến mọilĩnh vực trong đời sống con người, việc đọc sách trên mạng đang trở thànhtrào lưu và ưu thế được giới trẻ đón nhận một cách hào hứng Giới trẻ ở hầuhết các nước trên thế giới có sở thích đọc sách qua điện thoại di động bằngcác phần mềm đọc sách trực tuyến hơn là đọc các cuốn sách in truyền thống

Giới trẻ ở Việt Nam cũng đã tiếp cận với những trang web đọc truyệnonline, đọc sách điện tử và có một thực tế là mua bán sách qua mạng internet.Công nghệ thông tin với những thiết bị lưu trữ dữ liệu một cách nhỏ gọn vàtiện dụng, bằng các tiến bộ của công nghệ thông tin, chỉ bằng một số thủ thuậtđơn giản thì có thể lưu trữ hàng trăm cuốn sách vào bộ nhớ

Thư viện điện tử ra đời có khả năng kết nối mọi người trên thế giới tạothành một diễn đàn trao đổi học tập Trước kia, thư viện truyền thống vớinhững giá sách dày đặc và được bố trí thiếu khoa học Ngày nay, máy vi tínhnối mạng và các thiết bị số đã làm cho việc tiếp cận thông tin không chỉ đơngiản mà còn tiện dụng

Dù là ở lĩnh vực nào: Sách toán học, văn học, khoa học kỹ thuật hayvăn hóa nghệ thuật, người đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng nhờ các công cụtìm kiếm trên Internet Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các trang thiết bị côngnghệ số ngày càng hiện đại, tiện dụng như các máy tính xách tay, máy tínhbảng thuận tiện cho người đọc muốn đọc sách, tìm tòi và ham đọc có thể tra

Trang 36

cứu sách điện tử ở bất cứ nơi đâu trong bất cứ hoàn cảnh hay không gian nàonhanh chóng, chính xác

Hầu hết các trang web sách điện tử đều có đa dạng các loại sách và mọilĩnh vực, tại đây bạn đọc có thể tra cứu và tải miễn phí hoặc có trả phí các tàiliệu cho việc đọc Một ưu điểm nữa là các tài liệu ở đây đều được phân loại rõràng, có nhiều định dạng giúp bạn đọc có thể tải tùy theo nhu cầu của mình

Tuy nhiên, để có thể tiếp cận và sử dụng cũng như tải xuống vốn tàiliệu tri thức vô tận này thì bạn đọc cũng phải có một vốn kiến thức tin học vàngoại ngữ nhất định đảm bảo có thể tiếp cận một cách dễ dàng và cho kết quảphù hợp với nhu cầu thông tin của mình

Qua đó có thể thấy, ngày nay cùng lúc với sự phát triển của công nghệthông tin thì hình thức và phương thức lưu trữ tài liệu đã có sự thay đổi rõ rệt

từ những dạng tài liệu truyền thống là sách sang dạng tài liệu điện tử: Sáchđiện tử, băng từ, đĩa CD – ROOM Sự thay đổi đó đã làm thay đổi đến cảphương thức đọc cũng như sự biến đổi văn hóa đọc hiện nay Tuy vậy, dù làhình thức lưu trữ tài liệu như thế nào đi chăng nữa, việc tiếp cận với văn hóađọc bằng cách nào không phải là điều quan trọng hiện nay mà quan trọng hơn

cả là làm thế nào để con người có cơ hội để tiếp cận với tri thức một cách hiệuquả và đầy đủ

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA NGHE NHÌN

Dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệtin học và truyền thông, cùng với nhiều lĩnh vực, phương diện khác của đờisống văn hóa cộng đồng, văn hóa đọc đang có sự chuyển động sâu sắc cả vềcấu trúc, tính chất, chức năng cũng như các mối quan hệ tương tác của nó vớichủ thể và với môi trường tồn tại

Văn hóa đọc truyền thống đang bị các phương tiện, phương thức nghenhìn công nghệ cao cạnh tranh Phương tiện mang tin, sách báo thay đổi, côngnghệ số thay thế dần sách báo in giấy Số lượng người đọc sách ngày càng íthơn, cách đọc, mục đích đọc, chuẩn mực đọc cũng có nhiều thay đổi theohướng thực dụng, chú trọng nhiều đến cách đọc chức năng hơn cách đọc nộidung Người đọc tại gia nhiều hơn đọc tại thư viện Người đọc sách báo điện

tử nhiều hơn sách báo in giấy

Đó là báo hiệu sự chuyển đổi phương thức đọc, cấu trúc văn hóa đọc vàđồng thời là một sự xuống cấp của văn hóa đọc nếu xét từ cảm hứng đọc vàmục đích đọc của người đọc hiện nay

2.1 Nhận xét chung về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trước sự phát triển của văn hóa nghe nhìn.

Hiện nay, vấn đề văn hóa đọc được quan tâm và thu hút nhiều ý kiếnđóng góp về thực trạng văn hóa đọc Có lẽ chưa bao giờ mà văn hóa đọc lạiđược bàn luận nhiều đến thế Không chỉ qua các bài báo giấy mà cả báo mạngđiện tử cũng bàn luận về nó Có rất nhiều những ý kiến đóng góp khác nhau

về chủ đề “văn hóa đọc” được đề cập đến một cách thường xuyên Đó cũng

là những vẫn đề gây bức bối cho người đọc, người quan tâm của toàn xã hộitrong việc ảnh hưởng của những yếu tố tác động đến văn hóa đọc hiện nay,trong đó có sự tồn tại song song của văn hóa nghe nhìn

Ngày đăng: 03/03/2017, 09:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5]. Bùi Văn Phượng. Đọc sách và văn hóa trong thư viện.- H. Người đọc sách, 2005.- tr.11=12, 24-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Văn Phượng
[6]. Bùi Thiết. Văn hóa đọc/Tuyển tập các công trình nghiên cứu kỷ niệm 45 năm thành lập trường 1959-2004.- Hà Nội, 2004.- tr.7-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Thiết
[7]. Bùi Văn Văn.Chức năng của văn hóa đọc.- 2006.- tr16 + tr39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Văn Văn
[8]. Chu Văn Khánh .Văn hóa đọc trước câu hỏi ngỏ.- Người đọc sách: số 6, 2005.- tr.16-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chu Văn Khánh
[9]. Hữu Thỉnh .Góp phần nâng cao văn hóa đọc.- Người đọc sách: số 3, 2005.- tr.13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hữu Thỉnh
[10]. Ngô Thị Minh Nguyệt .Vai trò của sách báo, Thư viện trong cuộc sống.- Người đọc sách.- H,10/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Thị Minh Nguyệt
[13]. Nguyễn Hữu Viêm. Khả năng đọc của mỗi người và sự vận dụng những khả năng đó.- Tạp chí thư viện, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Viêm
[14]. Như Thủy .Văn hóa đọc trong xu thế phát triển mạnh mẽ của văn hóa nghe nhìn.- Tạp chí thư viện, 2005.- tr.7-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Như Thủy
[15]. TS. Phạm Văn Tình .Văn hóa đọc trong thời đại thông tin.- H.: Báo lao động, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Phạm Văn Tình
[16]. Trần Văn Hà .Đẩy mạnh văn hóa trong thời đại công nghệ thông tin .- Thư viện: Số 1, 2006.- tr.69 – 70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Hà
[17]. Vũ Đảm .Chức năng của Văn hóa đọc .- Sách và đời sống, 2005.- tr.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Đảm
[12]. Nguyễn Hà . Người trẻ lười đọc hay không biết chọn cách?.- H.: Tiền Phong, 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w