Có thể nhận thấy, vùng ĐBSH&DHĐB là một khu vực trải dài từ Tây sang Đôngvới các miền địa hình khác nhau như rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo…Vùng cũng là nơi có lịch sử kh
Trang 1BÀI TẬP MÔN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM Tuyến điểm du lịch vùng đồng bằng Sông Hồng
và Duyên Hải Đông Bắc
I Khát quát chung:
1 Vị trí địa lý
Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) bao gồm Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình,Nam Định, Thái Bình và Quảng Ninh Vùng ĐBSH&DHĐB tiếp giáp vùng Trung du miền núi Bắc Bộ ở phía Bắc, Tây
và Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ ở phía Tây Nam, vịnh Bắc Bộ ở phía Đông Nam
Có thể nhận thấy, vùng ĐBSH&DHĐB là một khu vực trải dài từ Tây sang Đôngvới các miền địa hình khác nhau như rừng núi, trung du, đồng bằng, biển
và hải đảo…Vùng cũng là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, nôi của nền văn minh lúa nước, tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống, làng Việt cổ đặc trưng… Do đó vùng ĐBSH&DHĐB là khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên du lịch khá toàn diện
2 Đặc điểm tài nguyên
2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Tài nguyên du lịch biển: Vùng ĐBSH&DHĐB có đường bờ biển tương đối
dài với nhiều bãi biển đẹp có thể khai thác cho hoạt động du lịch như bãi biển Trà Cổ,Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Cò 1,2,3, Đồ Sơn (Hải Phòng)Đồng Châu (Thái Bình), Thịnh Long, Giao Lâm (Nam Định) Tuy nhiên các bãi biển có giá trị tắm biển nằm ở khu vực phía Bắc và các đảo như Trà Cổ, Quan Lạn Vịnh Hạ Long có giá trị cảnh quan đặc biệt,
Trang 2nhưng giá trị tắm biển không cao Các bãi biển như Đồ Sơn, Quất Lâm, Thịnh Long…nước đục nên cũng ít có giá trị đối với du lịch tắm biển
Hệ thống đảo ven bờ là những tài nguyên du lịch giá trị Các đảo Cô Tô, Ngọc Vừng, Quan Lạn (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có những bãi tắm đẹp, môi trường trong lành là tài nguyên du lịch tắm biển, thể thao và khám phá
- Tài nguyên du lịch hang động : Trong số rất nhiều hang động đã được phát hiện ở vùng ĐBSH&DHĐB có rất nhiều hang đẹp, rộng có khả năng khai thác phục vụ mục đích du lịch tham quan, nghiên cứu như Tràng an Tam Cốc -Bích Động, Địch Lộng (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Nội); Bồ Nâu, Sửng Sốt (Quảng Ninh).v.v…
- Tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng : Sông,hồ, suối nước nóng, nước khoáng là những tài nguyên du lịch rất phong phú ở vùng ĐBSH&DHĐB Những tài nguyên này được khai thác phục vụ mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và chữa bệnh Điển hình có hồ Đại Lải, Đầm Vạc (Vĩnh Phúc); Đồng Mô, hồ Tây, Quan Sơn, Suối Hai (Hà Nội); Tam Chúc (Hà Nam) v.v…; các suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (QuảngNinh), Tiền Hải (Thái Bình) và các sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- Tài nguyên du lịch thuộc các khu rừng đặc dụng : Vùng ĐBSH&DHĐB
có 32 khu bảo tồn chiếm xấp xỉ 29%, trong đó có 6 vườn quốc gia; 14 khu dự trữ động thực vật và 12 khu rừng văn hóa - môi trường Đặc biệt trên lãnh thổ
có một số khu bảo tồn đất ngập nước có giá trị du lịch cao như Xuân Thủy (Nam Định) và Vân Long (Ninh Bình)
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Là nôi của văn minh sông Hồng vì vậy vùng ĐBSH&DHĐB có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật thể hiện qua các Di tích lịch sử -văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ; Lễ hội -văn hóa dân gian; Ca múa nhạc;
Trang 3Ẩm thực; Làng nghề thủcông truyền thống, làng Việt cổ; Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật; Yếu tố con người và bản sắc văn hóa dân tộc đều gắn liền với các giá trị của văn minh sông Hồng Đây là cơ sở để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch du lịch đặc trưng mang thương hiệu vùng và có sức hấp dẫn khách du lịch cao
- Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ :tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ gắn với các giá trị văn minh sông Hồng
- Lễ hội văn hóa dân gian : Vùng ĐBSH&DHĐB là miền đất của lễ hội Các lễ hội ở vùng gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng nên mang tính khái quát cao, phản ánh sinh động đời sống tâm linh, tư tưởng triết học và bản sắc văn hóa Việt Nam "Đồng bằng sông Hồng là quê hương của hội làng, hội vùng, hội của cả nước; là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội mang nội dung lịch sử - văn hóa ở tầm quốc gia".hội Gióng được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể là tài nguyên du lịch tầm vóc quốc tế, ngoài ra còn các
lễ hội nổi tiếng như chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Lim (Bắc Ninh).v.v
- Ca múa nhạc :Hầu hết các loại dân tại vùng ĐBSH&DHĐB như ngâm thơ, hát ru, hát vè, trống quân, hát đám, quan họ đều rất phổ biến Tuy nhiên,
có giá trị hấp dẫn khách du lịch nhất gồm Ca trù, Quan họ và Chèo
- Làng nghề thủ công truyền thống, làng Việt cổ: Nghề thủ công truyền thống ở vùng ĐBSH&DHĐB có lịch sử phát triển từ lâu đời Có thể nói vùng ĐBSH&DHĐB là nơi xuất phát các nghề thủ công truyền thống trong cả nước, tiêu biểu là vùng Hà Nội xưa Ngạn ngữ có câu "khéo tay hay nghề, đất lề kẻ chợ'' là để ca ngợi tài hoa của người xứ Kinh kỳ Nhiều phường nghề, làng nghề nổi tiếng từ xưa của vùng trải qua thăng trầm của thời gian vẫn còn phát triển cho tới ngày nay như đúc đồng, khảm trai, chạm bạc, sơn mài Các làng nghề tiêu biêu có giá trị khai thác du lịch như dệt lụa
Trang 4tơ tằm Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), mộc Bích Chu, rèn Lý Nhân (Vĩnh Phúc), mộc Tiên Sơn, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), dệt cói Kim Sơn (Ninh Bình), tương Bần (Hưng Yên), gốm Chu Đậu (Hải Dương), đúc đồng La Xuyên (Nam Định), chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình) và một số làng chài ở Hải Phòng, Quảng Ninh Có thể nói các sản phẩm thủ công truyền thống ở vùng ĐBSH&DHĐB là một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo cần được đầu tư nghiên cứu và phát triển
- Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật : Ở Thủ đô Hà Nội có những bảo tàng thuộc loại lớn nhất nước: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Địa chất, Bảo tàng Dân tộc học, Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Khách du lịch đặc biệt là khách nội địa khi đến Hà Nội thường không quên đến thăm khu lưu niệm về Bác Hồ, một quần thể gồm Lăng, nơi ở và làm việc của Người và Bảo tàng Ngoài ý nghĩa là một khu di tích lịch sử có tầm quan trọng bậc nhất, đây còn là một quần thể kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của Thủ đô
2.3 Hệ thống giao thông
Đường bộ:Các tuyến quốc lộ đều chủ yếu được bắt đầu từ thủ đô Hà Nội
nối với các trung tâm hành chính của các tỉnh trong vùng Ngoài ra, hệ thống đường tỉnh, đường huyện đi hầu hết các điểm dân cư trên địa bàn tạo nên mật độ giao thông dày đặc: QL 1A, 5A , 18, 21, 32
Đường sắt:từ Hà Nội có các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và
đi ra cảng Hải Phòng
Đường hàng không: Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội)
Đường thủy: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen
đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì; bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại Cảng Hải Phòng là cảng lớn thứ hai trong cả nước, sau cảng Sài Gòn Mạng lưới sông ngòi khá dày, gồm các dòng sông lớn như: sông Hồng, sông Thái Bình
II Các tiểu vùng du lịch
Trang 51 Tiểu vùng du lịch Trung tâm
Tiểu vùng du lịch Trung tâm với đại bộ phận diện tích là đồng bằng và đồi núi có địa hình thấp Một phần lãnh thổ phía Tây Vĩnh Phúc, Hà Nội là vùng núi trung bình có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m Khu vực phía Đông là trung tâm của vùng châu thổ sông Hồng với địa hình bằng phẳng, sông ngòi chằng chịt, những cánh đồng phì nhiêu Địa hình đa dạng đã tạo nên nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên phong phú Tiểu vùng cũng là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, nôi của nền văn minh lúa nước, tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống đặc sắc…với trung tâm quốc gia là Thủ đô Hà Nội
Tiểu vùng là nơi có 3 Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới: Hoàng Thành Thăng Long, Ca trù và Quan họ Bắc Ninh là những tài nguyên du lịch đặc biệt giá trị được thế giới vinh danh
- Vùng có 5 KDL quốc gia:
+ Khu du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam; tăng cường tình đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, giáo dục lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước của công dân Việt Nam; tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và trao đổi văn hóa với các dân tộc trên thế giới; phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch và nghiên cứu của nhân dân trong nước và du khách quốc tế
Xây dựng một trung tâm du lịch, dịch vụ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí có quy mô lớn, đồng bộ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khai thác các lợi thế sẵn có
về tài nguyên văn hóa, thiên nhiên tạo động lực cho sự phát triển bền vững Các khu chức năng:
► Khu các làng dân tộc: Diện tích 198,61ha, có đồi cao, thung lũng, mặt nước, thể hiện sự phân bố các làng dân tộc trải rộng trên mọi miền đất nước
Trang 6► Khu Trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí: Diện tích 125,22 ha, nằm ở trung tâm của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, kết nối với cổng chính và các khu chức năng Đây là một trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí hiện đại, đa chức năng nhưng mang đậm nét văn hóa dân tộc
► Khu Di sản văn hóa Thế giới: Diện tích 46,5 ha Đây là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao quy mô lớn
► Khu Công viên bến thuyền: Diện tích 341,53 ha gồm 310,04 ha mặt nước hồ Đồng Mô và 31,49 ha đất có mặt nước Đây là khu vực dịch vụ du lịch gắn với mặt nước hồ Đồng Mô và cổng B của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
► Khu Cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô: Diện tích 600,9 ha Đây là không gian cảnh quan, mặt nước hồ Đồng Mô có sử dụng khai thác phát triển một số hoạt động du lịch sinh thái phù hợp, đảm bảo môi trường và phát triển du lịch bền vững
►Khu Dịch vụ du lịch tổng hợp: Diện tích 138,89 ha Là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao có quy mô lớn để khai thác có hiệu quả không gian cảnh quan tự nhiên
► Khu Quản lý điều hành văn phòng: Diện tích 78,5 ha, bao gồm: Khu văn phòng, quản lý điều hành trung tâm, Khu nhà công vụ của cán bộ nhân viên, Nơi
ăn ở của đồng bào các dân tộc trong cả nước tới tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Nơi đón tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước tới tham quan
+ Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai (Hà Nội).
Cách Hà Nội khoảng 60 km về phía tây, Suối Hai nằm dưới chân núi Ba Vì được tạo bởi hệ thống đập chính và phụ dài 4 km để giữ nước từ hai suối chính Yên Cư và Cầu Rồng chảy từ trên núi xuống Đây cũng là nguồn nước tưới cho trên 7.000 ha, dài 7 km, rộng 4 km, lượng nước chứa trong hồ khoảng 45 triệu m3
Trang 7Trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ, với diện tích khoảng 90 ha Bạn có thể thăm thú nơi này bằng thuyền nhỏ du ngoạn trên hồ Trên các đảo và ven hồ, trồng nhiều cây xanh và vườn cây ăn trái Nhiều loại chim đến đây sinh sống như chim le le, vịt trời, ngỗng trời, mòng két, sâm cầm, giang, sếu Chúng sinh sống trên mặt nước làm khung cảnh thiên nhiên thêm phong phú
+Khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
Khu du lịch Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc bộ rộng lớn Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình là 18oC – 25oC Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27oC – 38oC thì Tam Đảo là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày
+ Tháp truyền hình: Nằm trên đỉnh Thiên Thị có độ cao 1.375 m Ðường đi lên tuy vất vả nhưng lãng mạn, nên thơ Dọc đường lên là hoa phong lan, hoa cúc quỳ và các loài hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ, mầu sắc rực rỡ Ở nơi đây nhiều loại bướm đủ mầu rập rờn trên hoa lá, đậu, bay theo du khách như các sứ giả đón khách ghé thăm Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời, đất, gió, mây Sau khi leo bộ lên gần 1.400 bậc đá đứng trên đỉnh Thiên Thị, và đứng dưới chân ngọn tháp truyền hình cao hơn 100 m, với cảm giác của một người vừa chinh phục đỉnh cao, hít một hơi căng đầy lồng ngực luồng không khí trong lành của Tam Ðảo, ta chợt thấy lòng mình thật thanh thản
+ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn: Nếu vì thời gian eo hẹp, không thể leo lên được đỉnh Thiên Thị, bạn hãy leo gần 200 bậc đá đến Ðền Bà chúa Thượng Ngàn Ngôi đền là nơi lưu giữ một truyền thuyết đẹp Với khung cảnh mộng mơ của thị trấn miền mây trắng vẫn còn nguyên vẹn
+ Thác Bạc: Từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải theo lối mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng Một dòng suối nhỏ từ
Trang 8trên cao 50 m ào ào tuôn nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa
Nước trong và mát lạ thường, đôi chân trần của du khách cứ thoải mái đùa nghịch với nước Thanh niên nam nữ tụ hội quây quần dưới thác, còn các bậc trung niên cũng không thể cưỡng nổi sức hút của thác Bạc Con đường lên xuống thác không quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng Du khách mặc dù mệt nhoài nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì vừa chinh phục được đoạn đường gian khổ
+ Đỉnh Rùng Rình: nếu thích mạo hiểm, bạn hãy đi xa chút nữa tới đỉnh Rùng Rình, ở đây cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to mấy người ôm phủ đầy hoa phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời Xa hơn nữa là Tam Ðảo 2, nơi mà vào thời Pháp cũng là điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, mang vẻ đẹp hoang dã, cô liêu nhưng nay do khó khăn
về giao thông, nên còn chưa được khai thác
+ Nhà thờ cổ Tam Đảo: Được xây dựng vào năm 1937, giáo xứ nơi đây đã xây dựng ngôi thánh đường hiện nay theo lối kiến trúc Pháp với chiều dài 26m, rộng 11m Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” đã làm cho toàn bộ những ngôi biệt thự tại Tam Đảo bị phá hủy hoàn toàn, nhà thờ là công trình kiến trúc duy nhất được bảo toàn
Đây là một điểm tham quan khá lý thú, đứng trên nhà thờ cổ bạn cũng có thể nhìn thấy toàn cảnh thiên nhiên Tam đảo rất mộng mơ Bạn có thể chụp ảnh lưu niệm với bạn bè và người thân của mình Rất nhiều cặp tình nhân chọn nơi này làm nơi chụp ảnh cưới cho mình
+ Chơi golf: Dịch vụ sân Golf Tam Đảo tiêu chuẩn quốc tế, có diện tích
136 ha bao gồm: khu sân tập, bãi tập chíp bóng có bẫy cát và hàng loạt bẫy gạt bóng bao quanh Trên 100 xe golf, và đội ngũ 200 nhân viên điều hành golf chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ du khách
+Khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam).
Trang 9Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao thuộc địa phận xã Ba Sao huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội 70 km, nằm ngay trên tuyến quốc lộ 21,
ở vị trí trung tâm tuyến du lịch Duyên hải Bắc Bộ - Tây Bắc; kề cận với các khu
du lịch Chùa Hương (Hà Nội), Tràng An, Bái Đính, Cúc Phương (Ninh Bình), Chùa Tiên (Hòa Bình)
Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao, du khách còn có thể kết hợp tham quan nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong vùng như: chùa Bà Đanh – núi Ngọc, đền Trúc – Ngũ Động Sơn, Bát Cảnh Sơn, chùa Thi, động Thủy… Không chỉ thế, khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao còn là điểm nối giữa khu du lịch chùa Hương với khu du lịch Vân Long, Hoa Lư, Tam Cốc Bích Động… (Ninh Bình), tạo thành tuyến du lịch hấp dẫn, có thể thu hút du khách lưu lại nhiều ngày để thưởng ngoạn quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước Ngoài ra, tỉnh Hà Nam đã xác định quy hoạch đầu tư hạ tầng kết nối khu
du lịch Tam Chúc - Ba Sao với chùa Bái Đính, chùa Hương; phối hợp với Hà Nội đầu tư tuyến du lịch nối Ba Sao, qua chùa Hương với Mỹ Đình và xây dựng
hệ thống giao thông đối ngoại để tạo sự phong phú đa dạng của một quần thể du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế
+Khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương)
huộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc
- 4 điểm Du lịch quốc gia:
+Điểm du lịch Hoàng thành Thăng Long gắn với Quần thể các di tích nội thành Hà Nội(Văn Miếu, Cổ Loa, di tích phố cổ, Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc
Trang 10Sơn, Đền Quán Thánh, Đền Hai Bà Trưng, Hồ Tây, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc, Chùa Bộc, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Phụ nữa, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh ) : Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa, di tích, phố cổ kết hợp
ẩm thực
+Điểm du lịch thành phố Bắc Ninh và phụ cận
+ Điểm du lịch Chùa Hương (Hà Nội):
+ Điểm du lịch Phố Hiến (Hưng Yên
- Các khu, điểm du lịch địa phương:
+ Khu du lịch Sóc Sơn (Hà Nội): Du lịch văn hóa, lễ hội
+ Khu du lịch Đại Lải (Vĩnh Phúc): Du lịch sinh thái hồ
+ Khu du lịch An Dương-đảo cò Chi Lăng Nam (Hải Dương): Du lịch sinh thái
2 Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc
Tiểu vùng có vị trí thuận lợi trong giao lưu về đường thủy, đường bộ và đường không trong nước và quốc tế là cửa ngõ Đông Bắc của du lịch Việt Nam với cửa khẩu quốc tế đường bộ (Móng Cái) và các cửa khẩu đường biển (Quảng Ninh, Hải Phòng), vì vậy đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển du lịch vùng nói riêng và cả nước nói chung
- 3 khu du lịch quốc gia
+ Khu du lịch Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng): Du lịch nghỉ dưỡng
biển, tham quan thắng cảnh, khám phá biển, đảo
+ Khu du lịch Vân Đồn (Quảng Ninh): Du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh, khám phá biển, đảo
+ Khu du lịch Trà Cổ (Quảng Ninh): Du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh, khám phá biển, đảo kết hợp thương mại cửa khẩu biên giới
- 1 điểm Du lịch quốc gia: Điểm du lịch Yên Tử (Quảng Ninh): Du lịch văn hóa lễ hội tâm linh kết hợp cảnh quan