1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

69 561 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đề tài “Ứng dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” của tôi hoàn toàn mới.. Nắm bắt được xu thế hội

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin cảm ơn chân thành tới ThS Nguyễn Văn Hành người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thànhkhóa luận này

-Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Thông tin - Thư việntrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đãtrực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt bốn năm qua

Em cũng xin được cảm ơn tới các anh chị cán bộ của Trung tâm Thôngtin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tạo mọi điềukiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tạiTrung tâm

Do trình độ kiến thức còn hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi nhữnghạn chế Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy để khóa luận đượchoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2014 Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Hương Giang

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Ứng dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm Thông

tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” của tôi hoàn toàn

mới Đây là đề tài tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Văn

Hành

Trang 3

BẢNG VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Khổ mẫu biên mục đọc máy

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUẨN BIÊN MỤC DUBLIN CORE VÀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ THƯ VIỆN SỐ DSPACE 4

1.1 Khái quát về thư viện số và chuẩn biên mục Dublin Core 4

1.1.1 Khái quát về thư viện số 4

1.1.1.1 Khái niệm về thư viện điện tử 4

1.1.1.2 Khái niệm về thư viện số 5

1.1.1.3 Khái niệm tài liệu số 7

1.1.2 Khái quát về siêu dữ liệu Metadata và Dublin Core 8

1.1.2.1 Khái quát về siêu dữ liệu Metadata 8

1.1.2.2 Chuẩn biên mục Dublin Core 10

1.2 Giới thiệu về phần mềm Dspace 17

1.2.1 Sự ra đời và phát triển của Dspace 17

1.2.2 Vai trò của Dspace 18

1.2.3 Đặc điểm cấu trúc của Dspace 18

1.2.4 Ưu điểm của phần mềm Dspace. 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG DSPACE TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 22

2.1 Các tiền đề áp dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm Thông tin

Trang 5

2.1.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Công

nghệ Bưu chính Viễn thông. 22

2.1.1.1 Quá trình hình thành 22

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 22

2.1.1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ở Học viện 23

2.1.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin 27

2.1.3 Các phần mềm quản trị thư viện Trung tâm đã áp dụng 27

2.2 Quá trình áp dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 29

2.2.1 Biên mục tài liệu theo chuẩn Dublin Core trên phần mềm Dspace. 30

2.2.2 So sánh đối chiếu các yếu tố mô tả Dublin Core với MARC 21 42

2.3 Cấu trúc bộ sưu tập số tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 44

2.4 Kết quả phục vụ tài nguyên số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. 46

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN -THƯ VIỆN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG48 3.1 Nhận xét 48

3.1.1 Ưu điểm 48

3.1.2 Nhược điểm 49

3.2 Kiến nghị 50

3.2.1 Về xây dựng phát triển nguồn tài liệu số 51

3.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 52

3.2.3 Đội ngũ cán bộ 52

3.2.4 Đào tạo người dùng tin. 53

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, khoa học công nghệ & đặc biệt là công nghệ thông tin(CNTT) và viễn thông phát triển mạnh mẽ đã và đang làm biến đổi sâu sắcmọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực thông tin -thư viện (TT-TV) Sự biến đổi này đang đưa thế giới hiện đại chuyển từ thờiđại công nghiệp sang thời đại thông tin TK XXI mở ra với sự bùng nổ củainternet cùng với sự phát triển của các phương tiện tương tác như các mạng

xã hội, các trang web, diễn đàn… đã đưa con người bước vào kỷ nguyên mới:

kỷ nguyên số cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của các sản phẩmthông tin thư viện

Trong đó công tác phát triển tài nguyên số cũng được các Trung tâmThông tin - Thư viện hết sức quan tâm

Nếu chúng ta gọi Thư viện truyền thống là một một cơ sở lưu trữ và phục

vụ tài liệu in ấn thì Thư viện điện tử phục vụ thêm tài liệu điện tử, là các dạngtài liệu được đọc trên máy vi tính và chuyển tải trên mạng vi tính Với cáctính năng nổi trội này các thư viện số đang được xây dựng ngày một tăng về

số lượng và chất lượng

Hiện nay, một số phần mềm mã nguồn mở thư viện số được áp dụng tạithư viện các trường đại học và các viện nghiên cứu ở Việt Nam Tiêu biểu làphần mềm Zope, Greenstone, Dspace Sử dụng công nghệ cao để nhanhchóng tạo lập những bộ sưu tập thông tin có tổ chức và làm tăng năng lực truytìm và tìm lướt của người dùng tin Các phần mềm nguồn mở này cung cấpphương cách xây dựng những bộ sưu tập thông tin trên Internet mang đến mộtnguồn tài liệu điện tử phong phú và đa dạng Đó là những tài nguyên thông tinmiễn phí trên mạng toàn cầu Internet và bất kỳ ai cũng có thể đóng góp vàonguồn tài nguyên thông tin ngày càng trở nên đồ sộ này

Trang 8

Nắm bắt được xu thế hội nhập này ngay từ năm 2009 Trung tâm Thôngtin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã định hướng xâydựng theo mô hình thư viện số bắt đầu từ sử dụng phần mềm Greenstone vàphát triển đến Dspace Qua quá trình tìm hiểu và thực hành về phần mềmDspace tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chínhViễn thông tôi nhận thấy đây là một phần mềm mã nguồn mở thư viện số cótính năng ưu việt và tương đối phù hợp với với môi trường số ở Học viện Bưuchính Viễn thông Từ đó tôi mong muốn được chia sẻ những hiểu biết củamình với các bạn đồng nghiệp Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụngphần mềm Dspace tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệBưu chính Viễn thông”.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu thực trạng áp dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm Thôngtin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Đề xuất những giảipháp nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa phần mềm Dspace tại Trung tâm

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu về phần mềm Dspace nói riêng và Thư viện số nói chungmột cách khái quát

- Nghiên cứu thực trạng công tác áp dụng phần mềm Dspace tại Trungtâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hai nămgần đây

4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập khảo sát tài liệu

- Nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

- Phương pháp thống kê, so sánh

Trang 9

Chương 3 Một số nhận xét và đề xuất kiến nghị nhằm phát triển thư viện

số tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUẨN BIÊN MỤC DUBLIN CORE VÀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ THƯ VIỆN SỐ DSPACE

1.1 Khái quát về thư viện số và chuẩn biên mục Dublin Core

1.1.1 Khái quát về thư viện số

1.1.1.1 Khái niệm về thư viện điện tử

Thư viện điện tử (TVĐT) là một khái niệm chưa được định nghĩa thốngnhất và còn nhiều tranh luận Đôi khi việc sử dụng còn lẫn lộn và đồng nghĩavới các khái niệm “Thư viện không biên giới”, “Thư viện được nối mạng”,

“Thư viện số”, “Thư viện ảo”, “Thư viện tin học hóa”, “Thư viện đa phươngtiện”, “Thư viện logic”, “Thư viện văn phòng”,…

Thuật ngữ Thư viện điện tử (Electronic Library) có thể được sử dụngtheo ý nghĩa tổng quát nhất cho mọi loại hình thư viện đã được tin học hóatoàn bộ hoặc một số dịch vụ Thư viện điện tử có thể được coi như là địa điểm

để người sử dụng có thể thực hiện công việc mà họ vẫn thường làm với thưviện truyền thống, nhưng đã được điện tử hóa

Khái niệm về Thư viện điện tử có thể được định nghĩa như sau: “Đó làmột hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng cóthể xử lý được bằng máy tính với tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảoquản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số” [5] Mặt khác,thư viện điện tử cũng có thể hiểu một cách tổng quát, đó là: “Một loại hìnhthư viện đã tin học hóa gồm toàn bộ hoặc một số dịch vụ thư viện Đó còn lànơi người sử dụng có thể tới để tra cứu, sử dụng các dịch vụ thường làm nhưvới một thư viện truyền thống, nhưng đã được tin học hóa Và nguồn lực củathư viện điện tử bao gồm cả tài liệu in giấy và tài liệu đã được số hóa” [5]

Trang 11

Theo Roy Tennant (1999): “Một thư viện phải có một kho thông tin vớicác loại hình tài liệu (sách, báo, băng Video, CD - ROM…) được tổ chức vàkèm theo các dịch vụ cần có để đảm bảo cho người dùng tin sử dụng chúng”.

“Một thư viện điện tử phải bao gồm các tài liệu điện tử và các dịch vụkèm theo Các tài liệu điện tử có thể bao gồm tất cả các tài liệu số cũng nhưcác loại hình thông tin điện tử dạng Analog mà cần có các thiết bị để sử dụng

Ví dụ như băng Video, cassette…

Còn theo Nguyễn Minh Hiệp (2006): “TVĐT là một thư viện phục vụthông tin bằng điện tử với nguồn lực thông tin điện tử được truy cập từ những

tư liệu điện tử bao gồm CD-ROM, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến,…thông qua máy tính và mạng máy tính”

Tóm lại, TVĐT là thư viện chỉ sử dụng các phương tiện điện tử trong thuthập, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tin Và như vậy, có thể hiểumột cách nôm na rằng, TVĐT là một loại thư viện mà khi hoạt động thì việcphục vụ bạn đọc thông qua hệ thống máy tính đã được nối mạng…

Thư viện điện tử ra đời là kết quả của sự hợp tác giữa các chuyên gia thưviện, xuất bản, các nhà khoa học và công nghệ hướng về mục tiêu tiếp cận tớiđầy đủ thông tin, ở mọi lúc, mọi nơi

1.1.1.2 Khái niệm về thư viện số

Có thể nói thư viện số là bước tiến xa hơn của thư viện điện tử hay cóthể nói cách khác, là thư viện điện tử cao cấp, cho phép đọc được thông tintoàn văn sau khi đã số hóa hầu hết các tư liệu, đặc biệt là các tư liệu dướidạng đồ họa (như tranh ảnh, bản đồ,…) và đa phương tiện (multimedia) nóichung

Philip Barker cũng phân biệt thư viện điện tử và thư viện số theo một kiểukhác Ông cho rằng thư viện điện tử lưu trữ và phục vụ cả ấn phẩm lẫn tư liệuđiện tử (tư liệu số hóa), trong khi đó thư viện số chỉ lưu trữ các tư liệu điện tử

mà thôi

Trang 12

Thư viện số là hình thức kết hợp giữa thiết bị tính toán, lưu trữ và truyềnthông số với nội dung và phần mềm cần thiết để tái tạo, thúc đẩy và mở rộngcác dịch vụ của các thư viện truyền thống vốn dựa trên các biện pháp thuthập, biên mục và phổ biến thông tin trên giấy và các tư liệu khác.

Theo Bùi Loan Thùy và Lê Văn Viết (2001): “Thư viện số là thư việnchứa đựng các thông tin và tri thức được lưu trữ dưới dạng điện tử số trên cácphương tiện khác nhau: bộ nhớ điện tử, đĩa quang, đĩa từ”

Theo Ian H Witten (2006): “Thư viện số là tập hợp những bộ sưu tậpthông tin của các đối tượng số hoặc đã được số hóa có tổ chức và tập trung.Tập trung theo đề tài hay chủ đề và có tổ chức để thông tin dễ truy cập và lưutrữ theo những tiêu chuẩn chuyên biệt

“Thư viện số (TVS) là một Thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ cáctài liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềmchuyên nghiệp có tổ chức giúp người dùng dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xemđược nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin

và các phương tiện truyền thông” [4]

Nghiên cứu về thư viện số bao gồm các vấn đề về kỹ thuật, xã hội vàchính trị đan xen vào nhau Khái niệm thư viện số không chỉ tương đương vớimột sưu tập số hóa và công cụ quản trị thông tin Là một môi trường tập hợpcác sưu tập, dịch vụ và con người để hỗ trợ cho một chu trình hoàn chỉnh củaviệc sáng lập, phổ biến sử dụng và bảo quản dữ liệu, thông tin, tri thức (Hộithảo Santa Fe về môi trường làm việc phổ biến tri thức) và có hàm ý về mộtmôi trường mạng cung cấp nội dung

Hiện nay quá trình nghiên cứu thế hệ tiếp theo của các thư viện số nhằmthúc đẩy việc sử dụng và nâng cao tính khả dụng của các nguồn tin được nốimạng và phổ biến trên phạm vi toàn cầu, đồng thời cũng động viên khuyến

Trang 13

khích các dự án phát triển các công cụ phát hiện, quản trị tìm và phân tíchthông tin hướng về các lĩnh vực ứng dụng và cải tiến đổi mới.

Trong tương lai không xa, thư viện số cần phải liên kết cả ấn phẩm và tưliệu số và vấn đề chủ yếu là cho phép bao quát được cả kho tin cực lớn Vớimục tiêu hiện tại là phát triển được các kho tư liệu được số hóa ngày mộtnhiều và khai thác được đầy đủ các cơ hội do các tư liệu dưới dạng số tạo ra.Như vậy, tính chất đầy đủ và giá trị của vốn tư liệu có thể gia tăng do khảnăng tích hợp tư liệu dưới dạng số và phương pháp truy cập dễ dàng

Khái niệm “thư viện số” và “thư viện điện tử” tương đối giống nhau,song hành cùng nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt và đặc trưngriêng không thể trộn lẫn

1.1.1.3 Khái niệm tài liệu số

Bộ phận cốt yếu khi xây dựng thư viện số chính là nguồn tài liệu số Xâydựng nguồn tài nguyên số là một xu thế tất yếu vì mục đích sao lưu, bảo quảntài liệu, mở rộng đối tượng phục vụ và chia sẻ tài nguyên, tận dụng tối đa và

có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị thông tin như hiện nay,việc xây dựng và bảo quản nguồn tài nguyên số của các thư viện đã góp phầnđáp ứng một số lượng lớn nhu cầu của người dùng tin

“Tài liệu số” là những tài liệu được lưu trữ bằng máy tính Tài liệu số cóthể được tạo lập bằng máy tính như việc xử lý các file văn bản, các bảng biểuhoặc chúng có thể được chuyển đổi sang dạng số từ những tài liệu khác Tàiliệu số cũng được đề cập đến như tài liệu điện tử

Tài liệu số được sử dụng thông qua các hình thức:

Trang 14

- Tạo lập tài liệu gốc bằng máy tính thông qua việc xử lý các file vănbản, hình ảnh bảng biểu…

- Tạo lập tài liệu số thông qua hình thức chuyển đổi định dạng các tàiliệu được tạo lập ở các dạng khác

Chung quy, có thể hiểu tài liệu số là thông tin được tổ chức dưới dạng số,được lưu trữ, xử lý và được truyền đi thông qua thiết bị số và mạng

1.1.2 Khái quát về siêu dữ liệu Metadata và Dublin Core

1.1.2.1 Khái quát về siêu dữ liệu Metadata

Khái niệm: Là dữ liệu về dữ liệu (data about data) hay dữ liệu có cấu trúc về

dữ liệu, bao gồm những yếu tố mô tả về đối tượng thông tin (sách, trang web,bản nhạc )

Có thể định nghĩa: “Siêu dữ liệu là dữ liệu đi kèm với đối tượng thôngtin và nó cho phép những người sử dụng tiềm năng có thể biết trước sự tồn tạicũng như đặc điểm của đối tượng thông tin này” (Dempsey và Heery, 1997)

Mục đích của siêu dữ liệu:

- Hỗ trợ phát triển nguồn tin

- Hỗ trợ người dùng tin, đánh giá thông tin mà không phải truy cập trựctiếp đến thông tin

- Giúp kiểm tra sự tồn tại của đối tượng thông tin

- Mô tả ngôn ngữ, vị trí của thông tin

Một biểu ghi trong Metadata (siêu dữ liệu) bao gồm một hệ thống cácthành tố hay còn gọi là các yếu tố cần thiết để mô tả nguồn tin

Phân loại siêu dữ liệu

- Trong thư viện truyền thống, siêu dữ liệu chủ yếu là các dạng mô tảhình thức và nội dung của tài liệu có trong kho thư viện, chính là các phiếu

Trang 15

mô tả trong hộp phích, trong các cơ sở dữ liệu thư mục - nằm tách rời với đốitượng thông tin

- Trong thư viện điện tử, siêu dữ liệu đã phát triển ở mức độ cao hơn vớikhái niệm rộng hơn, phát triển thành 5 loại siêu dữ liệu

1 Siêu dữ liệu hành chính (Administrative)

2 Siêu dữ liệu mô tả (Desriptive)

3 Siêu dữ liệu bảo quản (Preservation)

4 Siêu dữ liệu sử dụng (Use)

5 Siêu dữ liệu kỹ thuật (Technical)

- Thông tin bổ sung

- Bản quyền và thông tin tái bản

- Tài liệu về yêu cầu truy cập hợp pháp

- Các biểu ghi thư mục

- Các tài liệu về tình trạng, điều kiện vật lý của tài nguyên thông tin

- Các tài liệu về công tác bảo quản các phiên bản thông tin dưới dạng vật lý vàsố

VD: làm mới dữ liệu; Di trú dữ liệu

4 CSDL Các thông tin liên - Thông tin về phần cứng và phần mềm

Trang 16

Kỹ thuật quan đến cách thức

hoạt động của hệ thống cũng như siêu

dữ liệu

- Thông tin số hóaVD: khổ mẫu; tỷ lệ nén; độ nén; quy trình phân bổ thông tin

- Thông tin về thời gian phản hồi của

- Các biểu ghi trình bày

- Các thông tin liên quan đến người sử dụng và việc sử dụng

- Thông tin về tái sử dụng nội dung và các phiên bản đa phương tiện

Tài liệu hướng dẫn sử dụng Dublin Core

1.1.2.2 Chuẩn biên mục Dublin Core

Lịch sử ra đời

Sở dĩ được đặt tên là chuẩn biên mục Dublin Core là vì tại hội thảo đầutiên bàn về thiết kế siêu dữ liệu tại Dublin bang Ohio, Hoa Kỳ năm 1992nhằm tăng cường khả năng phát hiện nguồn tin trên www, đặc biệt đối tượngthông tin dạng mã hóa HTML

Chuẩn Dublin Core là chuẩn dùng để mô tả dữ liệu trong các Metadata(siêu dữ liệu) với MARC 21, chuẩn Dublin Core được thiết kế đơn giản hơn,với 15 yếu tố mô tả (15 metadata elements) nhằm không những mô tả loạihình đối tượng thông tin trong thư viện mà cả trong viện bảo tàng, triển lãmnghệ thuật, tin học, mã hóa văn bản và các lĩnh vực khác có liên quan, Ngônngữ ban đầu là Tiếng Anh

Tháng 9/2001 chuẩn Dublin Core được công nhận là tiêu chuẩn của Mỹ

có mã số ANSI/NISO Z39.50-2001

Đặc điểm của Dublin Core

Trang 17

- Đơn giản trong tạo lập và bảo trì: được thiết kế nhằm phục vụ vớingười không chuyên, dễ sử dụng và rẻ nhưng hiệu quả mang lại lớn.

- Ngữ nghĩa thông dụng, dễ hiểu và phổ biến: Khắc phục những khókhăn trong việc hiển thị các thuật ngữ

VD: Yếu tố “Tác giả” (Creator) được gán cho người tạo lập, nhà soạnnhạc, đạo diễn trong vai trò là tác giả chính Điều này giúp cho khi người tìmtin muốn tìm thông tin theo một tác giả cụ thể nào đó, nếu đồng ý chọn yếu tố

“Tác giả - Creator” là yếu tố mô tả hợp lý Với diện bao quát rộng như vậy,nếu càng khái quát, tập hợp yếu tố mô tả này sẽ tăng cường được sự có mặt vàtruy cập của mọi loại hình nguồn tin, cả theo quy tắc và bất quy tắc

- Phạm vi quốc tế: Phiên bản đầu tiên bằng Tiếng Anh (11/1999), đã cóphiên bản của 20 thứ tiếng khác như: Phần Lan, Nauy, Thái Lan, Nhật Bản,Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Indonesia, Tây Ban Nha Tổ chức W3C(World Wide Web Cosontium) phát triển chuẩn Dublin Core trên nền tảng kếthợp đa ngôn ngữ, sử dụng công nghệ (RDF: Resource Descreption FrameWork): Khung mô tả tài nguyên thông tin, phục vụ cho môi trường tài nguyênthông tin điện tử mang tính chất đa văn hóa và đa ngôn ngữ

- Khả năng phát triển rộng: Với cơ chế mở, chuẩn Dublin Core có thểđược mở rộng bởi các chuyên gia bằng việc gắn kết thêm các yếu tố mở rộng.Khả năng này còn được thực hiện một cách đơn giản thông qua việc kết nốinhiều CSDL khác nhau thông qua mạng Internet

Thuộc tính của Dublin Core

Mỗi một phần tử (yếu tố mô tả) của Dublin Core được xác định bởi 10thuộc tính theo tiêu chuẩn mô tả yếu tố dữ liệu điện tử ISO/IEC 11179 nhưsau:

- Name (Tên): Tên xác định thống nhất gắn cho yếu tố mô tả

- Identifier (Định danh): Tên xác định thống nhất gắn cho yếu tố mô tả

- Version (Phiên bản): Phiên bản của yếu tố mô tả

Trang 18

- Registration Authority (Thẩm quyền đăng ký): Thực thể có thẩm quyềnđăng ký các phần tử mô tả

- Language (Ngôn ngữ): Ngôn ngữ yếu tố mô tả được sử dụng

- Definition (Định nghĩa): Trình bày rõ ràng khái niệm và bản chất củaphần tử

- Obligation (Bắt buộc): Chỉ ra khả năng có hay không thường xuyênxuất hiện phần tử

- Datatype (Kiểu dữ kiệu): Chỉ ra loại dữ liệu trình bày giá trị của phầntử

- Maximum Occurrence (Tần xuất xuất hiện tối đa): Chỉ ra những tầnxuất lặp lại của phần tử

- Comment (Chú thích): Lưu ý về ứng dụng của phần tử

Ý nghĩa của Dublin Core trong thư viện số

- Là một phương pháp mô tả nguồn thông tin, đặc biệt là nguồn tin điện

tử một cách hiệu quả Dublin Core càng đặc biệt phát huy tác dụng khi được

sử dụng để mô tả tài liệu điện tử vốn khó xác định được loại hình và nội dungcác yếu tố cần thể hiện

- Thay thế cho các dạng thức trình bày thông tin trước đây như MARC

do sự đơn giản trong cấu trúc mà người sử dụng có thể thiết kế theo yêu cầucủa riêng mình

- Cung cấp cho người sử dụng một phương án tiếp cận thông dụng thôngqua các giao diện quen thuộc như web

- Tạo cho người cán bộ thư viện sự thuận tiện trong công tác khi khôngcòn phải gò bó trong các trường, các yếu tố vốn dĩ đã rất đa dạng và phức tạp

Các yếu tố của Dublin Core

Trang 19

Dublin Core gồm có 15 yếu tố, trong từng trường hợp cụ thể các yếu tốcủa chuẩn siêu dữ liệu Dublin Core đều không nhất thiết bắt buộc phải có đầy

đủ và có thể lặp

Phân loại các yếu tố:

Nhan đề (Title) Tác giả

(Creator)

Ngày tháng (Date)

Chủ đề (Subject) Tác giả phụ

(Contributor)

Mô tả vật lý (Description)

Mô tả (Description) Xuất bản

(Publisher)

Định danh (Identifier)Loại hình (Type) Bản quyền

(Right)

Ngôn ngữ (Language)Nguồn (Source)

Các yếu tố Trường

con

Ý nghĩa sử dụng Ví dụ

1 Title Tên của nguồn thông tin

thường do tác giả hoặc Nxbđặt cho tài liệu

Báo cáo kết quả công tác Quý 1/2007

2 Creator Người hoặc cơ quan chịu

trách nhiệm chính về nộidung trí tuệ của nguồn tin

Đoàn Văn Cương

3 Subject Chủ đề của nguồn thông tin

và được thể hiện bằng từvựng có kiểm soát gồm tiêu

Công tác Ban quản lý dự án

Trang 20

đề đề mục, số phân loại,

4 Description Phần thể hiện nội dung của

nguồn thông tin bao gồm cảtóm tắt của tư liệu văn hóagốc hoặc nội dung của tư liệunghe nhìn

5 Publisher Cơ quan tổ chức chịu trách

nhiệm tạo lập, xuất bản hayban hành, công bố tư liệu

Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia

6 Contributor Cá nhân hay tổ chức có

những đóng góp về mặt trítuệ cho tư liệu nhưng khôngphải là tác giả chính

Reviewer Người nhập văn bản

Người sửa văn bản

Phạm Quỳnh Trang

Đào Quốc Hùng

7 Date Ngày tháng có liên quan đến

việc tạo lập, xuất bản haycông bố tư liệu

- Ngày nhập văn bản 25/05/2008Published

Updated

- Ngày ban hành văn bản

- Ngày cập nhật văn bản

20/12/2007

8 Type Kiểu văn bản, hình thức chứa

nội dung tư liệu

Báo cáo

9 Format Định dạng vật lý và kích

thước của tư liệu như kích cỡ,thời lượng,… Định dạngcũng được dùng để chỉ rõphần mềm và phần cứng cầnthiết để sử dụng tư liệu

Trang 21

Size Kích thước toàn văn 254 KBMime Định dạng (doc, pdf, gib,…) Text/pdf

10 Identifier Là một dãy kí tự hoặc số

nhằm thể hiện tính đơn nhấtcủa tư liệu

URLs và URNs,DOI, ISBD,ISSN

11 Source Nguồn gốc mà tư liệu được

tạo thành (số hiệu của vănbản), yếu tố này có thể baogồm siêu dữ liệu về nguồnthông tin thứ hai nhằm khaithác tư liệu hiện hành

24/BQLDAKHCNQG-BC

12 Language Ngôn ngữ của nội dung tư

liệu

‘Vie’: Việt Nam

‘En’: Tiếng Anh

‘Fr’ : Tiếng Pháp

13 Relation Một định danh cho nguồn thứ

hai và những mối quan hệcủa nó với tư liệu hiện hành

Yếu tố này thể hiện nhữngkết nối giữa những nguồn dữliệu có liên quan

UBKH Sở Khoahọc Công nghệ

14.Coverage Những đặc tính về không

gian (Tên định danh hoặctương đương với địa lý)và/hoặc thời gian của tư liệu(ngày, tháng hoặc khoảngthời gian), quy mô, phạm viquyền hạn của nguồn dữ liệu

Toanvan.pdf

15 Right Thông tin về quyền lưu trữ và

hoàn trả nguồn tài nguyên

Văn bản đã được

ký nhận, có thể ban hành

Read (Nhóm) có quyền đọc Tất cả mọi người

Trang 22

Write (Nhóm) có quyền sửa Nhân viênDelete (Nhóm) có quyền xoa Người quản lý

Nhan đề Nhan đề thay thế

Bảng thời kỳ của DDCĐịnh dạng ngày tháng của W3C

của Dublin CoreKhổ mẫu Kích thước và thời lượng

(Extent)Vật mang tin (Medium)

IMT loại tư liệu

Trang 23

Bao quát

Quyền

1.2 Giới thiệu về phần mềm Dspace

1.2.1 Sự ra đời và phát triển của Dspace

Dspace là một bộ phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ giải pháp xây dựng vàphân phối các bộ sưu tập số hóa trên Internet, cho phép các thư viện, các cơquan nghiên cứu phát triển và mở rộng Nó cung cấp một phương thức mớitrong việc tổ chức và xuất bản thông tin trên Internet

Dspace do HP và The MIT Libraries phát triển vào năm 2002, hiện nay

có hơn 1000 trường đại học và các tổ chức văn hóa sử dụng phần mềm sốDspace để quản lý và chia sẻ nguồn tài nguyên: sách, tạp chí, luận văn và cácsưu tập hình ảnh, âm thanh và phim

1.2.2 Vai trò của Dspace

Dspace được sử dụng cơ bản như một phầm mềm lưu trữ và phân phốitài liệu số với ba vai trò chính:

- Tạo điều kiện thu thập và quản lý tài liệu được dễ dàng, bao gồm siêu

dữ liệu của tài liệu

- Tạo điều kiện cho việc truy cập tài liệu được dễ dàng, bằng việc liệt kê

và tìm kiếm

- Tạo điều kiện để việc bảo quản tài liệu lâu dài

Trang 24

1.2.3 Đặc điểm cấu trúc của Dspace

Mô hình thông tin của hệ thống

Dspace được thiết kế để tạo thuận lợi cho các cá nhân có thể đóng gópcác tài nguyên số vào hệ thống một cách dễ dàng Mô hình thông tin của hệthống được xây dựng xung quanh ý tưởng “Communities” tổ chức các đơn vịtrực thuộc của một tổ chức nghiên cứu, một trường đại học có nhu cầu quản

lý thông tin đặc biệt

Dspace có cấu trúc phân cấp theo dạng cây thư mục với các Đơn vị và

Bộ sưu tập Đơn vị dùng để quản lý các đơn vị con và các bộ sưu tập còn bộsưu tập để quản lý tài liệu Đồng thời với việc phân cấp các đơn vị và các bộsưu tập, Dspace còn cho phép phân cấp quản lý đối với các đơn vị và các bộsưu tập này

Các lớp lưu trữ được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống tập tin, quản

lý bởi các bảng trong cơ sở dữ liệu PostgreSQL… Lớp nghiệp vụ là lớp cácchức năng cụ thể Dspace, bao gồm các Module luồng công việc, quản lý nộidung, quản trị, tìm kiếm và duyệt tài liệu Mỗi Module có một API để chophép Dspace tùy chỉnh, nâng cấp các chức năng phù hợp với từng đối tượng.Cuối cùng, lớp ứng dụng bao gồm các giao diện cho hệ thống giao diện ngườidùng web và bộ xử lý máy chủ để giải quyết định danh liên tục (Handle) đếncác biểu ghi trong Dspace

Nền tảng Công nghệ Thông tin

Trang 25

Dspace được thiết kế trên nền tảng UNIX Hiện nay đã có phiên bản trênnền tảng hệ điều hành Window Các mã ban đầu được lập trình bằng ngônngữ Java.

Các thành phần khác: Hệ quản trị CSDL sử dụng PostgreSQL; máy chủweb và Java Servlet sử dụng Apache và Tomcat; Jena – một bộ công cụ RDFđược phát triển từ HP Labs, OAICat từ OCLC

1.2.4 Ưu điểm của phần mềm Dspace.

Ưu điểm nổi bật

- Có cộng đồng người sử dụng lớn và phát triển rộng rãi trên khắp thếgiới

- Phần mềm mã nguồn mở, miễn phí

- Được sử dụng cho các tổ chức giáo dục, chính phủ, tư nhân và thương mại

- Giao diện dạng web dễ dàng cho việc sử dụng

- Tùy chỉnh theo nhu cầu của người dùng

- Cài đặt dễ dàng, sử dụng trên nhiều hệ điều hành như Window, Linux,Unix…Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgresSQL hoặc Oracle

- Quản lý và lưu trữ các dạng tài nguyên số

- Tài liệu được biên mục theo chuẩn Dublin Core đơn giản, phổ biến vàthông dụng

- Khả năng tìm kiếm tài liệu toàn văn

- Phân quyền và bảo mật cao Có thể phân quyền đến từng tài khoản chongười dùng, đến từng bộ sưu tập hoặc thậm chí đến từng tài liệu Các quyềnđược cấu hình khá chi tiết như: Quyền xem biểu ghi thư mục, Quyền xemtoàn văn…

- Hỗ trợ đa ngôn ngữ trong đó có Tiếng Việt

- Hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệu từ Phần mềm Greenstone sang Dspace

Những tính năng vượt trội hơn so với Phần mềm Greenstone

Trang 26

- Khả năng tùy chỉnh giao diện cao Giao diện thống nhất chung cho toàn

bộ bộ sưu tập

- Phần mềm Dspace như một website Tất cả thao tác đều được thôngqua web: Biên mục, Truy cập thông tin… Khi cần bổ sung tài liệu cho các bộsưu tập không cần phải xây dựng lại từ đầu như Greenstone Dspace có cấutrúc các bộ sưu tập theo nhiều cấp

- Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu độc lập đáp ứng tốt với Thư viện có

số lượng tài liệu lớn

- Khả năng phân quyền mạnh Có thể phân quyền từng tài khoản ngườidùng đến từng bộ sưu tập hoặc thậm chí đến từng tài liệu Các quyền đượccấu hình khá chi tiết như quyền: Quyền xem biểu ghi thư mục, Quyền xemtoàn văn…

- Có nhiều kiểu báo cáo: Lượt truy cập, lượt xem biểu ghi thư mục, lượtdownload…

Với những ưu điểm vượt trội so với Phần mềm Greenstone mà tại ViệtNam đã và đang có rất nhiều Trung tâm Thông tin - Thư viện tại các trườngđại học áp dụng phần mềm mã nguồn mở Dspace như: Thư viện Đại họcQuốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại họcQuốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện CNBCVT, Thưviện Đại học Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học ĐàLạt…

Qua quá trình thực tập tại Trung tâm TT-TV HVCNBCVT, được thựchành và sử dụng phần mềm Dspace Sau đây tôi xin giới thiệu thực trạng quátrình áp dụng Dspace tại Trung tâm TT-TV HVCNBCVT

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG DSPACE TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

2.1 Các tiền đề áp dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

2.1.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

2.1.1.1 Quá trình hình thành

Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện CNBCVT thành lập theo quyếtđịnh số 397/TCCB ngày 30/05/2006 của Giám đốc Học viện trên cơ sở sápnhập bộ phận Thư viện của phòng Quản lý đào tạo cũ, Trung tâm InternetPlaza, Trung tâm Internet A3 thuộc Khoa Công nghệ thông tin 1

Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn công tác thông tin

-thư viện tại Cơ sở Hà Đông

- Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin cho thư viện Cơ sở Hà Đông từ

nguồn trong nước và nước ngoài đáp ứng những nhu cầu giảng dạy, học tập,nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Học viện; thu nhận cáctài liệu do Học viện xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã đượcnghiệm thu, tài liệu hội thảo, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ,

Trang 28

giảng viên, học viên, sinh viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng

và các dạng tài liệu khác của Học viện, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệutrao đổi giữa các thư viện;

- Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệthống tra cứu thích hợp, thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin

tự động hóa; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩmthông tin theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụnghiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện thôngqua các hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ thông tin - thư viện trong toàn Họcviện; tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin họccho cán bộ làm công tác thông tin - thư viện trong toàn Học viện

2.1.1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ở Học viện

Đối tượng người dùng tin tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học viện là một trong những cơ sở đào tạo nguồn lực về Công nghệThông tin và Bưu chính Viễn thông cho đất nước Chính vì vậy hoạt độnggiảng dạy, học tập, nghiên cứu là hoạt động chủ đạo đóng vai trò quan trọngtrong Học viện Đây không chỉ là quá trình tiếp nhận thông tin mà còn là quátrình sáng tạo, chuyển giao tri thức theo nhiều chiều khác nhau Cùng với yêucầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đòi hỏi người học phải chủđộng hơn, sáng tạo hơn trong quá trình tiếp cận với thông tin, tri thức, khuyếnkhích người học tìm hiểu nhiều tài liệu suy nghĩ, nghiên cứu và sáng tạo đưa

ra được những phương thức, cách thức giải quyết được những vấn đề đó

Người dùng tin là thành phần không thể thiếu trong hoạt động của các

Cơ quan Thông tin - Thư viện Người dùng tin với nhu cầu tin của họ là định

Trang 29

hướng cho hoạt động thông tin của Cơ quan Thông tin - Thư viện Nghiêncứu kỹ các đặc điểm của người dùng tin, nắm bắt được nhu cầu thông tin vàđáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác nhu cầu tin của người dùng tin là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng của Thư viện nói chung và các cơ quanThông tin - Thư viện các Học viện nói riêng.

Người dùng tin tại Trung tâm TT-TV HVCNBCVT là toàn bộ cán bộcông nhân viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh, họcviên cao học, sinh viên các hệ đào tạo chính quy, từ xa, tại chức, chuyên tutrong trường Qua khảo sát thực tế hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thưviện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tôi chia đối tượng ngườidùng tin trong Học viện thành 3 nhóm chính sau:

* Sinh viên:

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có số lượng sinh viên tươngđối lớn Trong tất cả các nhóm bạn đọc đến Thư viện, sinh viên chiếm tỷ lệcao nhất 70-80%, bao gồm sinh viên tất cả các khóa, các khoa, các hệ dào tạo:Chính quy, tại chức, từ xa…trong đó chủ yếu là sinh viên hệ chính quy

Sinh viên thường có thời gian không ổn định, hoàn toàn phụ thuộc vàochương trình học do Học viện quy định, ngoài ra phải tham gia thêm các hoạtđộng ngoại khóa khác

Sinh viên chưa có điều kiện tiếp cận với những nguồn thông tin mangtính chất tổng hợp, mặt khác trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên khó khăntrong việc tìm kiếm thông tin, nhất là đối với những nguồn tin ngoại văn

* Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu:

Trang 30

Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Học viện là lực lượng quyếtđịnh quá trình đào tạo và nghiên cứu trong Học viện Họ vừa là người sửdụng thông tin, đồng thời họ cũng là người tái tạo ra thông tin.

Cán bộ nghiên cứu là giảng viên của Học viện là những người có trình

độ học vấn cao, họ có quỹ thời gian tương đối ổn định để thu thập thông tin,chọn lọc thông tin trực tiếp phục vụ cho công việc nghiên cứu và giảng dạycủa mình

Đây là những người dùng tin hiểu rõ được nguồn tin và loại thông tin nào

mà họ cần và có khả năng tự mình xử lý thông tin đó để tạo ra những thôngtin mới, đồng thời tự mình khai thác thông tin thông qua các công cụ tra cứutìm kiếm được nguồn thông tin cần thiết Đây là đối tượng dùng tin có trình

độ tin học và ngoại ngữ để tìm kiếm thông tin, đọc, nghiên cứu các tài liệuchuyên ngành để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy

* Học viên cao học, nghiên cứu sinh:

Đây là đối tượng bạn đọc có trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, họ lànhững giảng viên đại học, cán bộ quản lý giáo dục…Với quỹ thời gian tươngđối ổn định, phải hoàn thành đề tài nghiên cứu trong thời gian nhất định, nêncác học viên cao học luôn là những bạn đọc tích cực của Trung tâm

Nhu cầu tin của người dùng tin tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Việc nắm bắt các nhu cầu tin của người dùng tin có ý nghĩa quan trọngtrong hoạt động Thông tin - Thư viện, thông qua việc nắm bắt nhu cầu tin củangười dùng tin mà Trung tâm có thể đáp ứng một cách đầy đủ, kịp thời vàchính xác những nhu cầu tin đó Đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu của Trungtâm nói riêng và các Thư viện của các Học viện nói chung

- Nhóm người dùng tin là sinh viên:

Trang 31

Trong quá trình học tập, 2 năm đầu tiên sinh viên được trang bị nhữngkiến thức cơ bản nên nhu cầu tin chủ yếu của đối tượng này chủ yếu là sáchgiáo trình về các môn học như: Tâm lý, Tài liệu lý luận chính trị, Pháp luật…

và những thông tin mang tính chất cơ bản, tổng hợp

Quá trình 2 năm cuối khóa sinh viên được trang bị những kiến thứcchuyên ngành khi đó nhu cầu tin của đối tượng này chủ yếu là các tài liệumang tính chất chuyên ngành, và nhu cầu về tài liệu tham khảo nhằm phục vụcho công việc học tập của mình

- Nhóm người dùng tin là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu:

Do đặc thù về công việc nên nhu cầu tin của họ rất đa dạng, phức tạpnhưng có trọng điểm, họ có nhu cầu lớn đối với các sách tham khảo, đặc biệt

là tài liệu sách tham khảo nước ngoài Đây là tài liệu quan trọng giúp họ biênsoạn giáo trình, chuẩn bị bài giảng hay tìm kiếm nguồn thông tin từ các tàiliệu để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học

Nhu cầu tin của đối tượng này là tài liệu tại các phòng mượn, phòng đọc,ngoài ra các tài liệu như: Từ điển, sổ tay, sách tra cứu…Bên cạnh đó có thể lànhững tài liệu phi ấn phẩm: Đĩa CD-ROM, CSDL hay các tài liệu tham khảo

có giá trị với họ

- Người dùng tin là học viên cao học, nghiên cứu sinh:

Sau sinh viên, nhóm bạn đọc là các thành viên cao học, Nghiên cứu sinh

là lực lượng đông đảo thường xuyên sử dụng Thư viện phục vụ học tập,nghiên cứu Với đối tượng này tài liệu học sử dụng rất đa dạng: Sách thamkhảo, tài liệu ngoại văn, báo, tạp chí, và nhiều nhất là các đề tài nghiên cứukhoa học, luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ Có thể nói nhóm bạn đọc là Họcviên cao học và nghiên cứu sinh là đối tượng có nhu cầu về tài liệu thông tin đadạng có trọng điểm và mục đích rõ ràng

Trang 32

2.1.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin

Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọngtrong quá trình xây dựng nguồn tài liệu Công nghệ thông tin chính là công cụđắc lực để thực hiện các công việc trong quá trình tạo lập và phát triển nguồntài nguyên số

Để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên số đểtiến tới hình thành Thư viện số, Trung tâm TT-TV HVCNBCVT đã đượctrang bị một hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin vững mạnh với:

- Hệ thống Internet và mạng LAN kết nối toàn bộ hệ thống máy tính trongHọc viện

- Hệ thống máy chủ tại Data Center (Trung tâm dữ liệu) đã được nângcấp và đi vào hoạt động từ năm 2009

- Ngày 5/11/2003 Trung tâm Internet Plaza chính thức đi vào hoạt độngvới nhiệm vụ tăng cường khả năng truy cập thông tin trong Học viện

- Năm 2007, Trung tâm được nâng cấp thiết bị, tăng cường khả năng truycập thông tin bằng đường truyền cáp quang băng thông rộng

- Năm 2009, Trung tâm TT-TV HVCNBCVT đã tham gia vào MạngNghiên cứu và Đào tạo VinaREN

- Từ năm 2010, Trung tâm đã xây dựng và đưa vào sử dụng Website:http://ilc.ptit.edu.vn đây là cổng truy cập thông tin để bạn đọc có thể khai thác

và sử dụng nguồn tài nguyên số

2.1.3 Các phần mềm quản trị thư viện Trung tâm đã áp dụng

Phần mềm Quản trị thư viện Libol 6.0

Từ năm 2006, Trung tâm TT-TV HVCNBCVT đã triển khai áp dụng phầnmềm quản trị thư viện Libol 6.0 và hoạt động Thông tin - Thư viện của mình

Sử dụng phần mềm Libol 6.0 với các đặc điểm nổi bật về tính năng:

- Quản trị CSDL lớn

- Công cụ tìm kiếm tra cứu mạnh

Trang 33

- Hỗ trợ đầy đủ các chuẩn nghiệp vụ: AACR2, MARC21, DDC

- Quản lý mọi dạng dữ liệu số hóa

- Liên kết với các thư viện và tài nguyên thông tin trực tuyến trênInternet qua giao thức Z39.50

- Tích hợp các thiết bị: mã vạch, thiết bị từ, sóng radio

Libol có các Module chính sau

Đặc điểm của Greenstone

- Truy cập rộng rãi

- Đa hệ

- Hướng metadata

Trang 34

- Đa ngôn ngữ

- Thang độ (scale) lớn

- Tương thích Z39.50

- Truy tìm linh hoạt

- Đa phương tiện

- Xuất ra CD-ROM

- Greenstone là phần mềm nguồn mở cho nên dễ dàng chỉnh sửa

Greenstone tuy có ưu điểm như đã trình bày ở trên nhưng do việc xử lýtài liệu số trên mạng gặp nhiều khó khăn nên Trung tâm không còn áp dụng.Các điều kiện trên tổng hợp điều kiện cần và đủ, là tiền đề cho việc ápdụng phần mềm Dspace của Trung tâm TT-TV HVCNBCVT sau này

2.2 Quá trình áp dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Từ năm 2011, Trung tâm đã bắt đầu nghiên cứu và áp dụng phần mềmDspace vào xây dựng thư viện số Tại đây bạn đọc có thể tìm thấy các sách,báo, tài liệu hội thảo và các luận án, luận văn… Nội dung của phần mềmDspace sẽ thay đổi từng ngày vì các đơn vị và bộ sưu tập mới sẽ được bổ sungliên tục vào phần mềm này

Kho tài liệu số của phần mềm Dspace được sắp xếp theo các Đơn vịtương ứng với các đơn vị thành viên của Học viện Trong mỗi đơn vị có thể sẽkhông giới hạn số các đơn vị nhỏ và không giới hạn số các bộ sưu tập Mỗi bộsưu tập có thể bao gồm nhiều bài/ mục

Muốn đưa một biểu ghi thư mục lên thư viện số Dspace quản lý để phục

vụ bạn đọc, cần phải đăng nhập vào Thư viện số bằng địa chỉ e-mail của cán

bộ Thư viện (có tên miền đuôi ptit.edu.vn), sau đó tiến hành lựa chọn bộ sưutập mà nội dung biểu ghi truyền tải nằm trong, tiếp đó là quá trình biên mụcbiểu ghi đó theo chuẩn biên mục Dublin Core như sau:

Ngày đăng: 03/03/2017, 09:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Loan Thùy (2012), “Quản lý tài liệu điện tử bằng Dspace tại Trung tâm Thông tin – Thư viện”, Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh//Tạp chí Thông tin và Tư liệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài liệu điện tử bằng Dspace tại Trung tâmThông tin – Thư viện”, Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh//
Tác giả: Bùi Loan Thùy
Năm: 2012
3. Đặng Ngọc Tuyển và Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2012), “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng mô hình thư viện điện tử tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”// Báo cáo nghiên cứu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và pháttriển ứng dụng mô hình thư viện điện tử tại Học viện Công nghệ Bưu chínhViễn thông”//
Tác giả: Đặng Ngọc Tuyển và Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Năm: 2012
4. Hoàng Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty (2008), “Giải pháp xây dựng các bộ sưu tập tài liệu số” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp xây dựng các bộsưu tập tài liệu số
Tác giả: Hoàng Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty
Năm: 2008
5. Hoàng Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty (2007), “Tham luận tại Hội thảo khoa học Thông tin - Thư viện Đà Lạt” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham luận tại Hội thảo khoahọc Thông tin - Thư viện Đà Lạt
Tác giả: Hoàng Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty
Năm: 2007
6. Lê Ngọc Diệp (2013), “Sử dụng phần mềm nguồn mở trong hoạt động thư viện tại Việt Nam”// Tạp chí Thông tin và Tư liệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phần mềm nguồn mở trong hoạt động thưviện tại Việt Nam”//
Tác giả: Lê Ngọc Diệp
Năm: 2013
7. Nguyễn Hoàng Sơn (2011), “Thư viện số: Hai thập kỷ phát triển trên thế giới, bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển cho Việt Nam”// Tạp chí Thông tin và Tư liệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư viện số: Hai thập kỷ phát triển trên thếgiới, bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển cho Việt Nam”//
Tác giả: Nguyễn Hoàng Sơn
Năm: 2011
8. Nguyễn Hoàng Sơn (2006), “Đào tạo nguồn nhân lực thư viện số: yếu tố quan trọng phát triển nguồn nhân lực thư viện số”. Kỷ yếu hội thảo khoa học:Ngành Thông tin – Thư viện trong xã hội thông tin. ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nguồn nhân lực thư viện số: yếu tốquan trọng phát triển nguồn nhân lực thư viện số”. "Kỷ yếu hội thảo khoa học:"Ngành Thông tin – Thư viện trong xã hội thông tin
Tác giả: Nguyễn Hoàng Sơn
Năm: 2006
9. Nguyễn Hoàng Sơn (2007), “Nghiên cứu thư viện số trên thế giới và định hướng nghiên cứu thư viện số tại Việt Nam = Digital libraries development in Vietnam: Sharing experience (10 th ICADL)”. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thư viện số trên thế giới và địnhhướng nghiên cứu thư viện số tại Việt Nam = Digital libraries development inVietnam: Sharing experience (10th ICADL)”
Tác giả: Nguyễn Hoàng Sơn
Năm: 2007
10. Nguyễn Minh Hiệp (2007), “Sử dụng Greenstone để xây dựng sư tập thư viện số”// Tạp chí Thư viện Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng Greenstone để xây dựng sư tập thưviện số”//
Tác giả: Nguyễn Minh Hiệp
Năm: 2007
11. Nguyễn Minh Hiệp (2006), “Thư viện số với hệ thống nguồn mở”// Bản tin thư viện công nghệ thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư viện số với hệ thống nguồn mở”//
Tác giả: Nguyễn Minh Hiệp
Năm: 2006
14. Nguyễn Văn Hành (2009), “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Thông tin - Thư viện tại Học viện CNBCVT”// Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải phápnhằm nâng cao hiệu quả công tác Thông tin - Thư viện tại Học việnCNBCVT”//
Tác giả: Nguyễn Văn Hành
Năm: 2009
16. Vũ Thị Nha (2007), “Vài thách thức đối với thư viện số và những chiến lược đối phó”// Tạp chí Thư viện Việt Nam,Tài liệu tham khảo Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài thách thức đối với thư viện số và những chiếnlược đối phó”// "Tạp chí Thư viện Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Nha
Năm: 2007
19. Cổng thông tin Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông http://ptit.edu.vn/wps/portal Link
20. Website truy cập Thư viện số của Trung tâm – Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: http://dlib.ptit.edu.vn/password-login Link
22. Greenstone, http://www.greenstone.org 23. Dspace, http://www.dspace.mit.edu/ Link
24. Giới thiệu phần mềm mã nguồn mở Dspacehttp://vietnamlib.net/forum/Thread-gioi-thieu-phan-mem-ma-nguon-mo-dspace--439 Link
2. Bùi Loan Thùy và Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương Khác
15. Trần Thị Quý và Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa hoạt động Thông tin - Thư viện Khác
18. Tull, Laura. The KnowledgeBan: Powered by Dspace/ Ohio State University Libraries, WiLSWorld July 27, 2004Website tham khảo trực tuyến Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w