LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống bí ngô có nguồn gốc tại khu vực miền núi phía bắc” là công trình nghiên cứu của riêng em, dưới sự g
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SÓ GIÓNG BÍ NGỒ CÓ NGUỒN GÓC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
C huyên ngành: T rồng trọt
Ngưòi hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Thị Tâm Phúc
Ngưòi thưc hiên:Trần Thi Vương
Mã SV: 125D1402130166
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thảnh khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết om sâu sắc và chân thành nhất đến với cô giáo ThS Nguyễn Thị Tâm Phúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm om chân thành tới thầy giáo TS Dưomg Tiến Viện và các thày giáo cô giáo trong Khoa Sinh - KTNN trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường
và tạo điều kiện thuận lợi động viên, khích lệ cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Do thời gian có hạn và kỉnh nghiệm còn hạn chế, cho nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý của thày cô và bạn bè để khóa luận của em được hoàn thiện hom
Em xin chân thành cảm om!
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Sinh Viên
Trần Thị Vượng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một
số giống bí ngô có nguồn gốc tại khu vực miền núi phía bắc” là công trình nghiên cứu của riêng em, dưới sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Tâm Phúc Các số liệu, kết quả là trung thực và chưa từng ai công bố ừong bất kì công trình nào khác
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Vượng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỞ Đ À U 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2.1 Mục đích 2
2.2 Yêu cầu 2
3 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễ n 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI L IỆ U 4
1.1 Nguồn gốc cây bí n g ô 4
1.2 Một số đặc điểm thực vật học của bí n g ô 5
1.2.1 Đôi nét về đặc điểm hình th á i 5
1.2.2 Yêu cầu điều kiện sinh thái 5
1.2.3 Giá trị sử dụng của cây bí n g ô 6
1.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu bí ngô trên Thế giới và Việt N am 7 1.3.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu bí ngô trên Thế giới 7
1.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu bí ngô ở Việt N am 7
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U 10
2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứ u 10
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 10
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 10
2.1.3 Thời gian nghiên c ứ u 10
2.2 Nội dung nghiên cứu 11
2.3 Phương pháp nghiên cứu 11
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 11
Trang 62.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 11
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 14
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN 15
3.1 Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống bí ngô 15
3.1.1 Một số đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống nghiên cứu 15
3.1.2 Một số đặc điểm hình thái quả của các mẫu giống nghiên cứu 18
3.2 Đánh giá một số tính trạng nông học của các mẫu giống nghiên cứu 22
3.3 Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng bí ng ô 27
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ N G H Ị 30
1 Kết luận 30
2 Đồ nghị 30
TÀI LIỆU THAM K H Ả O 32
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA 34
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Danh sách 10 giống bí ngô sử dụng trong nhiên cứu 10
Bảng 3.1 Kích cỡ phiến lá của các mẫu giống nghiên cứu 16
Bảng 3.2 Một số đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống nghiên c ứ u 17
Bảng 3.3 Kích thước quả của các mẫu giống nghiên cứu 18
Bảng 3.4.a Một số đặc điểm hình thái quả của các mẫu giống nghiên cứu 20
Bảng 3.4.b Một số đặc điểm hình thái quả của các mẫu giống nghiên cứu 21
Bảng 3.5 Thòi gian từ gieo đến ra hoa đực/hoa cái đầu tiên của các mẫu giống nghiên cứu 24
Bảng 3.6 Năng suất của các mẫu giống nghiên cứ u 25
Bảng 3.7 Khả năng chống chịu bệnh phấn ừắng của các mẫu giống nghiên cứu trong vụ Đông Xuân 2015-2016 27
Bảng 3.8 Đặc điểm chất lượng của các mẫu giống nghiên cứu 28
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cây bí ngô hay còn gọi là bí đỏ là tên gọi chung cho một số loài
{Cucurbita spp.) của chi Cucurbỉta, họ bàu bí (Cucurbitaceae), có nguồn gốc
nhiệt đới châu Mỹ Ở Việt Nam, tên gọi này là tên thông dụng để chỉ các cây
trồng thuộc ba loài Cucurbita pepo L., Cucurbỉta maxima Duch, và Cucurbỉta
moschata Duch [6]
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bí ngô là một trong những cây rau
có vị trí quan ừọng trong đời sống và trong sản xuất nông nghiệp Sản phẩm
từ cây bí ngô đa dạng bao gồm quả, nụ, hoa, ngọn, lá non, và hạt Chúng được
sử dụng làm rau ăn hàng ngày hoặc nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm Thịt quả bí ngô chứa nhiều sinh tố và khoáng chất, cũng là một vị thuốc nam trị nhiều bệnh [12] Trong lOOg thịt quả bí ngô chứa 85-91% nước, chất đạm 0,8 - 2 g, chất béo 0,1 - 0,5 g, chất bột đường 3,3 - 11 g, năng lượng 85 -
170 kJ/100 g, rất giàu vitamin A, vitamin c có lợi cho sức khỏe con người Hon nữa, canh tác bí ngô dễ dàng và mang lại hiệu quả kinh tế tích cực Bí ngô thích nghi rộng với một loạt môi trường nông nghiệp từ đầu tư thấp như vườn gia đình đến đầu tư cao ở vùng chuyên canh, có thể trồng quanh năm, vì thế nó có thể đóng vai trò quan ừọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng sản phẩm nông nghiệp để cải thiện thu nhập cho người nông dân
Bí ngô là cây trồng ngày càng có vị trí trong sản xuất, tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về loại cây trồng này được công bố ở Việt Nam, diện tích ừồng còn nhỏ lẻ, phân tán và chưa tạo được sự bứt phá về giống Tại các địa phương hiện nay, phần lớn vẫn sử dụng các giống bí người dân tự để giống Năng suất và chất lượng không được cải thiện trong khoảng thời gian dài Các sản phẩm b í ngô địa phương thường chỉ được sử dụng cho gia đình, cho chăn nuôi và một phần rất ít ra thị trường Vì vậy, việc nghiên cứu phục vụ công tác chọn tạo những giống bí có
Trang 9năng suất, chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cho người ừồng bí ngô có vai ừò rất quan trọng và cần được quan tâm thực hiện Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang lưu giữ một số lượng đáng
kể các mẫu giống bí ngô có nguồn gốc thu thập tại Việt Nam Việc nghiên cứu đánh giá các mẫu giống bí ngô để phục vụ công tác bảo tồn và khai thác
sử dụng là rất cần thiết vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một sổ giống bí ngô có nguồn gốc tại khu vực miền núi phía bắc”.
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.2 Yêu cầu
- Đánh giá được đặc điểm sinh học của một số mẫu giống cây bí ngô đang lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia ừên cơ sở phân loại loài, phân nhóm giống và phân tích biến động về đặc điểm hình thái, nông học
- Bước đàu xác định được các giống có đặc tính tốt đề xuất cho khai thác sản xuất
3 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Cung cấp cơ sở dữ liệu cho các nhà khoa học trong
lĩnh vực nghiên cứu bảo tồn quỹ gen cây bí ngô, phục vụ cho công tác chọn tạo, phục ừáng khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên cây bí ngô
Trang 10Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá được
một hoặc một vài giống bí ngô địa phương có đặc tính tốt giới thiệu làm vật liệu cho công tác khai thác sử dụng
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nguồn gốc cây bí ngô
Nguồn gốc và sự tiến hóa các loài trồng của chi Cucúrbita được tóm tắt
bởi Merrick (1995) và Sanjur và cộng sự (2002) [9] [10] trong đó ba loài trồng được biết đến nhiều nhất là c maxima Duch, c moschata Duch và c pepo L Chúng có nguồn gốc ở Mexico và vùng Nam Mỹ Sau khi Culumbus
đến châu Mỹ (thế kỷ XVI - x v n ) , các loài này được lan truyền và phát triển rộng rãi khắp thế giới từ vùng nhiệt đới, cận nhiệt, đến các khu vực ôn đới có mùa hè ấm áp
c maxima Duch có nguồn gốc ở khu vực ôn đới ẩm miền Nam Mỹ và
vùng đất thấp của Bolivia Loài hoang dại c maxima sub sp andreana
(Naudin) Filov được coi là tổ tiên hoang dã của nó Hạt của c maxima được
khai quật ở Peru có niên đại 1800 năm trước công nguyên
c moschata Duch có nguồn gốc Trung và Nam Mỹ Các bằng chứng
khảo cổ có niên đại 7660 năm trước công nguyên đã được tìm thấy ở sườn phía tây của dãy núi Andes Tổ tiên hoang dã của loài này vẫn chưa xác định
rõ, nhưng những nghiên cứu gàn đây về các mối quan hệ phát sinh loài giữa
các loài hoang dã và loài thuần trong chi Cucúrbita, chủ yếu dựa trên dữ liệu
DNA, cho rằng loài tổ tiên của c moschata có thể được tìm thấy ở vùng đất
thấp phía bắc Nam Mỹ
c pepo L có nguồn gốc ở Mexico, nơi nó được thuần hóa ít nhất là
5000 năm trước công nguyên Đôi khi có những bằng chứng khảo cổ và nghiên cứu phân tử cho thấy nó được thuần hóa một cách riêng biệt ở cả Hoa
Kỳ và Mexico từ loài hoang dã c pepo subsp texana (Scheele) Filov và loài
hoang dã c pepo subsp fraterna (L.H Bailey) Filov.
Trang 121.2 Môt số đăc điểm thưc vât hoc của cây bí ngô
1.2.1 Đặc điểm hình thái
Các cây trồng thuộc chi Cucurbita là cây hàng năm, thân thảo, có tua
cuốn bên, tua cuốn phân 3 - 4 nhánh; thân góc cạnh không sắc, có đặc tính bò lan, phân nhánh mạnh mẽ; rễ thuờng mọc ở các đốt đầu thời kỳ phát triển Lá đơn, mọc cách, không có lá kèm; cuống lá có rãnh, chiều dài cuống lá biến động; lá rộng hình ovan có đuờng xẻ sâu như hình tim ở gốc phiến lá, lá phân thùy nông có từ 5 - 7 thùy, toàn bộ lá phủ lông, đôi khi có đốm bạc ở mặt trên, phiến lá có 3 gân cơ sở, mép lá có răng cưa Hoa đơn tính mọc đơn độc, có đường kính lớn, màu vàng chanh đến cam đậm; ừàng hoa họp, hình chuông phân 5 cánh, lá đài rời hình dùi; hoa đực có cuống dài, nhị 3, chỉ nhị rời, bao phấn thường họp thành một thể xoắn dài; hoa cái có cuống ngắn, bầu dưới 1 ngăn, hình elip, dạng dày, chỉ nhụy 3, núm nhụy hai thùy Quả lớn, hình dạng rất đa dạng như hình càu, hình trứng, hình trụ, khối lượng quả thay đổi lớn thông thường từ khoảng 0,5 kg đến 10 kg, trong một số trường họp ở châu
Mỹ, có giống bí ngô cho quả đạt từ 450 - 900 kg Màu sắc vỏ quả đa dạng, thường màu cam nâu, màu xanh, màu kem, màu vàng , vỏ quả có một màu hoặc có xen màu khác theo kiểu đốm hoặc sọc Các giống trong sản xuất thường được phân nhóm dựa trên hình thái quả Thịt quả có thể màu trắng, màu vàng nhạt đến đậm, hoặc màu cam , số hạt ừên quả nhiều Cuống quả loe hoặc không loe Hạt hình trứng, dẹt, kích thước thay đổi tùy giống, loài,
vỏ hạt màu trắng, màu kem hoặc nâu đôi khi màu sẫm, bề mặt hạt nhẵn hoặc hơi thô ráp Hạt nảy mầm kiểu epigeal (nảy mầm trên mặt đất), thân mầm dài
2 - 3 cm, lá mầm hình elip dài 2 - 4cm [8]
1.2.2 Yêu cầu điều kiên sinh thái
Bí ngô có khả năng thích ứng tương đối rộng, có thể trồng ở những vùng nhiệt đới từ các vùng đất thấp đến độ cao 2000 m, nhiệt độ thích họp từ
18°c - 27°c, ngưỡng nhiệt độ cho ra hoa đậu quả là trên 14°c và dưới 32°c.
Trang 13Loài c maxima chịu được nhiệt độ thấp tốt hơn c moschata nhưng lại không
chịu được nhiệt độ cao, hầu như không phản ứng quang chu kỳ và chịu bóng nhẹ Trong khi c moschata là loài chịu nhiệt nhất trong ba loài, gần như
không hoặc có phản ứng nhẹ với quang chu kỳ, chịu bóng nhẹ c pepo ưa khí
hậu mát mẻ hơn, chịu ngập úng kém, ít thích nghi với vùng nhiệt đới thấp, đặc biệt trong mùa mưa Cả ba loài chịu hạn khá, nhạy cảm với sương giá và ngập úng Chúng không quá khắt khe về đất trồng nhưng ưa đất mùn giàu hữu
cơ và màu mỡ, đất trung tính hoặc hơi acid (pH 5,5 - 6,8), c.pepo trồng được
trên đất có pH 5,6 - 8,0 [8]
1.2.3 Giá trị sử dụng của cây bí ngô
Nói chung các loài thuần của chi Cucurbita được trồng để sử dụng chủ
yếu làm thực phẩm và một số mục đích khác Quả non hoặc già, lá, hoa, và hạt đều có thể làm rau Tuy nhiên với c pepo lá và hoa ít được sử dụng làm
rau hơn so với c maxima và c moschata Quả già ngoài tác dụng là một loại
rau được nấu nướng hàng ngày còn phổ biến được dùng làm bánh bí ngô, làm kẹo và món tráng miệng Quả già bảo quản được lâu (trong vài tuần lễ), nếu cắt lát phơi khô thời gian bảo quản còn được kéo dài lâu hơn nữa Hạt được rang ăn như một dạng quà vặt, hoặc nghiền thành bột làm bánh, trộn salat Dầu thực vật sản xuất từ hạt bí ngô dùng để trộn salat ở Trung Quốc, Mỹ, châu Âu; dùng để đun nấu và thắp sáng ở Ấn Độ Bí ngô cũng được ừồng lấy quả như nguồn thức ăn cho chăn nuôi Tại Mỹ và các nước châu Ầu, bí ngô được trồng làm cảnh trong dịp lễ Halloween (chủ yếu các giống thuộc loài c
pepo) mang lại giá trị kinh tế rất cao Ngoài ra dầu hạt bí ngô được sử dụng
theo cách truyền thống tại một số vùng để chống lở loét ngoài da, hạt dùng để trị nhiễm trùng đường ruột, tẩy giun sán, điều trị tăng huyết áp [8]
Trang 141.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu bí ngô trên Thế giói và Việt Nam
1.3.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu bỉ ngô trên Thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2012, tổng diện tích cây họ bầu bí nói chung trên thế giới vào khoảng 1,79 triệu ha với năng suất trung bình đạt 13,76 tấn/ha, sản lượng đạt 24,6 triệu tấn Châu Á là nơi có diện tích và sản lượng chiếm hơn 50% của thế giới, trong khi châu Âu là nơi đạt năng suất bí ngô cao nhất (24,32 tấn/ ha) Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có diện tích
và sản lượng bí ngô lớn nhất thế giới với diện tích 383.005 ha và 510.000 ha
và sản lượng 7,06 triệu tấn và 4,9 triệu tấn tương ứng (FAOSTAT, 2014) [7]
Trên thế giới, công tác thu thập và đánh giá nguồn gen chi Cucurbita đã
được tiến hành khá quy mô từ sớm Ngân hàng gen cây trồng của Ấn Độ (IGPGR) cho biết, năm 1983 họ đã có bộ sưu tập lớn với 2.640 mẫu nguồn gen, Viện Cây ừồng Liên Bang Nga (VIR) cũng lưu giữ một số lượng tương
tự Ngân hàng gen của Costa Rica có hơn 2.500 mẫu nguồn gen, ngân hàng gen của Mexico có hơn 1000 mẫu nguồn gen Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ kết
họp với các trường đại học đã tiến hành thu thập nguồn gen chi Cucurbita
rộng khắp trên các địa bàn từ Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư, các nước Mỹ La tinh và các nước Nam Mỹ Ngoài ra họ còn trao đổi nguồn gen với nhiều nước ở Châu Phi, Châu Âu, Châu ú c và Châu Á Nguồn gen chi Cucurbita được lưu giữ tại các Ngân hàng gen đã có những đóng góp to lớn trong nhiều lĩnh vực Nổi bật là nguồn vật liệu khởi đầu trong chọn tạo giống bí ngô trên phạm vi toàn càu, tạo ra hàng loạt giống thuần và giống ưu thế lai đáp ứng thị hiếu của thị trường và khả năng chịu hạn, chịu nhiệt, và đặc biệt là chống chịu các loại bệnh ừên cây bầu bí [11]
1.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu bỉ ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bí ngô, bí đỏ hay bí rợ là tên thông dụng để chỉ các loại cây thuộc ba loài được trồng ừọt lâu đời, phổ biến ở khắp các tỉnh thành từ bắc vào nam là c pepo L, c maxima Duch, và c moschata Duch [11] Bí ngô có
Trang 15nhiều ưu điểm, là cây dễ trồng, thích họp với nhiều điều kiện đất đai và có thể trồng quanh năm, đặc biệt chi phí đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, ngoài thu hoạch quả có thể thu ngọn Do vậy, diện tích trồng bí ngô liên tục được mở rộng và đã hình thành một số vùng ừồng tập trung từ vài chục đến vài trăm ha ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Dương, Hà Nội, Bình Phước, Lâm Đồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất ở nhiều vùng miền Tuy nhiên cho tới nay, bí ngô vẫn được coi là cây trồng phụ nên chưa có
số liệu thống kê đầy đủ về cả diện tích, năng suất và sản lượng [2]
Tại Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên thực vật được thành lập năm 1996,
từ đó đã có rất nhiều chuyến thu thập nguồn gen ừong nước và một số ừao đổi nguồn gen với nước ngoài Hiện tại, Ngân hàng gen cây trồng quốc gia
đang lưu giữ khoảng 1000 mẫu giống thuộc chi Cucurbita (nguồn từ Bộ môn Ngân hàng gen-Trung tâm Tài nguyên thực vật) Nguồn gen chi Cucurbita ở
Việt Nam mặc dù chỉ gồm ba loài chính nêu ở trên nhưng khá đa dạng phong phú Tuy nhiên, các công trình công bố về cây bí ngô ở nước ta nhìn chung còn nghèo nàn Gần đây có Nguyễn Văn Dự (2009) [1], đã và đang nghiên cứu tuyển chọn giống bí ngô cho vùng đồng bằng; Nguyễn Mạnh Thắng (2010) [4], bước đàu nghiên cứu tuyển chọn 6 giống bí đỏ đã xác định được 2 giống bí đỏ GM018 và Fl-M315 có năng suất và chất lượng cao phù họp với điều kiện sản xuất vụ thu đông và vụ xuân của tỉnh Thái Nguyên; Lê Thị Thu,
Đỗ Xuân Trường (2014) [5], nghiên cứu “Anh hưởng của tổ họp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống bí đỏ F1-LTP 868 tại Thái Nguyên”; Nguyễn Thị Tâm Phúc (2014) [3], nghiên cứu “Đánh giá đa dạng một số nguồn gen cây bí ngô”, bước đầu cho thấy sự đa dạng đáng kể của nguồn gen
bí đỏ thu thập tại Việt Nam
Như vậy, còn rất nhiều vấn đề về nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng trên cây bí ngô cần được thực hiện trong thời gian tới, mục đích cuối cùng là
Trang 16thúc đẩy sản xuất cây bí ngô, một loại cây rất có tiềm năng phát triển ở nước
ta, góp phần phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững
Trang 17CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm, thòi gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Gồm 10 mẫu giống cây bí ngô có nguồn gốc thu thập tại khu vực miền núi phía Bắc đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Bảng 2.1 Danh sách 10 giống bí ngô sử dụng trong nghiên cứu
2 3630 Bí đỏ gáo Chợ Trào, Phú Lương, Thái Nguyên
6 5363 Nung làng cao Lam Cọt, Tân Yên, Bắc Giang
7 6551 Nhung nghìm Linh Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Trung tâm tài nguyên thực vật, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Vụ đông xuân 10/2015-3/2016
Trang 182.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống bí ngô
- Đánh giá khả năng chống chịu bệnh phấn trắng của các mẫu giống bíngô
- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu giống
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phưomg pháp đang được áp dụng cho đánh giá tập đoàn quĩ gen cây bí ngô tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam Ô thí nghiệm được bố trí tuần tự không nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm 15 m2 (6 m X 2,5 m) Luống trồng rộng 2,5 m, rãnh 0,3 m,
cao luống 0,3 m Gieo ươm cây con trong khay, trồng cây khi cây con đạt 2 -
3 lá thật, trồng 2 hàng nanh sấu trên luống, cây cách cây 75 cm
Địa điểm tiến hành thí nghiệm: Vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
2.3.2 Quy trình gieo trồng và chăm sóc
Lượng phân bón tính cho 1 ha: 25 tấn phân chuồng + 250 kg urê + 450
kg supe lân + 300 kg Kali
Kỹ thuật chăm sóc theo qui trình canh tác bí ngô tập đoàn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật
2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện theo “Biểu mẫu mô tả đánh giá quỹ gen cây bí ngô” của Trung tâm Tài nguyên thực vật Các chỉ tiêu đánh giá
mô tả được thực hiện trên 5 cây hoặc bộ phận của cây
2.3.3.I Đánh giá một số tính trạng về hình thái
Tiến hành đánh giá đa dạng nguồn gen cây bí ngô qua một số tính trạng hình thái:
Trang 19- Các tính trạng đánh giá vào giai đoạn quả đàu tiên phát triển đầy đủ gồm: kích cỡ phiến lá, sự phân thùy của lá, mức độ màu xanh mặt trên của lá, vết đốm bạc trên phiến lá.
+ Kích cỡ phiến lá: nhỏ (điểm 3), trung bình (điểm 5), lớn (điểm 7).+ Sự phân thùy của lá: không có hoặc nông (điểm 3), trung gian (điểm 5), sâu (điểm 7)
+ Mức độ màu xanh mặt trên của lá: nhạt (điểm 3), trung bình (điểm 5), đậm (điểm 7)
+ vết đốm bạc trên phiến lá: không có (điểm 1), có (điểm 9)
- Các tính trạng đánh giá vào giai đoạn quả quả chín sinh lý gồm:
+ Hình dáng tiết diện cuống quả: tròn (điểm 1), góc cạnh trơn (điểm 2), góc cạnh sắc (điểm 3)
+ Kiểu dạng cuống quả: cứng không loe (điểm 1), cứng và loe (điểm 2), không loe lan rộng bởi vết bần cứng (điểm 3), không loe lan rộng bởi vết bàn mềm (điểm 4)
+ Chiều dài quả: ngắn (điểm 3), trung bình (điểm 5), dài (điểm 7)
+ Đường kính quả: nhỏ (điểm 3), trung bình (điểm 5), lớn (điểm 7).+ Vị trí phần rộng nhất của quả: hướng về phía cuống quả (điểm 1), ở giữa (điểm 2), hướng về phía cuống quả (điểm 3)
+ Hình dạng mặt cắt dọc quả: hình bầu dục dẹt rộng (điểm 1), hình bầu dục dẹt trung bình (điểm 2), hình tròn (điểm 3), hình trứng (điểm 4), hình tứ giác (điểm 5), hình thang (điểm 6), hình quả lê (điểm 7), hình chùy (điểm 8), hình trụ (điểm 9)
+ Hình dạng núm quả: nhô lên (điểm 1), phẳng (điểm 2), hơi lõm (điểm 3), lõm vừa (điểm 4), rất lõm (điểm 5)
+ Hình dạng đáy quả: lõm (điểm 1), phẳng (điểm 2), lồi (điểm 3)
+ Sự xuất hiện của khía quả: không có (điểm 1), có (điểm 9)
Trang 20+ Màu chính của vỏ quả: trắng (điểm 1), xám (điểm 2), vàng (điểm 3), xanh xám (điểm 4), xanh (điểm 5), vàng da cam (điểm 6), đỏ (điểm 7), nâu (điểm 8), đen (điểm 9).
+ Độ dày thịt quả: mỏng (điểm 3), trung bình (điểm 5), dày (điểm 7)
2.3.3.2 Đánh giá một số tính trạng nông sinh học
- 80 ngày (điểm 4), 81- 90 ngày (điểm 5), 91 -100 ngày (điểm 6)
- Thời gian từ gieo đến ra hoa cái đầu tiên (ngày): tính số ngày từ gieo đến ra khi cây ra hoa đực đầu tiên, theo dõi 5 cây, tính số ngày trung bình 71
- 80 ngày (điểm 4), 81- 90 ngày (điểm 5), 91 -100 ngày (điểm 6)
- Thời gian sinh trưởng (ngày): tính số ngày từ khi gieo đến thu quả chín cuối cùng
- Khối lượng quả (kg): cân khối lượng của 5 quả, lấy giá trị trung bình
- Khối lượng quả/ô thí nghiệm (kg): cân toàn bộ số quả thu được trên ô thí nghiệm
- Năng suất (tấn/ha): từ khối lượng quả/ô thí nghiệm quy đổi ra năng suất trên ha
- Khả năng chống chịu bệnh phấn trắng: đánh giá theo thang điểm:+ Điểm 0: không có bệnh
+ Điểm 1, nhiễm rất nhẹ: < 5% diện tích lá bị bệnh + Điểm 2, nhiễm nhẹ: 5 - 10% diện tích lá bị bệnh + Điểm 3, nhiễm trung bình: 10-25% diện tích lá bị bệnh + Điểm 4, nhiễm nặng: 25 - 50% diện tích lá bị bệnh + Điểm 5, nhiễm rất nặng: > 50% diện tích lá bị bệnh
Trang 212.3.33 Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng bí ngô
Đánh giá chất lượng bí ngô qua một số chỉ tiêu: độ brix của thịt quả, quan sát màu sắc của thịt quả
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được từ thí nghiệm được xử lý, thống kê bằng chương trìnhExcel